MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1. Vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế qua các công trình
nghiên cứu 6
1.2. Kết quả của các công trình nghiên cứu và những vấn đề luận án
tiếp tục giải quyết 23
Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO TÌM KIẾM SỰ ỦNG HỘ VÀ GIÚP ĐỠ
QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1949 25
2.1. Sự cần thiết của tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế và chủ
trương của Đảng 25
2.2. Quá trình Đảng tìm kiếm, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế 40
Chương 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ
QUỐC TẾ, ĐƯA CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (1950 - 1954) 71
3.1. Bối cảnh trong nước, quốc tế và chủ trương của Đảng 71
3.2. Quá trình Đảng chỉ đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế 81
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 118
4.1. Nhận xét 118
4.2. Một số kinh nghiệm 137
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 168
198 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954 - Phạm Thị Thanh Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng càng thấy rõ tầm quan trọng của sự giúp đỡ từ
bên ngoài. Mục tiêu phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế giai đoạn này nhằm
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nhân lực và vật lực, nâng cao sức mạnh tinh
thần và vật chất để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và tiếp tục
khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
76
Khi cách mạng Trung Quốc thành công, Đảng nhận định, thắng lợi của
cách mạng Trung Quốc là một cơ hội lớn đối với Việt Nam, mở ra khả năng
khai thông liên lạc với phe xã hội chủ nghĩa. Vòng vây của chủ nghĩa đế quốc
đối với cách mạng Việt Nam sẽ bị phá vỡ. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
sẽ có điều kiện thiết lập các mối quan hệ trực tiếp với Trung Quốc, Liên Xô và
các nước khác.
Ngày 18-01-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về việc
tuyên truyền chính sách ngoại giao của Chính phủ Việt Nam:
Chính sách ngoại giao của Chính phủ ta vẫn là liên minh với các
nước dân chủ và kiến lập ngoại giao với bất cứ nước nào trọng
quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của
nước ta, kiếm thêm thật nhiều vây cánh và sự giúp đỡ bên ngoài để
mau thắng thực dân Pháp. Trước kia Chính phủ ta chưa tuyên bố rõ
chính sách ấy vì ta ở hoàn cảnh bị bao vây. Đến nay, nhờ những
thắng lợi của ta đã thu được trong ba năm toàn quốc kháng chiến,
nhờ thắng lợi vĩ đại của cách mạng Trung Quốc, khiến sự tương trợ
quốc tế đối với ta có điều kiện thực hiện một cách cụ thể, nên ta đã
có thể tuyên bố rõ chính sách của ta [55, tr.14].
Từ ngày 21-1 đến ngày 3-2-1950, Đảng đã họp Hội nghị toàn quốc nhận
định tình hình và đề ra chủ trương, chính sách đáp ứng với tình hình mới. Hội
nghị đã xác định vị trí của cuộc kháng chiến của nhân dân ta:
Đông Dương hiện thời là nơi hai thế lực dân chủ chống đế quốc và đế
quốc phản dân chủ tranh chấp nhau cho nên phe dân chủ càng sốt sắng
ủng hộ ta và bọn đế quốc Mỹ - Anh cũng đang ra sức xúc tiến việc
giúp đỡ thực dân Pháp và can thiệp thẳng vào Đông Dương, hòng biến
Đông Dương thành một một căn cứ chống cộng ở Đông Nam châu Á
và một cứ điểm chiến lược trong kế hoạch chuẩn bị chiến tranh đánh
phá Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân [48, tr.346].
77
Cuộc kháng chiến của các dân tộc Đông Dương mật thiết gắn bó với
cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình của nhân dân các nước trên thế giới.
Nhân dân Đông Dương đánh thực dân Pháp không những để giành
tự do, độc lập thật sự cho mình mà còn để bảo vệ cho hoà bình và
dân chủ thế giới [48, tr.359].
Trên cơ sở phân tích tình hình, Đảng đưa ra khẩu hiệu của Việt Nam là:
tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập
hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới.
