Luận án Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam - Nguyễn Thị Minh Phương

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ

CHẾ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 9

1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến cơ chế đại diện chủ

sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp 9

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến cơ chế đại diện chủ sở

hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp 16

1.3. Nhận xét kết quả của các công trình đã được công bố có liên quan và xác định

vấn đề nghiên cứu của luận án 24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ

HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 26

2.1. Khái niệm cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp

trong nền kinh tế thị trường 26

2.2. Nội dung cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp 36

2.3. Các tiêu chí đánh giá cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong

doanh nghiệp 45

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong

các doanh nghiệp 48

2.5. Kinh nghiệm về cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh

nghiệp ở một số nước và bài học cho Việt Nam 51

Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ

NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 68

3.1. Tình hình hoạt động và mô hình tổ chức, bộ máy của doanh nghiệp nhà nước 68

3.2. Tình hình thực hiện cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các

doanh nghiệp ở Việt Nam 76

3.3. Đánh giá thực trạng cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh

nghiệp ở Việt Nam 102

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN

CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

TRONG THỜI GIAN TỚI 115

4.1. Quan điểm hoàn thiện cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các

doanh nghiệp ở Việt Nam 115

4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước

trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới 119

4.3. Một số kiến nghị với Trung ương 146

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

pdf173 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam - Nguyễn Thị Minh Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp vào các hoạt động kinh doanh thông qua mệnh lệnh hành chính [73, tr.207]. Xác định đúng đắn, cụ thể hơn quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT và giám đốc doanh nghiệp đối với vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, vừa bảo đảm quyền chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước [73, tr.208]. Đại hội XII (tháng 01/2016) khẳng định cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, trong đó xác định: 77 Tách chức năng CSH tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của DNNN; sớm xoá bỏ chức năng đại diện CSH nhà nước của các bộ, UBND đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện CSH đối với DNNN. Kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và nâng cao năng lực quản trị DNNN phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm công khai, minh bạch về đầu tư tài chính và các hoạt động của DNNN [74, tr.107]. “Tăng cường quản lý nhà nước và quản lý của CSH đối với DNNN. Bố trí đúng cán bộ lãnh đạo, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” [74, tr.107]; “Nghiên cứu mô hình quản lý phù hợp của CSH nhà nước đối với DNNN và vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp” [74, tr.209]. “Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tổ chức đảng ở các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế và các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm” [74, tr.291]. Các nghị quyết, kết luận, thông báo của BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ Đại hội IX đến nay: (1) Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCHTW khóa IX, số 05-NQ/TW ngày 22/4/2001 về “tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN”, khẳng định: Phải đẩy mạnh sắp xếp, nâng cao hiệu quả DNNN [5]. (2) Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín BCHTW khóa IX ngày 12/01/2004 nêu rõ: Cần khẩn trương việc thành lập công ty đầu tư tài chính nhà nước để làm đầu mối đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và thực hiện thống nhất, có hiệu quả chức năng đại diện CSH vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp [6]. (3) Chỉ thị số 45- CT/TW ngày 22-10-2004 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN trong 2 năm 2004-2005. (4) Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCHTW Đảng khóa X ngày 31/01/2008 nhấn mạnh sự cần thiết phải tách bạch vai trò của Nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lý toàn bộ nền kinh tế- xã hội với vai trò CSH tài sản, vốn của nhà nước và chức năng quản trị kinh doanh của DNNN; thu hẹp tiến tới xóa bỏ chức năng đại diện CSH vốn nhà nước của các bộ, UBND; tiếp tục đổi mới, củng cố và phát huy vai 78 trò của mô hình công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước [7]. (5) Kết luận số 78-KL/TW, ngày 26-7-2010 của Bộ Chính trị về Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 (khóa IX) và Nghị quyết Đại hội X của Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN và về Đề án tiếp tục củng cố, phát huy vai trò của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. (6) Kết luận Hội nghị lần thứ ba BCHTW khóa XI về tình hình kinh tế- xã hội, tài chính- ngân sách nhà nước 5 năm 2006-21010 và năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015 và năm 2012 (số 10-KL/TW ngày 18/10/2011), nêu rõ: “Hoàn thiện thể chế quản lý DNNN, thực hiện quyền và trách nhiệm của CSH nhà nước đối với vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch về tài chính” [5]. (7) Kết luận số 103-KL/TW ngày 29/9/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó xác định: phải khẩn trương nghiên cứu để sớm thành lập cơ quan chuyên trách ngang bộ làm đại diện CSH đối với DNNN [16]. (8) Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 13/02/2017 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên cơ sở trong DNNN, trong đó quy định: Đảng ủy lãnh đạo trực tiếp mọi mặt hoạt động của DNNN; thảo luận ra nghị quyết, kết luận để lãnh đạo HĐQT (HĐTV, chủ tịch công ty), tổng giám đốc thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp; lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quản lý, bảo toàn và phát triển vốn [3]. (9) Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 03/6/2017), Đảng chủ trương: Đầu tư vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, hoàn thiện tổ chức để thực hiện chức năng Nhà nước là CSH đối với DNNN, cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp. Xây dựng Đề án thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện CSH đối với DNNN trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định; sớm xoá bỏ chức năng đại diện sở hữu của các bộ, UBND đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp; đổi mới quản trị DNNN theo nguyên tắc thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế [10]. Như vậy, từ Đại hội IX của Đảng (đầu năm 2001) đến nay, Trung ương liên tục ban hành nhiều nghị quyết, kết luận chuyên đề về DNNN, trong đó có nhấn 79 mạnh phải cải cách và thay đổi cách thức thực hiện quyền sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Đặc biệt, trong các kỳ Đại hội (X, XI, XII), vấn đề này cũng đều được nhắc đến trong các văn kiện đại hội. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam Giai đoạn trước Luật DNNN 2003 Trước năm 1995, quản lý DNNN tại Việt Nam được thực hiện theo Quyết định số 332-HĐBT ngày 23/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đối với DNNN và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành. Năm 1995, Quốc hội ban hành Luật DNNN năm 1995. Triển khai thực hiện Luật DNNN năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN và Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ. Thời điểm này, Bộ Tài chính là cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; các Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số quyền của CSH Nhà nước đối với doanh nghiệp do mình thành lập theo phân cấp của Chính phủ. Giai đoạn sau Luật DNNN 2003, Luật doanh nghiệp 2005 cho đến năm 2010 Thực hiện Luật DNNN năm 2003 (thay thế Luật DNNN năm 1995), Chính phủ ban hành Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả DNNN ban hành kèm theo Quyết định số 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003. Tuy nhiên, qua 04 năm thực có những bất cập tiếp tục nảy sinh, như người đại diện tại nhiều nơi chưa làm đúng, đủ trách nhiệm. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/02/2009 thay thế Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 6/10/2006 thay thế Quyết định số 271/2003/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2003 về Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả DNNN. 80 Luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam là hình thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Với việc ban hành Luật doanh nghiệp năm 2005, kể từ ngày 1/7/2010, Luật DNNN năm 2003 hết hiệu lực, toàn bộ các công ty nhà nước sẽ phải chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp. Để công ty nhà nước chuyển sang hoạt động chung theo Luật doanh nghiệp với các loại hình doanh nghiệp khác, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm CSH. Giai đoạn từ 01/7/2010 đến nay Để các DNNN chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005 cùng với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác sau khi Luật DNNN 2003 hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2010, Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy định riêng đối với DNNN. Bên cạnh những quy định chuyển đổi sở hữu, sắp xếp DNNN (Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm CSH; Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về CPH doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”); quy định về cơ chế tài chính đối với DNNN (Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ, công ích; Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 7/6/2013 về Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên của Công ty TNHH 1TV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Quyết định số 81 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN); những quy định về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của đại diện chủ sở nhà nước đối với DNNN cũng rõ ràng hơn: Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 quy định CSH và phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của CSH đối với công ty TNHH 1TV nhằm xác định quyền, nghĩa vụ của Thủ tướng Chính phủ; của Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; của Công ty TNHH 1TV và của SCIC trong quá trình giao thời chuyển hình thức hoạt động từ công ty nhà nước sang loại hình công ty TNHH 1TV. Tuy nhiên, việc phân công, phân cấp cho các chủ thể trong Nghị định này chưa được cụ thể, rõ ràng. Căn cứ Kết luận số 50-KL/TW, ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 23/02/2010 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42/2009/QH12 ngày 27/11/2009 của Quốc hội về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; Chỉ thị số 1568/CT-TTg ngày 19/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 78-KL/TW ngày 26/7/2010 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của