Luận án Chế định viện kiểm sát nhân dân qua các bản hiến pháp Việt Nam

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .7

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .7

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.19

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu .23

1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .26

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH VIỆN KIỂM

SÁT NHÂN DÂN.28

2.1. Khái niệm, đặc điểm của chế định Viện kiểm sát nhân dân.28

2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định Viện kiểm sát nhân dân.40

2.3. Vị trí, vai trò của chế định Viện kiểm sát nhân dân và mối quan hệ giữa

Viện kiểm sát nhân dân với một số thiết chế trong Hiến pháp Việt Nam.53

2.4. Nội dung của chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam.65

Chương 3: THỰC TRẠNG CHẾ ĐỊNH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM .75

3.1. Thực trạng các quy phạm về Viện kiểm sát nhân dân trong các bản

Hiến pháp Việt Nam (Phụ lục 1) .75

3.2. Thực trạng thực hiện chế định Viện kiểm sát nhân dân trong các bản

Hiến pháp Việt Nam.83

3.3. Đánh giá thực trạng chế định Viện kiểm sát nhân dân trong các bản

Hiến pháp Việt Nam.106

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH VIỆN KIỂM SÁT

NHÂN DÂN TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM .124

4.1. Quan điểm hoàn thiện chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến

pháp Việt Nam.124

4.2. Giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chế định Viện kiểm sát nhân dân132

KẾT LUẬN .155

DANH MỤC C NG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.157

TÀI LIỆU THAM KHẢO .158

pdf180 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chế định viện kiểm sát nhân dân qua các bản hiến pháp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân phẩm của công dân. Năm 2001, trong Hiến pháp 1992 sửa đổi, chức năng VKSND đƣợc sửa đổi: ―Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phươngthực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định‖, việc quy định ―tiếp tục thực hiện hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp là phù hợp với thể chế chính trị và mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền của nước ta‖ [123,tr.54], nhƣng đồng thời với nội dung sửa đổi, đây là bƣớc ngoặt lớn về chức năng của VKS từ ngày thành lập (1960), theo đó VKSND không thực hiện chức năng kiểm sát chung nữa. Về nhiệm vụ trong Hiến pháp 1992 sửa đổi đƣợc giữ nguyên cả về vị trí và nội dung. 81 Bốn, nhóm quy phạm về chế độ báo cáo công tác của VKSND: Xuất phát từ vấn đề kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nƣớc Việt Nam, từ việc kiểm tra, giám sát trong hoạt động của VKSND, từ mối quan hệ với các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc, từ bản chất và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc ta chế độ báo cáo công tác đƣợc quy định đối với VKSND nhƣ sau: Ở Hiến pháp 1959, Điều 108 quy định: VKSND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc UBTVQH. Đến Hiến pháp 1980, Điều 141 quy định: Viện trƣởng VKSND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Hội đồng Nhà nƣớc - nhƣ vậy có thể thấy đây là sự hoàn thiện bởi ở Hiến pháp 1980 đã xác định rõ, cụ thể chịu trách nhiệm báo cáo là Viện trƣởng VKSND tối cao thay vì quy định chung