Từ việc xác định rõ vị trí của cuộc kháng chiến, Đảng đã đề ra những
nhiệm vụ cụ thể:
a. Tố cáo bằng đủ mọi cách mưu mô gây chiến của bọn đế quốc do
Mỹ cầm đầu.
b. Tố cáo chính sách can thiệp của Mỹ - Anh giúp thực dân Pháp và
bọn bù nhìn ở Đông Dương.
c. Ra sức tuyên truyền ủng hộ Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân,
củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân các dân tộc Đông Dương và
nhân dân các nước đó.
d. Liên kết chặt chẽ cuộc chiến đấu của ta với phong trào đấu tranh
cho hoà bình và dân chủ thế giới; hưởng ứng phong trào đó bằng
mọi cách; gây phong trào các chiến sỹ bảo vệ hoà bình thế giới
đ. Liên kết cuộc kháng chiến của ta với phong trào phản chiến của
nhân dân Pháp; thống nhất hành động với Đảng Cộng sản Pháp.
e. Thực hiện sự giúp đỡ của Liên Xô, cùng các nước dân chủ nhân dân
Đông Âu về mọi mặt, làm cho các nước đó thiết thực giúp đỡ cuộc
kháng chiến của Việt Nam, Cao Miên, Ai Lao [48, tr.360].
Tiếp đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, tháng 2 năm
1951, Đảng đã đề ra phương hướng, chính sách đối ngoại nhằm phát huy sự
ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến trong giai đoạn mới. Đại hội
chỉ rõ:
78
Chính sách đối ngoại của ta là chính sách ngoại giao có tính chất dân tộc
và dân chủ. Nguyên tắc cơ bản của chính sách đó là: bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ
và thống nhất quốc gia; ủng hộ phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa
và nửa thuộc địa; bảo vệ hòa bình dân chủ thế giới, chống bọn phong kiến,
đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân
khác, hợp tác thân thiện, tự do và bình đẳng với chính phủ và nhân dân các
nước [56, tr.145].
Đảng đề ra chủ trương:
Tiến hành đến cùng cuộc kháng chiến để tiêu diệt thực dân Pháp xâm
lược và đánh đổ bọn can thiệp Mỹ, thắt chặt tình đoàn kết với nhân
dân lao động Pháp và Mỹ trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp -
Mỹ. Tích cực giúp đỡ cuộc chiến tranh giải phóng của các dân tộc Ai
Lao và Cao Miên. Củng cố mối quan hệ hữu nghị với Liên Xô,
Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, sẵn sàng đặt quan
hệ ngoại giao chính thức với các nước, nhất là những nước láng
giềng Đông Nam Á, trên nền tảng bình đẳng, thân thiện và tôn trọng
chủ quyền của nhau [56, tr.145-146].
Trên cơ sở chủ trương, chính sách trên, Đại hội đề ra nhiệm vụ của công
tác đối ngoại như sau:
1. Xúc tiến việc đặt các cơ quan ngoại giao và củng cố quan hệ ngoại
giao với các nước bạn.
2. Tích cực giúp đỡ cuộc kháng chiến của các dân tộc: Ai Lao,
Cao Miên.
3. Có kế hoạch theo dõi và đả phá kịp thời những mưu mô và hành
động ngoại giao của bọn bù nhìn Việt gian ở những nước Đông
Nam Á.
4. Củng cố mối liên hệ với nhân dân Pháp để tiến tới những hình thức
phối hợp đấu tranh chống Pháp - Mỹ, quyết liệt và phong phú hơn.
79
5. Phát triển ngoại giao nhân dân, đặc biệt chú trọng tham gia các cuộc
vận động giữa những đoàn thể nhân dân Việt Nam với các đoàn thể
nhân dân thế giới.
6. Đào tạo và bổ túc cán bộ ngoại giao - luôn chọn những cán bộ đáng
tin cẩn về chính trị, giáo dục, chu đáo về tư tưởng, chính sách và
đạo đức cách mạng, huấn luyện họ thành những cán bộ ngoại giao
mới. Đề phòng khuynh hướng ngoại giao hình thức theo lối tư sản
[56, tr.148].
