Luận án Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ. 1

Chương 1. TỔNG QUAN . 3

1.1 Đặc điểm giải phẫu mũi và vùng trán. . 3

1.1.1 Giải phẫu mũi. 3

1.1.2 Giải phẫu vùng trán. 7

1.2 Nguyên nhân và phân loại tổn khuyết mũi. 20

1.2.1 Nguyên nhân . 20

1.2.2 Phân loại tổn thương khuyết mũi . 21

1.3 Các phương pháp điều trị tổn thương khuyết phần mềm mũi. . 21

1.3.1 Kế hoạch điều trị và phẫu thuật tạo hình . 21

1.3.2 Nguyên tắc và bậc thang điều trị phẫu thuật tạo hình . 22

1.4 Điều trị tổn khuyết mũi bằng vạt da vùng trán . 27

1.4.1 Lựa chọn bệnh nhân. 30

1.4.2 Các vấn đề về kỹ thuật mổ. 31

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36

2.1. Đối tượng nghiên cứu . 36

2.1.1. Nghiên cứu giải phẫu. 36

2.1.2. Nghiên cứu lâm sàng . 36

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 37

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu giải phẫu . 37

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng. 45

2.2.3. Đánh giá kết quả . 54

2.3. Phân tích và xử lý số liệu. 58

2.4. Đạo đức nghiên cứu . 58

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 59

3.1. Kết quả nghiên cứu giải phẫu các nguồn cấp máu cho da vùng trán . 593.1.1. Hệ động mạch thái dương nông. 59

3.1.2. Hệ tĩnh mạch thái dương nông. 64

3.1.3. Hệ mạch trên ròng rọc, trên ổ mắt . 65

3.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng. 72

3.2.1 Đặc điểm chung . 72

3.2.2. Đặc điểm kỹ thuật . 76

3.2.3. Kết quả phẫu thuật . 81

Chương 4. BÀN LUẬN . 91

4.1. Kết quả nghiên cứu giải phẫu . 91

4.1.1. Hệ động mạch thái dương nông. 91

4.1.2. Hệ tĩnh mạch thái dương nông. 99

4.1.3. Hệ mạch trên ròng rọc, trên ổ mắt . 101

4.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng. 104

4.2.1. Đặc điểm chung . 104

4.2.2.Đặc điểm kỹ thuật. 107

4.2.3. Kết quả. 111

KẾT LUẬN. 121

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf161 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố trường hợp điểm này nằm trong một hình chữ nhật đứng, kích thước 20 x 30 mm. * Đường đi Bảng 3.1 Góc tạo bởi nhánh trán và thân chung ĐM TDN (n = 31) Góc (độ) n % Nhỏ (≤ 135) 15 48,4 Vừa (136 - 160) 11 35,5 Lớn (161 - 180) 5 16,1 Trung bình 118,81 ± 53,47 Nhận xét: Nhánh trán chạy chếch lên trên và ra trước. Lấy thân ĐM TDN làm trục, đo được góc TB giữa nhánh trán với ĐM TDN là 118,81 ± 53,47 độ. Góc tạo bởi nhánh trán ĐM TDN và gò má cung tiếp Trong NC của chúng tôi, góc giữa nhánh trán và gò má cung tiếp trung bình là 40,5± 4,61o * Chiều dài Chiều dài thân nhánh trán được tính từ nguyên ủy đến điểm chia nhánh tận của nó. Chiều dài TB của thân nhánh trán là 69,78 ± 27,93 mm. * Đường kính Tại nguyên ủy, nhánh trán có ĐK TB là 2,19 ± 0,5 mm 61 * Các nhánh tận của nhánh trán động mạch thái dương nông Bảng 3.2 Đặc điểm các nhánh tận của nhánh trán (n=31) Chỉ số Nhánh sau 1 Nhánh sau 2 Nhánh giữa Nhánh trước Số tiêu bản có 30 19 25 25 Chiều dài TB 49,39 ± 21,78 48,42 ± 25,92 40,03 ± 21,49 28,17 ± 11,30 Góc với ĐM trán 80,47 ± 23,05 79,47 ± 16,49 112,88 ± 43,95 109,52 ± 30,06 Nhận xét: Nhánh tận đầu tiên thường được tách ra ở phía trên bờ ngoài hốc mắt, gần sát với đường chân tóc. Nhánh này đi lên trên và ra sau vùng đỉnh gọi là nhánh trán sau. Nhánh trán có thể cho 1 hoặc 2 nhánh trán sau. Nhánh được chia ra đầu tiên gọi là nhánh trán sau 1, nhánh trán sau 2 được chia ra sau nhánh đầu tiên và thường chạy song song với nhánh trán sau 1. Nhánh trán sau 1 xuất hiện là 96,77% tổng số tiêu bản, trong khi đó chỉ có 19/31 tiêu bản có nhánh trán sau 2, chiếm tỷ lệ 61,29%. Nhánh trán giữa là nhánh tách ra tiếp theo từ thân chung nhánh trán ĐM TDN. Nhánh này xuất hiện ở 25 tiêu bản chiếm 80,65%. Nhánh trán trước cũng xuất hiện với tần suất tương tự nhánh trán giữa. Chiều dài nhánh tận Chiều dài trung bình của nhánh trán sau 1, nhánh trán sau 2, nhánh giữa và nhánh trước lần lượt là 49,39 ± 21,78; 48,42 ± 25,92; 40,03 ± 21,49; 28,17 ± 11,30 mm. Góc tạo bởi các nhánh tận và nhánh trán 62 Góc với ĐM trán của nhánh trán sau 1, nhánh trán sau 2, nhánh giữa và nhánh trước lần lượt là: 80,47 ± 23,05; 79,47 ± 16,49; 112,88 ± 43,95; 109,52 ± 30,06 độ. * Các dạng chia nhánh tận của nhánh trán Bảng 3.3 Các dạng chia nhánh tận của nhánh trán (n =31) Dạng chia nhánh tận Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4 Số tiêu bản (n) 12 15 3 1 Tỉ lệ (%) 38,7 48,4 9,7 3,2 Nhận xét: nhánh trán tận hết bằng 1, 2, 3 hay 4 nhánh theo các dạng sau: Dạng I: nhánh trán chia làm 4 nhánh tận gồm có: nhánh trán sau 1, nhánh trán sau 2, nhánh trán giữa và nhánh trán trước. Dạng II: nhánh trán chia 3 nhánh tận là nhánh trán trước, giữa và nhánh trán sau. Dạng III: nhánh trán chia làm 2 nhánh tận Dạng IV: nhánh trán tận hết bằng 1 nhánh trán trước 63 A: 4 nhánh tận (mã số xác:308 trái) B: 3 nhánh tận (mã số xác: 833.1 trái) C: 2 nhánh tận (mã số xác:833.1 phải); D: 1 nhánh tận (mã số xác: 813 phải) Hình 3.1. Các dạng chia nhánh tận của nhánh trán 64 3.1.2. Hệ tĩnh mạch thái dương nông 3.1.2.1. Tĩnh mạch thái dương nông *Số lượng 100% ĐM TDN có 01 TM TDN *Vị trí 30/31 trường hợp có TM TDN nằm ngoài ĐM TDN, chiếm tỷ lệ 96,77%. Tất cả TM TDN đều nằm cùng lớp với ĐM TDN, ở lớp dưới cân thái dương. 3.1.2.2. Nhánh trán tĩnh mạch thái dương nông * Đường đi, tận hết Hình 3.2. Tĩnh mạch trán (mã số xác:788 T) Trong nhóm NC có 05 tiêu bản có TM nhánh trán TDN. TM này nhận máu vùng trán rồi đổ vào TM TDN ở vị trí thấp hơn nguyên ủy nhánh trán ĐM, càng chạy lên cao TM nhánh trán càng cách xa nhánh trán ĐM TDN. * Đường kính 05 tiêu bản TM nhánh trán lớn có kích thước đường kính trung bình 1,55 ± 0,21mm 65 * Tĩnh mạch tùy hành nhánh trán 27/31 tiêu bản (87,09%) có TM tùy hành chạy sát bên cạnh nhánh trán ĐM TDN đổ về TM TDN, trong đó có 13 tiêu bản có 1 TM tùy hành và 14 tiêu bản có 2 TM tùy hành, 4 tiêu bản còn lại không xác định được. Kích thước TM tùy hành rất nhỏ. * Nhánh trán TK VII Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào thấy nhánh trán của TK VII đi cùng lớp với bó mạch nhánh trán trong cân TDN. Các nhánh TK này luôn chạy dưới cân. 3.1.3. Hệ mạch trên ròng rọc, trên ổ mắt 3.1.3.1. Động mạch *Số lượng Trong nhóm NC, có tổng cộng 28/31 tiêu bản có ĐM trên ròng rọc, chiếm tỷ lệ 90,32%. 