MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHÙ VIẺT TẤT vi
DANH MỤC BẢNG BIẺU. sơ ĐÒ vii
PHÀN MỞ ĐÀU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẺ CHÁT LƯỢNG THẢM ĐỊNH TÀI CHÍNH Dự ÁN ĐÀU Tư TRONG HOẠT ĐỌNG 10
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1.1. Nghiên cửu về dự án đầu tư 10
1.1.1. Khái niệm dụ án dầu tu 10
1.1.2. Phán loại dự án đầu tư. „. 10
1.2. Cho vay theo dự án đầu tơ của Ngân hàng thương mại. 11
1.2.1. Hoạt dộng cho vay của Ngân hàng thương mại „.11
1.2.2. Cho vay theo dự án dầu tư của Ngân hàng thưong mại „. 11
1.3. Thầm định tài chinh dợ án dầu tv trong hoạt dộng cho vay của các Ngân
háng thương mại.„.„.„.„.„.„.„.„.„.„.„.„.„.„.„.„. 13
1.3.1. Thầm định dự án dầu tư «. 13
1.3.2. Thầm định tài chính dụ án dầu tu trong hoạt dộng cho vay cũa Ngán hàng
thương mại _. 24
1.4. Chất lượng thầm định tài chinh dụ án đầu tu trong hoạt dộng cho vay cùa
các Ngân hãng thương mại „ 38
1.4.1. Khái niệm về chất lượng thầm dinh tài chính dự án dâu tu 38
1.4.2. Các chi tiêu đánh giá chất lượng thầm định tài chính dự án dâu tu trong hoạt
dộng cho vay của Ngân hàng thương mại 39
1.4.3. Các nhãn tồ ãnh hướng den chất lượng thẩm định tài chính dự án dâu tư ưong
hoạt dộng cho vay của Ngân hàng thương mại „.44
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẢM ĐỊNH TÀI CHÍNH Dự ÁN ĐÀU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG .VLẠI CỎ PHÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cỗ phần Công thương Việt Nam
2.1.1. Khái quát vể lịch sử hỉnh thành và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại
s 'ẻ
262 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng thẳm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (láy thực tế từ ngân hàng thương mại cố phần cõng thương Việt Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất định
(20 tỷ đồng chẳng hạn) hoặc thời hạn vay dài (trên 10 năm) thì được chuyển sang
phòng thẩm định của Hội sở chính. Phòng thẩm định sẽ nghiên cứu, phân tích hồ sơ,
cho ý kiến tham mưu trình Ban giám đốc quyết định cho vay hay không. Nếu có
cho vay, phòng tín dụng tiến hành giải ngân và theo dõi tiến độ thực hiện. Sau khi
dự án kết thúc, phòng thẩm định thu thập số liệu được theo dõi từ phòng tín dụng để
có tư liệu về tỷ suất đầu tư, lợi nhuận của dự án làm tài liệu để tham khảo. Cách
thức phân chia nhiệm vụ giữa các phòng như trên dựa theo quy trình cho vay: phân
tách bộ phận trực tiếp giao dịch với bộ phận thẩm định dự án đầu tư, hai bộ phận
này đều có nhiệm vụ trợ giúp Ban giám đốc ra quyết định cho vay và theo dõi quá
trình thực hiện. Ưu điểm nổi bật của nó là phân tách các công đoạn và nhiệm vụ
trong quá trình cho vay, tránh những rủi ro về đạo đức khi cán bộ thẩm định có
thông đồng với khách hàng, cố ý làm sai lệch kết quả đánh giá về dự án.
Tuy nhiên, cách phân công này vẫn có tính chất quản lý hệ thống hơn là
chuyên môn hóa theo định hướng thị trường. Chính vì vậy mà nó có một số hạn chế sau:
- Thứ nhất, việc không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng sẽ hạn chế những
quan sát thực tiễn và nhận định trực quan của cán bộ thẩm định về khách hàng và
dự án. Ở cách phân chia nhiệm vụ trên, phòng thẩm định chỉ đánh giá dựa trên hồ
sơ do khách hàng cung cấp, vì vậy khó tránh khỏi chủ quan, giấy tờ, không sát với
tình hình thực tế của các doanh nghiệp.
