Luận án Đạo tin lành ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN 7

1.1. Các tư liệu liên quan đề tài luận án 7

1.2. Giá trị của các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra 24

1.3. Lý thuyết nghiên cứu 26

1.4. Một số khái niệm sử dụng cho luận án 29

Chương 2: QUÁ TRÌNH TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở

VÙNG TÂY NAM BỘ 34

2.1. Khái quát những tác nhân ảnh hưởng đến đạo Tin Lành ở vùng

Tây Nam Bộ 34

2.2. Quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin Lành ở vùng Tây

Nam Bộ 48

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO TIN LÀNH

VÙNG TÂY NAM BỘ HIỆN NAY 69

3.1. Thực trạng đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ hiện nay 69

3.2. Thực trạng đạo Tin Lành trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã

hội, chính trị vùng Tây Nam Bộ 82

3.3. Đặc điểm của đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ hiện nay 97

Chương 4: XU HƯỚNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ 107

4.1. Xu hướng phát triển của đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ 107

4.2. Những vấn đề đặt ra từ đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ đối

với công tác tôn giáo hiện nay 115

4.3. Khuyến nghị đối với hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu

lực, hiệu quả công tác với đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ 123

KẾT LUẬN 139

DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 141

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 142

PHỤ LỤC 156

pdf262 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đạo tin lành ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐBSCL trung thành với Phật giáo Nam tông Khmer, một tôn giáo đã trở thành nền tảng văn hoá tinh thần dân tộc, thế nên văn hóa tôn giáo khác rất khó có thể xâm nhập vào họ. Về điều này, kết quả khảo sát [Bảng 18, 21] với câu hỏi: "Ông/Bà vui lòng cho biết tại sao luồng văn hóa Tin Lành khó thâm nhập vào cộng đồng người Khmer và người Hoa?", cho thấy cụ thể như sau: Nội dung Số lượng,% 1. Do truyền thống tâm linh Phật giáo Nam tông Khmer và Phật giáo người Hoa đã ăn sâu vào tâm thức cộng đồng Khmer và Hoa 97 2. Do các Mục sư Tin Lành chưa thật sự quan tâm vấn đề phát triển đạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số 67 3. Do phá vỡ tín ngưỡng truyền thống, làm mai một văn hóa của dân tộc Khmer, Hoa, Chăm 97 4. Gây đối lập niềm tin giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc, vì khác nhau về hệ tư tưởng giữa đạo Tin Lành với các tôn giáo khác (Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Islam...) 68 5. Thiếu nguồn tài trợ để duy trì và phát triển đạo Tin Lành 92 6. Các nghi thức sinh hoạt đạo chưa có tính thu hút tín đồ 24 7. Do các nguyên nhân khác:................................................... 