Luận án Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Từ Liêm (thành phố Hà Nội) dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐẾN ĐỀ TÀI

LUẬN ÁN

6

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6

1.1.1. Những nghiên cứu về kinh tế, xã hội và vấn đề đô thị hóa nói chung 6

1.1.2. Những nghiên cứu về kinh tế, xã hội và vấn đề đô thị hóa ở Hà Nội 15

1.1.3. Những nghiên cứu về kinh tế, xã hội huyện Từ Liêm 20

1.2. Những nội dung luận án kế thừa và những vấn đề luận án cần tiếp tục

nghiên cứu

24

Chương 2: KHÁI QUÁT HUYỆN TỪ LIÊM VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA

HUYỆN TỪ LIÊM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013

27

2.1. Khái quát về huyện Từ Liêm 27

2.1.1. Vị trí địa lý 27

2.1.2. Khí hậu thủy văn 28

2.1.3. Đất đai 28

2.1.4. Lịch sử hành chính 29

2.2. Thực trạng kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm trước năm 1996 31

2.2.1. Kinh tế 31

2.2.2. Xã hội 37

2.3. Chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội và huyện Từ Liêm

từ năm 1996 đến năm 2013

40

2.3.1. Chủ trương của Thành phố Hà Nội 40

2.3.2. Chủ trương của huyện Từ Liêm 42

2.4. Vấn đề đô thị hóa ở Hà Nội và huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm

2013

44

2.4.1. Khái quát đô thị hóa ở Hà Nội 44

2.4.2. Đô thị hóa huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm 2013 47

