MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN . i
MỤC LỤC .ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .iv
THUẬT NGỮ TIẾNG ANH – TIẾNG VIỆT . v
DANH MỤC CÁC BẢNG .vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ .ix
DANH MỤC CÁC HÌNH. x
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3
1.1 Đặc điểm u màng não củ yên . 3
1.2 Giải phẫu học xương bướm. 5
1.3 Đặc điểm giải phẫu vùng củ yên. 7
1.4 Các cấu trúc giải phẫu liên quan đến u màng não củ yên . 8
1.5 Tổng quan điều trị u màng não củ yên. 22
1.6 Vài nét về tình hình nghiên cứu . 35
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 38
2.1 Thiết kế nghiên cứu. 38
2.2 Đối tượng nghiên cứu. 38
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 40
2.4 Cỡ mẫu của nghiên cứu. 40
2.5 Biến số nghiên cứu. 41
2.6 Phương pháp, công cụ đo lường và thu thập số liệu. 50
2.7 Qui trình nghiên cứu . 61
2.8 Phương pháp phân tích số liệu . 67
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu. 68iii
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ. 69
3.1 Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu. 69
3.2 Đánh giá chức năng thần kinh trước mổ . 73
3.3 Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ sọ não. 76
3.4 Đặc điểm phẫu thuật. 81
3.5 Kết quả sau mổ. 85
3.6 Các yếu tố liên quan kết quả lấy u . 88
3.7 Đánh giá kết quả chức năng thần kinh thị và các yếu tố liên quan đến kết
quả . 90
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN. 99
4.1 Đặc điểm chung dân số nghiên cứu . 99
4.2 Đánh giá kết quả lấy u. 110
4.3 Đánh giá chức năng dây thần kinh thị. 121
4.4 Các yếu tố liên quan đến sự phục hồi chức năng thần kinh thị . 124
KẾT LUẬN 128
KIẾN NGHỊ 130
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bệnh án minh họa
Phụ lục 2: Phiếu thu thập số liệu nghiên cứu
Phụ lục 3: Bảng qui đổi kết quả đo thị lực từ chỉ số thị lực thập phân và
Snellen sang chỉ số Logmar
Phụ lục 4: Phân độ giải phẫu bệnh u màng não theo WHO
171 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá kết quả điều trị u màng não củ yên bằng cách mở sọ lỗ khóa trên ổ mắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Dao cắt u siêu âm (Sonopet, Sonastar).
- Dụng cụ nẹp vít titanium cố định nắp sọ.
61
- Các dụng cụ dùng trong phẫu thuật có thiết kế hình dạng và đặc điểm
phù hợp cho phẫu thuật đường mổ lỗ khoá.
2.7 Qui trình nghiên cứu
2.7.1 Phương pháp chọn mẫu
Để chọn các bệnh nhân tham gia nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu liên
tiếp được sử dụng. Các bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn mẫu, không có tiêu
chuẩn loại trừ, đồng ý tiếp tục tham gia nghiên cứu sau mổ và có thời gian
theo dõi tái khám ít nhất 03 tháng đều được đưa vào mẫu nghiên cứu.
Phương thức tiến hành
Phiếu thu thập số liệu bệnh nhân (Phụ lục 2) và bảng đồng thuận tham
gia nghiên cứu được ghi nhận từ khi bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
cho đến thời điểm chấm dứt theo dõi hoặc khi bệnh nhân tử vong (nếu có).
Chuẩn bị bệnh nhân
Đề tài được trình duyệt thông qua trưởng phòng Nghiên Cứu Khoa Học
và lãnh đạo khoa Ngoại Thần Kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Đề tài nghiên cứu
được tiến hành các bước sau:
- Nơi thực hiện: Khoa ngoại thần kinh – bệnh viện Chợ Rẫy là nơi lấy
mẫu tiến hành nghiên cứu.
- Thời gian lấy mẫu là các bệnh nhân được phẫu thuật trong thời gian 2
năm (01/01/2016 đến 31/12/2017).
Các bệnh nhân có chỉ định điều trị và thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được
hội chẩn tại khoa ngoại thần kinh. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật viên tư vấn
phương pháp điều trị để người bệnh hiểu rõ được những ưu khuyết điểm và
nguy cơ của phương pháp phẫu thuật. Nghiên cứu viên đánh giá khả năng
tuân thủ điều trị và theo dõi của người bệnh và giới thiệu nghiên cứu cho
người bệnh và thân nhân người bệnh. Giải thích về bảng đồng thuận nếu
người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.
62
Khám và đánh giá trước phẫu thuật
Đánh giá bệnh nhân trước phẫu thuật u màng não củ yên và phối hợp các
chuyên khoa liên quan như khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa mắt và khoa nội
tiết.