100% tiêu bản có ĐM trên ổ mắt. Hình 3.3: Bó mạch trên ròng rọc (Mã số xác: 306.2021 phải) 66 Hình 3.4: Bó mạch trên ổ mắt (Mã số xác: 306.2021 trái) *Đường kính Bảng 3.4 Đường kính động mạch Đường kính (mm) Trên ổ mắt (n=31) Trên ròng rọc (n=28) n % n % < 0,8 4 12,9 4 14,3 0,8 – 1,0 11 35,5 14 50,0 > 1,0 16 51,6 10 35,7 Trung bình 1,02 ± 0,25 0,96 ± 0,20 Nhận xét: Đường kính trung bình động mạch trên ổ mắt là 1,02 ± 0,25 mm. Trong đó, đa số tiêu bản có đường kính trên 1,0 mm, chiếm tỷ lệ 51,6%. Đường kính trung bình của động mạch trên ròng rọc là 0,96 ± 0,20 mm. Hầu hết đường kính động mạch trên ròng rọc nằm trong khoảng 0,8 – 1,0 mm, chiếm tỷ lệ 50,0%. 67 Bảng 3.5 Khoảng cách từ động mạch tới đường giữa tại bờ trên cung mày Khoảng cách (mm) Trên ổ mắt (n=31) Trên ròng rọc (n=28) Nhỏ nhất 15,12 9,74 Lớn nhất 40,51 34,39 Trung vị 24,52 16,96 Trung bình 24,99 ± 5,41 19,16 ± 7,49 Nhận xét: Trong nhóm NC, khoảng cách từ ĐM trên ổ mắt tới đường giữa tại bờ trên cung mày là 24,99 ± 5,41 mm. Khoảng cách nhỏ nhất là 15,12 mm, lớn nhất 40,51 mm, trung vị 24,52 mm. Khoảng cách trung bình từ ĐM trên ròng rọc đến đường giữa tại bờ trên cung mày là 19,16 ± 7,49 mm, khoảng cách nhỏ nhất 9,74 mm, lớn nhất 34,39 mm, trung vị là 16,96 mm. Hình 3.5: Đo khoảng cách từ ĐM trên ổ mắt và trên ròng rọc đến đường giữa (Mã số xác: 128-14) 68 Bảng 3.6 Khoảng cách từ động mạch tới góc mắt trong tại bờ trên cung mày Khoảng cách (mm) Trên ổ mắt (n=31) Trên ròng rọc (n=28) Nhỏ nhất 7,76 1,56 Lớn nhất 33,51 18,03 Trung vị 12,42 3,31 Trung bình ± SD 13,54 ± 5,13 4,75 ± 3,75 Nhận xét: Khoảng cách trung bình từ ĐM trên ổ mắt đến góc mắt trong tại bờ trên cung mày là 13,54 ± 5,13 mm, nhỏ nhất là 7,76 mm, lớn nhất là 33,51 mm, trung vị 12,42 mm. Khoảng cách trung bình từ ĐM trên ròng rọc đến góc mắt trong tại bờ trên cung mày là 4,75 ± 3,75, nhỏ nhất 1,56 mm, lớn nhất 18,03 mm. Bảng 3.7 Chiều dài động mạch đi vào cơ trán Chiều dài (mm) Trên ổ mắt Trên ròng rọc n % n % < 10 9 29,0 14 50,0 10 – 20 14 45,2 12 42,9 > 20 8 25,8 2 7,1 Tổng 31 100 28 100 Trung bình ± SD 14,88 ± 9,16 9,63 ± 5,18 69 Nhận xét: Chiều dài động mạch trên ổ mắt đi vào cơ trán đa số nằm trong khoảng từ 10 – 20 mm, chiếm tỷ lệ 45,2%. Độ dài trung bình là 14,88 ± 9,16 mm. Chiều dài trung bình động mạch trên ròng rọc đi vào cơ trán là 9,63 ± 5,18 mm, đa số ở mức dưới 10 mm, chiếm tỷ lệ 50,0%. Bảng 3.8 Chiều dài động mạch đi vào tổ chức dưới da Chiều dài (mm) Trên ổ mắt Trên ròng rọc n % n % < 40 3 9,7 22 78,6 40 – 50 4 12,9 2 7,1 > 50 24 77,4 4 14,3 Tổng 31 100 28 100 Trung bình ± SD 58,57 ± 14,63 31,39 ± 13,92 Nhận xét: Chiều dài động mạch trên ổ mắt đoạn đi vào tổ chức dưới da là 58,57 ± 14,63 mm, trong đó, đa số trên 50 mm, chiếm tỷ lệ 77,4%. Chiều dài động mạch trên ròng rọc đoạn đi vào tổ chức dưới da là 31,39 ± 13,92 mm, đa số dưới 40 mm, chiếm tỷ lệ 78,6%. 70 Hình 3.6: Phẫu tích mạch và xác định vị trí mạch đi vào cơ trán (Mã số xác 311.2021) 3.1.3.2. Tĩnh mạch Bảng 3.9 Đường kính tĩnh mạch (tại bờ trên cung mày) Đường kính (mm) Trên ổ mắt (n=31) Trên ròng rọc (n=28) Nhỏ nhất 0,69 0,40 Lớn nhất 1,20 1,34 Trung vị 0,85 0,89 Trung bình ± SD 0,87 ± 0,15 0,91 ± 0,19 Nhận xét: Đường kính tĩnh mạch trên ổ mắt trung bình là 0,87 ± 0,15 mm, lớn nhất 1,20 mm, nhỏ nhất là 0,69 mm. Đường kính trung bình tĩnh mạch trên ròng rọc là 0,91 ± 0,19 mm, trong đó nhỏ nhất là 0,40 mm, lớn nhất là 1,34 mm. 71 Bảng 3.10 Vị trí tĩnh mạch (so với động mạch) Khoảng cách (mm) Trên ổ mắt Trên ròng rọc n % n % < 5 26 83,87 14 50 5 – 10 4 12,90 14 50 > 10 1 3,23 0 0 Tổng 31 100 28 100 Trung bình ± SD 1,81 ± 3,37 4,28 ± 2,82 Nhận xét: Khoảng cách giữa TM và ĐM trên ổ mắt trung bình là 1,81 ± 3,37 mm, trong đó, đa số cách ĐM dưới 5 mm, chiếm tỷ lệ 83,87%. Khoảng cách giữa TM và ĐM trên ròng rọc trung bình là 4,28 ± 2,82 mm, trong đó 50% cách ĐM dưới 5 mm, 50% cách ĐM trong khoảng từ 5 – 10 mm. 72 3.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng 3.2.1 Đặc điểm chung 3.2.1.1. Phân bố theo giới Biểu đồ 3.1 Phân bố tổn thương theo giới (n=48) Nhận xét: Đa số BN trong nhóm NC là nam, chiếm tỷ lệ 54,20%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,18/1. 3.2.1.2. Phân bố theo tuổi 4. Biểu đồ 3.2 Phân bố tổn thương theo tuổi (n=48) 54.20% 45.80% Nam Nữ 10.4% 22.9% 22.9% 27.1% 16.7% 80 73 Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 54,00 ± 23,7 tuổi, BN cao tuổi nhất là 93 tuổi, BN nhỏ tuổi nhất là 6 tuổi. Nhóm tuổi hay gặp nhất trong NC là từ 60 – 79 tuổi, chiếm tỷ lệ 27,1%. Ít gặp nhất là nhóm BN dưới 20 tuổi, chỉ có 5/48 BN chiếm tỷ lệ 10,4%. 3.2.1.3. Phân bố đối tượng theo nguyên nhân tổn thương (n=48) Bảng 3.11 Nguyên nhân tổn thương (n=48) Nguyên nhân tổn thương n % Tai nạn giao thông 1 2,1 Tai nạn lao động 3 6,3 Tai nạn sinh hoạt 3 6,3 Sau cắt u lành 4 8,3 Sau cắt u ác 28 58,3 Di chứng chấn thương 4 8,3 Di chứng xạ trị 2 4,2 Bẩm sinh 3 6,3 Tổng 48 100 Nhận xét: Trong nhóm NC, hầu hết nguyên nhân tổn thương là sau cắt các tổn thương ác tính, với 28/48 BN chiếm tỷ lệ 58,3%. Ít gặp nhất là tổn thương do tai nạn giao thông, với chỉ 1/48 BN chiếm tỷ lệ 2,1%. 74 3.2.1.4. Phân bố theo tính chất tổn thương Vị trí tổn thương Biểu đồ 3.3 Phân bố vị trí tổn thương mũi Nhận xét: Có 67 đơn vị tổn thương trên 48 bệnh nhân, vị trí tổn thương hay gặp nhất là cánh mũi, với 26/67 đơn vị chiếm tỷ lệ 38,8%. Vị trí ít gặp nhất là trụ mũi, với 9/67 đơn vị chiếm tỷ lệ 13,4%. Kích thước tổn thương Bảng 3.12 Phân loại theo kích thước tổn thương (n=48) Kích thước tổn thương n % Dưới 2 cm2 9 18,8 2 –4 cm2 19 39,6 >4 cm2 20 41,6 Tổng 48 100 Nhận xét: Trong nhóm NC, hầu hết BN có kích thước tổn thương lớn ≥ 4cm2, với 20/48 BN chiếm tỷ lệ 41,6%. Trung vị là 3,9 cm2 23.90% 38.80% 23.90% 13.40% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% đầu mũi cánh mũi sống mũi trụ mũi 75 Theo chiều dày tổn thương Bảng 3.13 Phân loại theo chiều dày tổn thương (n=48) Chiều dày tổn thương n % Khuyết nông 3 6,3 Khuyết sâu (da, tổ chức dưới da, sụn) 20 41,7 Khuyết xuyên tổ chức da, sụn niêm mạc 25 52,1 Tổng 48 100 Nhận xét: Trong NC, chỉ có 3/48 BN có khuyết nông, chiếm tỷ lệ 6,3%. Nhóm BN có tổn thương khuyết xuyên tổ chức da, sụn, niêm mạc chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 25/48 BN, chiếm tỷ lệ 52,1%. Số lượng đơn vị mũi tổn thương Bảng 3.14 Số lượng đơn vị mũi tổn thương (n=48) Số lượng đơn vị tổn thương n % 1 đơn vị 32 66,7 2 đơn vị 13 27,1 3 đơn vị 3 6,2 Tổng 48 100 Nhận xét: Trong nhóm NC, hầu hết BN tổn thương 1 đơn vị giải phẫu vùng mũi, với 32/48 BN chiếm tỷ lệ 66,7%. Chỉ có 3/48 BN có tổn thương 3 đơn vị giải phẫu, chiếm tỷ lệ 6,2%. 