Luận án Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 7

1.1. Tình hình nghiên cứu về chủ thể của tội phạm. 7

1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục

nghiên cứu liên quan đến chủ thể của tội phạm. 19

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ HÌNH

THÀNH, PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH

SỰ VIỆT NAM VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM. 23

2.1. Khái niệm và các điều kiện của chủ thể của tội phạm. 23

2.2. Phân loại chủ thể của tội phạm . 38

2.3. Mối quan hệ giữa chủ thể của tội phạm với một số phạm trù khác. 43

2.4. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề về chủ thể của tội phạm

. 48

2.5. Khái quát lịch sử hình thành, phát triển các quy định của pháp luật

hình sự Việt Nam về chủ thể của tội phạm đến trước khi ban hành Bộ luật

hình sự năm 2015. 59

Chương 3 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN

HÀNH VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG. 69

3.1. Thực tiễn quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về chủ thể của tội

phạm. 69

3.2. Thực trạng áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về chủ thể của tội

phạm ở nước ta. 98

3.3. Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về chủ thể

của tội phạm và nguyên nhân. 120

Chương 4 YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG

ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CHỦ THỂ CỦA

TỘI PHẠM . 126

pdf175 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm” [134, tr.28]. - Dấu hiệu tâm lý: người trong tình trạng không có NLTNHS là người không có (hoặc không còn) năng lực nhận thức đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện, là người không có năng lực đánh giá được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm. Do đó, họ cũng bị mất năng lực kiềm chế việc thực hiện hành vi đó. Người trong tình trạng không có năng lực TNHS còn có thể là người tuy có năng lực nhận thức, tuy có khả năng đánh giá được tính chất xã hội của hành vi của mình nhưng do bệnh lý không thể kiềm chế được việc thực hiện hành vi đó. Hai dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lý là những điều kiện cần và đủ để xác định một người ở trong tình trạng không có năng lực TNHS. Hai dấu hiệu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dấu hiệu y học (mắc bệnh) với vai trò là nguyên nhân và dấu hiệu tâm lý (mất năng lực nhận thức hoặc mất năng lực điều khiển hành vi) giữ vai trò là kết quả. Tiêu chuẩn y học là điều kiện cần và tiêu chuẩn tâm lý là điều kiện đủ để xác định người đó có năng lực TNHS hay không. Chính vì vậy, chúng ta không thể kết 76 luận một người mắc bệnh tâm thần là tất yếu phải dẫn đến mất năng lực TNHS. Trong thực tiễn cho thấy, không phải mọi trường hợp một người bị mắc bệnh tâm thần đều mất đi năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi, vì cũng có trường hợp mắc bệnh tâm thần nhưng không làm mất đi hoàn toàn năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi, tức là họ trong tình trạng bị hạn chế NLTNHS. Cũng có những người rơi vào trạng thái mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi nhưng không phải do bị bệnh mà có thể do một nguyên nhân khác như là sử dụng rượu, hoặc chất kích thích mạnh khác. Cả hai trường hợp trên, theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành thì người thực hiện hành vi, tùy vào mức độ vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình chứ không được xem xét là tình trạng không có năng lực TNHS. Điều 13 BLHS năm 2015 quy định: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu TNHS”. Năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của người trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác có thể bị hạn chế hoặc tạm thời mất đi trong một khoảng thời gian nhất định tùy vào mức độ sử dụng khác nhau, nhưng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp này phải chịu TNHS. Bởi lẽ, tình trạng say do sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích mạnh khác và tình trạng không có năng lực TNHS có điểm giống nhau và khác nhau được thể hiện ở các đặc điểm cơ bản sau: - Giống nhau: trong cả hai trường hợp chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều ở trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi và hành vi này có dấu hiệu của tội phạm được quy định trong BLHS; - Khác nhau: Thứ nhất, tình trạng say do dùng rượu bia hoặc chất kích thích mạnh khác dù gây ra sự rối loạn của hoạt động tâm lý nhưng không phải là do bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác (dấu hiệu y học) gây ra mà do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác. Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi không tự mình và cũng không thể tự đặt mình vào trạng thái bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác nhưng con người tự đặt mình và có thể tự đặt mình một cách có ý thức, có chủ đích vào trạng thái say. Nghĩa là, chủ thể không có lỗi trong tình trạng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác nhưng chủ thể có thể có lỗi trong tình trạng say do dùng rượu bia hoặc chất kích thích mạnh khác vì điều luật sử dụng từ “dùng”. Hiện nay, có nhiều cách giải thích khác nhau về quy định này, trong đó có cách giải thích cho rằng, người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi do dùng rượu bia hoặc chất kích thích mạnh khác vẫn bị coi là có năng lực TNHS, vì khi dùng rượu bia hoặc chất kích thích mạnh khác họ là người bình thường, có năng lực TNHS nhưng họ đã tự đặt mình vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc 77 mất khả năng điều khiển hành vi. Họ có lỗi trong trường hợp này và do vậy họ cũng có lỗi đối với hành vi gây thiệt hại cho xã hội được thực hiện trong tình trạng này. Với cách lý giải trên đây và theo quy định của điều luật cho thấy, điều luật không xác định trường hợp chủ thể thực hiện hành vi không có lỗi trong việc “sử dụng” rượu bia hoặc chất kích thích mạnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình như trường hợp bị lừa dối, ép buộc hay bị người khác tiêm chất kích thích mạnh vào cơ thể mà không biết hoặc không thể kháng cự được. Một trường hợp cũng được xem là trường hợp không có lỗi đó là trường hợp “say bệnh lý”. Đây là trường hợp “ rối loạn ý thức phát triển đột ngột, không phụ thuộc vào lượng rượu đã uống” [154, tr.183]. Vấn đề NLTNHS của chủ thể của tội phạm ở các quốc gia cũng có cách quy định khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung trong quy định của hầu hết các quốc gia đều xác định tình trạng NLTNHS với hai tiêu chí về y học (mắc bệnh tâm thần) và về tâm lý (mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi). Cụ thể: Pháp luật hình sự Vương quốc Anh có cách tiếp cận về vấn đề NLTNHS thông qua quy định về tình trạng không có năng lực TNHS. Qua đó, “không có năng lực TNHS” thường được xác định thông qua “quy tắc M’Naghten” năm 1843. Quy tắc này được xây dựng dựa trên vụ án Woodsman Daniel M’Naghten ám sát Thủ tướng Anh Robert Peel nhưng bắn nhầm sang thư ký của ông là Edward Drummond vào năm 1843. M’Naghten thực hiện hành vi do bị “ám ảnh” rằng Thủ tướng Anh cùng Đức Giáo hoàng có mưu đồ ám sát ông ta. Trong quá trình xét xử, các chuyên gia tầm thần học đã làm chứng rằng M’Naghten bị “ám ảnh” khi thực hiện hành vi phạm tội. Theo phán