Luận án Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bằng sông Cửu Long

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 3

2.1. Mục đích nghiên cứu . 3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

3.1. Đối tượng nghiên cứu . 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu . 4

4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu . 4

4.1. Câu hỏi nghiên cứu . 4

4.2. Giả thuyết nghiên cứu . 5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 5

5.1. Phương pháp luận . 5

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 5

6. Những đóng góp mới của Luận án . 9

6.1. Về lý luận . 9

6.2. Về thực tiễn . 10

7. Cấu trúc của Luận án . 10

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 11

1.1. Nghiên cứu về chính sách phát triển giáo dục . 11

1.1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu . 11

1.1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu . 22v

1.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển vùng . 23

1.2.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu . 23

1.2.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu . 27

1.3. Nghiên cứu về chính sách phát triển giáo dục vùng

Đồng bằng sông Cửu Long . 28

1.3.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu . 28

1.3.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu . 34

Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT

TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI . 35

2.1. Một số khái niệm liên quan . 35

2.1.1. Chính sách công . 35

2.1.2. Giáo dục . 42

2.1.3. Phát triển giáo dục . 42

2.1.4. Vùng kinh tế - xã hội . 43

2.1.5. Phát triển vùng kinh tế - xã hội . 44

2.1.6. Chính sách phát triển vùng kinh tế - xã hội . 45

2.2. Chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế - xã hội . 46

2.2.1. Khái niệm . 46

2.2.2. Các yếu tố cơ bản của chính sách phát triển giáo dục

vùng kinh tế - xã hội . 47

2.2.3. Vai trò của chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế -

xã hội . 48

2.2.4. Những yêu cầu cơ bản đối với nội dung chính sách phát

triển giáo dục vùng kinh tế - xã hội . 49

2.2.5. Chu trình chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế -

xã hội . 51vi

2.3. Kinh nghiệm phát triển giáo dục ở vùng Đồng bằng

sông Hồng . 69

2.3.1. Giáo dục vùng Đồng bằng sông Hồng . 69

2.3.2. Mục tiêu, định hướng và giải pháp của Nhà nước về phát

triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Hồng . 70

2.3.3. Một số kinh nghiệm phát triển giáo dục của vùng Đồng

bằng sông Hồng . 71

Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

GIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. 74

3.1. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và giáo dục vùng

Đồng bằng sông Cửu Long . 74

3.1.1. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 74

3.1.2. Giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 76

3.1.3. Những trở ngại mang tính đặc thù trong phát triển giáo

dục ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 79

3.2. Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông

Cửu Long từ năm 1999 đến nay . 85

3.2.1. Các yếu tố cơ bản của Chính sách phát triển giáo dục

vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 85

3.2.2. Chu trình Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng

sông Cửu Long . 87

3.2.3. Nội dung cơ bản của các văn bản chính sách chính về phát

triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1999 đến nay . 94

3.3. Đánh giá nội dung các văn bản chính sách chính về

phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 97

3.3.1. Những ưu điểm . 97

3.3.2. Những hạn chế . 103vii

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong nội dung các văn

bản chính sách chính về phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu

Long . 110

3.4. Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục vùng Đồng bằng

sông Cửu Long và yêu cầu hoàn thiện Chính sách phát triển giáo

dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 112

3.4.1. Bối cảnh phát triển và những vấn đề đặt ra đối với giáo

dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 112

3.4.2. Yêu cầu hoàn thiện Chính sách phát triển giáo dục vùng

Đồng bằng sông Cửu Long . 113

Chương 4. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

GIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG . 117

4.1. Định hướng phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông

Cửu Long . 117

4.1.1. Định hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 117

4.1.2. Những định hướng cơ bản trong phát triển giáo dục vùng

Đồng bằng sông Cửu Long . 118

4.2. Giải pháp hoàn thiện Chính sách phát triển giáo dục

vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 121

4.2.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp . 121

4.2.2. Nhóm giải pháp về thực hiện chu trình Chính sách phát

triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 121

4.2.3. Nhóm giải pháp phát huy vai trò của các bên liên quan

trong chu trình Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông

Cửu Long . 132

4.2.4. Nhóm giải pháp về hoàn thiện nội dung Chính sách phát

triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 137

4.3. Kết quả khảo sát các giải pháp đề xuất . 147viii

4.3.1. Kết quả khảo sát các giải pháp về hoạch định Chính sách

phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 147

4.3.2. Kết quả khảo sát các giải pháp về tổ chức thực thi Chính

sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 148

4.3.3. Kết quả khảo sát các giải pháp về đánh giá Chính sách phát

triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 149

4.3.4. Kết quả khảo sát các giải pháp hoàn thiện nội dung Chính

sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 150

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 152

1. Kết luận . 152

2. Kiến nghị . 155

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 158

Phụ lục 1. Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia . 168

Phụ lục 2. Phiếu khảo sát đối với cán bộ, công chức, viên chức . 170

Phụ lục 3. Phiếu khảo sát đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. 175