chung là VKSND tối cao nhƣ Hiến pháp 1959. Đến Hiến pháp 1992, vấn đề này quy định tại Điều 139, và cho thấy là sự kế thừa từ các Hiến pháp trƣớc thể hiện Viện trƣởng VKSND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc UBTVQH, bên cạnh đó là việc mở rộng về chủ thể mà Viện trƣởng VKSND phải thực hiện chế độ báo cáo công tác trƣớc Chủ tịch nước khi Quốc hội không họp, ngoài ra Hiến pháp còn quy định mới về chế độ báo cáo công tác của Viện trƣởng VKSND địa phƣơng trƣớc HĐND tại Điều 140 về tình hình thi hành pháp luật ở địa phương – vấn đề này trong Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, đƣợc sửa đổi là Viện trƣởng các VKSND địa phƣơng chịu trách nhiệm báo cáo công tác trƣớc HĐND. 3.1.3. Chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp 2013 Sau một thời gian thực hiện Hiến pháp 1992/2001, trên cơ sở Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm đổi mới; nhằm thể chế hóa đầy đủ, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nƣớc ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ; đảm bảo tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân; xây dựng nhà nƣớc pháp quyền; xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN; thực hiện hội nhập quốc tế sâu rộng; thực hiện cải cách bộ máy nhà nƣớc và cải cách tƣ pháp đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992/2001 và Hiến pháp 2013 đã ra đời, đặt cơ sở cho việc điều chỉnh các quan hệ 82 xã hội, điều chỉnh vấn đề quyền lực nhà nƣớc trong đó có VKSND. Hiến pháp đã tiếp tục xác định VKSND là một hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc ta, thể hiện là một chế định quan trọng trong triển khai quyền lực nhà nƣớc với những nội dung cơ bản: Một là, nhóm quy phạm về cơ cấu tổ chức: Nhằm tạo cơ sở để việc quy định về tổ chức của VKSND phù hợp với tổ chức Tòa án theo Kết luận số 79- KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị: ―Tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân dân thành 4 cấp, phù hợp với hệ thống tổ chức tòa án nhân dân”, và trƣớc yêu cầu nhằm “giảm bớt nhứng vụ việc phúc thẩm, giám đốc thẩm đang quá tải hiện nay cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao; để Viện kiểm sát nhân dân tối cao tập trung chỉ đạo công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi toàn quốc”[121,tr.19], Khoản 2 Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định: ―Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định”. Nhƣ vậy, việc quy định này là bƣớc phát triển so với Hiến pháp 1992/2001 bởi trong Hiến pháp này vấn đề đó không đƣợc quy định trực tiếp, mà đƣợc nhìn nhận qua Điều 137, 138, 140. Với quy định này, đây là sự kế thừa từ Hiến pháp 1959 “Tổ chức của các Viện kiểm sát nhân dân do luật định” và là cơ sở cho quy định về tổ chức của VKSND trong Luật tổ chức VKSND. Hai là, nhóm quy phạm về nguyên tắc tổ chức và hoạt động: Nhƣ trình bày trong các Hiến pháp 1959, 1980, 1992/2001, xuyên suốt là nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành và nguyên tắc độc lập. Hiến pháp 2013 cũng tiếp tục kế thừa điều đó tại Điều 109: VKSND do Viện trƣởng lãnh đạo. Viện trƣởng VKSND cấp dƣới chịu sự lãnh đạo của Viện trƣởng VKSND cấp trên. Viện trƣởng các VKS cấp dƣới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trƣởng VKSND tối cao. Đồng thời, lần đầu tiên Hiến pháp Việt Nam quy định mới