- Thứ hai, khi phòng tín dụng nhận hồ sơ và theo dõi dự án, phòng thẩm định
đánh giá dự án có thể nảy sinh các nhận định ngược chiều. Mâu thuẫn về nhận định
nảy sinh do phòng tín dụng giao dịch thực tế với khách hàng, có thể đánh giá khác
so với kết luận của phòng thẩm định rút ra từ việc phân tích các hồ sơ, giấy tờ được
chuyển đến.
- Thứ ba, phòng thẩm định chỉ có chức năng tham mưu chứ không có chức
năng quyết định tín dụng ở một mức cụ thể nào. Trong khi đó, cán bộ thẩm định với
kiến thức và kinh nghiệm của mình rất am hiểu về ngành nghề mà mình phụ trách,
118
nếu được trực tiếp gặp gỡ khách hàng, hoàn toàn có khả năng đưa ra phán quyết tín
dụng ở một mức độ nào đó.
- Thứ tư, một dự án lớn về bản chất có thể có quy mô lớn hơn hoặc thời gian
dài hơn mức quy định phải chuyển đến phòng thẩm định song nếu được chia nhỏ
thành nhiều dự án thì lại thuộc thẩm quyền thẩm định và quyết định của phòng tín
dụng. Khi đó mức quy định số vốn trên 20 tỷ hay thời gian vay trên 10 năm sẽ trở
nên hình thức. Ngân hàng khó theo dõi tình hình tổng thể của dự án lớn ban đầu.
Việc trao quyền quyết định ở một mức nhất định sẽ khai thác được năng lực
và tính chủ động, sáng tạo của cán bộ thẩm định. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng
đều có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng, chỉ có một số Ngân hàng là tổ chức
theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định. Ưu điểm của mô hình
này là cán bộ tín dụng vừa có chức năng thẩm định vừa được quyền quyết định tín
dụng ở một mức phán quyết nhất định. Tại các NHTM có chức năng tín dụng bao
gồm thẩm định, cán bộ tín dụng được phân quyền kèm theo với phân công đồng
thời cũng chịu trách nhiệm lớn hơn về các khoản tín dụng do mình phụ trách. Tuy
nhiên, việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc như vậy cũng
có một số hạn chế. Một là, cán bộ tín dụng không chuyên sâu vào một ngành nghề
nào. Hai là, nếu cơ chế quản lý cán bộ không chặt chẽ đẫn đến việc cán bộ thỏa hiệp
với khách hàng để tư lợi, và nếu quá chặt thì lại không đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng
tín dụng. Ba là, gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng (như trên đã phân
tích kỹ vào 2 hạn chế đầu tiên). Ba là, một cán bộ tín dụng phải thực hiện tất cả các
công việc: tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng, kiểm tra
tính xác thực, đầy đủ và phù hợp của các hồ sơ và điều kiện xin vay trên giấy tờ và
thực tiễn, thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án đầu tư,
kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ đúng
hạn. Thực hiện xong và chính xác các khâu trong công việc đó phải mất một
khoảng thời gian trung bình từ 20/30 ngày đối với các dự án nhóm A, từ 15-20 ngày
đối với dự án nhóm B. Song nếu món vay càng nhiều, địa bàn càng rải rác thì khối
lượng công việc càng lớn. Tình trạng quá tải như vậy gây nên sẽ căng thẳng đối với
cán bộ tín dụng, họ phải làm thêm công việc tại nhà hoặc phải bỏ bớt các công việc
hoặc thực hiện qua loa có tính hình thức. Tính đại khái của người Việt Nam nói
chung và của các Ngân hàng nói riêng trong cơ chế cũ chưa mất đi, nay lại có cơ
hội tái hiện.
