Luận án Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài

1.2. Các công trình khoa học ở trong nước

1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và

những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu

Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

– NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Giáo dục trung học phổ thông, trường trung học phổ thông công

lập và đội ngũ hiệu trưởng của trường ở các tỉnh đồng bằng

sông Hồng

2.2. Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công

lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng – khái niệm, tiêu chí đánh giá

Chương 3: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG

SÔNG HỒNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN

NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học

phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ năm

2006 đến nay

3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN

NĂM 2025

4.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng nâng cao chất lượng

đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các

tỉnh đồng bằng sông Hồng đến năm 2025

4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng

trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông

Hồng đến năm 2025

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1 66

12

21

24

24

50

63

63

92

105

105

113

144

147

149

161

pdf199 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu trưởng trường THPT công lập các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có trình độ sơ cấp lý luận chính trị là 30/159, chiếm 18,9%, trình độ cao cấp lý luận chính trị là 31/159, chiếm 19,5% [Phụ lục 7]. Đến năm học 2014-2015, hiệu trưởng trường THPT công lập ở 9 tỉnh thuộc ĐBSH có trình độ cao cấp lý luận chính trị là 34/243, chiếm tỷ lệ 14%; hiệu trưởng trong cả nước có trình độ cao cấp lý luận là 394/1742, chiếm 22,6%; hiệu trưởng trường THPT công lập ở vùng đồng bằng sông 86 Cửu Long có trình độ cao cấp lý luận chính trị là 66/309, chiếm tỷ lệ 21,4% [Phụ lục 8]. Như vậy, hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH năm 2008-2009 có trình độ sơ cấp lý luận chiếm tỷ lệ cao hơn so với ĐNHT trường THPT công lập trong cả nước và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH có trình độ cao cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ thấp hơn so với ĐNHT trường THPT công lập trong cả nước và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm học 2014-2015, tỷ lệ trình độ sơ cấp trong ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh vùng ĐBSH có giảm xuống, nhưng trình độ cao cấp lý luận cũng giảm từ 18,8% năm học 2008-2009, xuống 14% [Phụ lục 8]. Trình độ quản lý giáo dục Theo thống kê của Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, năm học 2008-2009, hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH có trình độ quản lý giáo dục từ Bồi dưỡng quản lý giáo dục trở lên là 64/85, chiếm tỷ lệ 75,3%; ĐNHT trường THPT trong các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 123/159 hiệu trưởng, chiếm tỷ lệ 77,4% có trình độ quản lý giáo dục từ Bồi dưỡng quản lý giáo dục trở lên [Phụ lục 7]. Đến năm học 2014-2015, hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH có trình độ quản lý giáo dục từ Bồi dưỡng quản lý giáo dục trở lên là 174/243, chiếm tỷ lệ 71,6%; ĐNHT trường THPT trong các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 249/309 hiệu trưởng, chiếm tỷ lệ 80,6% có trình độ quản lý giáo dục từ Bồi dưỡng quản lý giáo dục trở lên [Phụ lục 8]. Như vậy, tỷ lệ hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH có trình độ quản lý giáo dục từ Bồi dưỡng quản lý giáo dục trở lên thấp hơn các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sử dụng ngoại ngữ, sử dụng tiếng dân tộc thiểu số Sử dụng ngoại ngữ: 87 Theo khảo sát, thống kê của Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, năm học 2008-2009, ĐNHT trường THPT thuộc các tỉnh vùng ĐBSH có 19/85 hiệu trưởng sử dụng được 1 ngoại ngữ trở lên, chiếm tỷ lệ 22,4%; ĐNHT trường THPT trong cả nước có 346/858 hiệu trưởng sử dụng được 1 ngoại ngữ trở lên, chiếm tỷ lệ 40,3%; ĐNHT trường THPT trong các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có 95/160 hiệu trưởng sử dụng được 1 ngoại ngữ trở lên, chiếm tỷ lệ 59,4% [Phụ lục 7]. Đến