quyết của Bồi thẩm đoàn, M’Naghten được tuyên vô tội vì không có năng lực TNHS. Tuy nhiên, quyết định này đã gây nên bức xúc trong công luận, và theo yêu cầu của nữ hoàng Victoria cùng Thượng viện, 15 thẩm phán Tòa án thẩm quyền chung đã xem xét lại các kết luận của Bồi thẩm đoàn, và xác định rằng các kết luận nói trên không phù hợp để các Tòa án sử dụng như tiền lệ pháp cho các vụ việc sau này. Các thẩm phán đồng thời đã đưa ra quan điểm đối với việc xây dựng các tiêu chí pháp lý của trường hợp không có năng lực TNHS và được gọi chung là quy định M’Naghten [8]. Bản chất của quy tắc này thể hiện ở chỗ người bị mắc bệnh tâm thần hoặc khiếm khuyết về tâm lý sẽ không bị truy cứu TNHS nếu người đó không có khả năng nhân thức được “bản chất và tính chất” của hành vi và không nhận thức được đó là hành vi nguy hại. Tại thời điểm được ban hành, đây là một quy định mang tính chất tiến bộ. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ pháp luật, quy định này mới chỉ nhấn mạnh đến dấu hiệu lý trí của phạm trù không có năng lực TNHS (khả năng nhận thức), mà chưa phản ánh được dấu hiệu về ý chí (khả năng điều khiển hành vi). Liên quan đến tiêu chí sinh học của tình trạng không có năng lực TNHS, thực tiễn xét xử của Vương quốc Anh coi những hình thức bệnh và sự lệch lạc về mặt tâm thần như bệnh mất trí 78 (amnesia), bệnh si ngốc, nghiện chất có cồn, bị điên, bệnh hoang tưởng, biến thái nhân cách, mộng du là những bệnh về thần kinh. “Người bị buộc tội do căn bệnh thần kinh hoặc khiếm khuyết thần kinh tác động đã không làm chủ được bản thân hoặc làm chủ được bản thân song không nhận thức được tính trái đạo đức của hành vi mà mình thực hiện” [163, tr.58]. Cũng giống như pháp luật của Vương quốc Anh và một số nước theo hệ thống thông luật, luật hình sự Hoa Kỳ cũng có cách tiếp cận tương tự và khái niệm “không có năng lực TNHS” được xác định thông qua “quy tắc M’Naghten” và được quy định tại Mục 18 Bộ tổng tập luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và trong BLHS của một số bang. Tại một số bang của Hoa Kỳ, quy tắc này được bổ sung thêm khái niệm “sự thúc đẩy không thể cưỡng lại được” (irresistible impulse). Quy tắc này được áp dụng trong vụ án John Hinckley mưu sát Tổng thống Reagan nhưng không phải chịu TNHS vì được coi là người không có năng lực TNHS. Theo đó, một người được coi là không có năng lực TNHS nếu vì sự thôi thúc không thể cưỡng lại được do khiếm khuyết tâm lý họ không thể kiểm soát được hành vi của mình, mặc dù có thể nhận thức được rằng mình đã xử sự “không đúng”. Bên cạnh đó, một số bang khác của Hoa Kỳ lại áp dụng “quy tắc Durham” (product test), theo đó, một người được coi là không có NLTNHS nếu hành vi của người đó là “sản phẩm” (product) của bệnh tật hoặc khiếm khuyết về tâm lý. Trong trường hợp này nhà làm luật từ chối xem xét đến phạm trù pháp lý và chỉ giải quyết vấn đề trên khía cạnh y học. Cùng với các quy tắc nói trên, ở Hoa Kỳ còn tồn tại một khái niệm khác về tình trạng không có năng lực TNHS được quy định trong BLHS mẫu của Hoa Kỳ năm 1962. Tại Mục 1, Điều 40.1 Bộ luật này quy định: “Một người không phải chịu TNHS về hành vi phạm tội nếu tại thời điểm thực hiện hành vi người đó vì bị bệnh tâm thần hoặc vì si ngốc mà không có khả năng, ở mức độ đáng kể, nhận biết được tính tội phạm của hành vi hoặc điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với yêu cầu của pháp luật”. Từ khái niệm này, Điều 30.05 BLHS bang New York quy định khái niệm tình trạng không có năng lực TNHS, theo đó “một người không phải chịu TNHS về hành vi của mình nếu như tại thời điểm thực hiện hành vi người đó vì bị bệnh tâm thần hoặc vì si ngốc mà