Tiểu kết chương 2 57

Chương 3: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA HUYỆN TỪ LIÊM 59

3.1. Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế 59

3.1.1. Chuyển biến cơ cấu ngành 59

pdf185 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Từ Liêm (thành phố Hà Nội) dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khai (giai đoạn 1), công trình trụ sở Huyện ủy-HĐND-UBND huyện, trường tiểu học Xuân Đỉnh, đường Phú Diễn-Liên Mạc, chợ đầu mối nông sản Xuân Đỉnh, chợ Mỹ Đình, kênh tưới trạm bơm Liên Mạc, hệ thống điện Thượng Cát [151]. Từ năm 2006 đến năm 2010, ngành xây dựng huyện Từ Liêm tiếp tục tiếp nhận triển khai 521 dự án với diện tích trên 2.000ha, và đã hoàn thành trên 300 dự án, thu hồi 1.000ha đất đai. Trong đó có nhiều dự án trọng điểm như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội, Công viên Hòa bình, Khu ngoại giao đoàn, Bộ Quốc phòng, các khu đô thị mới, một số công trình Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, các dự án trọng điểm về giao thông (đường 32, đường vành đai 3, đường 32 đi khu công nghiệp Nam Thăng Long). Riêng trong năm 2010, để phục vụ cho việc xây dựng các công trình trọng điểm Chào mừng 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Từ Liêm đã giải phóng mặt bằng hơn 1.000ha đất phục vụ cho hơn 300 dự án. Đến năm 2013, ngành xây dựng Từ Liêm có giá trị sản xuất lớn và tốc độ tăng trưởng khá nhanh (13%/năm). Ngành này luôn có tỷ trọng lớn hơn ngành công nghiệp. Xây dựng chiếm 25% trong cơ cấu kinh tế chung của huyện và chiếm hơn 70% trong cơ cấu ngành Công nghiệp - xây dựng; mang lại giá trị sản xuất là 12.332 tỷ đồng năm 2013 (theo giá cố định 2010) [166]. Trong số 200 doanh nghiệp hàng đầu của huyện, có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có doanh thu trên 15 tỷ đồng như Công ty CP đầu tư xây dựng Token Việt Nam, Công ty xây dựng và thương mại Toàn Hiền, Công ty CP tư vấn kỹ thuật E&R, Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân, Công ty CP đầu tư và xây dựng 703, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thuận An Building, Công ty CP Thương mại Dịch vụ và Xây dựng Dũng Thành 3.3.2. i th ng nghi và làng nghề Từ sau đổi mới, các cơ sở công nghiệp, TTCN, thương nghiệp của huyện Từ Liêm đã chuyển sang hạch toán kinh doanh. Do đó, ngành TTCN của huyện gặp khó khăn, các HTX TTCN phải giải thể hàng loạt, hình thức sản xuất theo hộ gia đình nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới. Trong các năm 1996-1997, sau khi bàn giao một số xã cho Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, nên các làng nghề Từ Liêm có sự xáo trộn; một số bị mai một, một số lại được phục hồi phát triển, và cũng có những làng nghề mới được xuất hiện. Sự phát triển của làng nghề theo xu hướng mới đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân. 83 3.3.2.1. Về số lư ng làng nghề và cơ cấu ngành nghề Trong giai đoạn từ sau đổi mới, Hà Nội đã xây dựng nhiều chương trình, đề án về “Đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, về “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn” và đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng 2015” Các chương trình, đề án này của thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề Từ Liêm đẩy mạnh phát triển sản xuất. Từ chủ trương chung, Từ Liêm xác định củng cố và phát triển làng nghề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện giai đoạn 2000-2005 với mục tiêu: Khôi phục và phát triển làng nghề và xây dựng, quy hoạch khu công nghiệp làng nghề tập trung. Theo đó, huyện đã rà soát, đánh giá lại tình hình phát triển làng nghề và phối hợp với các cấp, ngành chức năng của