Luận án Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG . viii

DANH MỤC HÌNH . x

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DÂN TRÍ TÀI CHÍNH. 7

1.1. Các nghiên cứu về tài chính hành vi . 7

1.2. Nhóm nghiên cứu về tài chính vi mô . 10

1.3. Nhóm nghiên cứu về dân trí tài chính . 15

1.3.1. Nhóm nghiên cứu về nhân tố tác động đến dân trí tài chính . 15

1.3.2. Nhóm quan điểm về tác động của dân trí tài chính lên thu nhập . 19

1.4. Khoảng trống nghiên cứu . 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÂN TRÍ TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI NGHÈO

KHU VỰC NÔNG THÔN .23

2.1. Khái quát về người nghèo khu vực nông thôn . 23

2.1.1. Khái quát về khu vực nông thôn . 23

2.1.2. Người nghèo khu vực nông thôn . 24

2.2. Dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn . 25

2.2.1. Khái niệm Dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn . 25

2.2.2. Nội dung dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn . 29

2.2.3. Các phương pháp đo lường dân trí tài chính . 33

2.3. Vai trò của dân trí tài chính . 38

2.3.1. Đối với tổng thể nền kinh tế . 38

2.3.2. Đối với các đối tượng của nền kinh tế. 40

2.3.3. Đối với thu nhập của người nghèo tại khu vực nông thôn . 41

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến dân trí tài chính. 46

2.4.1. Trình độ học vấn . 47

2.4.2. Thu nhập . 47

2.4.3. Việc làm . 49

2.4.4. Tuổi tác . 49

2.4.5. Giới tính . 51

2.4.6. Chủng tộc và tôn giáo . 52

pdf197 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chen và Volpe (1998); Banks và Oldfield (2007); Lusardi (2008); Lusardi và Mitchell (2017) và Scheresberg (2013) đều cho rằng phụ nữ nữ giới ít tự tin hơn nam giới về các kiến thức tài chính. Tuy nhiên, Bucher-Koenen và Lusardi (2011) đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt quá rõ ràng giữa nam và nữ khi cùng đo lường về DTTC. Đây cũng là kết quả của các nghiên cứu Bhushan và Medury (2013); Nanziri và Leibbrandt (2018). Như vậy, giới tính là một nhân tố tác động lên DTTC đã được phát hiện trong một số nghiên cứu trước đây. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đề xuất giả thuyết  H8: Giới tính có tác động lên DTTC • Chủng tộc và tôn giáo Tác động của chủng tộc lên DTTC đã được phát hiện và đo lường trong các nghiên cứu trên thế giới như Zhan (2006), Scheresberg (2013), (Mottola, 2013), Nanziri và Leibbrandt (2018). Nghiên cứu Scheresberg (2013) chia mẫu thành 5 nhóm người bao 63 gồm: người da trắng, người châu Mỹ gốc Phi, người Tây Ban Nha, người châu Mỹ gốc Á và những quốc gia khác. Đánh giá thông qua khả năng vay mượn lãi suất cao, tiết kiệm cho việc nguy cấp trong tương lai và lập kế hoạch nghỉ hưu, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm người Mỹ gốc Á các chỉ số liên quan đến hành vi mang hướng tích cực cao nhất trong khi nhóm người châu Mỹ gốc Phi lại mang hướng tiêu cực hơn. Như vậy, yếu tố chủng tộc là một trong những nhân tố ảnh hưởng lên DTTC. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khu vực nghiên cứu, việc phân loại và kết quả tác động của chủng tộc lên DTTC chưa có sự thống nhất. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đề xuất  H9: Chủng tộc và tôn giáo có tác động lên DTTC 3.2.3 Tác động của dân trí tài chính lên thu nhập Các nghiên cứu về vốn con người, về mô hình tăng trưởng nội sinh đều đề cập rằng học vấn nói chung có tác động lên thu nhập. Lucas (1988), Fisher và Hostland (2002), Lusardi và Mitchell (2011d), Stango và Zinman (2009), Lusardi và Tufano (2015), Lusardi và Mitchell (2014) đã lần lượt chỉ ra kiến thức, thái độ, hành vi – các nhân tố phản ánh DTTC đều có tác động tích cực tới thu nhập cá nhân. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đề xuất giả thuyết  H10: DTTC có tác động lên thu nhập Tổng hợp từ những giả thuyết trên, tác giả đề xuất mô hình: Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu sơ bộ Nguồn: Tổng hợp của tác giả 64 3.3. Nghiên cứu sơ bộ Theo Nguyễn Đình Thọ (2013); Nguyễn Văn Thắng (2014); Yin (2015) trước khi nghiên cứu chính thức (đối với các nghiên cứu dùng dữ liệu sơ cấp) cần phải thực hiện nghiên cứu tại một tỉnh nào đó riêng biệt và đủ tính phổ quát, sau đó mới tiến hành ở địa điểm khác để chọn mẫu để bài nghiên cứu có thể mang tính khách quan nhất. Vì vậy Thái Bình là nơi tác giả lựa chọn để thực hiện nghiên cứu sơ bộ. Các dữ liệu thu thập được sẽ được sử dụng để đánh giá độ tin cậy và điều chỉnh thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Giai đoạn này giúp cho nghiên cứu đạt được hiệu quả cao hơn và giảm thiểu những sai sót trong quá trình điều tra chính thức. Nghiên cứu sơ bộ gồm hai bước là nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng thử nghiệm. Phương pháp nghiên cứu định tính dùng để xác định cách đo lường biến phụ thuộc, khám phá các biến độc lập và bổ sung thêm các biến quan sát để điều chỉnh lại mô hình lý thuyết, xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, kiểm định độ phù hợp của mô hình trên thị trường Việt Nam, đồng thời thiết kế bảng hỏi cho nghiên cứu định lượng thử nghiệm. Nghiên cứu định tính sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu với một số chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính, tài chính cá nhân và tài chính vi mô theo nội dung được chuẩn bị trước. Nghiên cứu định lượng thử nghiệm được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát với 154 quan sát tại tỉnh Thái Bình. Thái Bình là một trong những tỉnh có sản lượng nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo đứng đầu cả nước. Dân số trung bình toàn tỉnh khoảng 1.789,9 nghìn người, trong đó tỷ lệ dân số nông thôn chiếm 89,52%, chiếm hơn 8,64% so với dân số vùng đồng bằng sông Hồng và khoảng 1,97% so với dân số cả nước; trong đó nữ chiếm 51,67%, nam chiếm 48,33%, chủ yếu là dân tộc Kinh (Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2018). Bên cạnh đó, đời sống vật chất, tinh thần của người trong khu vực nông thôn của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ đói nghèo cao tỷ lệ bình quân cả nước. Thái Bình cũng là một trong những tỉnh đi đầu trong xây dựng nông thôn mới, dự kiến hết năm 2018, toàn tỉnh có 234 xã (bằng 88%) và 1/7 huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới; 100% xã, phường, thị trấn có nước sạch phục vụ nhân dân. Vì là một tỉnh có đa phần dân số sống tại nông thôn, và là một trong những khu vực đại diện cho phát triển nông thôn mới Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 nên tác giả chọn tỉnh Thái Bình, chủ đích để làm không gian nghiên cứu