không có khả năng, ở mức độ đáng kể, nhận biết hoặc đánh giá: a) Tính chất và hậu quả của hành vi của mình, hoặc b) Hành vi của mình là không đúng”. Ở khái niệm này, nhà làm luật đã cố gắng kết hợp quy định của quy tắc M’Naghten (quy định này được hơn một nửa số bang ở Hoa Kỳ áp dụng trong đó có các bang như New Jersey (Điều 2C:4-1), Lousiana (Điều 14:14), Minesota (Điều 611.016) [12, tr.438]cùng vối khái niệm mẫu về tính trạng không có năng lực TNHS trong BLHS mẫu của Hoa Kỳ. Cũng như Vương quốc Anh, đối với tiêu chí sinh học của tình trạng không có NLTNHS, thực tiễn xét xử ở Hoa Kỳ coi những hình thức bệnh và lệch lạc về mặt tâm thần như bệnh mất trí nhớ, bệnh si ngốc, nghiện chất có cồn, bị điên, bị bệnh hoang tưởng, biến thái nhân cách, mộng dulà những bệnh về thần kinh. Người 79 bị buộc tội cần tự chứng minh được tình trạng không có năng lực TNSH của mình và nếu có phán quyết rằng “người phạm tội không có lỗi vì tình trạng không có năng lực TNHS” thì sẽ không phải chịu TNHS nhưng bị đưa đến các cơ sở chữa bệnh dạng đóng. Thực tế xét xử ở Hoa Kỳ cho thấy, không có nhiều trường hợp bị cáo viện dẫn đến tình trạng không có năng lực TNHS vì chế độ ở các cơ sở chữa bệnh dạng đóng không khác gì mấy so với chế độ tù giam. Pháp luật hình sự Pháp cũng ghi nhận khái niệm tình trạng không có NLTNHS phản ánh rõ hai tiêu chí: tiêu chí sinh học - có sự rối loạn về mặt thần kinh hoặc tâm thần; tiêu chí về tâm lý - không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Theo đó, tại Điều 122-1 BLHS Cộng hòa Pháp thì một người sẽ không phải chịu TNHS nếu tại thời điểm thực hiện hành vi mà bị rối loạn thần kinh hoặc bị tổn thương hệ thần kinh khiến người đó mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Tuy nhiên, BLHS Pháp không những không làm rõ khái niệm “rối loạn thần kinh” và “tổn thương hệ thần kinh”, mà còn không đề cập cụ thể các loại rối loạn hay tổn thương này là các loại nào. Cách tiếp cận về NLTNHS của các nhà làm luật ở Cộng hòa liên bang Đức hơi khác so với các quốc gia. Người thực hiện hành vi trái pháp luật do mắc bệnh rối loạn tâm thần được coi là không có năng lực TNHS vì không có lỗi. Điều 20 BLHS Liên bang Đức quy định: “Người nào khi thực hiện hành vi mà không có năng lực nhận thức sự không hợp pháp của hành vi hoặc không có năng lực thực hiện hành vi theo nhận thức này do rối loạn tâm thần bệnh lý, rối loạn ý thức nặng hoặc do thiểu năng hoặc do các bất bình thường nặng khác về tâm thần thì họ thực hiện không có lỗi”. Như vậy, trong BLHS Liên bang Đức, tình trạng không có NLTNHS được xem là tiền đề của lỗi khi xác định hình phạt đối với người phạm tội và hành vi phạm tội của họ. Quy định về mất năng lực nhận thức và giảm năng lực nhận thức trong BLHS của Nhật Bản có sự khác biệt so với quy định về trường hợp mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi trong BLHS Việt Nam. Điều 39 BLHS Nhật Bản quy định “1. Không xử phạt hành vi của người mất năng lực nhận thức. 2. Giảm nhẹ hình phạt đối với hành vi của người giảm năng lực nhận thức”. Và, Điều 66 quy định: “Nếu trong tội phạm có tình tiết cần được xét đến thì có thể giảm nhẹ hình phạt” [3]. Như vậy, điều luật quy định về trường hợp giảm nhẹ hình phạt, cùng với đó là giảm nhẹ TNHS cho người thực hiện hành vi phạm tội. Cũng tương tự như BLHS của Việt Nam và của một số quốc gia khác, BLHS Nhật Bản không xác định rõ ràng thế nào là tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉ xác định không xử phạt đối với người mất năng lực nhận thức, tức không đặt ra vấn đề TNHS đối với những người bị mất năng lực nhận thức. Tuy nhiên, BLHS Nhật Bản lại không có quy định cụ thể thế nào là