thành phố như Sở Công nghiệp, Liên minh hợp tác xã để tiến hành xây dựng quy hoạch làng nghề của Từ Liêm. Thực hiện chương trình 01/CT-HU, huyện đã khuyến khích vận động từng bước hình thành các hiệp hội nghề trong các làng nghề như Hiệp hội nghề may (Cổ Nhuế), đồng thời triển khai xây dựng dự án cụm công nghiệp làng nghề Xuân Phương, Cổ Nhuế, Trung Văn. Theo kết quả khảo sát của Sở Công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2000-2005, Từ Liêm là huyện có tổng số xã, thị trấn ít nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội (có 16 xã và thị trấn), nhưng là một trong những huyện có số làng nghề nhiều nhất với 8 làng nghề. Những xã có làng nghề phát triển mạnh đạt giá trị sản xuất lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN của huyện là Xuân Phương (rèn), Cổ Nhuế (may), Tây Mỗ (gò hàn). Bảng 3.3: Số lượng làng nghề, cụm ngành nghề Hà Nội Huyện Tổng số xã, thị trấn Tổng số làng nghề Xã có làng nghề Xã có cụm ngành nghề Gia Lâm 35 7 7 18 Đông Anh 24 3 3 20 Thanh Trì 25 5 5 10 Sóc Sơn 26 2 2 19 Từ Liêm 16 8 8 13 Tổng cộng 126 25 25 80 Nguồn: [164] Số lượng và cơ cấu ngành nghề trên địa bàn huyện được phân chia theo đơn vị hành chính như sau: chế biến lương thực, thực phẩm ở Mễ Trì, Xuân Đỉnh, Liên Mạc; ngành cơ khí ở Xuân Phương, Tây Mỗ; ngành tre đan ở Trung Văn, Đại Mỗ; ngành dệt may ở Cổ Nhuế. Các làng nghề chủ yếu tập trung ở các xã giáp ranh với nội thành Hà Nội. Cũng trong giai đoạn 2000-2005, một số làng nghề do sản phẩm không đáp ứng 84 được nhu cầu của thị trường đã bị mai một như mây tre đan (Đông Ngạc), đan lưới (Tây Mỗ), dệt (Đại Mỗ) Một số làng nghề được khôi phục lại như bún (Mễ Trì), rèn (Xuân Phương), bánh mứt kẹo (Xuân Đỉnh), may mặc (Cổ Nhuế), gò hàn tôn (Tây Mỗ). Giá trị sản xuất từ làng nghề của Từ Liêm từ năm 2000 đến 2005 liên tục tăng: từ 70,5 tỷ đồng vào năm 1999 (theo giá cố định năm 1994) đã lên đến 134,5 tỷ đồng vào năm 2005 [164]. Bảng 3.4: Tổng giá trị sản xuất từ nghề chính tại các làng nghề trên địa bàn Từ Liêm Đơn vị tính: Tỷ đồng Tt Làng nghề 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1 Rèn Xuân Phương 7,4 8,3 9,7 10,3 11,1 12,5 12,5 2 Gò hàn tôn Tây Mỗ 9 20 27 32 40 45 50 3 Bún Mễ Trì 1,35 1,65 1,42 1,4 1,35 1,36 1,5 4 May Cổ Nhuế 30 35 45 48 48 50 50 5 Bện dây thừng Trung Văn 15,2 16 16,2 10,0 11,27 11,3 11,5 6 Bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh 3,7 3,7 5,6 5,95 5,81 6,2 6,0 7 Đậu phụ Liên Mạc 1 1 1 1 1 1 1,3 8 Đan phên nứa Đại Mỗ 2,5 2,5 2 2 2 2 2 Tổng cộng 70,15 88,15 107,95 111,05 120,53 129,36 134,5 Nguồn: [164] Bước sang giai đoạn 2006-2013, Từ Liêm chỉ còn 7 làng nghề: bún (Phú Đô), cốm (Mễ Trì), may (Cổ Nhuế), bánh kẹo (Xuân Đỉnh), gò hàn tôn (Tây Mỗ), rèn (Xuân Phương), bện dây thừng (Trung Văn) nhưng giá trị sản xuất của các làng nghề Từ Liêm đạt tới 127,14 tỷ đồng và thu nhập bình quân của làng nghề là 14,6 triệu đồng [178, tr.103]. Có thể thấy một số làng nghề tiêu biểu ở Từ Liêm: ún Phú Đô: Làng Phú Đô có nghề làm bún với quy mô 210 hộ sản xuất và 300 hộ khác phân phối bún. Thu nhập từ sản xuất bún chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của người dân. Trong số các hộ sản xuất bún có khoảng 70 hộ áp dụng dây chuyền hiện đại, còn lại vẫn sử dụng công nghệ bán thủ công. Tổng sản lượng bún tiêu thụ đạt 60 tấn/ngày. Làng Phú Đô đã được UBND Thành phố công nhận là Làng nghề truyền thống năm 2010. Cốm Mễ Trì: Mễ Trì là làng nghề truyền thống làm cốm lâu đời, đến nay vẫn được duy trì; hiện có 66 cơ sở sản xuất, trong đó hộ sản xuất nhiều nhất đạt 70 kg/1 ngày; hộ sản xuất ít đạt 20-30 kg/1 ngày, chất lượng sản phẩm luôn được các hộ chú trọng duy trì, từng