119
b) Về kỹ thuật thẩm định
Kỹ thuật thẩm định hiện nay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
vẫn còn nhiều tồn tại trong việc thẩm định tài chính dự án đầu tư:
• Về các chỉ tiêu tài chính dự án: Khi đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
đầu tư, nhiều chi nhánh ngân hàng còn chưa áp dụng nhất quán các chỉ tiêu quan
trọng như: giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), chỉ số doanh
lợi (PI), thời gian hoàn vốn (PP). Bốn chỉ tiêu này thường xuyên được sử dụng và là
sự lựa chọn của nhiều cán bộ thẩm định tại các NHTM Việt Nam cũng như các
NHTM trên thế giới. Trong khi tính chỉ tiêu NPV, để đảm bảo an toàn khả năng
đúng hạn của dự án chúng ta nên tính thêm NPV với thời gian bằng thời gian vay
vốn của Ngân hàng vì thời gian cho vay của các ngân hàng là có hạn và thường
ngắn hơn nhiều so với tuổi đời của dự án đầu tư hoặc giấy phép đầu tư. Trong
trường hợp NPV bị âm thì dự án không có khả năng trả nợ đúng hạn, do vậy chủ
đầu tư phải giải trình dùng các nguốn vốn khác để bù đắp trả nợ. Chẳng hạn, đối với
dự án “Đầu tư mua tàu vận chuyển container KEDAH” và dự án “Mua 20 đầu
máy D19E” thì cán bộ thẩm định tính toán ba chỉ tiêu NPV, IRR, PP. Đối với dự
án “Đầu tư mua sắm phương tiện phục vụ SXKD” của Công ty TNHH xây dựng
thương mại & dịch vụ Việt Hưng thì cán bộ thẩm định lại tính toán bốn chỉ tiêu là
NPV, IRR, BCR, PP. Còn đối với dự án “Khai thác mỏ vàng gốc Tân Kim” của
HTX Hải Long thì lại chỉ tính toán hai chỉ tiêu NPV và IRR. Như vậy thể hiện rõ
ràng là không có sự nhát quán trong cách lựa chọn chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tài
chính của dự án đầu tư bởi vì việc lựa chọn chỉ tiêu khác nhau sẽ cho ta kết quả lựa
chọn dự án sẽ khác nhau.
• Về dòng tiền của dự án: dòng tiền của dự án bao gồm hai bộ phận là dòng
tiền đầu tư (dòng chi phí) và dòng hoạt động (dòng doanh thu). Cả hai dòng tiền này
các cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xác định đều
thiếu nhất quán và chưa chính xác. Về dòng tiền đầu tư vào dự án gồm có đầu tư
vào TSCĐ và vào vốn lưu động ròng. Chẳng hạn, đối với dự án “Mua 20 đầu máy
D19E” do thời gian hoạt động của dự án là 15 năm trong khi thời gian khấu hao chỉ
có 10 năm – vượt quá thời gian sử dụng của dự án nên trong quá trình hoạt động,
tổng công ty sẽ phải sửa chữa lớn, nâng cấp nhiều hơn vào năm thứ 10 để đảm bảo
từ năm thứ 11 đến năm thứ 15 dự án vẫn đạt 100% công suất thiết kế. Việc xác định
tổng mức vốn đầu tư không đầy đủ, thiếu phần vốn đầu tư bổ sung này dẫn đến
trong kết quả thẩm định dự án đã bỏ sót dòng tiền đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị
120
vào năm thứ 10 của dự án và kết quả thẩm định của Vietinbank đã bỏ qua dòng đầu
tư vào vốn lưu động ròng của dự án. Về dòng tiền hoạt động của dự án, như đã trình
bày ở trên, vấn đề mà các NHTM quan tâm hàng đầu trong thẩm định dự án nói
chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng là khả năng trả nợ gồm cả gốc và lãi
của dự án. Nếu bỏ qua vấn đề đạo đức của người vay thì quyền thu nợ của Ngân
hàng được ưu tiên trước quyền thu hồi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp. Chính vì
vậy, Ngân hàng xem xét dự án trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư, tức là dòng tiền đầu
tư bao gồm cả vốn chủ sở hữu, vốn vay Ngân hàng và và các nguồn khác nếu có.
Với quan điểm tổng mức vốn đầu tư, dòng tiền hoạt động của dự án bao gồm toàn
bộ nguồn có thể dùng để trả nợ Ngân hàng bao gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao và
lãi vay nhập gốc trong thời gian ân hạn. Trong thẩm định dự án “Mua 20 đầu máy
D19E” việc tính toán dòng tiền của dự án thiếu sự thống nhất: dòng tiền đầu tư
được tính toán bao gồm cả phần vốn chủ sở hữu và vốn vay Ngân hàng (tổng là 238
tỷ đồng cho cả 20 đầu máy không tính vốn dự phòng) trong khi đó dòng tiền hoạt
động hàng năm lại không tính đến lãi vay vốn lưu động và thu hồi vốn lưu động
ròng. Việc tính toán thiếu nhất quán như trên đây dẫn đến không phản ánh chính
xác dòng tiền của dự án cũng như các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự
án.
