MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 8
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề
tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 24
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG VẬN DỤNG CHỦ
TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ
NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 29
2.1. Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực của
tỉnh Vĩnh Long 29
2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển
nguồn nhân lực từ năm 2000 đến năm 2005 46
Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 78
3.1. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và chủ trương của Đảng về
đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trong tình hình mới 78
3.2. Chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới 86
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 112
4.1. Nhận xét về quá trình lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (2000 - 2015) 112
4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu 130
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤ
190 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000 đến năm 2015 - Trương Thị Hồng Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Cần phải nắm chắc cơ hội, tận dụng cơ
hội để vượt qua thách thức xây dựng NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầy phát
triển của đất nước. Đây là vấn đề nan giải cho toàn bộ nền kinh tế và ảnh hưởng
trực tiếp đến phát triển KT-XH và phát triển NNL Việt Nam nói chung và tỉnh
Vĩnh Long nói riêng.
Bối cảnh trong nước và quốc tế đem đến cho tỉnh Vĩnh Long nhiều cơ hội
mới, song cũng phải đối đầu với nhiều thách thức lớn, gay gắt hơn trước. Nhiệm
vụ quan trọng nhất của tỉnh trong lúc này là phải nhanh chóng nâng cao sức cạnh
tranh trên mọi phương diện, trong đó lấy tri thức làm động lực phát triển và đòi
hỏi cần có một lực lượng NNL đông đảo, có trình độ cao, từng bước tiến tới chiếm
lĩnh những thành tựu KH-CN tiên tiến. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phải đặt ra nhiệm vụ cấp thiết là phát triển
NNL có trình độ đại học, sau đại học là đội ngũ CB,CC,VC trong các cơ quan nhà
nước thuộc HTCT có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ cách mạng
thời kỳ mới; phải có lực lượng lao động chuyên môn kỹ thuật cao để tiếp nhận,
chuyển giao và đề xuất những vấn đề khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giải quyết
những những vấn đề cơ bản của sự nghiệp CNH, HĐH trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn, nhằm bảo đảm cho sự phát triển toàn diện của địa phương và
cùng với địa phương khác đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Đó là yếu tố then chốt đảm bảo cho sự nghiệp CNH, HĐH thành công.
Tuy nhiên, với bức tranh tổng thể khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, tỉnh Vĩnh Long vẫn không tránh khỏi những khó
khăn và thách thức lớn. Trong đó khó khăn và thách thức vẫn là trình độ, năng lực,
80
tư duy của đội ngũ CB,CC,VC và lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật còn
thiếu nghiêm trọng, không đủ sức để đưa tỉnh Vĩnh Long phát triển thành tỉnh khá
trong năm 2015 nếu như Vĩnh Long không có chiến lược đột phát để xây dựng và
phát triển NNL quan trọng này.
Để huy động mọi nguồn lực, tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế để có tốc
độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đến năm 2010 mức tăng trưởng kinh tế
(GDP) bình quân hàng năm đạt 14% [107, tr.36], Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ
tỉnh Vĩnh Long (2005 - 2010) đã đề ra 05 chương trình mục tiêu KT-XH, trong đó
mục tiêu hàng đầu và cơ bản nhất là: Tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh nhiều loại hình đào tạo, tạo
nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận KH-CN, chú trọng công tác đào tạo bồi
dưỡng cho đội ngũ cán bộ cơ sở, tập trung đào tạo sau đại học để xây dựng đội
ngũ trí thức phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực, có chính sách thu hút nhân tài và
sử dụng nhân tài hiệu quả [107, tr.52].
Như vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH ở địa phương, tỉnh
Vĩnh Long phải thực hiện chủ trương phát triển NNL thông qua công tác đào
tạo, bồi dưỡng để thực hiện chính sách phát triển KT-XH, “phấn đấu đến cuối
nhiệm kỳ, lực lượng lao động chung của toàn tỉnh có trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao đạt 35% và hàng năm giải quyết việc làm cho 27.000 lao động”
[114, tr.37].
Trước những nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Long,
ngày 17/7/2007, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 1010/QĐ-BXD
công nhận thị xã Vĩnh Long là đô thị loại III và đến ngày 10 tháng 4 năm
2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 16/NĐ-CP về việc nâng cấp thị xã Vĩnh
Long lên thành thành phố Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đây là sự ghi nhận
của Đảng và Nhà nước, là niềm tự hào của con người vùng đất Vĩnh Long, sau
thành phố Cần Thơ và tỉnh Tiền Giang, tỉnh Vĩnh Long có vị trí ảnh hưởng đặc
biệt về địa chính trị và đứng hàng thứ 5 trong 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu
Long có đô thị loại III vào năm 2009.