về nguyên tắc hoạt động của KSV: Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp, kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trƣởng VKSND - đây là điểm mới quan trọng về việc hoàn thiện chế định này. Ba là, nhóm quy phạm về chức năng, nhiệm vụ: Trên cơ sở Nghị quyết 48, Nghị quyết 49 và Kết luận số 79 của Bộ chính trị, kế thừa Hiến pháp 1992/2001, tại Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định về chức năng của VKSND nhƣ sau: ―Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”, tại Khoản 3 Điều này quy định “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo về quyền con người, quyền công dân, bảo về chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ 83 chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. Nhƣ vậy, so với các Hiến pháp trƣớc thì chức năng của VKSND điều chỉnh theo hƣớng xác định chức năng thực hành quyền công tố là trọng tâm, đồng thời thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. Về nhiệm vụ, với việc đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 107 – đây là cơ sở để Luật tổ chức VKSND 2014 quy định nhiệm vụ cụ thể của VKSND. Bốn là, nhóm quy phạm về chế độ báo cáo công tác: Trong Hiến pháp 2013, vấn đề này quy định tại Điều 108, theo đó Viện trƣởng VKSND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc UBTVQH, Chủ tịch nƣớc - đây là những kế thừa từ Hiến pháp 1992/2001. Đối với các VKS khác thì chế độ báo cáo công tác của Viện trƣởng do luật định – đây là quy định mang tính mở để phù hợp với quy định về vấn đề tổ chức cơ quan này ―Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định” 3.2. Thực trạng thực hiện chế định Viện kiểm sát nhân dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam Triển khai thi hành Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND và các văn bản pháp luật luật khác đƣợc ban hành, trong hệ thống các văn bản đó, Luật tổ chức VKSND là phƣơng tiện quan trọng nhất để triển khai chế định VKSND trong Hiến pháp nƣớc ta. 3.2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về Viện công tố theo Hiến pháp 1946 Trên cơ sở Hiến pháp 1946 và theo Sắc lệnh 51, về cơ cấu tổ chức thì cơ quan công tố đặt trong hệ thống Toà án là Toà Đệ nhị cấp và Toà thƣợng thẩm. Toà đệ nhị cấp đƣợc thành lập ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn với cơ cấu một Chánh án, một Biện lý, một dự thẩm, một Chánh Lục sự và thƣ ký giúp việc. Toà Thƣợng thẩm có quyền xét xử phúc thẩm các bản án của Toà cấp dƣới và đƣợc đặt ở Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ với cơ cấu có Chánh nhất, các Chánh án phòng, các hội thẩm, một Chƣởng lý, Phó Chƣởng lý hoặc Tham lý, một Chánh lục sự, các tham tá và thƣ ký. Cũng theo Sắc lệnh số 51, việc thực hiện chức năng nhiệm vụ các nhân viên trong Toà án đƣợc phân định: Tại Toà thƣợng thẩm, trong tổ chức công tố có Chƣởng lý, Phó Trƣởng lý, Tham lý. Chƣởng lý có nhiệm vụ điều hành, phân công công việc cho các Phó Trƣởng lý, Tham lý. Chƣởng lý và các thẩm phán công tố có quyền phát biểu ở phiên toà hộ và hình của toà thƣợng thẩm. Khi VCT trở thành hệ 84 thống độc lập theo Nghị định số 256-TTg ngày 01/7/1959 thì nó có chức năng giám sát việc tuân theo và chấp hành pháp luật, truy tố hình sự kẻ phạm tội. Và để thực hiện chức năng đó, tháng 8/1959 Viện trƣởng VCT đã ban hành Thông tƣ 601- TCCB để giải thích