Lời cảm tạ . i
Lý lịch khoa học . ii
Tóm lược. iii
Abstract. vi
Lời cam kết . ix
Mục lục . x
Danh sách Bảng . xiv
Danh sách Hình. xvi
Danh mục các chữ viết tắt. xix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài . 1
1.2 Cở sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu. 4
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án . 4
1.3.1 Mục tiêu chung. 4
1.3.2 Mục tiêu cụ thể. 5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5
1.5 Những điểm mới của luận án . 6
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 7
1.6.1 Ý nghĩa khoa học . 7
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn. 7
1.7 Nội dung luận án . 7
1.7 Hạn chế của luận án. 10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 11
2.1 Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và tình hình sử dụng phân P trong canh
tác nông nghiệp ở ĐBSCL . 11
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam . 11
2.1.2 Tình hình sử dụng phân P trong canh tác lúa. 13
2.2 Lân trong đất và ảnh hưởng của tình trạng thoáng khí của đất đến độ
hữu dụng của lân . 16
2.2.1 Dinh dưỡng lân trong đất. 16
2.2.2 Chuyển hóa P trong đất. 17
2.2.3 Ảnh hưởng tình trạng thoáng khí của đất đến độ hữu dụng của
lân. 19
2.3 Các phương pháp đánh giá độ hữu dụng của P trong đất . 20
2.3.1 Phương pháp Bray. 21
2.3.2 Phương pháp Olsen. 22
2.3.3 Phương pháp Oniani. 23
2.3.4 Phương pháp Mehlich . 23
2.3.5 Phương pháp DGT (Deffusive Gradient in thin films Technique). 25
2.3.6 Nghiên cứu về các phương pháp đánh giá P hữu dụng trong đất. 27
2.4 Nhu cầu nước của cây lúa và biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ. 29
2.4.1 Nhu cầu nước của cây lúa. 29
2.4.2 Tình hình nguồn nước tưới phục vụ trong canh tác lúa trên thế
giới. 30xi
2.4.3 Biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ . 31
2.5 Luân canh lúa với cây màu trong canh tác nông nghiệp và ảnh hưởng
của luân canh cây trồng đến P và các đặc tính của đất . 33
2.5.1 Một số cây màu trong hệ thống luân canh cây trồng. 33
2.5.2 Ảnh hưởng của luân canh lúa với cây rau màu đối với độ hữu
dụng của P và một số đặc tính của đất . 34
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
3.1 Nội dung nghiên cứu. 38
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 38
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu . 38
3.2.2 Thời gian thí nghiệm . 39
3.3 Phương pháp nghiên cứu. 39
3.3.1 Thu thập số liệu về khí tượng, khảo sát đặc tính đất tại các điểm
nghiên cứu và tình hình sử dụng phân P trong canh tác lúa
(trường hợp nghiên cứu tại Bạc Liêu). 39
3.3.1.1 Thu thập số liệu về khí tượng của tỉnh Bạc Liêu . 39
3.3.1.2 Khảo sát đặc tính đất và tình trạng tích lũy P trong đất
tại các điểm nghiên cứu An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ. 40
3.3.1.3 Khảo sát tình hình sử dụng phân P trong canh tác lúa
tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu . 40
3.3.2 Bố trí thí nghiệm đồng ruộng tổng thể . 41
3.3.3 Nghiên cứu 1: Ảnh hưởng của bón giảm phân P đến khả năng
cung cấp P của đất và năng suất lúa . 43
3.3.3.1 Bố trí thí nghiệm đồng ruộng bón giảm phân P trong
canh tác lúa . 43
3.3.3.2 Đánh giá khả năng hấp phụ P tối đa của đất và tốc độ
cung cấp P của đất trong điều kiện bón giảm phân P . 43
3.3.3.3 Phương pháp thu mẫu đất và các chỉ tiêu phân tích của
Nghiên cứu 1 . 46
3.3.4 Nghiên cứu 2: Ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ
đến khả năng cung cấp P của đất và năng suất lúa . 47
3.3.4.1 Bố trí thí nghiệm áp dụng biện pháp tưới ngập-khô xen
kẽ. 47
3.3.4.2 Phương pháp thu mẫu và các chỉ tiêu phân tích trong
Nghiên cứu 2 . 50
3.3.5 Nghiên cứu 3: Ảnh hưởng của kết hợp biện pháp tưới ngập-khô
xen kẽ và bón giảm phân P đến khả năng cung cấp P của đất và
năng suất lúa. 50
3.3.5.1 Bố trí thí nghiệm áp dụng biện pháp tưới ngập-khô xen
kẽ kết hợp bón giảm P . 50
3.3.5.2 Phương pháp thu mẫu và các chỉ tiêu theo dõi trong
Nghiên cứu 3 . 51
3.3.6 Nghiên cứu 4: Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp luân canh lúacây rau màu đến khả năng cung cấp P của đất. 51
3.3.6.1 Bố trí thí nghiệm luân canh lúa-cây rau màu tại Bạc Liêu 51xii
3.3.6.2 Phương pháp thu mẫu và các chỉ tiêu phân tích trong
Nghiên cứu 4 . 53
3.4 Phương pháp phân tích mẫu. 53
3.5 Phương pháp xử lý số liệu . 54
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 55
4.1 Đặc điểm khí hậu tại tỉnh Bạc Liêu, tình hình sử dụng phân P và các trở
ngại trong canh tác lúa tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu . 55
4.1.1 Đặc điểm khí hậu tại tỉnh Bạc Liêu . 55
4.1.2 Tình hình sử dụng phân P và các trở ngại trong canh tác lúa tại
huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. 57
4.2 Đặc tính đất tại các điểm nghiên cứu và tình trạng tích lũy P trong đất
tại các điểm thí nghiệm . 59
4.2.1 Đặc tính đất tại các điểm nghiên cứu . 59
4.2.1.1 Đất phèn hoạt động nặng điển hình tại An Giang . 59
4.2.1.2 Đất phù sa phát triển tại Bạc Liêu . 60
4.2.1.3 Đất phù sa đang phát triển tại Cần Thơ. 61
4.2.2 Tình trạng tích lũy P trong đất tại các điểm thí nghiệm . 61
4.3 Nghiên cứu 1: Ảnh hưởng của bón giảm lượng phân P đến khả năng
cung cấp P của đất và năng suất lúa. 63
4.3.1 Ảnh hưởng của bón giảm phân P đến pH đất và EC đất . 63
4.3.2 Ảnh hưởng của bón giảm lượng phân P đến sự thay đổi P hữu
dụng trong đất. 64
4.3.3 Ảnh hưởng của bón giảm phân P đến hàm lượng P trong rơm và
P trong hạt. 66
4.3.4 Ảnh hưởng của bón giảm phân P đến sinh khối và năng suất lúa. 67
4.3.5 Ảnh hưởng của bón giảm phân P đến P tổng số trong đất và cân
bằng P trong đất sau 7 vụ lúa . 69
4.3.6 Đánh giá khả năng hấp phụ P tối đa của đất và tốc độ cung cấp
P từ đất trồng lúa tại An Giang, Bạc Liêu và Cần Thơ. 72
4.3.6.1 Lân hữu dụng trong đất sau khi áp dụng bón giảm phân
P sau 7 vụ . 72
4.3.6.2 Đánh giá lượng P hấp phụ tối đa của đất tại An Giang,
Bạc Liêu và Cần Thơ. 73
4.3.6.3 Khả năng đệm P của đất và khả năng rửa trôi P ra môi
trường trong điều kiện bón giảm lượng phân P tại các
điểm thí nghiệm . 77
4.3.6.4 Đánh giá khả năng cung cấp P từ đất bằng phương pháp
DGT . 79
4.4 Nghiên cứu 2: Ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ đến khả
năng cung cấp P của đất và năng suất lúa . 81
4.4.1 Diễn biến mực nước trên ruộng và hiệu quả tiết kiệm nước tưới
khi áp dụng biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ . 81
4.4.2 Ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ đến pH và EC
nước ruộng và trong đất . 84
4.4.3 Ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ đến sự thay đổi
P hữu dụng trong đất . 87xiii
4.4.4 Ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ đến P hàm
lượng P trong rơm và trong hạt. 89
4.4.5 Ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ đến sinh khối và
năng suất lúa. 89
4.5 Nghiên cứu 3: Ảnh hưởng kết hợp biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ và
bón giảm P đến khả năng cung cấp P của đất và năng suất lúa . 91
4.5.1 Ảnh hưởng của kết hợp biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ và bón
giảm P đến P hữu dụng trong đất. 91
4.5.2 Ảnh hưởng của kết hợp biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ và bón
giảm phân P đến hàm lượng P trong rơm và trong hạt . 93
4.5.3 Ảnh hưởng của kết hợp biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ và bón
giảm phân P đến sinh khối rơm và năng suất lúa . 95
4.6 Nghiên cứu 4: Ảnh hưởng của luân canh cây rau màu trên nền đất lúa
đến khả năng cung cấp P của đất tại Bạc Liêu. 98
4.6.1 Ảnh hưởng của luân canh lúa-màu đến pH đất. 98
4.6.2 Ảnh hưởng của luân canh lúa-màu đến EC đất . 99
4.6.3 Ảnh hưởng của luân canh lúa-màu đến sắt hoạt động trong đất . 99
4.6.4 Ảnh hưởng của luân canh lúa-màu đến hàm lượng P hữu dụng
và P tổng số trong đất. 100
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. 104
5.1 Kết luận . 104
5.2 Đề xuất. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 106
Phụ chương 1: Bảng mô tả phẫu diện đất tại điểm thí nghiệm. 122
Phụ chương 2: Phiếu điều tra thực trạng canh tác lúa và sử dụng phân bón tại
huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu . 130
Phụ chương 3: Quy trình áp dụng biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ của viện
nghiên cứu lúa quốc tế . 134
Phụ chương 4: Số liệu phân tích đánh giá khả năng hấp phụ p tối đa của đất135
173 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá khả năng cung cấp lân của đất lúa trong điều kiện bón giảm lân, tưới khô - Ngập luân phiên và luân canh với cây màu - Vũ Văn Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất
mg P/kg
Phân tích bằng phương pháp Olsen, sử dụng dung
dịch trích là NaHCO3 0,5M với tỉ lệ đất:dung dịch
trích là 1:20 ở pH 8,5 sau đó đem đi đo trên máy so
màu ở bước sóng 880 nm.
P tổng số trong
đất
% P2O5
Được xác định bằng cách vô cơ hóa mẫu đất bởi hỗn
hợp axit H2SO4 và HClO4 đậm đặc để chuyển tất cả
các hỗn hợp vô cơ và hữu cơ trong đất thành dạng
H3PO4 hòa tan. Mẫu được đo trên máy so màu ở
bước sóng 880 nm.
CEC cmol(+)/kg
Được phân tích theo phương pháp trích đất với dung
dịch BaCl2 không đệm.
Na+, Ca2+, K+,
Mg2+ trao đổi
cmol(+)/kg
Đất được trích với H2O (tỷ lệ đất:nước là 1:2,5) để
loại bỏ các ion hòa tan. Sau đó cho vào dung dịch
BaCl2. Các cation trao đổi với Ba2+ sau đó được phân
54
tích trên máy hấp thu nguyên tử.