cho đề tài, từ đó có thể đo lường DTTC tại khu vực nông thôn Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại. 65 3.3.1. Nghiên cứu định tính sơ bộ Nghiên cứu định tính sơ bộ nhằm xác định lại các vấn đề thuộc quy luật khách quan, và khai phá mới. Do đó, nghiên cứu định tính được xác định bằng hình thức phỏng vấn sâu các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực DTTC, Tài chính cá nhân, tài chính vi mô và các lĩnh vực chung thuộc khối kiến thức Tài chính - Ngân hàng. a. Mục tiêu phỏng vấn sâu Hiệu chỉnh, bổ sung nội dung bảng hỏi và thang đo các biến trong nghiên cứu định lượng. Do đề tài này còn mới mẻ và chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam, nên thang đo từ các nghiên cứu trước đây cần phải được hiệu chỉnh lại để phù hợp với đặc điểm về kiến thức, hành vi, thái độ của người dân, đặc biệt là vùng nông thôn Việt Nam trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng. Chọn lọc những biến độc lập ảnh hưởng đến DTTC của cá nhân được dựa trên tổng quan và cơ sở lý thuyết. Xác định mối quan hệ giữa các nhân tố phản ánh, các nhân tố độc lập tác động lên DTTC và xây dựng mô hình đề xuất nghiên cứu. Chỉnh sửa câu chữ, nội dung bảng hỏi để từ ngữ, cấu trúc, ý nghĩa dễ hiểu để người đọc có thể hiểu và dễ trả lời. b. Đối tượng phỏng vấn sâu Theo Hair và cộng sự (2016) thì phỏng vấn sâu phải được lựa chọn dựa trên các chuyên gia trong ngành, bao gồm cả chuyên sâu và thực tiễn. Mỗi nhóm chuyên gia (hoặc chuyên sâu hoặc thực tiễn cần có khoảng từ 3 người trở lên). Do đó, tác giả lựa chọn 8 chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, bao gồm: PGS. TS Lê Thanh Tâm, chuyên gia tài chính vi mô và tài chính toàn diện, Đại học Kinh tế Quốc dân; PGS. TS. Ngô Văn Thứ, chuyên gia định lượng, Đại học Kinh tế Quốc dân; TS. Nguyễn Đăng Tuệ, chuyên gia tài chính cá nhân, Đại học Bách khoa Hà Nội; TS. Phạm Bích Liên, chuyên gia tài chính, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu Điện Liên Việt; TS. Bùi Kiên Trung, chuyên gia giáo dục, Đại học Kinh tế Quốc dân; TS. Nguyễn Đức Hải, chuyên gia tài chính vi mô, Học viện Ngân hàng; TS. Đinh Thị Thanh Vân, chuyên gia Tài chính Cá nhân và Dân trí Tài chính, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; 66 ThS Phan Cử Nhân, chuyên gia tài chính vi mô, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. Nội dung phỏng vấn sâu bao gồm các câu hỏi mở về các nhân tố nhân khẩu học tác động lên DTTC tại Việt Nam; đo lường DTTC thông qua kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính; đo lường thu nhập và ảnh hưởng của DTTC lên thu nhập tại Việt Nam; ý kiến về mô hình đề xuất và giả thiết nghiên cứu, độ phù hợp của mô hình tại Việt Nam (chi tiết xem tại phụ lục 2). c. Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ Sau khi phỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành, các kết quả sau được rút ra từ quá trình khảo sát cho thấy rằng: • Về các nhân tố ảnh hưởng Tại Việt Nam, các vấn đề liên quan đến đến chủng tộc và tôn giáo thường khó có tác động rõ ràng, bởi tại Việt Nam, các tôn giáo sống hòa bình với nhau, và không có sự khác biệt trong việc giáo dục cũng như chi tiêu của các nhóm tôn giáo. Có thể với dấu ấn lịch sử để lại nên người Việt thường không quá quan tâm đến các vấn đề về tôn