MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHẦN GIỚI THIỆU. i
1. Lý do chọn đề tài . i
2. Mục tiêu nghiên cứu.ii
3. Câu hỏi nghiên cứu. iii
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. iii
5. Phương pháp nghiên cứu .iv
6. Đóng góp mới của luận án .vii
7. Cấu trúc luận án . viii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
1.1. Các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới .1
1.1.1 Nghiên cứu chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang chuẩn
mực BCTC quốc tế .1
1.1.1.1 Nghiên cứu khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia và hệ
thống chuẩn mực BCTC quốc tế.1
1.1.1.2 Nghiên cứu lần đầu vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế và những quy định
của chuẩn mực BCTC quốc tế .4
1.1.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng đến kết quả BCTC do chuyển đổi và vận dụng
BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế .7
223 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển đổi Báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế _ nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uẩn mực BCTC quốc tế.
Các văn bản, tài liệu được tác giả thu thập từ năm 2012 đến năm 2016, được phân
loại, đánh số văn bản, lưu trữ theo thời gian.
3.1.2.2 Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện phương pháp nghiên cứu so sánh những khác biệt giữa hệ thống
CMKT Việt Nam / Chế độ kế toán Việt Nam / Thông tư và hệ thống CMKT quốc tế
/ chuẩn mực BCTC quốc tế, quy trình nghiên cứu của tác giả cho phương pháp
nghiên cứu này bao gồm các bước:
Bước 1: Sắp xếp và chuẩn bị dữ liệu là các văn bản pháp lý, các văn bản
hướng dẫn, các quy định liên quan đến hệ thống CMKT Việt Nam, Chế độ kế toán,
các Thông tư, Luật kế toán Việt Nam; Các tài liệu liên quan đến hệ thống CMKT
quốc tế / chuẩn mực BCTC quốc tế.
Bước 2: Tác giả đọc nhiều lần và ghi chú tất cả các dữ liệu thu được từ bước 1
liên quan đến mục tiêu nghiên cứu
Bước 3: Phân tích các dữ liệu đã được nghiên cứu ở bước 2 nhằm phân loại
các chủ đề nghiên cứu của tác giả là so sánh những khác biệt nội dung từng chuẩn
mực và những khác biệt từng khoản mục trên BCTC giữa hệ thống CMKT Việt
75
Nam / Chế độ kế toán / Thông tư và hệ thống CMKT quốc tế / chuẩn mực BCTC
quốc tế
Bước 4: Tổng hợp, trình bày và bàn luận kết quả phân tích dữ liệu theo từng
chủ đề nghiên cứu để đánh giá thực trạng hệ thống CMKT Việt Nam hiện nay, để so
sánh những khác biệt trọng yếu với hệ thống CMKT quốc tế / chuẩn mực BCTC
quốc tế.
3.1.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu so sánh khác biệt nội dung từng chuẩn mực và khác biệt từng
khoản mục trên BCTC giữa hệ thống CMKT Việt Nam / Chế độ kế toán / Thông tư
và hệ thống CMKT quốc tế / chuẩn mực BCTC quốc tế hiện nay của luận án bao
gồm hai nội dung chính:
Nội dung 1: So sánh, phân tích những khác biệt về nội dung từng chuẩn mực
giữa hệ thống CMKT Việt Nam và hệ thống CMKT quốc tế / chuẩn mực BCTC
quốc tế hiện nay.
Nội dung 2: So sánh, phân tích những khác biệt từng khoản mục trên BCTC
giữa hệ thống CMKT Việt Nam / Thông tư 200/2014/TT-BTC / Thông tư
210/2014/TT-BTC / Thông tư 49/2014/TT-NHNN và hệ thống CMKT quốc tế
/ chuẩn mực BCTC quốc tế.
