Luận án Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC. iii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT . viii

DANH MỤC BẢNG.ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .xi

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN.18

1.1. CÔNG TY CỔ PHẦN, LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC CỦA CÔNG TY.18

1.1.1. Công ty cổ phần và lợi nhuận của công ty.18

1.1.1.1. Khái quát về công ty cổ phần.18

1.1.1.2. Lợi nhuận của công ty cổ phần.20

1.1.2. Cổ tức của công ty cổ phần .21

1.1.2.1. Khái niệm về cổ tức.21

1.1.2.2. Quy trình trả cổ tức của công ty cổ phần .23

1.1.2.3. Mua lại cổ phần thay vì trả cổ tức .24

1.2. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN.27

1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách cổ tức.27

1.2.1.1. Khái niệm về chính sách cổ tức .27

1.2.1.2. Mục tiêu của chính sách cổ tức.29

1.2.2. Vai trò của chính sách cổ tức .30

1.2.3. Nội dung chính sách cổ tức.31

1.2.3.1. Các mô hình chính sách cổ tức .31

1.2.3.2. Hình thức trả cổ tức .41

1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh chính sách cổ tức .45

1.2.5. Tác động của chính sách cổ tức .47

1.2.5.1. Tác động của chính sách cổ tức tới giá trị của công ty .47

pdf236 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ là 770 đồng. CTCP Vĩnh Hoàn và CTCP Thực phẩm Sao Ta là công ty quy mô lớn đồng thời cũng là công ty hiệu quả kinh doanh cao. Hai công ty này duy trì trả cổ tức liên tục và có mức cổ tức 1 cổ phần khá lớn, lần lượt là 2.833 đồng và 2.422 đồng. Một điều khá nổi bật là CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre tuy là công ty có quy mô vừa, nhưng là một trong những công ty có hiệu quả kinh doanh cao đã duy trì trả cổ tức liên tục đồng thời cũng là công ty có mức cổ tức 1 cổ phần bình quân năm cao nhất trong số các công ty thủy sản niêm yết và ở mức là 5.300 đồng. Qua đây cho thấy, các công 95 ty có hiệu quả kinh tế cao tạo ra nền tảng nguồn lực tài chính có thể cho phép công ty trả cổ tức ở mức cao. Như trên đã nêu, các công ty cổ phần thủy sản niêm yết hiệu quả kinh doanh thấp có mức trả cổ tức bình quân rất thấp. Ở đây có thể chia thành 2 loại: Loại công ty thứ nhất trả cổ tức thấp là do kết quả kinh doanh thấp, lợi nhuận sau thuế hàng năm thu được không nhiều, do vậy các công ty này hoặc trả cổ tức ở mức thấp hoặc toàn bộ lợi nhuận sau thuể được để lại tái đầu tư, điển hình cho nhóm này là CTCP Thủy sản Bạc Liêu có quy mô vừa, trong suốt giai đoạn từ 2010 – 2018 năm nào công ty cũng đều thu được lợi nhuận nhưng số lợi nhuận sau thuế thu được không nhiều, năm cao nhất thu được trên 5 tỷ đồng, năm gần đây 2018 chỉ thu được 946 triệu đồng, trong giai đoạn đó chỉ có năm 2015 công ty trả cổ tức cho cổ đông, còn các năm khác, toàn bộ số lợi nhuận sau thuế thu được công ty đều để lại tái đầu tư; thuộc về nhóm này còn có các công ty như CTCP Chế biến thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền, CTCP Thủy sản số 4 Loại công ty thứ hai có mức trả cổ tức khá thấp là do hiệu quả kinh doanh thấp, một số năm làm ăn thua lỗ không trả được cổ tức cho cổ đông. Điều đáng nói là một số công ty thủy sản quy mô lớn cũng thuộc loại này như CTCP Hùng Vương, CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang. Là