MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
10
1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn luận án tập trung nghiên cứu 24
Chương 2:
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA CHỐNG CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1965 - 1968)
30
2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất 30
2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968) 43
2.3. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968) 54
Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO CHỐNG CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1972 - 1973) 85
3.1. Những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai 85
3.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1972 - 1973) 95
3.3. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1972 - 1973) 103
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
133
4.1. Nhận xét Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chống hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1968 và 1972 - 1973)
133
4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chống hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1968 và 1972 - 1973)
147
KẾT LUẬN 169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173
PHỤ LỤC 194
248 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chống hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1968 và 1972-1973), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 tổ trinh sát gồm 3.806 người; 1.410 tổ thông tin gồm 3.601 người; 11.326 tổ cứu thương gồm 16.885 người [35, tr.192].
Về trang bị chiến đấu, lực lượng DQTV được trang bị gần như bộ đội chủ lực, gồm súng trường K.44, tiểu liên K.50, trung liên, đại liên K.53 và K.57, AK, B.40, B.41, ĐKZ... Ở những vùng xung yếu được trang bị nhiều hơn. Hỏa lực phòng không chủ yếu của DQTV là súng 12,7mm, 14,5mm và súng đại liên, trung liên; một số trọng điểm được trang bị pháo cối các loại từ 37mm đến 100mm [35, tr.194].
Về công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, đi đôi với xây dựng lực lượng, công tác chỉ huy, huấn luyện chiến đấu được tỉnh Thanh Hóa hết sức chú trọng. Hình thức chiến đấu của DQTV, kỹ chiến thuật chiến đấu từng trận, xây dựng phương án, bố trí nhân lực, chọn trận địa, mục tiêu, thời cơ bắn, nghi binh, mai phục đường bay... được nghiên cứu, phổ biến cho các đơn vị luyện tập. Khi đi sản xuất ngoài đồng ruộng hay làm việc trong các xí nghiệp, vũ khí luôn mang theo người để có thể đánh địch được mọi lúc, mọi nơi.
Lực lượng DQTV Thanh Hóa đã hội đủ các yếu tố của một lực lượng thường trực chiến đấu và trên thực tế là một lực lượng thường trực chiến đấu. Đó là những đơn vị DQTV xung kích, được trang bị khí tài hiện đại, được huấn luyện nâng cao trình độ về lý luận, quân sự, về kỹ chiến thuật, có khả năng cơ động chiến đấu cao, có đủ điều kiện thường trực chiến đấu và có khả năng hợp đồng tác chiến với các đơn vị bộ đội chủ lực đóng quân trên địa bàn hoặc độc lập triển khai đội hình chiến đấu. Vì thế, lực lượng DQTV là bộ phận quan trọng cấu thành thế trận và góp phần quyết định thắng lợi của CTND chống CTPH của Mỹ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Bộ đội địa phương: Để đáp ứng yêu cầu chiến đấu ở địa phương và bổ sung cho lực lượng bộ đội địa phương bị thiếu hụt do nhiều lý do: Phục viên, ốm đau không đủ sức khỏe tiếp tục phục vụ lâu dài, chuyển ngành, bổ sung cho chủ lực ở chiến trường B, C và các địa phương trọng điểm Chấp hành Nghị quyết chuyên đề số 61 về “Công tác quân sự địa phương” của Trung ương, Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo gấp rút xây dựng bộ đội địa phương. Năm 1969 quân số bộ địa phương toàn Tỉnh là 2.056 người. Năm 1972 quân số tăng lên 4.827 người gồm 12 tiểu đoàn đủ các binh chủng. Bộ đội địa phương từ chỗ không có pháo binh đến năm 1972 có 5 đại đội. [35, tr.190 -191]. Bộ đội địa phương của Tỉnh đảm nhiệm việc bắn máy bay tầm thấp và một phần tầm trung, được giao nhiệm vụ chốt giữ ở những khu vực xung quanh vùng trọng điểm.