76 3.2.2. Đặc điểm kỹ thuật 3.2.2.1. Các dạng vạt đã được sử dụng Bảng 3.15 Các dạng vạt trán (n=48) Các dạng vạt trán n % Vạt cuống kinh điển 25 52,1 Vạt cuống TDN 12 25,0 Vạt kinh điển cuống dạng đảo 11 22,9 Tổng 48 100 Nhận xét: Dạng vạt trán hay được sử dụng nhất trong nghiên cứu là dùng vạt cuống kinh điển, với 25/48 BN chiếm tỷ lệ 52,1%. Vạt cuống TDN chỉ được sử dụng ở 12/48 BN chiếm tỷ lệ 25,0%. 3.2.2.2. Kích thước vạt Bảng 3.16 Kích thước vạt (n=48) Kích thước vạt n % Dưới 4 cm2 4 8,3 4 –6 cm2 9 18,8 >6 cm2 35 72,9 Tổng 48 100 Nhận xét: Chỉ 4 vạt có diện tích 6 cm2 (72,9%). Trong đó vạt nhỏ nhất có diện tích 2,36 cm2, vạt lớn nhất có diện tích là 31,4 cm2 77 3.2.2.3. Liên quan giữa đặc điểm tổn thương và các dạng vạt trán Mối liên quan giữa chiều dày tổn thương và các dạng vạt trán Bảng 3.17 Mối liên quan giữa chiều dày tổn thương và các dạng vạt tạo hình (n=48) Các dạng vạt trán Khuyết nông Khuyết sâu Khuyết xuyên tổ chức P n % n % n % Vạt cuống kinh điển 0 0 12 60,0 13 52,0 < 0,05 (p=0,008) Vạt cuống TDN 0 0 3 15,0 9 36,0 Vạt kinh điển cuống dạng đảo 3 100 5 25,0 3 12,0 Tổng 3 100 20 100 25 100 Nhận xét: Trong nhóm NC, các tổn thương sâu thường được chỉ định sử dụng vạt cuống kinh điển. Ngược lại, các tổn thương nông đều sử dụng vạt kinh điển cuống dạng đảo. Trong nhóm BN có tổn thương khuyết sâu và khuyết xuyên tổ chức, tỷ lệ dùng vạt trán cuống kinh điển lần lượt là 60,0% và 52,0%. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. 78 Mối liên quan giữa kích thước tổn thương và các dạng vạt trán Bảng 3.18 Mối liên quan giữa kích thước tổn thương và các dạng vạt trán (n=48) Các dạng vạt trán 4cm2 P n % N % n % Vạt cuống kinh điển 8 88,9 6 31,6 11 55,0 > 0,05 P=0,076 Vạt cuống TDN 0 0 7 36,8 5 25,0 Vạt kinh điển cuống dạng đảo 1 11,1 6 31,6 4 20,0 Tổng 9 100 19 100 20 100 Nhận xét: Trong nhóm NC, không có sự khác biệt giữa kích thước tổn thương và các dạng vạt trán, p > 0,05. 3.2.2.4. Thời gian cắt cuống vạt Bảng 3.19 Thời gian cắt cuống vạt theo ngày (n=35) Các dạng vạt trán 7 – 9 10 – 14 >14 Trung bình n % N % n % Vạt cuống kinh điển 3 13 6 26,1 14 60,9 16,6 ± 5,4 Vạt cuống TDN 2 16,7 4 33,3 6 50 14,6 ± 5,1 Tổng 5 14,3 10 28,6 20 57,1 15,9 ± 5,3 Nhận xét: Có 35/48 trường hợp cần tiến hành phẫu thuật cắt cuống vạt do vạt kinh điển cuống dạng đảo không cần cắt cuống vạt, có 2/25 trường hợp vạt cuống kinh điển không cần cắt cuống vì cuống vạt ở sát tổn thương khuyết mũi. Đa số BN cắt cuống vạt sau 14 ngày, với 20/35 BN chiếm tỷ lệ 57,1%. Thời gian 79 cắt cuống trung bình đối với vạt cuống kinh điển và vạt cuống TDN lần lượt là 16,6 ± 5,4 ngày và 14,6 ± 5,1 ngày, khác biệt có ý nghĩa với p = 0,032. Thời gian cắt cuống vạt trung bình là 15,9 ± 5,3 ngày. Bảng 3.20: Phân bố theo số lần phẫu thuật chỉnh sửa (n=48) Số lần phẫu thuật N % 0 lần 36 75,0 1 lần 9 18,8 2 lần 3 6,2 Tổng 48 100 Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân không tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa chiếm 75,0%. Số lượng BN được phẫu thuật chỉnh sửa 1 lần chiếm 18,8%. Chỉ có 3 BN phẫu thuật 2 lần chiếm 6,2%. 3.2.2.5. Các phương pháp tạo hình nơi cho vạt Bảng 3.21. Liên quan các dạng vạt và phương pháp tạo hình nơi cho vạt Các dạng vạt trán Đóng trực tiếp Ghép da dầy Ghép da xẻ đôi n % n % n % Vạt cuống kinh điển 12 48,00 2 8,00 11 44,00 Vạt cuống TDN 4 33,33 0 0 8 66,67 Vạt kinh điển cuống dạng đảo 7 63,64 1 9,09 3 27,27 Tổng 23 49.91 3 6,25 22 45,83 Nhận xét: Với vạt cuống kinh điển, tỷ lệ đóng da trực tiếp chiếm 48%. Vạt kinh điển cuống dạng đảo tỷ lệ đóng da trực tiếp cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 63,64%. Vạt cuống TDN có tỷ lệ tạo hình bằng ghép da xẻ đôi cao nhất chiếm 66,67%. 