giáo. Nhóm nhân tố có liên quan đến Phật giáo thường không rõ ràng, không nên đưa vào mô hình. Ngoài ra, với đa phần người dân Việt Nam là người Việt nên nhân tố nhân chủng sẽ khó có thể đạt được khi lựa chọn mẫu. Đây là nhân tố thứ hai không nên đưa vào mô hình. Như vậy, những nhân tố nhân khẩu học bao gồm: giới tính, tuổi tác, trình độc học vấn, việc làm, thu nhập. Vì DTTC được bao hàm bởi 3 nhóm chính là thái độ tài chính, hành vi tài chính và kiến thức tài chính thì phải có tác động của kiến thức tài chính tới thái độ tài chính và hành vi tài chính. Đồng thời, 3 nhóm nhân tố này tác động chung đến DTTC. • Về các vấn đề thuộc bảng hỏi Bảng hỏi được nghiên cứu tại vùng nông thôn Việt Nam, và liên quan đến người nghèo nên sẽ có một số vấn đề khác có ảnh hưởng bởi hộ nghèo: có thể một cá nhân trong gia đình không nghèo (do có thu nhập cao), nhưng số người phụ thuộc lớn, nên bảng hỏi cần nêu ra những vấn đề như sau: Thứ nhất, về các lĩnh vực hoạt động của cá nhân được phỏng vấn tại vùng nông thôn nên chia thành 9 lĩnh vực sau để đảm bảo tính bao quát của các ngành nghề: (1) Lĩnh vực Quản lý hành chính (2) Lĩnh vực Công nghiệp 67 (3) Lĩnh vực Nông nghiệp (4) Lĩnh vực Kỹ thuật (5) Lĩnh vực Nghiên cứu khoa học và công nghệ (6) Lĩnh vực Đào tạo (7) Lĩnh vực Y tế (8) Lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng (9) Lĩnh vực khác Thứ hai, do phạm vi của bài viết là vùng nông thôn – và mặc dù đã có chính sách phổ cập giáo dục trung học cở sở - nhưng tuổi của người phỏng vấn không giới hạn nên tác giả nên chia thành 6 mức độ (như dưới đây): (1) Dưới tiểu học (2) Tiểu học/ Trung học cơ sở (3) Trung học phổ thông (4) Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề (5) Cao đẳng và đại học (6) Trên đại học Thứ ba, về tuổi của người được hỏi: do tính chất tâm lý nên người thuộc vùng nông thôn, nhất là người lớn tuổi thường tính thêm 1 tuổi (tuổi âm hoặc tuổi mụ theo quan điểm riêng có của người Việt Nam). Tác giả nên chú thích rằng tuổi ở đây được tính theo năm dương lịch. Thứ tư, về thu nhập: nên căn cứ tính thu nhập dựa vào bảng khảo sát về hộ gia đình của Tổng cục Thống kê để có thể bao quát hết các vấn đề. Ngoài ra, để tiện đối chiếu thì nên so sánh chi tiêu của vùng nông thôn để biết được cụ thể hơn thu nhập. Cuối cùng là cần điều tra số người lao động, số người phụ thuộc để thấy được thu nhập bình quan của hộ gia đình bằng cách tính: mỗi người phụ thuộc (chưa đến 18 tuổi – và trên 60 tuổi nếu không có lương) sẽ có trọng số bằng ½ người thuộc độ tuổi lao động. Thứ năm, về bảng hỏi: tác giả sử dụng bảng hỏi của OECD (2015) để đo lường. Tuy nhiên, vì tác giả muốn bao hàm 2 vấn đề (1) Đo lường DTTC của người nghèo khu vực nông thôn và (2) đánh giá các nhân tố tác động lên các vấn đề khác nhau. Do đó, với các câu hỏi thuộc kiến thức tài chính, tác giả nên hiệu chỉnh trở thành thang đo Likert 5 cấp độ, sau đó vẫn giữ nguyên ý tưởng của câu hỏi. 68 Thứ sáu, về cách đo lường DTTC: Sau khi kiểm định thang đo của các nhân tố phản ánh (Kiến thức tài chính, Thái độ tài chính, Hành vi tài chính), DTTC sẽ được tính bằng cách lấy trung bình điểm số của các biến quan sát có ý nghĩa thống kê trong mô hình. 3.3.2. Nghiên cứu định lượng thử nghiệm a. Bảng hỏi Dựa vào quá trình nghiên cứu tổng quan, mục