Khám trước mổ
Ghi nhận các thông tin cá nhân: tuổi, giới tính, địa chỉ, lý do nhập viện,
thời gian khởi phát bệnh. Nếu nhập viện vì do triệu chứng mắt thì ghi nhận
thời gian bị mờ mắt.
Các triệu chứng cơ năng: mờ mắt, ám điểm, đau đầu, buồn ói và ói, rối
loạn kinh nguyệt (trong trường hợp người bệnh là nữ trong độ tuổi sinh đẻ).
Nếu có triệu chứng mờ mắt ghi nhận bên mắt tổn thương trước và diễn tiến mờ
mắt.
Các triệu chứng thực thể:
− Dấu thần kinh khu trú: liệt TK sọ, yếu liệt chi.
− Thị lực và thị trường đối chiếu.
Cộng hưởng từ sọ não có tiêm thuốc cản từ dùng để:
− Chẩn đoán u màng não củ yên.
− Các đặc điểm của u: vị trí u so với trung tâm, kích thước u (thể
tích khối u), dấu đuôi màng cứng, tính chất bắt thuốc, đo góc sàn
sọ - hố yên nơi giường u bám, đo khoảng cách u xâm lấn vào sâu
trong hố yên.
− Mức độ phù não quanh u.
− Đặc điểm u liên quan đến mạch máu.
− Đặc điểm u xâm lấn vào ống thị giác.
− Tương quan của u với giao thoa thị và thần kinh thị.
Khám chuyên khoa mắt: do bác sĩ chuyên khoa Mắt khám và đánh giá
− Đo thị lực.
63
− Đo thị trường
− Chụp hình đáy mắt hoặc soi đáy mắt.
− Kết quả được đo trong khoảng thời gian dưới 4 tuần trước mổ.
Đặc điểm phẫu thuật
Thu thập các dữ kiện trong lúc mổ: bên mở sọ, mở sọ có vào xoang
trán, bảo tồn được dây thần kinh I, mạch máu bị u bao quanh, có biến chứng
tổn thương mạch máu trong mổ hay không, có lấy u trong ống thị giác, mức
độ lấy u trên đại thể, cuống tuyến yên, lượng máu mất, thời gian phẫu thuật.
Ghi nhận các biến chứng bất thường trong mổ nếu có.
Theo dõi sau mổ
Chụp CT sọ não không cản quang trong vòng 24 giờ sau mổ đánh giá
các biến chứng máu tụ nội sọ sau mổ. Theo dõi sinh hiệu, tri giác và các dấu
thần kinh khu trú mới có sau mổ. Các biến chứng sớm sau mổ.
Đánh giá kết quả sớm trong vòng 7 ngày sau mổ: tri giác, khiếm khuyết
thần kinh, thị lực, thị trường đối chiếu và điểm Karnofsky tại thời điểm ra
viện.
Ghi nhận các biến chứng sau mổ
Các biến chứng do phẫu thuật được ghi nhận bao gồm: tổn thương mạch
máu (động mạch cảnh trong, động mạch não giữa, động mạch não trước), tổn
thương thần kinh khứu giác, thần kinh thị, thần kinh vận nhãn (dây thần kinh
sọ số III, IV, VI), động kinh sau mổ, máu tụ nội sọ sau mổ, phù não sau mổ,
nhồi máu não, rò dịch não tủy, viêm màng não, nhiễm trùng vết mổ.
Xử trí các sai sót kỹ thuật, tai biến, biến chứng:
Tất cả các bệnh nhân được theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tri giác sau mổ,
phát hiện các biến chứng, theo dõi và xử trí các biến chứng xảy ra trong và
sau khi phẫu thuật.
64
Tổn thương mạch máu trong khi mổ: bệnh nhân hôn mê, phù não do
nhồi máu vùng phân bố mạch máu tổn thương được phẫu thuật mở sọ giải ép
và hồi sức tiếp tục sau phẫu thuật.
Phù não: điều trị nội khoa chống phù não, phẫu thuật mở sọ giải ép nếu
tăng áp lực nội sọ không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Máu tụ nội sọ sau mổ: theo dõi bằng CT sọ não. Nếu chảy máu tiến triển
hoặc khối máu tụ gây hiệu ứng choáng chổ sẽ phẫu thuật lâý máu tụ và cầm
máu.
Rò dịch não tủy sau mổ: bệnh nhân được dẫn lưu dịch não tủy từ thắt
lưng và phối hợp kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong 5 – 7 ngày, rút dẫn lưu thắt
lưng khi hết rò dịch não tủy. Nếu vẫn còn rò dịch não tủy, tiến hành phẫu
thuật bít lỗ rò.