người bị mất năng lực nhận thức như trong BLHS của Việt Nam. 80 Pháp luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không ghi nhận phạm trù về tình trạng không có NLTNHS nhưng có ghi nhận các tiêu chí về y học và tâm lý của tình trạng này. Theo Điều 18 BLHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định thì người mắc bệnh tâm thần gây hậu quả nguy hiểm trong khi mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, sau khi được xác nhận thông qua các thủ tục pháp lý thì không phải chịu TNHS. Từ những phân tích, đối chiếu trên đây có thể kết luận rằng, pháp luật hình sự của các quốc gia về cơ bản có cách tiếp cận tương đồng nhau về năng lực TNHS, coi năng lực TNHS là một trong các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm và coi tình trạng không có NLTNHS là có sở để loại trừ TNHS. Tuy nhiên, luật hình sự các quốc gia cũng có cách tiếp cận khác nhau về cách xác định tình trạng không có năng lực TNHS và đa số pháp luật hình sự các nước này lại không thừa nhận tiêu chí tâm lý (ý chí) của tình trạng không có năng lực TNHS hoặc nếu có thừa nhận thì cách quy định cũng không chính xác. Trên bình diện so sánh pháp luật có thể khẳng định rằng, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, quy định về tình trạng không có năng lực TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam đã phản ánh khá đầy đủ các thành tựu nghiên cứu của tâm thần học hiện đại cũng như các quan điểm khoa học về phạm trù này. Quy định về tình trạng không có năng lực TNHS ở Điều 21 BLHS Việt Nam năm 2015 thể hiện cả hai tiêu chí y học và tâm lý. Bởi thực tiễn cho thấy, không phải bất kỳ người nào bị rối loạn tâm thần cũng có nghĩa là họ sẽ là người không có năng lực TNHS. Do đó, việc không xem xét hoặc xem thường dấu hiệu lý trí hoặc dấu hiệu ý chí trong các tiêu chí đánh giá trạng thái tâm thần có thể dẫn đến việc miễn TNHS không đúng hoặc xét xử oan sai. Bên cạnh việc tiếp cận về năng lực TNHS thông qua phạm trù tình trạng không có năng lực TNHS, các quốc gia đều có ghi nhận chế định NLTNHS hạn chế trong BLHS, chẳng hạn, trong một số bang phía Bắc Hoa Kỳ, thẩm phán sử dụng khái niệm tình trạng năng lực TNHS hạn chế khi bị can cung cấp chứng cứ chứng minh việc người đó ở trong tình trạng tâm thần mà không thể thực hiện được hành vi phạm tội, do ở đó đòi hỏi phải có ý định đặc biệt, chủ ý trước Nếu chứng cứ được chấp nhận và tình trạng hạn chế năng lực TNHS được xác định, hành vi phạm tội sẽ được định tội nhẹ hơn, chẳng hạn thay vì tội giết người nghiêm trọng thì chỉ định tội về hành vi giết người thông thường; Hay tại Điều 21 BLHS Đức quy định về năng lực TNHS hạn chế thì nếu như khả năng nhận thức của một người về tính bất hợp pháp của hành vi hoặc khả năng thực hiện theo nhận thức này giảm đi đáng kể vì bị rối loạn tâm thần, mắc chứng động kinh nghiêm trọng, bị bệnh thiểu năng trí tuệ thì hình phạt có thể được giảm nhẹ; Hay tại Điều 18 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì người phạm tội mắc bệnh tâm thần nhưng chưa hoàn toàn mất hết khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng có thể được giảm nhẹ hình phạt Và, với những người 81 phạm tội trong tình trạng năng lực TNHS hạn chế đều bị xem là tội phạm, tuy nhiên, theo sự xem xét của Tòa án thì những người này sẽ được giảm TNHS (giảm hình phạt). Ngoài ra, các quốc gia đều ghi nhận trạng thái tâm thần của những người có năng lực TNHS hạn chế dựa trên các tiêu chí y học và pháp lý, những người này chỉ bị mất một phần khả năng nhận thức tính chất của hành vi hoặc mất một phần khả năng điều khiển hành vi của mình. Ngoài ra, vấn đề TNHS của người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác đều được ghi nhận trong pháp luật hình sự của các quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Một số quốc gia quy định TNHS đối với người thực hiện tội phạm trong tình trạng sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, như Điều 18 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: “Người phạm tội do say rượu phải chịu trách nhiệm hình sự”. Pháp luật hình sự Việt Nam có sự quy định tương tự giống với luật hình sự Trung Hoa khi xác định người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu TNHS (Điều 13 BLHS Việt Nam năm 2015); Một số quốc gia quy định đối với người thực hiện tội phạm trong tình trạng sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác được miễn hình phạt, như quy định của BLHS Ba La, Thụy Sỹ; Một số quốc gia quy định đối với người thực hiện tội phạm trong tình trạng sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác có thể được giảm hình phạt, chẳng hạn, theo Điều 15.25 BLHS bang New York (Hoa Kỳ). 3.1.1.3. Chủ thể đặc biệt của tội phạm Một số tội phạm được quy định trong BLHS có chủ thể không phải là bất kỳ người nào thỏa mãn các dấu hiệu có tính chất pháp lý hình sự bắt buộc thuộc chủ thể của tội phạm là năng lực TNHS và độ tuổi chịu TNHS mà luật quy định người thực hiện hành vi phạm tội còn phải có thêm một hoặc một số đặc điểm riêng biệt. Những tội phạm mà luật hình sự quy định chủ thể của tội phạm phải có thêm những dấu hiệu đặc thù ngoài những dấu hiệu chung, phổ biến mà chủ thể của bất kỳ tội phạm nào cũng có được gọi là tội phạm có chủ thể đặc biệt. Như đã phân tích, chủ thể đặc biệt của tội phạm không được quy định cụ thể ở phần chung của BLHS Việt Nam nhưng được quy định cụ thể trong một số các tội phạm cụ thể ở phần các tội phạm. Trong tổng số 315 Điều luật quy định về các tội phạm cụ thể thì có 124 điều luật quy định về chủ thể đặc biệt. Có thể căn cứ vào các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt để xem xét như sau: - Dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn: Trong BLHS, các tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện bao gồm các tội phạm quy định trong chương XXIII Các tội phạm về chức vụ gồm 15 điều, từ Điều 352 đến Điều 366. Ngoài Điều 352 quy định về khái niệm tội phạm chức vụ, Chương này được thiết kế thành 02 Mục: Mục 01: Các tội phạm về tham nhũng gồm 07 điều (từ Điều 352 đến Điều 359); Mục 02: Các tội phạm khác về chức vụ gồm 07 điều (từ Điều 82 360 đến Điều 366). Chủ thể của các tội phạm trong Chương này ngoài việc đáp ứng các điều kiện của chủ thể thường thì người phạm tội phải là người “có chức vụ, quyền hạn” được giao quản lý tài sản nhất định. Đối tượng bị xâm hại trực tiếp là tài sản mà chủ thể có trách nhiệm quản lý. Điều 352 BLHS năm 2015 quy định: “1. Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ. 2. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ” [87]. Để tiến hành định tội danh và truy cứu TNHS của những người phạm tội do lợi dụng “chức vụ, quyền hạn” thì việc xác định như thế nào là người có chức vụ, quyền hạn và việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là một vấn đề quan trọng. Với khái niệm trên, phạm vi của các tội phạm về chức vụ không chỉ giới hạn trong các hành vi xâm phạm hoạt động công của Nhà nước mà còn mở rộng đối với các hoạt động của các tổ chức khác ngoài xã hội. Chủ thể của các tội phạm về chức vụ phải là người có “chức vụ, quyền hạn” và họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản bằng các hình thức khác nhau. Vì vậy, “chức vụ, quyền hạn” là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành định tội hoặc trong cấu thành định khung ở những tội