Chất hữu cơ
trong đất
%C
- Xác định bằng phương pháp tro hóa ướt (Walkley-
Black, 1934). Cacbon (C) hữu cơ được oxy hóa bằng
hỗn hợp K2Cr2O7 + H2SO4 và xác định lượng thừa
K2Cr2O7 sau khi oxy hóa C hữu cơ bằng dung dịch
FeSO4.
Sắt hoạt động
trong đất
%Fe2O3
Được trích với dung dịch Ammonium Oxalate-
Oxalic Acid theo tỷ lệ 1:20. Mẫu được xác định bằng
phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử ở bước
sóng 248,3 nm.
P trong rơm và
trong hạt
%P2O5
Mẫu sau khi được rửa sạch, sấy khô được nghiền
bằng máy nghiền qua rây 1 mm. Mẫu thực vật được
thêm 3,3 ml dung dịch H2SO4 đậm đặc và H2O2
30%. Sau đó so màu trên máy quang phổ ở bước
sóng 880 nm.
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Phần mềm Microsoft Excel được dùng để nhập, xử lý số liệu và vẽ đồ thị.
Phần mềm thống kê Minitab 16 phân tích sự khác biệt ý nghĩa giữa các
nghiệm thức. Trong các nghiên cứu 1, 2 và 4, phương pháp phân tích phương
sai One-Way ANOVA (kiểm định Tukey) ở mức ý nghĩa 5% được sử dụng để
đánh giá:
- Khác biệt về P hữu dụng trong đất, sự hấp thu P trong rơm và trong hạt
giữa các nghiệm thức không bón P (P1) và các nghiệm thức bón giảm lượng
phân P (P2, P3) và nghiệm thức bón lượng phân P phổ biến trong vùng (P4).
- Khác biệt về P hữu dụng trong đất, sự hấp thu dinh dưỡng P và năng
suất lúa giữa nghiệm thức ngập liên tục (NT+5) với các nghiệm thức tưới ngập-
khô xen kẽ (NT-15 và NT-30).
- Khác biệt về P hữu dụng trong đất giữa các nghiệm thức luân canh lúa-
cây rau màu và nghiệm thức chuyên lúa.
Tại nghiên cứu 3, phương pháp phân tích phương sai “General Linear Model”
được sử dụng để đánh giá khả năng cung cấp P của đất khi áp dụng biện pháp
tưới ngập-khô xen kẽ kết hợp bón giảm phân P trong canh tác lúa.
55
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm khí hậu tại tỉnh Bạc Liêu, tình hình sử dụng phân P và các
trở ngại trong canh tác lúa tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
4.1.1 Đặc điểm khí hậu tại tỉnh Bạc Liêu
Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện tại ấp Láng Giài, huyện Hòa Bình, tỉnh
Bạc Liêu (586143,42 Độ kinh Đông; 1025223,80 Độ vĩ Bắc), là vùng đất nằm
ở phía Đông Nam của ĐBSCL. Vùng nghiên cứu là khu vực có khí hậu nhiệt
đới với 2 mùa rõ rệt: mùa khô (từ giữa tháng 11 đến tháng 3) và mùa mưa (từ
tháng 4 đến giữa tháng 11). Dữ liệu về khí hậu của khu vực nghiên cứu trong
suốt thời gian thực hiện thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.1.
Nhiệt độ trung bình hằng năm của vùng khoảng 28,00C, nhiệt độ trung bình
dao động từ 22,0-33,00C. Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được vào tháng 2 năm
2014 (19,00C) và nhiệt độ cao nhất ghi nhận được vào tháng 4 năm 2014
(35,00C) và tháng 5 năm 2014 (35,60C).
Lượng mưa cao hơn 100 mm/tháng được ghi nhận vào giai đoạn từ tháng 3
đến tháng 10/2012, từ tháng 4 đến tháng 11/2013 và từ tháng 5 đến tháng
9/2014. Vào năm 2014, dữ liệu khí tượng của tỉnh chỉ thu được từ tháng 1 đến
tháng 9. Trong đó, lượng mưa ghi nhận được là 15 mm vào tháng 1 và không
có cơn mưa nào được ghi nhận vào tháng 2 và tháng 3. Vào tháng 4, lượng
mưa ghi nhận được rất thấp là 1,9 mm/tháng. Qua đó cho thấy canh tác lúa
trong khu vực có thể bị ảnh hưởng rất lớn do nguồn nước tưới bị thiếu hụt
nghiêm trọng, đặc biệt là trong tháng 2 và tháng 3 là giai đoạn cao điểm của
mùa khô.
Trung bình giờ nắng mỗi tháng là 225 giờ/tháng vào năm 2012 và 203
giờ/tháng vào năm 2013. Vào năm 2014, trung bình giờ nắng ghi nhận được từ
tháng 1 đến tháng 9 là 226 giờ/tháng.
