Luận văn Giải pháp khai thác nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.vii

MỤC LỤC . viii

PHẦN I. MỞ ĐẦU .1

1.Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục đích nghiên cứu:.3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4

4. Phương pháp nghiên cứu .4

5. Kết cấu luận văn:.5

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI VÀ

HOẠT ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI .6

TẠI VIỆT NAM.6

1.1TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC PCPNN TẠI VIỆT NAM.6

1.1.1.Khái niệm chung: .6

1.1.2.Phân loại tổ chức PCPNN: .9

1.1.3.Vai trò:.10

1.1.4.Tổ chức, phương thức hoạt động và hình thức viện trợ.11

1.2. HOẠT ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM11

1.2.1. Những cột mốc viện trợ PCPNN tại Việt Nam:.11

1.2.2. Tác động hữu cơ của ODA đối với viện trợ PCPNN:.16

1.2.3. Những thiện chí chính trị của các TCPCPNN đối với Việt Nam .17

1.2.4. Viện trợ PCPNN bổ túc cho yếu tố công bằng xã hội .18

1.2.5. Bộ máy quản lý và tiếp nhận viện trợ PCPNN tại Việt Nam.19

 

pdf110 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp khai thác nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp/chứng chỉ nghề 2,9%). Còn lại phần lớn là lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 74%. Phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp (năm 2012 chiếm tỷ lệ 55%);lao động trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu lao động xã hội. 2.1.5 Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2011 – 2015 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP) bình quân 5 năm là 8,913%. - Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh (theo GDP): + Công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 43 - 45%. + Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 34 - 36%. + Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 20 - 22%. - GDP bình quân đầu người đạt 34 - 35 triệu đồng, tương đương 1.650 – 1.700 USD, gấp hơn 2 lần năm 2010. - Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân hàng năm tăng trên 17%; năm 2015 đạt 1.700 - 1.800 tỷ đồng. - Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 17,6%; năm 2015 đạt 100 triệu USD. - Sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 23 - 23,5 vạn tấn. - Tổng viện trợ đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm đạt khoảng 45.000 tỷ đồng. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 2,5 - 3%. - Tạo việc làm mới hàng năm cho 9.500 lao động; trong đó, tạo việc làm mới tại địa phương hàng năm trên 7.000 lao động. Trư ờn Đạ i ọ c K inh tế H uế 35 - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%; trong đó, đào tạo nghề trên 33%. - Phấn đấu đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2013. - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 17%. - Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch ở thành thị trên 95%; sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 90%. - Phấn đấu đến năm 2015 có trên 15% số xã đạt tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. - Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt xấp xỉ 50%. 2.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ 2.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương hiện hành: 2.2.1.1Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương Thực hiện chủ trương và chính sách của Nhà nước ta về mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá, để tạo điều kiện cho các hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam được tiến hành có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực và phù hợp với luật pháp và tập quán Việt Nam. Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương liên quan đến công tác Phi chính phủ nước ngoài hiện hành bao gồm: Chỉ thị số 11/2002/CT-TTg ngày 17/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 24 tháng 01 năm 2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng về công tác phi chính phủ nước ngoài; Quyết định số 295-QĐ/TW ngày 23 tháng 3 năm 2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thống nhất các hoạt động đối ngoại của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ Tr ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 36 về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số 05/2012/TT-BNG ngày 12/11/2012 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; Nghị định 85/1998/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức và cá nhân nước ngoài; Quyết định số 765/2013/QĐ-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Uỷ ban Công tác về các tổ chức PCPNN; Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg , ngày 10/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2017” . Mặc dù chưa thực sự đầy đủ và một số nội dung còn chồng chéo, tuy nhiên các văn bản trên đã thể hiện sự công nhận chính thức đối với sự có mặt của các TCPCPNN tại Việt Nam và tạo dựng một hành lang pháp lý và cơ chế trong việc phối hợp, hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức này. Để quản lý tốt hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện đất nước còn khó khăn, Chính phủ ta đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp qui để tạo môi truờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức PCPNN nước ngoài tại Việt Nam và với những tổ chức PCPNN nước ngoài hay cá Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 37 nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả cho các chương trình phát triển và nhân đạo tại Việt Nam đều được nhân dân và Nhà nước ta hoan nghênh và ghi công. 2.2.1.2.Các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương: Trong lĩnh vực công tác phi chính phủ nước ngoài, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành các văn bản pháp lý như sau: Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 17/10/2007 của Tỉnh ủy Quảng Trị về tăng cường công tác đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế đến năm 2010, có tính đến 2015. Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 18/10/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 7/6/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 2.2.1.3 Bộ máy vận động, thu hút, tiếp nhận và quản lý viện trợ PCPNN tại địa phương Đối với công tác quản lý nhà nước về PCPNN tại địa phương, UBND tỉnh Quảng Trị đã phân công chức năng, nhiệm vụ cho 2 cơ quan chủ yếu là Sở Ngoại vụ và Sở Kế hoạch & Đầu tư, trong đó Sở Ngoại vụ đóng vai trò là cơ quan chủ trì việc “vận động, khai thác nguồn viện trợ PCPNN” và Sở Kế hoạch & Đầu tư có vai trò là cơ quan chủ trì trong việc “ quản lý nguồn viện trợ”. Cụ thể như sau: Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối tham mưu UBND tỉnh về công tác thu hút, vận động, tiếp nhận viện trợ và quản lý nhà nước hoạt động của các tổ chức PCPNN, có trách nhiệm:  Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Ủy Ban Công tác về các tổ chức PCPNN, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan thẩm định tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến thực hiện chương trình/dự án PCPNN tại địa phương.  Thẩm định, đề nghị Ủy Ban Công tác về các tổ chức PCPNN xem xét cấp, Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 38 gia hạn, bổ sung, sửa đổi Giấy phép hoạt động/Giấy phép mở Văn phòng dự án/Giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho các tổ chức PCPNN có địa bàn hoạt động tại Quảng Trị; Xác nhận đăng ký hoạt động (đối với các tổ chức đã được cấp giấy phép hoạt động tại Quảng Trị); Phối hợp với các cơ quan chức năng định kỳ kiểm tra hoạt động của các văn phòng dự án PCPNN tại địa phương.  Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai công tác tuyên truyền, hướng dẫn các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về công tác PCPNN, công tác viện trợ PCPNN.  Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng hướng dẫn các cá nhân, tổ chức nước ngoài về các vấn đề liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú và giải quyết các vấn đề liên quan theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế.  Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tuyển chọn, sử dụng, quản lý, và thực hiện các chính sách đối với người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức PCPNN, các chương trình, dự án do các tổ chức PCPNN tài trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo Nghị định 85/2001/NĐ-CP ngày 20/10/1998 của Chính phủ. Sở Kế hoạch và Đầu tư – Cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài có nhiệm vụ:  Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt, quản lý các dự án theo hướng thuận lợi nhất cho các chủ dự án và các tổ chức PCPNN.  