102 Những khó khăn, trở ngại đối với việc truyền giáo của Tin Lành đặt ra hiện nay, song như thực tế 100 năm đạo Tin Lành truyền vào và đứng chân ở TNB, cùng với những nhận định, kết luận của tác giả luận án tại các chương 2 và chương 3, thì đối với một tôn giáo như đạo Tin Lành, người ta tin rằng nó sẽ có chiến lược bài bản và phương pháp hiệu quả để vượt qua khó khăn. Hiện nay chắc rằng đạo Tin Lành đã ý thức được rằng, trước sự biến đổi mạnh của xã hội, của tôn giáo Việt Nam, Phật giáo Nam tông Khmer ở nhiều hoạt động tôn giáo - xã hội đã không thay đổi kịp với nhu cầu tinh thần cũng như vật chất của tín đồ. Trong khi đó, Tin Lành truyền giáo năng động, nhà truyền đạo bản xứ lại miệt mài, kiên trì, biết tiếng Khmer, có nguồn tài chính vững chắc, cùng với phương thức truyền giáo đa dạng, sôi nổi, đã "chinh phục", chứ không phải cưỡng bức, một bộ phận người Khmer từ bỏ Phật giáo Nam tông để đầu quân vào Tin Lành. Vì vậy số người Khmer theo Tin Lành sẽ có tăng dù có thể chưa nhiều và còn thiếu tính ổn định. Một khi đạo Tin Lành đã xâm nhập sâu đáng kể trong người dân tộc Khmer, thì với tố chất của tôn giáo này, tất nhiên nó sẽ mở rộng sang các dân tộc khác trong vùng Tây Nam Bộ. Khi đó có nghĩa là, những điều kiện kinh tế - xã hội của vùng TNB đã "chín muồi" cho hoạt động truyền giáo Tin Lành. 3.3.4. Quan hệ quốc tế của Tin Lành vùng Tây Nam Bộ diễn ra thường xuyên với toàn khu vực Đông Nam Á và cũng không kém nhộn nhịp với các nước ở các châu lục khác Cũng như các vùng, miền khác, mối quan hệ quốc tế của Tin Lành ở Tây Nam Bộ thể hiện qua các mối quan hệ đồng đạo - cùng hệ phái; quan hệ giữa cá nhân Tin Lành trong nước với cá nhân và tổ chức Tin Lành nước ngoài; tái lập các quan hệ trước đây với các nhà truyền giáo đã từng ở Việt Nam, hoặc qua học tập, đào tạo của người Việt ở nước ngoài. Mối quan hệ quốc tế đó còn do tổ chức, cá nhân Tin Lành nước ngoài tác động vào Tin Lành ở Việt Nam và các cá nhân, tổ chức Tin Lành ở Tây Nam Bộ cũng chủ động quan hệ để tranh thủ các nguồn lực nước ngoài. 103 Mối quan hệ quốc tế của Tin Lành ở Tây Nam Bộ còn có đặc điểm riêng, đó là mối quan hệ của chức sắc và tín đồ Tin Lành thân Mỹ, có quá trình hoạt động ở Việt Nam trước năm 1975, di tản sang Mỹ và một số nước khác, nay quay về Việt Nam nối lại các mối quan hệ cũ để tái hoạt động. Số chức sắc và tín đồ này đa phần có suy nghĩ thiếu tin tưởng, đối kỵ, thậm chí chống đối với Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam. Hiện nay ở TNB, người nước ngoài chưa có điểm sinh hoạt Tin Lành tập trung. Song, nhiều tổ chức, cá nhân Tin Lành nước ngoài, qua các hình thức hợp pháp, bất hợp pháp, đã tìm cách chi phối hoạt động của một số hệ phái, hoặc thiết lập hoạt động của Tin Lành nước ngoài vào Tây Nam Bộ [Bảng 15, Ảnh 3.7-3.12]. Điển hình như: Tổ chức Gospelink: [4, Báo cáo số 04/BC-BTG ngày 19/01/2016]. Đây là một tổ chức truyền giáo do các Hội thánh Báp-tít Nam Phương thuộc thành phố GreensBorro - USA thành lập, thâm nhập vào hệ phái Báp-tít Việt Nam (Nam Phương) năm 2008. Gospelink có hoạt động vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo và dùng tiền chi phối hoạt động của một số hệ phái Tin Lành ở Việt Nam. Tổ chức này đã phát triển rộng khắp trên 40 tỉnh, thành phố Việt Nam và đào tạo, quy tụ được 104 giáo sỹ bản địa, vùng Tây Nam Bộ có 38 người. Tổ chức này chỉ có người Việt Nam tham gia, mỗi