56
Bảng 4.1 Số liệu khí tượng của tỉnh Bạc Liêu trong thời gian thí nghiệm đồng ruộng từ năm 2012-2014
5
Năm
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm 2012
Lượng mưa (mm) 10,8 11,0 127 102 271 130,9 209 155 536 149 64,1 28,3
Nhiệt độ cao nhất (0C) 29,9 31,1 32,4 32,6 32,1 32,5 31,4 31,7 30,3 31,2 31,4 31,3
Nhiệt độ thấp nhất (0C) 23,6 24,4 25,1 25,5 25,5 25,9 24,9 25,7 24,3 24,9 24,8 24,0
Tổng giờ nắng (giờ) 201 280 256 278 211 223 201 221 132 216 226 255
Năm 2013
Lượng mưa (mm) 5,9 11,9 0 212 290 251 235 243 390 213 106 0
Nhiệt độ cao nhất (0C) 30,0 31,6 32,7 32,7 33,2 31,5 30,7 31,5 33,7 32,5 32,2 31,5
Nhiệt độ thấp nhất (0C) 23,3 24,2 24,6 26,0 25,9 25,4 24,6 25,0 22,8 23,0 23,5 20,0
Tổng giờ nắng (giờ) 210 234 311 214 208 168 164 192 150 212 203 171
Năm 2014
Lượng mưa (mm) 15,0 0 0 1,9 181 197 255 419 314 K K K
Nhiệt độ cao nhất (0C) 32,0 32,4 33,5 35,0 35,6 33,7 33,0 33,8 33,9 K K K
Nhiệt độ thấp nhất (0C) 25,0 19,0 20,4 23,8 23,5 23,5 22,5 22,6 22,7 K K K
Tổng giờ nắng (giờ) 200 268 306 291 247 156 170 220 174 K K K
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Bạc Liêu;
K: không có số liệu
57
4.1.2 Tình hình sử dụng phân P và các trở ngại trong canh tác lúa tại
huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
Theo kết quả điều tra vùng đất thí nghiệm và phỏng vấn nông dân cho thấy
lượng phân P nông dân sử dụng trong canh tác lúa trong vòng 5 năm trở lại
đây rất cao. Theo tính toán trung bình ở vụ Hè Thu, lượng phân P sử dụng là
92,3 kg P2O5/ha, vụ Thu Đông là 93,2 kg P2O5/ha và ở trong vụ Đông Xuân
lượng phân P sử dụng đến 97,9 kg P2O5/ha (Bảng 4.2). Nông dân trong vùng
có xu hướng sử dụng phân P chủ yếu là phân DAP và phân NPK, còn phân
Super P rất ít được sử dụng. Phân Super P thường được nông dân sử dụng khi
ruộng có dấu hiệu bị nhiễm phèn. Kết quả điều tra cho thấy, sử dụng phân P
trong canh tác lúa giúp cho rễ lúa và lá lúa phát triển tốt. Trong 5 năm trở lại
đây, lượng phân P sử dụng trong canh tác lúa có xu hướng ổn định. Tuy nhiên,
có khoảng 33% nông dân được phỏng vấn nhận định là có xu hướng bón tăng
lượng phân P và đặc biệt là phân DAP trong thời gian sắp tới.
Bảng 4.2 Lượng phân P trung bình sử dụng trong canh tác lúa trong 5 năm
gần nhất tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
Theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu, lượng phân P sử
dụng trong canh tác lúa là 60 kg P2O5/ha. Tuy nhiên theo kết quả điều tra cho
thấy nông dân trong vùng có xu hướng bón phân P rất cao, tỷ lệ nông dân bón
phân P thấp hơn mức khuyến cáo chỉ chiếm 13,3 %, tỷ lệ nông dân bón phân P
từ 60-90 kg P2O5/ha chiếm 27% và tỷ lệ bón phân P lớn hơn 90 kg P2O5/ha
chiếm 60% (Hình 4.1). Nguyên nhân là do một số nông dân thường có thói
quen bón thêm một lần phân NPK vào thời điểm đón đòng (khoảng 65 NSKS),
do đó lượng phân P trong canh tác lúa thường cao hơn khuyến cáo là 60 kg
P2O5/ha. Tuy nhiên, lượng phân P sử dụng trong nghiên cứu này là 60 kg
P2O5/ha, tương ứng với lượng phân P được khuyến cáo và có số lượng lớn
nông dân áp dụng trong canh tác lúa. Lân khi được bón vào trong đất thường
bị hấp phụ bởi Fe, Al, hydroxyoxide Fe (FeOOH) và oxide Fe (Fe2O3), oxide
Al (Al2O3) trong đất, kết quả là P trở nên ít hữu dụng cho cây trồng. Tuy
nhiên, duy trì lượng phân P cao liên tục trong thời gian dài trong canh tác lúa
sẽ làm gia tăng sự tích lũy P trong đất. Nếu lượng P tích lũy trong đất vượt quá
khả năng hấp phụ P của đất, đất sẽ không thể cầm giữ P, do đó sẽ tăng nguy cơ
rửa trôi P ra môi trường.
Mùa vụ
Lượng phân P
(kg P2O5/ha)
Nguồn đầu vào phân P (%)
DAP Super P NPK (25-25-5)
Hè Thu 92,3 53,3 3,0 43,7
Thu Đông 93,2 51,2 15,3 33,5
Đông Xuân 97,9 68,3 0 31,7
58
Hình 4.1 Tỷ lệ số hộ nhận định về lượng phân P được bón cho 01 vụ lúa tại
huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
Theo nhận định của người dân trong vùng cho thấy quá trình canh tác lúa
trong vùng vẫn chịu ảnh hưởng bất lợi của phèn và mặn. Kết quả phỏng vấn
nông hộ cho thấy có 33,3% nông dân được phỏng vấn chịu ảnh hưởng của
phèn trong canh tác lúa, 8,4% nông dân chịu ảnh hưởng của mặn và 58,3%
nông dân canh tác lúa không chịu ảnh hưởng của phèn và mặn (Hình 4.2).
Hình 4.2 Tỷ lệ các loại đất canh tác lúa của nông hộ được phỏng vấn tại huyện
Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
Trong quá trình sản xuất lúa tại huyện Hòa Bình, nông dân thường có tập quán
đốt rơm tại ruộng sau khi thu hoạch lúa, đặc biệt là vào vụ Đông Xuân có tỷ lệ
đốt rơm đạt 96,7% (Hình 4.3). Vào vụ Hè Thu và vụ Thu Đông, rơm rạ trên
ruộng cũng được đốt bỏ trên ruộng (> 70%), tuy nhiên tùy vào thời tiết nếu có
mưa thì gốc rạ trên ruộng được cày vùi vào trong đất trong quá trình cày, trục
đất nhằm chuẩn bị cho vụ lúa tiếp theo để tranh thủ cho lịch thời vụ của địa
phương (Hình 4.4 và Hình 4.5).