3.1.4 Phân tích kết quả nghiên cứu so sánh và bàn luận
Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích Thông tư 200/2014/TT-BTC; Thông
tư 210/2014/TT-BTC; Thông tư 49/2014/TT-NHNN và Luật kế toán 2015. Vì
những Thông tư, Luật kế toán này được ban hành có những điểm mới tiến gần với
IFRS và có những quy định áp dụng kế toán, lập BCTC mới liên quan đến đặc thù
của hai ngành chứng khoán và ngân hàng được trình bày trong phương pháp nghiên
cứu tình huống của luận án.
76
3.1.4.1 Những điểm mới của Thông tư 200/2014/TT-BTC; Thông tư
210/2014/TT-BTC; Thông tư 49/2014/TT-NHNN; Luật kế toán 2015
Thông tư 200/2014/TT-BTC
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, được
ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015
được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Thông
tư 200/2014/TT-BTC có những điểm mới tiến gần với IFRS như là thay đổi hệ
thống tài khoản, quy định trình bày các khoản mục ngắn hạn và dài hạn, thay đổi
đơn vị tiền tệ trong kế toán (cho phép vận dụng đơn vị sử dụng tiền tệ trong kế toán
được linh hoạt, doanh nghiệp được phép sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau phục
vụ cho nhu cầu hạch toán của doanh nghiệp), kế toán hàng tồn kho (Phương pháp
nhập sau - xuất trước (LIFO) để tính giá trị hàng hóa tồn kho không còn được phép
áp dụng), nguyên tắc tôn trọng bản chất hơn hình thức (ghi nhận chi phí chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán), yêu cầu thuyết minh các khoản đầu tư tài chính và
những sửa đổi về trình bày BCTC
Phụ lục 3.1: Những điểm mới của Thông tư 200/2014/TT-BTC
Thông tư 210/2014/TT-BTC
Thông tư 210/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty
chứng khoán, được ban hành ngày 30/12/2014 của Bộ Tài chính và có hiệu lực từ
ngày 01/01/2016. Thông tư này quy định các nội dung liên quan đến chứng từ kế
toán, tài khoản kế toán và phương pháp kế toán, sổ kế toán, mẫu BCTC, phương
pháp lập và trình bày BCTC áp dụng đối với công ty chứng khoán. Thông tư này có
những điểm mới tiến gần với IFRS vì thông tư ra đời căn cứ vào Thông tư
200/2014/TT-BTC.
Phụ lục 3.2: Những điểm mới của Thông tư 210/2014/TT-BTC
Thông tư 49/2014/TT-NHNN
Thông tư 49/2014/TT-NHNN nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của
chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định
77
số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, được
ban hành ngày 31/12/2014 của Ngân Hàng Nhà Nước và có hiệu lực từ ngày
15/02/2015. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc
quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam về trình bày báo cáo tài chính và các yêu
cầu quy định bổ sung tại chuẩn mực kế toán Việt Nam về trình bày bổ sung báo cáo
tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự và các quy định của pháp
luật liên quan. Tất cả các TCTD đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính.
Phụ lục 3.3: Những điểm mới của Thông tư 49/2014/TT-BTC
Luật kế toán 2015
Luật số 88/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Luật kế toán 2015 ra đời có nhiều điểm mới so với
Luật kế toán 2003, có những điểm mới tiến gần với IFRS như là “nguyên tắc giá trị
thị trường” được áp dụng, nguyên tắc giá gốc vẫn áp dụng nhưng có bổ sung thêm
ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính, đánh giá và
ghi nhận giá trị hợp lý đối với các tài sản và hoặc nợ phải trả có giá trị biến động
thường xuyên. Quy định hình thức kế toán (chấp nhận hình thức kế toán quản trị và
kế toán tài chính, không chấp nhận các hình thức kế toán khác). Quy định mới về
chứng từ kế toán (chứng từ điện tử, lưu trữ bảo quản chứng từ), sổ kế toán (quy định
sổ điện tử), báo cáo tài chính (các mẫu biểu báo cáo tài chính của đơn vị kế toán và
của nhà nước), kiểm tra kế toán, kiểm kê tài sản, kế toán trưởng, hành nghề dịch vụ
kế toán...