Nội dung đường lối đối ngoại và sách lược ngoại giao trong giai đoạn
mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam là nhằm phục vụ cho mục tiêu lớn nhất
của công cuộc kháng chiến: tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại can thiệp Mỹ,
bảo vệ hòa bình thế giới. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra những biện
pháp đối ngoại chủ yếu trong thời kỳ mới:
- Phối hợp với quân giải phóng Tàu để nhanh chóng đánh tan quân đội
Tưởng, cô lập quân đội Pháp và sớm giải phóng toàn bộ biên giới phía Bắc, mở
cửa ngõ thông ra thế giới.
- Ra sức tuyên truyền quốc tế, giành thêm sức ủng hộ của lực lượng dân
chủ thế giới.
- Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước
dân chủ nhân dân, “làm cho các nước đó thiết thực giúp đỡ cuộc kháng chiến
của Việt Nam, Ai Lao và Cao Miên” trở thành ưu tiên hàng đầu trong hoạt
động ngoại giao nhằm góp phần xoay chuyển cục diện cuộc kháng chiến.
- Liên kết chặt chẽ cuộc chiến đấu của Việt Nam với phong trào đấu
tranh cho hòa bình và dân chủ thế giới, coi cuộc kháng chiến của Việt Nam là
bộ phận của cuộc đấu tranh có tính toàn cầu này.
- Liên kết cuộc kháng chiến của Việt Nam với phong trào phản chiến của
nhân dân Pháp; thống nhất hành động với Đảng Cộng sản Pháp.
- Duy trì chủ trương tích cực ủng hộ phong trào của các nước thuộc địa
và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
80
- Phải kịp thời và triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, giữa lực lượng bù nhìn thân Pháp và thân Mỹ để phân hóa và làm
suy yếu sức mạnh của kẻ thù [110, tr.115-116].
Đảng Lao động Việt Nam đảm nhận sứ mệnh lịch sử trọng đại vừa tiếp
tục lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân ta, vừa có nghĩa vụ giúp đỡ các
Đảng cách mạng ở Lào và Campuchia đấu tranh thắng lợi.
Có thể nói, Đại hội lần thứ II của Đảng đã đánh dấu bước phát triển mới
của chính sách đối ngoại. Đảng công khai xác định cách mạng Việt Nam là một
bộ phận của phong trào dân chủ trên thế giới, Việt Nam là một tiền đồn của hệ
thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Từ đây, ngoại giao Việt Nam ngày
càng phát triển trên ba mặt: Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Những chủ trương, chính sách và nhiệm vụ, biện pháp đối ngoại trên
đây đã được triển khai cụ thể bằng sự chỉ đạo của Đảng trong những năm
tháng tiếp theo của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây cũng là cơ
sở cho các hoạt động nhằm tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế
của Đảng.
Tháng 3 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết lần
I, xác định cuộc kháng chiến của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của
phong trào bảo vệ hòa bình thế giới do Liên Xô lãnh đạo Toàn dân tích cực
tham gia kháng chiến và các cuộc vận động quốc tế chống bọn gây chiến và
bảo vệ hòa bình.
Ngày 24-12-1951, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra thông tư hoan
nghênh Nghị quyết của Hội đồng Hòa bình thế giới và vạch rõ Việt Nam luôn
chủ trương hòa bình “ nhưng giặc Pháp đã phá hoại ý nguyện hòa bình đó của
ta, chúng âm mưu cướp nước ta. Cho nên chúng ta phải kiên quyết kháng chiến
đến toàn thắng. Vì vậy, cuộc kháng chiến của ta không chỉ là một cuộc xây
dựng hòa bình ở Việt Nam, trái lại giặc Pháp là kẻ thù phá hoại hòa bình ở Việt
Nam [56, tr.620-621].
81
Ngày 02-12-1953, Ban Bí thư ra Chỉ thị: “Chỉ có kiên quyết kháng
chiến, nhân dân ta mới đạt được mục đích độc lập, tự do, hạnh phúc và hòa
bình chân chính” [57, tr.150-151].
Bước sang năm 1954, ngay sau khi quân và dân Việt Nam nổ súng tấn
công quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ngày 18-3-1954, Ban Bí
thư ra Chỉ thị về việc mở rộng tuyên truyền những chiến thắng của Việt Nam ở
Điện Biên Phủ. Chỉ thị nêu rõ, trong việc tuyên tuyên truyền ra bên ngoài, Đài
phát thanh và các cơ quan tuyên truyền quốc tế cần chú ý nhấn mạnh một điểm
là nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Miên - Lào rất tha thiết với hòa bình,
nhưng nếu bọn xâm lược cứ tiếp tục chiến tranh thì chúng còn gặp nhiều thất
bại lớn hơn nữa và nhất định sẽ bị tiêu diệt.