và hƣớng dẫn Nghị định 256, theo đó VCT ở trung ƣơng có quyền hạn nhƣ một Bộ, ở địa phƣơng VCT chịu sự lãnh đạo của Uỷ ban hành chính cùng cấp đồng thời chịu sự lãnh đạo của VCT trung ƣơng - tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc. Về tổ chức thì hệ thống này tổ chức thành 4 cấp phù hợp với hệ thống Toà án đó là VCT trung ƣơng; VCT phúc thẩm Hà Nội, Hải Phòng, Vinh; VCT cấp tỉnh, thành phố, Khu đặc biệt Hồng Quảng và khu đặc biệt Vĩnh Linh; VCT cấp huyện, thị trấn lớn và tƣơng đƣơng. Ngày 27/8/1959 Chính phủ ban hành Nghị định 321 và đã bổ sung hệ thống VCT nhƣ sau: VCT phúc thẩm gồm Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Khu tự trị Việt Bắc, Khu tự trị Thái – Mèo; VCT địa phƣơng gồm VCT Hà Nội, Hải Phòng, VCT khu Hồng Quảng, các VCT tỉnh và khu vực Vĩnh Linh, công tố Huyện và tƣơng đƣơng. Nhƣ vậy, với tổ chức và chức năng của cơ quan công tố giai đoạn nay, thực tiễn đã cho thấy cơ quan này có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện góp phần bảo vệ thành quả cách mạng, duy trì trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và nhà nƣớc. 3.2.2. Thực trạng thực hiện chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992/2001 3.2.2.1. Thực trạng thực hiện quy định về cơ cấu tổ chức Trên cơ sở Hiến pháp 1959, căn cứ tình hình thực tiễn, Điều 4 Luật tổ chức VKSND (sau đây gọi tắt là LTC) năm 1960 quy định VKSND gồm: VKSND tối cao, các VKSND địa phƣơng. Các VKSND địa phƣơng gồm: VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện, VKSND các khu vực tự trị - điều đó có thể thấy, về cơ bản là tổ chức ba cấp gắn với hành chính. Riêng Khu, thì tổ chức VKS cấp Khu là cấp trên của VKSND cấp tỉnh, và theo Quyết định số 01 của Viện trƣởng VKSND tối cao ngày 31/12/1960 thì thành lập VKSND Khu Tự trị Việt bắc và VKSND Khu Tự trị Thái- Mèo; VKSND Thành phố Hà Nội và Hải phòng; VKSND Khu Hồng - Quảng; VKSND tỉnh và Khu vực Vĩnh - Linh. Về cơ cấu tổ chức, VKSND có Viện trƣởng, một hoặc nhiều Phó Viện trƣởng, các KSV. Ngoài thành phần trên đây, VKSND tối cao còn có một số KSV dự khuyết. Ở VKSND tối cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND Khu tự trị, đều lập ra UBKS (Điều 7). 85 Thi hành Hiến pháp 1980, LTC năm 1981 ra đời, Điều 21 quy định: Hệ thống VKSND gồm VKSND tối cao; Các VKSND cấp tỉnh; Các VKSND cấp huyện. VKSND tối cao gồm Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng thứ nhất, các Phó Viện trƣởng và các KSV, VKSND tối cao có UBKS, các Vụ, Viện, Văn phòng và các trƣờng đào tạo cán bộ về nghiệp vụ kiểm sát (Điều 22). VKSND cấp tỉnh gồm Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng thứ nhất, các Phó Viện trƣởng và các KSV. VKSND cấp này có UBKS, các Phòng và Văn phòng giúp việc (Điều 23). VKSND cấp huyện có Viện trƣởng, phó Viện trƣởng, các KSV. VKSND cấp này có các bộ phận công tác do Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng và một số KSV phụ trách (Điều 24). Hiến pháp 1992 ra đời, trên cơ sở đó LTC năm 1992 đƣợc ban hành, Điều 25 quy định hệ thống này gồm VKSND tối cao; VKSND cấp tỉnh; VKSND cấp huyện. Cơ cấu của VKSND tối cao gồm UBKS, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng; Ban thanh tra; Tạp chí Kiểm sát; Báo Bảo vệ pháp luật và Trƣờng Đào tạo bồi dƣỡng cán bộ kiểm sát. VKSND tối cao gồm Viện trƣởng, các Phó Viện trƣởng, các KSV và các Điều tra