• Về lãi suất chiết khấu: việc xác định tỷ lệ chiết khấu luôn là vấn đề khó khăn
nhất trong thẩm định tài chính dự án đầu tư của các NHTM ở Việt Nam nói chung
và tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng. Tỷ lệ chiết khấu như đã
trình bày ở chương cơ sở lý luận thể hiện mức lợi nhuận trung bình tối thiểu mà
Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án đầu tư. Đối với
các dự án đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn vay Ngân hàng, thì thông thường nhiều
cán bộ Ngân hàng lựa chọn mức lãi suất chiết khấu đúng bằng lãi suất vay Ngân
hàng. Còn nếu vay bằng nhiều nguồn có lãi suất khác nhau thì lãi suất chiết khấu
được xác định bằng phương pháp bình quân gia quyền. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp vốn đầu tư tham gia vào dự án bao gồm vốn tự có của doanh nghiệp và
vốn vay Ngân hàng thì việc xác định theo phương pháp bình quân như trên sẽ đưa
tới một kết quả không hợp lý và thường là một mức lãi suất chiết khấu sẽ thấp hơn
lãi suất Ngân hàng.
c) Về nội dung thẩm định
Các nội dung thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói
riêng hiện nay trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chưa được
121
thực hiện thống nhất. Kết quả thẩm định của các chi nhánh thường quá sơ sài, nhiều
trường hợp còn bị động, sao chép từ chính dự án của khách hàng, thậm chí một số
trường hợp số liệu tính toán trong thẩm định tài chính dự án đầu tư còn chưa thống
nhất. Đối với hầu hết các dự án do Hội sở chính tái thẩm định, nhiều nội dung các
phòng tín dụng Hội sở chính phải thực hiện lại từ đầu hoặc yêu cầu chi nhánh phải
thẩm định bổ sung. Điều này vừa làm chậm tiến độ xử lý công việc, vừa tốn kém,
tạo ra sự khó chịu cho khách hàng vì phải bổ sung giấy tờ, thủ tục và trong nhiều
trường hợp làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra do
phương pháp thẩm định cũng như cách tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của
dự án chưa chính xác và chưa nhất quán trong toàn hệ thống nên trong nhiều trường
hợp kết luận của các chi nhánh là khác nhau, do đó quyết định cho vay cũng khác
nhau. Có nhiều trường hợp cùng một dự án đầu tư thì chi nhánh này từ chối cho vay
nhưng chi nhánh khác lại đồng ý cho vay. Chẳng hạn, đối với dự án “Mua 20 đầu
máy D19E” việc xin vay vốn của tổng công ty đường sắt Việt Nam đầu tiên là từ
Sở giao dịch I của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và tại đây các cán bộ
thẩm định tại phòng khách hàng 1 thực hiện thẩm định rất sơ sài, hầu như các nội
dung thẩm định về khách hàng, về dự án đầu tư cũng như biện pháp bảo đảm tiền
vay đều sao chép y hệt lại từ báo cáo nghiên cứu khả thi của Công ty tư vấn đầu tư
và xây dựng thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam sau đó đệ trình luôn lên Hội
sở chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và tại đây phòng kinh
doanh dịch vụ của Ngân hàng lại phải thẩm định lại và đưa ra kết quả các chỉ tiêu
thẩm định tài chính khác với kết quả của Sở giao dịch I. Còn đối với dự án “Khai
thác mỏ vàng gốc Tân Kim ” của HTX Hải Long thì các cán bộ thẩm định của chi
nhánh Thái Nguyên thực hiện thẩm định rất sơ sài , ngay cả nội dung thẩm định trên
các phương diện tài chính, thị trường, kỹ thuật, pháp lý, tài sản đảm bảo đều chưa
cụ thể chi tiết, hay là chưa có kế hoạch trả nợ gốc và lãi NH trong 10 năm từ 2010 –
2020 thế mà Ngân hàng lại đồng ý xét duyệt cho vay.