Viêm màng não: chọc dò thắt lưng lấy dịch não tủy xét nghiệm sinh hóa
(đạm, đường, lactate), tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tế bào thoái hóa), soi tìm
vi trùng, cấy vi trùng và kháng sinh đồ để chẩn đoán kịp thời. Điều trị kháng
sinh theo kháng sinh đồ (nếu cấy vi trùng dương tính) hoặc theo phác đồ điều
trị viêm màng não theo hướng dẫn sử dụng kháng sinh của bệnh viện.
Động kinh: điều trị cắt cơn bằng diazepam 10 mg tiêm tĩnh mạch, duy
trì bằng valproate sodium truyền tĩnh mạch.
Nhiễm trùng vết mổ: soi, cấy bệnh phẩm từ vết mổ và điều trị theo
kháng sinh đồ hoặc theo hướng dẫn sử dụng kháng sinh của bệnh viện.
Không tiếp cận được u do đường mở sọ nhỏ: tiến hành mở trán một bên trong
lúc mổ.
Tổn thương mạch máu lớn trong lúc mổ: dùng clip kẹp mạch máu, keo
cầm máu.
65
Kết quả giải phẫu bệnh
Dựa theo phân độ u hệ thần kinh trung ương của WHO ấn phẩm lần thứ
4 năm 2016 (WHO classification tumors of central neuvous system, 5th
edition, 2016) (bảng phụ lục 4). Đọc kết quả giải phẫu bệnh do khoa Giải
Phẫu Bệnh bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện.
Theo dõi tái khám sau khi ra viện
Chụp MRI sọ não có cản từ trong khoảng thời gian dưới 03 tháng sau mổ
đánh giá kết quả lấy u. Thời điểm 3 tháng đầu tiên sau mổ, người bệnh sẽ
được hẹn tái khám để phẫu thuật viên trực tiếp đánh giá:
− Tình trạng lâm sàng: các dấu thần kinh khu trú, thang điểm Karnofsky.
− Khám mắt: đo thị lực, thị trường, chụp đáy mắt không huỳnh quang
hoặc soi đáy mắt.
− Xét nghiệm nội tiết trục hạ đồi tuyến yên.
− Quá trình tái khám sẽ thực hiện tiếp theo mỗi 3 tháng đến hết thời gian
nghiên cứu hoặc khi bệnh nhân không quay lại tái khám nữa (chấm dứt
thời gian theo dõi ở lần tái khám cuối cùng) hoặc khi người bệnh đã tử
vong sau đó (vì các nguyên nhân khác).
Chuẩn bị bệnh nhân trước tham gia nghiên cứu
Các bệnh nhân u màng não củ yên được thông qua hội chẩn của khoa
ngoại thần kinh và có chỉ định phẫu thuật lấy u bằng đường mở sọ lỗ khóa
trên ổ mắt.
Các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chí chọn bệnh được phẫu thuật viên tư
vấn các ưu khuyết điểm của đường mổ mở sọ lỗ khoá trên ổ mắt và giới thiệu
về nghiên cứu. Nếu người bệnh đồng thuận tham gia nghiên cứu sẽ được chọn
đưa vào mẫu nghiên cứu.
66
Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu
MRI sọ não có u màng não củ yên và
có chỉ định phẫu thuật
PTV tư vấn cho người bệnh
và đồng thuận tham gia
nghiên cứu.
Phẫu thuật qua đường mổ
mở sọ thông thường.
Phẫu thuật đường mở sọ
lỗ khóa trên ổ mắt và
chẩn đoán trong mổ
UMNCY
Kết quả giải phẫu bệnh:
u màng não
Chọn vào mẫu nghiên cứu và
tiếp tục theo dõi
Không chọn vào
mẫu nghiên cứu
có
không
có
không
67
2.8 Phương pháp phân tích số liệu
Các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, cận lâm sàng của bệnh nhân được
biến số hóa thành các biến định tính, định lượng, danh định và được xử lý
bằng phần mềm thống kê Stata 10.0. Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới
dạng biểu đồ, dạng bảng và tìm mối tương quan của các yếu tố qua các phép
kiểm định thống kê phù hợp.
Thống kê mô tả
- Biến số định tính: tần suất, tỷ lệ phần trăm.
- Trung bình và độ lệch chuẩn của các biến số định lượng nếu tuân theo
phân phối chuẩn hoặc trung vị và khoảng tứ phân nếu tuân theo phân
phối bình thường.
- Biến số định lượng: tính giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và độ lệch
chuẩn ( SDX ).
Thống kê phân tích
- Kiểm định đơn biến, đa biến.
- Phép kiểm Χ2, Fisher so sánh các tỷ lệ.
- Phép kiểm T để so sánh hai trung bình.
- Ngưỡng có ý nghĩa thống kê được chọn là p < 0,05.
