Luận văn Một số giải pháp phát triển khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì hoạt động SXKD của DN không

thể tách rời hệ thống viễn thông. Nó là yếu tố rất quan trọng không thể thiếu đối với

hầu hết các DN trong mọi ngành sản xuất kinh doanh. Hệ thống thông tin tốt giúp

cho DN liên lạc với khách hàng trong nước và quốc tế trong việc cung ứng sản

phẩm, tìm kiếm thị trường, thu thập những thông tin trên mạng internet Mặt dù

trong những năm gần ngành viễn thông đã phát triển nhanh chóng được các DN

trong nước và ngoài nước tham gia cạnh tranh dịch vụ này càng nhiều. Tuy nhiên

chất lượng dịch vụ này chưa được cao. Tình trạng nghẽn mạch điện thoại di động

trong những dịp Lễ hội hay tại các vùng sâu, vùng xa và tốc độ truy cập internet quá

chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN

pdf99 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty lương thực tỉnh và các nhà máy xay xát trong tỉnh. Tương tự, các DN nước ngoài về may mặc tạo sức thu hút thị trường lao động của các xí nghiệp may trong tỉnh đồng thời thúc đẩy việc nâng cao tay nghề của công nhân, mức trả lương phù hợp để giữ chân được công nhân. Ngoài ra, phát triển các KCN còn có các tác động khác về mặt xã hội như: các KCN tỉnh phát triển kéo theo tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra khá nhanh với cơ sở hạ tầng được nâng cấp mọi mặt, chất lượng cuộc sống người dân quanh KCN được nâng lên, hạn chế những tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra. Với sự ra đời các KCN đã góp phần tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các hoạt động “dịch vụ ăn theo” như lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, giải trí, dịch vụ ăn uống, nhà ở và các dịch vụ khác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của các DN... Đây được xem là phản ứng dây chuyền trong hoạt động đầu tư, đôi lúc người ta đánh giá cao hoạt động đầu tư của DN không chỉ ở những kết quả đạt được cho chính DN đó mà còn Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 44 là những kết quả đem lại cho các lĩnh vực, ngành nghề bị tác động bởi hoạt động đầu tư đó. 2.2.4. Đánh giá của DN về mức độ đáp ứng của KCN 2.2.4.1. Đánh giá của DN về giá thuê đất Bảng 2.5: Kết quả đánh giá của DN về giá thuê đất Tần số Tỷ lệ (%) Cao 24 38,1 Trung bình 38 60,3 Rẻ 1 1,6 Tổng 63 100,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Hiện giá thuê đất trong KCN hiện nay cũng được nhiều DN quan tâm. Giá cho thuê đất trong KCN hấp dẫn sẽ tạo điều kiện cho DN đầu tư vào các KCN nhiều hơn. Trong số 63 DN phỏng vấn thì 24 DN cho rằng là giá cho thuê đất ở mức cao chiếm tỷ lệ 38,1%, 38 DN cho rằng giá thuê đất ở mức trung bình chiếm tỷ lệ 60,3%, còn lại 1,6% số DN cho rằng giá thuê đất ở các KCN rẽ . Như vậy giá cho thuê đất ở các KCN trong thời gian qua ở mức độ vừa phải. 2.2.4.2. Đánh giá của DN về hệ thống giao thông, hệ thống cảng và tình hình an ninh KCN Bảng 2.6: Kết quả đánh giá của DN về hệ thống giao thông, hệ thống cảng và tình hình an ninh KCN Giao thông nội bộ trong KCN Hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Hệ thống Cảng phục vụ KCN An ninh trật tự trong KCN Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tốt 25 39,7 9 14,29 2 3,17 25 39,7 Tương đối tốt 32 50,8 40 63,49 30 47,62 34 54,0 Chưa tốt 6 9,5 14 22,22 31 49,21 4 6,3 rườ ng Đ ại h ọc K inh tế H uế 45 Tổng 63 100,0 63 100,0 63 100,0 63 100,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Giao thông nội bộ trong KCN: với sự đầu tư cơ sở hạ tầng như đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp đã cho nhận xét như sau: 39,7% doanh nghiệp đánh giá hệ thống giao thông nội bộ KCN tốt và 50,8% doanh nghiệp đánh giá hệ thống giao thông nội bộ tương đối tốt. Hạ tầng kỹ thuật của tỉnh: hệ thống giao thông hiện tại của tỉnh