Chủ trì đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN.  Chủ trì thiết lập hệ thống thông tin quản lý viện trợ từ cấp tỉnh đến cơ sở; xây dựng trung tâm dữ liệu kinh tế xã hội và thông tin về các dự án, xây dựng cơ chế chia sẽ thông tin để các chủ dự án, các tổ chức PCPNN và người hưởng lợi có đầy đủ thông tin cần quan tâm liên quan đến dự án.  Phối hợp với Sở Tài chính lập kế hoạch viện trợ chuẩn bị đầu tư, viện trợ đối ứng cho các chương trình, dự án hàng năm báo cáo UBND tỉnh xem xét.  Định kỳ 6 tháng và cuối năm báo cáo UBND tỉnh và Ủy Ban công tác về các tổ chức PCPNN công tác quản lý viện trợ của các tổ chức PCPNN trên địa bàn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 39 2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC VIỆN TRỢ PCPNN TẠI QUẢNG TRỊ TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2012 2.3.1 Thành quả đạt được: Những năm qua, cùng với xu thế đổi mới và mở cửa của cả nước, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Trị đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực: quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, các lĩnh vực văn hóa xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Mặc dù vậy, Quảng Trị vẫn còn là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại còn nặng nề, xuất phát điểm thấp, thiên tai ( bão, lũ, hạn hán, sụt lỡ đất...) thường xuyên xảy ra, thu hút viện trợ đầu tư phát triển, thu ngân sách của tỉnh đạt mức thấp so với các tỉnh, thành khác trong khu vực. Đời sống của một số bộ phận nhân dân nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh năm 2012 chỉ đạt 23,8 triệu đồng/năm, thấp dưới mức thu nhập bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn đang ở mức 20 % (theo tiêu chí mới) [15]. Trong bối cảnh đó, để đẩy mạnh phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, việc thu hút các nguồn viện trợ đầu tư, đặc biệt là các nguồn viện trợ từ các tổ chức quốc tế có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 2.3.1.1 .Tình hình khai thác nguồn viện trợ PCPNN tại địa phương trong 5 năm qua Trong những năm qua, việc huy động và sử dụng nguồn viện trợ PCPNN đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh và xóa đói giảm nghèo của tỉnh Quảng Trị. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh Quảng Trị đã có quan hệ hợp tác trên 40 tổ chức quốc tế và tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, trong đó có 14 tổ chức đặt văn phòng dự án với trên 250 nhân viên với mức lương trung bình 400 USD/tháng hoạt động Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H u 40 để triển khai nhiều chương trình, dự án trên các lĩnh vực: phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, rà phá bom mìn và vật liệu nổ, giáo dục ý thức phòng tránh tai nạn bom mìn, nâng cao điều kiện chăm sóc, y tế và giáo dục, tăng cường năng lực lập kế hoạch cấp xã, giải quyết các vấn đề xã hội Cùng với các nguồn đầu tư nước ngoài khác, quá trình khai thác nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đóng góp tích cực vào tổng mức đầu tư toàn xã hội, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong giai đoạn từ 2002-2012, tổng giá trị các dự án viện trợ không hoàn lại do các tổ chức NGO tài trợ cho Quảng Trị đạt trên 87 triệu USD, tương đương với 1,827 nghìn tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 5 năm (2008 - 2012), tỉnh Quảng Trị đã thu hút được các dự án PCPNN với tổng viện trợ 48,718,318.66 USD, tương đương 1,023,084,691,860 đồng, chưa kể một số dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2005 – 2007 [11] . Bảng 2.1: Tình hình tăng trưởng nguồn viện trợ PCPNN vào Quảng Trị Thời gian Giá trị viện trợ cam kết ( USD ) Giá trị viện trợ cam kết ( VND ) Số lượng các tổ chức PCPNN đã vận động Năm 2008 7,650,600.42 160,662,608,820 33 Năm 2009 6,530,079.23 137,131,663,830 32 Năm 2010 15,583,973.46 327,263,442,660 25 Năm 2011 14,509,360.00 304,696,560,000 28 Năm 2012 4,444,305.55 93,330,416,550 19 Tổng cộng 48,718,318.66 1,023,084,691,860 (Nguồn: Báo cáo của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị)Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế 41 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 16,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 (Nguồn: Báo cáo của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị) Biểu đồ 2.1: Tình hình tăng trưởng nguồn viện trợ PCPNN vào Quảng Trị Từ Bảng và biểu đồ 2.1 chúng ta có thể thấy rằng: năm 2008 – 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên nguồn viện trợ hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị đã giảm đáng kể. Vì vậy, tỉnh đã chỉ đạo các Sở ban ngành địa phương tích cực chủ động xây dựng kế hoạch, đề án để vận động, kêu gọi viện trợ PCPNN. Chủ trương này đã được đi đúng định hướng nên năm 2010 – 2011, nguồn viện trợ đã quay trở lại Quảng Trị với ngân sách tăng vượt bậc. Tuy nhiên, năm 2012, việc Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình cũng đã làm cho các tổ chức PCPNN thay đổi tỷ trọng từ viện trợ về nguồn lực sang giải pháp về phát triển. Hơn nữa Việt Nam không còn thuộc nhóm các nước ưu tiên hỗ trợ của một số nhà tài trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài mà có xu hướng chuyển sang các nước nghèo trong khu vực như Lào, Campuchia, MyanmaDo đó, đây là năm rất khó khăn để vận động, thu hút viện trợ PCPNN tại Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng. * Các lĩnh vực viện trợ PCPNN giai đoạn 2008-2012 như sau: - Khắc phục hậu quả bom mìn gồm các hoạt động: Rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân bom mìn, giáo dục phòng tránh bom mìn, khảo sát mức độ ô nhiễm Trư ờng Đạ học Kin h tế Hu ế 42 - Y tế: Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, nghiên cứu cứu dược phẩm - Giáo dục: hỗ trợ trường học, học bổng, trang thiết bị giáo dục, đào tạo - Phát triển cộng đồng - Nâng cao năng lực: Thích ứng biến đổi khí hậu, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tập huấn - Lĩnh vực khác: hàng viện trợ, khắc phục thiên tai Thông qua Bảng số liệu và biểu đồ 2.2, 2.3 chúng ta thấy rằng: tỉnh Quảng Trị là 01 tỉnh nghèo, khí hậu khắc nghiệt, bị ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh và thiên tai. Do vị trí ở gần sát khu vực phi quân sự, tỉnh Quảng Trị là nơi bị ném bom ác liệt nhất Việt Nam trong chiến tranh. Hơn 83,8% tổng diện tích của tỉnh Quảng Trị còn ô nhiễm bom mìn, so với mức độ ô nhiễm bình quân của cả nước là 20%. Từ năm 1975 đến tháng 12/2012, toàn tỉnh có 7.098 nạn nhân do tai nạn bom mìn (chiếm 1.2% dân số toàn tỉnh), trong đó có 2.640 người bị chết, đáng chú ý 31% nạn nhân là trẻ em [1]. Vì vậy, ngân sách dành cho Phát triển cộng đồng chiếm 42% và khắc phục hậu quả chiến tranh chiếm 29% trong tổng số ngân sách dành cho các lĩnh vực giai đoạn 2008 – 2012. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế 43 Bảng 2.2: Cơ cấu viện trợ PCPNN theo lĩnh vực từng năm 2008 – 2012 Đơn vị tính: USD Lĩnh vực 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng cộng Ngân sách % Ngân sách % Ngân sách % Ngân sách % Ngân sách % Ngân sách % Giáo dục 1,582,868 21 578,541 9 1,250,945 8 1,009,885 7 92,244 2 4,514,483 9 Y tế 527,307 7 407,778 6 1,392,924 9 1,511,599 10 2,076,228 47 5,915,836 12 Phát triển cộng đồng 3,031,344 40 1,635,779 25 10,637,767 68 4,910,016 34 439,061 10 20,653,967 42 KPHQCT 1,362,671 18 3,653,206 56 1,209,281 8 6,421,381 44 1,536,773 35 14,183,312 29 NC năng lực 900,410 12 109,775 2 856,016 5 370,200 3 154,000 3 2,390,401 5 Khác 246,000 3 145,000 2 237,040 2 286,079 2 146,000 3 1,060,119 2 Tổng cộng 7,650,600 100 6,530,079 100 15,583,973 100 14,509,360 100 4,444,306 100 48,718,118 100 (Nguồn: Báo cáo của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 44 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 Giáo dục Y tế PT cộng đồng NC năng lực KPHQCT Khác (Nguồn: Báo cáo của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị) Biểu đồ 2.2: Cơ cấu viện trợ PCPNN theo lĩnh vực từng năm 2008 – 2012 (Nguồn: Báo cáo của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị) Biểu đồ 2.3: Cơ cấu viện trợ PCPNN theo lĩnh vực giai đoạn 2008 – 2012Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 45 2.3.1.2 Số lượng tổ chức PCPNN đang hoạt động tại địa phương theo các quốc tịch Tính đến tháng 12/2012, các nước có tổ chức phi Chính phủ đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bao