Theo Ponnamperuma (1984), vùi rơm rạ lại ruộng sau khi thu hoạch lúa sẽ
nâng cao độ phì của đất và có thể làm tăng năng suất lúa nếu như vùi rơm rạ
13,3%
26,7%
60,0%
< 60 kg P2O5/ha
60-90 kg P2O5/ha
> 90kg P2O5/ha
33,3%
8,40%
58,3%
Đất nhiễm phèn
Đất nhiễm mặn
Đất không nhiễm
phèn và mặn
59
được thực hiện đầy đủ trong một số vụ nhất định. Sau thời gian vài năm thì
biện pháp vùi rơm rạ mới giúp cho năng suất lúa cao hơn biện pháp đốt rơm
và mang rơm khỏi ruộng do hoàn trả lại một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng
cho đất (Verma và Bhagat, 1992). Biện pháp vùi rơm rạ cũng được ghi nhận
có thể làm tăng độ hữu dụng của P trong đất (Beaton et al., 1992).
Hình 4.3 Biện pháp xử lý rơm
rạ sau khi thu hoạch lúa vụ
Đông Xuân tại Bạc Liêu
Hình 4.4 Biện pháp xử lý rơm
rạ sau khi thu hoạch lúa vụ Hè
Thu tại Bạc Liêu
Hình 4.5 Biện pháp xử lý rơm
rạ sau khi thu hoạch lúa vụ
Thu Đông Tại Bạc Liêu
4.2 Đặc tính đất tại các điểm nghiên cứu và tình trạng tích lũy P trong đất
tại các điểm thí nghiệm
4.2.1 Đặc tính đất tại các điểm nghiên cứu
Bảng mô tả phẫu diện đất và các đặc tính đất theo các tầng phát sinh của phẫu
diện đất tại các điểm nghiên cứu được trình bày chi tiết trong phần Phụ
chương 1. Phần này chỉ trình bày về đặc tính đất và tình trạng tích lũy P trong
đất ở độ sâu của tầng canh tác (0-20 cm).
4.2.1.1 Đất phèn hoạt động nặng điển hình tại An Giang
Đất thí nghiệm tại An Giang được phân loại là đất phèn hoạt động nặng điển
hình và được phân loại là Epi-Orthi-Thionic Fluvisols (FAO, 2014). Đất có sa
cấu sét pha thịt với hàm lượng sét 53,3%, hàm lượng thịt 45,6% và hàm lượng
cát 1,1% (Bảng 4.3). Do đất tại điểm thí nghiệm ở An Giang là vùng đất phèn
hoạt động, pH đất đạt thấp (3,8) và được đánh giá là chua nhiều. Độ dẫn điện
của đất (EC) đo được là 0,58 mS/cm và ở ngưỡng EC này không ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng của lúa. Đất được đánh giá là có khả năng trao đổi cation
(CEC) thấp (12,2 cmol(+)/kg). Hàm lượng chất hữu cơ trong đất đạt 15,9% và
được đánh giá là cao theo thang đánh giá của Metson (1961).
3,3
96,7
Đông Xuân
Cày
vùi
Đốt
rơm
30
70
Hè Thu
Cày
vùi
Đốt
rơm
26,7
73,3
Thu Đông
Cày
vùi
Đốt
rơm
60
Bảng 4.3 Một số tính chất đất của tầng đất mặt tại An Giang ở độ sâu 0-20 cm
Đặc tính Đơn vị Giá trị
Cát % 1,10
Thịt % 45,6
Sét % 53,3
pH đất 3,80
Độ dẫn điện (EC) của đất mS/cm 0,58
Khả năng trao đổi cation cmol(+)/kg 12,2
Chất hữu cơ trong đất % 15,9
4.2.1.2 Đất phù sa phát triển tại Bạc Liêu
Đất thí nghiệm tại Bạc Liêu được phân loại là đất phù sa phát triển, có tên
phân loại là Eutric Gleysols (FAO, 2014). Ruộng thí nghiệm của nông dân bắt
đầu trồng lúa 3 vụ/năm từ năm 2009: vụ Đông Xuân từ tháng 12 đến tháng 3,
vụ Hè Thu từ tháng 4 đến tháng 7 và vụ Thu Đông từ tháng 8 đến tháng 11. Ở
tầng canh tác (độ sâu 0-20 cm), đất có sa cấu sét pha thịt với hàm lượng sét
chiếm 55,0%, hàm lượng thịt chiếm 44,2%, hàm lượng cát rất thấp là 0,80%
(Bảng 4.4). Đất có pH 5,00 được xác định là hơi chua, độ dẫn điện EC (trích
theo tỉ lệ 1:2,5) là 1,22 mS/cm. Đất có khả năng trao đổi cation được đánh giá
là thấp (18,4 cmol(+)/kg). Hàm lượng chất hữu cơ trong đất tại Bạc Liêu được
đánh giá là trung bình theo thang đánh giá của Metson (1961). Địa điểm thực
hiện thí nghiệm tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu cách biển 25 km. Đây là
vùng đất trước đây bị nhiễm mặn, nhưng với sự phát triển của hệ thống cống
ngăn mặn, vùng đất đã được cải tạo rửa mặn và đưa vào trồng lúa ba vụ. Tuy
nhiên, sự xâm nhập mặn trong các kênh tưới vẫn xảy ra trong mùa khô do sự
rò rỉ mặn qua các cửa của cống ngăn mặn. Kết quả phân tích hàm lượng Na+
trao đổi trong phẫu diện đất cho thấy có sự tích lũy Na+ ở lớp đất mặt và hàm
lượng Na+ gia tăng theo độ sâu tầng đất, đạt 4,22 cmol(+)/kg ở độ sâu 0-25 cm
và 8,08-10,8 cmol(+)/kg ở độ sâu 25-80 cm (Phụ chương 1). Nhìn chung với
những điều kiện và tính chất đất này không gây trở ngại cho sự sinh trưởng và
phát triển của lúa.