phạm này, đồng thời, nó cũng là dấu hiệu quan trọng để phân biệt các tội phạm về chức vụ với các tội phạm khác trong BLHS. So với các quy định về tội phạm chức vụ trong BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 có một số sửa đổi, bổ sung, trong đó, có những sửa đổi, bổ sung về chủ thể của các tội phạm thuộc chương này. Cụ thể là mở rộng chủ thể của các tội tham ô tài sản (Điều 353) và tội nhận hối lộ (Điều 354). Tại khoản 6 Điều 353 (Tội tham ô tài sản) quy định: “Người nào có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại điều này”. Và khoản 6 Điều 354 (Tội nhận hối lộ) quy định: “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại điều này”. Như vậy, BLHS năm 2015 mở rộng phạm vi xử lý về tội tham ô và tội nhận hối lộ đến các lĩnh vực ngoài nhà nước. Nếu như trước đây, một số người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước mà thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản thì không thể xử lý bằng quy định của các tội về tham nhũng mà bị truy cứu TNHS về các tội chiếm đoạt tài sản khác như lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì theo quy định mới của BLHS năm 2015, hành vi đó có thể bị xử lý về tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ. - Dấu hiệu về nghề nghiệp, tính chất công việc: Trong Phần các tội phạm của BLHS năm 2015 quy định chủ thể của một số tội phạm ngoài những dấu hiệu chung cơ bản thì yêu cầu phải thỏa mãn thêm dấu hiệu đặc 83 biệt về nghề nghiệp, tính chất công việc. Cụ thể: Đối với tội phạm quy định tại Điều 277 tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay có chủ thể đặc biệt là người chỉ huy, điều khiển tàu bay. Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT - BCA- BQP - BTP - VKSNDTC - TANDTC ngày 28/8/2013 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông, khoản 1, 2 Điều 12 xác định: Người điều khiển tàu bay là thành viên tổ lái, gồm: lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay. Người chỉ huy tàu bay là thành viên tổ lái được người khai thác tàu bay chỉ định cho một chuyến bay; đối với hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại thì do chủ sở hữu tàu bay chỉ định. Tương tự, tội điều khiển tàu bay vi phạm quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 283 và tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 284 BLHS có chủ thể đặc biệt là người điều khiển tàu bay hoặc phương tiện hàng hải. - Dấu hiệu về nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân: Nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và của Quân đội. Với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, mỗi cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đó. Sức mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ quân đội phụ thuộc rất nhiều vào việc hoàn thành nghĩa vụ , trách nhiệm của mỗi quân nhân. Sức mạnh, trình độ chiến đấu và chế độ phục vụ quân đội không phải do một mà là nhiều yếu tố hợp thành. Mỗi hành vi phạm tội không đồng thời xâm hại tất cả các yếu tố hợp thành đó, không phải xâm hại toàn bộ các quan hệ xã hội liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, mà chỉ xâm hại quan hệ xã hội nhất định. Chương XXV BLHS năm 2015 quy định về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bao gồm 29 điều luật từ Điều 392 đến Điều 420. Trong đó, Điều 392 quy định những người phải chịu TNHS về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân bao gồm: “Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng. Quân nhân dự bị trong thờ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chu_the_cua_toi_pham_theo_phap_luat_hinh_su_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan