Luận án Đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và đột biến gen Kras ở mức độ RNA của bệnh nhân Polyp Đại trực tràng kích thước trên 10mm

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học, phân loại polyp dựa trên hình ảnh nội soi, mô bệnh học và chẩn đoán polyp đại trực tràng 3

1.1.1. Dịch tễ học 3

1.1.2. Phân loại 6

1.1.3. Chẩn đoán 13

1.2. Gen KRAS, đột biến gen KRAS và các phương pháp xác định đột biến gen KRAS ở người 19

1.2.1. Gen KRAS 19

1.2.2. Đột biến gen KRAS và cơ chế sinh ung thư 23

1.2.3. Các phương pháp sinh học phân tử xác định đột biến gen KRAS 25

1.3. Đột biến gen KRAS ở bệnh nhân polyp đại trực tràng 37

1.3.1. Vai trò của đột biến gen KRAS trong tiền trình biến đổi từ polyp sang ung thư đại trực tràng 37

1.3.2. Tình hình nghiên cứu đột biến gen KRAS ở bệnh nhân polyp đại trực tràng trên thế giới và Việt Nam 39

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1. Đối tượng nghiên cứu 43

2.1.1. Nhóm bệnh nhân polyp đại trực tràng 43

2.1.2. Nhóm bệnh nhân ung thư đại trực tràng 44

2.2. Phương pháp nghiên cứu 44

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 44

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 44

2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 44

2.2.4. Thời gian nghiên cứu 45

2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 45

2.3.1. Nhóm bệnh nhân polyp đại trực tràng kích thước > 10mm 45

2.3.2. Nhóm bệnh nhân ung thư ĐTT 48

2.3.3. Xét nghiệm mô bệnh học 48

2.3.4. Xét nghiệm đột biến gen KRAS ở mức độ RNA 49

2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán đi kèm 61

2.4.1. Chỉ tiêu lâm sàng 61

2.4.2. Chỉ tiêu polyp trên hình ảnh nội soi 62

2.4.3. Chỉ tiêu polyp trên mô bệnh học 63

2.4.4. Đánh giá kết quả xét nghiệm đột biến gen KRAS ở mức độ RNA 64

2.6. Đạo đức nghiên cứu 65

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67

3.1. Đặc điểm một số triệu chứng lâm sàng 2 nhóm nghiên cứu 67

3.1.1. Đặc điểm tuổi 67

3.1.2. Đặc điểm giới 68

3.1.3. Đặc điểm tiền sử gia đình 68

3.1.4. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng 69

3.2. Đặc điểm hình ảnh nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng kích thước > 10mm 70

3.2.1. Đặc điểm hình ảnh nội soi 71

3.2.2. Đặc điểm mô bệnh học 75

3.2.3. Mối liên quan giữa mô bệnh học với lâm sàng và hình ảnh nội soi 79

3.3. Đột biến gen KRAS ở mức độ RNA ở bệnh nhân polyp đại trực tràng kích thước > 10mm 85

3.3.1. Tỷ lệ đột biến gen KRAS ở bệnh nhân polyp đại trực tràng 85

3.3.2. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS với một số hình ảnh nội soi ở bệnh nhân polyp đại trực tràng 88

3.3.3. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS với mô bệnh học polyp đại trực tràng kích thước > 10mm 90

3.3.4. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS với nguy cơ ung thư đại trực tràng 92

Chương 4 BÀN LUẬN 97

4.1. Đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu 97

4.1.1. Đặc điểm tuổi 97

4.1.2. Đặc điểm giới tính 99

4.1.3. Đặc điểm tiền sử bệnh 100

4.1.4. Triệu chứng lâm sàng 101

4.2. Đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại trực tràng kích thước > 10mm 103

4.2.1. Đặc điểm hình ảnh nội soi 103

4.2.2. Đặc điểm mô bệnh học 109

4.2.3. Mối liên quan mô bệnh học với đặc điểm lâm sàng và nội soi của polyp đại trực tràng ≥ 10mm 114

4.3. Đột biến gen KRAS ở bệnh nhân polyp đại trực tràng kích thước >10mm 117

4.3.1. Tỷ lệ đột biến gen KRAS và mối liên quan với tuổi và giới tính 119

4.3.2. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS ở mức độ RNA với một số đặc điểm hình ảnh nội soi và mô bệnh học ở bệnh nhân polyp đại trực tràng 124

4.3.3. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS ở mức độ RNA với nguy cơ ung thư đại trực tràng 129

