Luận án Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An

Mục lục.ii

Danh mục các chữ viết tắt.iv

Danh mục các bảng . v

Danh mục các biểu đồ.vi

Danh mục các hình.vii

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 10

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành nông nghiệp . 10

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành chè . 23

1.3. Định hướng nghiên cứu và mô hình nghiên cứu của luận án . 30

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ

NGÀNH CHÈ. 35

2.1. Khái niệm chuỗi giá trị và chuỗi giá trị ngành chè. 35

2.2. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị ngành chè . 49

2.3. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị ngành chè của một số nước trên

thế giới và của Việt Nam . 52

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH

CHÈ TỈNH NGHỆ AN. 64

3.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Nghệ An . 64

3.2. Thực trạng chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An . 69

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị chè tỉnh

Nghệ An . 83

3.4. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát

triển chuỗi giá trị chè tỉnh Nghệ An. 97

pdf170 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm năng suất chè tăng và có xu hướng cao hơn mức trung bình của cả nước. Bên cạnh đó, phần lớn chè Nghệ An được được hái bằng máy và hái dài hơn so với yêu cầu chế biến chè (1 tôm 2 lá) nên năng suất chè tăng cũng có xu hướng cao hơn. 3.2. Thực trạng chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An 3.2.1. Mô tả chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An được tổ chức theo mô hình chuỗi giá trị điển hình của ngành chè Việt Nam, bao gồm 3 khâu cơ bản: (1) trồng cà chăm sóc chè; (2) chế biến chè; (3) tiêu thụ chè. * Trồng và chăm sóc chè Chè ở Nghệ An được trồng bởi các xí nghiệp chè, hợp tác xã và hộ gia đình. Hiện nay, tham gia trồng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 3 xí nghiệp chè lớn, đó là xí nghiệp chè Hạnh Lâm, xí nghiệp chè Ngọc, xí nghiệp chè Thanh. Ngoài ra, tham gia vào khâu trồng chè còn có các đội thanh niên xung phong số 2 và đội thanh niên xung phong số 5 và 13 hợp tác xã thuộc các huyện. Chè được trồng bời các xí nghiệp trồng sẽ được giao cho các hộ gia đình chăm sóc và thu hoạch. 70 Bảng 3.2: Diện tích đất trồng chè tại các khu vực trên địa bàn tỉnh Nghệ An ĐVT: Ha Huyện Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Diện tích thu hoạch Tỷ trọng, % Diện tích thu hoạch Tỷ trọng, % Diện tích thu hoạch Tỷ trọng, % Diện tích thu hoạch Tỷ trọng, % Diện tích thu hoạch Tỷ trọng, % Toàn tỉnh 7000 100 7500 100 8000 100 9000 100.00 10000 100.00 Thanh Chương 3300 47,14 3300 44,00 3550 44,38 3800 42,22 4150 41,5 Anh Sơn 2600 37,14 2800 37,33 2850 35,63 3100 34,44 3100 31,0 Con Cuông 420 6,00 550 7,33 550 6,88 800 8,89 950 9,5 Kỳ Sơn 540 7,71 650 8,67 650 8,13 800 8,89 1000 10,0 Quỳ Hợp 140 2,00 200 2,67 200 2,50 200 2,22 300 3,0 Tân Kỳ 0 0 0 0 100 1,25 150 1,67 200 2,0 Quỳnh Lưu 0 0 0 0 100 1,25 150 1,67 300 3,0 Nguồn: Báo cáo tổng hợp về quy hoạch, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông, lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm [20] 71 Trong giai đoạn 2015 - 2019, chè được trồng chủ yếu trên địa bàn 2 huyện Thanh Chương và Anh Sơn. Tuy nhiên, trong năm 2018, 2019 mặc d diện tích