81
3.1.2. Chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
Nhận thức được vai trò của phát triển NNL trong tình hình mới, Nghị quyết
Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng đã khẳng định: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền
vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải
thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh CNH,
HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để thực hiện mục tiêu của Nghị quyết, Đại hội X của Đảng đã yêu cầu:
Phát triển NNL bảo đảm đến năm 2010 có NNL với cơ cấu đồng bộ và chất lượng
cao, trong đó tập trung đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào
tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh
nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Chú trọng phát
hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài.
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, ngày 6 tháng 8 năm 2008
trong Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua 3 Nghị quyết
quan trọng gồm thanh niên, trí thức và nông dân đó là các Nghị quyết: Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH;
Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đối với thanh niên, qua đánh giá, phân tích thực trạng của thanh niên, Đảng
đưa ra các quan điểm chỉ đạo: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn coi thanh niên
là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thanh niên là tương lai
của dân tộc; đặt thanh niên ở vị trí trung tâm của chiến lược bồi dưỡng, phát huy
nhân tố và nguồn lực con người. Hội ngị đã nêu ra mục tiêu chung và mục tiêu cụ
thể trong những năm trước mắt, trọng tâm đến năm 2010 nhằm tiếp tục xây dựng
thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; có sức khỏe, tri
thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những
công dân tốt của đất nước.
82
Với đội ngũ trí thức, Đảng yêu cầu: Ðến năm 2020, xây dựng đội ngũ trí
thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu
phát triển đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức các
nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Về quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết đã đề
ra 3 quan điểm như sau: (1) Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc
biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc
tế, xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc,
sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng và chất lượng hoạt
động của hệ thống chính trị. Ðầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát
triển bền vững. (2) Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã
hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Ðảng và Nhà nước giữ vai
trò quyết định. Trí thức không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo
đức, năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển đất nước và bảo
vệ Tổ quốc. (3) Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp
của trí thức. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và
kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước.
Về nhiệm vụ và giải pháp, Nghị quyết đã tập trung xây dựng theo 5 vấn đề
cơ bản: (1) Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí
thức; (2) Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức; (3) Tạo
chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức; (4) Ðề cao trách nhiệm
của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội của trí thức; (5)
Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Ðảng đối với đội ngũ trí thức.
Đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hội nghị đã khẳng định,
nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế -
xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước... Hội
nghị nêu lên mục tiêu đến năm 2020 và trước mắt đến năm 2010: Không ngừng
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, hài hóa giữa các vùng,
83
tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn...Xây dựng nền nông
nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa, có
năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an
ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài... Để làm được điều này, một trong
những giải pháp mà hội nghị đã đưa ra: Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao
và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại
hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn.
Có thể khẳng định rằng quan điểm phát triển NNL của Đảng trong giai
đoạn mới không chỉ tập trung vào đối tượng phát triển NNL chung mà thể hiện rõ,
cụ thể quan điểm phát triển NNL là thanh niên, đội ngũ trí thức,... Đây là những
người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định,
có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những
sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.
Như vậy với mục tiêu tổng quát của Đại hội X của Đảng, cả nước đã
thực hiện đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến
quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Có thể nói Nghị quyết Đại hội X của
Đảng đã khẳng định rõ hơn về phát triển NNL là những con người cụ thể như:
“phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là chuyên gia đầu ngành. Chú trọng
phát hiện, bồi dưỡng, trọng đãi nhân tài,... các nhà khoa học đầu ngành, tổng
công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có
tay nghề cao” [33, tr.185-186], “là thanh niên, đội ngũ trí thức, vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn”... xác định từ nay đến năm 2020 phải phát triển
nhanh nguồn nhân lực, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và
ứng dụng khoa học, công nghệ.
Trước tình hình nền kinh tế tri thức phát triển nhanh, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thức XI (2011) của Đảng, xác định chiến lược phát triển KT-
XH 2011 - 2020 đề ra 5 quan điểm phát triển. Trong đó quan điểm phát triển
84
NNL có ý nghĩa quan trọng, đột phá của sự phát triển bền vững, cụ thể: Mở
rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể,
nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Ở đây Đại hội xác định
chiến lược phát triển KT-XH phải dựa vào 3 khâu đột phá, đặc biệt là đột phá
về phát triển NNL: “Phát triển nhanh NNL, nhất là NNL chất lượng cao, tập
trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết
chặt chẽ phát triển NNL với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [37,
tr.32]. Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển là yêu cầu
xuyên suốt trong chiến lược. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh,
tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Nguồn lực phát triển chính là phát huy
tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là
mục tiêu của phát triển.
Trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập, vấn đề phát huy trí tuệ và tay nghề
của nguồn lực con người Việt Nam, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao càng trở
nên quan trọng. Nguồn nhân lực đó được Đảng chú trọng đến là “đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành
nghề và cán bộ, khoa học, công nghệ đầu đàn”. Bởi vì đây là nguồn lực lực lượng
tinh tuý, kết tinh những gì ưu tú nhất của con người Việt Nam. Trình độ dân trí cao,
vốn tri thức và tay nghề giỏi, khả năng nhận thức và tiếp thu nhanh kiến thức mới sẽ
là chìa khoá chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên
con đường phát triển chống nguy cơ tụt hậu.
Để thực hiện mục tiêu đó, yêu cầu nhiệm vụ đối với phát triển NNL là
đặt GD-ĐT vị trí cao hơn. Ngày 6 tháng 8 năm 2008, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Với quan điểm
tiếp tục được khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển
85
KT-XH. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn
đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội
dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới
từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của
các cơ sở GD-ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân
người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Nghị quyết số 29-NQ/TW
đã chỉ ra những mục tiêu, giải pháp cụ thể cho từng đối tượng như: Đối với
giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài,
phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của
người học; Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến
thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề
nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo
hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công
nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Như vậy Đảng luôn quan tâm chú trọng đến công tác phát triển NNL và
thực chất công tác phát triển NNL là nói đến việc xây dựng và phát huy sức mạnh
của đội ngũ CB,CC,VC, đội ngũ trí thức, lực lượng lao động lành nghề, những đối
tượng này phải trở thành lực lượng nòng cốt và là nguồn lực quan trọng đặc biệt
phản ánh sức mạnh của quốc gia được phản ánh trong các kỳ Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X (2006), XI (2011) của Đảng nhằm nâng cao chất lượng NNL, đáp
ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và phát triển kinh tế tri thức.
Tóm lại, Nghị quyết của Đảng một lần nữa đã khẳng định tính đúng đắn về
công tác phát triển NNL trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện rõ nhất là
Đảng ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW (2008) về Xây dựng đội ngũ trí thức
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Nghị quyết số 29-NQ/TW (2013).
Đây là hai nghị quyết có tính chiến lược trong chủ trương phát triển mạnh mẽ
NNL được đặt ra như một bức thiết cho thời kỳ mới, thời kỳ giải quyết một cách
căn bản hơn những vấn đề liên quan đến trí thức khoa học và công nghệ phù hợp
với yêu cầu, nhiệm vụ của sự phát triển bền vững
86
3.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG ĐẨY
MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU MỚI
3.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về đẩy mạnh phát triển
nguồn nhân lực
Sau 20 năm tiến hành đường lối đổi mới, tình hình KT-XH tỉnh Vĩnh
Long có nhiều khởi sắc nhưng vẫn là địa phương có tốc độ tăng trưởng chậm, tỷ
lệ nghèo đói trong nhân dân có xu hướng tăng và thoát nghèo không bền vững,
số lượng và chất lượng NNL vẫn còn trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, chưa
khai thác đúng mức và vẫn loay hoay phạm vi của tỉnh nông nghiệp. Trong bối
cảnh đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ VIII nhiệm kỳ
(2005 - 2010) đã đề ra phương hướng lãnh đạo xây dựng và phát triển NNL ở địa
phương với mục tiêu: Tập trung phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.
Trong đó chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ CB,CC,VC có trình độ, phẩm
chất và năng lực từng bước thực hiện chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp và vị trí
việc làm; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề, nâng cao chất lượng đào
tạo ở các trường và các trung tâm dạy nghề, tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp
nhận công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
Tập trung đào tạo sau đại học, xây dựng đội ngũ trí thức đồng bộ trên các lĩnh
vực, có chính sách thu hút nhân tài [107, tr.52].
Đây là Đại hội mở ra cho tỉnh một giai đoạn mới với nhiều chủ trương
chính sách phát triển KT-XH nhằm đẩy mạnh công tác phát triển NNL, trong đó
NNL là đội ngũ CB,CC,VC và lao động có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn được Đảng bộ cụ thể hóa thành đội ngũ trí thức nói
chung, nhằm nâng bước phát triển mới về vai trò NNL trong giai đoạn này. Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long chỉ rõ: Thực hiện tốt cải cách giáo dục theo
chủ trương của trung ương từ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học
đúng theo phương châm: Dạy chữ, dạy người và dạy nghề... ở các trường đại học,
cao đẳng của tỉnh quản lý; đào tạo có địa chỉ nhằm tăng về số lượng, nâng cao về
chất lượng và cơ cấu hợp lý trong tất cả các ngành, lĩnh vực hoạt động. Thực hiện
87
tốt việc đưa CB,CC,VC, học sinh, sinh viên đi đào tạo ở các trường trong tỉnh,
trong nước ở các lĩnh vực mà tỉnh có nhu cầu bức thiết như: đào tạo chuyên gia
kinh tế trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, cán bộ KH-CN, cán bộ khoa
học tự nhiên, công nghệ thông tin, khoa học quản lý... Quan tâm đào tạo đội ngũ
trí thức trẻ, đồng thời bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ trí thức đã kinh qua công tác
thực tiễn.
Thường xuyên thông tin cho đội ngũ trí thức về các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước; tình hình của tỉnh và đất nước, quốc tế. Tăng cường công tác
chính trị tư tưởng và trách nhiệm của trí thức trong học tập, rèn luyện, qua đó
phấn đấu trưởng thành, vươn lên ngang tầm thời kỳ mới, thực hiện theo phương
châm khoa học đi trước một bước bằng cách thông qua sự truyền bá của trí thức.
Tiếp tục cụ thể hóa các chính sách hiện có để thu hút con em tỉnh Vĩnh Long đang
học ở các trường đại học, học viện khi tốt nghiệp ra trường về công tác ở tỉnh nhà.
Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể chính trị, xã hội về vai trò, vị trí của trí thức trong thời kỳ CNH,
HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần xác định
công tác trí thức là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, tuyên truyền trong xã hội
hiểu đúng vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức; đội ngũ trí thức nhận thức được trách
nhiệm của mình đối với xã hội. Mặt khác, cần phát huy tài năng, trọng dụng
những trí thức có đạo đức tốt, có năng lực làm công tác quản lý kể cả trong và
ngoài đảng; có phương thức và cơ chế quản lý, sử dụng trí thức phù hợp để phát
huy năng lực cống hiến của trí thức.
Những người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền định kỳ tiếp xúc, lắng
nghe ý kiến của trí thức đóng góp cho mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của tỉnh. Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo trí thức và
công tác trí thức, đưa công tác trí thức vào nghị quyết, chương trình hành động
hàng năm, nhiệm kỳ để triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Về tổ chức thực hiện, tỉnh ủy đã chỉ đạo toàn diện trên các mặt trong đó tập
trung triển khai ở các cấp ủy đảng tổ chức triển khai quán triệt cho cán bộ, đảng
88
viên và xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện chương trình hành
động của tỉnh ủy. Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp
tổ chức triển khai quán triệt và tuyên truyền trong nhân dân. Đồng thời Ban cán sự
Đảng - đoàn, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ
trí thức đến năm 2020 của tỉnh. Chỉ đạo HĐND tỉnh thể chế hóa về thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ trí thức từ nay đến năm 2020; đồng thời rà
soát lại các chủ trương liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ và
tôn vinh trí thức để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới phù hợp với Nghị quyết của
Trung ương và Chương trình hành động của Tỉnh ủy.
Trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt Nghị quyết Nghị
quyết số: 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Ngày
3/11/2008 Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số: 21-CTr/TU về thực
hiện Nghị quyết số 27 của Đảng. Chương trình hành động nêu rõ: Cùng với sự
phát triển chung, đội ngũ trí thức của tỉnh đã tăng nhanh về số lượng, nâng lên về
chất lượng góp phần trực tiếp vào quá trình phát triển KT-XH ở địa phương, thực
hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp
tích cực trong xây dựng những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định
chủ trương, nghị quyết, chính sách phát triển KT-XH của tỉnh, thực hiện đào tạo
NNL, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài, từng bước nâng cao trình độ KH-
CN tiếp cận với trình độ của khu vực và cả nước”. Như vậy để xác định mục tiêu
của Đảng về phát triển NNL, Chương trình hành động cũng đã chỉ rõ ba nhóm đối
tượng để thực hiện mục tiêu và đề ra nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như sau:
Về mục tiêu: Đến năm 2010: Xây dựng xong quy hoạch đội ngũ trí thức
trong hệ thống chính trị các cấp. Đến năm 2015 có 50% cán bộ lãnh đạo, quản
lý, trưởng, phó ngành tỉnh và huyện, thị có trình độ thạc sĩ trở lên; 50% cán
bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn (từ ban thường vụ đảng uỷ) có trình độ đại
học trở lên.