tiêu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và kết quả phỏng vấn sâu sơ bộ, tác giả tiến hành phác thảo một bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế dựa vào các nghiên cứu nước ngoài được dịch ra tiếng Việt, sau đó hiệu chỉnh cho phù hợp với Việt Nam. - Bảng hỏi khảo sát đối tượng gồm 2 phần chính: Phần 1: Thông tin chung bao gồm thông tin cá nhân như: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, việc làm, số năm kinh nghiệm, thu nhập và việc tiếp cận với các ứng dụng thanh toán điện tử hiện đại. Phần 2: Những câu hỏi đo lường DTTC của cá nhân bằng cách đo lường thái độ tài chính, hành vi tài chính thông qua thang đo Likert 5 mức độ với 14 biến quan sát (1 -hoàn toàn không đồng ý; 2 - không đồng ý; 3 - bình thường; 4 - đồng ý; 5 - hoàn toàn đồng ý); đo lường kiến thức tài chính thông qua thang đo Likert 5 mức độ với 7 biến. Thông tin thu thập từ nghiên cứu định lượng này sẽ được phân tích trên phần mềm SPSS 22 và AMOS 20. - Đối tượng khảo sát: Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 18 trở lên, thuộc đối tượng là hộ nghèo, và thỏa mãn điều kiện về thời gian: (1) tổng thời gian sống tại tỉnh Thái Bình phải bằng ít nhất ½ số tuổi và (2) hàng năm, thời gian sinh sống trong tỉnh phải ít nhất 6 tháng (không cần liên tục). - Thu thập dữ liệu: Nghiên cứu tiến thành thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là 250 quan sát. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi là điều tra trực tiếp bằng cách phát phiếu khảo sát và thu lại ngay sau khi đối tượng nghiên cứu trả lời xong. Khi thu bảng hỏi, có một số bảng hỏi không có giá trị do không trả lời hết hoặc chọn tất cả câu hỏi cùng một phương án, hoặc không trả lời hết các câu hỏi (với 96 bảng hỏi). Do vậy, số quan sát có ý nghĩa là 154. Mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 điểm. Cuộc khảo sát được thực hiện trong tháng 03/2019. Mọi dữ liệu thu thập được sẽ được sàng lọc và phân tích trên phần mềm SPSS 22 và AMOS 20. 69 - Chỉnh sửa: Trên cơ sở bảng hỏi đã được xây dựng và hiệu chỉnh sau khi phỏng vấn sâu, để đảm bảo các câu hỏi rõ ràng, tác giả tiến hành thử nghiệm đối với một nhóm khoảng 30 đối tượng đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau như: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Gia Lai... Tác giả cho nhóm đối tượng trên thử trả lời bảng hỏi, sau đó thảo luận với nhau về các nội dung trong bảng hỏi và ghi nhận lại kết quả từ buổi thảo luận đó. Dựa trên kết quả của các cuộc thảo luận, tác giả cân nhắc và điều chỉnh, diễn giải lại nội dung của một số câu hỏi chưa rõ ràng, đảm bảo không có sự hiểu lầm về ngôn ngữ, nội dung câu hỏi (chi tiết xem tại phụ lục 3). b. Thang đo Thang đo được tác giả xây dựng dựa trên các câu hỏi mang tính khảo sát thực tế về kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính của người nghèo tại vùng nông thôn Việt Nam. Nội dung các câu hỏi được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa có chọn lọc những câu hỏi được sử dụng trong các công trình nghiên cứu trước đây ở trên thế giới. Tuy nhiên, để phù hợp hơn với tình hình thực tế của Việt Nam, các câu hỏi này đã được dịch thuật và hiệu chỉnh lại để phù hợp và dễ hiểu hơn. Sau nghiên cứu định tính sơ bộ, các nhân tố và thang đo mã hóa được xác định như sau: Thang