năm học 2014-2015, ĐNHT trường THPT thuộc các tỉnh vùng ĐBSH có 123/243 hiệu trưởng sử dụng được 1 ngoại ngữ trở lên, chiếm tỷ lệ 22,4%; ĐNHT trường THPT trong cả nước có 899/1742 hiệu trưởng sử dụng được 1 ngoại ngữ trở lên, chiếm tỷ lệ 51,6%; ĐNHT trường THPT trong các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có 283/416 hiệu trưởng sử dụng được 1 ngoại ngữ trở lên, chiếm tỷ lệ 68,0% [Phụ lục 8]. Các số liệu trên cho thấy, năm học 2008-2009, hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH sử dụng được một ngoại ngữ trở lên có tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ trong cả nước và chưa bằng một nửa của vùng Bắc Trung Bộ. Đến năm học 2014-2015 tỷ lệ này của vùng ĐBSH đã được tăng lên, nhưng vẫn còn thấp hơn so với tỷ lệ bình quân của cả nước và vùng Bắc Trung Bộ. Sử dụng tiếng dân tộc thiểu số: Theo tổng hợp, thống kê của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, năm học 2008-2009, ĐNHT trường THPT thuộc các tỉnh vùng ĐBSH có 1/85 hiệu trưởng sử dụng được một tiếng dân tộc trở lên, chiếm tỷ lệ 1,2%; ĐNHT trường THPT trong cả nước có 49/858 hiệu trưởng sử dụng được một tiếng dân tộc trở lên, chiếm tỷ lệ 5,7% và ĐNHT trường THPT thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long có 4/159 hiệu trưởng sử dụng được một tiếng dân tộc trở lên, chiếm tỷ lệ 2,5% [Phụ lục 7]. Đến năm học 2014-2015, ĐNHT trường THPT thuộc các tỉnh vùng ĐBSH có 1/243 hiệu trưởng sử dụng được một tiếng dân tộc trở lên, chiếm tỷ lệ 0,4%; ĐNHT trường THPT trong cả nước có 96/1742 hiệu trưởng sử dụng được 88 một tiếng dân tộc trở lên, chiếm tỷ lệ 5,5% và ĐNHT trường THPT ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có 4/309 hiệu trưởng sử dụng được một tiếng dân tộc trở lên, chiếm tỷ lệ 1,3% [Phụ lục 8]. Qua số liệu trên cho thấy, năm học 2008-2009, hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH sử dụng được một tiếng dân tộc trở lên có tỉ lệ thấp hơn so với tỉ lệ trong cả nước và thấp hơn cả các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm học 2014-2015 tỷ lệ này của vùng ĐBSH không những không tăng lên mà còn giảm đi, tỉ lệ này thấp hơn tỷ lệ của cả nước và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năng lực lãnh đạo, quản lý Trong ĐNHT trường THPT công lập ở ĐBSH, vẫn còn một số hiệu trưởng hạn chế về trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường do mình phụ trách; lúng túng trong xử lý những vấn đề mới phát sinh; khả năng định hướng, dẫn dắt hoạt động của nhà trường do mình đứng đầu còn nhiều hạn chế; huy động các đoàn thể trong trường vào hoạt động chuyên môn còn yếu, các phong trào còn trầm lắng, chưa sôi nổi. Tầm nhìn chiến lược, tư duy sáng tạo của một số hiệu trưởng còn hạn chế. Một số hiệu trưởng không biết kết hợp giữa phát huy dân chủ với tăng cường kỷ cương, chấp hành pháp luật, giữa dân chủ với quyết đoán. Năm học 2015-2016, Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình đã nhận xét “Nhiều nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Giáo viên không cập nhật các văn bản mới, chưa nắm vững các quy định nên còn đơn thư vượt cấp, thắc mắc không đúng quy định” [76, tr. 9]. Tỉnh ủy Hưng Yên đánh giá: "So với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều yếu kém, bất cập. Số cán bộ tinh thông nghiệp vụ, tâm huyết với nghề chưa nhiều. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý có năng lực điều hành yếu, chưa thể hiện rõ vị trí, vai trò của người đứng đầu” [96, tr. 3]. Năm học 2014-2015, Sở Giáo dục - Đào tạo Hải 89 Dương đánh giá hạn chế của một số cán bộ quản lý: “Năng lực quản lý, điều hành của một số cán bộ quản lý giáo dục còn yếu, không đảm bảo dân chủ, kỷ cương, nhất là trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý nhân sự tài chính tại cơ sở” [66, tr. 12]. Qua kết quả thăm dò ý kiến của 498 cán bộ, đảng viên và nhân dân ở một số tỉnh ĐBSH về năng lực của ĐNHT trường THPT công lập hiện nay, cho thấy: Năng lực công tác Đảng, đoàn thể vẫn còn xếp loại ở mức hạn chế chiếm 6,02%. Uy tín với cán bộ cấp dưới và giáo viên xếp loại ở mức hạn chế chiếm 1,00%. Uy tín với nhân dân, phụ huynh và học sinh xếp loại ở mức hạn chế chiếm 7,23%. Khả năng đoàn kết, tập hợp lực lượng xếp loại hạn chế chiếm 4,02%. Khả năng phát triển xếp loại hạn chế còn chiếm 1,20% [Phụ lục 21b, câu 2]. 