một công ty thủy sản niêm yết có quy mô vốn kinh doanh thuộc loại lớn nhất với số vốn bình quân lên đến gần 10.000 tỷ đồng, nhưng hiệu quả kinh doanh của CTCP Hùng Vương từ năm 2015 đến nay rất thấp, nhất là thua lỗ liên tiếp 2 năm 2016 và 2017, số lỗ năm 2017 lên đến 712, 9 tỷ đồng, năm 2018 chỉ thu được số lợi nhuận sau thuế hơn 1,5 tỷ đồng. Chính vì vậy, trong 3 năm liên tiếp 2016, 2017 và 2018 công ty này không chia cổ tức cho cổ đông và mức trả cổ tức bình quân 1 cổ phần của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2018 chỉ là 1.444 đồng. Tình hình gần tương tự như vậy, CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang cũng là công ty lớn với số vốn kinh doanh bình quân gần 2.000 tỷ đồng; năm 2015 công ty này lỗ 455 triệu đồng, năm 2016 lợi nhuận sau thuế chỉ thu được trên 2,5 tỷ đồng, tiếp đó 2 năm liền 2017 và 2018 mỗi năm lỗ gần 200 tỷ đồng; do vậy trong 3 năm liền 2016, 2017 và 2018 công ty cũng không trả được cổ tức cho cổ đông. 96 2.2.4. Hệ số trả cổ tức Hệ số trả cổ tức là một trong những chỉ tiêu phản ánh chính sách cổ tức của công ty, chỉ tiêu này cho biết với một đồng thu nhập cổ phần thì công ty dành bao nhiêu để trả cổ tức cho cổ đông. Vẫn theo kết quả khảo sát (câu 8 Phần I) thì có 2/14 (14,3%) công ty theo đuổi hệ số chi trả cổ tức ổn định, có 1/14 (7,1%) công ty không theo đuổi mục tiêu nào và có 2/14 (14,3%) công ty xây dựng CSCT tùy thuộc vào điều kiện của nền kinh tế và kết quả kinh doanh của công ty. Hệ số trả cổ tức bình quân thực tế của các công ty thủy sản niêm yết trong giai đoạn 2010 – 2018 được thể hiện qua bảng 2.8 và Phụ lục số 13. Bảng 2.8: Hệ số trả cổ tức của các công ty thủy sản niêm yết, giai đoạn 2010 – 2018 TT Mã CK Số công ty HS cổ tức Trung bình Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Từ trên 0,7 5 4 6 6 6 8 7 4 3 2 Từ 0,51 - 0,7 6 3 1 2 1 1 - 1 1 3 Từ 0,26 - 0,5 1 5 4 2 3 2 1 1 1 4 Từ 0,1 - 0,25 - - - - 1 - - - 2 5 Hệ số 0 2 2 3 4 3 3 6 8 7 6 Tổng số công ty 14 14 14 14 14 14 14 14 14 0,711 Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các công ty thủy sản niêm yết [4] Qua bảng 2.8 và phụ lục số 13 cho thấy khái quát tình hình về hệ số trả cổ tức của các công ty thủy sản niêm yết. Trong đó, có một số điểm đáng chú ý sau: - Hệ số trả cổ tức trung bình trong thời kỳ 2010 – 2018 của các công ty thủy sản niêm yết là 0,711. Đây là hệ số trả cổ tức khá cao. Như vậy, một phần lớn lợi nhuận sau thuế của các công ty thủy sản được phân phối cho cổ đông, chỉ có phần nhỏ lợi nhuận sau thuế được lưu giữ tại công ty. Tuy nhiên, đi sâu xem xét có thể thấy một trong những nguyên nhân sâu sa khiến cho hệ số trả cổ tức của các công ty này cao là bắt nguồn ở chỗ hiệu quả kinh doanh của các công ty thủy sản niêm yết ở nhiều năm trong giai đoạn vừa qua khá thấp, thể hiện rõ nhất là trong 3 năm 2015, 2016 và năm 2017, chỉ tiêu ROA bình quân năm của các công ty thủy sản niêm yết 97 chỉ đạt được là 1,97% và từ đó khiến cho thu nhập 1 cổ phần bình quân của các công ty này trong 3 năm cũng khá thấp chỉ là 1.383 đồng/cổ phần. Với mức thu nhập 1 cổ phần như vậy, nếu công ty thủy sản dành trả cổ tức cho cổ đông một số tiền không lớn so với mức cổ tức trung bình của nhiều công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chẳng hạn 1.000 