- Phân tích phương sai một yếu tố, dùng ANOVA kiểm định giả thuyết
trung bình của các nhóm.
- Phân tích đơn biến (Univariate) và đa biến (Multivariate)
- Phân tích tương quan: hệ số tương quan Pearson và phương trình hồi quy
đa biến.
Vai trò của người nghiên cứu
Là người thu thập số liệu, mời các đối tượng tham gia nghiên cứu.
Là phẫu thuật viên phụ hoặc chính, trực tiếp phẫu thuật các bệnh nhân
trong mẫu nghiên cứu dưới sự tư vấn của người hướng dẫn.
68
Kiểm tra bảng thu thập thông tin và bổ sung, điều chỉnh kịp thời nếu có
thiếu sót.
Theo dõi tiến độ thu thập số liệu, giải quyết kịp thời các vướng mắc, sai
sót trong quá trình thực hiện. Theo dõi tiến trình lấy mẫu thuận tiện đến khi
đủ cỡ mẫu cần thiết.
Quản lý hồ sơ nghiên cứu.
Nhập số liệu, làm sạch và phân tích số liệu.
Đánh giá kết quả nghiên cứu
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu
Đường mổ này cải tiến trên nền tảng đường mổ kinh điển đã thực hiện
tại BVCR hơn 20 năm.
Phẫu thuật viên đã có kinh nghiệm phẫu thuật u màng não củ yên bằng
các đường mổ kinh điển. Trước khi thực hiện đường mổ này phẫu thuật viên
đã được đào tạo và thực hành đường mổ lỗ khóa trên ổ mắt qua phẫu tích xác.
Đường mổ này đã được Hội Đồng Kỹ Thuật Chuyên Môn của khoa và
bệnh viện thông qua.
Chỉ thực hiện đường mổ này sau khi bệnh nhân đã được tư vấn rõ các
đường mổ, các ưu khuyết điểm và các biến chứng có thể xảy ra và đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu đã được thông qua Hội Đồng Đạo Đức trong nghiên cứu y
sinh học của Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh theo quyết định số
210/ĐHYD-HĐĐĐ.
69
CHƯƠNG 3 :
KẾT QUẢ
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu bắt đầu từ 01/01/2016, có 50
trường hợp u màng não củ yên được phẫu thuật lấy u qua đường mổ mở sọ lỗ
khóa trên ổ mắt. Các trường hợp phẫu thuật trong khoảng thời gian từ
01/01/2016 đến 31/12/2017 thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh và không có tiêu
chuẩn loại trừ được đưa vào mẫu nghiên cứu và được theo dõi đến
31/12/2019. Thời gian theo dõi trung bình 28,8 ± 10,5 tháng (ngắn nhất 3
tháng và dài nhất là 48 tháng)
Trong 50 trường hợp nghiên cứu bao gồm 49 trường hợp mới chẩn
đoán lần đầu và 01 trường hợp tái phát (được phẫu thuật lấy u qua đường mở
sọ dưới trán một bên trước đó 5 năm). Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có kết
quả như sau:
3.1 Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Tuổi
Bảng 3.1 : Thống kê tuổi của dân số nghiên cứu
Nhóm tuổi Tần suất Tỷ lệ (%)
Dưới 30 3 6
31-40 12 24
41-50 13 26
51-60 16 32
61-70 4 8
Trên 70 2 4
Tổng số 50 100
70
Biểu đồ 3.1 : Phân bố theo nhóm tuổi.
Nhận xét: Tuổi trung bình là 48,1 ± 11,6 tuổi. Nhỏ tuổi nhất là 27 và
lớn tuổi nhất là 73. Nhóm tuổi chiếm đa số từ 31 đến 60 tuổi chiếm 82%.
Không có trường hợp u nhỏ hơn tuổi thiếu niên.
Giới tính
Biểu đồ 3.2 : Phân bố giới tính (n=50)
Nhận xét: số lượng bệnh nhân nữ chiếm đa số, tỷ lệ nữ: nam là 7,33:1.
12%
88%
Nam
Nữ
71
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.2 : Đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng Tần suất (N) Tỷ lệ (%)
Thời gian từ lúc khởi bệnh đến khi nhập viện
< 3 tháng 21 42
3 – 12 tháng 17 34
12 – 24 tháng 8 16
> 2 năm 4 8
Lý do nhập viện
Mờ mắt 41 82
Đau đầu 6 12
Động kinh 2 4
Chóng mặt 1 2
Triệu chứng lâm sàng
Mờ mắt 48 96
Đau đầu 37 74
Buồn ói và ói 3 6
Yếu liệt chi 1 2
Co giật 2 4
Rối loạn kinh nguyệt 3 11
Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện theo thang điểm Karnofsky
90 – 100 34 68
80 – 90 16 32
0 – 80 0 0
Bệnh lý đi kèm
Cường giáp 2 4
Đái tháo đường 2 4
Di chứng nhồi máu não 1 2
Loét giác mạc 1 2
72
Nhận xét:
Thời gian khởi bệnh sớm nhất là 2 tuần và lâu nhất là 36 tháng. Thời
gian trung bình là 9,4 tháng với độ lệch chuẩn 10,4 tháng.Thời gian từ lúc
khởi phát đến khi nhập viện thường dưới 12 tháng (76%). Số người bệnh
nhập viện sớm trước 3 tháng chiếm tỷ lệ 42%.