Phụ lục 3.4: Những điểm mới của Luật kế toán 2015, Luật số 88/2015/QH13.
3.1.4.2 Khác biệt nội dung từng chuẩn mực giữa hệ thống chuẩn mực kế toán
Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế / chuẩn mực BCTC
quốc tế
Đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một số CMKT Việt Nam tương đương
với những CMKT quốc tế / chuẩn mực BCTC quốc tế cho các khoản mục quan
trọng: Hạch toán và thuyết minh về Trợ cấp Chính phủ (IAS 20); Hoạt động kinh
78
doanh trong ngành nông nghiệp (IAS 41); Tài sản dài hạn sẵn sàng để bán và tạm
dừng hoạt động (IFRS 5); Kế toán và báo cáo đối với chương trình phúc lợi hưu trí;
Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát; Thăm dò và đánh giá trữ lượng
khoáng sản (IFRS 6); Thuyết minh về lợi ích trong các đơn vị khác (IFRS 12); Các
cam kết liên doanh (IFRS 11); Không có VAS tương đương với IFRS 2, Thanh toán
dựa trên cơ sở cổ phiếu; Không có VAS tương đương với IAS 19 - Phúc lợi cho
nhân viên.
Những khác biệt nội dung từng chuẩn mực giữa hệ thống CMKT Việt Nam và
hệ thống CMKT quốc tế / chuẩn mực BCTC quốc tế được luận án trình bày theo
từng vấn đề của chuẩn mực bao gồm:
Các chuẩn mực về trình bày BCTC và các vấn đề liên quan
Các chuẩn mực về các khoản mục trên BCKQHĐKD và BCĐKT / BCTHTC
Các chuẩn mực về ngành nghề hoặc các hoạt động đặc thù
Các chuẩn mực về sự kiện hoặc giao dịch cụ thể
Các chuẩn mực về đo lường
Các chuẩn mực về hợp nhất, công ty con hoặc / và hợp nhất các đơn vị khác
Phụ lục 3.5: Khác biệt nội dung từng chuẩn mực giữa hệ thống chuẩn mực kế toán
Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế / chuẩn mực BCTC quốc tế
3.1.4.3 Khác biệt từng khoản mục trên BCTC giữa hệ thống chuẩn mực kế
toán Việt Nam / Thông tư 200/2014/TT-BTC / Thông tư 210/2014/TT-
BTC / Thông tư 49/2014/TT-NHNN và hệ thống chuẩn mực kế toán
quốc tế / chuẩn mực BCTC quốc tế
Trong nội dung này, luận án so sánh những khác biệt từng khoản mục trên
BCTC giữa hệ thống CMKT Việt Nam / Thông tư 200/2014/TT-BTC / Thông tư
210/2014/TT-BTC / Thông tư 49/2014/TT-NHNN và hệ thống CMKT quốc tế /
chuẩn mực BCTC quốc tế, bao gồm:
Khác biệt từng khoản mục trên BCĐKT / BCTHTC
79
Khác biệt từng khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khác biệt từng khoản mục trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Khác biệt từng khoản mục trên Thuyết minh BCTC
Khác biệt từng khoản mục trên Báo cáo thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu
Phụ lục 3.6: Khác biệt từng khoản mục trên BCTC giữa hệ thống chuẩn mực kế
toán Việt Nam / Thông tư 200/2014/TT-BTC / Thông tư 210/2014/TT-BTC / Thông
tư 49/2014/TT-NHNN và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế / chuẩn mực BCTC
quốc tế.
3.1.4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu so sánh
Kết quả của phương pháp nghiên cứu so sánh cho thấy đến thời điểm hiện
nay, còn thiếu một số CMKT Việt Nam tương đương với một số CMKT quốc tế /
chuẩn mực BCTC quốc tế. Còn nhiều khác biệt nội dung từng chuẩn mực giữa hệ
thống CMKT Việt Nam và hệ thống CMKT quốc tế / chuẩn mực BCTC quốc tế.
Kết quả nghiên cứu này tương tự kết quả nghiên cứu ở Việt Nam đã được công
bố trước đây về những khác biệt giữa hệ thống CMKT Việt Nam và hệ thống
CMKT quốc tế / chuẩn mực BCTC quốc tế của Tăng Thị Thanh Thuỷ (2009);
Nguyễn Thị Phương Thảo (2010); Nguyễn Thị Kim Oanh (2010); Trần Quốc
Thịnh (2013); Lê Vũ Tường Vy (2017).
Kết quả của phương pháp nghiên cứu so sánh theo từng khoản mục trên
BCTC giữa hệ thống CMKT Việt Nam / Thông tư 200/2014/TT-BTC / Thông tư
210/2014/TT-BTC / Thông tư 49/2014/TT-NHNN và hệ thống CMKT quốc tế /
chuẩn mực BCTC quốc tế cho thấy còn nhiều khác biệt trọng yếu trên từng khoản
mục của BCTC, đã được luận án trình bày chi tiết ở (Phụ lục 3.6: Khác biệt từng
khoản mục trên BCTC giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam / Thông tư
200/2014/TT-BTC / Thông tư 210/2014/TT-BTC / Thông tư 49/2014/TT-NHNN
và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế / chuẩn mực BCTC quốc tế). Trong phần
bàn luận này tác giả tổng hợp những khác biệt chính từng khoản mục trên các
BCTC giữa hai hệ thống CMKT như sau:
80
Khác biệt từng khoản mục trên BCĐKT / BCTHTC:
Tiền và các khoản tương đương tiền: khác biệt ghi nhận lãi suất thực dụng
các khoản tiền gửi tại và đi vay ngân hàng, các khoản thấu chi
Phải thu khách hàng: khác biệt trích lập dự phòng phải thu khó đòi, trình bày
các khoản phải thu từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác, phải thu nội
bộ
Hàng tồn kho: khác biệt giữa các phương pháp nhập xuất, cách ghi nhận giá
thực tế, giá gốc, giá vốn hàng bán
Tài sản hữu hình, tài sản vô hình: khác biệt ghi nhận giá gốc, giá thị trường..
Đầu tư tài chính, bất động sản đầu tư: khác biệt ghi nhận giá gốc, giá thị
trường..
Liên doanh, liên kết, hợp nhất kinh doanh: khác biệt ghi nhận theo phương
pháp giá giá gốc, phương pháp nguồn vốn chủ sở hữu, lợi thế thương mại,
quyền kiểm soát
Chi phí phải trả: khác biệt các khoản phải trả hàng hoá, dịch vụ đã nhận được
từ người bán nhưng thực tế chưa trả do chưa đủ hoá đơn, chứng từ
Nguồn vốn chủ sở hữu: khác biệt phương pháp giá gốc, giá trị hợp lý để tăng
vốn, vốn cam kết, vốn thực góp.
Khác biệt từng khoản mục trên BCKQHĐKD:
Doanh thu bán hàng, chiết khấu bán hàng, giá vốn hàng bán, thu nhập/chi phí
tài chính, thu nhập/chi phí khác...
Khác biệt từng khoản mục trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Các khái niệm, cách ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền
Phân loại luồng tiền đến các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt
động đầu tư
Hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp / gián
tiếp
81
Khác biệt từng khoản mục trên Thuyết minh BCTC:
Thuyết minh các khoản đầu tư
Các khoản cổ tức phải trả
Hoạt động liên tục/ không liên tục
Thuyết minh các bên liên quan.
Khác biệt từng khoản mục trên Báo cáo thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu:
VAS không bắt buộc lập Báo cáo thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu, báo cáo
này được trình bày ở Thuyết minh BCTC.