từ tốt là 9 DN chiếm tỷ lệ 14,3%, tương đối tốt chiếm tỷ lệ 63,5% (40 DN) và chưa được tốt chiếm tỷ lệ 22,2% (14 DN). Hệ thống giao thông chủ yếu mặt đường nhỏ và phục vụ xe có trải trọng rất thấp, còn đối với các xe có tải trọng lớn 20- 50 tấn (containers) chỉ được chạy trên các tuyến tỉnh lộ và quốc lộ. Qua đó cho thấy hệ thống giao thông của tỉnh được đánh giá là chưa được tốt và chưa thông suốt, gây nhiều trở ngại cho việc lưu thông hàng hóa của các DN. Các DN cho rằng việc vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên liệu đến các điểm đích tương đối chậm chạp và gây thiệt hại đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cần tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong tỉnh để phục vụ giao thông cho các doanh nghiệp trong KCN. Hệ thống cảng phục vụ KCN: trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì việc mua bán trao đổi thương mại hai chiều là vấn đề cần thiết của một quốc gia. Việc mua bán trao đổi hàng hoá thường được thông qua hệ thống cảng để xuất nhập khẩu hàng hoá và vận chuyển hàng hoá với trọng tải lớn. Hệ thống cảng tốt sẽ giúp cho việc vận chuyển thuận lợi từ địa phương này sang địa phương khác hay nước này sang nước khác lưu thông thông suốt, đồng thời giảm chi phí vận chuyển. Qua bảng trên cho thấy 32 DN đánh giá hệ thống cảng Cảng Mỹ Tho của tỉnh từ tương đối tốt trở lên chiếm 50,79%, 31 DN được đánh giá là chưa được tốt chiếm 49,21% . Điều này cho thấy hệ thống cảng của tỉnh chưa thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì đa số các DN xuất khẩu với trọng tải lớn thường dùng cảng TP HCM để vận chuyển hàng hoá. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 46 An ninh trong KCN: tình hình an ninh trật tự trong KCN ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 25 doanh nghiệp cho rằng an ninh trong KCN tốt chiếm 39,7%, các doanh nghiệp nhận xét tốt tập trung ở KCN Mỹ Tho, ở đây đã có Đồn Công An phục vụ cho KCN. Còn các KCN còn lại chưa có Đồn Công an chính quy mà chỉ có Đội bảo vệ KCN. Còn 54% nhận xét tình hình an ninh trật tự trong KCN tương đối tốt. Cần tiếp tục đề xuất thành lập các Đồn Công an cho các KCN: Tân Hương và Long Giang. 2.2.4.3. Đánh giá của DN về hệ thống cung cấp điện và nước a. Điện Bảng 2.7: Kết quả đánh giá của DN về hệ thống cung cấp điện Chất lượng điện Giá điện Mức sử dụng điện Tổng cộngTốt Tương đối tốt Chưa tốt Cao Trung bình Thấp Nhiều Trung bình Ít Tần số 38 22 3 40 22 1 33 28 2 63 Tỷ lệ % 60,32 34,92 4,76 63,5 34,9 1,6 52,4 44,4 3,2 100,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Trong nền sản xuất kinh doanh hiện nay, điện là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với hầu hết các DN trong mọi ngành sản xuất kinh doanh. Nguồn cung ứng điện đầy đủ và thông suốt sẽ giúp hoạt động của DN được liên tục và góp phần tăng năng suất. Hiện nay, nguồn điện quốc gia đã được đưa đến hầu hết các địa phương. Tuy nhiên, chất lượng của nguồn cung ứng điện ở từng địa phương có sự chênh lệch nhất định. Sự gián đoạn của nguồn cung ứng điện đã gây ra những thiệt hại nhất định cho DN. Qua điều tra các DN sản xuất kinh doanh trong các KCN cho thấy, hầu hết các DN đều có sử dụng điện lưới để sản xuất, tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà mức độ sử dụng điện năng ở mức cao thấp khác nhau. Qua khảo sát 63 DN đang hoạt động cung cấp thông tin thì 38 DN đánh giá về chất lượng điện sử dụng trong thời Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 47 gian qua ở mức độ tốt (chiếm 60,32%), 22 DN đánh giá chất lượng điện ở mức trung bình (chiếm 34,92%), chất lượng điện phục vụ cho các doanh nghiệp tốt. Doanh nghiệp sử dụng điện ở mức nhiều 52,4% trung bình 44,4%, cho thấy nguồn nhiên liệu chính là điện. Trong khi giá điện hiện nay khá cao (63,5% cao, 34,9% trung bình). Đây là một khó