đồng/cổ phần thì hệ số trả cổ tức của công ty thủy sản đã ở mức khá cao là trên 0,7. - Trong giai đoạn 2010 – 2011, hệ số trả cổ tức của các công ty thủy sản phổ biến trong khoảng từ 0,4 đến cận 0,7. Ở trong mức này, năm 2010, 2011 có lần lượt là 6 công ty chiếm tỷ lệ 42,9% và 7 công ty chiếm tỷ lệ 50%. Trong giai đoạn này, mức cổ tức 1 cổ phần bình quân của các công ty thủy sản là khá cao, cả 2 năm mức cổ tức 1 cổ phần bình quân đều trên 2.000 đồng, nhưng mức thu nhập 1 cổ phần bình quân cũng ở mức cao, vì vậy, hệ số trả cổ tức của phần lớn công ty đều ở mức vừa phải. - Trong giai đoạn 2012 – 2016, hệ số trả cổ tức của phần lớn công ty thủy sản niêm yết đều ở mức trên 0,7 trở lên. Trong 3 năm liền năm 2012, 2013 và 2014, hệ số trả cổ tức trên 0,7 mỗi năm đều có 6 công ty tương ứng với tỷ lệ là 42,9%; Năm 2015 và năm 2016 con số này lần lượt là 8 công ty và 7 công ty với tỷ lệ tương ứng là 57% và 50%. Sở dĩ, có tình trạng này như một phần đã đề cập ở phần trên, trong giai đoạn này hiệu quả kinh doanh của các công ty này không cao, thu nhập 1 cổ phần (EPS) ở mức thấp, nhưng công ty không muốn đánh mất đi hình ảnh của mình trước các nhà đầu tư, vì thế phần lớn các công ty này đều cố gắng duy trì mức cổ tức đã trả cho các cổ đông như ở những năm trước đó. Điều này cũng là lời giải cho một số công ty tại sao có hệ số trả cổ tức lớn 1,0. Điển hình cho tình trạng này là CTCP Thủy sản Mekong, suốt từ năm 2012 đến 2017 hệ số trả cổ tức của công ty này đều lớn hơn 1,0 chẳng hạn hệ số này năm 2015 của Công ty là 2,66. Nếu thoạt nhìn thì điều này dường như là một sự vô lý nhưng xem xét kỹ thì đây cũng là điều có thể chấp nhận được. Năm 2015, kết quả kinh doanh của CTCP Thủy sản Mekong quá thấp, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 2,564 tỷ đồng và như vậy EPS chỉ là 226 đồng/cổ phần, Công ty vẫn cố gắng duy trì trả cổ tức ở mức 600 đồng/cổ phần. Để trả cổ tức ở mức này, số tiền đòi hỏi cần phải có là 5,961 tỷ đồng, trong khi đó lợi 98 nhuận sau thuế trong năm chỉ là 2,56 tỷ đồng, tuy nhiên, Công ty vẫn còn nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ở các năm trước tích lũy tính đến thời điểm trước khi phân phối lợi nhuận năm 2015 là 12,02 tỷ đồng. Tương tự tình hình như vậy, một số công ty khác có hệ số trả cổ tức lơn hơn 1,0 như CTCP Nam Việt - Trong giai đoạn 2017 – 2018, một số công ty thủy sản thu được lợi nhuận không lớn, một số khác bị lỗ; những công ty này không trả cổ tức cho cổ đông. Do vậy, trong 2 năm này chỉ có 6 đến 7 công ty thực hiện trả cổ tức cho cổ đông; vì thế hệ số trả cổ tức ở 2 năm này của các công ty thủy sản niêm yết là khá thấp. Để thấy rõ hơn về hệ số trả cổ tức của các công ty thủy sản niêm yết trong giai đoạn vừa qua có thể xem xét thêm hệ số trả cổ tức của các công ty này theo quy mô vốn và hiệu quả kinh doanh. Tình hình về hệ số trả cổ tức của các công ty thủy sản niêm yết theo quy mô và hiệu quả kinh doanh được thể hiện ở bảng 2.9 và phụ lục số 14. Bảng 2.9: Hệ số trả cổ tức của các công ty thủy sản niêm yết phân theo quy mô và hiệu quả, giai đoạn 2010 - 2018 Nhóm công ty Công ty theo mã chứng khoán Hệ số trả cổ tức Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Trung bình I. Theo quy mô 1. Công ty quy mô vốn lớn ACL, AGF, ANV, FMC, HVG, TS4, VHC 