thu hoạch chè trên 2 địa phương này vẫn có xu hướng tăng lên nhưng tỷ trọng diện tích so với diện thích chè thu hoạch trên toàn tỉnh có xu hướng giảm. Nguyên nhân cơ bản là do trong giai đoạn 2017 - 2019 tỉnh phát triển trồng chè trên 2 huyện mới là Tân Kỳ và Quỳnh Lưu đồng thời phát triển diện thích trồng và thu hoạch ở Con Cuông và Kỳ Sơn kéo theo tỷ trọng diện tích thu hoạch của huyện Thanh Chương và Anh Sơn có xu hướng giảm xuống. Cùng với việc mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng chè cũng tăng hàng năm. Tốc độ tăng sản lượng bình quân trong giai đoạn 2015 - 2019 là 11,53 /năm. Địa phương có sản lượng chè của 2 huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh cũng có tỷ trọng lớn nhất, đạt 62,1% và 23,5% sản lượng chè toàn tỉnh tương ứng ở huyện Thanh Chương và huyện Anh Sơn [20]. Nhằm nâng cao năng suất và sản lượng chè, Tỉnh đã đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các giống mới cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Tỉnh. Năm 2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 87/2014/QĐ- UBND ngày 17/11/2014 về hỗ trợ sản xuất chè như sau: Hỗ trợ 1.500 đồng/bầu giống chè Tuyết Shan, mật độ 3.300 bầu/ha; Hỗ trợ giống chè LDP1, LDP2, chè chất lượng cao với mức 400 đồng/bầu, mật độ 1.600 cây/ha; Hỗ trợ chi phí trồng mới, làm đất chè LDP1, LDP2, chè chất lượng cao, chè Tuyết Shan với mức 5.000.000 đồng/ha đối với các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ tại huyện Thanh Chương và mức 2.000.000 đồng đối với các huyện còn lại [31]. * Chế biến chè Toàn tỉnh hiện nay có 86 cơ sở chế biến với tổng công suất thiết kế 871 tấn chè búp/ngày, với nhu cầu cần lượng nguyên liệu chế biến là 120.000 tấn/năm (thời gian chế biến dự kiến là 230 ngày/năm), trong đó chế biến của 72 các doanh nghiệp có năng lực về công nghệ, thiết bị chiếm 328 tấn búp tươi/ngày [20]. Trong các doanh nghiệp này, trang bị máy móc thiết bị tương đối đồng bộ, một số dây chuyền chế biến có công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm sản xuất ra được thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận. Về công nghệ, đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh có 8 dây chuyền chế biến chè đen, trong đó 7 dây chuyền chè đen CTC, 1 dây chuyền chè đen OTD và 12 dây chuyền chế biến chè xanh công nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm tuỳ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguyên liệu đầu vào, quy trình công nghệ chế biến chè [20]. Về cơ sở chế biến chè, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 4 cơ sở chế biến chè với công suất thiết kế lớn, được tổ chức với hình thức công ty THHH và sử dụng các dây chuyền chế biến công nghiệp hiện đại. Ngoài ra, có 2 cơ sở chế biến nhỏ là Tổng đội Thanh niên xung phong 8 và Tổng đội Thanh niên xung phong 10 tham gia chế biến chè xanh với công suất thiết kế đạt 1 tấn búp tươi/ngày. Tham gia vào hoạt động chế biến chè xanh còn có 75 cơ sở chế biến nhỏ lẻ, chủ yếu được tổ chức dưới hình thức hộ kinh doanh với công suất thiết kế trung bình của 1 cơ sở là 7 tấn búp tươi/ngày [20]. Số liệu về cơ sở sản xuất và công suất chế biến của các cơ sở được thống kê trong Bảng 3.3. Qua số liệu trong Bảng cho thấy, cơ sở chế biến chè có công suất lớn nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An là Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An, với