Bảng 4.4 Một số đặc tính đất của tầng đất mặt tại Bạc Liêu ở độ sâu 0-20 cm
Đặc tính Đơn vị Giá trị
Cát % 0,80
Thịt % 44,2
Sét % 55,0
pH đất 5,00
Độ dẫn điện (EC) của đất mS/cm 1,22
Khả năng trao đổi cation cmol(+)/kg 18,4
Chất hữu cơ trong đất % 4,70
61
4.2.1.3 Đất phù sa đang phát triển tại Cần Thơ
Đất thí nghiệm tại Cần Thơ được phân loại là đất phù sa đang phát triển và có
tên phân loại là Dystric Gleysols (FAO, 2014). Đất có sa cấu sét với hàm
lượng sét 61,5%, hàm lượng thịt 38,3% và hàm lượng cát rất thấp 0,20%
(Bảng 4.5). Đất được xác định hơi chua với pH đất 4,6. Độ dẫn điện của đất
đạt 0,49 mS/cm và ở ngưỡng EC này không ảnh hưởng đến sinh trưởng của
lúa. Đất được đánh giá là có khả năng trao đổi cation trung bình (16,9
cmol(+)/kg). Đất có hàm lượng chất hữu cơ đạt 4,82% và được đánh giá trung
bình theo thang đánh giá của Metson (1961).
Bảng 4.5 Một số tính chất đất của tầng đất mặt tại Cần Thơ ở độ sâu 0-20 cm
Đặc tính Đơn vị Giá trị
Cát % 0,20
Thịt % 38,3
Sét % 61,5
pH đất 4,60
Độ dẫn điện (EC) của đất mS/cm 0,46
Khả năng trao đổi cation cmol(+)/kg 16,9
Chất hữu cơ trong đất % 4,82
4.2.2 Tình trạng tích lũy P trong đất tại các điểm thí nghiệm
Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy hàm lượng P tổng số trong đất của ba
vùng trồng lúa ở ĐBSCL được lựa chọn nghiên cứu đạt trung bình đến cao
(Bảng 4.6). Hàm lượng P tổng số trong đất đạt cao nhất tại đất phèn hoạt động
của tỉnh An Giang đạt 0,16% P2O5, trên đất phù sa tại Bạc Liêu đạt 0,10%
P2O5 và thấp nhất trên đất phù sa tại Cần Thơ đạt 0,09% P2O5. Hàm lượng P
tổng số trong đất phèn cao hơn đất phù sa là do lượng phân P bón cho đất phèn
thường cao để bù đắp cho lượng P liên kết với Fe, Al. Một số kết quả nghiên
cứu trên các vùng đất canh tác lúa ở ĐBSCL trước đây cũng cho kết quả tương
tự như kết quả trong nghiên cứu này (Huỳnh Đào Nguyên và Võ Thị Gương,
2010; Trần Bá Linh và ctv., 2010). Kết quả nghiên cứu của Trần Bá Linh và
ctv. (2010) trên vùng đất phù sa không phèn trồng lúa 3 vụ (Fluvi Mollic
Gleysols) tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho thấy hàm lượng P tổng số
trong đất đạt 0,14 %P2O5, và được đánh giá là giàu P tổng số. Nghiên cứu của
Huỳnh Đào Nguyên và Võ Thị Gương (2010) trên nhóm đất phù sa canh tác
lúa tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cũng cho thấy có sự gia tăng tích lũy P
trong đất. Nguyên nhân được xác định là nông dân thường xuyên bón phân P
từ 40-80 kg P2O5/ha trong khi đó nhu cầu của cây lúa chỉ khoảng 30 kg
P2O5/ha (Huỳnh Đào Nguyên và Võ Thị Gương, 2010). Các kết quả trên cho
62
thấy tình trạng tích lũy P trong đất canh tác lúa ở ĐBSCL đang ngày càng gia
tăng qua nhiều năm do thói quen sử dụng phân P cao trong canh tác lúa.
Bảng 4.6 Hàm lượng P tổng số trong đất tại An Giang, Bạc Liêu và Cần Thơ
vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm
Địa điểm P tổng số (%P2O5) Đánh giá (*)
An Giang 0,16 Giàu
Bạc Liêu 0,10 Trung bình
Cần Thơ 0,09 Trung bình
(*): Theo thang đánh giá của Nguyễn Xuân Cự và ctv. (2000)
Hàm lượng P hữu dụng trong đất khi bắt đầu thí nghiệm tại 3 điểm dao động
từ 9,10-24,0 mg P/kg (Bảng 4.7). Lượng P hữu dụng trong đất tại Cần Thơ
được đánh giá là trung bình (13,5 mg P/kg), đất An Giang được đánh giá là
cao (24,0 mg P/kg). Đất tại Bạc Liêu có hàm lượng P hữu dụng trong đất là
9,10 mg P/kg và được đánh giá thấp theo thang đánh giá của Cottenie (1980).