Các phân đội phòng không trực chiến của bộ đội địa phương và DQTV được bố trí ở những địa điểm xung yếu, những mục tiêu quan trọng để phục kích đánh máy bay trinh sát. Các địa phương trong Tỉnh đều có những trạm quan sát làm nhiệm vụ theo dõi tình hình, kịp thời báo cáo cho huyện đội, thị đội và tỉnh đội để cùng ban chỉ huy các lực lượng của Bộ và Quân khu đóng quân trên địa bàn kịp thời có phương án triển khai đánh địch và công tác phòng không nhân dân.
Ngoài các lực lượng trên, công an Thanh Hóa và Công an nhân dân vũ trang tỉnh cũng được củng cố về tổ chức, tăng cường lực lượng, cùng với nhiệm vụ quản lí địa bàn, tuần tra, huấn luyện, trực chiến sẵn sàng chiến đấu. Ty Công an, Công an nhân dân vũ trang cũng đã góp phần xứng đáng vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng của Tỉnh, như tham gia đào hầm, hào, bảo đảm an toàn giao thông vận tải
Một trong những địa phương có vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ như Thanh Hóa, Trung ương Đảng, QUTW và Quân khu rất chú trọng công tác bố phòng lực lượng nhằm bảo vệ sự an toàn tuyến đầu của Quân khu và đảm bảo thông suốt các đầu mối giao thông trọng yếu. Với lực lượng trên đây, Thanh Hóa là một trong số ít địa phương của miền Bắc có lưới lửa phòng không dày đặc, gồm nhiều tầng, nhiều lớp, vừa phân bố đều trên khắp các địa bàn vừa tập trung ở những trọng điểm, với nhiều loại hỏa lực đảm bảo đánh địch mọi nơi, mọi lúc, trên không và trên biển.
Công tác tuyển quân: Công tác tuyển quân, chi viện là nhiệm vụ chung của toàn Tỉnh. Với phương châm “toàn dân bàn việc nước” mỗi gia đình đều động viên con em đi đánh Mỹ, trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân, các đợt tuyển quân hằng năm Thanh Hoá đều hoàn thành và vượt mức nhiệm vụ được giao. Năm 1969 trên giao 6.650 người, toàn Tỉnh tuyển được 7.000 người; năm 1970 chỉ tiêu giao là 7.672 người, tuyển được 8.075 người; năm 1971 trên giao 10.150 người, tuyển được 10.973 người. Sang năm 1972, là năm cao điểm, chỉ tiêu trên giao là 16.850 người, tuyển được 18.002 người. Trong đó có 17.319 người nằm trong kế hoạch (đạt 102%), còn 683 người tuyển thêm cho lực lượng Hải quân, Tổng cục Hậu cần và Quân y của Bộ. [35, tr.191]. Cùng với công tác tuyển quân, Tỉnh uỷ chỉ đạo cơ quan quân sự tuyển thêm 2.300 dân công quốc phòng phục vụ hoả tuyến [35, tr.192]. Thanh Hoá đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển quân và tuyển nhân lực quốc phòng đưa ra tiền tuyến và chiến đấu bảo vệ địa bàn.
Củng cố thế trận chiến tranh nhân dân: Cùng với xây dựng lực lượng chiến đấu, việc củng cố thế trận, bố trí, phối hợp giữa các đơn vị chủ lực cũng như bộ đội địa phương và DQTV trên địa bàn cũng được tính toán kỹ nhằm phát huy cao nhất khả năng hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng khi có chiến tranh xảy ra. Ngoài các đơn vị cao xạ, tên lửa của Bộ Quốc phòng và Quân khu tác chiến trên địa bàn, các đại đội phòng không của Tỉnh được phân tán bố trí ở những mục tiêu quan trọng để vừa đánh địch vừa làm nòng cốt cho phong trào bắn máy bay ở các địa phương. Thực hiện thế trận tác chiến “phòng không khu vực”. Cụ thể là giao nhiệm vụ cho từng trung đoàn phòng không chủ lực làm nòng cốt, phụ trách một vùng chiến thuật và chủ trì các đơn vị bạn đánh trên địa bàn phụ trách để tổ chức chiến đấu.