khăn cho doanh nghiệp vì chi phí sản xuất sẽ tăng. Nhìn chung qua khảo sát các DN đánh giá chất lượng điện cung cấp cho sản xuất là tốt nhưng giá cao. Do đó các đơn vị có liên quan cần phối hợp lại để tháo gỡ những vướng mắc còn tồn đọng, như: cần xem xét lại giá điện và có chính sách ưu đãi khuyến khích các DN sản xuất trong KCN hơn; ngành điện lực cần duy trì và nâng cao chất lượng điện đảm bảo cho sản xuất; Ban quản lý KCN phối hợp với ngành điện lực duy tu bảo dưỡng hệ thống điện trong KCN, hạn chế tối đa số lần mất điện và rút ngắn tối thiểu thời gian mỗi lần mất điện và mỗi lần cúp điện phải thông báo trước cho DN để DN chủ động trong SXKD nhằm giảm thiệt hại nhiều cho doanh nghiệp. b. Hệ thống cung cấp nước Bảng 2.8: Kết quả đánh giá của DN về hệ thống cung cấp nước Mức nước sử dụng Giá nước Nhiều Trung bình Ít Cao Trung bình Thấp Tổng cộng Tần số 17 42 4 24 35 4 63 Tỷ lệ % 27,0 66,7 6,3 38,1 55,6 6,3 100,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Căn cứ vào ngành nghề SXKD của doanh nghiệp mà mức độ sử dụng nước nhiều hay ít. Qua khảo sát 63 DN trong KCN thì có 27% DN sử dụng nước nhiều chủ yếu là các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Trong số 63 DN được khảo sát thì có 38,1% doanh nghiệp đánh giá thu phí sử dụng nước cao. Đây là một khó khăn Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 48 cho doanh nghiệp vì chi phí sản xuất sẽ tăng. Vì vậy Ban quản lý các KCN cần trao đổi với các chủ đầu tư KCN để hạ giá nước hỗ trợ DN sản xuất kinh doanh. 2.2.4.4. Đánh giá của DN về hệ thống ngân hàng Khả năng vay vốn của DN là một yếu tố quan trọng giúp cho DN tạo được nội lực để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với các NH của tỉnh vay vốn thì gặp nhiều khó khăn như thủ tục vay ngân hàng quá rườm rà, số vốn được vay rất thấp so với yêu cầu DN vay và khó khăn trong việc thuế chấp tài sản. Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của DN về thời gian giải ngân của ngân hàng Thời gian Số DN Tỷ trọng (%) Từ 1 đến 3 ngày 2 3,17 Từ 4 đến 6 ngày 2 3,17 Từ 7 đến 9 ngày 29 46,03 Từ 10 đến 12 ngày 18 28,57 Trên 12 ngày 12 19,05 Tổng 63 100,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Qua khảo sát 63 DN trong KCN cho thấy thời gian giải ngân của các ngân hàng ở Tiền Giang từ 1 ngày đến 9 ngày (ngày làm việc) chiếm tỷ lệ 46,03% và từ 10 ngày trở lên chiếm 47,62%. Điều này cho thấy thời gian giải ngân của các ngân hàng chưa được tốt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Qua kết quả phân tích trên cho thấy trong thời gian tới các ngân hàng cần phải sửa đổi quy chế cho vay cho phù hợp với tình hình mới, cải tiến quy trình thủ tục cho vay đơn giản hoá thủ tục thế chấp, thẩm định dự án nhanh, tăng số cho vay dựa trên hiệu quả dự án đầu tư và tài sản thế chấp nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các DN trong và ngoài tiếp cận nguồn vốn vay. 2.2.4.5. Đánh giá của DN về hệ thống bưu chính viễn thông Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 49 Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì hoạt động SXKD của DN không thể tách rời hệ thống viễn thông. Nó là yếu tố rất quan trọng không thể thiếu đối với hầu hết các DN trong mọi ngành sản xuất kinh doanh. Hệ thống thông tin tốt giúp cho DN liên lạc với khách hàng trong nước và quốc tế trong việc cung ứng sản phẩm, tìm kiếm thị trường, thu thập những thông tin trên mạng internet Mặt dù trong những năm gần ngành viễn thông đã phát triển nhanh chóng được các DN trong nước và ngoài nước tham gia cạnh tranh dịch vụ này càng nhiều. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ này chưa được cao. Tình trạng nghẽn mạch điện thoại di động trong những dịp Lễ hội hay tại các vùng sâu, vùng xa và tốc độ truy cập internet quá chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN. Bảng 2.10: Kết quả đánh giá của DN về chất lượng phục vụ và giá của viễn thông Chất lượng phục vụ của viễn thông Giá phục vụ của viễn thông Tốt Trung bình Chưa tốt Tổng cộng Cao Trung bình Thấp Tổng cộng Tần số 4 30 29 63 47 14 2 63 Tỷ lệ % 6,35 47,62 46,03 100,0 74,60 22,22 3,17 100,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các DN cho rằng chất lượng phục vụ của viễn thông được đánh giá từ mức trung bình là 47,62%, còn tốt chỉ có 6,35% chưa tốt ở mức khá cao là 46,03%. Điều này cho thấy chất lượng phục vụ của hệ thống viễn thông chưa được tốt. Chất lượng chưa tốt nhưng giá cả được đánh giá là cao 74,60% cho rằng giá cao, 22,22% cho là giá trung bình. Nhà nước cần mở rộng cho nhiều doanh nghiệp đầu tư vào viễn thông để tăng tính cạnh tranh để giảm giá và phục vụ tốt hơn. 2.2.4.6. Đánh giá của DN về chất lượng phục vụ của Công ty Đầu tư hạ tầng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 50 Bảng 2.11: Kết quả đánh giá của DN về chất lượng phục vụ của Công ty hạ tầng Tần số Tỷ lệ (%) Rất hài lòng 4 6,34 Tương đối hài lòng 49 77,78 Không hài lòng 10 15,87 Tổng 63 100,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Nhìn chung, mức độ hài lòng đối với Công ty Đầu tư hạ tầng tại KCN mà DN thuê đất: tương đối hài lòng với tỷ lệ 84,12%. Tuy nhiên, vẫn còn số ít doanh nghiệp không hài lòng (15,87%) 2.2.4.7. Đánh giá của các doanh nghiệp về chính sách thu hút đầu tư Bảng 2.12: Kết quả đánh giá của DN về các chính sách thu hút đầu tư Tần số Trung bình Hỗ trợ tín dụng 63 3,75 Hỗ trợ đào tạo lao động 63 3,94 Hỗ trợ đầu tư hạ tầng trong và ngoài KCN 63 4,37 Ưu đãi thuế thu nhập DN 63 4,1 Sự hỗ trợ của cơ quan, ban, ngành 63 4,62 Ưu đãi tiền thuê đất 63 4,70 Thủ tục hành chính 63 4,76 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Qua phát phiếu thăm dò khảo sát đã thống kê được mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự thu hút đầu tư phát triển của KCN: các yếu tố được đánh giá đều quan trọng (từ mức 3,75 trở lên), trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhất là thủ tục hành chính (4,76), thứ hai là Ưu đãi tiền thuê đất (4,7) và thứ ba là sự hỗ trợ của cơ quan, ban, ngành (4,62).Trư ờng Đạ i họ c K i tế H uế 51 Bảng 2.13: Đánh giá mức độ hài lòng của DN về chính sách thu hút đầu tư Tần số Tỷ lệ (%) Rất hài lòng 3 4,76 Tương đối hài lòng 45 71,43 Không hài lòng 15 23,81 Tổng 63 100,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả - Mức độ thỏa mãn của DN đối với chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh: tương đối hài lòng với tỷ lệ 76,19%. Tuy nhiên, vẫn còn số ít doanh nghiệp không hài lòng (23,81%). Bảng 2.14: Các yếu tố thu hút DN khi chọn đầu tư vào KCN Tần số Trung bình Có nguyên liệu đầu vào ổn định cho SXKD 63 3,62 Có điện, viễn thông, nước và xử lý nước thải tập trung 63 3,68 Có giá thuê đất trong KCN hấp dẫn 63 4,22 Có lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công thấp 63 4,37 Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN đầy đủ 63 4,68 Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư 63 4,70 Có vị trí, địa điểm KCN thuận lợi cho SXKD 63 4,79 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Qua phát phiếu thăm dò khảo sát đã thống kê được mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng quyết định đầu tư của DN là: các yếu tố được đánh giá đều quan trọng (từ mức 3,75 trở lên), trong đó yếu tố ảnh hưởng nhất đến việc chọn đầu tư tại KCN là KCN có vị trí địa điểm thuận lợi cho SXKD (4,79), thứ hai là có chính sách ưu đãi đầu tư (4,7), thứ ba là cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong KCN đầy đủ (4,68). Vị trí địa lý và địa điểm thuận lợi cho sản xuất kinh doanh là yếu tố rất quan trọng mà doanh nghiệp lựa chọn đầu tư kinh doanh vào KCN, ngoài ra các chính sách ưu đãi đầu tư và hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh đầy đủ cũng là những yếu tố Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 52 doanh nghiệp rất quan tâm và không thể thiếu được để thu hút đầu tư phát triển KCN. 2.2.4.8. Đánh giá của doanh nghiệp về lực lượng lao động Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng lao động sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của DN. Do vậy, DN luôn luôn tìm kiếm phương thức sử dụng lao động hiệu quả nhất. Các DN phải lựa chọn số lượng cũng như chất lượng của lao động sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của DN để tận dụng năng lực của lao động ở mức cao nhất. Trình độ lao động được sử dụng và khả năng thuê đầy đủ lao động phục vụ cho hoạt động của DN. Bảng 2.15: Kết quả đánh giá của DN về lực lượng lao động Trình độ chuyên môn của lao động DN đánh giá tình hình tuyển dụng lao động phù hợp với công việc Lao động phổ thông Lao động đã qua đào tạo Tổng Rất khó Tương đối khó Bình thường Dễ dàng Tổng Tần số 42 21 63 5 17 31 10 63 Tỷ lệ % 66,67 33.33 100,0 7,94 26,98 49,21 15,87 100,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Qua khảo sát của tác giả nhận thấy rằng trình độ lao động hiện tại chưa đáp ứng được yều cầu tuyển dụng cho các DN ở các KCN. Sự khó khăn trong việc thuê mướn lao động chuyên môn còn được thể hiện qua thời gian mà DN tốn kém để tuyển dụng số lao động này. Như vậy việc cung ứng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Tiền Giang là vấn đề khó khăn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn, ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn, nhu cầu lao động có chuyên môn sẽ ngày càng tăng, đòi hỏi hệ thống đào tạo tại chổ phải phát triển tương xứng để đáp ứng đầy đủ nhân lực cho DN trong KCN. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 53 Lực lượng lao động chưa qua đào tạo khá cao 66,67%. Các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong việc thuê lao động phù hợp với công việc: 65,08% thường các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản và may mặc dễ tuyển lao động phù hợp, đây là lợi thế của KCN Tiền Giang. Còn các doanh nghiệp điện tử, cơ khí và các ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn thì cho rằng khó tuyển 34,92%. Bảng 2.16: Ý kiến của DN về sự cần thiết của các Trung tâm đào tạo cho KCN Tần số Tỷ lệ (%) Không cần thiết 25 39,7 Cần thiết 34 54,0 Rất cần thiết 4 6,3 Tổng 63 100,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Theo kết quả khảo sát thì trong tương lai cần phải có những trường đào tạo riêng cho KCN (54%). Các DN cho rằng nên thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng và đại học dành riêng cho KCN hoặc liên kết đào tạo nghề giữa DN với các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, của tỉnh để từ đó có kế hoạch cho việc đào tạo phù hợp với những tiêu chuẩn mà các DN yêu cầu cho từng bộ phận, từng công việc. Có 25 DN (chiếm tỷ lệ 39,7%) cho rằng không cần thiết thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng và đại học cho KCN vì các DN này là các DN chế biến lương thực thực phẩm, chế biến thủy sản và may mặc cần số lượng công nhân có trình độ chuyên môn lao động thấp, phổ thông nên không cần phải thành lập. Nhìn chung trên 60,3 % các DN cho rằng nên thành lập các trường đào tạo chuyên môn lao động riêng cho các KCN, vì vậy đòi hỏi Ban quản lý các KCN và các ngành ở địa phương phải nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động riêng cho các KCN. 2.2.4.9. Đánh giá của các DN về tình hình môi trường Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển KTXH của các cấp, các ngành; là cơ sở quan trọng bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp Trư ờng Đạ i họ c inh tế H uế 54 CNH – HĐH đất nước. Đồng thời, bảo vệ môi trường đã được xem như một điều