bước nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường. 85 Thu mua, tái chế phế liệu Trung Văn: Trung Văn trước đây nổi tiếng là làng nghề bện dây thừng nhưng hiện tại các hộ gia đình chuyển sang thu gom, mua phế liệu, tái chế túi nilon, đồ nhựa. Các nguyên liệu nhựa phế thải được người dân thu mua về và tái chế lại thành nhựa thô; một phần được tái chế tại chỗ thành các sản phẩm, đồ gia dụng bằng nhựa, dây buộc hóa học... phần còn lại xuất cho các công ty, xí nghiệp chuyên sản xuất đồ nhựa. Đời sống nhân dân tại đây có phần được nâng lên nhờ nghề này với doanh thu trung bình năm của 1 hộ hiện nay là 260 triệu đồng. Cơ khí Xuân Phương: Xuân Phương trước có nghề rèn truyền thống rất phát triển nhưng cũng dần bị mai một. Thay thế cho nghề rèn, Xuân Phương phát triển nghề sản xuất cửa hoa sắt, làm tôn, lan can cầu thang, điêu khắc gỗ theo đơn đặt hàng và phục vụ hoạt động xây dựng nhà ở dân dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nghề rèn truyền thống; Có khoảng 110 hộ kinh doanh cá thể, doanh thu trung bình hàng năm đạt 76 triệu đồng/hộ. ò hàn Tây Mỗ: Làng nghề truyền thống gò hàn Phú Thứ trước đây nổi tiếng, chuyên sản xuất các mặt hàng trang kim, đồ tôn với rất nhiều mẫu mã, để bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quy mô của làng nghề nhỏ, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư xứng tầm để phát huy tay nghề của những người thợ giỏi ở Phú Thứ, hoạt động của các cơ sở này đã bị thu hẹp lại, quy mô sản xuất cầm chừng và giảm dần. Làng nghề bánh kẹo Xuân Đỉnh: chuyên sản xuất bánh mứt kẹo, có thương hiệu trên thị trường, cung cấp sản phẩm cho thị trường Hà Nội và các tỉnh thành phố phía Bắc. Theo thời gian, số hộ tham gia làm nghề giảm do các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ lẻ không có khả năng cạnh trạnh nên đã dần rút lui để chuyển nghề; Hiện chỉ còn khoảng 23 cơ sở sản xuất. Làng nghề may Cổ Nhuế: là làng nghề truyền thống gần trăm năm của Từ Liêm. Làng nghề may Cổ Nhuế đem lại thu nhập khá và ổn định cuộc sống của người dân địa phương, có đội ngũ công nhân may tay nghề cao. Tuy nhiên, may Cổ Nhuế hiện chưa tạo được thương hiệu riêng, chủ yếu là may gia công theo đơn đặt hàng; các sản phẩm chính là quần áo phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Làng nghề hiện có trên 40 chủ doanh nghiệp, xưởng sản xuất với quy mô từ 20 đến 100 máy may và hàng trăm hộ làm nghề quy mô nhỏ. Nhiều công ty may đã thành lập ở Cổ Nhuế, điển hình như Công ty TNHH may Hải Bảo; xưởng may Thủy Dũng; Bích Cường, tạo công ăn việc làm cho 86 hàng nghìn lao động trong trong và ngoài địa bàn. Bên cạnh sản xuất, người dân Cổ Nhuế còn mở các cửa hàng bán sản phẩm tại chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp và nhiều chợ lớn, nhỏ ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. 3.3.2.2. Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh Trong thời kỳ bao cấp ở tất cả các làng nghề đều tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Từ những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX mô hình hợp tác xã không còn thích hợp nên đã tự giải thể. Làng nghề trở về với mô hình sản xuất kinh doanh truyền thống là theo hộ gia đình. Sang giai đoạn 2000-2005, các làng nghề ở Từ Liêm có nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau, nhưng cơ bản hình thức hộ gia đình vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối. Các hộ có quy mô lớn thì sẽ phát triển thành công ty hoặc HTX khi có điều kiện. Công ty và HTX đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, thu gom tiêu thụ sản phẩm các hộ gia đình, các hộ gia đình là vệ tinh gia công cho công ty, HTX. Bảng 