IFRS yêu cầu lập Báo cáo thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu trong hệ thống hệ
thống BCTC. Yêu cầu lập báo cáo này bao gồm các chỉ tiêu :
- Các nghiệp vụ giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và việc phân phối lợi
nhuận cho các chủ sở hữu
-Số dư của khoản mục lãi / lỗ luỹ kế vào thời điểm đầu và cuối niên độ và
những biến động trong niên độ, đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của mỗi loại vốn
góp
-Thặng dư vốn cổ phần, các khoản dự phòng vào đầu và cuối niên độ và trình
bày riêng biệt từng sự biến động
Kết quả nghiên cứu những khác biệt trọng yếu của từng khoản mục trên
BCTC giữa hệ thống CMKT Việt Nam và hệ thống CMKT quốc tế / chuẩn mực
BCTC quốc tế, sẽ làm cơ sở lý thuyết để luận án định hướng xây dựng khung
chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS được trình bày trong chương này.
3.2 Phương pháp nghiên cứu tình huống, kết quả và bàn luận
3.2.1 Tính phù hợp của phương pháp nghiên cứu
Chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS đã và đang được thực hiện tại một số
doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay việc chuyển đổi BCTC từ VAS sang
IFRS chủ yếu được thực hiện ở những tập đoàn lớn, chủ yếu các tập đoàn niêm
yết cổ phiếu tại SGDCK TPHCM, các tập đoàn này chuyển đổi và lập BCTC
82
theo IFRS để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, các khoản vay từ đối
tác nước ngoài, để thu hút vốn quốc tế thông qua phát hành trái phiếu, trái
phiếu chuyển đổi chiến lược hoặc những tập đoàn này đang hướng đến niêm
yết cổ phiếu trên TTCK Quốc tế (Phụ lục 3.7: Danh sách một số doanh nghiệp
Việt Nam chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS). Nghiên cứu thực trạng chuyển
đổi BCTC từ VAS sang IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam là cần thiết để (i) cung
cấp bằng chứng thực tế với những quy trình chuyển đổi BCTC sang IFRS tại các
doanh nghiệp Việt Nam và (ii) Tìm hiểu những khó khăn và thách thức trong công
tác chuyển đổi BCTC sang IFRS ở Việt Nam. Nghiên cứu tình huống nhằm giải
quyết mục tiêu nghiên cứu thứ nhất và trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai của luận
án: Q2 “Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi BCTC từ chuẩn
mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế theo những quy trình chuyển
đổi nào? Các doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn, thách thức gì? ”.
Tác giả lựa chọn nghiên cứu thực trạng chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS
của hai CTNY trên SGDCK TPHCM đó là Công ty cổ phần Chứng khoán ABC và
Ngân hàng TMCP XYZ (Lý do không nêu tên cụ thể của hai doanh nghiệp này là
do BCTC được lập theo IFRS không được công bố đại chúng, yêu cầu của Ban
quản trị và Giám đốc tài chính là không nêu tên cụ thể trong luận án nhằm bảo mật
thông tin cho những doanh nghiệp này). Luận án lựa chọn hai doanh nghiệp này với
những lý do:
Một là, hai doanh nghiệp này chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS bên cạnh
VAS nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, các hợp đồng với đối tác
cho vay nước ngoài. BCTC được lập và trình bày theo IFRS được rất nhiều nước
trên thế giới vận dụng hiện nay, được thị trường tài chính thế giới công nhận, cung
cấp thông tin hữu ích, minh bạch cho nhà đầu tư của doanh nghiệp vì vậy kết quả
của chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS của hai doanh nghiệp này đáp ứng yêu cầu
lập và trình bày BCTC theo IFRS.
Hai là, hai doanh nghiệp này tiêu biểu cho hai phương pháp chuyển đổi BCTC
sang IFRS hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam đó là phương pháp chuyển đổi
83
thủ công và phương pháp chuyển đổi tự động hóa.