Tóm lại, sớm nhận thức được sự thay đổi của tình hình thế giới và trong
nước cũng như cục diện của cuộc kháng chiến, Đảng Lao động Việt Nam,
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chủ trương, biện pháp nhằm
gắn cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam với phong trào bảo vệ hòa bình
thế giới, kết hợp mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam với mục tiêu đấu
tranh của nhân loại tiến bộ, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với
cuộc kháng chiến, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng của
nhân dân thế giới. Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng để đưa
cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi.
3.2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG CHỈ ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ
QUỐC TẾ
3.2.1. Vận động các nước xã hội chủ nghĩa công nhận, đặt quan hệ
ngoại giao và giúp đỡ Việt Nam
Khi cách mạng Trung Quốc thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ
trương tăng cường các hoạt động ngoại giao nhân dân. Các tổ chức, đoàn thể
lao động, thanh niên, phụ nữ Việt Nam đã tổ chức mít tinh, gửi điện chúc mừng
nhân dân và Chính phủ Trung Quốc. Ngày 26-11-1949, Chủ tịch Mao Trạch
Đông gửi điện cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh và chúc cuộc kháng chiến của
82
nhân dân Việt Nam mau chóng giành được thắng lợi hoàn toàn. Ngày 5-12-
1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới Chủ tịch Mao Trạch Đông chúc mừng
sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Bức điện có đoạn: "Hai dân
tộc Việt - Hoa có mối quan hệ anh em trải mấy nghìn năm lịch sử. Từ đây, mối
quan hệ ấy sẽ càng mật thiết để phát triển tự do và hạnh phúc của hai dân tộc
ta, và để bảo vệ dân chủ thế giới và hoà bình lâu dài" [126, tr.254].
Ngay sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời, ngày 3-10 -
1949, Liên Xô công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Trung
Quốc. Tiếp đó, hàng loạt các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa công nhận
và đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Từ đây, hành lang địa lý - chính trị
của phe xã hội chủ nghĩa được mở rộng đến tận biên giới Việt - Trung. Đây là
một cơ hội lớn để Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có điều kiện thiết lập các mối
quan hệ trực tiếp với Trung Quốc, Liên Xô và các nước khác trong phe xã hội
chủ nghĩa.
Ngày 2-l-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về việc đẩy
mạnh việc tuyên truyền gây thiện cảm với nước Trung Hoa Dân chủ nhân dân
và Quân giải phóng.Chỉ thị nêu những nhiệm vụ cần thực hiện: Cần phải nêu rõ
sự toàn thắng của cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng lớn lao đối với thế giới
nói chung và đặc biệt đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam; Hoan
nghênh Quân giải phóng phá tan kế hoạch cấu kết của thực dân Pháp với tàn
quân Trung Hoa Dân quốc, đồng thời vạch rõ quân đội Việt Nam và Quân giải
phóng Trung Quốc đều vì mục đích dân tộc và dân chủ mà chiến đấu, nếu
Quân giải phóng bắt buộc phải kéo vào Việt Nam truy nã tàn quân Trung Hoa
Dân quốc, thì ta sẽ nhiệt liệt hoan nghênh, sẽ hợp lực cùng Quân giải phóng
tiêu diệt kẻ thù chung; Giải thích cho quân và dân hai nước hiểu rõ nhau về mọi
mặt và hiểu rõ sự liên quan mật thiết, ràng buộc vận mạng của hai dân tộc trong
hiện tại và tương lai.
Về kế hoạch thực hiện, Chỉ thị nêu: Tại các vùng biên giới, bộ đội cần tổ
chức liên hoan, mít tinh hoan nghênh Quân giải phóng, lập các đoàn đại biểu
83
quân đội, nhân dân Việt Nam sang thăm Trung Hoa và Quân giải phóng; trên
các đài phát thanh, báo chí như Cứu quốc, Sự thật phải có bài, có mục nói về
Trung Hoa; tiến tới thành lập một tổ chức mà tôn chỉ là phát triển tinh thần hữu
nghị giữa hai dân tộc Hoa - Việt [55, tr.2-6].
Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra tuyên bố với các chính phủ và nhân dân thế
giới, Người khẳng định tính hợp pháp và chính sách đối ngoại của Chính
phủ Việt Nam:
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là chính phủ hợp pháp duy
nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam. Căn cứ trên quyền lợi chung,
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại
giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh
thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ
hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới [126, tr.310-311].
Ngày 15-1-1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố công
nhận nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và tỏ ý sẵn sàng đặt quan hệ ngoại
giao ở cấp đại sứ. Ngày 18-1-1950, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa công nhận
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Trước sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh chủ trương chủ động tranh thủ sự công nhận và giúp đỡ trực tiếp
của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện chủ trương này, Chủ
tịch Hồ Chí Minh quyết định đi thăm Trung Quốc và Liên Xô.
Ngày 21-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Bắc Kinh. Trong cuộc hội
đàm với Thủ tướng Chu Ân Lai và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung
Quốc, Người đã thông báo tình hình cách mạng Việt Nam, đường lối chủ
trương của Đảng Cộng sản Đông Dương và đề nghị Trung Quốc giúp đỡ cuộc
kháng chiến của Việt Nam. Trung Quốc hoàn toàn đồng tình với đường lối và
chủ trương của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo
và hứa sẽ tích cực giúp đỡ về tinh thần và vật chất.
84
Cũng tại cuộc gặp gỡ trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ
Trung Quốc thông báo cho đồng chí Xtalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên
Xô biết Người đang ở thăm Trung Quốc và đề nghị được gặp Xtalin để thông
báo cho Chính phủ Liên Xô biết về tình hình cách mạng Việt Nam. Xtalin đồng
ý và mời Người sang thăm Liên Xô.
Ngày 23-1-1950, thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao Hoàng Minh Giám gửi công hàm đến Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Liên Xô, đề nghị hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức
và trao đổi đại sứ. Đáp lại lời đề nghị trên, ngày 30-1-1950, Bộ Ngoại giao
Liên Xô gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam công hàm thông báo Chính phủ Liên
Xô chấp thuận thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và
trao đổi công sứ.
Tiếp theo Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân khác lần
lượt công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 31-1-1950,
Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên; Ngày 2-2- 1950, Cộng hoà Tiệp
Khắc và Cộng hoà Dân chủ Đức; Ngày 3-2-1950, Cộng hoà nhân dân
Rumani; Ngày 5-2-1950, Cộng hoà nhân dân Ba Lan và Cộng hoà Nhân dân
Hungari; Ngày 8-2-1950, Cộng hoà nhân dân Bungari; Ngày 18-2-1950,
Cộng hoà nhân dân Anbani.
Việc Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân công nhận và
kiến lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam là một đại thắng lợi về
chính trị, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Từ
đây, tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các nước dân chủ thế
giới thêm chặt chẽ, sự giúp đỡ của các nước dân chủ đối với cuộc kháng chiến,
kiến quốc của Việt Nam tăng thêm; dân tộc Việt Nam sẽ có cơ hội để học tập
và trao đổi kinh nghiệm với các nước bạn bè. Thắng lợi ngoại giao của Việt
Nam càng đẩy thực dân Pháp và đế quốc vào thế bị động, lúng túng.
Cũng trong thời gian này, từ Bắc Kinh, ngày 3-2-1950, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đi tàu hoả đến Matxcơva. Trong thời gian ở Maxcơva, Người đã có các
85
cuộc gặp gỡ với những người đứng đầu Đảng, Nhà nước Liên Xô, Trung Quốc
(ngày 16-12-1949, Mao Trạch Đông dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Cộng sản
Trung Quốc sang thăm Liên Xô, lúc này đang ở Matxcơva), đại diện Đảng
Cộng sản Pháp và nhiều tổ chức quốc tế để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ
của các lực lượng tiến bộ trên thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân Việt
Nam chống thực dân Pháp.