Phụ lục 4. Phiếu khảo sát đối với học sinh, sinh viên . 180

Phụ lục 5. Phiếu khảo sát đối với doanh nghiệp . 182

Phụ lục 6. Phiếu khảo sát đối với hộ gia đình . 187

pdf219 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi cấp THPT đạt thấp nhất, dưới 50% (bình quân cả nước là 60%). Bên cạnh đó, tình trạng học sinh bỏ học mặc dù đã giảm so với các năm học trước nhưng vẫn còn cao hơn so với cả nước. Năm 2015, tỷ lệ học sinh bỏ học ở vùng ĐBSCL ở bậc THPT: 3,94% (cả nước 1,79%, Tây Bắc 1,99%, Tây Nguyên 1,32%); bậc THCS: 3,26% (cả nước 1,37%, Tây Bắc 1,04%, Tây Nguyên 1,3%); bậc tiểu học: 0,45% (cả nước 0,16%, Tây Bắc 0,1%, Tây Nguyên 0,3%) [9]. Năm 2016, tỷ lệ học sinh bỏ học của 12 tỉnh trong vùng ĐBSCL đã giảm nhưng vẫn còn tương đối cao: bậc THPT là 2,06% (trong đó, Bạc Liêu: 3.50; Kiên Giang: 3,37%; An Giang: 2,95%); bậc THCS là 1,65% (trong đó, Sóc Trăng: 2,73%; Kiên Giang: 2,57%; An Giang: 2,53%); bậc tiểu 86 học là 0,28% (trong đó, Cà Mau, Kiên Giang: 0,56%; An Giang: 0,45%; Sóc Trăng: 0,44%) [10]. Hai là, giáo dục nghề nghiệp chậm phát triển Năm 2015, số trường cao đẳng nghề là 17 trường, đạt 78% (17/22) so với chỉ tiêu đề ra. Số trường trung cấp nghề là 34 trường, đạt 97,14% (34/35 trường) so với mục tiêu đề ra. Tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn. Quy mô tuyển sinh hàng năm chỉ đạt 56%, mới chỉ tập trung vào đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng... Cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo giáo dục nghề nghiệp còn chưa hợp lý. Ba là, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu Tính đến tháng 5/2016, vùng ĐBSCL (trừ thành phố Cần Thơ) còn 1.921 phòng học mượn (trong đó, bậc học mầm non là 1.613 phòng; bậc học tiểu học là 272 phòng; bậc học THCS là 83 phòng; bậc học THPT là 30 phòng; GDTX là 06 phòng). Những địa phương có số phòng học tạm mượn nhiều nhất là Sóc Trăng với 481 phòng học mượn tạm (trong đó, bậc học mầm non là 378 phòng; bậc học tiểu học là 103 phòng); An Giang với 259 phòng học mượn tạm ở bậc học mầm non; Trà Vinh với 242 phòng học mượn tạm (trong đó, bậc học mầm non là 217 phòng; bậc học tiểu học là 07 phòng; bậc học THCS là 18 phòng) [10]. Bên cạnh đó, “thiết bị đào tạo chậm được đầu tư, đổi mới chưa đạt kế hoạch về tỷ lệ phòng học kiên cố đề ra, còn ẩn chứa nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải được xem xét, điều chỉnh” [9]. Chưa đạt các mục tiêu về kiên cố hóa trường lớp học, xây dựng cơ sở vật chất cho trường phổ thông dân tộc nội trú “Cơ sở vật chất trường học tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thiếu; một số cơ sở bị xuống cấp chậm được sửa chữa; nhiều 87 trường còn thiếu hệ thống các phòng chức năng, phòng học 2 buổi/ngày, thiếu điều kiện, tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường đạt chuẩn quốc gia” [10]. 3.1.3. Những trở ngại mang tính đặc thù trong phát triển giáo dục ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long 3.1.3.1. Giao thông đi lại khó khăn, một bộ phận dân cư sinh sống phân tán Vùng ĐBSCL là địa bàn trũng, nhiều kênh rạch, làm cho việc đi lại, giao thông thương mại trong vùng gặp khó khăn. Tại nhiều địa bàn, Nhân dân đi lại chủ yếu bằng phương tiện lưu thông trên kênh rạch. Nhiều trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học, đặc biệt trong mùa mưa. Những khó khăn về giao thông đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giáo dục như: huy động học sinh đến lớp, tổ chức hoạt động dạy và học, xây dựng trường lớp; gây nhiều khó khăn cho các em học sinh đến trường, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ học sinh bỏ học cao, tình trạng chậm phát triển của