kiện kiên quyết trong hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh ở tất cả các KCN. Tuy nhiên, trong những năm qua công tác bảo vệ môi trường ở các KCN đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng vẫn còn một số các DN chưa có ý thức về công tác bảo vệ môi trường, công tác phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường. Bảng 2.17: Kết quả đánh giá của DN về tình hình xử lý nước thải trong KCN Tình hình xử lý nước thải trong KCN Tần số Tỷ lệ (%) Nước thải không qua xử lý 2 3,2 Nước thải có xử lý đạt tiêu chuẩn và thải ra môi trường 4 6,3 Nước thải được xử lý sơ bộ và đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung của KCN 57 90,5 Tổng 63 100,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Việc xử lý nước thải của các doanh nghiệp tương đối khá tốt. Hầu như đều qua xử lý sơ bộ và đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung (90,5%). Nước thải chưa qua xử lý thải ra môi trường là 3,2%, đây là những doanh nghiệp có số lượng nước thải sinh hoạt ít và ở xa nhà máy xử lý nước thải tập trung nên chưa đấu nối. Bảng 2.18: Kết quả đánh giá của DN về mức phí xử lý nước thải Mức phí xử lý nước thải Tần số Tỷ lệ (%) Cao 2 3,2 Tương đối cao 16 25,4 Trung bình 38 60,3 Thấp 7 11,1 Tổng 63 100,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Chi phí xử lý nước thải đang ở mức trung bình và có xu hướng tăng cao: mức phí trung bình (60,3% ) và mức phí cao (25,4%). Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 55 2.2.4.10. Đánh giá của DN về hiệu quả làm việc của các cơ quan Nhà nước Tỉnh Tiền Giang đã từng bước cải cách thủ tục hành chính theo hướng ngày càng tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Các Sở, ban ngành trong tỉnh được tổ chức lại, sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, đa ngành, đa lĩnh vực, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, đã góp phần tạo sự an tâm, tin tưởng cho các doanh nghiệp khi liên hệ, hợp tác kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp chỉ cần liên hệ đến cơ quan đầu mối là được hướng dẫn về hồ sơ, trình tự giải quyết của cơ quan Nhà nước. Cơ quan đầu mối trên địa bàn tỉnh, được quy định như sau: Ban Quản lý các KCN Tiền Giang là cơ quan đầu mối tiếp nhận và giải quyết thủ tục: Cấp phép đầu tư, lao động, xây dựng, môi trường của doanh nghiệp trong KCN và 4 cụm công nghiệp được Chính phủ cho thí điểm. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tiếp nhận và giải quyết thủ tục đầu tư của dự án đầu tư ngoài KCN và thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh. Hạn chế của tỉnh : Chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của tỉnh chưa tạo được điểm nổi bậc vì chỉ tuân thủ theo quy định của Trung ương nên ưu đãi còn mang tính chung chung chưa thiết thực, chứ đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Ban quản lý các KCN Tiền Giang chưa được UBND tỉnh ủy quyền hết chức năng và nhiệm vụ theo quy định. Do đó, cơ chế “một cửa” của Ban quản lý các KCN Tiền Giang bị hạn chế một số quyền như: Cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài: do Sở Lao động - Thương binh - xã hội thực hiện nên thời gian cấp phép lao động chưa nhanh; Chủ trì thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường và phê duyệt Cam kết bảo vệ môi trường: theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2012 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường do Sở Tài nguyên-Môi trường chủ trì thẩm định và tổng hợp trình trình Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 56 UBND tỉnh phê duyệt; Đối với cam kết bảo vệ môi trường do huyện nơi DN đóng trụ sở thực hiện; Cấp quyền sở hữu công trình xây dựng: theo Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 về hướng dẫn một số điều của Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 