Thanh Hóa củng cố thế trận CTND rộng khắp, gồm nhiều lực lượng phối hợp với nhau: DQTV, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực, công an vũ trang; nhiều quân binh chủng: Bộ binh, pháo binh, (hải quân, phòng không - không quân, công binh của bộ đội chủ lực)... tạo thành lưới lửa phòng không dày đặc, nhiều tầng, nhiều lớp sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
Như vậy, trong điều kiện phải chuẩn bị để đối đầu với cuộc CTPH tổng lực của đế quốc Mỹ, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa mà trực tiếp nhất là Tỉnh ủy, UBHC đã có những bước chỉ đạo kiên quyết, kịp thời củng cố và xây dựng LLVT địa phương vững mạnh đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu và phối hợp chiến đấu với bộ đội chủ lực tạo nên thế trận CTND rộng khắp, thế trận phòng không nhiều tầng, nhiều lớp sẵn sàng chiến đấu và đánh thắng cuộc CTPH lần thứ hai của đế quốc Mỹ trên địa bàn Thanh Hóa.
3.3.2. Chỉ đạo phòng tránh, đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ
3.3.2.1. Củng cố phòng không, phòng tránh chiến tranh phá hoại
Công tác phòng không, sơ tán, giãn dân: Quán triệt và thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và Quân khu; nhận định tình hình, âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong cuộc CTPH lần thứ hai, Tỉnh ủy, UBHC tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chỉ thị, thông tri chỉ đạo việc phòng không, sơ tán, giãn dân, phòng tránh CTPH của đế quốc Mỹ khi chúng quay lại đánh phá Thanh Hóa một lần nữa. Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 10/12/1968 của Tỉnh ủy “Về việc đẩy mạnh công tác chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu và tích cực làm công tác sơ tán, phòng tránh, đề phòng địch gây lại CTPH trong tình hình mới”, nhấn mạnh: “Đế quốc Mỹ đã thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc và đang liên tiếp thất bại ở miền Nam nhưng chúng chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược đất nước ta, cho nên Mỹ còn có nhiều thủ đoạn đánh phá ác liệt ở miền Nam và khi chúng điên cuồng, liều lĩnh ném bom đánh phá trở lại miền Bắc” [136, tr.5].
Trong tình hình thực tế, những biểu hiện âm mưu đánh phá miền Bắc một lần nữa của đế quốc Mỹ ngày càng hiện hữu và tới rất gần, ngày 03/01/1972, Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Chỉ thị số 01-CT/TU về việc“Tăng cường sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi hành động chiến tranh bằng không quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc”. Tỉnh ủy đã chỉ đạo đối với các lực lượng, kể cả LLVT, cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, công, nông, lâm trường cũng như trong nhân dân:
Cần phải tăng cường cảnh giác, làm tốt mọi công tác chuẩn bị chiến đấu, có kế hoạch phòng không, sơ tán, phòng tránh rõ ràng, khả thi; đưa các lực lượng vũ trang vào tư thế sẵn sàng chiến đấu cao để chủ động, kịp thời đánh bại những cuộc tập kích bằng đường không, những hành động biệt kích của địch và những hành động phiêu lưu khác của chúng [146, tr.4].
Tiếp theo Chỉ thị số 01-CT/TU của Tỉnh ủy, ngày 08/01/1972, UBHC tỉnh Thanh Hóa ra Chỉ thị số 02-NC/UBTH “Về một số công tác cấp bách sẵn sàng chiến đấu và phòng tránh” để chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh cấp bách làm công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, trong đó Chỉ thị nhấn mạnh: “ ở thời điểm này, nhiệm vụ phòng không, sơ tán là rất quan trọng” [188, tr.3].
Về công tác phòng không, CTPH của đế quốc Mỹ được thực hiện dựa vào sức mạnh bom đạn của không quân và hải quân, trong đó không quân là chủ yếu, nó đã được thể hiện trong cuộc CTPH lần thứ nhất. Bước vào giai đoạn chống cuộc CTPH lần thứ hai này, Tỉnh ủy, UBHC tỉnh Thanh Hóa càng chú trọng hơn về công tác phòng không nhân dân. Ở tỉnh thành lập Ban Chỉ huy phòng không nhân dân của Tỉnh do đồng chí Chủ tịch UBHC tỉnh làm Trưởng ban. Các cấp, các ngành, các lực lượng trong Tỉnh đều thành lập Ban Phòng không nhân dân do các đồng chí Chủ tịch UBHC các cấp, các đồng chí cấp trưởng các ngành, ty làm trưởng ban. Trong Thông báo số 218-PKND/UBTH, ngày 21/4/1972 của UBHC tỉnh Thanh Hóa về “Tình hình công tác phòng không nhân dân” đã khẳng định: “Các địa phương, các cấp, các ngành và các lực lượng trong Tỉnh rất quan tâm đến công tác phòng không nhân dân. Các nơi đã thành lập Ban Phòng không nhân dân, tổ chức các đội cấp cứu phòng không theo quy định của Tỉnh” [189, tr.2] để chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng không các cấp.
Dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ban Phòng không, các địa phương, các ngành, các lực lượng nhanh chóng sửa chữa hầm hào cũ và làm thêm nhiều hầm hào mới, nhất là các khu vực trọng điểm, như thị xã Thanh Hóa, Hàm Rồng, Tĩnh Gia, các trọng điểm giao thông, hai bên khu vực cầu, phà
Để đảm bảo an toàn cho các ngành, các lực lượng, bộ phận trong Tỉnh, Tỉnh ủy, UBHC tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ thị chỉ đạo công tác phòng không nhân dân cụ thể. Trong thực tế, quá trình thực hiện công tác phòng không vẫn còn một vài địa phương (không nằm trong khu vực trọng điểm), ngành, bộ phận công tác phòng không chưa được tốt, chưa đáp ứng yêu cầu của Tỉnh khi được kiểm tra, UBHC tỉnh đã kịp thời phê bình, chấn chỉnh, tổ chức thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ đạo của Tỉnh và Ban Phòng không các cấp, như: Đối với ngành giáo dục, nhận thấy đây là ngành có liên quan lớn đến tính mạng con người, vì vậy tùy theo mức độ ác liệt của CTPH, Tỉnh ủy, UBHC tỉnh thường xuyên có những chỉ thị, thông tri, trích yếu chỉ đạo hết sức chặt chẽ như: Trích yếu số 508-VG/UBTH, ngày 20/9/1972 về “Tăng cường công tác phòng không, sơ tán các trường học” [198]; Chỉ thị số 75-VG/UBTH, ngày 06/12/1972 “Về việc tăng cường công tác phòng không an toàn đối với tất cả các trường học trong tỉnh hiện nay” [200] Đối với ngành Y tế cũng vậy, nhận thấy vai trò quan trọng của ngành y tế đối với chống CTPH, Tỉnh ủy, UBHC tỉnh đã có sự chỉ đạo riêng cụ thể với ngành, như: Chỉ thị số 43- VG/UBTH, ngày 22/6/1972 “Về một số công tác cấp bách về y tế phục vụ cho chiến đấu trong tình hình mới” [195]. Thực hiện sự chỉ đạo này, các địa phương, các ngành, các lực lượng đều quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đồng thời có chỉ thị của địa phương, đơn vị, ngành mình để chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Như vậy, có thể khẳng định vai trò quan trọng của công tác phòng không nhân dân đối với cuộc chiến đấu chống CTPH nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước, tập thể và nhân dân. Qua đây cũng cho thấy sự quan tâm chỉ đạo rất sát sao, kịp thời của Tỉnh ủy, UBHC tỉnh và các cấp đối với nhiệm vụ quan trọng này.
Về sơ tán, giãn dân, để giảm thiểu tối đa mức độ thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân, đồng thời duy trì sản xuất, các địa phương thực hiện việc phân tán dân cư nhằm giảm mật độ dân số ở những vùng trọng điểm. Trong phòng, chống cuộc CTPH lần này, tỉnh Thanh Hóa chủ yếu áp dụng hai hình thức là giãn dân tại chỗ và tạm lánh. Giãn dân tại chỗ, được áp dụng cho các vùng trọng điểm, sau khi đã sơ tán bớt dân hoặc do yêu cầu chiến đấu và sản xuất mà không thể sơ tán lâu dài. Việc tổ chức tạm lánh, được áp dụng đối với những lực lượng, những bộ phận không thể sơ tán lâu dài hoặc sơ tán tại chỗ như lực lượng bảo đảm giao thông, lực lượng canh phòng, bộ phận thường trực trong các nhà máy, xí nghiệp không thể sơ tán thì tạm lánh khi đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt nhưng được tiến hành từng đợt, trong từng trận đánh hoặc tránh giờ cao điểm trong ngày.