giáo dục vùng ĐBSCL. Thực trạng này cũng được nhận định trong báo cáo của các cơ quan hữu quan: “Dân cư phân tán, thường thay đổi chỗ ở trong khi giao thông chưa phát triển, việc đi lại khó khăn” [1]; “Địa hình các tỉnh vùng ĐBSCL là vùng sông nước nên dân cư phân bố không tập trung, phân tán làm ảnh hưởng đến việc huy động học sinh đến trường” [9]. Trong số 08 phụ huynh được phỏng vấn, có 04 người trả lời con cái họ gặp nhiều khó khăn về giao thông khi đi học, 01 phụ huynh có con bỏ học ở huyện Tân Phú Đông – tỉnh Tiền Giang cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới việc con họ bỏ học là do đường đi học xa, khó khăn. Một bộ phận dân cư vùng ĐBSCL sinh sống phân tán do những điều kiện sinh kế khác nhau, đặc biệt là ở vùng biên giới, biển đảo. Do thời vụ, 88 điều kiện thời tiết (mùa mưa), thói quen sinh kế một bộ phận dân cư trong vùng thường xuyên dời chuyển nơi ở của gia đình. Bên cạnh đó, “các dân tộc thiểu số phân bố không đều trên địa bàn vùng ĐBSCL: các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số đông như Sóc Trăng 36%, Trà Vinh 32%, Kiên Giang 15%” [41, tr. 6]. 3.1.3.2. Kinh tế phát triển chưa bền vững, thu nhập của Nhân dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao Tỷ trọng đóng góp GDP của vùng ĐBSCL mặc dù luôn đứng thứ ba sau vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSH (ĐBSCL có diện tích rộng gấp 3 lần ĐBSH), nhưng ngày càng giảm. Theo các công trình nghiên cứu, năm 1988 là 31,5%, năm 1993 là 27%, giai đoạn 1996 – 1998 là 18,3%, năm 2000 là 17,2% [46]. Năm 2017, ĐBSCL đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc. Điều này tác động không nhỏ đến sự quan tâm đầu tư phát triển giáo dục của vùng ĐBSCL. Giai đoạn 1999 – 2002, thu nhập bình quân đầu người của vùng ĐBSCL cao hơn mức bình quân cả nước, nhưng đến năm 2004, thu nhập của người dân trong Vùng chỉ bằng 97,3%, năm 2008 tụt xuống chỉ còn bằng 94,5%, năm 2010 bằng 95% và sơ bộ năm 2016 bằng 91,7% (2.798/3.049 nghìn đồng) mức bình quân của cả nước. Trong đó, tại một số địa phương, thu nhập bình quân đầu người rất thấp như: Trà Vinh là 2.213 nghìn đồng, Bạc Liêu là 2.312 nghìn đồng, Cà Mau là 2.364 nghìn đồng, Vĩnh Long là 2.372 nghìn đồng... Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo sơ bộ năm 2016 của một số tỉnh còn cao như: Trà Vinh 10%, Sóc Trăng 8,7%, Hậu Giang 7,7%, Bến Tre 7,1%, Bạc Liêu 6,9%... (Tổng cục Thống kê, 2016). Thực trạng này tác động rất lớn đến việc đầu tư cho học tập của con em trong vùng. Mức đầu tư của các gia đình thấp, 32/43 (74,41%) số Nhân dân được hỏi thừa nhận có gặp khó khăn về kinh phí học tập của con em mình. Tỷ lệ này ở huyện Tân Phú Đông – tỉnh Tiền Giang là 06/09 (66,66%), ở huyện Vị Thủy – tỉnh Hậu Giang là 08/10 (80%), ở huyện Duyên Hải – tỉnh Trà Vinh là 7/8 89 (87,5%), ở huyện Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp là 7/9 (77,77%), ở Cái Răng – Cần Thơ là 4/7 (57,14%). Biểu 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo tại các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2016) Ngoài ra, thu nhập của Nhân dân thấp còn ảnh hưởng đến việc huy động học sinh tới trường. Qua kết quả khảo sát, có 21/42 hộ gia đình được hỏi cho rằng nguyên nhân của tình trạng học sinh bỏ học là do kinh tế gia đình khó khăn (08 hộ cho rằng do không tiếp thu kịp kiến thức, 08 hộ cho rằng do gia đình không quan tâm đến việc học tập của con em mình, 02 hộ gia đình cho rằng nhà trường thiếu quan tâm, 02 hộ không có ý kiến gì). Kết quả khảo sát đối với 53 học sinh trung học, có 36/53 học sinh được hỏi cho rằng nguyên nhân của tình trạng bỏ học là do kinh tế gia đình khó khăn. Báo cáo đánh giá quá trình phát triển giáo dục vùng ĐBSCL cũng nhận định nguyên nhân của thực trạng chậm phát triển của giáo dục vùng ĐBSCL là: “Mức sống và thu nhập thấp, hộ gia đình lại lớn, tỷ lệ hộ nghèo cao” [1]; “Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng chậm” [9]. 