3.5: Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở các làng nghề Từ Liêm năm 2005 Làng nghề Số hộ gia đình Công ty TNHH Công ty tư nhân HTX cổ phần Tổ hợp tác Rèn (Xuân Phương) 405 2 0 1 15 Gò hàn (Tây Mỗ) 230 - 3 1 12 Bún (Mễ Trì) 429 - - 1 30 May (Cổ Nhuế) 411 7 2 1 12 Dây thừng (Trung Văn) 278 - 3 1 10 Bánh kẹo (Xuân Đỉnh) 85 1 - 1 8 Đậu phụ (Liên Mạc) 245 - - 0 - Phên nứa (Đại Mỗ) 1210 - 5 0 4 Nguồn: [164] Trong các năm 2006-2013, mô hình sản xuất theo hình thức hộ gia đình vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối, nhưng số làng nghề lúc này không phát triển mạnh như giai đoạn trước; một số làng nghề như phên nứa (Đại Mỗ), đậu phụ (Liên Mạc) bị mai một dần; một số làng chuyển sang nghề khác như dây thừng (Trung Văn) chuyển sang thu mua phế liệu; một số làng nghề giảm mạnh về số hộ kinh doanh như: Làng rèn (Xuân Phương) từ 405 hộ gia đình năm 2005 giảm xuống còn 110 hộ năm 2013, Bún (Mễ Trì) từ 429 hộ còn 210 hộ; May (Cổ Nhuế) từ 411 hộ năm 2005 còn 40 hộ năm 2013, Bánh kẹo (Xuân Đỉnh) từ 85 hộ năm 2005 còn 23 cơ sở năm 2013 [151]. 3.3.2.3. Các nguồn lực phát triển làng nghề 87 - Về kỹ thuật và công nghệ, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất đã tiến hành đổi mới kỹ thuật theo hướng kết hợp yếu tố truyền thống và công nghệ hiện đại. Làng nghề đã sử dụng điện, máy móc vào sản xuất. Như nghề rèn Xuân Phương, trước đây mọi công đoạn trong quy trình sản xuất đều được tiến hành bằng lao động thủ công (chặt, đập, dập, tạo ren) nay được thay thế bằng máy móc (búa máy, máy mài, hàn, tán). Làng Xuân Phương đã đầu tư 200 máy đột dập, 150 máy tán, 300 máy mài. Hay làng bún Mễ Trì trước đây các khâu sản xuất (xay gạo, đánh quả, nhào bột) đều thực hiện bằng lao động thủ công nay được thay thế bằng máy có động cơ điện. Làng có trên 400 máy xay, 450 máy quấy bột, 450 máy ép sợi bún [122, tr.55]. Bên cạnh đó, một số làng nghề vẫn còn sản xuất thủ công, chưa sử dụng máy móc, chưa mạnh dạn đổi mới công nghệ như làng làm đậu phụ Liên Lạc, làng đan phên nứa Đại Mỗ. - Về thị trường tiêu thụ và nguyên vật liệu sản xuất: Do sản xuất của làng nghề Từ Liêm đã chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa, cho nên sản phẩm của làng nghề được bán tự do trên thị trường; chủ yếu ở trong nước, trong đó phần lớn được tiêu thụ ngay tại Hà Nội, chiếm tới 62% trong tổng doanh thu như bún (Mễ Trì), đậu phụ (Liên Mạc), rèn (Xuân Phương), bánh kẹo (Xuân Đỉnh). Tỷ lệ các sản phẩm làng nghề Từ Liêm được tiêu thụ tại các địa phương khác trong cả nước chiếm 29,3%, xuất khẩu chiếm 8,7%. Huyện Từ Liêm có hai làng nghề có sản phẩm xuất khẩu là gò hàn tôn (Tây Mỗ) và may mặc (Cổ Nhuế). Đặc biệt, sản phẩm của gò hàn tôn (Tây Mỗ) được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 25 - 30 tỷ đồng/mỗi năm, chiếm 60% tổng giá trị doanh thu của làng nghề này [122, tr.58-59]. Bên cạnh, đa số các loại nguyên vật liệu trong sản xuất của các làng nghề ở Từ Liêm đều là các nguyên vật liệu trong nước nên khá ổn định; đây là điều kiện thuận lợi để phát triển. Như nguồn nguyên liệu của làng may Cổ Nhuế được mua ở chợ Đồng Xuân; nguồn nguyên liệu của làng rèn (Xuân Phương) gồm các díp ô tô phế thải, sắt sẵn có Các làng nghề mà nguồn nguyên liệu mang tính thời vụ như bánh kẹo Xuân Đỉnh, phên nữa (Đại Mỗ) thì khó hơn nhưng cũng là những loại dễ mua, giá rẻ và có thể dự trữ được. - Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Để đẩy mạnh phát triển làng nghề, Từ Liêm luôn có nhu cầu về vốn rất lớn. Theo số liệu thống kê của huyện, vốn đầu tư cho tài sản cố định của làng nghề Từ Liêm chỉ chiếm 34% trong tổng số vốn, còn vốn lưu động chiếm 66%. Các hộ sản xuất