CSH nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ đã phân định rõ hơn quyền, nghĩa vụ của CSH nhà nước, phân công cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành; phân cấp cho UBND cấp tỉnh; giao cho HĐTV, Chủ tịch công ty, Người đại diện thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của CSH nhà nước. Chính phủ cũng phân cấp cho các Bộ tổng hợp (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) thực hiện các quyền, trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách rõ ràng. Tại Nghị định này, Chính phủ đã quy định cụ thể Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm từ việc thực hiện quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch, nhân sự, kiểm tra, giám sát thường xuyên, thanh tra và xử lý các 82 vấn đề vượt thẩm quyền đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý. Các Bộ tổng hợp cũng chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực được phân công. Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính chịu trách nhiệm định kỳ báo cáo Chính phủ về tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc. Luật Doanh nghiệp năm 2014 (tiếp tục kế thừa Luật doanh nghiệp năm 2005); Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 99/2012/NĐ-CP, ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của CSH nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đã quy định, phân định nội dung quản lý nhà nước với quản lý CSH nhà nước đối với DNNN. Cụ thể: Với chức năng công quyền, nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp (gồm cả quản lý đối với các DNNN) bao gồm: Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và văn bản pháp luật có liên quan; Tổ chức đăng ký kinh doanh, hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế- xã hội; Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất, chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề; Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật... Kể từ 01/7/2010 đến nay, quyền, trách nhiệm của CSH nhà nước đối với DNNN đã căn bản được phân định rõ ràng, đã có cơ quan chịu trách nhiệm chính hoặc cơ quan đầu mối thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên DNNN. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty cũng chịu trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quyết định của CSH, 83 quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả, báo cáo CSH về việc doanh nghiệp hoạt đông kinh doanh thua lỗ, không đảm bảo khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do CSH giao hoặc những trường hợp sai phạm. Với tư cách CSH, cổ đông hoặc thành viên, Nhà nước thường trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua đại hội đồng cổ đông hoặc HĐTV) quyết định các vấn đề quan trọng sau của doanh nghiệp: Quyết định thành lập, tổ chức lại và định đoạt doanh nghiệp; Quyết định nội dung điều lệ công ty, sửa đổi, bổ điều lệ công ty; Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần, hoặc toàn bộ vốn điều lệ; Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển; Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty; Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay; Quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; Phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm; Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác; Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty. Do DNNN được tổ chức dưới nhiều hình thức pháp lý, mối liên kết và cấp quyết định thành lập khác nhau nên việc thực hiện chức năng của CSH nhà nước của cơ quan nhà nước trong thực tế hiện nay có sự khác biệt theo loại hình DNNN. Trên cơ sở phân cấp của bộ máy nhà nước, đại diện CSH nhà nước trong quản lý hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp nói chung, được phân công, phân cấp cho các tổ chức thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của CSH nhà nước như sau: - Chính phủ: Ban hành các quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu, quy định về nhân sự quản lý doanh nghiệp, chế độ quản lý tài chính, tiền lương, - Thủ tướng chính phủ: có trách nhiệm trực tiếp đối với các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước về các nội dung: Quyết định thành lập, giải thể, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu,... và phê duyệt một số đề án thành lập doanh nghiệp theo đề nghị của Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 84 - Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Bộ quản lý ban nghành được xác định là cơ quan cấp trên của HĐTV của tập đoàn kinh tế nhà nước, được phân cấp chuẩn bị các phương án, đề án thuộc nội dung quyền quyết định của Thủ tướng chính phủ. Ngoài ra Bộ quản lý ngành có quyền quyết định đối với một số vị trí nhân sự quản lý (thành viên HĐTV, tổng giám đốc, kiểm soát viên chuyên ngành, phê duyệt danh mục dự án đầu tư quan trọng). - Bộ Tài chính: xây dựng, tư vấn, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các quy định, chế độ liên quan đến quản lý tài chính, vốn, nhân sự quản lý Tổng công ty đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước... thuộc thẩm quyền của các chủ thể này. Bộ Tài chính cũng có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ cho tập đoàn kinh tế nhà nước và công ty thuộc Bộ quản lý ngành. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và xã hội: xây dựng, thẩm định, tư vấn, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến vấn đề thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu yêu cầu phá sản, CPH, chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật nhân sự, - Đại diện CSH nhà nước trực tiếp tại doanh nghiệp (đại diện thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh cụ thể): Tại công ty do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, HĐTV, chủ tịch công ty là người đại diện CSH nhà nước trực tiếp tại công ty, có các thẩm quyền sau: - Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư. - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh quản lý quan trọng trong công ty. - Quyết định góp vốn, tăng giảm của công ty tại doanh nghiệp khác; quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể công ty. - Quy định quy chế quản lý nội bộ, tổ chức, quản lý điều hành doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật,... Ở các doanh nghiệp mà nhà nước chỉ góp một phần vốn góp, người được cử làm đại diện phần vốn góp nhà nước tại doanh nghiệp sẽ thay mặt CSH nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông nhà nước theo quy định của pháp luật. 85 3.2.2. Thực trạng cơ chế bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật người đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam Theo quy định của Đảng tại Quy định về phân cấp quản lý cán bộ (kèm theo Quyết định số 67-QĐ/TW, ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị), chức danh Chủ tịch HĐQT/Chủ tịch HĐTV các công ty nhà nước đặc biệt quan trọng cần có sự tham gia thẩm định nhân sự của các ban của Trung ương Đảng. Ban cán sự đảng Chính phủ quyết định các chức danh Chủ tịch HĐQT các tập đoàn, tổng công ty: Dầu khí Việt Nam, Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Hàng hải Việt Nam. Ngoài ra, chức danh chủ tịch HĐQT các DNNN đặc biệt quan trọng khác (theo xếp hạng của Chính phủ) cũng do Ban cán sự đảng Chính phủ quyết định, sau khi tham khảo ý kiến thẩm định nhân sự của các ban có liên quan của Trung ương Đảng và đảng uỷ khối Trung ương [15]. Ngày 19/12/2017, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 105-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (thay thế Quyết định số 67- QĐ/TW), gồm những nội dung cơ bản và toàn diện ở tất cả các mặt, các khâu, các bước trong công tác cán bộ; nội dung của từng quy định khá chi tiết, cụ thể về tiêu chí, về từng loại cán bộ, từng chức vụ. Liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ của DNNN, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 01/2008/TT-BNV ngày 15/01/2008 hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những người giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác trong các DNNN; những người được Nhà nước cử làm đại diện CSH phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01/8/2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm CSH và người được cử làm đại diện CSH 86 phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Trong đó quy định cụ thể việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển người quản lý doanh nghiệp; cử người đại diện; việc tổ chức, miễn nhiệm quản lý doanh nghiệp; thôi làm đại diện; việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm CSH và người được cử làm đại diện CSH phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Bộ Nội vụ có Thông tư số 03/2012/TT-BNV ngày 26/6/2012 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định số 97/2015/NĐ-CP, ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo Nghị định này, doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo cơ cấu công ty mẹ- công ty con, công ty độc lập không thuộc cơ cấu công ty mẹ- công ty con (sau đây gọi chung là tập đoàn, tổng công ty, công ty) được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: Chủ tịch HĐTV; Chủ tịch công ty; Thành viên HĐTV; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc; Phó Tổng giám đốc; Giám đốc; Phó Giám đốc; Kế toán trưởng. Với mục đích nâng cao công tác quản trị DNNN, trong thời gian qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản trị DNNN đã được ban hành, cụ thể như sau: Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CSH nhà nước đối với công ty nhà nước. Để phù hợp với tình hình thực tế về quyền và nghĩa vụ của CSH nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21/8/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005. Ngày 23/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại 87 doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, thay thế Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01/08/2011 quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Theo đó, điểm mới của Nghị định 106/2015/NĐ-CP đã thu hẹp phạm vi điều chỉnh, chỉ điều chỉnh đối với Người Đại Diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; bổ sung quy định về: kiêm nhiệm đối với Người Đại Diện phần vốn nhà nước; quy định cụ thể các tiêu chí đối với từng mức độ đánh giá hàng năm đối với người đại diện và sửa đổi trình tự, thủ tục đánh giá; điều kiện của Người Đại Diện; quy trình cử Người Đại Diện; miễn nhiện Người Đại Diện; xử lý kỷ luật đối với Người Đại Diện và thay đổi quy định về thôi việc. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành các Nghị định về quản lý lao động, tiền lương đối với người lao động phù hợp với lộ trình sắp xếp, chuyển đổi công ty nhà nước, cụ thể như sau: Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp trong các công ty nhà nước, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương, thu nhập trong các công ty nhà nước, Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty, Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm CSH và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế, Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp được nghiên cứu, xây dựng tách riêng so với khu vực hành chính, từng bước theo kinh tế thị trường gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_co_che_dai_dien_chu_so_huu_von_nha_nuoc_trong_cac_do.pdf
Tài liệu liên quan