người nhận được 4-5 triệu đồng/quí; khó khăn sẽ được hỗ trợ xe máy và một số phương tiện truyền giáo. Để có được nguồn tái chính từ nước ngoài, tổ chức này tuyên truyền: "Các nhà truyền giáo Gospelink ở Việt Nam đối mặt với thực tế khủng bố ngày này qua ngày nọ. Sự bảo đảm về Hiến pháp về sự tự do tôn giáo là vô nghĩa, chính sách của chính phủ điều khiển mọi việc tôn giáo. Tin Lành bị khủng bố đặc biệt nghiêm trọng đối với các nhà thờ chưa đăng ký và nhà thờ của người dân tộc thiểu số. Để bảo vệ nhà truyền giáo ở Việt Nam, chúng tôi không công bố tên, ảnh của họ. Để hỗ trợ cho mục sư Việt Nam, hãy gửi email, gọi đến văn phòng Gospelink số 434-485-7007" [4, Báo cáo 04/BC- BTG, 19/01/2016]. 104 Một số trường hợp khác [4, Báo cáo số 40/BC-BTG ngày 20/5/2019]: + Ms Huỳnh Khánh Minh, quốc tịch Mỹ cùng vợ có quốc tịch Bỉ, muốn về Việt Nam định cư và hoạt động Tin Lành. Đã chuyển cho MSNC Trần Nhật Tân khoảng 500 triệu đồng, đã mua 2.600m2 đất tại xã Trường Thành, huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ. + Ms Perter Huỳnh Quốc Khánh dự kiến tổ chức "Đại hội Phục hưng" tại Cà Mau. Ngày 13/11/2017, Ms Nguyễn Duy Thắng cùng Ms Dương Hữu Đức (quốc tịch Mỹ) về Cà Mau gặp Ms Nguyễn Bá Thành chuẩn bị đến ngày 27/11/2017 tổ chức bồi linh và định tổ chức Đại hội Phục hưng (với 350 Mục sư), vào ngày 1,2,3/12/2017 ở khách sạn Ánh Nguyệt, song bị ngăn). + Ngày 16/11/2017, Ms Nguyễn Duy Thắng đến Cần Thơ, tiếp cận Ms Nguyễn Phan Cẩm Phượng đặt vấn đề nếu tập hợp được tất cả các Mục sư ở Cần Thơ cùng sinh hoạt với Ms Thắng thì sẽ tài trợ toàn bộ hoạt động và phát lương thường xuyên. Đề nghị Ms Phượng thông báo đến tất cả Ms ở Cần Thơ tập trung nghe Ms Thắng giảng. + Ms Nguyễn Văn Huệ, 74 tuổi, quốc tịch Mỹ. Ngày 25/9/2018 về Cần Thơ cùng Ms Nguyễn Thông; gặp MSNC Trần Nhật Tân cho 26.000 USD để mua đất; cử người về huấn luyện và phát triển phái Báp-tít Hướng Đi tại Cần Thơ. Hiện đang tài trợ cho MSNC Trần Nhật Tân sang Mỹ đào tạo [4, Báo cáo số 40/BC-BTG ngày 20/5/2019]. Thông tin trên cho thấy, tổ chức, cá nhân Tin Lành nước ngoài đang tìm cách du nhập, phát triển khá mạnh vào TNB, mà Thành phố Cần Thơ là trung tâm. Ở đây, tính chất phức tạp là đã rõ và phải chăng giải pháp khoa học là phải giảm thiểu sự phức tạp chứ không thể đóng cửa quan hệ quốc tế? 3.3.5. Tin Lành vùng Tây Nam Bộ khó có thể tạo điểm nóng chính trị Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ phát triển trong môi trường các tộc người sống đan xen, khá ổn định. Mỗi tộc người đều có văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo tộc người riêng và đều khá bền chặt, gắn bó mật thiết từ lâu đời nên 105 khó thay đổi đức tin. Vì vậy mục tiêu Tin Lành phát triển vào vùng dân tộc là có thể nhưng khó có được số đông người dân tộc tin theo như vùng Tây Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam - nơi những tộc người không có tôn giáo riêng, thay vào đó là tín ngưỡng lạc hậu, mờ nhạt, dễ thay đổi niềm tin. Vì vậy, các thế lực thù địch khó có thể lợi dụng số đông tín đồ Tin Lành là người dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nam Bộ để chống phá tương tự các vụ việc ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên vừa qua. Đặc điểm này gợi ý cho công tác tôn giáo trong việc đảm bảo quyền theo hoặc không theo tôn giáo của mọi người nhưng cũng phải đảm bảo không xảy ra xung đột tôn giáo, cũng như không sơ hở tạo bất ổn chính trị. 3.3.6. Tin Lành vùng Tây Nam Bộ phát triển trên cơ sở chủ đạo là Hội thánh Tin Lành Việt Nam Tính đến năm 2016, tổng số tín đồ của Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) là 63.815 người, chiếm tỉ lệ 73,6% so với tổng số tín đồ Tin Lành vùng Tây Nam Bộ (86.684 người). Số lượng cơ sở thờ tự cũng chiếm đa số với 103 nhà thờ, chiếm tỉ lệ 91,96% so với tổng số 112 cơ sở thờ tự của đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ [Bảng 2]. Mặt khác TL VNMN là hệ phái phát triển lâu nhất, ổn định nhất, có cơ cấu tổ chức, hiến chương, đường hướng hành đạo cụ thể và chặt chẽ, đặc biệt là hệ phái có chủ trương "bản địa hóa" để tồn tại và phát triển và mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ TL VNMN là khá cao và bền chắc so với tín đồ của các hệ phái khác. Đặc điểm này là cơ sở cho công tác tôn giáo, nếu muốn chọn điểm để khuyến khích, nhân rộng. Với 06 đặc điểm của đạo Tin Lành ở Tây Nam Bộ được khái quát như trên, nghiên cứu sinh cho rằng, các đặc điểm đã thể hiện nổi bật, rõ nét trên hai cấp độ: (1) nó là đặc điểm chỉ có ở đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ mà ở các vùng miền khác không có và (2) nó là đặc điểm tương tự như ở các vùng miền khác, nhưng cái khác là ở mức độ tính chất "đậm nét hơn". 106 Tiểu kết Chương 3 Từ thực trạng đời sống đạo Tin Lành ở góc độ tự thân, đạo Tin Lành ở Tây Nam Bộ vẫn không ngừng củng cố đức tin và tăng cường hoạt động cộng đồng tín đồ với tính chất ngày càng đa dạng và đa diện. Còn quan sát đời sống đạo Tin Lành ở Tây Nam Bộ từ góc độ hoạt động xã hội, chúng ta cũng nhận ra là, Tin Lành hoạt động có thể chưa thật sự rõ rệt về chất lượng và hiệu quả, song lại có tính toàn diện, khi hiện diện ở mọi lĩnh vực xã hội. Đáng chú ý là, hoạt động xã hội của đạo Tin Lành dù tác động tới kinh tế, văn hoá, xã hội hay chính trị, thì về tổng thể vẫn duy trì và toát lên tính tân tiến, năng động. Vì thế, trên các phương diện hoạt động của đạo Tin Lành ở vùng TNB đã cho thấy, Tin Lành nhìn chung đã bắt kịp được đà phát triển chung của vùng. Những đặc điểm của đạo Tin Lành ở vùng TNB cho thấy tính tất yếu hai mặt của một hiện tượng xã hội, như tôn giáo hay kinh tế, hay văn hoá, xã hội, hoặc chính trị, rằng đã có ưu điểm, có tích cực, có tân tiến, thì tất cũng có khiếm khuyết, có tiêu cực, có lạc hậu. Hơn nữa, những đặc điểm ấy còn là kết quả của sự thẩm thấu của giữa "tính Tin Lành" với "đặc trưng vùng đất, con người Tây Nam Bộ". Vậy, vấn đề do đó là cần có sự nhận thức đầy đủ và khách quan về tôn giáo này ở Tây Nam Bộ hiện nay, với một chiều sâu về cái nội dung và cái bản chất. Từ đó có cơ sở để nghiên cứu xu hướng và khuyến nghị giải quyết những vấn đề đặt ra từ nó. 107 Chương 4 XU HƯỚNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VÙNG TÂY NAM BỘ Dự báo xu