KẾT LUẬN 132

KIẾN NGHỊ 134

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc169 trang | Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và đột biến gen Kras ở mức độ RNA của bệnh nhân Polyp Đại trực tràng kích thước trên 10mm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 µM 0,6 7 Probe GAPDH 0,2 uM 0,4 8 Mồi ngược Universal 0,4 uM 0,8 9 Nuclease Free Water 7,6 10 Khuôn cDNA:DNA 4 Tổng 19 Phân tích mẫu mang/không mang đột biến được dựa vào giá ∆Ct. ∆Ct được tính bằng hiệu số Ct giữa phản ứng đặc hiệu đột biến và phản ứng tổng số, theo công thức: ∆Ct = Ctđột biến - CtRNA tổng số Trong đó, Ctđột biến là giá trị Ct của phản ứng qPCR khuếch đại cDNA đột biến tương ứng từng gen; Ct tổng số là giá trị Ct của phản ứng qPCR khuếch đại cDNA tổng số (đột biến và kiểu dại) của từng gen. Giá trị Ct được xác định bằng phần mềm Rotor-Gen Q 2.3.1.49 (Qiagen, Đức). cDNA tổng số được phân tích dải nhiệt độ nóng chảy để phân biệt giữa sản phẩm chính hay sản phẩm phụ do mồi bắt cặp nhầm. Do các sản phẩm sau khuếch đại của các đích khác nhau có kích thước và thành phần trình tự khác nhau, nên khi phân tích nhiệt độ nóng chảy sẽ thu được các điểm nóng chảy khác nhau của sản phẩm. cDNA đặc hiệu đột biến được phân tích bằng tín hiệu đầu dò đặc hiệu cho từng gen với đầu dò kênh FAM cho đột biến KRAS (GREEN) và đầu dò kênh Cy5 cho gen quản gia GAPDH (RED). Gen quản gia được sử dụng để đánh giá chất lượng RNA đầu vào. Chu trình nhiệt của phản ứng pPCR được trình bày ở bảng 2.9. Bảng 2.9. Chu trình nhiệt phản ứng qPCR phân tích đột biến Các bước Nhiệt độ Thời gian Đơn vị Biến tính và hoạt hóa enzyme Taq polymerase 95 15 Phút Khuếch đại Biến tính 94 15 Giây Chu kỳ: 5 Gắn mồi 55 30 Giây Kéo dài* 72 30 Giây Phân tích nhiệt độ nóng chảy** 65-85 0,5oC/2s * Thu nhận tín hiệu kênh GREEN và RED, ** Thu nhận tín hiệu kênh GREEN So sánh với giá trị ∆Ct của mẫu bệnh phẩm với giá trị ngưỡng (cut-off) của quy trình phân tích đột biến KRAS để đưa ra kết quả (Bảng 2.10). Trong đó, giá trị cut-off của quy trình được định nghĩa là giá trị mà tại đó tín hiệu dương tính có thể phân biệt được với tín hiệu nhiễu gây ra bởi mồi đặc hiệu đột biến trên khuôn RNA kiểu dại. Giá trị cut-off của quy trình xét nghiệm đột biến KRAS được chuẩn hóa với mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo của đoạn gen KRAS mang đột biến codon 12/codon 13 (RNA KRAS đột biến) và mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo của đoạn gen KRAS kiểu dại tương ứng (RNA KRAS kiểu dại). Nếu giá trị ∆Ct của mẫu cao hơn giá trị cut-off, đưa ra kết luận không phát hiện đột biến trên khuôn RNA hoặc do giới hạn phát hiện của bộ kit. Ngược lại, nếu giá trị ∆Ct của đột biến nào đó của mẫu thấp hơn giá trị cut-off, kết luận mẫu dương tính với đột biến đó. Bảng 2.10. Giá trị cut-off của quy trình phát hiện đột biến gen KRAS ở mức độ RNA Phản ứng đột biến Giá trị cut-off Độ nhạy kĩ thuật KRAS 13 0,015% Độ nhạy kĩ thuật của quy trình được tính bằng công thức 2-∆Ct 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán đi kèm 2.4.1. Chỉ tiêu lâm sàng Đánh giá trên nhóm polyp và ung thư ĐTT, bao gồm - Tuổi và phân nhóm tuổi: tuổi được tính đến năm tiến hành nghiên cứu. Phân nhóm tuổi được chia thành 4 nhóm cách nhau mỗi 10 năm: <40 tuổi, 40 – 49 tuổi, 50 – 59 tuổi và ≥ 60 tuổi. - Giới tính (biến định tính): nam/ nữ - Tiền sử: + Tiền sử mắc các bệnh polyp u tuyến hoặc ung thư ĐTT. + Có thân nhân trực hệ bị polyp hoặc ung thư ĐTT. Thân nhân trực hệ là người chia sẽ 50% bộ gen của họ cho một người trong một gia đình. Thân nhân trực hệ bao gồm cha mẹ, anh chị em và con [19]. - Triệu chứng lâm sàng: + Không có triệu chứng lâm sàng + Có triệu chứng lâm sàng: đau bụng, đi ngoài phân táo (phân cứng, khi đi phải rặn nhiều kèm theo giảm số lần đại tiện 2 lần/ngày), đi ngoài phân táo lỏng xen kẽ, đi ngoài phân có nhày/máu. - Thời gian xuất hiện các triệu chứng: Tính từ khi bắt đầu có triệu chứng bệnh đầu tiên đến lúc đi khám và nội soi chẩn đoán. Chia thành < 6 tháng, 6 - < 12 tháng, 12- < 24 tháng và ≥ 24 tháng. 