Ba là, khác biệt trọng yếu giữa hệ thống CMKT Việt Nam và hệ thống chuẩn
mực BCTC quốc tế là việc ghi nhận và đo lường giá trị hợp lý, cách tính lãi suất
thực dụng liên quan đến những khoản vay. Do đặc điểm kinh doanh của ngành
chứng khoán và ngân hàng ảnh hưởng trọng yếu đến ghi nhận, đo lường và trình
bày (giá trị hợp lý của cổ phiếu, trái phiếu, ghi nhận các khoản vay), chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFRS sẽ có nhiều ảnh hưởng đến kết quả BCTC của các DN.
3.2.2 Thu thập dữ liệu và quy trình nghiên cứu
3.2.2.1 Thu thập dữ liệu
Tác giả lựa chọn hai tình huống điển hình đang chuyển đổi BCTC từ
VAS sang IFRS tại hai doanh nghiệp trên SGDCK TPHCM. Nghiên cứu hai
tình huống này tác giả đóng vai trò là người nghiên cứu tham gia trực tiếp
công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS tại hai doanh nghiệp, giúp tác giả có cơ
hội quan sát, ghi chép những công việc cụ thể từ đó có thể hiểu thêm (i) Quy
trình chuyển đổi cụ thể BCTC từ VAS sang IFRS và (ii) Những khó khăn,
thách thức các doanh nghiệp đang gặp phải trong công tác chuyển đổi BCTC
sang IFRS.
Tình huống 1: Chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS tại Công ty cổ phần
Chứng khoán ABC, công tác chuyển đổi BCTC tại công ty này được thực hiện theo
hình thức chuyển đổi thủ công. Việc chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS chủ yếu
là sự hỗ trợ của kiểm toán viên cấp cao kết hợp với kế toán trưởng tại công ty, việc
chuyển đổi BCTC được thực hiện vào cuối mỗi năm tài chính khi đã có số liệu kiểm
toán BCTC theo VAS. BCTC được chuyển đổi và lập theo IFRS mục đích cung
cấp cho nhà đầu tư nước ngoài.
Tình huống 2: Chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS tại Ngân hàng
TMCP XYZ, công tác chuyển đổi BCTC tại Ngân hàng được thực hiện theo
hình thức chuyển đổi tự động hóa, chạy song song hai hệ thống BCTC là VAS
và IFRS. BCTC được chuyển đổi và lập theo IFRS mục đích cung cấp cho đối
84
tác nước ngoài liên quan đến các hợp đồng vay.
Nguồn dữ liệu thu thập để thực hiện phương pháp nghiên cứu tình huống là
các văn bản pháp lý, các chính sách kế toán tại hai doanh nghiệp, dự án chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFRS, các chứng từ sổ sách, các BCTC của hai doanh nghiệp
và những tài liệu liên quan.
3.2.2.2 Quy trình nghiên cứu
Tình huống 1: Nghiên cứu chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS tại
Công ty cổ phần Chứng khoán ABC theo quy trình như sau
Bước 1: Lên kế hoạch lịch làm việc cụ thể với Giám đốc tài chính / Trưởng
phòng kế toán và Kiểm toán viên cấp cao của công ty kiểm toán quốc tế Ernst
&Young.
Bước 2: Xây dựng câu hỏi thảo luận, thảo luận nhóm với Giám đốc tài chính /
Trưởng phòng kế toán và Kiểm toán viên cao cấp về lý do chuyển đổi BCTC từ
VAS sang IFRS, quy trình chuyển đổi và những khó khăn, thách thức trong công
tác chuyển đổi BCTC sang IFRS của công ty (nội dung của thảo luận nhóm được
tác giả trình bày cụ thể mục 3.2.3.2 của chương này).
Bước 3: Thiết kế nghiên cứu để đảm bảo mục tiêu là nghiên cứu công tác
chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS theo hình thức chuyển đổi thủ công.
Bước 4: Thu thập dữ liệu là BCTC đã được kiểm toán theoVAS và các tài liệu
liên quan đến công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS.