3.1.3.3. Chỉ số phát triển giáo dục thấp nhất cả nước Hầu hết các chỉ số phát triển giáo dục của vùng ĐBSCL đều thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước, vùng ĐBSCL gắn liền với cụm từ “vùng trũng giáo dục”. Đây cũng chính là lý do để Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản 90 riêng về phát triển giáo dục vùng ĐBSCL. Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và có chính sách riêng hỗ trợ để phát triển nhưng các chỉ số về giáo dục vùng ĐBSCL vẫn còn rất thấp. Năm 2016, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của vùng ĐBSCL là 92,8% thấp hơn bình quân cả nước, 95%. Trong đó, một số địa phương trong vùng có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ thấp như: Trà Vinh 87,4%, Sóc Trăng 87,7%, An Giang 91% (Tổng cục Thống kê, 2016). Biểu 3.2. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở vùng ĐBSCL (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2016) Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng ĐBSCL là 12% (thấp hơn cả nước, 20,6%). Các tỉnh có tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp là: Hậu Giang, Sóc Trăng là 9,8%, Bạc Liêu là 9,9%, An Giang là 10,1%... 91 Biểu 3.3. Tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo ở vùng ĐBSCL (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2016) Tại các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, các chỉ số về phát triển giáo dục còn chậm phát triển, tỷ lệ học sinh bỏ học cao. Về trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng còn rất thấp, điều này tác động đến việc định hướng, quan tâm và tạo điều kiện cho con em họ học tập. Trình độ học vấn Người Chăm (%) Người Khmer (%) Chủ hộ Người lao động Chủ hộ Người lao động Mù chữ 31,7 22,6 16,9 13,3 Tiểu học 46,7 42,7 45,8 32,0 THCS 11,6 19,0 35,6 33,3 THPT 10.0 12,4 1,7 16,7 Cao đẳng/Đại học 0,0 3,3 0,0 4,7 Bảng 3.2. Trình độ học vấn của người Chăm và Khmer ở vùng ĐĐBSCL (Nguồn: Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2011) [94, tr. 240-250] Báo cáo về phát triển giáo dục vùng ĐBSCL cũng nhận định một trong những nguyên nhân làm cho giáo dục vùng ĐBSCL chậm phát triển do: “Xuất phát điểm thấp hơn các vùng và khu vực khá” [1]. Thực trạng này tiếp tục là trở ngại lớn để giáo dục vùng ĐBSCL phát triển ngang với mặt bằng chung cả nước cũng như đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững vùng ĐBSCL. 3.1.3.4. Một bộ phận Nhân dân không coi trọng việc học tập Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, một bộ phận không nhỏ người dân trong Vùng chưa nhận thức đúng vai trò của giáo dục, không coi trọng việc học tập của con em. Trong một thời gian rất dài người miền Tây nhận được nhiều 92 ưu đãi từ thiên nhiên nên không cần phải lao động vất vả họ vẫn đủ ăn đủ mặc. Do đó một bộ phận không nhỏ người dân trong vùng ĐBSCL chưa ý thức được giá trị của học vấn nên đã không khuyến khích, tạo điều kiện cho con cái theo đuổi một nền học vấn cao hơn vì họ không thấy không thật sự cần thiết. Bên cạnh đó, bản thân người học cũng không cố gắng trong việc học tập những kỹ năng mềm để tăng cơ hội tìm việc làm, thay vào đó là tâm lý học cho xong chương trình để lấy được bằng cấp, chứng chỉ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp [82]. Cùng quan điểm này, tác giả Nguyễn Thị Vân cho rằng: “ĐBSCL chưa tạo cho mình một môi trường học tập cần thiết, hay nói