kinh doanh mới tự đảm bảo được 60-80% vốn cho chi 88 phí đầu vào của quá trình sản xuất. Số vốn thiếu còn lại chủ yếu phải vay từ họ hàng, bạn bè, người thân. Một số ngành nghề còn thiếu vốn là những ngành phải đầu tư nhiều để mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu như rèn, hàn tôn, may, bánh mứt kẹo Để hỗ trợ cho nhân dân sản xuất, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tích cực cho vay vốn tới tận hộ, tuy nhiên nguồn vốn hàng năm vay từ ngân hàng vẫn chưa cao, thủ tục rườm rà. Vốn vay ưu đãi từ các quỹ xóa đói giảm nghèo, Hội liên hiệp phụ nữ còn ít về số lượng và thời hạn cho vay ngắn. Do đó, việc đầu tư cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm làng nghề Từ Liêm còn nhiều khó khăn. Đối với các huyện ngoại thành ven đô khác, Thanh Trì có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành nghề truyền thống như: dệt Triều Khúc, mây tre đan Vạn Phúc, làng miến Hữu Hòa Xã Tân Triều hiện có 42 công ty và hợp tác xã, trên 400 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp với trên 1.000 lao động. Các sản phẩm chủ yếu là dệt khăn, dây giày, khóa nhựa kéo, hàng thổ cẩm, chỉ khâu, tua cờ, hàng tơ tằm, guốc dép với tổng doanh số hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng [51]. Huyện Gia Lâm có nhiều làng nghề phát triển. Huyện đã thành lập các hội nghề nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường như Hội may da Kiêu Kỵ (2006), Hội dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ (2008). Đến năm 2010 đã có 5 làng nghề được công nhận là “làng nghề truyền thống Hà Nội” (làng nghề gốm Bát Tràng, làng nghề gốm sứ Giang Cao, làng nghề gốm sứ Kim Lan, làng nghề may da, dát quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ, làng nghề thuốc nam Ninh Giang, Ninh Hiệp) [8, tr.361]. 3.4. Thương mại - dịch vụ 3.4.1. iá trị ngành thương mại - dịch vụ Từ năm 1986, thương nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhanh hơn, phạm vi trải rộng từ các chợ đến các quầy bán lẻ. Khu vực thương nghiệp quốc doanh vẫn phát triển, nhưng có xu hướng chậm lại. Đến những năm 1990, trước áp lực của cơ chế thị trường, thương mại-dịch vụ thuộc thành phần quốc doanh giảm dần và đã được điều chỉnh lại cơ cấu để hoạt động có hiệu quả hơn. Từ năm 1996 ngành thương mại-dịch vụ của Từ Liêm bắt đầu phát triển nhanh và đa dạng. Trong giai đoạn 1996-2000, các thành phần kinh tế doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh và tập thể của huyện đã từng bước được củng cố, sắp xếp lại sản xuất kinh doanh. Năm 1996, giá trị thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trên địa bàn đạt 577.146 89 triệu đồng. Hoạt động thương mại - dịch vụ sôi động đáp ứng nhu cầu đời sống của một huyện đang đô thị hóa với tốc độ tăng trưởng 19,5%. Trong giai đoạn này, tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn là 5.674.000 USD, đạt 141,9% kế hoạch nhưng giá trị xuất khẩu chỉ có 14.000 USD, là do thị trường bị thu hẹp lại [6, tr.364]. Năm 1998, huyện có 7 doanh nghiệp quốc doanh với tổng số vốn gần 100 tỷ đồng. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh từng bước phát triển với tốc độ nhanh. Năm 1998, trên địa bàn huyện có 21 tổ HTX, 18 công ty trách nhiệm hữu hạn, 6.019 hộ kinh doanh; những thành phần kinh tế này đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, giải quyết một phần lớn nhu cầu lao động tại địa phương. Tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất của huyện tăng từ 26% năm 1995 lên 26,9% năm 2000 [6, tr.377-378]. Trong giai đoạn 2001-2005, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, hệ thống thương nghiệp - dịch vụ nhiều thành phần trên địa