Bước 5: Phân tích dữ liệu, được tác giả đọc và phân tích BCTC được lập theo
VAS và BCTC được chuyển đổi sang IFRS những năm trước đó của công ty. Đánh
giá tổng quan số liệu chuyển đổi, đối chiếu sự khác nhau giữa VAS và IFRS, so
sánh các chính sách kế toán theo IFRS có liên quan đến các hạng mục BCTC của
công ty, những bút toán điều chỉnh từ VAS sang IFRS do khác nhau chính sách kế
toán được tác giả phân loại theo từng khoản mục trên BCTC với mục tiêu để so
sánh khác biệt giữa hai hệ thống CMKT của từng khoản mục trên BCĐKT,
BCKQHĐKD, BCLCTT, TMBCTC và BCTĐNVCSH.
85
Bước 6: Quan sát, thực hiện, thảo luận với Giám đốc tài chính / Trưởng phòng
kế toán và Kiểm toán viên cao cấp về những khác biệt chính sách kế toán, khác biệt
những bút toán điều chỉnh ảnh hưởng đến số liệu BCTC sau điều chỉnh sang IFRS,
quy trình chuyển đổi cụ thể (cách thực hiện, cách tính các hạng mục khác biệt giữa
hai hệ thống kế toán VAS và IFRS, cách lập các bút toán điều chỉnh khác biệt trên
từng khoản mục..) (nội dung của thảo luận nhóm được tác giả trình bày cụ thể mục
3.2.3.2 của chương này).
Bước 7: Tổng hợp, trình bày và bàn luận kết quả chuyển đổi BCTC từ VAS
sang IFRS tại công ty ABC để đánh giá thực tế công tác chuyển đổi thủ công với
những quy trình, những khó khăn và thách thức mà công ty đang gặp phải trong
công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS.
Tình huống 2: Nghiên cứu chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS tại
Ngân hàng TMCP XYZ theo quy trình như sau
Bước 1: Lên kế hoạch lịch làm việc cụ thể với Ban quản trị và Kế toán trưởng
của Ngân hàng.
Bước 2: Xây dựng câu hỏi thảo luận, thảo luận nhóm với Ban quản trị và Kế
toán trưởng về lý do chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS, quy trình và những khó
khăn, thách thức trong công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS của Ngân hàng hiện
nay (nội dung của thảo luận nhóm được tác giả trình bày cụ thể mục 3.2.3.3 của
chương này).
Bước 3: Thiết kế nghiên cứu để đảm bảo mục tiêu là nghiên cứu công tác
chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS theo hình thức chuyển đổi tự động hoá.
Bước 4: Thu thập dữ liệu là tổng quan quy trình chuyển đổi BCTC từ khâu
chuẩn bị dự án chuyển đổi, đến các bước công việc triển khai cụ thể, BCTC được
lập theo IFRS (tháng, quý và năm).
Bước 5: Phân tích dữ liệu thông qua việc phân tích tổng quan dự án chuyển
đổi từ công việc chuẩn bị dự án; phân tích các khác biệt, đánh giá ảnh hưởng và xây
86
dựng kế hoạch dự án; xây dựng phương pháp chuyển đổi IFRS; xây dựng hệ thống
công nghệ thông tin.
Bước 6: Quan sát, thực hiện, thảo luận với kế toán trưởng / kế toán tổng hợp
về những khác biệt chính sách kế toán, khác biệt những bút toán điều chỉnh ảnh
hưởng đến số liệu BCTC sau điều chỉnh sang IFRS. Quan sát và trao đổi quy trình
chuyển đổi cụ thể (cách thiết lập các chính sách kế toán mới theo IFRS; cách xây
dựng hệ thống tài khoản theo IFRS, xây dựng mẫu BCTC theo IFRS; cách xây dựng
hệ thống công nghệ thông tin chạy song song với hệ thống BCTC hiện tại theo
VAS) (nội dung của thảo luận được tác giả trình bày cụ thể mục 3.2.3.3 của chương
này).