công suất chế biến thiết kế là 262 tấn/ngày, Công ty đang thực hiện tới 30,08% tổng công suất chế biến của Tỉnh. Hiện tại, Công ty đang vận hành 04 dây chuyền chè đen CTC với tổng công suất 96 tấn chè búp/ngày, các thiết bị nhập khẩu từ n Độ; 01 dây chuyền chè đen OTD với tổng công suất 24 tấn chè búp/ngày, công nghệ nhập khẩu từ Liên bang Nga; 09 dây chuyền chè xanh với tổng công suất 142 tấn chè búp/ngày, thiết bị 73 nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, Công ty còn đang vận hành 01 trung tâm đấu trộn và đóng gói chè xuất khẩu công suất 8.000 - 10.000 tấn/năm và 01 dây chuyền sản xuất chè túi nhúng, chè hương các loại chất lượng cao, công suất 25 tấn/năm, phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu [6]. Bảng 3.3: Số lƣợng cơ sở chế biến chè và công suất thiết kế năm 2019 TT Cơ sở chế biến Công suất thiết kế (tấn búp tƣơi/ngày) Trong đó Chè xanh Chè đen 1 Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Chè Nghệ An 262 142 120 2 Công ty TNHH Chè Trường Thịnh 28 12 16 3 Công ty TNHH Rồng Phương Đông 24 12 12 4 Công ty TNHH MTV nông công nghiệp 3/2 12 12 - 5 Tổng đội thanh niên xung phong 8 1 1 - 6 Tổng đội thanh niên xung phong 10 1 1 - 7 Các cơ sở chế biến nhỏ lẻ 543 543 - Tổng cộng 871 723 148 Nguồn: Báo cáo tổng hợp về quy hoạch, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông, lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm [20] Tổng hợp công suất theo thiết kế hiện nay của Công ty là 262 tấn búp chè tươi/ngày, với thời gian chế biến dự kiến là 230 ngày/năm, công suất tính theo năm của công ty sẽ là 60.260 tấn chè búp tươi/năm. Với công suất chế biến này, Công ty có khả năng cung cấp ra thị trường 12.000 tấn chè khô/năm với kết cấu sản phẩm chè CTC chiếm 45%; chè xanh chiếm 55 . Trong năm 2019, công ty đang thực hiện được mức sản lượng thực tế đạt 67% công suất thiết kế, tương đương sản lượng chế biến 40.000 tấn búp tươi/năm [6]. 74 Cơ sở chế biến chè lớn thứ hai trong Tỉnh là Công ty TNHH Chè Trường Thịnh. Hiện nay Công ty đang vận hành 02 dây chuyền chế biến với công suất chế biến thiết kế là 28 tấn chè tươi/ngày, trong đó có 01 dây chuyền chế biến chè xanh với công suất 12 tấn chè tươi/ngày và 01 dây chuyền chế biến chè đen công suất 16 tấn chè tươi/ngày. Với công suất thiết kế và thời gian dự tính là 230 ngày/năm, Công ty có thể chế biến được 6.440 tấn búp tươi/năm và cung ứng cho thị trường sản lượng chè khô đạt 1.200 tấn/năm. Trong năm 2019, công ty đang thực hiện chế biến được 3.300 tấn chè búp tươi, đạt 52 công suất thiết kế, chủ yếu là sản phẩm chè đen phục vụ hoạt động xuất khẩu và tiêu d ng nội địa [6]. Năng lực chế biến tương đương Công ty Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trường Thịnh là Công ty Cổ phần Rồng Phương Đông. Hiện nay Công ty đang vận hành 02 dây chuyền chế biến với công suất thiết kế là 24 tấn chè tươi/ngày, trong đó có 01 dây chuyền chế biến chè xanh công suất 12 tấn chè tươi/ngày và 01 dây chuyền chế biến chè đen công suất 12 tấn chè tươi/ngày. Công ty TNHH MTV Nông Công nghiệp 3/2 cũng là một cơ sở chế biến chè tương đối lớn của tỉnh. Hiện Công ty đang vận hành 01 dây chuyền chế biến chè xanh với công suất 12 tấn chè tươi/ngày. Ngoài ra, tham gia vào 62,6 công suất chế biến chè của Tỉnh là Tổng đội thanh niên xung phong 8 và Tổng đội thanh niên xung phong 10 