Lượng P hữu dụng trong đất (Olsen-P) đạt 10 mg P/kg được xem là tối ưu cho
sự phát triển của cây trồng (Sims, 2009). Do đó, đất tại An Giang và Cần Thơ
được xem là có hàm lượng P đáp ứng đủ cho nhu cầu của cây. Bên cạnh đó,
lượng P hữu dụng trong đất tại Bạc Liêu cũng được xem là đáp ứng đủ nhu
cầu P của cây lúa (9,10 mg P/kg). Bên cạnh đó, cần chú ý tới nhu cầu về dinh
dưỡng P của lúa để tránh tình trạng bón phân P quá cao gây ra tình trạng tích
lũy P trong đất. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy đã và đang diễn ra tình
trạng tích lũy P trong đất canh tác lúa và rau màu tại ĐBSCL. Kết quả nghiên
cứu bón phân P với liều lượng là 90 kg P2O5/ha trên vùng đất phèn trồng lúa 3
vụ của Võ Thị Gương và ctv. (2004) cho thấy có sự lưu tồn P trong đất đến vụ
lúa thứ 3. Với mức bón phân là 90 kg P2O5/ha trong vụ lúa đầu tiên, cây lúa
không bị thiếu P trong suốt 2 vụ lúa tiếp theo, chứng tỏ lượng P hữu dụng
trong đất vẫn đủ để cung cấp cho cây lúa. Ngoài các nghiên cứu trên đất canh
tác lúa, kết quả nghiên cứu trên một số vùng đất trồng rau màu trọng điểm ở
ĐBSCL cho thấy có sự tích lũy rất cao về lượng P hữu dụng trong đất
(Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2006; Phạm Thị Phương Thúy, 2015). Trên đất
trồng rau màu tại Tiền Giang, lượng P hữu dụng trong đất (phân tích bằng
phương pháp Bray-1) dao động từ 129-234 mg P/kg và được đánh giá là đất có
hàm lượng P hữu dụng rất cao (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2006). Tương tự, kết
quả nghiên cứu trên 4 vùng đất trồng rau tại huyện Chợ Mới (An Giang),
huyện Thốt Nốt (Thành phố Cần Thơ), huyện Bình Tân (Vĩnh Long) và huyện
Châu Thành (Trà Vinh) cho thấy hàm lượng P hữu dụng trong đất (phân tích
bằng phương pháp Olsen) dao động từ 41,5-98,0 mg P/kg và được đánh giá là
đất có lượng P hữu dụng rất cao (Phạm Thị Phương Thúy, 2015). Kết quả
63
khảo sát cho thấy lượng phân P sử dụng trong canh tác lúa dao động trong
khoảng 92,5 kg P2O5/ha, cao hơn so với khuyến cáo (60 kg P2O5/ha), và đây
chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tích lũy P cao trong đất canh tác ở
ĐBSCL (Phạm Thị Phương Thúy, 2015).
Bảng 4.7 Hàm lượng P hữu dụng trong đất tại An Giang, Bạc Liêu và Cần
Thơ vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm
Địa điểm Olsen-P (mg P/kg) Đánh giá (*)
An Giang 24,0 Cao
Bạc Liêu 9,10 Thấp
Cần Thơ 13,5 Trung bình
(*): Theo thang đánh giá của Cottenie (1980).
4.3 Nghiên cứu 1: Ảnh hưởng của bón giảm lượng phân P đến khả năng
cung cấp P của đất và năng suất lúa
4.3.1 Ảnh hưởng của bón giảm phân P đến pH đất và EC đất
Kết quả thí nghiệm cho thấy áp dụng bón giảm phân P qua nhiều vụ không
làm thay đổi có ý nghĩa pH(1:2,5) của đất (Hình 4.6). Trong suốt thời gian thực
hiện thí nghiệm, pH(1:2,5) của đất dao động trong khoảng 5,41-6,32 và khác biệt
không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức không bón P, bón giảm P và
bón P với liều lượng phổ biến theo nông dân (60 kg P2O5/ha).
Hình 4.6 Ảnh hưởng của bón giảm phân P đến pH(1:2,5) của đất vào giai
đoạn trổ của lúa qua các vụ thí nghiệm
Các thanh dọc trên mỗi cột thể hiện độ lệch chuẩn của giá trị trung bình (n = 3).
pH đất là chỉ tiêu đánh giá đất rất quan trọng vì có liên quan trực tiếp đến sự
sinh trưởng, phát triển của cây trồng, hoạt động của vi sinh vật đất, các phản
0
1
2
3
4
5
6
7
8
HT 2012 TĐ 2012 HT 2013 TĐ 2013 ĐX 2013-
2014
p
H
đ
ấ
t
Các vụ lúa thí nghiệm
P1
P2
P3
P4
64
ứng hóa học và sinh học xảy ra trong đất. Bên cạnh đó, pH đất còn ảnh hưởng
đến khả năng hòa tan và dạng hữu dụng của các nguyên tố dinh dưỡng trong
đất, phần trăm base bão hòa và hiệu quả sử dụng phân bón (Võ Thị Gương và
ctv., 2004). Kết quả nghiên cứu cho thấy đất canh tác lúa tại điểm thí nghiệm
thực hiện bón giảm lượng phân P có giá trị pH đất được đánh giá là đất hơi
chua. Tuy nhiên, ngưỡng pH này vẫn phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển
của cây lúa theo thang đánh giá của Ngô Ngọc Hưng (2009).
EC(1:2,5) của đất dưới các mức độ bón phân P qua các vụ lúa dao động trong
ngưỡng 0,47-1,01 mS/cm (Hình 4.7). Kết quả thí nghiệm cho thấy EC(1:2,5) của
đất khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức không bón P,
bón 20 kg P2O5/ha, bón 40 kg P2O5/ha so với nghiệm thức bón theo liều lượng
phổ biến của nông dân (60 kg P2O5/ha). Kết quả cho thấy EC(1:2,5) trong đất khi
áp dụng các mức độ bón phân P phù hợp với sự phát triển của cây lúa.