3.3.2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân chủ quan
Công tác tổ chức thẩm định chưa thực sự hợp lý: do chưa có sự chuyên
môn hóa, tách rời chức năng thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định dự án đầu
tư nói riêng với chức năng quản lý tín dụng nên chất lượng công tác thẩm định chưa
cao. Nhiều dự án vừa và nhỏ thì cán bộ tín dụng đồng thời làm nhiệm vụ theo dõi và
quản lý khoản vay nên thời gian bố trí cho thẩm định nhiều khi không hợp lý. Thêm
122
vào đó, yêu cầu về trình độ của công tác thẩm định và theo dõi quản lý khoản cho
vay là khác nhau. Các cán bộ thẩm định dự án đầu tư không chỉ phải là người có
hiểu biết sâu về nghiệp vụ Ngân hàng mà còn phải là người rất am hiểu về các
ngành kỹ thuật – điều này rất thiếu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Mặt khác, như đã trình bày ở trên, hiện nay hầu hết các dự án đầu tư do Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam tái thẩm định đều do phòng khách hàng lớn
thực hiện. Việc phân công cán bộ tín dụng phụ trách một số chi nhánh và thẩm định
các dự án do chi nhánh trình thay vì chuyên môn hóa theo ngành kinh tế - kỹ thuật
là chưa hợp lý, bởi lẽ công tác thẩm định đòi hỏi ngoài kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ trong ngành Ngân hàng còn cần có kiến thức và kinh nghiệm nhất định
về chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật. Trong khi phòng khách hàng lớn vừa đảm trách
nhiệm vụ cho vay vừa thẩm định một số khách hàng nhất định đã phần nào giảm
bớt được những hạn chế nêu trên.
Chưa nhận thức đúng về vai trò của cống tác thẩm định dự án đầu tư:
Tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài
chính dự án đầu tư nói riêng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn chưa
được đánh giá đúng trong tư tưởng của cả lãnh đạo Ngân hàng và các cán bộ thẩm
định. Kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư còn được đặt sau các điều kiện về tài
sản đảm bảo, quan hệ hợp tác lâu dài và các chương trình chính sách phát triển kinh
tế xã hội của Nhà nước. Là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt tuy đã cổ
phần hóa nhưng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn phải có nghĩa vụ
xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của
Nhà nước giao. Trước khi dự án đầu tư được thẩm định tại Ngân hàng thì thường
được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã thẩm định và phê duyệt. Hoạt động
của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam bị chi phối bởi nhiều cơ quan Chính
phủ, NHNN, Bộ tài chính do đó tính độc lập của Ngân hàng bị hạn chế. Các quyết
định cho vay của Ngân hàng bị chi phối nhiều theo các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà
nước. Do vậy, với nhiều dự án việc thẩm định tài chính chỉ mang tính hình thức, các
áp lực đôi khi quyết định tính khả thi của dự án. Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội đôi
khi được Chính phủ chỉ định là mang tính quyết định đối với việc tài trợ dự án. Bên
cạnh đó, quan hệ tín dụng lâu dài cũng đang ảnh hưởng đến quyết định tài trợ mạnh
mẽ hơn cả kết quả thẩm định tài chính dự án. Vẫn biết rằng, với các khách hàng
truyền thống đã hợp tác tốt đẹp với Ngân hàng và Ngân hàng cũng đã hiểu rõ về
khách hàng nên có lợi thế giảm thiểu rủi ro về mặt đạo đức. Nhưng mối quan hệ
123
hợp tác dẫu có tốt đẹp lâu dài đến đâu mà dự án không có hiệu quả thì việc xử lý nợ
cũng rất phức tạp và nhiều khi cái nhìn mà Ngân hàng đánh mất chính là cái mà
Ngân hàng muốn giữ - đó chính là mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Ngoài ra, do
ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, với nhiều dự án cán bộ thẩm định vẫn đặt bài toán giá
trị tài sản đảm bảo lên trên bài toán hiệu quả tài chính của dự án. Điều này là ngược
với logic lý thuyết nhưng trong thực tế không phải là không xảy ra.
Các chi nhánh Ngân hàng trong toàn hệ thống Vietinbank chưa thực hiện
thống nhất về nội dung và phương pháp thẩm định: Tính đến nay, hơn 24 năm hình
thành và phát triển nhưng các nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án
đầu tư của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn chưa được thực hiện
thống nhất trong toàn hệ thống dẫn đến tình trạng nội dung thẩm định của một số
chi nhánh vẫn còn sơ sài, rập khuôn, thông tin cung cấp không đầy đủ, nhiều trường
hợp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam phải tiến hành thẩm định lại từ đầu,
điều này tốn kém thời gian và chi phí gây khó khăn cho khách hàng. Bên cạnh đó,
do không thống nhất nên ngay tại các phòng tín dụng, phòng kinh doanh của trụ sở
chính việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án giữa các cán bộ, các
phòng cũng được thực hiện thiếu thống nhất nên việc lựa chọn dự án đầu tư để cho
vay đôi khi chưa được chính xác.
Nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư chưa
chính xác và có tin cậy cao, NH chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm và khai
thác nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định: Như chúng ta đã biết, khâu
đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án là
thu thập thông tin, số liệu. Như đã trình bày trong phần lý luận, nhiều thông tin sử
dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư là kết quả của khâu thẩm định kỹ thuật
và thẩm định thị trường. Những thông tin về kỹ thuật và thị trường mà không chính
xác sẽ dẫn đến kết quả thẩm định tài chính không chính xác. Tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam, các cán bộ thẩm định chưa thực sự chủ động trong việc tìm
kiếm khai thác nguồn thông tin, hầu hết nguồn thông tin sử dụng để thẩm định các
dự án đầu tư chủ yếu là do chủ đầu tư cung cấp từ các báo cáo thẩm định mà doanh
nghiệp thuê chuyên gia thẩm định hoặc do các chi nhánh cấp dưới đưa lên cho Hội
sở chính tái thẩm định. Hơn nữa, việc khai thác thông tin từ các nguồn có độ tin cậy
cao hơn như thông tin từ những đơn vị chuyên quản, từ tổng công ty, hiệp hội hay
những viện nghiên cứu thì còn hạn chế. Đối với thông tin do chủ đầu tư cung cấp,
trong nhiều trường hợp Ngân hàng thiếu các thông tin để đối chiếu và so sánh nên
124
chấp nhận sử dụng mà không đánh giá mức độ chính xác và tin cậy của thông tin.
Đối với thông tin do chi nhánh cung cấp, do trình độ của các cán bộ thẩm định tại
chi nhánh không đồng đều nên độ chính xác của các thông tin này nhiều khi không
cao. Trong khí đó, các cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam không phải lúc nào cũng có điều kiện để thẩm định trực tiếp mức độ tin cậy
của các thông tin đó. Bên cạnh nguồn thông tin do chi nhánh cung cấp, tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam còn có thông tin từ các báo cáo phân tích đánh
giá của một số ngành kinh tế và một số doanh nghiệp và các dự án cùng loại do
chính Ngân hàng thực hiện. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về kiến thức
chuyên môn và các ngành kỹ thuật và do tình trạng che dấu thông tin của các doanh
nghiệp, thêm vào đó Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam không phải là cơ
quan thống kê kinh tế, không thể thu thập được các thông tin của tất cả các doanh
nghiệp trong tất cả các ngành nên nguồn thông tin này cũng chưa mang tính đại
diện cho ngành. Hiện nay, có một số cơ quan cung cấp thông tin mang tính chất
chuyên nghiệp như Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, tổng cục thống kê,.
Tuy nhiên, thông tin do các cơ quan này cung cấp thường không cập nhật và thông
tin về các ngành kinh tế hầu như lại không có. Ngoài ra, một số nguồn thông tin
khác như từ báo chí, tạp chí, internet cũng được khai thác nhưng chỉ mang tính
chất tham khảo và độ tin cậy không cao.
Cán bộ thẩm định chưa thực sự đáp ứng tốt cho công tác thẩm định: Yếu
tố con người mặc dù đã được quan tâm nhiều nhưng với tốc độ phát triển kinh tế nói
chung và tốc độ tăng trưởng tín dụng nói riêng trong thời gian qua thì số lượng và
chất lượng cán bộ thẩm định tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn còn
chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là đối
với các dự án lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Hiện nay, bình quân một cán bộ tín
dụng tham gia hoạt động thẩm định dự án đầu tư phải đảm trách khoảng 250 – 300
tỷ đồng dư nợ - là mức rất cao. Thực tế cho thấy cường độ làm việc của các cán bộ
tín dụng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng trong thời gian qua khá căng
thẳng cộng thêm với sức ép về thời gian từ phía khách hàng nên nhiều dự án cán bộ
thẩm định không thể thực hiện đầy đủ, toàn diện tất cả các nội dung quy định trong
báo cáo thẩm định mà chỉ lựa chọn những chỉ tiêu và phương pháp thẩm định cơ
bản nhất phù hợp với dự án. Các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, với
các đối tác và các ban ngành hữu quan để tìm hiểu thêm thông tin phục vụ cho công
tác thẩm định cũng chưa được thực hiện thường xuyên.