Hội đàm với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Xtalin đề nghị Chủ tịch Hồ Chí
Minh giải thích tình hình Việt Nam và Đông Dương mà theo ông đang có
nhiều vấn đề khó hiểu, đặc biệt là về việc Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên
bố tự giải tán vào cuối năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông báo cho các
nhà lãnh đạo Liên Xô về cuộc Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; về tình thế gian nguy sau Cách mạng
Tháng Tám. Cách mạng Việt Nam đã phải vận dụng những chiến lược, sách
lược riêng để tồn tại và đi lên giữa muôn vàn khó khăn. Đảng Cộng sản Đông
Dương tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật cũng là
một biện pháp đau đớn buộc phải làm. Người còn thông báo tình hình cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đề nghị Liên Xô
cùng phong trào cộng sản và công nhân quốc tế giúp đỡ.
Nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày, Stalin và các nhà lãnh đạo Liên
Xô hiểu rõ hơn, thông cảm với tình hình khó khăn của cách mạng Việt Nam và
đồng tình với đường lối và chủ trương của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng
sản Đông Dương lãnh đạo trong những năm qua. Chính phủ Liên Xô hứa sẽ
tích cực viện trợ mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, sẽ
giúp đào tạo cán bộ trên mọi lĩnh vực, phục vụ cho công cuộc kháng chiến và
kiến quốc sau này của Việt Nam như lời khẳng định của đồng chí Stalin:
Liên Xô sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tất cả những gì có thể. Từ nay
trở đi, đồng chí có thể tin tưởng ở sự giúp đỡ của chúng tôi... chúng
tôi có nhiều hàng hoá, chúng tôi sẽ chuyển tới cho các đồng chí qua
86
Trung Quốc. Nhưng vì điều kiện tự nhiên trở ngại, chủ yếu Trung
Quốc sẽ giúp đỡ các đồng chí. Những gì Trung Quốc thiếu, chúng tôi
sẽ cung cấp [191, tr.286].
Ngay sau đó, những thoả thuận nói trên đã được thực hiện, Liên Xô viện
trợ cho Việt Nam một trung đoàn pháo cao xạ 37 mm, một số xe vận tải
Môlôtôva và thuốc quân y, trong đó có 5 tạ thuốc ký ninh (quinine). Trung
Quốc trang bị vũ khí cho một số đại đoàn bộ binh và một đơn vị pháo binh, vận
chuyển hàng viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam. Trung Quốc còn cử cố vấn
quân sự sang giới thiệu những kinh nghiệm chiến đấu của Quân giải phóng
Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc đồng ý cho Việt Nam đưa cán bộ, chiến sỹ
Trường Bổ túc Quân chính trung cấp (Trường Lục quân) và các đơn vị khác
sang Vân Nam để đào tạo và bổ túc cán bộ.
Trong cuốn hồi ký của Khơrútsốp (N. Khrushchev) - nguyên Bí Thư thứ
nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô,“Khrushchev
Remembers” xuất bản ở Mỹ năm 1970, ông đã đề cập đến chuyến thăm Liên
Xô không chính thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1950. Khrushchev nói
rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kể về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam
chống lại lực lượng chiếm đóng Pháp và đề nghị Liên Xô giúp đỡ về vật chất,
nhất là súng đạn. Sau khi rời Matxcơva, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư yêu
cầu Liên Xô cung cấp thuốc ký ninh vì lúc đó đồng bào Việt Nam đang phải
chịu đựng dịch sốt rét. Nền công nghiệp dược phẩm của Liên Xô khi đó sản
xuất rất nhiều thuốc ký ninh và Stalin tỏ ra rất hào phóng khi ra lệnh gửi cho
Việt Nam nửa tấn [160, tr.99].
Khơrútsốp cũng đề cập đến chi tiết tại buổi tiếp kiến các nhà lãnh đạo
Đảng, Nhà nước Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy ra từ cặp một “cuốn
tạp chí Xô viết - Liên Xô trên công trường xây dựng (The USSR under
Construction) - rồi xin chữ ký tay của Stalin”. Stalin và các nhà lãnh đạo Liên
87
Xô: Môlôtốp, Beria, Micoian, Bungaaniu, Malencốp ký tặng Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhưng sau đó Stalin đã bí mật chỉ đạo lấy lại cuốn tạp chí trên.