Để chỉ đạo hoạt động sơ tán, giãn dân có hiệu quả và thống nhất trong toàn Tỉnh, Tỉnh ủy, UBHC tỉnh đã có những chỉ thị, thông tri, thông báo đến các địa phương, ban ngành, trong Tỉnh để chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, như: Thông báo số 218 ngày 21/4/1972 của UBHC tỉnh về “Tình hình công tác phòng không nhân dân”; Thông báo số 262-CN/UBTH, ngày 15/5/1972 của UBHC tỉnh Thanh Hóa về “Hội nghị bàn về phòng không, sơ tán các xí nghiệp công nghiệp và hợp tác xã thủ công nghiệp ở vùng trọng điểm” khẳng định: Tính đến cuối tháng 4/972, hầu hết các địa phương khu vực trọng điểm, các xí nghiệp quốc doanh, và các hợp tác xã đã và đang thực hiện tốt kế hoạch phòng không, sơ tán. Thành công trong việc tổ chức phòng tránh không chỉ bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân mà còn tạo ra nền tảng xã hội ổn định, làm điểm tựa cho việc triển khai thế trận CTND [191, tr.4].
Công tác phòng tránh tại chỗ: Công tác phòng tránh tại chỗ gắn liền với công tác phòng không nhân dân, nhưng chủ yếu được áp dụng trong giảm thiểu thiệt hại về tính mạng con người và một phần bảo vệ an toàn cho gia súc, gia cầm. Vận dụng những chỉ đạo trên, hoạt động phòng tránh được Tỉnh ủy, UBHC tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo thực hiện với những hình thức sau:
Tổ chức quan sát, báo động, nhằm theo dõi, phát hiện hoạt động của máy bay, tàu chiến địch. Đơn vị trinh sát tỉnh đặt các đài quan sát ở những trọng điểm để kịp thời báo động sơ tán hoặc kiểm kê số lượng máy bay, tàu chiến địch tham gia đánh phá (được tính bằng số lần tham gia), số lượng bom đạn chưa nổ sau mỗi trận đánh... Ở cơ sở có vọng gác của xã, thôn, các hợp tác xã và trên các cánh đồng đảm bảo cho xã viên an tâm sản xuất.
Xây dựng hệ thống hầm hào, để đảm bảo an toàn, bám trụ sản xuất và chiến đấu, hệ thống hầm hào phải được xây dựng đủ về số lượng, ngày càng tăng thêm, chất lượng phải vững chắc và ngày càng hoàn thiện. Hầm làm nhiều loại lớn nhỏ, cho cá nhân, cho gia đình, cho tập thể; hầm cho gia súc ẩn nấp, hầm bảo vệ tài sản... Việc toàn dân làm hầm kết hợp với hướng dẫn chuyên môn của cơ quan quân sự các cấp có tác dụng làm hầm hào đúng quy cách, tiết kiệm được nhân lực, sử dụng hợp lí nguồn nguyên vật liệu và đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng tránh của nhân dân trong điều kiện chiến tranh ngày càng ác liệt.
Công tác giải quyết hậu quả sau mỗi trận đánh dần kiện toàn theo phương châm: Lấy tự cứu, tự chữa tại chỗ là chính, có chỉ huy chặt chẽ, chủ động cứu chữa kịp thời, nhanh chóng kết hợp với sự chi viện của xung quanh. Đối với những người ở lại bám trụ sản xuất và chiến đấu, công tác phòng tránh càng yêu cầu cao hơn. Để tránh tổn thất tính mạng tập trung vào từng gia đình, khi có máy bay và tàu chiến đánh phá, mỗi gia đình được phân tán ra nhiều hầm để trú ẩn hoặc chia nhỏ thành viên. Nhiều xã xây dựng sơ đồ hầm, hào các gia đình trong xóm, thôn, khu vực. Sau mỗi trận đánh, căn cứ vào sơ đồ, người ở hầm an toàn sẽ tổ chức ứng cứu những hầm bị sập một cách nhanh nhất.