Bước 7: Quan sát, thực hiện, thảo luận với kế toán trưởng / kế toán tổng hợp
và kế toán viên của Ngân hàng về cách nhập dữ liệu hàng ngày, cách lập BCTC vào
cuối mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm khi chạy song song hai hệ thống BCTC là VAS
và IFRS (nội dung của thảo luận nhóm được tác giả trình bày cụ thể mục 3.2.3.3 của
chương này).
Bước 8: Tổng hợp, trình bày và bàn luận kết quả chuyển đổi BCTC từ VAS
sang IFRS tại Ngân hàng để đánh giá thực tế công tác chuyển đổi tự động hoá với
những quy trình, những khó khăn và thách thức mà Ngân hàng đang gặp phải trong
công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS.
3.2.3 Phân tích kết quả nghiên cứu tình huống và bàn luận
3.2.3.1 Thực trạng chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang
chuẩn mực BCTC quốc tế tại một số doanh nghiệp Việt Nam
Chuẩn mực BCTC quốc tế là ngôn ngữ chung được sử dụng toàn cầu, việc
chuyển đổi và vận dụng IFRS giúp doanh nghiệp có những thông tin hữu ích về các
doanh nghiệp khác cùng ngành, có mức độ hoạt động tương đương ở các nước khác.
Ở Việt Nam, Bộ Tài chính đang trong tiến trình xây dựng các chuẩn mực, chế độ kế
toán mới tiến gần với IFRS, cụ thể là Thông tư 200/2014/TT-BTC và Luật kế toán
2015. Kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, việc áp dụng
87
IFRS không chỉ gói gọn vào các công ty con của tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam
mà bắt đầu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ở Việt Nam, cụ thể là ở những tập
đoàn lớn, chủ yếu các tập đoàn niêm yết cổ phiếu tại SGDCK TPHCM. Bên cạnh
lập BCTC theo VAS, chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS là do những tập đoàn
nước ngoài có công ty mẹ sử dụng IFRS thì việc vận dụng IFRS là một yêu cầu bắt
buộc nhằm phục vụ cho việc hợp nhất báo cáo ở công ty mẹ. Một số doanh nghiệp
lập BCTC theo IFRS để nâng cao tính chuẩn xác, minh bạch góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như là Tập đoàn Bảo Việt,
vận dụng từ năm 2009; Tập đoàn Vincom lập BCTC để niêm yết trái phiếu chuyển
đổi quốc tế trên TTCK Singapore hoặc một vài doanh nghiệp đã lập thêm BCTC
theo IFRS như là Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, Tổng công ty
điện lực miền trung, Công ty cổ phần Chứng khoán TPHCM HSC, Ngân hàng
TMCP xuất nhập khẩu
(Phụ lục 3.7: Danh sách một số doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi BCTC từ VAS
sang IFRS).
3.2.3.2 Chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực
BCTC quốc tế tại Công ty cổ phần chứng khoán ABC
Công ty cổ phần chứng khoán ABC chính thức niêm yết trên Sở Giao Dịch
Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vào tháng 05/2009 – là công ty
chứng khoán chuyên nghiệp có uy tín và được đánh giá tốt nhất ở Việt Nam với các
thế mạnh nổi bật về tư vấn môi giới chứng khoán và đầu tư, phân tích nhận định thị
trường và quản trị công ty theo định hướng phát triển bền vững, cung cấp đa dạng
các dịch vụ tài chính chứng khoán, dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng tổ chức và
cá nhân. Là một trong những công ty chứng khoán mạnh nhất trên cả nước về tiềm
lực tài chính và năng lực đầu tư, lợi nhuận sau thuế của công ty hàng năm tăng cao.
Năm 2010 là năm đầu tiên Công ty cổ phần chứng khoán ABC chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFS. Chuyển đổi BCTC sa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lats_nguyenngochiep_7979_2045663.pdf