3.1.2.3. Về ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách, lề lối làm việc * Ý thức tổ chức kỷ luật Trong ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH vẫn còn một bộ phận hiệu trưởng ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, thể hiện qua việc chưa chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương, quy chế làm việc của ban giám hiệu. Biểu hiện như: Đi làm muộn, về sớm; quản lý cán bộ, giáo viên lỏng lẻo dẫn đến giáo viên vi phạm pháp luật mới biết; quản lý nhà trường thông qua báo cáo của cấp dưới; lạm dụng quyền hạn tổ chức dạy thêm tràn lan, thu, chi không đúng quy định; chuyên quyền, độc đoán, không thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; không công khai tài chính của trường; thực hiện họp giao ban, họp hội đồng, họp chuyên môn tuỳ tiện, vi phạm điều lệ trường phổ thông. Năm học 2014-2015, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Ninh đánh giá hạn chế trong ngành giáo dục: “Vẫn còn có hiện tượng nhà giáo vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến mức phải xử lý kỉ luật” [74, tr. 9]. Năm học 2014-2015, Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương đánh giá hạn chế của ngành giáo dục: “Công tác quản lý giáo dục và đào tạo còn có mặt hạn chế, 90 tình trạng dạy thêm ở tiểu học, dạy thêm, học thêm, thu góp không đúng quy định còn xảy ra ở một số cơ sở [66, tr. 12]. * Phong cách, lề lối làm việc Khảo sát một số trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH cho thấy, một bộ phận hiệu trưởng còn thụ động, lúng túng chưa xây dựng được một phong cách làm việc phù hợp. Trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý còn có mặt hạn chế, nên một số hiệu trưởng còn thiếu chủ động, sáng tạo trong giải quyết công việc, chưa đề cao trách nhiệm cá nhân, làm việc còn dựa vào tập thể và cấp trên, thiếu quyết đoán trong xử lý công việc. Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, một số hiệu trưởng còn có biểu hiện thiếu sâu sát, ít gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với cán bộ, giáo viên, nhân viên dưới quyền; làm việc chủ yếu thông qua nghe báo cáo, ít kiểm tra, đôn đốc và trực tiếp hướng dẫn cấp dưới thuộc quyền quản lý của mình làm việc hiệu quả từ đó dẫn đến không nắm chắc tình hình nhà trường, nơi mình phụ trách. Có những hiệu trưởng kiêm chức bí thư chi bộ đảng trong trường, soạn thảo nội dung họp hội đồng và sinh hoạt chi bộ trùng lặp nhau. Trong ĐNHT trường THPT công lập vẫn còn một số hiệu trưởng “nói nhiều, làm ít” hoặc “hứa suông”; chưa thực sự nhúng tay vào việc để dìu dắt cấp dưới. Một số hiệu trưởng còn thiếu công tâm, khách quan, chưa nhất quán giữa lời nói với việc làm. Tính khoa học, tính kế hoạch chưa cao trong phong cách làm việc của một số hiệu trưởng, khả năng vận động, thuyết phục quần chúng có mặt còn hạn chế. Có hiệu trưởng còn biểu hiện bao biện, làm thay cả phó hiệu trưởng, tổ trưởng, song cũng có hiệu trưởng còn làm chưa hết chức trách nhiệm vụ của mình. Dẫn tới trong một số trường đã nảy sinh mâu thuẫn, năm học 2015 - 2016, Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình đã đánh giá “có đơn vị mâu thuẫn trong nội bộ nhà trường trở nên bức xúc dẫn tới hành vi “lệch chuẩn” trong ứng xử sư phạm trong giáo dục” [76, tr. 9]. Công tác tham mưu với sở GD - ĐT, chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia Đây là một trong những 91 hạn chế về chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH trong những năm qua. Năm học 2014-2015, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Ninh đánh giá hạn chế trong ngành giáo dục: “Tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học tuy đã có nhiều cố gắng nhưng còn chậm so với kế hoạch do khó khăn về nguồn vốn đầu tư...” [74, tr. 9]. Qua khảo sát thực tiễn và đánh giá của các cấp uỷ đảng các tỉnh ĐBSH, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chất lượng ĐNCB trong đó có ĐNHT trường THPT công lập chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ hiện tại và còn nhiều bất cập, yếu kém so với yêu cầu của những năm tới... Qua kết quả thăm dò ý kiến của 498 cán bộ, đảng viên và nhân dân ở một số tỉnh ĐBSH về ý thức kỷ luật, phong cách lề lối làm việc của ĐNHT trường THPT công lập hiện nay, cho thấy: tính tiền phong gương mẫu xếp loại ở mức hạn chế vẫn còn 6,22%; tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm xếp loại ở mức hạn chế 7,23%; đấu tranh chống các tiêu cực trong trường xếp loại hạn chế chiếm 15,6% [Phụ lục 21b, câu 2]. 