0,67 0,58 0,86 1,73 0,72 0,89 0,63 0,39 0,18 0,74 2. Công ty quy mô vốn vừa AAM, ABT, SJ1, BLF, CMX, ICF, NGC 0,50 0,95 0,53 0,45 0,37 1,04 0,94 0,96 0,40 0,68 II. Theo hiệu quả kinh doanh 1. DN hiệu quả kinh doanh cao ABT, SJ1, ACL, ANV, FMC, VHC 0,69 0,61 0,89 1,84 0,73 0,59 1,06 0,69 0,53 0,85 2. DN hiệu quả kinh doanh thấp AAM, BLF, CMX, ICF, NGC, AGF, HVG, TS4 0,51 0,89 0,55 0,53 0,40 1,24 0,59 0,66 0,11 0,61 Hệ số chi trả cổ tức năm của các công ty thủy sản niêm yết 0,59 0,77 0,69 1,09 0,54 0,97 0,79 0,67 0,29 0,71 Nguồn: Tính toán từ BCTN của các công ty thủy sản niêm yết [4] 99 Qua bảng trên và phụ lục số 14 cho thấy các công ty quy mô lớn có hệ số trả cổ tức bình quân lớn hơn so với các công ty quy mô vừa, tuy nhiên số chênh lệch đó là không lớn. Mặt khác, trong 7 công ty thủy sản có quy mô lớn chỉ thực sự có 2 công ty có hệ số trả cổ tức cao hơn hệ số trả cổ tức trung bình của các công ty thủy sản niêm yết, đó là CTCP Nam Việt và CTCP Thực phẩm Sao Ta, còn lại có tới 5 công ty quy mô lớn nhưng có hệ số trả cổ tức thấp hơn mức trung bình của ngành như CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long, CTCP Vĩnh Hoàn, CTCP Thủy sản số 4... Qua đó cho thấy, quy mô kinh doanh không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hệ số trả cổ tức của các công ty thủy sản niêm yết. Nhìn chung, các công ty thủy sản niêm yết có hiệu quả kinh doanh cao có hệ số trả cổ tức cao hơn khá rõ so với các công ty thủy sản niêm yết có hiệu quả kinh doanh thấp, hệ số trả cổ tức bình quân của các công ty này lần lượt là 0,85 và 0,61. Phần lớn các công ty thủy sản có hiệu quả kinh doanh cao thường dễ dàng tiếp cận các nguồn tài chính để huy động vốn cho đầu tư; mặt khác, các công ty cũng muốn duy trì một mức cổ tức khả quan để lôi cuốn các nhà đầu tư chẳng hạn như CTCP Thực Phẩm Sao Ta và CTCP Nam Việt Và một điều đáng chú ý là CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến tre là công ty quy mô vừa, có hiệu quả kinh doanh khá cao và hệ số trung bình trả cổ tức cũng rất cao với mức là 0,89. Tuy nhiên, cũng có một số ít công ty thủy sản có hiệu quả kinh doanh cao nhưng hệ số trả cổ tức chỉ ở mức vừa phải; những công ty có sự kết hợp giải quyết khá tốt mối quan hệ giữa việc trả cổ tức cho cổ đông và phần lợi nhuận để lại tái đầu tư chẳng hạn như CTCP Vĩnh Hoàn, CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long hệ số trả cổ tức của 2 công ty này lần lượt là 0,51 và 0,34. Đối với các công ty thủy sản niêm yết hiệu quả kinh doanh thấp, ngoại trừ CTCP Thủy sản Mekong có hệ số trả cổ tức khá cao với lý do đã nêu ở phần trên, phần lớn các công ty còn lại đều có hệ số trả cổ tức ở mức thấp bởi lẽ trong nhiều năm các công ty này thu được lợi nhuận sau thuế không lớn; mặt khác, nguồn lực tài chính cho đầu tư cũng như cho hoạt động kinh doanh bị hạn chế, vì thế số lợi nhuận sau thuế thu được không lớn được các công ty này chủ yếu để lại đầu tư hoặc nếu có chia cổ tức thì cũng chia ở mức thấp như CTCP Thủy sản Bạc Liêu, CTCP 100 chế biến thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền Qua phần phân tích cho thấy hiệu quả kinh doanh là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến hệ số trả cổ tức của các công ty cổ phần thủy sản niêm yết. 2.2.5. Mô hình chính sách