Mờ mắt là than phiền chính của người bệnh chiếm 82% các trường hợp
khiến người bệnh nhập viện. Trong các trường hợp nhập viện vì mờ mắt ghi
nhận mờ cả hai mắt chiếm 83% và mờ chỉ một mắt phải hoặc mắt trái chiếm
17%.
Mờ mắt là triệu chứng thường gặp nhất có 48 trường hợp (96%), đây là
triệu chứng chính khiến người bệnh nhập viện. Tuy nhiên có 7 trường hợp
mặc dù có mờ mắt nhưng người bệnh nhập viện với lý do khác như động
kinh, đau đầu hay chóng mặt. Có những trường hợp rối loạn kinh nguyệt
thường gặp nhất là kinh nguyệt thưa hoặc vô kinh được ghi nhận ở những
người bệnh là nữ dưới 45 tuổi và trước đó kinh nguyệt bình thường. Triệu
chứng này ghi nhận 3/27 trường hợp, chiếm tỷ lệ 11,1%.
Bảng 3.3 : Điểm Karnofsky trước mổ
Điểm Karnofsky Tần suất (N) Tỷ lệ (%)
90 – 100 34 68,0
70 – 80 16 32,0
< 70 0 0
Tổng số 50 100
Nhận xét: tình trạng người bệnh trước mổ có điểm Karnofsky 90 – 100
chiếm tỷ lệ cao 68%. Các trường hợp có điểm Karnofsky 70 – 80 chiếm 32%
là các trường hợp người bệnh bị giới hạn hoạt động và sinh hoạt do sự khiếm
73
khuyết thị lực. Có một trường hợp yếu nhẹ nửa người trước mổ do di chứng
nhồi máu não trước đó. Ngoài ra, có một trường hợp loét giác mạc di chứng,
không đánh giá được thị lực, thị trường và đáy mắt của mắt bị tổn thương.
Còn lại không có trường hợp nào khiếm khuyết thần kinh khác như yếu liệt
chi hoặc tổn thương các dây thần kinh sọ khác.
3.2 Đánh giá chức năng thần kinh trước mổ
Thời gian khởi phát mờ mắt
Bảng 3.4 : Thời gian khởi phát mờ mắt
Thời gian giảm thị lực Tần suất Tỷ lệ (%)
Dưới 3 tháng 20 41,6
Từ 3 đến < 6 tháng 8 16,7
Từ 6 đến < 9 tháng 2 4,2
Từ 9 đến < 12 tháng 6 12,5
Từ 12 đến < 24 tháng 8 16,7
Từ 24 tháng 4 8,3
Tổng số 48 100
Nhận xét: Triệu chứng mờ mắt ghi nhận ở 48 trường hợp chiếm 96%.
Thời gian mờ mắt trung bình 9,6 tháng, phát hiện sớm nhất là 2 tuần và lâu
nhất là 36 tháng. Thời gian phát hiện triệu chứng giảm thị lực dưới 3 tháng có
20 trường hợp chiếm 41,7% , thời gian mờ mắt dưới 6 tháng có 28 trường hợp
chiếm 58,3%. Thời gian phát hiện mờ mắt muộn hơn 6 tháng có 20 trường
hợp chiếm 41,7%.
74
Thị lực trước mổ
Bảng 3.5: Thị lực trước mổ
Phân nhóm thị lực Mắt trái
N (%)
Mắt phải
N (%)
ST (-) 8 (16,3) 5 (10,0)
Từ ST (+) đến ĐNT 0,5m 7 (14,3) 2 (4,0)
Từ ĐNT 0,5m đến 1/10 11 (22,4) 19 (38,0)
Từ 2/10 đến 6/10 9 (18,4) 6 (12,0)
Từ 7/10 đến 8/10 8 (16,3) 8 (16,0)
Trên 8/10 6 (12,2) 10 (20,0)
Tổng số 49 (100) 50 (100)
Nhận xét: Triệu chứng chỉ một bên mắt có 10 trường hợp (21%), ảnh
hưởng cả 2 mắt 38 trường hợp (79%). Có 52% mắt trái và 52% mắt phải tổn
thương thị lực nghiêm trọng (thị lực dưới 1/10) trước khi được phẫu thuật.