80 Bảng 3.22. Liên quan kích thước vạt và phương pháp tạo hình nơi cho vạt Kích thước vạt Đóng trực tiếp Ghép da dầy Ghép da xẻ đôi n % n % n % Dưới 4 cm2 4 100 0 0 0 0 4 –6 cm2 7 77,8 1 11,1 1 11,1 >6 cm2 12 34,3 2 5,7 21 60 Tổng 23 49.91 3 6,25 22 45,83 Nhận xét: Với các vạt có kích thước dưới 4 cm2 đều có thể đóng trực tiếp, các vạt có kích thước 4-6 cm2 tỷ lệ đóng trực tiếp chiếm 77,8%. Với các vạt >6 cm2 hầu hết phải ghép da xẻ đôi (60%) 81 3.2.3. Kết quả phẫu thuật 3.2.3.1. Kết quả gần Bảng 3.23 Kết quả gần (n=48) Kết quả gần Điểm n % Mức độ sống của vạt Vạt sống hoàn toàn 3 43 89,6 Hoại tử dưới 1/3 vạt 2 2 4,2 Hoại tử 1/3 đến 2/3 vạt 1 0 0 Hoại tử trên 2/3 vạt 0 3 6,3 Mức độ che phủ của vạt Che phủ đủ và theo đơn vị 3 31 64,6 Che phủ đủ nhưng không theo tiểu đơn vị 2 14 29,2 Che phủ thiếu gây biến dạng hình thể mũi 1 0 0 Không che phủ được phải dùng giải pháp khác 0 3 6,3 Biến chứng Không biến chứng 3 40 83,3 Biến chứng nhưng xử trí kịp thời không ảnh hưởng đến kết quả điều trị 2 3 6,3 Biến chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ 1 5 10,4 Biến chứng ảnh hưởng đến cả chức năng và thẩm mỹ 0 0 0 Liền vết mổ Liền kỳ đầu 3 41 85,4 Liền chậm không ảnh hưởng đến kết quả 2 2 4,2 Liền chậm ảnh hưởng đến thẩm mỹ 1 2 4,2 Không liền, phải dùng giải pháp khác 0 3 6,3 Biến dạng thứ phát Không gây biến dạng thứ phát 3 24 50,0 Có biến dạng thứ phát nhưng bệnh nhân chấp nhận được 2 12 25,0 Có biến dạng thứ phát ảnh hưởng đến chức năng tạm thời 1 9 18,8 Có biến dạng thứ phát ảnh hưởng nặng nề đến chức năng 0 3 6,3 Nhận xét: Vạt da sống hoàn toàn gặp ở 89,6%, mức độ che phủ đủ và theo đơn vị chiếm tỷ lệ 64,6%. BN không biến chứng gặp với tỷ lệ 83,3%. Vết mổ liền kỳ đầu ở 85,4%. 50% bệnh nhân không gặp biến dạng thứ phát. 82 Biểu đồ 3.4 Đánh giá kết quả gần của các phương pháp điều trị (n=48) Nhận xét: Đa số BN trong nhóm NC có kết quả tốt, chiếm tỷ lệ 66,7%, khá chiếm 22,9%. Tỷ lệ BN có kết quả ở mức độ trung bình chiếm 4,2% và kém chiếm 6,3%. 3.2.3.2. Kết quả xa Trong số 48 bệnh nhân nghiên cứu, có 5 bệnh nhân không kiểm tra được kết quả xa sau mổ do không liên lạc được với bệnh nhân hoặc bệnh nhân chết vì tuổi già. Vì vậy chỉ đánh giá trên 43 bệnh nhân 66.7% 22.9% 4.2% 6.3% Tốt Khá Trung bình Kém 83 Bảng 3.24 Kết quả điều trị xa sau 6 tháng (n=43) Kết quả xa Điểm n % Hình thể mũi Mũi phục hồi hình thể bình thường hoặc ảnh hưởng nhẹ, bệnh nhân chấp nhận hoặc chỉ cần 1 lần sửa chữa nhỏ 3 23 53,5 Mũi cần sửa chữa nhỏ thêm trên 2 lần để đạt hình thể bình thường 2 17 39,5 Mũi còn biến dạng hình thể cần có các phẫu thuật tạo hình mới để sửa chữa 1 0 0 Biến dạng ảnh hưởng nghiêm trọng hình thể cần thay thế bằng phương pháp khác 0 3 7,0 Đánh giá về mặt chức năng của tạo hình Thở thông thoáng 3 29 67,4 Ngạt mũi nhẹ bệnh nhân chấp nhận được 2 14 32,6 Ngạt mũi nặng bệnh nhân muốn phẫu thuật 1 0 0 Ngạt tắc mũi cần thay thế phương pháp khác để điều trị 0 0 0 Màu sắc vạt Đồng màu hoàn