hướng của đạo Tin Lành ở Tây Nam Bộ thời gian tới, ngoài việc căn cứ vào cơ sở lý luận về tôn giáo của Chủ nghĩa Mác-Lênin, sẽ tham khảo một số quan điểm lý luận ngoài mác - xít về tôn giáo. Mặt khác, nghiên cứu sinh đặc biệt chú trọng tới cơ sở thực tiễn, đó là hoàn cảnh kinh tế - xã hội và tình hình dân tộc, tôn giáo, nhất là Tin Lành, ở Việt Nam, ở vùng Tây Nam Bộ và ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á. Về cơ sở thực tiễn, nghiên cứu sinh dựa và khảo sát hoạt động của đạo Tin Lành ở vùng Tây Nam Bộ dưới đây. Kết quả khảo sát [Bảng 16, 20] qua câu hỏi: "Theo Ông/Bà thì chủ trương của đạo Tin Lành là?" (chọn nhiều phương án): Nội dung Số lượng, % 1. Năng động 86 2. Luôn luôn đổi mới và thích nghi 97 3. Chủ trương nhập thế 69 4. Hoạt động từ thiện xã hội làm phương tiện thu hút tín đồ, phát triển đạo 45 5. Không giới hạn đối tượng (dân tộc) và phạm vi truyền đạo (vùng miền) 100 6. Không thờ tượng, không sử dụng nhang đèn 85 7. Chủ trương khác (ghi rõ):................................................ Từ đó, ở thời gian tới, đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ sẽ biến đổi theo một số xu hướng, theo nghiên cứu sinh, là: 4.1.1. Đạo Tin Lành ở Tây Nam Bộ phát triển về số lượng hệ phái và các tổ chức liên hệ phái, gia tăng các nhu cầu tôn giáo Các hệ phái Tin Lành đều lấy Kinh Thánh làm nền tảng hoạt động, tuy nhiên Kinh Thánh lại được hiểu, được lý giải theo nhiều ý nghĩa khác nhau và 108 đây là cơ sở tự thân Tin Lành để dự báo rằng thời gian tới, tôn giáo ở TNB này sẽ phát triển gia tăng về số lượng hệ phái. Mặt khác, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Điều 16, đã cho phép sinh hoạt tôn giáo tập trung, được xem là bình thường, không phải là điều kiện tiên quyết để công nhận tổ chức tôn giáo như Nghị định 92 trước đây, theo đó, quy định pháp luật đã nới rộng hơn về chủ thể tôn giáo. Đây là điều kiện thuận tiện để các tổ chức Tin Lành nói chung và Tin Lành vùng Tây Nam Bộ nói riêng phát triển mạnh hơn, đồng thời với việc sẽ có nhiều hệ phái Tin Lành mới, với nhiều tên gọi khác nhau hình thành. Hiện nay, số lượng các tổ chức Tin Lành chưa được công nhận ở vùng Tây Nam Bộ là khá nhiều và rất đa dạng về nguồn gốc, cơ cấu tổ chức, số lượng tín đồ. Các tổ chức này có phần thiếu ổn định và thực lực yếu so với các hệ phái đã công nhận tổ chức. Do hình thành sau, nên địa bàn truyền giáo bị bó hẹp vì vậy số Tin Lành này sẽ tìm mọi cách để tranh giành tín đồ và địa bàn hoạt động của các hệ phái Tin Lành khác. Đối với Tin Lành Việt Nam (Miền Nam), sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định, tăng cường hội nhập văn hóa dân tộc để phát triển theo xu hướng tuân thủ luật pháp. Còn các hệ phái chưa được công nhận về tổ chức sẽ đẩy mạnh các hoạt động phát triển đạo, tìm mọi cách để sớm được công nhận về mặt tổ chức. Tuy nhiên, cũng có các hệ phái tìm cách né tránh sự quản lý của nhà nước. Các tổ chức liên hệ phái sẽ hình thành, do một số tổ chức, cá nhân Tin Lành nước ngoài tác động và hỗ trợ. Ở vùng Tây Nam Bộ, hình thức liên hệ phái có thể phát triển theo hai hướng: Thứ nhất, hình thành "cộng đồng Tin Lành Việt Nam" bao gồm tất cả các hệ phái ngoài TL VNMN, lấy tiềm lực kinh tế và Phong trào Ngũ Tuần làm nền tảng liên kết. Thứ hai, hình thành cộng đồng Tin Lành có nguồn gốc Báp-tít, trên cơ sở sáp nhập các hệ phái, nhóm nhỏ Báp-tít thành một hệ phái lớn, như: Báp-tít 109 nguyên thủy, Báp-tít thiên ái, Báp-tít đức tin, Hội thánh Chúa Giê-su, Hội chúng anh em, Lời hằng sống, Hội thánh vườn nho, Cơ đốc Liên hiệp Toàn cầu, Báp-tít cộng đồng sắc tộc Việt Nam, Báp-tít Độc lập Khởi đầu cho việc sáp nhập này là ngày 04/12/2015, tại Hội thánh Báp-tít Thiên Ái, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, 11 hệ phái đã sáp nhập thành một hệ phái, là Liên hiệp Báp-tít Việt Nam và đồng sáng lập Ban Điều hành, gồm 11 thành viên. Là một tôn giáo cải cách, rất thích ứng với xã hội công nghiệp, đạo Tin Lành sẽ khai thác quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tăng cường truyền giáo. Thời gian tới, Tin Lành ở TNB sẽ tiếp tục phát triển, sẽ có nhiều điểm nhóm mới xuất hiện nhưng cũng có nhiều điểm nhóm giải thể, sáp nhập. Đi liền với đó là các nhu cầu tôn giáo gia tăng, trong đó đáng kể là, nhu cầu xây dựng cơ sở đào tạo và cơ sở sinh hoạt tôn giáo sẽ tăng nhanh, tạo ra các vấn đề phức tạp liên quan đất đai và xây dựng. Thực trạng hiện nay, đạo Tin Lành thiếu trường đào tạo chức sắc chuyên nghiệp 1 . Thiếu cơ sở thờ tự, trong số các hệ phái Tin Lành ở Tây Nam Bộ, đến 2016 chỉ có 02 hệ phái có nhà thờ, còn hầu hết là thuê, mượn, nhưng cũng không phải hệ phái nào cũng có thể thực hiện vì lệ thuộc vào kinh phí và tư cách pháp nhân của hệ phái. 4.1.2. Đạo Tin Lành ở Tây Nam Bộ đẩy mạnh truyền giáo phát triển tín đồ trong khu công nghiệp, người Khmer, học sinh, sinh viên; tín đồ Tin Lành là người nước ngoài gia tăng hoạt động Truyền giáo, phát triển số lượng tín đồ sẽ vẫn là mục tiêu trọng tâm của các hệ phái Tin Lành vùng Tây Nam Bộ, trong sự đa dạng cả về phương thức truyền giáo và đối tượng truyền giáo. Phương thức truyền giáo của Tin Lành vốn đã linh hoạt, trong điều kiện mới chắc chắn sẽ có sự kết hợp các phương thức, phương tiện truyền đạo 1 Cả nước, đến năm 2016, chỉ có 02 trường đào tạo Kinh Thánh hợp pháp của 02 hệ phái Tin Lành Việt Nam Miền Bắc tại Hà Nội và TL VNMN tại thành phố Hồ Chí Minh. 110 mới. Trong đó, phương thức truyền giáo "đa cấp", vốn được thực hiện từ lâu, nay sẽ được triệt để tận dụng. Mô hình phát triển từ phương thức truyền giáo "nhóm nhỏ", "tế bào", có thể sẽ là một điển hình phát huy hiệu quả. Khởi đầu, những tín hữu của một Hội thánh Tin Lành được chọn lựa, đào tạo kỹ và cử đến những vùng lân cận truyền giáo. Các nhân sự được cử đi sẽ gây dựng những nhóm nhỏ và khi đủ số lượng sẽ hình thành Chi hội mới. Mô hình này đã phát huy hiệu quả, được nghiên cứu sinh khảo sát tại Hội thánh Tin Lành Cà Mau tháng 5/2016, có thể tóm tắt bằng mô hình sau: - Khởi đầu từ tín hữu của một Hội thánh: - Sai phái nhân sự ra đi sau khi đã trang bị huấn luyện cho họ 111 - Sau khi nhân sự được cử đi gây dựng nhân sự mới đủ số lượng sẽ hình thành Hội thánh mới Truyền giáo theo phương thức cá nhân chứng đạo