viên (Điều 26); Cơ cấu tổ chức của VKSND cấp tỉnh (63 đơn vị) gồm UBKS, các Phòng, Văn phòng (Điều 29), VKSND cấp này gồm có Viện trƣởng, các Phó Viện trƣởng, các KSV và các Điều tra viên. VKSND cấp huyện (691 đơn vị) gồm có các bộ phận công tác (Bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ; Bộ phận kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh, lao động, thƣơng mại và những việc khác theo quy định của pháp luật, kiểm sát thi hành án; Bộ phận văn phòng tổng hợp, thống kê tội phạm và khiếu tố) do Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng và một số KSV phụ trách; VKSND cấp này gồm Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng, các KSV (Điều 31). Năm 2001, Hiến pháp 1992 đƣợc sửa đổi, trên cơ sở đó LTC năm 2002 ra đời. So với LTC năm 1992 có sự thay đổi là Trƣờng Đào tạo bối dƣỡng cán bộ kiểm sát đổi tên thành Trƣờng Đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm sát; Ở VKSND cấp tỉnh, theo Luật tổ chức năm 1992 có các Điều tra viên thì Luật tổ chức năm 2002 không quy định Điều tra viên; Ở Luật tổ chức 1992, VKSND cấp huyện gồm các bộ phận công tác do Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng và một số KSV phụ trách thì đến Luật tổ chức năm 2002 không còn một số KSV phụ trách. 3.2.2.2. Thực trạng thực hiện quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động Trên cơ sở Hiến pháp 1959, trong LTC năm 1960, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND đƣợc quy định tại Điều 5, 6, 7, theo đó VKSND do Viện 86 trƣởng lãnh đạo, khi làm nhiệm vụ thì độc lập và phải tuân theo nguyên tắc mọi ngƣời công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật. VKSND địa phƣơng chỉ chịu sự lãnh đạo của VKSND cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của VKSND tối cao. Nhƣ vậy có thể thấy chủ đạo trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động là vấn đề bình đẳng trƣớc pháp luật, độc lập và tập trung thống nhất, đề cao sự lãnh đạo của VKSND tối cao. Đến LTC năm 1981, nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo đƣợc quy định tại Điều 5, nguyên tắc không lệ thuộc vào cơ quan nào của Nhà nƣớc ở địa phƣơng tiếp tục đƣợc kế thừa từ nguyên tắc độc lập trong LTC năm 1960, đồng thời xác định rõ vai trò lãnh đạo của Viện trƣởng, Viện trƣởng cấp dƣới chịu sự lãnh đạo của Viện trƣởng cấp trên; Viện trƣởng VKS địa phƣơng chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trƣởng VKSND tối cao. Đến LTC năm 1992, vai trò lãnh đạo của Viện trƣởng tiếp tục đƣợc khẳng định và kế thừa thông qua Điều 6. Và đến LTC năm 2002, nguyên tắc tổ chức và hoạt động tiếp tục đƣợc kế thừa từ LTC năm 1992. Nhƣ vậy, nhìn tổng quát, xuyên suốt vấn đề nguyên tắc tổ chức và hoạt động VKSND là nguyên tắc độc lập tuân theo pháp luật, đề cao vai trò lãnh đạo của VKSND cấp trên, của Viện trƣởng VKS tối cao - tập trung thống nhất lãnh đạo. 3.2.2.3. Thực trạng thực hiện quy định về chức năng, nhiệm vụ Trên cơ sở Hiến pháp 1959, 1980, 1992/2001, chức năng, nhiệm vụ của VKSND đƣợc thể chế, cụ thể hóa tại Điều 1,2 LTC năm 1960; Điều 1,2,4 LTC năm 1981; Điều 1,2 LTC năm 1992; Điều 1,2 LTC năm 2002, đồng thời đây là sự cụ thể hóa các lĩnh vực công tác của VKSND. Trên cơ sở đó, chức năng nhiệm vụ của VKSND đạt kết quả trong các lĩnh vực công tác cơ bản nhƣ sau: Một là, về công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế - xã hội (Kiểm sát chung): Từ năm 1987 đến năm 1991, VKSND đã tiến hành kiểm sát 4.723 hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp” [119,tr.97]. Qua kiểm tra đã phát hiện sự buông lỏng trong quản lý, sử dụng tài sản gây thát thoát, đã ban hành 458 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm; khởi tố hình sự 76 vụ; xử lý dân sự 148 vụ; yêu cầu xử lý hành chính 2.370 vụ; kiến nghị thu hồi 7.753 triệu đồng [119,tr.99]. Giai đoạn 1992 – 2001, VKSND tập trung kiểm sát lĩnh vực quản lý đất đai, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong thu hồi, cấp và bán đất và đã tổng hợp các vi phạm để báo cáo Chủ tịch nƣớc, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tƣớng và Ban Bí thƣ, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân tình trạng đó. Thời kỳ này, công tác kiểm sát chung đã tăng cƣờng hơn, tạo ra bƣớc chuyển mới. Từ năm 2000, 87 ngành tập trung kiểm sát trong quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu, qua đó góp phần đảm bảo chất lƣợng, đảm bảo theo dõi việc thực hiện kháng nghị của các chủ thể có thẩm quyền. Từ năm 1998 đến năm 2000, ngành tập trung kiểm sát Chƣơng trình mía đƣờng, qua đó VKSND tối cao đã ra kháng nghị số 39/KSVTTPL yêu cầu Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trƣởng Bộ kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ trƣởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai chỉ đạo khắc phục sai phạm. Đồng thời, ngành còn chú trọng kiểm sát văn bản quy phạm pháp luật. Năm 2001, qua kiểm sát đã phát hiện 3.180 văn bản có vi phạm, trong đó có 18 văn bản cấp Bộ, 300 văn bản cấp tỉnh, đã ban hành 1.007 kháng nghị đối với văn bản vi phạm, trong đó có 13 văn bản cấp Bộ, 106 văn bản cấp tỉnh [119,tr.107]. Ngoài ra, nội dung kiểm sát còn thực hiện trong y tế, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, xóa mù chữ, xóa đói giảm nghèo. Nhiều VKSND địa phƣơng còn kiểm sát việc thực hiện chính sách trợ giá, trợ cƣớc đối với đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa qua kiểm sát phát hiện nhiều sai phạm và ra văn bản kháng nghị yêu cầu khắc phục. Khái quát lại, hoạt động kiểm sát chung là một thể thống nhất của việc kiểm sát nhiều lĩnh vực, nơi nào có pháp luật, nơi đó có hoạt động giám sát tuân theo pháp luật – đây là hình thức thực hiện quyền giám sát gián tiếp của Quốc hội, mục đích của hoạt động kiểm sát cũng là mục đích giám sát của Quốc hội. Hai là, về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp trong lĩnh vực hình sự. Về thực hành quyền công tố trong lĩnh vực hình sự: Từ năm 1960 đến năm 1975, VKS tích cực trấn áp đối với bọn giám điệp, biệt kích phá hoại miền bắc, thực hiện tốt kiểm sát xét xử vụ án có ngƣời dân tộc thiểu số phạm tội theo chỉ thị 189- CT/TW ngày 30/3/1971, tập trung đấu tranh chống tệ lấy cắp vật tƣ, hàng hóa nhà nƣớc theo Chỉ thị 205-CT/TW ngày 13/10/1973 của Ban Bí thƣ. Từ năm 1976 đến năm 1986, ngành đẩy mạnh công tố nhằm thực hiện chỉ thị 229-CT/TW ngày 20/01/1976 của Bộ Chính trị. Phối hợp ban hành Thông tƣ liên ngành về án trọng điểm. Từ năm 1986 đến 2001, đã tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các địa phƣơng trọng điểm. Giai đoạn năm 2002 đến 2010, thực hiện cải cách tƣ pháp, VKS đã phối hợp với các cơ quan tƣ pháp giải quyết các vụ án lớn về an ninh quốc