Phát huy những kinh nghiệm từ cuộc chiến đấu chống CTPH lần thứ nhất, bước vào cuộc chiến đấu chống CTPH lần thứ hai, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng bộ tỉnh, các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc có hiệu quả hơn rất nhiều về công tác phòng không, phòng tránh nhằm giảm đến mức tối đa thiệt hại do bom đạn Mỹ gây ra.
3.3.2.2. Chỉ đạo quân và dân địa phương phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực chiến đấu đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai
Phối hợp chiến đấu đánh trả máy bay, tàu chiến địch: Cuộc CTPH lần thứ hai của đế quốc Mỹ đối với Thanh Hóa về thời gian ngắn hơn, nhưng tính chất và mức độ đánh phá tập trung và ác liệt hơn nhiều so với lần thứ nhất. Đế quốc Mỹ thực hiện phá hoại toàn diện với những loại phương tiện vũ khí, khí tài hiện đại nhất. Vì vậy, để đối phó thắng lợi cuộc chiến tranh đó, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân để chống lại cuộc CTPH của đế quốc Mỹ. Trong đó, lấy LLVT địa phương kết hợp với bộ đội chủ lực của Bộ, Quân khu chiến đấu trên địa bàn và huy động nhân dân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu tạo nên thế trận CTND vững chắc, thế trận phòng không nhiều tầng, nhiều lớp phối hợp đánh địch trên tất cả các hướng, các khu vực. Bộ đội chủ lực giữ vai trò chỉ huy chiến đấu với các lực lượng phối thuộc, các lực lượng hiệp đồng chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Lực lượng bộ đội địa phương, DQTV có lực lượng chiến đấu độc lập, lực lượng cơ động và lực lượng phối hợp chiến đấu dưới sự chỉ huy của bộ đội chủ lực, bố trí xen kẽ và sẵn sàng thay thế bộ đội chủ lực khi cần.
Bộ đội chủ lực, luôn được bố trí ở khu vực trọng điểm để bảo vệ mục tiêu trọng yếu, giữ vai trò trung tâm hiệp đồng, chỉ huy chiến đấu, là lực lượng nòng cốt tiêu diệt máy bay, tàu chiến địch. Bộ đội chủ lực chủ yếu tiêu diệt các mục tiêu tầm cao, tầm xa buộc địch phải bay thấp để tránh hỏa lực, tạo điều kiện cho hỏa lực tầm thấp, tầm trung của bộ đội địa phương, DQTV đánh địch hiệu quả. Trong 09 tháng (4/1972 - 01/1973), địch đã dùng 3.929 lần tốp, 9.102 lần chiếc (trong đó có 102 lần chiếc B52) đánh phá 1.982 trận vào 762 điểm, 1.971 lần chiếc tàu chiến từ ngoài khơi bắn phá 124 lần vào 109 điểm... Bộ đội chủ lực phối hợp với LLVT địa phương chiến đấu 959 trận, tiêu thụ 96.048 viên đạn các loại, bắn rơi 57 máy bay (có 3 chiếc B52); đánh tàu chiến 42 trận tiêu thụ 3.536 viên đạn, đánh chìm, đánh cháy 16 tàu chiến Mỹ [35, tr.231].
Bộ đội địa phương, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBHC tỉnh và chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương, lực lượng bộ đội địa phương vừa tổ chức tác chiến độc lập, tác chiến khu vực theo kế hoạch tác chiến đã xác định, vừa có lực lượng cảnh giới, báo động, vừa có lực lượng phối thuộc với bộ đội chủ lực cùng chiến đấu và sẵn sàng cơ động ứng phó, thay thế khi có tình huống xảy ra. Trong điều kiện bộ đội chủ lực giảm hơn lần trước, chủ yếu bảo vệ mục tiêu trọng điểm cầu Hàm Rồng, vì vậy bộ đội địa phương đảm nhiệm bảo vệ nhiều mục tiêu quan trọng của Tỉnh như Lèn, Ghép, Bái Thượng Phát huy vai trò nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, bộ đội địa phương đã dũng cảm chiến đấu hơn 1.000 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 29 máy bay các loại, chiếm 22,8% tổng số máy bay địch bị tiêu diệt ở Thanh Hóa trong cuộc CTPH lần thứ hai (độc lập chiến đấu tiêu diệt 21 chiếc, phối hợp chiến đấu tiêu diệt 8 chiếc máy bay các loại), đánh chìm, đánh cháy 16 tàu chiến địch [111, tr.16].