2.4.2. Chỉ tiêu polyp trên hình ảnh nội soi Chọn một polyp kích thước lớn nhất > 10mm để mô tả vị trí, kích thước, hình dạng, bề mặt polyp Vị trí polyp: mô tả theo 8 vị trí giải phẫu ĐTT bao gồm manh tràng, đại tràng lên, đại tràng góc gan, đại tràng ngang, đại tràng góc lách, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng. Sau đó chúng tôi gộp lại 2 vị trí: + Đại tràng đoạn gần: bao gồm manh tràng, đại tràng lên, đại tràng góc gan, đại tràng ngang. + Đại tràng đoạn xa: bao gồm đại tràng góc lách, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng Hình dạng polyp: được mô tả theo phân loại Paris (2005) Có cuống 0-Ip Không cuống, cao hơn chiều cao kìm nhiệt khi đóng (2,5 mm) 0-Is Nhô lên, nhưng thấp hơn chiều cao kìm nhiệt khi đóng (2,5 mm) 0-IIa Phẳng hoàn toàn, không lồi lên trên bề mặt niêm mạc 0-IIb Lõm xuống thấp hơn niêm mạc ĐT nhưng không quá 1,2 mm 0-IIc Dạng loét, thấp hơn niêm mạc ĐT từ 1,2 mm 0-III * Nguồn: theo Endoscopic Classification Review Group (2005) [24] Kích thước polyp: ước lượng kích thước polyp theo độ mở tối đa của kìm sinh thiết (8mm) hoặc độ mở của snare. Vị trí: đo ở chân polyp, theo chiều có kích thước lớn nhất, ghi rõ kích thước đo được tính theo mm. Theo kích thước chia polyp làm nhóm: + Polyp kích thước từ 10 mm đến 20 mm. + Polyp kích thước > 20 mm. Đặc điểm bề mặt polyp: nhẵn (trơn láng), xung huyết, sần sùi chia múi và loét Theo dấu xuất huyết: polyp có chảy máu và polyp không chảy máu. 2.4.3. Chỉ tiêu polyp trên mô bệnh học * Phân loại polyp dựa trên đặc điểm MBH theo WHO năm 2010 [34] như sau: - Nhóm polyp u (Neoplastic polyps): + Polyp u tuyến (Adenomatous polyps) Polyp u tuyến ống (Tubular adenoma): biểu mô tuyến của polyp gồm những ống và những tuyến dài xếp dày đặc, ngăn cách nhau bởi mô đệm sợi thưa, tế bào biểu mô có hình thái ít biệt hóa. Polyp u tuyến nhung mao (Villous adenoma): lớp biểu mô có thể chỉ là một lớp tế bào trụ cao xếp đều đặn, hoặc có thể là những tế bào không biệt hóa sắp xếp thành nhiều lớp lộn xộn. Polyp u tuyến ống - nhung mao (Tubulovilluos adenoma): cấu trúc vi thể vừa có hình dạng tuyến ống, vừa có hình ảnh nhung mao - Nhóm polyp không u (Non – neoplastic polyps): + Polyp tăng sản (Hyperplastic polyps), gồm 3 loại: polyp tăng sản đơn thuần, polyp tăng sản có viêm và polyp tăng sản có u tuyến. Các polyp tăng sản chứa các hốc thon dài song song với vùng phía trên bị giãn ra và được lót bởi biểu mô hình trụ với hình răng cưa đặc biệt. + Polyp thiếu niên (Juvenile polyps): gồm 3 loại: polyp thiếu niên đơn thuần, polyp thiếu niên viêm, polyp thiếu niên có u tuyến. Đây là loại polyp có mô đệm phát triển mạnh, các ống tuyến hình túi giãn rộng, nhưng vẫn lót tế bào biểu mô hình trụ bình thường + Polyp viêm (Inflammatory polyps): có tăng sản mô hạt trong lớp đệm và kèm nhiều tế bào viêm xâm nhập. + Hamartomatous polyp: Loại này gồm có bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP: Familial Adenomatous Polyposis) và những polyp trong các hội chứng Gardner, Turcot, Peutz – Jeghers. Chúng bao gồm các tiểu thùy với biểu mô hình răng cưa, hình ống hoàn thiện, được phân cách bởi các dải thô của cơ trơn tỏa ra từ lớp cơ niêm mạc. + Polyp không xếp loại (unclassified polyp) gồm các loại: Polyp dạng lympho (lymphoid polyp) * Đánh giá mức độ loạn sản được chia làm 2 mức: - Loạn sản độ thấp: cấu trúc khe tuyến không phức tạp với các nhân tế bào xếp giá tầng hoặc xếp tầng chỉ tới nửa duới chiều dày của bào tuơng tế bào vách khe tuyến. Có thể có nhiều nhân chia nhưng khó gặp các dấu hiệu như nhân chia không điển hình, tính đa hình của nhân tế bào, hoặc mất cực tính của tế bào. Các khe tuyến thuờng sắp xếp song song. Hiếm gặp cấu trúc tuyền dạng sàng, xếp liền kề nhau hoặc mọc chồi phức tạp. - Loạn sản độ cao: tổn thương có dạng giả tầng hoặc xếp tầng rõ rệt. Nhân tế bào thuờng lan toả đến nửa trên (phía trong lòng) chiều dày của bào tuơng vách khe tuyến. Nhân tế bào thường đa hình rõ, tăng tỷ lệ nhân chia với các nhân chia không điển hình rõ kèm mất cực tính của nhân. Các thay đổi cấu trúc niêm mạc rất rõ ràng như các khe tuyến nằm kề nhau, cấu trúc dạng sàng. Khi quá trình tiến triển càng gần với ung thư thì trật tự khe tuyến càng hỗn loạn, cấu trúc càng không đều và phức tạp hơn nhân tế bào với nhiều hốc sáng kèm hạt nhân lớn. Tỷ lệ nhân/ bào tương cao và tế bào mất cực tính rõ. Ung thư biểu mô tại chỗ cũng đuợc xếp vào loạn sản độ cao. 2.4.4. Đánh giá kết quả xét nghiệm đột biến gen KRAS ở mức độ RNA Thực hiện trên 2 nhóm bệnh nhân polyp ĐTT kích thước trên 10mm và ung thư ĐTT, bao gồm: Có đột biến và không đột biến. Xác định mối liên quan giữa đột biến gen KRAS ở mức độ RNA: - Mối liên quan với hình ảnh nội soi của polyp ĐTT: vị trí, kích thước, hình dạng polyp. - Mối liên quan với đặc điểm MBH: polyp tân sinh/không tân sinh, MNH polyp u tuyến và mức độ loạn sản. - Xác định mối nguy cơ của đột biến gen KRAS ở mức độ RNA khi so sánh với nhóm bệnh nhân ung thư ĐTT 2.5. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu xử lý trên máy tính với phần mềm thống kê y học SPSS 20.0. - Đối với các biến định tính tính tần số và tỷ lệ phần trăm. Đối với các biến định lượng tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Các giá trị phần trăm và trung bình được lấy đến 1 chữ số sau số thập phân. - Kiểm định so sánh giữa các tỷ lệ bằng test Chi-bình phương (χ2) hoặc Fisher's Exact Test. - Phân tích mối liên quan thông qua tính tỷ suất chênh OR. - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nếu p 0,05. 2.6. Đạo đức nghiên cứu - Quá trình nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ các quy định trong quy chế hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y Sinh học ban hành kèm theo Quyết định số 5129/2002/QĐ-BYT ngày 19/12/2002 của Bộ trưởng Bộ y tế. - Nghiên cứu bảo đảm sự tự nguyện của các đối tượng nghiên cứu. - Xét nghiệm đột biến gen KRAS ở mức độ RNA không ảnh hưởng đến quá trình điều trị và không tăng gánh nặng tài chính cho bệnh nhân. Ngược lại, kết quả nghiên cứu giúp ích cho quá trình tiên lượng và theo dõi bệnh. SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm một số triệu chứng lâm sàng 2 nhóm nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm tuổi Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu Đặc điểm tuổi Nhóm polyp ĐTT (n = 84) Nhóm ung thư ĐTT (n = 49) p Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nhóm tuổi < 20 4 4,8 0 0 0,27 20 - 39 8 9,5 2 4,1 40 - 59 31 36,9 20 40,8 ≥ 60 41 48,8 27 55,1 Tuổi trung bình 56,2 ± 16,4 60,9 ± 13,4 0,09 Nhận xét: 85,7% số bệnh nhân polyp ĐTT trong nghiên cứu có độ tuổi ≥ 40 (trong đó nhóm tuổi 41 – 59 chiếm 36,9% và ≥ 60 chiếm 48,8%) với tuổi trung bình là 56,2 ± 16,4. Không có sự khác biệt về phân nhóm tuổi và tuổi trung bình giữa nhóm polyp và ung thư ĐTT. 3.1.2. Đặc điểm giới Bảng 3.2. Đặc điểm giới 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu Đặc điểm giới Nhóm polyp ĐTT (n = 84) Nhóm ung thư ĐTT (n = 49) p Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Giới Nữ 23 27,4 17 34,7 0,38 Nam 61 72,6 32 65,3 Tỷ lệ nam/nữ 2,65 1,88 Nhận xét: Ở bệnh nhân polyp ĐTT, nam giới chiếm 72,6%, nữ 27,4%, tỷ lệ nam/nữ là 2,65, cao hơn tỷ lệ nam/nữ ở nhóm ung thư ĐTT nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. 