125
Mặt khác, kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định cũng là một điểm yếu.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định dự án tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam có trình độ học vấn khá cao nhưng công tác đào tạo
nghiệp vụ tại Ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Hiện nay, Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam chưa có chương trình đào tạo phát triển tổng thể cho
đội ngũ cán bộ thẩm định. Nhiều cán bộ chưa có điều kiện được đào tạo nghiệp vụ
một cách cơ bản, có hệ thống nên khi thực hiện thẩm định dự án còn nhiều lúng
túng. Hầu hết các cán bộ thẩm định tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
tốt nghiệp từ các trường thuộc khối kinh tế nên kiến thức về kỹ thuật rất hạn chế
dẫn đến việc thẩm định các yếu tố kỹ thuật sẽ gặp nhiều khó khăn. Đã thế, trình độ
của các cán bộ thẩm định lại không đồng đều, thể hiện rõ nhất là giữa Hội sở chính
và các chi nhánh. Đội ngũ cán bộ thẩm định tại Hội sở chính hầu hết có chuyên môn
tốt hơn, được đào tạo bài bản hơn và có điều kiện để cập nhật kiến thức mới hơn.
Trong khi đó, tại các chi nhánh thì cán bộ thẩm định đào tạo từ cơ chế kinh tế cũ,
trình độ chuyên môn hạn chế hơn. Một vấn đề khác về cán bộ thẩm định đó là tư
cách đạo đức xuất phát từ việc tổ chức công tác thẩm định, nhiều chi nhánh của
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cán bộ tín dụng đồng thời cũng là cán bộ
thẩm định dự án đầu tư trong khi cơ chế về thu thập thông tin có nhiều điểm chưa
thỏa đáng. Thậm chí, ở một số chi nhánh cán bộ tín dụng và thẩm định vi phạm đạo
đức nghề nghiệp, tuy hiểu và nắm rõ, nắm chắc pháp luật nhưng cố tình “lách” luật,
lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thông đồng với khách hàng cố ý làm trái gây tổn
thất lớn về tài sản cho Ngân hàng.
Phương tiện hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án chưa thực sự đầy đủ và
hiện đại: Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho công tác thẩm định tài chính
dự án đầu tư như các phần mềm phân tích tài chính, phân tích thống kê, phương
pháp biểu đồ GRANTT, phương pháp đường găng CPM. Tuy nhiên, trong thẩm
định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng những phương tiện, công cụ lạc hậu
như tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án NPV, IRR, PP, PI bằng EXCEL
hay thậm chí tính toán thủ công rất mất thời gian và công sức.
Chưa chú trọng việc phân tích, đánh giá tình hình vận hành các dự án
đầu tư để rút kinh nghiệm trong công tác thẩm định: Hiện nay, tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam mới chỉ có số liệu thống kê về các dự án đầu tư mà
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quyết định cho vay và còn dư nợ, chưa
126
có số liệu thống kê, đánh giá tình hình triển khai và vận hành các dự án đầu tư mà
Ngân hàng đã thẩm định và từ chối cho vay. Trên cơ sở các số liệu thống kê hiện có
mới chỉ có thể phân tích, đánh giá được khả năng mắc sai lầm loại 1, tức là quyết
định cho vay đối với các dự án kém hiệu quả mà không thể đánh giá được khả năng
mắc sai lầm loại 2 – quyết định không cho vay đối với các dự án thực sự có hiệu
quả. Đối với các dự án do Hội sở chính thẩm định hay tái thẩm định và quyết định
cho vay, do khối lượng công việc tại trụ sở chính quá lớn trong khi số cán bộ thẩm
định lại quá ít nên công tác phân tích, đánh giá tình hình vận hành các dự án đầu tư
để rút kinh nghiệm cũng chưa thực sự được chú trọng. Việc phân tích, đánh giá mới
chỉ dừng lại ở mức độ thống kê số liệu, nêu nguyên nhân nhưng chưa có sự đối
chiếu giữa tình hình thực hiện dự án với dự đoán trong quá trình thẩm định trước đó
để rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thẩm định lần sau.
b) Nguyên nhân khách quan
Về phía Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác:
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tiếp tục chuyển sang cơ chế thị
trường, phát triển theo hướng mở cửa hội nhập. Do vậy, nhiều hoạt động gắn liền
với nó còn chưa định hình rõ ràng, chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, rủi ro, công tác
quản lý nhiều mặt còn hạn chế. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Cùng với
những thành tựu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được trong thời
gian vừa qua, hoạt động đầu tư theo dự án của c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_nguyenthibichvuong_1106_1854523.pdf