Thị trường trước mổ
Bảng 3.6: Thị trường trước mổ
Thị trường
Trước mổ
Tần suất
N = 99
Tỷ lệ
(%)
Bình thường 13 13,1
Ám điểm 7 7,1
Góc manh 16 16,2
Bán manh 6 6,1
Chu biên 8 8,1
Không đo được (do thị lực kém) 49 49,5
Tổng số 99 100
75
Nhận xét: Trong số 50 bệnh nhân có một trường hợp một mắt bên trái bị
di chứng loét giác mạc từ trước nên không được tính vào mẫu đánh giá thị
trường. Tổng số có 99 mắt được đánh giá trong đó có 49 mắt chiếm 49,5% có
thị lực trước mổ tổn thương nặng không thể đánh giá được thị trường. Thị
trường trước mổ có ít nhất một mắt bị thu hẹp 47 bệnh nhân bao gồm 42 bệnh
nhân ảnh hưởng cả 2 bên mắt và 5 bệnh nhân ảnh hưởng chỉ một bên mắt.
Tình trạng đáy mắt trước mổ
Bảng 3.7: Đáy mắt trước mổ
Đáy mắt Mắt trái
N (%)
Mắt phải
N (%)
Teo gai 15 (30,6) 10(20,0)
Bạc màu 15 (30,6) 20 (40,0)
Bình thường 19 (38,8) 20 (40,0)
Tổng số 49 (100) 50 (100)
Nhận xét: không ghi nhận có trường hợp nào phù gai thị.
76
Tương quan giữa mức độ tổn thương thị lực và thời gian mờ mắt
Biểu đồ 3.3 : Tương quan giữa mức độ tổn thương thị lực và thời gian mờ mắt
Nhận xét: không có sự tương quan giữa thời gian mờ mắt và mức độ
nghiêm trọng của tổn thương thị lực.
3.3 Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ sọ não
Kích thước u
Kích thước u trung bình 40,48cm3 . Thể tích u nhỏ nhất 23 cm3, thể tích
u lớn nhất 77,5cm3.
Chiều dài u trước sau trung bình 27,26 mm, chiều dài u nhỏ nhất 15
mm và lớn nhất là 54 mm.
Chiều ngang u trung bình 26,44mm, chiều ngang u nhỏ nhất 12 mm và
lớn nhất 53mm.
Chiều cao u trung bình 27,26 mm, chiều cao u ngắn nhất 15 mm và lớn
nhất 48mm.
77
Bảng 3.8: Kích thước u
Kích thước u Tần suất Tỷ lệ (%)
< 2 cm 4 8
2 – 3 cm 28 58
> 3 cm 18 36
Tổng số 50 100
Nhận xét: nhóm u có kích thước trung bình (2 -3 cm) có 28 trường hợp,
chiếm tỷ lệ cao nhất.
Tương quan giữa thời gian mờ mắt và kích thước u
Biểu đồ 3.4 : Tương quan giữa thời gian mờ mắt và kích thước u
Nhận xét: kích thươc u không có sự tương quan với thời gian mờ mắt.
78
Vị trí gốc u bám so với đường giữa
Bảng 3.9: Vị trí u so với đường giữa
Vị trí u bám sàn sọ Tần suất Tỷ lệ (%)
Trung tâm 31 62
Lệch bên trái 14 28
Lệch bên phải 5 10
Tổng số 50 100
Nhận xét: u củ yên có gốc bám trung tâm đường giữa chiếm đa số có
62%.
Đặc điểm u ôm các mạch máu xung quanh
Bảng 3.10: Các mạch máu liên quan bị u bao quanh
Mạch máu bị u bao quanh Tần suất Tỷ lệ %
ĐM cảnh trong 11 22
ĐM não trước đoạn A1 15 30
ĐM thông trước 7 14
ĐM não trước đoạn A2 1 2
Nhận xét: có 7 trường hợp cả ĐM cảnh trong và ĐM não trước bị u bao
quanh. Có 2 trường hợp u bao quanh cả phức hợp thông trước gồm ĐM não
trước đoạn A1, A2 và thông trước. Đặc biệt có 1 trường hợp u bao quanh cả
ĐM cảnh trong, ĐM thông trước, A1 và A2 hai bên.