của huyện Kỳ Sơn, mỗi Tổng đội có 1 dây chuyền chế biến chè xanh với công suất 1 tấn chè tươi/ngày và 75 cơ sở chế biến nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình với tổng công suất chế biến chè xanh thiết kế là 543 tấn chè tươi/ngày. Các cơ sở chế biến này chủ yếu được tổ chức dưới hình thức hộ gia đình và đang sử dụng công nghệ chế biến mang tính cải tiến hoặc tương đối lạc hậu, chắp vá. Với công nghệ chế biến này, sản phẩm đầu ra của các cơ sở thường có chất lượng thấp, không đồng đều, chưa thực sự đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. 75 Năm 2019, sản lượng thực tế được chế biến các cơ sở chế biến chè này chỉ đạt 40-45 công suất thiết kế do thiếu nguyên liệu chè búp tươi. Tuy nhiên, việc duy trì và phát triển cơ sở chế biến chè này là cần thiết nhằm tận dụng khối lượng chè nguyên liệu không có chất lượng cao và đáp ứng một phần nhu cầu ở mức bình dân đối với sản phẩm chè trên thị trường nội địa. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp và cơ sở chế biến chè chỉ đạt được 50 - 70 công suất là do theo quy hoạch phát triển chè nguyên liệu của Tỉnh, diện tích trồng chè có xu hướng ngày càng tăng lên theo lộ trình để đảm bảo chất lượng đầu tư cho cây giống, kỹ thuật... từ đó đảm bảo chất lượng chè thương phẩm. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014 - 2019 Tỉnh chưa quản lý tốt hoạt động đầu tư của các cơ sở chế biến chè, đặc biệt là các cơ sở chế biến chè của các hộ gia đình, dẫn tới tốc độ tăng công suất chế biến chè cao hơn tương đối nhiều so với tốc độ tăng năng suất và sản lượng chè nguyên liệu. Vì vậy trong thời gian tới, để tận dụng tốt lượng vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động, phát triển CGT chè, Tỉnh cần điều chỉnh quy hoạch v ng nguyên liệu để có thể tăng công suất của các doanh nghiệp và cơ sở chế biến chè thương phẩm. Mặc d đối mặt với thực trạng chưa tận dụng được công suất thiết kế của dây chuyền chế biến chè nhưng sản lượng chè thương phẩm của Tỉnh trong thời gian vừa qua vẫn có xu hướng tăng lên và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường về sản phẩm chè. Việc phân tích khả năng tham gia vào CGT chè khâu chế biến chè được thực hiện thông qua 2 chỉ tiêu: sản lượng chè thương phẩm và giá trị sản xuất của khâu chế biến chè. Số liệu về sản lượng chè thương phẩm và giá trị sản xuất chè của Tỉnh Nghệ Anh trong giai đoạn 2015 - 2019 được thu thập từ tất cả các cơ sở chế biến chè trên địa bàn Tỉnh và được thống kê trong Bảng 3.4 và minh họa trong Biểu đồ 3.2. 76 Bảng 3.4: Sản lƣợng và giá trị sản xuất sản phẩm chè giai đoạn 2015 - 2019 Chỉ tiêu Năm Bình quân 2015 2016 2017 2018 2019 Sản lượng chè sản xuất, nghìn tấn 16,8 17,8 20.8 23,4 26,0 20,96 Giá trị sản xuất, tỷ đồng 3326,4 3933,8 4950,4 6201 9308 5543,92 Chỉ số liên hoàn, Sản lượng sản xuất 100 105,95 116,85 112,50 111,11 111,54 Giá trị sản xuất 100 118,26 125,84 125,26 150,10 129,34 Nguồn: Báo cáo tổng hợp về quy hoạch, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông, lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm [20] Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng liên hoàn về sản lƣợng và giá trị sản xuất của Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2019 Qua số liệu trong Bảng 3.4 và Biểu đồ 3.2 cho thấy: sản lượng chè thương phẩm và giá trị sản xuất tính đến giai đoạn chế biến