gồm 13 nước với 41 tổ chức; trong đó đứng đầu là Hoa Kỳ có 14 tổ chức PCPNN chiếm 35% tổng số các nước hỗ trợ tại địa phương, tiếp theo là Anh, Hà Lan và các tổ chức quốc tế đều có 4 tổ chức chiếm 10%, cụ thể như sau: Bảng 2.3: Các nước và các Tổ chức PCPNN có quan hệ hợp tác với tỉnh TT Tên nước Số lượng tổ chức Tỷ lệ % 1 Hoa Kỳ ( 14) ROT, VAP, PTVN, LOTUS, CPI, CRS, EMWF, HDI, GCSF, DOVE, VVMF, BMGF, Renew,KF 35 2 Vương quốc Anh (4) MAG, SCC, HAI, OGB 10 3 CHLB Đức ( 2) Caritas, SODI 5 4 Trung Quốc (3) OHK, CI, Hoàng Khai Thiện 7.5 5 Na Uy (3) NPA, NAV, TMC 5 6 Australia (2) Caritas, AWP 2.5 7 Bỉ (1) HSF 2.5 8 Pháp (1) SFL&SEAFF 2.5 9 Ý (1) AIFO 2.5 10 Hà Lan (4) MCNV, Frehollow, ICCO, Liliane Fonds 10 11 Hàn Quốc (1) Medipeace 2.5 12 Ai Len (1) Irish Aids 2.5 13 Quốc tế (4) Plan, WVI, UN-HABITAT,SC 10 Nguồn: Báo cáo của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng TrịTrư ờng Đạ i họ c inh tế H uế 46 2.3.1.3 Tình hình lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức PCPNN tại Quảng Trị Nhân tố con người đóng vai trò quyết định trong bất cứ tổ chức, cơ quan nào. Đó là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Năng lực của người lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các chương trình dự án do các tổ cức PCPNN tài trợ tại địa phương. Sở Ngoại vụ là cơ quan cung ứng lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức PCPNN tại Quảng Trị. Xác định đây là nguồn nhân lực quan trọng, không những giải quyết công ăn việc làm tại địa phương mà còn góp phần tranh thủ, khai thác nguồn viện trợ PCPNN cho địa phương; vì vậy ngoài việc cung ứng lao động cho các tổ chức PCPNN trên địa bàn, Sở còn làm việc, trao đổi, thương lượng với các tổ chức để đảm bảo quyền lợi cho lao động cũng như phối hợp tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ cho các lao động như: Giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các lao động, phổ biến những chính sách của Đảng và nhà nước, thông báo tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm qua và phương hướng, nhiệm vụ năm tới Ví dụ: Năm 2009, tổ chức MAG (Anh) chưa nhận được viện trợ nhưng Sở đã có sự thảo luận, thương lượng với tổ chức cũng như lao động làm việc tại tổ chức MAG để đi đến thống nhất là vẫn duy trì nhân sự (hơn 100 người), làm việc bán thời gian và lương giảm hơn ½ để khi tìm được nguồn viện trợ không ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Thực tế, năm 2010 khi nhận được nguồn tài trợ, tổ chức MAG đã tiếp tục hoạt động bình thường, không bị xáo trộn về tổ chức, nhân sự nên không ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức. Để thấy được tình hình lao động của các TCPCPNN trong 5 năm qua, chúng ta xem xét các số liệu được tổng hợp qua bảng 2.2 [10] Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 47 Bảng 2.4: Tình hình lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức PCPNN tại Quảng Trị từ 2008 – 2012 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 SL % SL % SL % SL % SL % TS lao động 253 100 240 100 250 100 254 100 257 100 1. Phân theo giới tính Nam 186 73.5 180 75 186 74.4 189 74.4 191 74.3 Nữ 67 26.5 60 25 64 25.6 65 25.6 66 25.7 2. Phân theo tính chất công việc Cán bộ văn phòng 33 13.04 33 13.75 32 12.80 34 13.39 35 13.62 Cán bộ dự án 75 29.64 75 31.25 76 30.40 76 29.92 77 29.96 Cán bộ hiện trường 145 57.31 132 55.00 142 56.80 144 56.69 145 56.42 3. Phân theo trình độ 0.00 Sau Đại học 22 8.70 28 11.67 31 12.40 33 12.99 36 14.01 Đại học 121 47.83 128 53.33 130 52.00 140 55.12 147 57.20 Trung cấp, cao đẳng 32 12.65 34 14.17 39 15.60 37 14.57 34 13.23 Lao động phổ thông 78 30.83 50 20.83 50 20.00 44 17.32 40 15.56 Nguồn: Phòng Quản lý lao động – Sở Ngoại vụ Quảng Trị Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 48 Nói tóm lại, trong bối cảnh vận động, khai thác nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn ưu đãi từ các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam ngày càng khó khăn khi nước ta đã vươn lên ngưỡng các nước có thu nhập trung bình thì những khoản tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có một vai trò hết sức có ý nghĩa, đặc biệt là đối với một địa phương chưa tự chủ được nguồn ngân sách (hơn 2/3 trợ cấp từ Trung ương) và nguồn thu ngân sách đang còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn như Quảng Trị. Theo đánh giá của chính quyền địa phương, những đóng góp của nguồn viện trợ PCPNN đối với sự phát triển của tỉnh bao gồm: Thứ nhất, Các tổ chức PCPNN đã bổ sung một nguồn viện trợ quan trọng cho đầu tư phát triển xã hội: đóng góp khoảng 4% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và bằng khoảng 19.2 % tổng thu ngân sách trên địa bàn trong giai đoạn này. Bảng 2.5: Thống kê các nguồn thu trên địa bàn giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Giá trị viện trợ PCPNN cam kết Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỷ lệ % viện trợ PCPNN/ Tổng thu NSNN Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Tỷ lệ % viện trợ PCPNN/ Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 2008 160 744 21,5 2.922 5,5 2009 137 810 16,9 3.668 3,7 2010 327 950 34,4 4.740 6,9 2011 304 1.336 22,8 6.466 4,7 2012 93 1.468 6,3 7.451 1,2 Tổng cộng 1.021 5.308 19,2 25.247 4,0 Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh Quảng Trị từ năm 2008 – 2012 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 49 Thứ hai, nguồn viện trợ PCPNN hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương, nhất là các xã nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người; Thứ ba, viện trợ PCPNN đã góp phần chuyển giao kỹ thuật hiện đại, phương pháp làm việc, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương; một số dự án tham gia hỗ trợ phát triển thể chế, chính sách. Thứ tư, viện trợ PCPNN đã góp phần giải quyết hậu quả chiến tranh (bom mìn, chất độc da cam...), các vấn đề kinh tế - xã hội (dịch bệnh, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình...), các vấn đề toàn cầu (biến đổi khí hậu, HIV/AIDS...) tăng cường bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Thứ năm, viện trợ PCPNN đã góp phần giúp Quảng Trị thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách đối ngoại. Thông qua quá trình hợp tác triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh, cộng đồng quốc tế từ thực tiễn đã hiểu hơn về chính sách, từ đó ủng hộ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng phát triển. Hình ảnh và vị thế của Quảng Trị ngày được củng cố và nâng cao: Một hình ảnh Quảng Trị anh hùng trong chiến tranh, luôn có khát vọng vươn lên trong hoà bình, một Quảng Trị nghĩa tình, thủy chung và mến khách tiếp tục được tạo dựng, lưu truyền trong nước và quốc tế. 2.3.2. Một số chương trình, dự án tiêu biểu do các tổ chức PCPNN tài trợ tại địa phương 2.3.2.1 Chương trình phát triển vùng Hướng Hóa do tổ chức Tầm nhìn Thế giới quốc tế (WVI) giai đoạn 2008 – 2012 a. Thông tin tổng quát Tổ chức Tầm nhìn thế giới Quốc tế hoạt động tại tỉnh Quảng Trị từ năm 1997 với Chương trình phát triển vùng huyện Triệu Phong. Sau 5 năm hoạt động thí điểm tại huyện Triệu Phong, tổ chức WVI đã mở rộng chương trình phát triển vùng tại các huyện: Vĩnh Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa và năm 2013 là Đakrông ( đã khảo sát năm 2012 và có thư cam kết tài trợ bắt đầu từ năm 2013 ). Trư ờn Đạ i ọ c K i h tế H uế 50 Tổ chức Tầm nhìn Thế giới bắt đầu hoạt động tại huyện Hướng Hóa vào năm 2008 và năm 2012 là năm thực hiện thứ năm, cũng là năm cuối cùng của kế hoạch 05 năm 2008-2012 của Chương trình phát triển vùng (CTPTV) Hướng Hóa. Năm năm qua, CTPTV Hướng Hóa/Tổ chức Tầm nhìn Thế giới đã đầu tư ngân sách hơn 2,500,000 USD (tương đương 52 tỷ đồng VN), thông qua các dự án phát triển nông nghiệp, giáo dục, y tế, quan hệ bảo trợ, nâng cao năng lực, nước sạch vệ sinh, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, hỗ trợ lồng ghép người khuyết tật, phòng chống mua bán người,.. và những hỗ trợ này đã đem lại những tác động tích cực cho trẻ em, gia đình và cộng đồng hưởng lợi từ 06 xã dự án [13]. Bảng 2.6: Các hợp phần/dự án chương trình PTV Hướng Hóa giai đoạn 2008- 2012 Năm hoạt động Các hợp phần/dự án Chương trình PTV Hướng Hóa Tổng ngân sách cam kết (USD) Tổng ngân sách giải ngân (USD) 2008 - Nông nghiệp: = 36.267 USD - Giáo dục = 64.537 USD - Y tế = 45.659 U

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_khai_thac_nguon_vien_tro_phi_chinh_phu_nuoc_ngoai_tren_dia_ban_tinh_quang_tri_4719_1909279.pdf
Tài liệu liên quan