79
Liên quan giữa u ôm mạch máu và kích thước u
Bảng 3.11: Liên quan giữa u ôm mạch máu và kích thước u
U ôm mạch máu
Kích thước u
Không
N (%)
Có
N (%)
Bên phải
N (%)
≤ 3cm 23 (46) 9 (18) 32 (64)
> 3cm 3 (6) 15 (30) 18 (36)
Tổng số 26 (52) 24 (48) 50 (100)
Nhận xét: So sánh mối liên quan giữa u ôm mạch máu và nhóm có kích
thước u ≤ 3cm và > 3cm, qua kiểm định Fisher có p < 0,001. Nhóm có kích
thước u lớn hơn 3cm có tỷ lệ u ôm mạch máu xung quanh nhiều hơn.
Liên quan giữa phù não và kích thước u
Bảng 3.12: Liên quan giữa phù não và kích thước u
phù não
Kích thước u
Không
N (%)
Có
N (%)
Tổng số
N (%)
≤ 3cm 32 (64) 0 (0) 32 (64)
> 3cm 12 (24) 6 (12) 18 (36)
Tổng số 44 (88) 6 (12) 50 (100)
Nhận xét: So sánh mối liên quan giữa phù não giữa nhóm có kích thước
u ≤ 3cm và > 3cm, qua kiểm định Fisher có p < 0,001. Nhóm có kích thước u
lớn hơn 3cm tỷ lệ phù não nhiều hơn.
80
Đặc điểm giường u bám vào sàn sọ củ yên
Bảng 3.13: Góc sàn sọ - hố yên
Góc sàn sọ - hố yên Tần suất Tỷ lệ (%)
Dưới 900 3 6
900-1200 30 60
Trên 1200 17 34
Tổng số 50 100
Nhận xét: Góc mở hố yên: trung bình 111,70 nhỏ nhất 650 và lớn nhất 1800.
Bảng 3.14: Chiều sâu u bám lan xuống hố yên
Chiều sâu u lan xuống hố yên Tần suất Tỷ lệ (%)
Dưới 3mm 17 34
3-5mm 25 50
6-9mm 3 6
Trên 9 mm 5 10
Tổng số 50 100
Nhận xét: Chiều sâu u lan xuống hố yên: trung bình 4,1mm, nông nhất
0mm và thấp nhất 13mm. Có 42 trường hợp giường u bám không lan xuống
dưới bờ trước hố yên quá 5mm.
U xâm lấn ống thị giác
Bảng 3.15: Xâm lấn ống thị giác
Xâm lấn ống thị giác Tần suất Tỷ lệ (%)
Hai bên 18 36
Bên trái 11 22
Bên phải 5 10
Tổng số 34 68
81
Nhận xét: số trường hợp có u xâm lấn vào ống thị giác ít nhất một bên
chiếm tỷ lệ 68%.
Các đặc điểm hình ảnh học khác
Bảng 3.16: Các đặc điểm hình ảnh học khác
Đặc điểm hình ảnh MRI khác Tần suất Tỷ lệ (%)
Đuôi màng cứng 50 100
Làm rộng hố yên 22 44
Tăng sinh xương vùng củ yên 10 20
Phù não 6 12
Nhận xét: dấu hiệu đuôi màng cứng gặp tất cả các trường hợp u màng
não củ yên.
3.4 Đặc điểm phẫu thuật
Chọn bên mở sọ
Bảng 3.17: Chọn bên phẫu thuật
Bên mổ Tần suất Tỷ lệ (%)
Bên phải 43 86
Bên trái 7 14
Tổng số 50 100
Nhận xét: chọn bên mở sọ bên phải được thực hiện trong đa số các
trường hợp chiếm 86%.
82
Mức độ lấy u theo phân độ Simpson
Bảng 3.18: Mức độ lấy u theo phân độ Simpson
Phân độ Simpson Tần suất Tỷ lệ (%)
I 0 0
II 38 76
III 11 22
IV 1 2
Tổng số 50 100
Nhận xét: mức độ lấy u đại thể được ghi nhận trong lúc mổ của phẫu
thuật viên có 38 trường hợp, chiếm tỷ lệ 76%. Có 01 trường hợp lấy được bán
phần u do trong lúc mổ có biến chứng rách động mạch cảnh trong và sau khi
kiểm soát được chảy máu phẫu thuật viên quyết định ngừng lấy u.
Tính chất mật độ u
Bảng 3.19: Mật độ u nhận xét lúc phẫu thuật.
Mật độ u Tần suất Tỷ lệ (%)
U rất mềm 0 0
U mềm 27 54
U mật độ trung bình 18 36
U chắc 5 10
U cứng 0 0
Tổng số 50 100
Nhận xét: đa số các trường hợp được phẫu thuật viên ghi nhận u có mật
độ mềm hoặc chắc chiếm 90%.