3.1.3. Đặc điểm tiền sử gia đình Bảng 3.3. Đặc điểm tiền sử gia đình ở nhóm nghiên cứu Tiền sử gia đình Nhóm polyp ĐTT (n = 84) Số lượng Tỷ lệ % Gia đình có người polyp ĐTT 18 21,4 Gia đình có người ung thư ĐTT 11 13,1 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân polyp ĐTT có thân nhân trong gia đình bị polyp ĐTT là 21,4% và ung thư ĐTT là 13,1%. 3.1.4. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng Bảng 3.4. Đặc điểm một số triệu chứng lâm sàng ở 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu Triệu chứng lâm sàng Nhóm polyp ĐTT (n = 84) Nhóm ung thư ĐTT (n = 49) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Đau bụng 41 48,8 49 100 Đi ngoài phân táo 4 4,8 8 16,3 Đi ngoài phân lỏng 45 53,6 23 46,9 Phân táo lỏng xen kẽ 18 21,4 0 0 Đi ngoài phân có nhày 21 25,0 22 44,9 Đi ngoài phân có máu 30 35,7 37 75,5 Không có triệu chứng 4 4,8 0 0 Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân polyp ĐTT kích thước > 10mm là đại tiện phân lỏng (53,6%), đau bụng (48,8%) và đi ngoài phân có máu (35,7%). Trong khi ở nhóm ung thư ĐTT 100% bệnh nhân có đau bụng, 75,5% bệnh nhân có đại tiện phân máu, đi ngoài phân nhày và lỏng gặp tương đương là 44,9% và 46,9%, theo thứ tự. Bảng 3.5. Thời gian xuất hiện các triệu chứng Thời gian xuất hiện triệu chứng Nhóm polyp ĐTT (n = 80)* Nhóm ung thư ĐTT (n = 49) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % < 6 tháng 30 37,5 40 81,6 6 - 12 tháng 34 42,5 5 10,2 - 24 tháng 16 20,0 3 6,1 > 24 tháng 0 0,0 1 2,0 (*: 4 bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng, nội soi tầm soát) Nhận xét: 76,2% bệnh nhân polyp ĐTT xuất hiện triệu chứng trước khi được chẩn đoán < 12 tháng (trong đó 35,6% dưới 6 tháng và 40,5% từ 6 – 12 tháng), trong khi bệnh nhân ung thư ĐTT thì 81,6% được phát hiện bệnh sau khi có triệu chứng < 6 tháng. 3.2. Đặc điểm hình ảnh nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng kích thước > 10mm Trong 84 bệnh nhân polyp ĐTT có tổng cộng 136 polyp. Chúng tôi chỉ chọn nhưng polyp kích thước lớn nhất và > 10mm trên mỗi bệnh nhân để mô tả về hình ảnh nội soi, MBH và làm đột biến gen KRAS ở mức độ RNA. Kết quả được trình bày ở các bảng sau: 3.2.1. Đặc điểm hình ảnh nội soi Bảng 3.6. Đặc điểm vị trí polyp (n = 84) Vị trí của polyp Số polyp (n) Tỷ lệ % Đại tràng đoạn gần Manh tràng 1 1,2 Đại tràng lên 3 3,6 Đại tràng góc gan 3 3,6 Đại tràng ngang 2 2,4 Tổng 9 10,8 Đại tràng đoạn xa Đại tràng góc lách 2 2,4 Đại tràng xuống 4 4,8 Đại tràng sigma 42 50,0 Trực tràng 27 32,1 Tổng 75 89,2 Nhận xét: Polyp đại tràng đoạn xa chiếm 89,2%, trong đó chủ yếu ở đại tràng sigma (50,0) và trực tràng (32,1%). Polyp đại tràng đoạn gần chỉ chiếm 10,8%. Bảng 3.7. Đặc điểm hình dạng và bề mặt polyp (n = 84) Hình dạng polyp Số polyp (n) Tỷ lệ % Không cuống (Type 0-Is) 4 4,8 Bán cuống (Type 0-Isp) 11 13,1 Có cuống (Type 0-Ip) 69 82,1 Bề mặt polyp Số polyp (n = 84) Tỷ lệ % Nhẵn 44 52,4 Chia múi 36 42,9 Xung huyết 67 79,8 Loét 0 0 Chảy máu 1 1,2 Nhận xét: 82,1% số polyp kích thước > 10mm có cuống (type 0-Ip). Tỷ lệ polyp bán cuống (Type 0-Isp) và không cuống (Type 