bàn huyện đã dần hình thành. Từ Liêm đã củng cố các doanh nghiệp quốc doanh, tập thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển; mở rộng mạng lưới cung cấp vật tư, hàng tiêu dùng, tăng thêm điểm mua bán hàng hóa và các điểm dịch vụ - thương nghiệp khu vực nông thôn. Hệ thống thương mại có chất lượng cao có xu hướng phát triển nhanh, hình thành các trung tâm thương mại lớn như chợ đầu mối, siêu thị, mạng lưới chợ được sắp xếp lại, thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh, góp phần thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. Doanh số thương mại dịch vụ năm 2004 đạt 1.655.300 triệu đồng, tăng 209% so với năm 2000 (tăng bình quân 22,5%/năm). Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ đạt 404.654 triệu đồng, tăng 121,2% so với năm 2000 (tăng bình quân 21,9%/năm) [152]. Nhằm đẩy mạnh kinh tế thương mại - dịch vụ, Từ Liêm chủ động đầu tư xây dựng một số chợ như: chợ đầu mối Xuân Đỉnh, Cầu Diễn, Mỹ Đình, chợ hoa Tây Tựu, chợ vật liệu xây dựng Đại Mỗ; lập kế hoạch xây dựng một số chợ đầu mối: chợ lâm sản Thượng Cát, chợ đầu mối Tây Mỗ Năm 2004, huyện có 12 chợ, trong đó có 2 chợ đầu mối - chuyên doanh, 2 chợ loại II, 8 chợ loại III với tổng diện tích là 65.393km2. Sang giai đoạn 2006-2013, tốc độ tăng trung bình ngành dịch vụ trên địa bàn Từ Liêm là 18-20%. Năm 2012, giá trị ngành thương mại dịch vụ chiếm 39,6% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất ngành thương mại-dịch vụ từ 15.664 tỷ đồng năm 2012 tăng lên 16.213 tỷ đồng năm 2013 (giá cố định năm 2010) [166]. Số cơ sở kinh 90 doanh thương nghiệp, dịch vụ tăng từ 5.578 cơ sở, 9.850 lao động năm 2005 lên 7.204 cơ sở, 11.004 lao động năm 2010. Những kết quả đó đã góp phần nâng cao ngân sách của huyện từ 183 tỷ đồng năm 2005 lên 1.906 tỷ đồng năm 2010 [184] và 2.528,3 tỷ đồng năm 2013 [166] và là một trong số ít huyện ngoại thành Hà Nội có mức ngân sách tăng nhiều như vậy. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn, bán lẻ năm 2010 trên địa bàn huyện đạt 23.090 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp tư nhân có số doanh thu là 22.441 tỷ đồng, chiếm 97% [154]. Các hộ kinh doanh cá thể, bán lẻ hoạt động buôn bán tương đối đa dạng với nhiều mặt hàng dưới nhiều hình thức khác nhau. So với bán buôn, những hộ bán lẻ có mức doanh thu thấp hơn và mức lợi nhuận không cao; đa số tập trung vào lĩnh vực bán lẻ hàng lương thực thực phẩm, đồ uống, các loại tạp phẩm phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 của huyện đạt 302.978 nghìn USD, tăng 196.090 nghìn USD so với năm 2007. Trong đó kim ngạch xuất khẩu 23.985 nghìn USD, tăng 7.083 nghìn USD so với năm 2007; kim ngạch nhập khẩu 278.993 nghìn USD, tăng 189.052 nghìn so với năm 2007. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ (81,5%), hàng dệt may (9,2%) và sản phẩm chế biến thực phẩm nông sản (3,3%) [154]. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là các loại hóa chất, nguyên liệu vải các loại giấy, men bia và một số sản phẩm trung gian khác. Hầu hết các hoạt động xuất nhập khẩu tại huyện đều thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 2006 đến năm 2010, huyện đã đầu tư 24 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ, đầu tư và đưa vào sư dụng chợ đầu mối Minh Khai và đang thi công các chợ: Thụy Phương, Phúc Lý, Phú Diễn. Đến năm 2013, huyện đã có hơn 20 chợ đang hoạt động, góp phần tạo việc làm và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, phát triển thương mại dịch vụ. Công tác chuyển đổi chợ sang mô hình doanh nghiệp, HTX quản lý được Từ Liêm tích cực triển khai, đã chuyển đổi được 8 chợ loại 3 cho HTX quản lý khai thác, hoàn thành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 4 dự án chợ: chợ lâm sản Thượng Cát, chợ Cầu Diễn, Nhổn, chợ Sắng - Đại Mỗ cho doanh nghiệp quản lý. Trên địa bàn huyện có 4 siêu thị lớn: Metro, City Max, điện máy HC, Tây Đô và 01 trung tâm thương mại (The Garden). Toàn huyện có 1.064 doanh nghiệp, trong đó có 40 doanh nghiệp nhà nước, 1.004 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 39 hợp tác xã dịch vụ và gần 8.000 hộ kinh doanh cá thể [47]. 