gia, tham nhũngBên cạnh đó, hoạt động công tố đã đảm bảo yêu cầu xử lý đúng ngƣời, đúng tội: Từ năm 1976 đến năm 1980, VKS tích cực triển khai chỉ thị 88 02/CT ngày 24/12/1976 của Viện trƣởng VKSND tối cao về nhiệm vụ kiểm sát điều tra trong phê chuẩn bắt, khắc phục tình trạng khởi tố, bắt giữ, tạm giam thiếu căn cứ. Gần đây, số vụ án do VKS giải quyết ngày càng tăng, số vụ đình chỉ điều tra đã giảm dần. Năm 2008, ngành thụ lý kiểm sát điều tra án 63.094 vụ với 109.302 bị can; giải quyết 61.005 vụ với 104.312 bị can, trong đó truy tố 60.404 vụ với 103.089 bị can – đạt 99% so với số vụ đã giải quyết. Năm 2009, ngành thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 62.685 vụ với 109.445 bị can; giải quyết 60.347 vụ với 103.520 bị can – đạt 96,3% số vụ và 94,6% số bị can; trong đó truy tố 59.486 vụ với 11.616 bị can – đạt 98,6% về số vụ và 98,2% về số bị can so với số vụ đã giải quyết [119,tr.142]. Hoạt động yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố đƣợc tăng cƣờng: Từ 01/01/2005 đến 31/7/2008, VKS đã yêu cầu khởi tố để điều tra 899 vụ; trực tiếp khởi tố yêu cầu cơ quan điều tra điều tra 114 vụ. Tỷ lệ phát hiện, khởi tố điều tra đạt 81,5% [119,tr.143]. Công tác xét, phê chuẩn khởi tố bị can, bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, tạm giam đúng quy định. Số ngƣời bị bắt, tạm giữ rồi chuyển khởi tố hình sự đạt từ 96 - 98%. Số vụ kết thúc điều tra đề nghị VKS truy tố đạt 8% số vụ khởi tố, điều tra. Số vụ truy tố đạt 98% số vụ kết thúc điều tra [119,tr.143]. Gần đây, triển khai Nghị quyết 388-NQ/UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của UBTVQH và Luật trách nhiệm bồi thƣờng nhà nƣớc, đến 6/2008, qua 5 năm thực hiện, các ngành tƣ pháp đã thụ lý 311 đơn yêu cầu bồi thƣờng, trong đó ngành kiểm sát có 172 đơn, các ngành tƣ pháp đã bồi thƣờng cho 210 trƣờng hợp với trên 16 tỷ đồng [119,tr.145]. Với hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra án hình sự, từ năm 2002 đến năm 2005, VKS đã hủy bỏ 278 quyết định khởi tố, 78 quyết định không khởi tố vụ án không đúng của cơ quan điều tra. Từ 01/12/2012 đến 30/11/2013, VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với 94.982 vụ án với 151.786 bị can, trong đó không phê chuẩn khởi tố bị can đối với 300 ngƣời, không phê chuẩn lệnh tạm giam và bắt tạm giam đối với 402 bị can, truy tố 67.836 vụ án với 121.566 bị can. Cũng giai đoạn này, VKS đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 76.772 vụ án theo thủ tục sơ thẩm, 17.585 vụ theo thủ tục phúc thẩm, 299 vụ theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Qua đó ban hành 1.142 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, số bị cáo VKSND kháng nghị phúc thẩm đƣợc TAND chấp thuận đạt 71,9%, ban hành 362 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm, 71 kiến nghị phòng ngừa vi phạm, ban hành 495 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ. 