Về nhiệm vụ và giải pháp yêu cầu: Có kế hoạch tập hợp, phát huy lực
lượng trí thức hiện có, quy hoạch đào tạo đội ngũ trí thức Tỉnh nhà. Từ nay đến
89
năm 2010, các cấp ủy Đảng tiến hành rà soát nắm chắc đội ngũ trí thức trên địa
bàn, quản lý chặt chẽ, có kế hoạch tập hợp, phát huy tối đa đội ngũ trí thức; nắm
chắc lực lượng trí thức hiện có trong các cơ quan nhà nước; bố trí, phân công lại
cho đúng ngành nghề, chuyên môn được đào tạo. Đồng thời, tiến hành xây dựng
quy hoạch đội ngũ trí thức đến năm 2020. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đào
tạo phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, đơn vị.
Cụ thể hóa các chính sách của trung ương về dân chủ trong hoạt động
KH-CN, GD-ĐT, văn hóa, nghệ thuật; sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính sách
hiện có và ban hành các chính sách mới theo điều kiện cụ thể của tỉnh; tăng đầu tư
bằng nhiều nguồn lực tạo điều kiện cho trí thức tự khẳng định, phát triển, cống
hiến và được xã hội tôn vinh. Quy hoạch đào tạo, bố trí, sử dụng đội ngũ trí thức:
đào tạo bằng nhiều hình thức trong tỉnh, trong nước, ngoài nước để đạt được mục
tiêu đề ra từ nay cho đến năm 2020. Chú trọng đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, phấn đấu
đến năm 2020 tỉnh có 150 cán bộ trở lên có trình độ tiến sĩ. Thực hiện chính sách
trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, tạo điều kiện cho trí thức phát triển bằng
chính phẩm chất, tài năng và những kết quả cống hiến của mình cho tỉnh nhà và
đất nước. Ngoài các chính sách đãi ngộ hiện cần đề ra các chủ trương phù hợp
với tình hình mới, bảo đảm cho đội ngũ trí thức được hưởng đúng và đầy đủ các
lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với kết quả lao động sáng tạo; tôn vinh
những trí thức có đóng góp thiết thực, hiệu quả vào sự nghiệp CNH, HĐH của
tỉnh như: tham gia nghiên cứu các đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp tỉnh, cấp cơ
sở,v.v. tạo điều kiện để cán bộ khoa học kỹ thuật tham gia hội thi sáng tạo kỹ
thuật của tỉnh, quốc gia, quốc tế. Đồng thời có chính sách tập hợp trí thức trong
và ngoài tỉnh, trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia hiến kế,
hợp tác nghiên cứu khoa học mà tỉnh có nhu cầu.
Các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ của cơ quan, đơn
vị mình chọn người có đức, có tài đưa vào quy hoạch đào tạo để đạt mục tiêu đề
ra cho giai đoạn 2010-2015 và 2015-2020. Giao Ban Tổ chức tỉnh ủy hướng dẫn
các ngành các cấp rà soát lại đội ngũ trí thức; phân công, bố trí lại cho đúng với
90
chuyên ngành được đào tạo và xây dựng quy hoạch đội ngũ trí thức đến năm
2010 với cơ cấu hợp lý và có kế hoạch đào tạo hàng năm theo mục tiêu đề ra
nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Ban Tổ chức tỉnh ủy chủ trì phối hợp các ngành có liên quan giúp tỉnh ủy xây
dựng các định mức, chế độ, chính sách cho công tác đào tạo đội ngũ trí thức của
tỉnh nói chung, cho các cơ quan nhà nước nói riêng. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy chủ
trì phối hợp với Sở KH-CN, các ban, ngành có liên quan giúp Ban Thường vụ
tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, định kỳ sơ, tổng kết báo cáo tình hình và đề xuất ý
kiến bổ sung, điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả
công tác xây dựng đội ngũ trí thức từ nay đến năm 2020.
Với quan điểm “muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi
phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ
bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Ngày 15 tháng 6 năm 2010 tỉnh uỷ
Vĩnh Long ban hành Nghị quyết số: 09-NQ/TU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung ương 2 (khoá VIII) về giáo dục - đào tạo đến năm 2020 với quan điểm:
Kiên quyết thực hiện các quan đi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dang_bo_tinh_vinh_long_lanh_dao_phat_trien_nguon_nha.pdf