về cấp phép xây dựng do Sở Tài nguyên-Môi trường thực hiện; Chưa đủ điều kiện thành lập phòng thanh tra nên còn lệ thuộc các ngành tỉnh về thanh kiểm tra các DN. Việc thanh, kiểm tra DN của các Sở, ngành đối với doanh nghiệp KCN chưa phối hợp thống nhất giữa cơ quan đầu mối với các ngành tỉnh dẫn đến tình trạng thanh kiểm tra trùng lắp và nhiều lần trong một năm đối với một doanh nghiệp gây khó cho doanh nghiệp. Mặc dù, theo Quy chế phối hợp trách nhiệm các ngành trong quản lý các KCN quy định hàng năm các Sở, ngành gửi Ban quản lý các KCN Tiền Giang kế hoạch thanh, kiểm tra để tổng hợp thành kế hoạch thanh kiểm tra của năm sau, trình UBND tỉnh phê duyệt nhằm tránh thanh kiểm tra nhiều lần đối với một DN. Bảng 2.19: Ý kiến của DN về hiệu quả làm việc của các cơ quan nhà nước Hiệu quả làm việc của cơ quan nhà nước Thời gian giải quyết các thủ tục cho DN Cải cách thủ tục hành chính Rất hiệu quả Tương đối hiệu quả Bình thường Nhanh Bình thường Chậm Tiếp tục cải cách Không cần cải cách Tổng Tần số 2 19 42 2 36 25 49 14 63 Tỷ lệ % 3,2 30,2 66,7 3,2 57,1 39,7 77,8 22,2 100,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Qua phiếu khảo sát lấy ý kiến các doanh nghiệp về các thủ tục giải quyết cho doanh nghiệp có kết quả sau: Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 57 - Hiệu quả làm việc của cơ quan Nhà nước: chưa được đánh giá cao, cụ thể làm việc tương đối hiệu quả chiếm 30,2%, hiệu quả bình thường chiếm 66,7%. Thời gian giải quyết thủ tục cho DN bị đánh giá là chậm 39,7%, bình thường 57,1%. Tỉnh cần phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính là 77,8%. 2.2.5. Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân rút ra bài học kinh nghiệm Những kết quả đạt được: với vị trí địa lý và chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư thông thoáng của tỉnh thời gian qua đã khuyến khích được một số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất. Tỉnh đã thống nhất chỉ đạo tập trung và tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành ở Trung ương để thực hiện có hiệu quả công tác thu hút đầu tư. Việc đầu tư xây dựng KCN đã góp phần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, dịch vụ, thực hiện mục tiêu CNH-HĐH. Đồng thời tạo việc làm cho trên 38.000 lao động, nâng cao đời sống xã hội, tạo ra nguồn thu cho ngân sách địa phương, đảm bảo việc phát triển bền vững, sử dụng quỹ đất có hiệu quả. Nguyên nhân đạt được kết quả trên: Việc phát triển các KCN luôn nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và sự kết hợp của các sở ban ngành trong tỉnh. Tỉnh đã ban hành kịp thời các chính sách ưu đãi, cơ chế hỗ trợ đầu tư nên đã khuyến khích và huy động được các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư. Việc hình thành Ban Quản Lý các KCN để thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” đã tạo điều kiện thuận lợi về cải cách thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài để họ yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh. Những hạn chế tồn tại: công tác vận động, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN còn hạn chế do chương trình kế hoạch, kinh phí và sự phối kết hợp của các cơ quan còn chưa đồng bộ. Việc giải phóng mặt bằng còn chậm, còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư của các chủ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 58 đầu tư. Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi cho công nhân trong các KCN còn chậm nên ảnh hưởng đến đời sống của người lao động và gây khó khăn, bức xúc cho công tác quản lý xã hội. Việc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho KCN cũng còn nhiều hạn chế nhất là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_phat_trien_khu_cong_nghiep_tinh_tieng_giang_den_nam_2020_5766_1912070.pdf
Tài liệu liên quan