cổ tức Chính sách cổ tức là một trong ba chính sách tài chính có tính chất chiến lược của công ty cổ phần. Tuy nhiên, việc xây dựng và thực hiện chính sách cổ tức của một công ty cổ phần chủ yếu phụ thuộc vào sự nhận thức tầm quan trọng và trình độ năng lực của đội ngũ lãnh đạo và quản trị công ty. Trong phần khảo sát (câu 1 và câu 2 phần II) đã cho thấy có 14/14 công ty cho rằng xây dựng mô hình chính sách cổ tức là cần thiết và hữu ích tuy nhiên chỉ có 10/14 công ty thực hiện xây dựng mô hình chính sách cổ tức (Phụ lục số 02). Phần lớn những câu trả lời cũng nhất trí là Hội đồng quản trị công ty là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng mô hình chính sách cổ tức và đề trình thông qua Đại hội đồng cổ đông; chỉ có một số ít ý kiến cho rằng việc xây dựng mô hình chính sách cổ tức là thuộc trách nhiệm của kế toán trưởng và bộ phận kế toán – tài chính của công ty, sau đó được thông qua Đại hội đồng cổ đông. Qua xem xét thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần thủy sản niêm yết cho thấy đại bộ phận các công ty thủy sản niêm yết bước đầu đã xây dựng và thực hiện một mô hình chính sách cổ tức nhất định. Mỗi công ty cổ phần thủy sản niêm yết có sự khác nhau về quy mô, về chiếc lược đầu tư và hiệu quả kinh doanh nên cũng có sự chọn lựa, theo đuổi mô hình chính sách cổ tức khác nhau. Mặt khác, do trình độ, năng lực của đội ngũ lãnh đạo và quản trị công ty có sự khác nhau nhất định nên cùng một mô hình chính sách cổ tức nhưng mức độ thực hiện mô hình đó ở mỗi công ty cũng có sự khác nhau. Trong giai đoạn 2010 – 2018, phần lớn các công ty cổ phần thủy sản niêm yết bước đầu đã xây dựng và thực hiện mô hình chính sách cổ tức nhất định: Mô hình chính sách ổn định cổ tức, mô hình chính sách thặng dư cổ tức, mô hình chính sách cổ tức cố định ở mức thấp và chia thêm cổ tức vào cuối năm. 101 Phần sau đây là những nét chủ yếu về thực trạng về mô hình chính sách cổ tức mà các công ty thủy sản niêm yết lựa chọn và thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2018. 2.2.5.1. Nhóm công ty theo mô hình chính sách ổn định cổ tức Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2018, có thể nhận thấy phần lớn các công ty cổ phần thủy sản niêm yết chọn lựa và thực hiện theo mô hình chính sách ổn định cổ tức. Trong đó, bao gồm các công ty: - Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (ABT) Đây là công ty thủy sản quy mô vừa, có hiệu quả kinh doanh khá cao, trong giai đoạn 2010 – 2018, ROA trung bình của Công ty ở mức 12,2%/năm. CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre theo đuổi mô hình chính sách ổn định cổ tức. Với hiệu quả kinh doanh cao, ABT đã duy trì trả cổ tức liên tục và trả cổ tức ở mức khá cao. Trong giai đoạn 2010 – 2014, mức cổ tức 1 cổ phần của công ty trong suốt các năm này là 6.000 đồng; giai đoạn 2015 – 2018, hiệu quả kinh doanh của ABT bị giảm sút, mức cổ tức dao động trong khoảng 4.500 đồng – 5.000 đồng. - Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV) Là một trong những công ty thủy sản có quy mô lớn, nằm trong tốp công ty thủy sản có hiệu quả cao, nhưng Công ty thực sự đạt được hiệu quả khá cao là trong 2 năm gần đây năm 2017 và năm 2018. Đây cũng là một trong những công ty thủy sản niêm yết kiên trì theo đuổi mô hình chính sách