0-Is) lần lượt là 13,1% và 4,8%. Chủ yếu gặp polyp có bề mặt nhẵn (52,4%) và chia múi (42,9%). Bảng 3.8. Đặc điểm kích thước polyp (n = 84) Kích thước polyp Số lượng (n) Tỷ lệ % 10 – 20mm 67 79,8 21 – 30mm 16 19,0 > 30 mm 1 1,2 Kích thước trung bình (mm) (min – max) 18,3 ± 6,1 (12 - 40) Nhận xét: Trong 84 polyp có kích thước > 10mm thì đa số kích thước từ 10 – 20mm, chiếm 79,8%, số polyp có kích thước 21-30mm chỉ chiếm 19,0% và duy nhất 01 polyp có kích thước > 30mm, chiếm 1,2%. Kích thước polyp trung bình 18,3 ± 6,1mm. Bề mặt polyp Cuống polyp Hình 3. 1. Hình ảnh polyp đại tràng sigma, type 0-Ip *Nguồn: Bệnh nhân Phạm Đức L., 39 tuổi, số NC 83  Hình 3. 2. Hình ảnh polyp đại tràng xuống, type 0-Is *Nguồn: Bệnh nhân Nguyễn Thị X., 72 tuổi, số NC 67 Bề mặt polyp Cuống polyp Hình 3. 3. Hình ảnh polyp đại tràng xuống, type 0-Is *Nguồn: Bệnh nhân Trịnh Thị L., 44 tuổi, số NC 74 3.2.2. Đặc điểm mô bệnh học Bảng 3.9. Đặc điểm MBH polyp (n = 84) Mô bệnh học polyp Số polyp (n) Tỷ lệ % Polyp không u tuyến 13 15,5 Polyp u tuyến 71 84,5 Nhận xét: Polyp u tuyến chiếm 84,5% và polyp không u tuyến chiếm 15,5%. Bảng 3.10. Đặc điểm vi thể MBH polyp (n = 84) MBH polyp ĐTT Số lượng (n) Tỷ lệ % Polyp không u tuyến (n = 13) Polyp tăng sản 4 30,8 Polyp thiếu niên 7 53,8 Polyp Peutz – Jeghers 2 15,4 Polyp u tuyến (n = 71) U tuyến ống 65 91,6 U tuyến ống – nhung mao 5 7,0 U tuyến nhung mao 1 1,4 Nhận xét: Trong 13 polyp không u tuyến, MBH gặp nhiều nhất là polyp thiếu niên (53,8%), sau đó là polyp tăng sản (30,8%). Trong 71 polyp u tuyến, polyp u tuyến ống chiếm tỷ lệ cao nhất với 91,6%, polyp tuyến ống - nhánh và polyp tuyến nhánh chiếm tỷ lệ thấp hơn, lần lượt là 7,0% và 1,4%. Bảng 3.11. Tỷ lệ và mức độ loạn sản của polyp MBH polyp ĐTT Số lượng Tỷ lệ % Tình trạng loạn sản (n = 84) Không 13 15,5 Có 71 84,5 Mức độ loạn sản (n = 71) Độ thấp 58 81,7 Độ cao 13 18,3 Nhận xét: 13 polyp ĐTT kích thước > 10mm không có loạn sản trên MBH (đây đều là polyp không u tuyến). 71 polyp u tuyến đều có loạn sản, trong đó loạn sản độ thấp 81,7% và loạn sản độ cao là 18,3%. Hình 3. 4. Hình ảnh mô bệnh học u tuyến ống, loạn sản độ thấp (H.E x400) *Nguồn: Nguyễn Trọng B. 59 tuổi, số NC 64, STB. AE2788  Hình 3. 5. Hình ảnh mô bệnh học u tuyến ống, loạn sản độ cao (H.E x400) *Nguồn: Bệnh nhân Trịnh Thị L., 44 tuổi, số NC 74, STB. AE4326 Hình 3. 6. Hình ảnh mô bệnh học u tuyến ống-nhung mao, loạn sản độ thấp (H.E x100) *Nguồn: Bệnh nhân Phạm Văn Đ., 71tuổi, số NC 59, STB SQ8190  Hình 3. 7. Hình ảnh mô bệnh học u tuyến nhung mao, loạn sản độ thấp (H.E x200) *Nguồn: Khà Văn U., 66 tuổi, số NC 41, STB. SQ7044 Hình 3. 8. Hình ảnh mô bệnh học u tuyến ống-nhung mao, loạn sản độ cao (H.E x100) *Nguồn: Bệnh nhân Nguyễn Văn D., 51tuổi, số NC 03, STB SQ675 3.2.3. Mối liên quan giữa mô bệnh học với lâm sàng và hình ảnh nội soi * Mối liên quan giữa tuổi với hình ảnh nội soi và mô bệnh học Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tuổi với một số hình ảnh nội soi của polyp Hình ảnh nội soi Tuổi p < 60 (n, %) ≥ 60 (n, %) Vị trí polyp Đại tràng đoạn gần 5 (11,6) 4 (9,8) 0,99* Đại tràng đoạn xa 38 (88,4) 37 (90,2) Kích thước polyp 10 – 20mm 36 (83,7) 31 (75,6) 0,36+ > 20mm 7 (16,3) 10 (24,4) Hình dạng polyp Type 0-Ip 37 (86,0) 32 (78,0) 0,34+ Type 0-Isp và 0-Is 6 (14,0) 9 (22,0) + Kiểm định Chi bình phương * Kiểm định Fisher exact test Nhận xét: Bệnh nhân ≥ 60 có tỷ lệ gặp polyp ở đại tràng đoạn gần, polyp kích thước > 2cm và polyp bán/không cuống (Type 0-Isp và 0-Is) cao hơn so với các thông số tương ứng ở bệnh nhân 0,05. Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tuổi với một số đặc điểm mô bệnh học của polyp Mô bệnh học Tuổi p < 60 (n, %) ≥ 60 (n, %) MBH chung (n = 84) Polyp không u 11 (25,6) 2 (4,9) 0,009* Polyp u 32 (74,4) 39 (95,1) MBH polyp u tuyến (n = 71) U tuyến ống 29 (90,6) 36 (92,3) 0,99* U tuyến ống – nhung mao/nhung mao 3 (9,4) 3 (7,7) Mức độ loạn sản (n = 71) Độ thấp 27 (84,4) 31 (79,5) 0,60+ Độ cao 5 (15,6) 8 (20,5) + Kiểm định Chi bình phương * Kiểm định Fisher exact test Nhận xét: Tỷ lệ gặp polyp u tuyến ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 là 95,1% cao hơm so với tỷ lệ tương ứng ở nhóm bệnh nhân < 60 tuổi là 74,4%, p = 0,009, trong khi không có mối liên quan giữa nhóm tuổi với MBH polyp u tuyến và mức độ loạn sản. * Mối liên quan giữa giới với hình ảnh nội soi và mô bệnh học Bảng 3.14. Mối liên quan giữa giới với một số đặc điểm nội soi của polyp Hình ảnh nội soi Giới p Nam (n, %) Nữ (n, %) Vị trí polyp Đại tràng đoạn gần 5 (8,2) 4 (17,4) 0,25* Đại tràng đoạn xa 56 (91,8) 19 (82,6) Kích thước polyp 10 – 20mm 50 (82,0) 17 (73,9) 0,41+ > 20mm 11 (18,0) 6 (26,1) Hình dạng polyp Type 0-Ip 54 (88,5) 15 (65,2) 0,01+ Type 0-Isp và 0-Is 7 (11,5) 8 (34,8) + Kiểm định Chi bình phương * Kiểm định Fisher exact test Nhận xét: Chưa ghi nhận mối liên quan ý nghĩa giữa giới tính với hình ảnh nội soi của polyp ĐTT kích thước > 10mm, ngoại trừ polyp Type 0-Isp và 0-Is gặp ở nữ nhiều hơn so với nam (34,8% so với 11,5%, p = 0,01). Bảng 3.15. Mối liên quan giữa giới với một số đặc điểm mô bệnh học của polyp MBH Giới p Nam (n, %) Nữ (n, %) MBH chung (n = 84) Polyp không u 8 (13,1) 5 (21,7) 0,33+ Polyp u 53 (86,9) 18 (78,3) MBH polyp u tuyến (n = 71) U tuyến ống 48 (90,6) 17 (94,4) 0,99* U tuyến có nhung mao 5 (9,4) 1 (5,6) Mức độ loạn sản (n = 71) Độ thấp 46 (86,8) 12 (66,7) 0,056+ Độ cao 7 (13,2) 6 (33,3) + Kiểm định Chi bình phương * Kiểm định Fisher exact test Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa giữa giới tính (nam/nữ) với một số đặc điểm MBH của polyp ĐTT kích thước > 10mm, p > 0,05. * Mối liên quan giữa hình ảnh nội soi với mô bệnh học Bảng 3.16. Mối liên quan giữa vị trí polyp với một số đặc điểm mô bệnh học của polyp Đặc điểm MBH polyp Vị trí polyp p Đại tràng đoạn gần (n, %) Đại tràng đoạn xa (n, %) MBH chung (n = 84) Polyp không u 1 (11,1) 12 (16,0) 0,99* Polyp u 8 (88,9) 63 (84,0) MBH polyp u tuyến (n = 71) U tuyến ống 7 (87,5) 58 (92,1) 0,53* U tuyến có nhung mao 1 (12,5) 5 (7,9) Mức độ loạn sản (n = 71) Độ thấp 6 (75,0) 52 (82,5) 0,63* Độ cao 2 (25,0) 11 (17,5) * Kiểm định Fisher exact test Nhận xét: Polyp ở đại tràng đoạn gần có kết quả MBH là polyp u tuyến, polyp u tuyến có thành phần nhung mao và mức độ loạn sản độ cao đều nhiều hơn so với các thông số tương ứng ở polyp đại tràng đoạn xa, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. Bảng 3.17. Mối liên quan giữa hình dạng polyp với một số đặc điểm mô bệnh học của polyp Đặc điểm MBH polyp Hình dạng polyp p Type 0-Ip (n, %) Type 0-Isp và 0-Is (n, %) MBH chung (n = 84) Polyp không u 12 (17,4) 1 (6,7) 0,45* Polyp u 57 (82,6) 14 (93,3) MBH polyp u tuyến (n = 71) U tuyến ống 51 (89,5) 14 (100) 0,59* U tuyến có nhung mao 6 (10,5) 0 (0) Mức độ loạn sản (n = 71) Độ thấp 48 (84,2) 10 (71,4) 0,27* Độ cao 9 (15,8) 4 (28,6) * Kiểm định Fisher exact test Nhận xét: Polyp Type 0-Isp và 0-Is có MBH gặp loạn sản mức độ cao là 28,6%, cao hơn so với tỷ lệ tương ứng ở polyp Type 0-Ip là 15,8% nhưng không có ý nghĩa thống kê, p = 0,27. Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kích thước polyp với một số đặc điểm mô bệnh học của polyp Đặc điểm MBH polyp Kích thước polyp p 10 – 20mm > 20mm MBH chung (n = 84) Polyp không u 12 (17,9) 1 (5,9) 0,45* Polyp u 55 (82,1) 16 (94,1) MBH polyp u tuyến (n = 71) U tuyến ống 51 (92,7) 14 (87,5) 0,61* U tuyến có nhung mao 4 (7,3) 2 (12,5) Mức độ loạn sản (n = 71) Độ thấp 47 (85,5) 11 (68,8) 0,13+ Độ cao 8 (14,5) 5 (31,3) + Kiểm định Chi bình phương * Kiểm định Fisher exact test Nhận xét: Polyp kích thước lớn > 2cm có kết quả MBH là polyp u tuyến, polyp u tuyến có thành phần nhung mao và mức độ loạn sản độ cao đều nhiều hơn so với các thông số tương ứng ở polyp đại tràng kích thước 10 – 20mm, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. Bảng 3.19. Mối liên quan giữa mức độ loạn sản của polyp u tuyến với hình ảnh vi thể của polyp (n = 71) Đăc điểm mô bệnh học vi thể polyp Polyp u tuyến ống (n, %) Polyp tuyến có nhung mao (n, %) p Loạn sản thấp 54 (83,1) 4 (66,7) 0,30* Loạn sản cao 11 (16,9) 2 (33,3) * Kiểm định Fisher exact test Nhận xét: Ở nhóm polyp u tuyến có thành nhần nhung mao gặp loạn sản mức cao là 33,3%, cao hơn so với tỷ lệ loạn sản độ cao ở nhóm polup u tuyến ống là 16,9% nhưng khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, p = 0,30. 3.3. Đột biến gen KRAS ở mức độ RNA ở bệnh nhân polyp đại trực tràng kích thước > 10mm 3.3.1. Tỷ lệ đột biến gen KRAS ở bệnh nhân polyp đại trực tràng Bảng 3.20. Tỉ lệ đột biến gen KRAS ở mức độ RNA ở bệnh nhân polyp ĐTT kích thước > 10mm Tình trạng đột biến Số lượng (n) Tỉ lệ % Có đột biến 9 10,7 Không đột biến 75 89,3 Tổng 84 100 Nhận xét: 10,7% polyp ĐTT kích thước > 10mm có tình trạng đột biến gen KRAS ở mức độ RNA, tỷ lệ không đột biến là 89,3%. Hình 3. 9. Đường biểu diễn khuếch đại của mẫu polyp tiêu bản SQ8190 phát hiện đột biến gen KRAS ở mức độ RNA (Chạy mẫu 2 lần với Ct 34,21 (đường màu đỏ) và Ct 33,99 (đường màu vàng)) Hình 3. 10. Đường biểu diễn khuyếch đại của mẫu polyp tiêu bản SQ7984 không phát hiện đột biến gen KRAS Bảng 3.21. Tỷ lệ đột biến gen KRAS theo giới tính Giới Không đột biến (n, %) Có đột biến (n, %) p Nam (n = 61) 55 90,1 6 8,9 0,70* Nữ (n = 23) 20 87,0 3 13,0 Tổng 75 89,3 9 10,7 * Kiểm định Fisher exact test Nhận xét: Không có mối liên quan giữa tình trạng đột biến gen KRAS ở bệnh nhân polyp ĐTT với giới tính bệnh nhân. Bảng 3.22. Tỷ lệ đột biến gen KRAS theo tuổi Tuổi Không đột biến (n, %) Có đột biến (n, %) p < 60 (n = 43) 38 88,4 5 11,6 0,78* ≥ 60 (n = 41) 37 90,2 4 9,8 Tổng (n = 84) 75 89,3 9 10,7 * Kiểm định Fisher exact test Nhận xét: Không có khác biệt giữa tình trạng đột biến gen KRAS ở mức độ RNA ở bệnh nhân polyp ĐTT giữa nhóm bệnh nhân < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi, p = 0,78. 3.3.2. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS với một số hình ảnh nội soi ở bệnh nhân polyp đại trực tràng Bảng 3.23. Đột biến gen KRAS theo vị trí polyp Vị trí Không đột biến (n, %) Có đột biến (n, %) p Đại tràng đoạn gần (n = 9) 9 100 0 0,0 0,59* Đại tràng đoạn xa (n = 75) 66 88,0 9 12,0 Tổng (n = 84) 75 89,3 9 10,7 * Kiểm định Fisher exact test Nhận xét: Tỷ lệ đột biến gen KRAS của polyp đại tràng đoạn xa là 12,0%, trong khi không gặp đột biến gen KRAS ở polyp đại tràng đoạn gần. Không có mối liên quan giữa tình trạng đột biến gen KRAS ở mức độ RNA với vị trí của polyp ĐTT, p > 0,05. Bảng 3.24. Đột biến gen KRAS theo hình dạng polyp Hình dạng Không đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dac_diem_lam_sang_noi_soi_mo_benh_hoc_va_dot_bien_ge.doc
  • doc9A. TTLA Anh Hà - Tiếng Anh.doc
  • jpgQDD.jpg
  • doctóm tắt LA 20.5.doc
  • docxTrang TT đóng góp mới của LA (1) V.docx
  • docxTrang TT đóng góp mới của LA bản dịch (2).docx
Tài liệu liên quan