đo Kiến thức tài chính (ký hiệu K): đo lường sự hiểu biết của một cá nhân về những kiến thức về lí thuyết và thực tiễn cần thiết để có thể đưa ra quyết định tài chính một cách hiệu quả. Nhân tố Kiến thức tài chính được đo lường bởi 7 biến quan sát với thang đo Likert 5 điểm từ (1) Hoàn toàn không đồng ý đến (5) Hoàn toàn đồng ý. Thang đo này dược xây dựng và hiệu chỉnh dựa trên nghiên cứu của OECD (2013) và OECD (2015). Bảng 3.1. Thang đo Kiến thức tài chính Khái niệm nghiên cứu Thang đo Mã hóa Kiến thức tài chính – Financial Knowledge (K) Định nghĩa lạm phát. K1 Tính toán lãi suất đi vay. K2 Tính toán lãi suất gửi tiền ngân hàng. K3 Tính toán lãi suất đơn. K4 Tính toán lãi suất trong trường hợp có lạm phát. K5 Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro. K6 Chi phí cơ hội. K7 Nguồn: OECD (2013) và OECD (2015) 70 Thang đo Thái độ tài chính (ký hiệu A): đánh giá suy nghĩ hay niềm tin tích cực của một cá nhân về những vấn đề, lĩnh vực tài chính, từ đó ảnh hưởng tới các hành vi và việc đưa ra quyết định của cá nhân đó. Nhân tố Thái độ tài chính được đo lường bởi 5 biến quan sát với thang đo Likert 5 điểm từ (1) Hoàn toàn không đồng ý đến (5) Hoàn toàn đồng ý. Thang đo này dược xây dựng và hiệu chỉnh dựa trên nghiên cứu của OECD (2013) và OECD (2015). Bảng 3.2. Thang đo Thái độ tài chính Khái niệm nghiên cứu Thang đo Mã hóa Thái độ tài chính – Financial Attitude (A) Tiết kiệm là việc trong khả năng của tôi. A1 Tôi phải dùng đa phần số tiền mà tôi có vào việc mua hàng hóa, đồ ăn cho gia đình. A2 Tôi rất dễ dàng lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân. A3 Tôi sẵn sàng chi tiền cho những hàng hóa hay công việc quan trọng với tôi. A4 Kể cả khi không tiết kiệm được thì tôi cũng thấy rằng việc chi tiêu hiện tại là phù hợp. A5 Nguồn: OECD (2013) và OECD (2015) Thang đo Hành vi tài chính (ký hiệu B): những tác động tích cực của cá nhân đối với sự biến động của nền kinh tế xung quanh. Thông qua các phản ứng của chủ thể đối với nền kinh tế, chúng ta có thể nhận ra được độ nhạy cảm của chủ thể đối với nền kinh tế khi có sự thay đổi. Hành vi tài chính được đo lường bởi 9 biến quan sát với thang đo Likert 5 điểm từ (1) Hoàn toàn không đồng ý đến (5) Hoàn toàn đồng ý. Thang đo này dược xây dựng và hiệu chỉnh dựa trên nghiên cứu của OECD (2013) và OECD (2015). Bảng 3.3. Thang đo Hành vi tài chính Khái niệm nghiên cứu Thang đo Mã hóa Tôi thường so sánh giá cả khi mua hàng. B1 Tôi sẽ để lại 1 phần tiền kiếm được hàng tháng cho nhu cầu cấp bách trong tương lai. B2 71 Hành vi tài chính – Financial Behavior (B) Tôi có những kế hoạch chi tiêu và lên kế hoạch cất giữ tiền trong nhà. B3 Tôi có khả năng xác định tổng tiền mà tôi phải trả nếu mua chịu hàng hóa. B4 Tôi thường quyết định tiêu tiền dựa trên các dự định từ trước, như ma chay, cưới hỏi, các khoản đóng góp hoặc mua bán hàng hóa. B5 Hiếm khi tôi phải đi vay tiền để mua hàng hóa hay đóng góp. B6 Tôi thường để dành tiền cho những khoản chi tiêu hoặc phải đóng góp, phải trả trong thời gian trên 1 năm như tiền ăn học của con cái, tiền trả nợ B7 Khi kiếm được nhiều tiền hơn thì tôi cũng để dành nhiều tiền hơn. B8 Trước khi mua sắm hay đóng góp một khoản gì đó, tôi thường kiểm tra xem mình có khả năng trả hay không. B9 Nguồn: OECD (2013) và OECD (2015) c. Đánh giá thang đo Dữ liệu từ các phiếu khảo sát này được tiến hành các bước phân tích, đánh giá về độ tin cậy và tính hội tụ của các thang đo thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu của phần mềm SPSS 22. Phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, giá trị phân biệt thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. • Cronbach’s Alpha Theo Hair và cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng với hệ số Cronbach’s Alpha nếu nằm trong khoảng [0.7;0.8] có nghĩa là thang đo sử dụng tốt còn với hệ số α ≥ 0.60 thì thang đo lường đủ điều kiện để sử dụng (có thể chấp nhận được về độ tin cậy). Ngoài ra, cũng cần chú ý đến giá trị của cột Cronbach's Alpha if Item Deleted, cột này biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đang xem xét. Thông thường, nếu giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo. Nhận 72 định này cũng tương đồng với quan điểm của Nunnally (1978), khi cho rằng nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu. ° Thang đo Kiến thức tài chính Bảng 3.4. Kết quả độ tin cậy thang đo Kiến thức tài chính Thang đo Mã thành phần bảng đo Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Cronbach’s Alpha tổng Kiến thức tài chính – Financial Knowledge K1 .487 .651 .705 K2 .317 .696 K3 .593 .616 K4 .081 .757 K5 .623 .626 K6 .517 .645 K7 .383 .681 Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22 - Biến K4 có hệ số tương quan biến tổng là 0.081 < 0.3 và nếu loại biến K1 thì Cronbach’s Alpha tổng tăng từ 0.705 lên 0.757.  Nên loại biến K4 ra khỏi thang đo để tăng độ tin cậy. Sau khi loại K4, kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo Kiến thức tài chính như sau: Bảng 3.5. Kết quả độ tin cậy thang đo Kiến thức tài chính sau khi xóa K4 Thang đo Mã thành phần bảng đo Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Cronbach’s Alpha tổng Kiến thức tài chính – Financial Knowledge K1 .543 .709 .757 K2 .300 .774 K3 .615 .686 K5 .638 .690 K6 .505 .719 K7 .435 .738 Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22 Thang đo Kiến thức tài chính sau khi bỏ biến K4 có hệ số Cronbach’s Alpha là 73 0.725 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Thang đo Thái độ tài chính đạt yêu cầu để thực hiện các phân tích tiếp theo. ° Thang đo Thái độ tài chính Bảng 3.6. Kết quả độ tin cậy thang đo Thái độ tài chính Thang đo Mã thành phần bảng đo Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Cronbach’s Alpha tổng Thái độ tài chính – Financial Attitude A1 .461 .687 .725 A2 .637 .624 A3 .460 .688 A4 .371 .729 A5 .529 .660 Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22 Thang đo Thái độ tài chính có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.725 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Thang đo Thái độ tài chính đạt yêu cầu để thực hiện các phân tích tiếp theo. ° Thang đo Hành vi tài chính Bảng 3.7. Kết quả độ tin cậy thang đo Hành vi tài chính Thang đo Mã thành phần bảng đo Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Cronbach’s Alpha tổng Hành vi tài chính – Financial Behavior B1 .564 .835 .850 B2 .662 .825 B3 .387 .854 B4 .590 .833 B5 .634 .828 B6 .484 .844 B7 .611 .830 B8 .617 .830 B9 .593 .833 Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22 74 Thang đo Hành vi tài