3.1.2.4. Về kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao Một số hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động giáo dục ở đơn vị mình phụ trách chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới theo Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ; việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường còn nhiều hạn chế, ở một số trường hiệu trưởng chỉ đạo thiên về dạy chữ lập thành tích trong các cuộc thi, quên lãng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, đó là nguyên nhân chính làm cho bạo lực học đường chưa được ngăn chặn kịp thời, ở một số nơi còn xảy ra hậu quả nặng nề. Năm học 2014-2015, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hải Dương đánh giá hạn chế của ngành giáo dục “hiệu quả giáo dục pháp luật, tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh chưa cao; bạo lực học đường, tình trạng học sinh bị xử lý luật còn xảy ra ở một số cơ sở giáo dục” [66, tr. 13]. 92 Những hiện tượng tiêu cực trong lạm thu, trong dạy thêm, học thêm chưa được khắc phục triệt để. Có cơ sở giáo dục thực hiện chưa tốt chủ trương: Kỷ cương nghiêm - Chất lượng thực; xuất hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục trên cùng địa bàn. Năm học 2011-2012, Sở Giáo dục - Đào tạo Ninh Bình đánh giá giáo dục phổ thông: “Việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục kỹ năng sống vẫn còn hạn chế; việc dạy thêm, học thêm chưa được quản lý chặt chẽ. Chất lượng giáo dục toàn diện tuy có chuyển biến tích cực nhưng còn thấp so với bình quân chung của khu vực ĐBSH’’ [70, tr. 9]. Qua kết quả thăm dò ý kiến của 498 cán bộ, đảng viên và nhân dân ở một số tỉnh ĐBSH về kết quả hoàn thành nhiệm vụ của ĐNHT trường THPT công lập hiện nay, cho thấy: kết quả hoàn thành nhiệm xếp loại hạn chế còn chiếm 7,03% [Phụ lục 21b, câu 2]. 3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT 3.2.1. Nguyên nhân 3.2.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm Một là, thành tựu công cuộc đổi mới, xây dựng chỉnh đốn Đảng, nhất là thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, về xây dựng Đảng đã cổ vũ động viên các cấp uỷ tăng cường công tác cán bộ, ĐNHT vươn lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu, giữ vai trò định hướng, chỉ đạo toàn bộ hoạt động xây dựng ĐNCB nói chung và xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNHT nói riêng. Cùng với những quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng về công tác cán bộ, những năm qua, công cuộc đổi mới đất nước và sự nghiệp phát triển vùng ĐBSH tiếp tục thu được những thành tựu to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử, đã tạo nên một diện mạo mới, một vị thế mới của nước ta trên trường quốc tế, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của các tầng lớp nhân dân được nâng lên, văn hóa - xã hội và GD - ĐT được quan tâm, nhất là kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về xây dựng Đảng là nguồn cổ vũ động viên to lớn các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên tích cực tham gia vào 93 xây dựng đội ngũ và nâng cao chất lượng ĐNCB nói chung, ĐNHT trường THPT nói riêng. Hai là, Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, các nghị quyết chuyên đề, các quy định, hướng dẫn về công tác cán bộ, quan điểm, nghị quyết của Đảng về GD - ĐT nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng được ban hành kịp thời, cụ thể. Từ khi ra đời đến nay, Đảng luôn quan tâm đến công tác cán bộ và sự nghiệp GD - ĐT, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Đảng càng chú trọng, quan tâm xây dựng ĐNCB, đề ra các quan điểm, giải pháp lớn về đổi mới cán bộ, công tác cán bộ và đổi mới GD - ĐT. Đảng đã xây dựng Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, qua 10 năm thực hiện, Đảng đã tổng kết việc thực hiện Chiến lược này, bổ sung những nội dung mới. Đảng còn ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25-01-2002 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; kết luận số 24-KL/TW ngày 05-6-2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo; quy chế đánh giá cán bộ, công chức theo Quyết định số 286-QĐ/TW, ngày 8/02/2010 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IV); Nghị quyết số 04-NQ/HNTW (khóa VII); Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII về định hướng Chiến lược phát triển GD - ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT; các quan điểm của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ, về GD - ĐT thể hiện trong Văn kiện Đại hội X, XI, XII... Trong các văn kiện, nghị quyết trên đưa ra những quan điểm, giải pháp, như: bảo đảm số lượng; cơ cấu; phẩm chất; năng lực; quy hoạch; luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; quản lý; kiểm tra, giám sát cán bộ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý... Đây là cơ sở rất quan trọng để các tỉnh ủy ở ĐBSH cụ thể hóa, lãnh đạo tổ chức thực hiện, làm cho chất lượng ĐNCB trong đó có 94 ĐNHT trường THPT công lập ngày càng được nâng cao đáp ứng thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Ba là, các ban ngành, đoàn thể tỉnh, phần rất lớn cấp ủy, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở các huyện, thị xã, thành phố tích cực tham gia nâng cao chất lượng ĐNHT. Các ban ngành, đoàn thể tỉnh, phần rất lớn cấp uỷ, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở các trường, huyện, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh ĐBSH đã nhận thức rõ về trách nhiệm của mình trong nâng cao chất lượng ĐNCB lãnh đạo, quản lý nói chung và nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập nói riêng nên đã ra sức phấn đấu góp phần thực hiện nhiệm vụ này theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Quan điểm của Đảng là: Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một hướng chính của đầu tư phát triển... Để GD - ĐT phát triển cần phải xây dựng được đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục có chất lượng cao. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tỉnh uỷ, các ban ngành, đoàn thể tỉnh, cấp uỷ, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở các trường, huyện, thị xã, thành phố đã tích cực thể hiện rõ vai trò của mình trong tham gia nâng cao chất lượng ĐNHT. Vai trò ấy được thể hiện: tạo điều kiện thuận lợi cho hiệu trưởng trường THPT công lập hoàn thành nhiệm vụ và trưởng thành; kiểm tra, giám sát hoạt động của họ; thực hiện nghiêm và có hiệu quả chủ trương của Đảng về bỏ phiếu tín nhiệm của cấp uỷ với các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong trường. Bốn là, các cấp uỷ sở GD - ĐT tỉnh dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của ban thường vụ tỉnh uỷ ở các tỉnh ĐBSH trong công tác cán bộ ngành GD - ĐT và nâng cao chất lượng ĐNHT. Trên cơ sở quan điểm, giải pháp của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của ban thường vụ tỉnh ủy, các 95 đảng ủy sở GD - ĐT đã cụ thể hóa đối với ĐNCB lãnh đạo, quản lý giáo dục nói chung, hiệu trưởng trường THPT công lập nói riêng của tỉnh. Đồng thời, các đảng uỷ sở GD - ĐT đã coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc phối hợp thực hiện các khâu: cụ thể hóa tiêu chuẩn, tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, đánh giá, bổ nhiệm hiệu trưởng. Nhờ đó, chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH từng bước được nâng lên. Năm là, đa số hiệu trưởng trường THPT công lập chủ động tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao chất lượng bản thân đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao. Cùng với sự quan tâm giáo dục, rèn luyện tổ chức, sự tích cực chủ động phấn đấu vươn lên trong tự học tập, rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phẩm chất, năng lực và phong cách làm việc của ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH chính là một trong những nguyên nhân cơ bản, trực tiếp quyết định đến chất lượng của chính đội ngũ này trong những năm qua. Thực tế cho thấy, chất lượng ĐNCB nói chung và chất lượng ĐNHT nói riêng không phải tự nhiên có, mà trước hết đó là kết quả của quá trình phấn đấu, rèn luyện công phu, bền bỉ của từng hiệu trưởng và cả ĐNHT. Nhận thức đúng về vấn đề nêu trên, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của các tỉnh ủy và các cơ quan chức năng, đa số hiệu trưởng trường THPT công lập đã xác định động cơ, đề cao trách nhiệm, tích cực chủ động phấn đấu, học tập, rèn luyện mọi lúc, mọi nơi, trong mọi điều kiện hoàn cảnh, mọi nội dung, hình thức, biện pháp tự học tập, tự bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao trình độ, phẩm chất, năng lực, xây dựng phong cách làm việc đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của tình hình nhiệm vụ. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản quyết định đến việc nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH trong thời gian qua. 3.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém Thứ nhất, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, những hạn chế của 96 công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tiêu cực ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và trong ngành GD - ĐT đã tác động đáng kể đến việc nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước và đã thu được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó đã tạo ra không ít những khó khăn, tiêu cực như: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp” [23, tr. 173] đã tác động trực tiếp tới nhận thức, tư tưởng, thái độ trách nhiệm, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có ĐNHT trường THPT công lập và quần chúng nhân dân. Các thế lực thù địch tìm mọi cách phá hoại đất nước ta, chúng lợi dụng mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế để đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”, làm biến đổi định hướng giá trị trong xã hội theo hướng tăng thêm tính thực dụng trong nhiều hành vi, quan hệ xã hội; thúc đẩy sự gia tăng lối sống thực dụng, vụ lợi, tính toán thiệt hơn, vun vén lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích tập thể, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, thủ tiêu tự phê bình và phê bình, cơ hội, xu nịnh cấp trên để mưu cầu danh lợi địa vị xã hội. Những vấn đề nêu trên đã có tác động tiêu cực đến nhận thức tư tưởng của cả chủ thể, đối tượng và lực lượng tham gia xây dựng ĐNCB nói chung và ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH nói riêng, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và bản thân một số hiệu trưởng trường THPT công lập mai một ý chí phấn đấu, thiếu tinh thần trách nhiệm, làm việc cầm chừng, không tích cực tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ, phẩm chất năng lực. Cá biệt còn có đồng chí biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, tha hoá về phẩm chất, đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để mưu cầu danh lợi. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế về chất lượng ĐNCB nói chung và ĐNHT trưởng THPT công lập các tỉnh thuộc ĐBSH nói riêng trong những năm qua. 97 Thứ hai, một số khâu cơ bản trong công tác cán bộ như: đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và thực hiện chính sách cán bộ đối với ĐNHT chưa được tiến hành đồng bộ, có mặt còn bộc lộ hạn chế và bất cập. Mặc dù trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác cán bộ, tuy nhiên, một số khâu, một số bước trong công tác này của một số tỉnh thuộc ĐBSH vẫn còn những hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển mới của tình hình nhiệm vụ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng ĐNHT trường THPT công lập còn có mặt hạn chế. Việc đánh giá, phân loại hiệu trưởng hằng năm có nơi còn làm hình thức, chạy theo thành tích, vì vậy kết quả đánh giá, phân loại hiệu trưởng chưa phản ánh đúng thực tế về thực trạng chất lượng của ĐNHT. Điều này không những ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, động cơ, thái độ trách nhiệm phấn đấu vươn lên của một bộ phận cán bộ, giáo viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH nói riêng nhìn chung còn chậm đổi mới và thiếu đồng bộ. Công tác quản lý cán bộ ở một số cấp uỷ làm chưa chặt chẽ, nhất là quản lý công việc, quản lý các mối quan hệ của cán bộ từ đó dẫn đến tình trạng một bộ phận cán bộ lãnh đạo quản lý trong đó có cả hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống, thậm chí vi phạm kỷ luật làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. Bên cạnh đó còn phải kể đến một số chính sách đối với cán bộ hiện nay còn bất cập, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chậm được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư tình cảm và tinh thần phấn đấu vươn lên của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chat_luong_doi_ngu_hieu_truong_truong_trung_hoc_pho.pdf
Tài liệu liên quan