Truyền máu trong lúc mổ
Trong 50 trường hợp có 2 trường hợp cần truyền máu trong lúc mổ,
chiếm 4%. Mất máu trong mổ trung bình là 195,2 ml ít nhất là 50ml và nhiều
83
nhất là 700ml. Một trong hai ca truyền máu có tổn thương động mạch cảnh
trong trong lúc lấy u. Trường hợp còn lại được phẫu thuật viên ghi nhận mô u
có nhiều mạch máu.
Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bình 208,7 phút, ca mổ ngắn nhất 100 phút
và lâu nhất 310 phút.
Tổn thương mạch máu trong lúc mổ
Bảng 3.20: Biến chứng tổn thương mạch máu trong lúc mổ
Tổn thương mạch máu Tần suất Tỷ lệ (%)
Tổn thương mạch máu 2 4
Không tổn thương mạch máu 48 96
Tổng số 50 100
Nhận xét: có hai trường hợp ghi nhận tổn thương mạch máu lớn trong
lúc phẫu thuật. Trong đó một trường hợp tổn thương rách động mạch cảnh
trong trái trong lúc lấy u và một trường hợp còn lại tổn thương động mạch não
trước đoạn đầu A2.
Cuống tuyến yên
Bảng 3.21: Liên quan vị trí u và cuống tuyến yên
Cuống tuyến yên
Vị trí u bám sàn sọ
Trung tâm
N (%)
Bên trái
N (%)
Bên phải
N (%)
Trung tâm 25 (51) 2 (4) 3 (6,1)
Lệch bên trái 2 (4) 0 (0) 12 (24,4)
Lệch bên phải 1 (2) 4 (8,2) 0 (0)
Tổng số 28 (57,1) 6 (12,2) 15 (30,6)
84
Nhận xét: Có 49 trường hợp tìm thấy được cuống tuyến yên trong lúc
mổ, 1 trường hợp không tìm được cuống tuyến yên do có tổn thương động
mạch cảnh trong lúc mổ chỉ lấy được bán phần u. Không có trường hợp nào
tổn thương đứt cuống tuyến yên trong lúc mổ. Tất cả trường hợp cuống tuyến
yên bị đẩy ra sau và hoặc lệch sang một bên. Có sự liên quan giữa vị trí
giường u bám hướng cuống tuyến yên bị đẩy lệch. U có giường bám sàn sọ
lệch bên phải có 5 trường hợp thì 4 trường hợp cuống tuyến yên bị đẩy lệch ra
sau sang bên trái và ngược lại có 14 trường hợp u có giường bám sàn sọ lệch
sang trái, có 12 trường hợp cuống tuyến yên bị đẩy lệch đối bên sang phải.
Các trường hợp u lệch không có trường hợp nào cuống tuyến yên bị đẩy lệch
ra ngoài cùng bên với bên giường u bám.
Kết quả giải phẫu bệnh
Bảng 3.22: Các dạng giải phẫu bệnh
Giải phẫu bệnh Tần suất Tỷ lệ (%)
Thượng mô 40 80
Thể cát 3 6
Chuyển tiếp 3 6
Tăng sinh mạch 2 4
Tổng số 50 100
Nhận xét: tất cả các trường hợp có kết quả giải phẫu bệnh độ I, không có
trường hợp nào u màng não ác tính (độ II hoặc độ III). Dạng thượng mô
chiếm đa số các trường hợp.
85
3.5 Kết quả sau mổ
Các biến chứng sau phẫu thuật
Bảng 3.23: Các biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng sau mổ Tần suất Tỷ lệ (%)
Nhồi máu não 1 2
Viêm màng não 1 2
Động kinh sớm 1 2
Nhiễm trùng vết mổ 1 2
Nhận xét: có 1 trường hợp tổn thương động mạch não trước trong lúc
mổ, sau mổ người bệnh có nhồi máu động mạch não trước bên phải, lâm sàng
yếu nửa người trái với sức cơ 3/5. Viêm màng não mủ có 1 trường hợp và đáp
ứng với điều trị kháng sinh. Động kinh sớm ngày 2 sau mổ có 1 trường hợp,
là trường hợp động kinh toàn thể và được điều trị bằng thuốc chống động
kinh. Sau mổ 3 tháng không có cơn co giật nào khác và được ngưng thuốc
chống động kinh. Nhiễm trùng da vết mổ có 1 trường hợp, được điều trị
kháng sinh và đáp ứng. Trong các biến chứng trên không có trường hợp nào
cần phải can thiệp phẫu thuật.
86
Các biến chứng liên quan đến đường mổ lỗ khóa trên ổ mắt
Bảng 3.24: Tỷ lệ các biến chứng liên quan đến đường mổ
Tần suất
(N = 50)
Tỷ lệ
(%)
Mất cảm giác da vùng trán 6 12
Tiêu xương nắp sọ 6 12
Tụ dịch dưới da 2 4
Mất mùi 2 4