chè của Tỉnh có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2015 - 2019. Năm 2015, sản lượng chè búp khô toàn tỉnh đạt 16,8 nghìn tấn với giá trị sản xuất đạt 3.326,4 tỷ đồng 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2015 2016 2017 2018 2019 % Năm Sản lượng sản xuất Giá trị sản xuất 77 đồng; năm 2019 đạt 26 nghìn tấn với giá trị sản xuất là 9.308 tỷ đồng, trong đó chế biến chè tại các công ty và tổng đội chiếm 42 tổng sản lượng chè khô và 74,7 giá trị sản xuất chè toàn tỉnh, sản lượng còn lại thuộc các cơ sở chế biến nhỏ lẻ tại các hộ gia đình. Tốc độ tăng bình quân về sản lượng chè thương phẩm đạt 11,54 / năm trong khi tốc độ tăng bình quân về giá trị sản xuất đạt 29,34 trong giai đoạn 2015 - 2019 cho thấy bên cạnh việc mở rộng diện tích, nâng công suất chế biến chè, các cơ sở chế biến chè trong tỉnh còn có thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khối lượng chè phục vụ xuất khẩu. Kết quả cho thấy, giá trị sản xuất chè có xu hướng tăng cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng về sản lượng chè. * Thương mại chè Khâu thương mại chè được phân tích cho cả hoạt động thương mại bán buôn và thương mại bán lẻ đối với sản phẩm chè của tỉnh Nghệ An. Hiện nay, sản phẩm chè của tỉnh Nghệ An được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các nước với thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Tỉnh bao gồm: Pakitstan, Nga, Ba Lan, Trung Quốc và Phần Lan,. Thị trường Pakitstan là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam nói chung và chè Nghệ An nói riêng với hai loại sản phẩm chủ yếu là chè xanh và chè đen. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Tỉnh với các chủng loại chè chủ yếu là chè chè ướp hoa, chè ô long. Chè tiêu thụ trên thị trường nội địa chủ yếu là chè búp các loại với đoạn thị trường bình dân nhằm phục vụ nhu cầu của người lao động tại các tỉnh lân cận. Giá chè trên thị trường nội địa tương đối thấp hơn so với giá chè trên thị trường xuất khẩu, tuy nhiên, do chè được sản xuất bởi các hộ gia đình nhỏ lẻ chưa đảm bảo chất lượng so với nhu cầu của thị trường xuất khẩu nên thị 78 trường nội địa cũng là một trong những ưu tiên của Tỉnh nhằm tận dụng tối đa công suất của các cơ sở chế biến chè này. Sản lượng và giá trị xuất khẩu chè của Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2015 - 2019 được thống kê trong Bảng 3.5 và Biểu đồ 3.3. Bảng 3.5: Sản lƣợng và trị giá chè xuất khẩu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2019 Chỉ tiêu Năm Bình quân 2015 2016 2017 2018 2019 Sản lượng xuất khẩu (nghìn tấn) 5,37 5,95 6,38 6,82 7,37 6,38 Giá trị xuất khẩu (nghìn USD) 6605,1 8627,5 10176,1 11150,7 12713,3 9854,5 Tỷ lệ sản lượng XK/SLSX, % 31,96 33,43 30,67 29,15 28,35 30,43 Tốc độ phát triển liên hoàn, Sản lượng xuất khẩu (nghìn tấn) 100 110,80 107,23 106,90 108,06 108,24 Giá trị xuất khẩu (USD) 100 130,62 117,95 109,58 114,01 117,79 Nguồn: Báo cáo tổng hợp về quy hoạch, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông, lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm [20] Qua số liệu trong Bảng 3.5 và Biểu đồ 3.3 cho thấy, sản lượng chè xuất khẩu hàng năm của Nghệ An trung bình từ 6,38 nghìn tấn, chiếm từ 28,35 - 33,43 tổng sản lượng chè của tỉnh. Sản lượng chè xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu thị trường. Năm 2015, sản lượng chè xuất khẩu