Hình 4.7 Ảnh hưởng của bón giảm phân P đến EC(1:2,5) của đất trong các vụ
lúa
Các thanh dọc trên mỗi cột thể hiện độ lệch chuẩn của giá trị trung bình (n = 3).
4.3.2 Ảnh hưởng của bón giảm lượng phân P đến sự thay đổi P hữu dụng
trong đất
P hữu dụng trong đất được xem là một chỉ tiêu nhằm đánh giá lượng P mà cây
trồng có thể hấp thu được cũng như phản ánh khả năng cung cấp P của đất
(Ziadi et al., 2013). Phương pháp Olsen có thể đánh giá được hàm lượng P
hữu dụng trong đất cho cây trồng do hàm lượng P hữu dụng trích được có
tương quan chặt với lượng P được cây trồng hấp thu và phương pháp này có
thể ước lượng tin cậy cho các loại đất hơi chua và các loại đất kiềm (Mason et
0
0,2
0,4
0,6
0,8
1
1,2
1,4
HT 2012 TĐ 2012 HT 2013 TĐ 2013 ĐX 2013-
2014
E
C
đ
ấ
t
(m
S
/c
m
)
Các vụ lúa thí nghiệm
P1
P2
P3
P4
65
al., 2008; Mason et al., 2010). Qua 7 vụ liên tiếp áp dụng bón giảm phân P,
hàm lượng P hữu dụng trong đất khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các
nghiệm thức không bón P và các nghiệm thức bón 20 kg P2O5/ha, nghiệm thức
bón 40 kg P2O5/ha và nghiệm thức bón 60 kg P2O5/ha. (Bảng 4.8). Kết quả
cho thấy sau 7 vụ, lượng P hữu dụng trong đất ở nghiệm thức bón 40 và 60 kg
P2O5/ha có xu hướng gia tăng so với nghiệm thức không bón P, tuy nhiên sự
gia tăng này không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Hàm lượng P hữu dụng trong đất phân tích bằng phương pháp Olsen đạt 10
mg P/kg thì loại đất đó được xem là đất có hàm lượng P hữu dụng đủ để có thể
cung cấp cho cây trồng (Dobermann et al., 1996; Shen et al., 2004; Sims,
2009). Trong suốt thời gian thí nghiệm, P hữu dụng trong đất luôn duy trì ở
mức cao hơn 10 mg P/kg, điều này cho thấy hàm lượng P hữu dụng cho đất
vẫn cung cấp đủ nhu cầu P cho cây lúa. Hàm lượng P hữu dụng trong đất bắt
đầu gia tăng trong tất cả 4 nghiệm thức vào vụ HT 2013 được giải thích là do
ảnh hưởng của rò rỉ mặn vào cuối vụ ĐX 2012-2013. Hàm lượng các anion Cl-
và SO42- gia tăng trong đất do xâm nhập mặn có thể đã gia tăng phản ứng trao
đổi anion trên các phức hấp phụ P (Fe-P và Al-P) và phóng thích các anion
phosphate (H2PO4- và HPO42-). Trong suốt 6 vụ đầu tiên, từ vụ ĐX 2011-2012
đến vụ Thu Đông 2013, không bón phân P hoặc bón 20 kg P2O5/ha, 40 kg
P2O5/ha và 60 kg P2O5/ha cho kết quả khác biệt không ý nghĩa thống kê về
lượng P hữu dụng trong đất giữa các mức độ bón phân P. Tuy nhiên, duy trì
lượng phân P bón cho lúa ở mức cao là 60 kg P2O5/ha sau 6 vụ đã bắt đầu làm
tăng lượng P hữu dụng cao hơn so với nghiệm thức không bón phân P được
thể hiện ở vụ thứ 7. Một số nghiên cứu khác đánh giá ảnh hưởng của bón phân
P và không bón phân P cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu này. Aulakh
et al. (2003) và Shen et al. (2004) nghiên cứu ảnh hưởng khi áp dụng không
bón phân P và có bón phân P cho thấy P hữu dụng trong đất gia tăng từ 15,7
mg P/kg lên đến 39,3 mg P/kg sau 7 vụ và duy trì trong các năm tiếp theo.
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của bón giảm phân P đến lượng P hữu dụng trong đất
vào giai đoạn lúa trổ
Mức bón P
(kgP2O5/ha)
P hữu dụng trong đất (mg P/kg)
ĐX
2011-2012
HT 2012 TĐ 2012 HT 2013 TĐ 2013
ĐX
2013-2014
0 12,5 (±3,35) 12,1 (±2,58) 11,2 (±0,35) 15,2 (±7,88) 19,0 (±8,75) 15,3 (±9,46)
20 11,6 (±2,95) 11,3 (±2,03) 11,1 (±2,10) 16,6 (±8,16) 20,6 (±6,02) 18,2 (±8,11)
40 10,5 (±3,56) 11,4 (±1,14) 10,5 (±3,43) 17,5 (±5,57) 22,6 (±6,74) 20,6 (±5,61)
60 12,0 (±2,87) 11,7 (±1,73) 10,8 (±3,39) 16,2 (±6,68) 26,2 (±10,4) 20,0 (±9,15)
F-test ns ns ns ns ns ns
Các số sau dấu ± trong ngoặc đơn thể hiện độ lệch chuẩn của giá trị trung bình.
ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.
66
4.3.3 Ảnh hưởng của bón giảm phân P đến hàm lượng P trong rơm và P
trong hạt
Nhìn chung, hàm lượng P trong rơm vào giai đoạn thu hoạch khác biệt không
có ý nghĩa giữa nghiệm thức không bón P và các nghiệm thức bón 20 kg
P2O5/ha, 40 kg P2O5/ha hoặc n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_danh_gia_kha_nang_cung_cap_lan_cua_dat_lua_trong_die.pdf