một cách cụ thể hơn là tâm lý và nhận thức của người dân nơi đây chưa đánh giá đúng mức giá trị của học vấn và giáo dục Đây là vùng đất mà con người có thể “làm chơi, ăn thật” với thực phẩm, cá, tôm, cây trái đầy rẫy khắp nơi. Thỏa mãn trong một điều kiện sống kinh tế như thế nên người dân nơi đây không có chí hướng vươn lên. Đồng thời do ảnh hưởng lâu đời của một vùng thuần nông nghiệp, nông thôn cho nên chưa tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong học tập” [53, tr. 557]. Qua khảo sát 43 hộ gia đình ở vùng ĐBSCL, có 16 hộ gia đình đồng ý với nhận định này, 13 hộ gia đình không đồng ý, 14 hộ gia đình không có ý kiến. Trong đó, có 02 ý kiến cho rằng, trước kia thực trạng này là có nhưng nay đã có nhiều chuyển biến, các gia đình đã quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho con em đi học. 93 Biểu 3.4: Kết quả khảo sát mức độ đồng ý với những trở ngại trong phát triển giáo dục ở vùng ĐBSCL 3.2. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ NĂM 1999 ĐẾN NAY 3.2.1. Các yếu tố cơ bản của Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long 3.2.1.1. Mục tiêu chính sách Mục tiêu cơ bản của CSPTGD vùng ĐBSCL được xác định là: “chỉ số phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề của ĐBSCL ngang bằng chỉ số trung bình của cả nước” [26] và “đạt các chỉ số phát triển của các ngành học, bậc học trên mức bình quân chung của cả nước vào năm 2020” [30]. Bên cạnh đó, các văn bản chứa đựng nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL cũng xác định các mục tiêu, hệ thống chỉ tiêu cụ thể đối với từng bậc học, từng yếu tố của giáo dục trong từng giai đoạn. 3.2.1.2. Giải pháp của chính sách Giải pháp của CSPTGD vùng ĐBSCL bao gồm hệ thống các biện pháp được quy định trong các văn bản chính sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách ban hành và trong các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực thi chính sách ban hành. Giải pháp của CSPTGD vùng ĐBSCL 94% 80% 79% 83% 83% 70% 75% 80% 85% 90% 95% 100% CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THẤP NHẤT CẢ NƯỚC GIAO THÔNG ĐI LẠI KHÓ KHĂN MỘT BỘ PHẬN NHÂN DÂN KHÔNG COI TRỌNG VIỆC HỌC TẬP KINH TẾ CỦA VÙNG PHÁT TRIỂN CHƯA BỀN VỮNG THU NHẬP CỦA NHÂN DÂN THẤP 94 bao gồm hệ thống biện pháp hành động trên thực tiễn, hướng đến giải quyết vấn đề chính sách của vùng ĐBSCL và đạt các mục tiêu của CSPTGD vùng ĐBSCL. 3.2.1.3. Chủ thể hoạch định chính sách Chủ thể hoạch định CSPTGD vùng ĐBSCL là Thủ tướng Chính phủ. Các cơ quan tham mưu hoạch định CSPTGD vùng ĐBSCL là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Các cơ quan tham gia trong quá trình hoạch định CSPTGD vùng ĐBSCL là các bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng ĐBSCL. 3.2.1.4. Chủ thể tổ chức thực thi chính sách Chịu trách nhiệm cao nhất về tổ chức thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Tại vùng ĐBSCL, chủ thể chịu trách nhiệm tổ chức thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL là chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tại địa phương và các cơ sở giáo dục. 3.2.1.5. Đối tượng của chính sách Đối tượng chính của CSPTGD vùng ĐBSCL là đội ngũ nhà giáo, các em học sinh. Ngoài ra, CSPTGD vùng ĐBSCL còn hướng tới các đối tượng khác như chương trình, tài liệu giảng dạy – học tập; hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục ở vùng ĐBSCL. 