toàn với da xung quanh 3 0 0 Không đồng nhất về mầu sắc nhưng BN chấp nhận được 2 38 88,4 Thay đổi màu sắc tố rõ rệt 1 2 4,6 Vạt là tổ chức xơ sẹo khác biệt hoàn toàn với da xung quanh 0 3 7,0 Liền sẹo Liền sẹo tốt, sẹo mờ 3 26 60,5 Sẹo còn rõ nhưng bệnh nhân chấp nhận được 2 11 25,5 Liền sẹo xấu cần sửa chữa 1 3 7,0 Sẹo lồi, co kéo biến dạng mũi nghiêm trọng 0 3 7,0 Nơi cho vạt Không ảnh hưởng chức năng và thẩm mỹ 3 3 7,0 Sẹo hoặc da ghép còn khác biệt với da xung quanh nhưng bệnh nhân chấp nhận được 2 40 93 Co kéo biến dạng cung mày, mí mắt, sẹo xấu cần sửa chữa 1 0 0 Co kéo biến dạng ảnh hưởng chức năng các cơ quan lân cận 0 0 0 84 Nhận xét: Hình thể mũi được phục hồi bình thường hoặc chỉ ảnh hưởng nhẹ chiếm đa số với 53,5%. Đa số BN thở thông thoáng sau phẫu thuật chiếm 67,4%. 88,4% bệnh nhân có vạt da không đồng nhất về mầu sắc nhưng chấp nhận được. 60,5% BN liền sẹo tốt sau mổ. Nơi cho vạt có sẹo hoặc da ghép còn khác biệt với da xung quanh nhưng BN chấp nhận được chiếm 93%. Biểu đồ 3.5 Đánh giá kết quả xa của các phương pháp điều trị (n=43) Nhận xét: Sau 6 tháng phẫu thuật, BN có kết quả tốt, chiếm tỷ lệ 55,8 và kết quả khá là 30,2%. Chỉ có 7,0% BN có kết quả trung bình và 7,0% BN có kết quả kém. 55.8%30.2% 7.0% 7.0% Tốt Khá Trung bình Kém 85 3.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật Các dạng vạt: Bảng 3.25 Mối liên quan giữa các dạng vạt và kết quả điều trị gần (n=48) Các loại vạt trán KQ tốt KQ khá KQ trung bình KQ kém P n % n % n % n % Vạt cuống kinh điển 20 80 5 20 0 0 0 0 >0,05 Vạt cuống TDN 7 58,4 3 25 1 8,3 1 8,3 Vạt kinh điển cuống dạng đảo 5 45,5 3 27,3 1 9,1 2 18,2 Nhận xét: Tỷ lệ vạt cuống kinh điển cho kết quả tốt chiếm 80%, cao hơn so với vạt cuống TDN và vạt kinh điển cuống dạng đảo có tỷ lệ tương ứng là 58,4% và 45,5%. Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa với p>0,05. Bảng 3.26 Mối liên quan giữa các dạng vạt và kết quả điều trị xa (n=43) Các dạng vạt trán KQ tốt KQ khá KQ trung bình KQ kém P n % n % n % n % Vạt cuống kinh điển 15 71,4 5 23,8 1 4,8 0 0 >0,05 Vạt cuống TDN 5 41,7 5 41,7 1 8,3 1 8,3 Vạt kinh điển cuống dạng đảo 4 40,0 3 30,0 1 10,0 2 20,0 Trong nhóm sử dụng vạt cuống kinh điển, 71,4% BN có kết quả điều trị tốt. Tỷ lệ này ở nhóm sử dụng vạt cuống TDN và vạt kinh điển cuống dạng đảo lần lượt là 41,7% và 40,0%. Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa với p>0,05. 86 Bảng 3.27 Mối liên quan giữa vị trí tổn thương và kết quả điều trị gần (n=48) Vị trí tổn thương KQ tốt KQ khá KQ trung bình KQ kém P n % n % n % n % Đầu mũi 11 68,8 3 18,8 1 6,2 1 6,2 >0,05 Cánh mũi 17 65,4 6 23,1 1 3,8 2 7,7 >0,05 Sống mũi 10 62,5 5 31,2 1 6,2 0 0 >0,05 Trụ mũi 6 66,7 1 22,9 0 0 2 22,2 >0,05 Nhận xét: Trong nhóm có tổn thương vị trí đầu mũi, 68,8% BN có kết quả tốt. 65,4% tổn thương ở cánh mũi có kết quả gần tốt, 62,5% BN có tổn thương ở sống mũi có kết quả gần tốt và 66,7% BN có tổn thương ở trụ mũi có kết quả gần tốt. Không có mối liên quan về vị trí tổn thương và kết quả điều trị gần với các p > 0,05. 