ổn định cổ tức. Giai đoạn từ 2010 đến 2016, mặc dù lợi nhuận sau thuế của ANV có sự dao động khá lớn nhưng hầu như Công ty duy trì trả cổ tức liên tục với mức cổ tức đều đặn hàng năm là 900 đồng/cổ phần chẳng hạn năm 2013, do những khó khăn nhất định Công ty chỉ thu được lợi nhuận sau thuế là 6,73 tỷ đồng bằng 9,5% kế hoạch, nhưng Công ty vẫn cố gắng duy trì trả cổ tức ở mức 900 đồng/cổ phần; để trả cổ tức với mức như vậy Công ty phải chi ra 59,04 tỷ đồng, gần gấp 8,8 lần số lợi nhuận sau thuế thu được trong năm. Sở dĩ, CTCP Nam Việt có thể thực hiện trả cổ tức như vậy bởi lẽ, những năm đạt được được lợi nhuận cao như năm 2011, năm 2012 Công ty vẫn chỉ trả cổ tức ở mức 900 đồng/cổ phần, số lợi nhuận còn lại chưa phân phối được tích lũy lại để duy trì trả cổ tức cho cổ đông ở những năm lợi nhuận sau thuế chỉ đạt ở mức 102 thấp (theo Báo cáo tài chính và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của ANV 2013 và 2014 [3]). Giai đoạn năm 2017 – 2018, Công ty đã có bước tiến vượt bậc, đạt được sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đầy ngoạn mục; lợi nhuận sau thuế 2 năm lần lượt là 142,36 tỷ và 600 tỷ. Tuy nhiên Công ty cũng chỉ điều chỉnh cổ tức lên mức 1.200 – 1.500 đồng/cổ phần. - Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu (SJ1) Là công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thủy sản, có quy mô vừa nhưng những năm gần đây quy mô vốn kinh doanh của SJ1 gia tăng mạnh mẽ. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2018, CTCP Nông nghiệp Hùng Hậu xây dựng và thực hiện mô hình chính sách ổn định cổ tức. Ngoại trừ năm 2010, Công ty trả cổ tức ở mức 2.000 đồng/cổ phần, ở các năm còn lại SJ1 trả cổ tức liên tục với mức cổ tức dao động trong khoảng 1.200 đồng – 1.500đồng/cổ phần; hệ số trả cổ tức xoay xung quanh mức 0,62. - Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong (AAM) Đây là công ty cổ phần thủy sản niêm yết có quy mô vừa. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2017, hiệu quả kinh doanh của AAM bị sụt giảm liên tục và chỉ được cải thiện ở năm 2018. Tuy nhiên, về mặt cổ tức, AAM theo đuổi mô hình chính sách ổn định cổ tức. Trong suốt những năm từ 2010 – 2018, Công ty luôn cố gắng trả cổ tức liên tục; ngay cả những năm lợi nhuận sau thuế thu được khá thấp như năm 2016 và năm 2017 Công ty vẫn duy trì trả cổ tức cho cổ đông ở mức 500 đồng/cổ phần. Như phần trên đã nêu, sở dĩ AAM thực hiện được việc trả cổ tức như vậy, bởi vì ở những năm thu được lợi nhuận ở mức cao công ty đã lưu giữ một bộ phận lợi nhuận chưa phân phối và tích lũy lại để có thể trả cổ tức cho cổ đông ở những năm công ty có thu nhập thấp. - Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF) Là một trong những công ty thủy sản lớn. Về cơ bản AGF, xây dựng và thực hiện theo mô hình chính sách cổ tức ổn định. Trong 2 năm 2010 và 2011, thu được lợi nhuận sau thuế khả quan Công ty đã trả cổ tức ở mức 2.000 đồng/cổ phần. Từ năm 2012 đến năm 2014, do hiệu quả kinh doanh suy giảm đã buộc Công ty phải điều chỉnh mức trả cổ tức trong những năm này ở mức 1.000 đồng/cổ phần. 103 Từ năm 2015, AGF mở rộng nhanh quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng quy mô tập trung vào việc mở rộng nhà máy chế biến cá và mở rộng vùng nuôi trồng thủy sản và chủ yếu lại dựa vào vốn vay. Việc đầu tư quá mức vào tài sản cố định, thêm vào đó triển vọng kinh doanh kém sáng sủa khiến cho các ngân hàng thương mại thắt chặt tín dụng ngắn hạn đối với AGF; từ đó, dẫn đến tình trạng công ty thiếu vốn lưu động phục vụ cho sản xuất. Công ty rơi vào tình trạng các vùng nuôi thủy sản thiếu thức ăn dẫn đến giá thành nuôi cao, thiếu vốn để mua nguyên liệu từ bên ngoài cho sản xuất. Việc thiếu hụt nguyên liệu dẫn đến không có sản phẩm để cung cấp cho thị trường vào những lúc giá xuất khẩu tăng cao, lỡ mất thời cơ. Chính vì những lý do chủ yếu nêu trên đã khiến cho AGF năm 2015 đã bị lỗ nhẹ, năm 2016 tuy có thu được lợi nhuận nhưng không đáng kể; nhưng 2 năm liên tiếp 2017 và 2018 Công ty bị thua lỗ nặng nề, mỗi năm bị lỗ gần 200 tỷ. Và vì thế, trong ba năm liên tiếp năm 2016, 2017 và 2018 Công ty không trả được cổ tức cho cổ đông. Từ những điều nêu trên cho thấy trong những năm vừa qua, mặc dù AGF đã theo đuổi mô hình chính sách ổn định cổ tức, tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan mà trong đó có sự sai lầm trong chiến lược đầu tư và kéo theo là sai lầm trong chiến lược tài trợ đã dẫn đến sự đổ vỡ trong việc thực hiện chính sách cổ tức của Công ty. - Công ty cổ phần Thủy sản Hùng Vương (HVG) Là một trong những công ty thủy sản có quy mô lớn hàng đầu ở Việt Nam. Qua khảo sát cho thấy, dự kiến của CTCP Thủy sản Hùng vương trong chính sách cổ tức là theo hướng mô hình ổn định cổ tức. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mô hình này từ năm 2010 đên năm 2018, do những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan Công ty đã có những điều chỉnh và có thể chia thành các giai đoạn khác nhau. Giai đoan từ năm 2010 – 2011, do có hiệu quả kinh doanh tương đối cao nên mức cổ tức hàng năm của Công ty là 3.000 đồng/cổ phần. Giai đoạn năm 2012 – 2015, trong giai đoạn này, quy mô kinh doanh của Công ty tăng lên; vốn kinh doanh và doanh thu đều gia tăng; nhưng hiệu quả kinh doanh lại giảm sút ROA và ROE của công ty đều sụt giảm. Ngoài trừ năm 2012 mức cổ tức là 1.000 đồng/cổ phần, các 104 năm còn lại trong giai đoạn này Công ty vẫn cố gắng duy trì trả cổ tức liên tục ở mức 2.000 đồng/cổ phần. Giai đoạn 2016 – 2018, quy mô kinh doanh của HVG vẫn tăng nhanh, năm 2016 vốn kinh doanh của Công ty đạt mức kỷ lục trên 15.524 tỷ đồng gấp gần 3.4 lần so với năm 2010. Tuy nhiên, với việc tăng quy mô quá nhanh và nhất là việc tăng quy mô đó lại dựa chủ yếu vào vốn vay khiến cho Công ty phải chịu chi phí lãi vay rất lớn và chịu áp lực lớn về trả nợ gốc. Mặt khác, CTCP Thủy sản Hùng Vương bị áp thuế chống bán phá giá khá cao từ đó không xuất hàng vào được thị trường Mỹ; thêm vào đó việc mở rộng diện tích nuôi cá quá nhanh, năm 2016 Công ty lại chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mà vùng nuôi trồng chủ yếu của Công ty là nằm trong đó. Chính vì những điều đó đã khiến cho CTCP Thủy sản Hùng Vương trong hai năm liên tiếp 2016 và 2017 bị thua lỗ, nhất là năm 2017 bị lỗ nặng lề, số lỗ lên tới trên 712 tỷ đồng; năm 2018 có thu được lợi nhuận, nhưng số lợi nhuận không lớn chỉ trên 1,5 tỷ đồng. Với hiệu quả kinh doanh quá thấp đã khiến cho CTCP Thủy sản Hùng Vương trong 3 năm liên tiếp 2016, 2017 và 2018 đã không thể trả cổ tức cho cổ đông. Ở