của Tỉnh đạt 5,25 nghìn tấn với doanh thu từ xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 5,2626 triệu USD; năm 2019 sản lượng chè xuất khẩu đạt 7,37 nghìn tấn, doanh thu từ xuất khẩu chè đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 13,45 triệu USD. 79 Biểu đồ 3.3: Tốc độ phát triển về sản lƣợng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu chè Nghệ An Mặc d sản lượng chè xuất khẩu có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2015 - 2019, với tốc độ tăng bình quân là 8,24 /năm. Tuy nhiên, so với tốc độ tăng về sản lượng chè thương phẩm cho thấy về tỷ trọng, chè xuất khẩu có xu hướng giảm dần theo thời gian, trong đó, năm 2016 là năm có tỷ trọng chè xuất khẩu đạt cao nhất, đạt 33,43 so với tổng sản lượng chè sản xuất. Năm 2019 là năm có tỷ trọng chè xuất khẩu đạt thấp nhất, 28,45 so với tổng sản lượng chè sản xuất. Tuy nhiên, về giá trị, năm 2019 có tốc độ tăng về doanh thu đạt cao nhất trong toàn giai đoạn, tăng 37,43 so với năm 2016. Nguyên nhân là do công ty Công ty Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An đã thực hiện một số biện pháp nhằm mở rộng được thị trường và tăng giá bán sản phẩm trên thị trường như đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, hướng tới cung ứng cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao. Tham gia vào hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu chè của Tỉnh chủ yếu là công ty Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An, các công ty nhỏ như: Công ty TNHH Chè Trường Thịnh, Công ty TNHH Chè Phương Đông. có tham 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2015 2016 2017 2018 2019 % Năm Sản lượng xuất khẩu (nghìn tấn) Giá trị xuất khẩu (USD) 80 gia hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu nhưng sản lượng không đáng kể và không ổn định. Năm 2015, sản lượng chè xuất khẩu của Công ty Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An là 4,78 nghìn tấn, chiếm 91,05% tổng sản lượng chè xuất khẩu của Tỉnh. Năm 2019, sản lượng xuất khẩu của Công ty Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An là 6,49 nghìn tấn, chiếm 88,9% tổng sản lượng chè của Tỉnh. Các bạn hàng xuất khẩu của Nghệ An chủ yếu là các nước Trung Âu, Đông Âu và một số quốc gia khác. Các nước Pakixtan, Apganixtan, Ba Lan và Liên bang Nga là những bạn hàng truyền thống với sản lượng xuất khẩu chè nhiều và tương đối ổn định. Pakixtan là bạn hàng lớn nhất trong xuất khẩu chè của Nghệ An. Năm 2019, giá trị xuất khẩu chè sang nước Pakixtan đạt 3.25 triệu USD, chiếm 24,16% giá trị xuất khẩu chè của toàn tỉnh; Tiếp đến là nước Apganixtan chiếm 19,8% giá trị chè xuất khẩu. Giá trị chè xuất khẩu sang Nga và Ba Lan trong những năm gần đây giảm sút và chiếm tỉ trọng nhỏ [6]. Cùng với chiến lược mở rộng thị trường, chè của Nghệ An đã xuất khẩu sang một số các nước khác như Trung Quốc, Anh, Ixrael, Iran và Đài Loan. Sản lượng chè xuất khẩu sang những nước này chưa nhiều, những cũng là những dấu hiệu đáng mừng trong việc phát triển thị trường xuất khẩu chè trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, giá trị chè xuất khẩu của Nghệ An không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Các thị trường xuất khẩu chè truyền thống của Nghệ An đang thu hẹp dần. Giá trị chè xuất khẩu sang Nga giảm nhanh từ năm 2015 đến nay. Về thị trường trong nước, chè của Nghệ An tiêu thụ trong nước nhiều, nhưng giá trị thấp do chủ yếu là sơ chế. Năm 2015, sản lượng chè tiêu thụ trong nước là 11,43 nghìn tấn, chiếm 68,04% tổng sản lượng chè; năm 2019 sản lượng chè tiêu thụ trong nước là 18,63 nghìn tấn, chiếm 71,65% [6]. Sản phẩm tiêu thụ trong nước là các sản phẩm như chè xanh rời, chè xanh đóng 81 gói, chè hoa sen, chè túi lọc, được bán cho các tỉnh thành như Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tiêu thị nội tỉnh. Hiện nay, thương hiệu chè Nghệ An tiêu thụ trong nước chỉ mới có chè Kim Liên của Công ty Đầu tư và Phát triển Chè Nghệ An. Phần lớn sản lượng chè được sản xuất bởi các cơ sở chế biến nhỏ được bán cho các thương lái ở các tỉnh với giá bán bình quân đạt 140 triệu đồng/tấn, sau đó chè sẽ được chế biến lại và đóng gói với nhãn mác khác. Hiện tại, thương hiệu chè Nghệ An chưa được biết đến nhiều do đó, khả năng tiêu thụ không cao. 3.2.2. Thực trạng giá trị của các khâu trong chuỗi giá trị Chuỗi giá trị chè của Nghệ An rất đơn giản, các tác nhân tham gia không nhiều, giá trị gia tăng khi đi qua các tác nhân không lớn. Tác nhân chi phối chuỗi giá trị lớn nhất là tác nhân chế biến và đây cũng là tác nhân hưởng lợi nhiều nhất từ chuỗi giá trị chè. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, mặc dù khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của các tác nhân là tương đối cao nhưng khả năng có thể tăng doanh thu và lợi nhuận của các tác là thực sự còn thấp. Một trong những nguyên nhân là giá chè nguyên liệu những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2018, 2019 đang có xu hướng tăng lên. Do tình hình hạn hán, thời tiết khắc nghiệt, năng suất chè nguyên liệu giảm tương đối nhiều đã góp phần đẩy giá nguyên liệu tăng tên. Bên cạnh đó, việc tổ chức sản xuất và tận dụng công suất nhà máy của các công ty chế biến chè, đặc biệt là những công ty chế biến chè có công suất lớn chưa được thực hiện một cách thực sự hệ thống và khoa học. Là doanh nghiệp trồng chè lớn nhất, nhưng Công ty Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An sản xuất chưa đạt hiệu quả cao so với tiềm năng. Mô hình sản xuất không còn phù hợp, chi phí lớn, dẫn đến hiệu quả không cao. Số liệu về chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An được thống kê trong Bảng 3.6 và Biểu đồ 3.4. 82 Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu giá trị của các khâu trong chuỗi giá trị ngành chè Khâu Trồng và chăm sóc Chế biến Thƣơng mại bán buôn Thƣơng mại bán lẻ Sản lượng, nghìn tấn 122,78 26 17,87 26 Chi phí bình quân, nghìn đồng/tấn 2,94 183,84 279,19 276,96 Doanh thu bình quân, triệu đồng/tấn 23,36 245,12 308,5 325,84 Lợi nhuận bình quân, triệu đồng/tấn 8,64 61,28 29,31 48,88 Giá trị gia tăng, triệu đồng/tấn 116,78 128,34 63,38 17,34 Tỷ trọng giá trị gia tăng, 35,84 39,39 19,45 5,32 Nguồn: Báo cáo tổng hợp về quy hoạch, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông, lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm [20] Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng giá trị gia tăng theo các khâu trong chuỗi giá trị Qua số liệu trong Bảng 3.6 và Biểu đồ 3.4 cho thấy, trong năm 2019 sản lượng chè tiêu thụ của nghệ An là 26 nghìn tấn, được tiêu thụ qua 2 kênh: 35,84% 39,39% 19,45% 5,32% Trồng và chăm sóc chè Chế biến chè Thương mại bán buôn Thương mại bán lẻ 83 bán buôn và bán lẻ với tỷ trọng tương