91 Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu về ngành thương mại, dịch vụ, du lịch huyện Từ Liêm năm 2010 Lĩnh vực Số cơ sở kinh doanh (Doanh nghiệp) Số lao động (người) Doanh thu (triệu đồng) I. Kinh tế tư nhân 1.839 19.945 24.789.170 1. Thương mại 1.169 12.584 22.441.000 - Bán buôn 1.112 11.219 20.196.900 - Bán lẻ 54 1.365 2.244.100 2. Khách sạn, nhà hàng 70 1.310 90.100 - Khách sạn 11 84 7.208 -Nhà hàng 59 1.226 82.892 3. Du lịch 18 88 - 4. Dịch vụ 586 5.963 2.258.070 II. Kinh tế cá thể 10.529 15.701 930.100 1. Thương mại 6.798 8.141 651.070 - Bán buôn 826 2.162 110.628 - Bán lẻ 5.952 5.979 540.388 2. Khách sạn, nhà hàng 1.921 4.408 229.735 - Khách sạn 65 106 4.595 - Nhà hàng 1.856 4.302 225.140 3. Du lịch - - - 4. Dịch vụ 1.810 3.152 49.295 Nguồn: [151] 3.4.2. Một số ngành thương mại - dịch vụ Lĩnh vực thương mại - dịch vụ của Từ Liêm đang phát triển mạnh dựa trên xu hướng phát triển đô thị hiện đại, có tiềm năng và đang hình thành một số ngành dịch vụ chất lượng cao như: dịch vụ bưu chính viễn thông, trung tâm thương mại, khách sạn nhà hàng, thể thao giải trí, bất động sản, mặt hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, vận tải, văn phòng cho thuê, dịch vụ lưu trú Dịch vụ bưu chính viễn thông, thông tin là ngành dịch vụ đóng góp lớn trong cơ cấu ngành thương mại dịch vụ của huyện, tập trung chủ yếu ở khu vực Mỹ Đình, Mễ Trì. Đây chính là nguyên nhân giúp ngành thương mại dịch vụ Từ Liêm năm 2013 đạt mức tăng trưởng cao. Dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ăn uống: Năm 2010 huyện Từ Liêm có 70 doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng, trong đó khách sạn - 11 và nhà hàng - 59 và 17 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, lực lượng hộ cá thể tham gia đông đảo hơn, năm 2010 có 1.921 hộ tham gia kinh doanh dịch vụ ăn uống và đóng góp tới 95% vào doanh thu hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng [154]. Quy mô đầu tư và sử dụng lao động của các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng còn 92 nhỏ, sử dụng ít lao động (bình quân 143 lao động đối với doanh nghiệp và 1,6 lao động đối với hộ cá thể). Mức đầu tư trung bình mỗi hộ kinh doanh dịch vụ này cũng thấp. Theo số liệu điều tra một số nhà nghỉ, khách sạn và nhà cho thuê, mức vốn cố định đầu tư bình quân cũng chỉ khoảng 300 triệu đồng, mức doanh thu phổ biến từ 50-70 triệu đồng và thu hút lao động bình quân từ 3-5 người/mỗi nhà hàng [154]. Ngành dịch vụ lưu trú, văn phòng cho thuê: Huyện còn có nhiều tổ hợp văn phòng đã đi vào hoạt động như Keangnam Hanoi Landmark Tower (4 doanh nghiệp doanh thu trên 15 tỷ đồng), Handico Tower, Viglacera Tower (6 doanh nghiệp doanh thu trên 15 tỷ đồng), Sudico, The Mannor (4 doanh nghiệp doanh thu trên 15 tỷ đồng), FLC Landmark Tower (5 doanh nghiệp có doanh thu trên 15 tỷ đồng) là điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ dịch vụ cho thuê văn phòng cao cấp. Nhiều công trình quan trọng của Thành phố và Trung ương như: Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Khu Liên hợp thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chuyen_bien_kinh_te_xa_hoi_huyen_tu_liem_thanh_pho_h.pdf
Tài liệu liên quan