Đầu tháng 3 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Mátxcơva về Bắc
Kinh. Tại đây, Người gặp lại Thủ tướng Chu Ân Lai và một số nhà lãnh đạo
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hai bên đã bàn bạc những biện pháp phối hợp
hành động giúp Việt Nam tiếp nhận viện trợ. Trung Quốc hứa sẽ trang bị vũ
khí cho 6 đại đoàn và có thể nhận ngay vũ khí trên đất Trung Quốc, tỉnh Quảng
Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị
Trung Quốc cử cố vấn sang giúp Việt Nam. Sau đó, một đoàn cố vấn của
Trung Quốc sang giúp Việt Nam gồm 4 người: La Quý Ba, Ủy viên Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng đoàn cố vấn, Trần Canh, sau đó là
Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn Cố vấn về quân sự; Mai Gia Sinh, Cố vấn về
công tác tham mưu; Mã Tây Phu, Cố vấn về công tác hậu cần.
Chuyến đi thăm Trung Quốc và Liên Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh
cùng với việc Trung Quốc, Liên Xô và các nước anh em khác công nhận và đặt
quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một thắng lợi
ngoại giao có ý nghĩa to lớn đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từ đây có hậu phương kéo dài từ
Trung Quốc đến vùng biển Ban Tích, có sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất
của hơn 800 triệu nhân dân các nước anh em.
Tháng 6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến
dịch Biên Giới nhằm mục đích: “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực
địch, giải phóng một phần biên giới, mở thông đường giao thông với các nước
xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc” [1, tr.164]. Sau gần
một tháng chiến đấu (từ ngày 16-9 đến ngày 14-10-1950), quân và dân Việt
Nam đã giành thắng lợi vang dội, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên địch,
bằng hơn một nửa lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở Đông Dương, giải
phóng 5 thị xã, 13 thị trấn với 35 vạn dân. Căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng
88
và nối liền với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nối liền Việt Nam với các
nước xã hội chủ nghĩa. Với chiến thắng Biên giới năm 1950, Việt Nam đã phá
được thế bao vây, cô lập của kẻ thù, đưa cuộc kháng chiến sang một giai đoạn
phát triển mới. Cánh cửa hậu phương quốc tế đã được mở, từ đây, cách mạng
Việt Nam có thêm điều kiện thuận lợi để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Ngay sau khi Chiến dịch Biên Giới Thu - Đông năm 1950 kết thúc,
ngày 14-10-1950, từ Cao Bằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết một bức thư bằng
tiếng Anh, ký tên Din, gửi cho đồng chí Xtalin báo cáo về tình hình thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Trong thư, Người đã cảm ơn sự giúp đỡ to lớn của
Liên Xô và Trung Quốc đối với thắng lợi của Chiến dịch Biên Giới. Bức thư
còn nói về kế hoạch Đại hội Đảng toàn quốc dự kiến vào cuối tháng 12 năm
1950 để “thành lập một Đảng mới: Đảng Lao Động Việt Nam (The Vietnam
Labour Party)” [16, xem thêm Phụ lục]. Trong thư, Người nói nhiệm vụ đầu
tiên của Việt Nam là phải “cải cách” Đảng thành một đảng có một nửa triệu
đảng viên được huấn luyện tương đối về chủ nghĩa Mác - Lênin. Người thông
báo, hiện lúc này Việt Nam có khoảng 750.000 đảng viên nhưng trong số đó
nhiều người sẽ phải loại bớt, thanh trừ (cleansed out). Qua đó, thể hiện mong
muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc xây dựng một chính đảng vững
mạnh của giai cấp công nhân và của toàn thể dân tộc Việt Nam. Điều này
cũng đúng với chủ trương của Đảng về việc tạm ngừng kết nạp đảng viên
trong toàn quốc vào thời gian này như trong Chỉ thị của Ban Thường vụ
Trung ương Đảng ngày 14-9-1950:
Nay xét tình hình Đảng gần đây, và xét sự cần thiết chuẩn bị cho
Đảng ra hoạt động công khai, Trung ương quyết định tạm ngừng kết
nạp đảng viên mới trong toàn qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dang_lanh_dao_tranh_thu_su_ung_ho_giup_do_quoc_te_tu.pdf