ứng là 68,73% và 31,27% tổng sản lượng tiêu thụ của Tỉnh. Đối với ngành chè tỉnh Nghệ An hiện nay, đóng góp chủ yếu vào chuỗi giá trị là khâu trồng, chăm sóc chè và khâu chế biến chè. Đây cũng là 2 khâu cơ bản quyết định giá trị của sản phẩm chè đối với khách hàng và giá bán sản phẩm trên thị trường. Khâu trồng và chăm sóc chè chiếm 35,84% trong giá trị sản phẩm chè với thành phần chủ yếu là tiền lương của người lao động và tiền đầu tư ban đầu cho cây chè. Khâu chế biến chiếm 39,39% giá trị gia tăng với bộ phận giá trị chủ yếu là khấu hao tài sản cố định do đầu tư dây chuyền chế biến, các khoản chi phí liên quan đến nghiên cứ phát triển sản phẩm... Khâu thương mại bán buôn và thương mại bán lẻ đóng góp một tỷ lệ nhỏ giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản phẩm chè với tỷ lệ tương ứng là 19,45% và 5,32% so với giá trị bình quân một tấn chè. 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị chè tỉnh Nghệ An 3.3.1. Đánh giá khả năng phát triển chuỗi giá trị chè của Tỉnh nghệ An Để có những nhận định về khả năng phát triển CGT chè tỉnh Nghệ An và định hướng cho những giải pháp phát triển CGT chè trong thời gian tới, tác giả tiến hành khảo sát thông qua bảng hỏi và tham khảo ý kiến chuyên gia về vai trò của các nhân tố góp phần phát triển CGT ngành chè tỉnh Nghệ An. Với kích thước mẫu được xác định là 165 phiếu, để đảm bảo số phiếu hợp lệ sau khi thu về, luận án thực hiện thu thập số liệu trên 200 đối tượng với phương pháp thu thập số liệu trực tiếp từng đối tượng kết hợp với phóng vấn sâu bán cấu trúc về quan điểm của các đối tượng phỏng vấn về chính sách, sự hỗ trợ của Hiệp hội... Số phiếu thu về là 200 phiếu hợp lệ, kết quả khảo sát và mô tả mẫu được tập hợp trong phụ lục số 2. 84 Số liệu khảo sát được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với thông tin mô tả mẫu được trình bày trong phụ lục số 2 và kết qua phân tích khả năng phát triển chuỗi giá trị chè tỉnh Nghệ An được mô tả trong Biểu đồ 3.5. Biểu đồ 3.5: Khả năng phát triển chuỗi giá trị chè tỉnh Nghệ An Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát theo SPSS 20.0 Qua số liệu cho thấy, các tác nhân tham gia CGT ngành chè tỉnh Nghệ An đều cho rằng, trong thời gian tới, khả năng phát triển CGT ngành chè tỉnh Nghệ An được đánh giá là tốt với các hướng như tiếp cận thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng cuối cùng, nghiên cứu phát triển sản phẩm chất lượng cao để có thể tăng giá bán sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm cung cấp trên thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, việc tổ chức sản xuất khoa học, tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm cũng được cho là một trong các hướng đi cơ bản nhằm phát triển chuỗi giá trị ngành chè của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 3.3.2. Vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đối với chuỗi giá trị chè tỉnh nghệ An Các nhân tố ảnh hưởng đến CGT ngành chè Nghệ An được xác định bao gồm: (1) Yếu tố về chất lượng yếu tố đầu vào như: nguyên liệu, đất đai, nhân lực, vốn...; (2) Yếu tố về công nghệ; (3) Yếu tố về chính sách phát triển 3.32 3.34 3.36 3.38 3.40 3.42 3.44 3.46 3.48 3.50 3.52 3.54 Khả năng tăng giá bán của sản phẩm chè tới người t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chuoi_gia_tri_nganh_che_tinh_nghe_an.pdf
Tài liệu liên quan