87 Bảng 3.28 Mối liên quan giữa vị trí tổn thương và kết quả điều trị xa (n=43) Vị trí tổn thương KQ tốt KQ khá KQ trung bình KQ kém P n % n % n % n % Đầu mũi 8 53,3 5 33,3 1 6,7 1 6,7 >0,05 Cánh mũi 13 54,2 7 29,2 2 8,3 2 8,3 >0,05 Sống mũi 7 53,8 5 38,5 1 7,7 0 0 >0,05 Trụ mũi 4 50 2 25 0 0 2 25 >0,05 Nhận xét: Trong nhóm có tổn thương vị trí đầu mũi, 53,3% BN có kết quả tốt. 54,2% tổn thương ở cánh mũi có kết quả tốt, 53,8% BN có tổn thương ở sống mũi có kết quả tốt và 50,0% BN có tổn thương ở trụ mũi có kết quả tốt. Không có mối liên quan về vị trí tổn thương và kết quả điều trị gần với các p > 0,05. 88 Số đơn vị tổn khuyết Bảng 3.29 Mối liên quan giữa số đơn vị tổn khuyết và kết quả phẫu thuật gần (n=48) Số đơn vị tổn khuyết KQ tốt KQ khá KQ trung bình KQ kém P n % n % n % n % 1 đơn vị 22 68,8 7 21,9 1 3,1 2 6,2 >0,05 2 đơn vị 8 61,5 4 30,8 1 7,7 0 0 3 đơn vị 2 66,7 0 0 0 0 1 33,3 Nhận xét: BN có một đơn vị tổn khuyết có tỷ lệ đạt kết quả gần tốt 68,8%, cao hơn BN có 2 và 3 đơn vị tổn khuyết với tỷ lệ lần lượt là 61,5% và 66,7%, khác biệt không có ý nghĩa với p >0,05. Bảng 3.30 Mối liên quan giữa số đơn vị tổn khuyết và kết quả phẫu thuật xa (n=43) Số đơn vị tổn khuyết KQ tốt KQ khá KQ trung bình KQ kém P n % n % n % n % 1 đơn vị 17 60,7 7 25,0 2 7,1 2 7,1 >0,05 2 đơn vị 6 46,2 6 46,2 1 7,7 0 0 3 đơn vị 1 50 0 0 0 0 1 50 Nhận xét: BN có một đơn vị tổn khuyết có tỷ lệ đạt kết quả xa tốt 60,7%, cao hơn BN có 2 và 3 đơn vị tổn khuyết với tỷ lệ lần lượt là 46,2% và 50,0%, khác biệt không có ý nghĩa với p >0,05. 89 Bảng 3.31 Mối liên quan giữa chiều dày tổn thương và kết quả phẫu thuật gần (n=48) Chiều dày tổn thương KQ tốt KQ khá KQ trung bình KQ kém P n % n % n % n % Khuyết nông 2 66,7 0 0 1 33,3 0 0 > 0,05 Khuyết sâu 14 70,0 5 25 1 5 0 0 Khuyết xuyên tổ chức 16 64 6 24 0 0 3 12 Nhận xét: BN có tổn thương khuyết nông đạt kết quả gần tốt là 66,7%, khuyết sâu và khuyết xuyên tổ chức có tỷ lệ đạt kết quả gần tốt tương ứng là 70,0% và 64,0%, khác biệt không có ý nghĩa với p>0,05. Bảng 3.32 Mối liên quan giữa chiều dày tổn thương và kết quả phẫu thuật xa (n=43) Chiều dày tổn thương KQ tốt KQ khá KQ trung bình KQ kém p n % n % n % n % Khuyết nông 1 50,0 0 0 1 50,0 0 0 >0,05 Khuyết sâu 10 55,6 7 38,9 1 5,6 0 0 Khuyết xuyên tổ chức 13 56,5 6 26,1 1 4,3 3 13,0 Nhận xét: BN có tổn thương khuyết nông đạt kết quả xa tốt là 50,0%, khuyết sâu và khuyết xuyên tổ chức có tỷ lệ đạt kết quả gần tốt tương ứng là 55,6% và 56,5%, khác biệt không có ý nghĩa với p>0,05. 90 3.2.3.4. Biến chứng phẫu thuật Bảng 3.33: Các biến chứng của phẫu thuật (n=48) Các dạng vạt Biến chứng Vạt cuống kinh điển Vạt cuống TDN Vạt kinh điển cuống dạng đảo n % n % n % Tụ máu dưới vạt 0 0 0 0 1 2,1 Nhiễm trùng 0 0 0 0 0 0 Ứ máu tĩnh mạch 0 0 3 6,3 5 10,4 Tổn thương thần kinh 0 0 0 0 0 0 Nhận xét: Biến chứng thường gặp nhất của phẫu thuật là ứ máu tĩnh mạch (16,7%), chủ yếu gặp ở vạt kinh điển cuống dạng đảo chiếm 10,4 % và vạt cuống TDN chiếm 6,3%. Tụ máu dưới da chỉ gặp 1 trường hợp (2,1%), gặp ở vạt kinh điển cuống dạng đảo. Vạt cuống kinh điển không trường hợp nào có biến chứng sau mổ. 91 Chương 4 5. BÀN LUẬN 4.1. Kết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_dieu_tri_ton_khuyet_mui_bang_cac_vat_da_v.pdf
  • pdf5. Quyet dinh Hoi dong danh gia luan an Ngo The Manh-đã xoay.pdf
  • docx4. Dong gop moi cua luan an.docx
  • pdf3. Luan an tom tat - Eng.pdf
  • pdf2. Luan an tom tat - Viet.pdf
Tài liệu liên quan