3.2.1.6. Các bên liên quan Các bên liên quan của CSPTGD vùng ĐBSCL là các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong vùng ĐBSCL; các tổ chức, cá nhân ngoài vùng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 3.2.2. Chu trình chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long 95 3.2.2.1. Xác định vấn đề chính sách của giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tình hình phát triển của giáo dục vùng ĐBSCL đã được các cơ quan hữu quan và các tổ chức, cá nhân quan tâm, nghiên cứu để xác định vấn đề chính sách của giáo dục vùng ĐBSCL. Quá trình xác định vấn đề chính sách của giáo dục vùng ĐBSCL được thực hiện thông qua: i) Các hội nghị về phát triển giáo dục vùng ĐBSCL được tổ chức năm 1998, 2005, 2011, 2015. Đây là các hội nghị lớn với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cơ quan: Chính phủ; Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; các bộ ngành Trung ương; cấp ủy, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cấp tỉnh trong vùng ĐBSCL và các cơ quan, tổ chức hữu quan. Tại các hội nghị này, nội dung chủ yếu là nhận diện vấn đề chính sách và tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề chính sách của giáo dục vùng ĐBSCL, thúc đẩy giáo dục vùng ĐBSCL phát triển. Những khuyến nghị chính sách và kết luận từ các hội nghị này có tầm quan trọng, mang tính quyết định đến việc nội dung cũng như chu trình CSPTGD vùng ĐBSCL. ii) Các hội nghị giao ban sơ kết học kỳ, tổng kết năm học của Cụm thi đua các Sở Giáo dục và Đào tạo vùng ĐBSCL bao gồm đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Tại các hội nghị, ngoài việc sơ, tổng kết tình hình phát triển giáo dục của vùng ĐBSCL, các đại biểu cũng phân tích và nhận diện vấn đề chính sách của giáo dục vùng ĐBSCL. Trên cơ sở đó, các hội nghị đã có những khuyến nghị chính sách để các cơ quan hữu quan hoàn thiện nội dung và nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL. iii) Thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học và các hội thảo khoa học về phát triển giáo dục vùng ĐBSCL. Thông qua đó, các vấn đề cụ thể của giáo dục vùng ĐBSCL được nghiên cứu, nhận diện và đề xuất để 96 hoàn thiện nội dung và nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL. Có thể kể đến Chương trình nghiên cứu tổng thể giáo dục vùng ĐBSCL do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện năm 1995 và nhiều công trình nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học các cấp khác. 3.2.2.2. Hoạch định chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long Trong các văn bản quy định về CSPTGD vùng ĐBSCL, ba quyết định của Thủ tướng: Quyết định số 206/1999/QĐ-TTg, Quyết định số 20/2006/QĐ- TTg và Quyết định số 1033/QĐ-TTg là các văn bản chính chứa đựng nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL. Các văn bản này được hoạch định và ban hành như sau: Sau Hội nghị lần thứ nhất về giáo dục vùng ĐBSCL, ngày 25 tháng 10 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 206/1999/QĐ- TTg về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực ĐBSCL đến năm 2000 và giai đoạn 2001 – 2005. Quyết định số 206/1999/QĐ- TTg đã cụ thể hóa Quyết định số 01/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH khu vực ĐBSCL từ này đến năm 2010. Sau Hội nghị tổng kết kết quả thực hiện Quyết định số 206/1999/QĐ- TTg, ngày 20 tháng 01 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2006 – 2010. Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng: “Phấn đấu đưa các chỉ số phát triển giáo dục và đào tạo vùng ĐBSCL lên ngang bằng trình độ bình quân chung của cả nước” [26]. Đồng thời, việc đánh giá quá trình thực thi Quyết định số 206/1999/QĐ-TTg cũng là cơ sở để hoạch định và ban hành Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg. 97 Sau Hội nghị tổng kết kết quả thực hiện Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1033/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2011 về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011–2015. Ngày 15 tháng 9 năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg đồng thời đề ra phương hướng phát triển giáo dục vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2020. Về quá trình hoạch định và ban hành các văn bản chính sách chính về giáo dục vùng ĐBSCL được thực hiện theo quy trình: i) Bộ Giáo dục và Đào tạo (có thể độc lập hoặc phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ) tổng kết, đánh giá quá trình phát triển, thực trạng của giáo dục vùng ĐBSCL; dự thảo mục tiêu, giải pháp phát triển giáo dục vùng ĐBSCL trong giai đoạn mới; ii) Tổ chức Hội nghị thảo luận báo cáo tổng kết, thực trạng và mục tiêu, giải pháp phát triển giáo dục vùng ĐBSCL trong giai đoạn mới với sự tham gia của các đại biểu bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo cấp tỉnh và lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL; iii) Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện mục tiêu, giải pháp – nhiệm vụ phát triển giáo dục vùng ĐBSCL giai đoạn tiếp theo trình Thủ tướng; iv) Thủ tướng xem xét, ký ban hành. 98 3.2.2.3. Tổ chức thực thi chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long Sau khi CSPTGD vùng ĐBSCL được ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và chính quyền địa phương các cấp của vùng ĐBSCL đã tổ chức thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL trên phạm vi toàn vùng. Công tác tổ chức thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL được thể hiện trên các nội dung sau: i) Công tác chỉ đạo và ban hành văn bản tổ chức thực thi chính sách Trong thời gian qua, sự chỉ đạo của Trung ương đối với hoạt động thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL chủ yếu qua sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Hoạt động chỉ đạo của hai bộ này đối với việc thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL được thực hiện thông qua việc ban hành các văn bản quản lý hoặc các kết luận tại các hội nghị về giáo dục vùng ĐBSCL. Sự chỉ đạo của hai bộ mang tính định hướng đồng thời đã giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL. Cấp ủy các cấp trong vùng ĐBSCL cũng có nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo phát triển giáo dục tại địa phương. Tỉnh ủy Tiền Giang đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 01 tháng 10 năm 2007 về phát triển giáo dục giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2015; Tỉnh ủy Kiên Giang đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17 tháng 4 năm 2007 về phát triển giáo dục đến năm 2010, định hướng đến năm 2015; Tỉnh ủy Sóc Trăng đã ban hành Thông tri số 07-TT/TU ngày 03 tháng 4 năm 2012 về thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS... Ngoài ra, trong các văn kiện của mình, cấp ủy các cấp trong vùng ĐBSCL cũng đã xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương trong từng nhiệm kỳ. 99 Trên cơ sở các văn bản quản lý của cấp trên, HĐND các tỉnh, thành phố cũng đã ban hành các nghị quyết về phát triển giáo dục. HĐND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2012 về quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. HĐND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Nghị quyết số 33/2010/NQ- HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2010 thông qua Đề án nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2011 – 2015; HĐND tỉnh Long An đã ban hành Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 03 tháng 10 năm 2011 về chính sách khuyến khích xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, thể thao, môi trường Trong những năm qua, UBND