chính có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.850 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Thang đo hành vi tài chính đạt yêu cầu để thực hiện các phân tích tiếp theo. • Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA. Theo Hair và cộng sự (2016) thì Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA: - Factor Loading ở mức ± 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại. - Factor Loading ở mức mức ± 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt. - Factor Loading ở mức ± 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt. - 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) Trong phạm vi nghiên cứu sơ bộ, với kích thước mẫu là 154, tác giả sẽ sử dụng hệ số tải 0.5 làm mức tiêu chuẩn vì vậy biến B3 có hệ số tải là 0.478 < 0.5 sẽ bị loại khỏi mô hình. Bảng 3.8. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Biến quan sát Nhân tố (Component) 1 2 3 4 5 B2 .753 B5 .737 B8 .721 B7 .710 B9 .704 B4 .692 B1 .683 B6 .596 B3 .478 K1 .869 K3 .831 K5 .774 K6 .849 K2 .730 A3 .664 K7 .637 A5 .965 A2 .943 A4 .857 A1 .627 Eigenvalues 4.239 3.844 1.768 1.534 1.162 Phương sai trích 21.195 40.416 49.255 56.928 62.739 KMO= .728 Sig.= .000 Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22 75 Để chọn số lượng nhân tố, ba phương pháp thường được sử dụng là tiêu chí Eigenvalue, tiêu chí điểm uốn, xác định trước số lượng nhân tố. Trong nghiên cứu này tác giả chọn tiêu chí eigenvalue. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1 (≥1) (Hair và cộng sự, 2016). Bảng 3.9. Tổng hợp các nhân tố sau khi phân tích EFA STT Nhân tố Diễn giải biến Biến 1 Nhân tố 1: B1, B2, B4, B5, B6, B7, B8, B9 Tôi thường so sánh giá cả khi mua hàng. B1 2 Tôi sẽ để lại 1 phần tiền kiếm được hàng tháng cho nhu cầu cấp bách trong tương lai. B2 3 Tôi có khả năng xác định tổng tiền mà tôi phải trả nếu mua chịu hàng hóa. B4 4 Tôi thường quyết định tiêu tiền dựa trên các dự định từ trước, như ma chay, cưới hỏi, các khoản đóng góp hoặc mua bán hàng hóa. B5 5 Hiếm khi tôi phải đi vay tiền để mua hàng hóa hay đóng góp. B6 6 Tôi thường để dành tiền cho những khoản chi tiêu hoặc phải đóng góp, phải trả trong thời gian trên 1 năm như tiền ăn học của con cái, tiền trả nợ B7 7 Khi kiếm được nhiều tiền hơn thì tôi cũng để dành nhiều tiền hơn. B8 8 Trước khi mua sắm hay đóng góp một khoản gì đó, tôi thường kiểm tra xem mình có khả năng trả hay không. B9 9 Nhân tố 2: K1, K3, K5 Định nghĩa lạm phát. K1 10 Tính toán lãi suất gửi tiền ngân hàng. K3 11 Tính toán lãi suất trong trường hợp có lạm phát. K5 12 Nhân tố 3: K6, K2, A3, K7 Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro. K6 13 Tính toán lãi suất đi vay. K2 14 Tôi thấy việc chi tiêu theo kế hoạch rất dễ dàng. A3 15 Chi phí cơ hội. K7 16 Nhân tố 4: A5, A2 Kể cả khi không tiết kiệm được thì tôi cũng thấy rằng việc chi tiêu hiện tại là phù hợp. A5 17 Tôi phải dùng đa phần số tiền mà tôi có vào việc mua hàng hóa, đồ ăn cho gia đình. A2 18 Nhân tố 5: – A4, A1 Tôi sẵn sàng chi tiền cho những hàng hóa hay công việc quan trọng với tôi. A4 19 Tiết kiệm là việc trong khả năng của tôi A1 Nguồn: Kết quả tính toán từ SPS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dan_tri_tai_chinh_cua_nguoi_ngheo_tai_khu_vuc_nong_t.pdf
Tài liệu liên quan