đây, có thể thấy CTCP Thủy sản Hùng Vương đã cổ gắng theo đuổi chính sách ổn định cổ tức, tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan khiến cho công ty trong năm 2016, 2017 và 2018 không trả được cổ tức cho cổ dông. 2.2.5.2. Nhóm công ty theo mô hình chính sách cổ tức thặng dư Trong giai đoạn năm 2010 – 2018, một số công ty thủy sản niêm yết có xu hướng theo mô hình chính sách cổ tức thặng dư. Các công ty này không phải thực hiện một cách chặt chẽ chính sách thặng dư theo đúng nguyên nghĩa. Ở đây, đề cập đến xu hướng theo mô hình chính sách cổ tức thăng dư là muốn nhấn mạnh đến khía cạnh các công ty có sự chú trọng nhiều hơn đến việc giữ lại lợi nhuận để lại tái đầu tư trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của công ty. Thuộc về nhóm này có các công ty như CTCP Vĩnh Hoàn, CTCP Thủy sản Bạc Liêu. - Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) 105 Đây là một trong những công ty nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra hàng đầu ở Việt Nam. Quy mô kinh doanh của công ty không ngừng tăng trưởng. Năm 2018, vốn kinh doanh đạt mức cao nhất là trên 5.670 tỷ đồng và doanh thu thuần cũng đạt mức kỷ lục là trên 9.271 tỷ đồng. Nhờ chiến lược phát triển đúng, CTCP Vĩnh Hoàn nhiều năm nay đều được hưởng thuế chống bán phá giá do Bộ Thương mại Mỹ xác định cho Vĩnh Hoàn là 0%, trong khi đó nhiều công ty thủy sản Việt Nam phải chịu mức thuế rất cao khi bán hàng vào thị trường Mỹ. Việc được hưởng lợi thuế chống bán phá giá ở mức 0% cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu giúp cho Công ty đạt hiệu quả kinh doanh khá cao, năm 2018 lợi nhuận sau thuế của VHC đạt được con số ấn tượng lần đầu tiên thu được trên 1.442 tỷ đồng. Xem xét việc chia cổ tức từ năm 2010 đến 2018 cho thấy, về cơ bản CTCP Vĩnh Hoàn đã lựa chọn và thực hiện chính sách cổ tức theo kiểu mô hình thặng dư cổ tức. Hầu như công ty chú trọng giữ lại lợi nhuận để lại tái đầu tư hơn là trả cổ tức, chẳng hạn từ năm 2015 đến năm 2018, lợi nhuận sau thuế đạt được khá cao nhưng cổ tức trả cho cổ đông chỉ ở mức khiêm tốn; mức cổ tức 1 cổ phần từ 2015 đến 2018 lần lược là 1.500 đồng, 2.500 đồng, 2.000 đồng, 4.000 đồng. Điều đó được thể hiện rõ hơn ở hệ số trả cổ tức của Công ty. Hệ số trả cổ tức của CTCP Vĩnh Hoàn là khá thấp, nhất là giai đoạn từ năm 2015 – 2018, trong giai đoạn này hệ số trả cổ tức của Công ty: Năm 2015 là 0,42; năm 2016 là 0,34; năm 2017 là 0,31; năm 2018 như đã nêu trên mức cổ tức là 4.000 đồng/cổ phần nhưng hệ số trả cổ tức chỉ ở mức là 0,26. Với hệ trả cổ tức ở mức khá thấp trong các năm đã giúp cho công ty có được số lợi nhuận sau thuế tương đối lớn để lại tái đầu tư. Chính vì vậy, mặc dù công ty mở rộng quy mô khá nhanh, vốn kinh doanh năm 2018 lớn gấp 3,4 lần năm 2010 nhưng tình hình tài chính của Công ty vẫn vững chắc, hệ số nợ của công ty trong các năm từ 2010 đến 2018 đều ở mức thấp, nhất là 3 năm gần đây 2016 đến 2018 hệ số nợ lần lượt là 0,46; 0,42; 0,36. Điều đó cho thấy việc tăng trưởng quy mô kinh doanh của công ty Vĩnh Hoàn chủ yếu dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu. Đây cũng là kết quả của việc chú trọng để lại lợi nhuận tái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_co_tuc_cua_cac_doanh_nghiep_thuy_san_niem.pdf
Tài liệu liên quan