Lực lượng DQTV của Tỉnh được huấn luyện, trang bị tương đối hiện đại, có tới gần 40% quân số được huấn luyện thành pháo thủ dự bị, 80% sử dụng thành thạo các loại súng, pháo phòng không và các loại vũ khí, khí tài khác [13, tr.195]. Lực lượng DQTV vừa tham gia sản xuất với phong trào “Tay cày tay súng”, “Tay búa tay súng” vừa chiến đấu và cả phục vụ chiến đấu khi cần. DQTV của Tỉnh đã phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội các quân binh chủng đánh hàng trăm trận lớn nhỏ, trên mọi hướng, mọi nơi, bắn rơi, đánh chìm hàng chục máy bay, tàu chiến, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên giặc lái Mỹ. Tiêu biểu là đại đội dân quân huyện Quảng Xương từ ngày 15/5 đến ngày 15/11/1972 đã bắn rơi 5 máy bay địch và phối hợp với các đơn vị bạn bắn rơi nhiều chiếc khác. Đại đội đã vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT ngày 31/12/1973 [13, tr.195]. Hơn 7.000 DQTV đã tham gia chiến đấu trong đội hình chiến đấu của các đơn vị bộ đội chủ lực. Pháo binh đánh biển có 35% đến 52% là pháo thủ dự bị (DQTV) tham gia chiến đấu. Công tác cứu tải thương, 100% bộ đội, DQTV, nhân dân bị thương do các tuyến cấp cứu từ cơ sở đảm nhiệm. Điển hình như trạm xá xã Hoằng Anh (Hoằng Hóa) 1 ngày cấp cứu 74 ca; xã Đông Vệ (thị xã Thanh Hóa) đảm nhiệm 100% ca bị thương (50 ca/ngày). Bệnh viện huyện 35% là thuộc tuyến 4 (giải quyết những ca tương đối phức tạp cấp xã chuyển lên). Bệnh viện tỉnh giải quyết nhiều ca phức tạp giảm tỷ lệ tử vong đến mức thấp nhất [13, tr.196].
Hoạt động chiến đấu đánh trả cuộc CTPH lần thứ hai của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt cả trên không, mặt đất và trên biển. Trong phối hợp đánh trả không quân, hải quân Mỹ, có nhiều trận chiến đấu rất tiêu biểu, phản ánh tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của quân và dân Thanh Hóa trong chiến đấu, tiêu biểu nhất là các trận đánh máy bay B.52 của không quân Mỹ bảo vệ cầu Hàm Rồng; các trận đánh tàu chiến Mỹ của Bộ đội đảo Mê, đảo Nẹ và các đơn vị pháo phòng thủ bờ biển... Trong đó, trận thắng ngày 13/4/1972 [Phụ lục 4], ta đã hạ 4 máy bay địch (có 1 chiếc B.52), cũng như trận thắng ngày 03, 04/4/1965, đây là thắng lợi quan trọng cỗ vũ tinh thần, củng cố quyết tâm, ý chí chiến đấu của quân và dân Thanh Hóa, tạo đà chiến thắng, tiếp tục lập công đánh bại cuộc CTPH lần thứ hai của đế quốc Mỹ trên địa bàn Tỉnh.
Trong cuộc chiến đấu chống CTPH lần thứ hai, các LLVT trên địa bàn Thanh Hóa đã đánh hơn 2.100 trận, tiêu thụ 196.048 viên đạn các loại, bắn rơi 92 máy bay các loại, trong đó có 3 chiếc B52, riêng LLVT tỉnh Thanh Hóa bắn rơi 35 chiếc; đánh tàu chiến 68 trận (67 trận đánh đêm) tiêu thụ 3.536 viên đạn, bắn cháy 26 tàu chiến Mỹ (trong đó lực lượng pháo binh địa phương bắn cháy 10 chiếc. Các tiểu đoàn 7, 10, bộ đội đảo Mê, Đại đội 94 dân quân tập trung huyện Quảng Xương là những đơn vị lập công xuất sắc, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân được Nhà nước phong tặng) [35, tr.321].