89 Đối với kiểm sát hoạt động tư pháp trong hình sự: Về kiểm sát điều tra, từ năm 1960 – 1975, đã quản lý án, yêu cầu công an bổ sung kế hoạch điêu tra, bổ sung chứng cứ, sửa chữa sai sót; tập trung đấu tranh vi phạm trong bắt, tạm giữ, tạm giam. Giai đoạn 1976 – 1987, VKS đã kiến nghị cơ quan điều tra khắc phục vi phạm trong bắt, tạm giữ, tạm giam, hỏi cungGiai đoạn 1987 đến 2001, VKS chú trọng quản lý thông tin tội phạm, quản lý án, thúc đẩy tiến độ điều tra. Gần đây, việc thu thập chứng cứ, kiểm sát việc lập hồ sơ của cơ quan điều tra đƣợc chú trọng, kiên quyết thực hiện trả hồ sơ điều tra bổ sung, khắc phục sai sót: Từ năm 2002 đến 2008, VKS đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung 19.746 vụ - chiếm 5,18% trên tổng số 38.825 vụ. Trong đó việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung về cơ bản có chiều hƣớng tăng, cụ thể năm 2002 chiếm tỷ lệ 3,87%; năm 2003 chiếm 3,62%; năm 2004 chiếm 6,39%; năm 2005 là 5,84%; năm 2006 là 5,76%; năm 2007 là 5,86% và năm 208 là 4,87% [119,tr.160]. Về kiểm sát xét xử hình sự: Trong năm 2004, 2005 và năm 2006, riêng cấp phúc thẩm trung ƣơng, qua kháng nghị đã tăng hình phạt đối với 397 bị cáo – chiếm 57,7% số bị cáo đƣợc chấp nhận kháng nghị, giảm hình phạt cho 56 bị cáo. Đáng chú ý là có 15 bị cáo tăng hình phạt từ chung thân lên tử hình; 20 bị cáo tăng từ tù có thời hạn lên chung thân, giảm hình phạt từ tử hình xuống tù chung thân 2 bị cáo; giảm từ tù chung thân xuống tù có thời hạn 2 bị cáo; cải tội danh đối với 42 bị cáo, hủy án sơ thẩm về việc tuyên không phạm tội đối với 14 bị cáo [119,tr.163]. Về công tác điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của VKSND: Từ năm 2003 đến năm 2010, công tác điều tra của cơ quan điều tra VKSND tối cao có nhiều chuyển biến. Từ năm 2010 đến năm 2014, cơ quan điều tra VKSND tối cao tiếp nhận 634 tin báo, tố giác tội phạm trong lĩnh vực xâm phạm hoạt động tƣ pháp, giải quyết 488 tin báo, tố giác, trong đó chuyển cho cơ quan khác giải quyết 40 tin báo, tố giác; xác minh kết luận 19 tin báo, tố giác; ra quyết định không khởi tố vụ án 266 tin báo, tố giác; ra quyết định khởi tố 156 tin báo, tố giác trong lĩnh vực hoạt động tƣ pháp Ba là, vê kiểm sát hoạt động tƣ pháp trong dân sự, hành chính: Từ năm 1976 đến năm 1985, án dân sự do VKS khởi tố, yêu cầu khởi tố ngày một tăng. Từ năm 1987 đến năm 2001, công tác hƣớng vào bảo vệ tài sản XHCN, số lƣợng khởi tố của VKS đối với vi phạm hợp đồng tăng (Từ năm 1986 đến năm 1989, trung bình năm sau tăng hơn năm trƣớc 50%). Việc kiểm sát lập hồ sơ của Tòa với số lƣợng, 90 chất lƣợng cao. Năm 1990, ngành đã kiểm sát việc lập hồ sơ của Tòa 7.742 vụ, năm 1999 là 70.080 vụ [119,tr.200]. Các phiên tòa có đại diện VKS tham gia tích cực. Theo Tổng kết thì “Khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên đã chủ động tích cực thẩm vấn làm rõ nội dung vụ án, giám sát việc chấp hành pháp luật, phát hiện và kiến nghị khắc phục vi phạm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án có sức thuyết phục” [119,tr.66]. Từ năm 2002 đến 2010, số lƣợng, chất lƣợng tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm ngày một tăng. Ở cấp sơ thẩm, năm 2006 số vụ kiện dân sự, hôn nhân gia đình mà Tòa chấp nhận quan điểm VKS là 65,4%. Cấp phúc thẩm là 81,3% trong 6 tháng đầu năm 2007. Với án kinh doanh, thƣơng mại, lao động, từ 01/01/2005 đến 31/10/2006 tỷ lệ án Tòa chấp nhận quan điểm của VKS là 85,9% ở cấp sơ thẩm, ở cấp phúc thẩm là 86,6%. VKS địa phƣơng đã quan tâm kháng nghị phúc thẩm: Năm 2005 ban hành 218 kháng nghị; Năm 2006 ban hành 283 kháng nghị; Năm 2007 ban hành 551 kháng nghị [119,tr.202]. Năm 2012, VKS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_che_dinh_vien_kiem_sat_nhan_dan_qua_cac_ban_hien_pha.pdf
Tài liệu liên quan