Luận án Đánh giá kết quả điều trị rối loạn phát âm ở trẻ đã phẫu thuật khe hở võm miệng bằng phân tích ngữ âm
Nguyên tắc
- Lấy trẻ và gia đình trẻ làm trung tâm;
- Dạy từ mức độ dễ đến khó: những phụ âm /m/, /b/, /, // nên tập trước, Những P /k/, /n/, /, /, / nên tập sau.
- Lồng ghép việc tập luyện vào trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ như trong các trò chơi, xem tranh, .
- Kết hợp nhiều kĩ thuật, sử dụng phối hợp các phương pháp trực quan. c. Phương pháp:
Lấy tiếng làm đơn vị cơ bản để trị liệu RLP cho trẻ. Luyện cách phát âm: các âm vị P Đ trong tiếng (âm tiết có nghĩa: từ đơn). Luyện phát âm các âm vị P Đ theo cặp đối lập âm vị học (đối lập theo vị trí cấu âm và phương thức cấu âm. Vd: ma- na; nha- nga; ta- tha. Luyện phát âm vị P Đ trong từ đa tiết (từ ghép: áo quần, cha mẹ), trong tử láy (long lanh, thì thào, đảng đỉnh) trong các cụm từ (áo trắng, cờ đỏ, 3 con gà, đang đi, ăn rồi). Luyện phát âm vị P Đ trong câu. Tôi ăn cơm. Hôm nay trời mưa. Kết hợp các phương pháp dạy học như đàm thoại, phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, trò chơi hóa các hoạt động học tập. dưới hình thức hỗ trợ cá nhân trực tiếp. Kết hợp với giáo viên, cha mẹ, người thân để hỗ trợ chỉnh âm.
Mỗi tuần, luyện âm 3 buổi, mỗi buổi 30 - 40 phút. Mỗi buổi gồm các hoạt động theo trình tự: 5 phút cho các bài tập khởi động (thưởng là các trò chơi vận động bộ máy phát âm), 5 phút cho luyện tập phát âm - âm, 10 phút cho luyện tập phát âm tiếng, từ, cụm từ, câu, 10 phút cho các trò chơi mở rộng vốn từ, giao tiếp (có sử dụng từ có âm cần chữa lỗi), 10-15 phút cho hướng dẫn bài tập tiếng Việt, trong đó lưu ý tới những âm tiết có âm trẻ bị lỗi
khi nói.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_danh_gia_ket_qua_dieu_tri_roi_loan_phat_am_o_tre_da.pdf
- 2. TOM TAT LUAN AN (TIENG ANH).pdf
- 2. TOM TAT LUAN AN (TIENG VIET).pdf