Trong chống CTPH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ở đâu có chiến đấu của bộ đội, dân quân ở đó có công tác phục vụ chiến đấu. Tỉnh ủy chỉ đạo:
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cơ quan quân sự các cấp vừa làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương vừa có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác phối hợp hiệp đồng với bộ đội chủ lực các quân, binh chủng đang chiến đấu trên địa bàn tỉnh, phát huy vai trò, chỉ đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu [146, tr.12].
Từ việc làm trung tâm hiệp đồng với các đơn vị chủ lực của Bộ, của Quân khu chiến đấu trên địa bàn để xác định những yêu cầu phục vụ đề xuất với cấp ủy, chính quyền và quan hệ phối hợp với các ngành, các địa phương thống nhất các yêu cầu phục vụ đến việc hướng dẫn tổ chức huy động lực lượng, phương tiện bảo đảm, đặc biệt là trong huy động sử dụng nhân lực vì đối tượng huy động là lực lượng nhân dân nói chung, nhưng tuyệt đại bộ phận là lực lượng DQTV làm nòng cốt. Lực lượng huy động phải được tổ chức quân sự hóa, hoạt động chiến đấu hóa và công tác phục vụ phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chuyên môn và phải được tổ chức bảo vệ chu đáo đề phòng hạn chế thiệt hại, thương vong không đáng có.
Trong chiến tranh, quần chúng nhân dân Thanh Hóa đã tham gia phục vụ chiến đấu, bảo đảm chiến đấu rất tích cực. Ở đâu có đơn vi bộ đội chiến đấu thì ở đó có sự phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu của dân quân và nhân dân địa phương. Bất kể lúc nào, dù mưa hay nắng, ngày hay đêm kể cả lúc bom đạn đánh phá ác liệt nhất nhân dân vốn không sợ hy sinh, gian khổ tham gia làm trận địa, xây dựng lán trại, bổ sung pháo thủ, cứu tải thương, phục vụ cơm nước để các LLVT chiến đấu đánh địch.
Nhân dân các khu vực trọng điểm Hàm Rồng, thị xã Thanh Hóa, Đông Sơn, Hoằng Hóa đã tham gia phối hợp với bộ đội Phòng không, Tên lửa làm 2.086 trận địa pháo cao xạ, tên lửa, pháo biển và công sự chiến đấu, đào lấp 289.700m3 đất đá, cung cấp 49.000 cây gỗ, tre, luồng với tổng cộng 4.051.000 ngày công. Công ty Kiến trúc Thanh Hóa huy động toàn bộ xe máy cùng 3.000 dân quân huyện Quảng Xương giúp Bộ đội ra-đa làm trận địa trên đỉnh núi Văn Trinh gần 1 tuần lễ. Dân quân xã Hải Thượng (Tĩnh Gia) giúp Bộ đội Pháo binh kéo bộ cả 1 đại đội pháo 85mm vượt sông lúc nước cạn đế kịp bố trí chiến đấu... [13, tr.169].
Qua các số liệu trên đây cho thấy quân và dân Thanh Hóa đã góp công, góp sức vô cùng to lớn phối hợp với bộ đội chủ lực chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống CTPH. Hệ thống hậu cần nhân dân từ cơ sở hợp tác xã đến huyện và Hội đồng cung cấp tỉnh Thanh Hóa kết hợp với hậu cần quân đội là sự kết hợp chiến đấu, phục vụ chiến đấu đã phát huy tác dụng giúp sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của chính quyền chỉ đạo huy dộng lực lượng nhân tài, vật lực phục vụ tiền tuyến, phục vụ chiến đấu tại chỗ, nhất là những lúc khẩn trương, khó khăn. Đây cũng là nghệ thuật chỉ đạo huy động tiềm lực kinh tế phục vụ quốc phòng tại địa phương; là m