các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL đã ban hành chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm trong từng năm học, ban hành các văn bản về phát triển giáo dục tại địa phương. UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Chương trình hành động số 11/Ctr-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2008 về phát triển giáo dục giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng đến năm 2015; UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Kế hoạch 4799/KH-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2011 về phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020; UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định số 78/QĐ- UBND.HC ngày 26 tháng 01 năm 2011 về việc ban hành Đề án nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2011 - 2015, Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2012 về nâng cao chất lượng GDPT giai đoạn 2011 – 2015 Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tại địa phương cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL. Nhìn chung, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương trong vùng ĐBSCL đã có sự quan tâm, chỉ đạo thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL. Các văn bản của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong Vùng về phát triển giáo dục đã cụ thể hóa CSPTGD vùng ĐBSCL phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. 100 ii) Tuyên truyền, phổ biến chính sách Sau khi CSPTGD vùng ĐBSCL được ban hành, các cơ quan nhà nước đã phối hợp tổ chức hội nghị triển khai thực hiện. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố; đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghề tại địa phương; đại diện các trường đại học, cao đẳng, TCCN, các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề cấp huyện trong Vùng. Bên cạnh đó, các văn bản chính sách chính về CSPTGD vùng ĐBSCL cũng được sao gửi tới các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong tổ chức thực thi chính sách. Đối với các văn bản do cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành, các địa phương chủ yếu tổ chức các hội nghị để phổ biến với thành phần tham dự hạn chế. Các tỉnh, thành phố cũng sử dụng hình thức tuyên truyền, phổ biến trên truyền hình nhưng chỉ mang tính thông báo các văn bản quản lý của chính quyền địa phương. Công tác tuyên truyền, phổ biến CSPTGD vùng ĐBSCL trong thời gian qua chưa được thực hiện đồng bộ, thường xuyên và hiệu quả. Qua khảo sát, 43 hộ gia đình được hỏi có biết về CSPTGD vùng ĐBSCL, có 34 hộ gia đình trả lời không biết, 04 hộ gia đình trả lời là biết và 05 hộ gia đình không trả lời. iii) Phân công, phối hợp thực thi chính sách Việc phân công, phối hợp trong thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL tương đối giống nhau. Tuy mỗi địa phương có sự phân cấp trong quản lý giáo dục khác nhau nhưng cơ quan chịu trách nhiệm chính trong tham mưu tổ chức thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL là các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; các Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội. Việc phối hợp trong thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL đã được quy định trong các văn bản nhưng trên thực tế, việc phối hợp giữa các cơ quan chưa 101 được chặt chẽ, hiệu quả. Vai trò của cơ quan có trách nhiệm chủ trì và cơ quan có trách nhiệm phối hợp chưa được xác định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn. Một số lĩnh vực cụ thể cần có sự phối hợp thực hiện như: đầu tư xây dựng cơ bản, xã hội h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_phat_trien_giao_duc_vung_dong_bang_song_c.pdf
Tài liệu liên quan