của Tin Lành được thực hiện ở khắp mọi nơi, không bị hạn chế về không gian, thời gian; không cần phải xin phép; không cần nhiều sự đầu tư và cũng không bị ràng buộc, gò bó bởi một quy luật nào. Đó là một ưu điểm vượt trội trong truyền giáo của đạo Tin Lành so với các tôn giáo khác, vì thế, các hệ phái, nhất là Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) sẽ triệt để phát huy ở vùng Tây Nam Bộ. Chủ thể tham gia truyền giáo sẽ đa dạng hơn. Ngoài lực lượng các nhà truyền giáo chuyên nghiệp và sự tham gia của tín đồ Tin Lành, thì các doanh nhân, nhà khoa học có đạo Tin Lành ở trong và ngoài nước đương nhiên trở thành các "Nhà Truyền giáo", hơn nữa, là những "Nhà Truyền giáo" tích cực trong các khu công nghiệp và các trường Đại học. Lực lượng Việt kiều có đạo Tin Lành khi về thăm thân hoặc định cư ở Tây Nam Bộ cũng trở thành một lực lượng truyền bá đạo Tin Lành hiệu quả. Lực lượng lao động sinh sống ở vùng Tây Nam Bộ đi lao động, học tập ở trong và ngoài nước, theo đạo Tin Lành, khi về gia đình, họ cũng là người truyền bá Tin Lành. Hiện nay, số lượng người dân trong độ tuổi lao động ở 112 vùng Tây Nam Bộ rời quê đi lao động khá đông đảo và ngày một tăng nhanh, chỉ khảo sát ba tỉnh trong năm 2016 đã có con số đáng quan tâm: Trong 10 tháng đầu năm 2016, tỉnh Cà Mau có 26.382 lao động; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng thống kê mỗi năm có trên 10.000 lượt người; Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang thống kê hàng năm trên 20.000 người rời địa phương đi nơi khác làm thuê. Cũng cần nói đến là, việc ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ, sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, các trang mạng xã hội, sẽ được đạo Tin Lành xem là một phương thức truyền giáo rất hiệu quả. Đối tượng truyền giáo của đạo Tin Lành ở Tây Nam Bộ, trước hết phải tính tới là sinh viên các trường đại học, vì đây sẽ là một đối tượng truyền giáo chính của đạo. Theo khảo sát của tác giả luận án, hiện đã có 455 sinh viên theo đạo Tin Lành [Bảng 4]. Phát triển tín đồ trong các khu công nghiệp vùng Tây Nam Bộ sẽ là mục tiêu mà Tin Lành chọn lựa. Các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các nước đạo Tin Lành phát triển mạnh, ngoài mục tiêu đầu tư sản xuất, thì truyền giáo trong người lao động sẽ là một hướng coi trọng. Hiện nay ở TNB, đạo Tin Lành đã có 1555 tín đồ là công nhân/86.684 tín đồ toàn vùng, đông nhất là tỉnh Vĩnh Long có 529 tín đồ là công nhân [Bảng 4]. Không thể phủ nhận là đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ phát triển trong đồng bào dân tộc Khmer khó khăn hơn nhiều so với ở các dân tộc thiểu số khác. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, như đạo Tin Lành từng quan niệm, thì đó cũng "chỉ là sự thử thách của Chúa" mà thôi, vì vậy có thể tin rằng, đạo Tin Lành nhất định không "chùn bước, nản chí" mà vẫn tiếp tục tìm mọi cách phát triển đạo vào đồng bào dân tộc Khmer. Các nhà truyền giáo Tin Lành sẽ càng linh hoạt, nhập thế, trong các phương thức truyền đạo, trong đó có phương thức dùng vật chất để chuyển hóa nhận thức người dân tộc. Mặt khác, với giáo lý khá tiến bộ (tín đồ không hút thuốc, không uống 113 rượu, hôn nhân một vợ một chồng), trong khi đó, đông đảo người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay cũng có nhu cầu tinh thần phong phú hơn, muốn thể hiện mình hơn nữa so với những hoạt động văn hóa bó hẹp tại các ngôi chùa mà đa số người Khmer tham dự, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì vậy, dù có bị cộng đồng lên án, ruồng bỏ, một bộ phận người Khmer vẫn sẽ cải đạo sang các tôn giáo khác, trong đó có đạo Tin Lành. Vậy, mục tiêu truyền giáo của các hệ phái Tin Lành với đối tượng là đồng bào dân tộc Khmer không những không giảm mà còn tăng nhiều trong thời gian tới. Truyền đạo cho thiếu nhi đã được các nhà truyền giáo Tin Lành tiến hành ngay từ khi vào vùng Tây Nam Bộ và đến nay họ vẫn đặc biệt quan tâm. Gia tăng hoạt động của các tổ chức, cá nhân Tin Lành nước ngoài ở Tây Nam Bộ đang và sẽ là nhu cầu ngày càng cao. Tổ chức, cá nhân Tin Lành nước ngoài tiếp tục tài trợ kinh phí và đưa các giáo sĩ về hỗ trợ cho tổ chức Tin Lành vùng Tây Nam Bộ. Nhiều hệ phái Tin Lành ở Tây Nam Bộ tranh thủ nguồn tài trợ của các hệ phái Tin Lành, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Xu hướng sùng ngoại của một số người Tin Lành tiếp tục là yếu tố tiềm tàng gây mất ổn định trên địa bàn. Người nước ngoài qua con đường làm ăn, hợp tác kinh tế, du lịch, trong đó đa số là tín đồ tôn giáo; các tổ chức phi chính phủ liên quan đến tôn giáo thông qua viện trợ nhân đạo; các đoàn quốc tế của các tổ chức tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo vào Việt Nam ngày càng nhiều. Trước sự phát triển của các khu công nghiệp, cùng với sự thông thoáng của luật pháp, các điểm sinh hoạt Tin Lành tập trung của người nước ngoài, thậm chí của các "Hội thánh Tin Lành người nước ngoài", sẽ gia tăng, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm. Họ sẽ có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bình thường, thậm chí có cộng đồng tôn giáo muốn tổ chức sinh hoạt riêng. Cho đến nay, ở Tây Nam Bộ, người nước ngoài đã bắt đầu có một điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung, vừa cho phép năm 2020, tại Thành phố Cần Thơ, vì vậy vấn đề giải quyết nơi sinh hoạt tôn giáo cho người nước ngoài sẽ là một vấn đề trong thời gian tới. 114 4.1.3. Đạo Tin Lành ở Tây Nam Bộ sẽ tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, tuân thủ luật pháp, tích cực tham gia hoạt động xã hội Xu thế của đạo Tin Lành đồng hành cùng dân tộc và chấp hành luật pháp là xu thế tích cực, vấn đề là làm sao để phát huy và duy trì xu thế đó. Đây sẽ là một xu hướng được đồng bào Tin Lành rất coi trọng, đề cao khi cũng nhận thấy những biến đổi tích cực của pháp luật tôn giáo của nhà nước Việt Nam. Qua khảo sát, nghiên cứu sinh được nghe một Mục sư tâm sự: "Đã nhiều năm làm Trưởng Ban Đại diện tại Cần Thơ và là Chủ tịch Hội đồng Giáo phẩm, tôi thấy khá rõ sự tiến bộ của luật pháp Việt Nam về tôn giáo, nhìn chung là ngày một cởi mở, thông thoáng hơn, mặc dù cũng còn nhưng vấn đề bất cập cho từng tôn giáo cụ thể. Mối quan hệ giữa Giáo hội với Nhà nước, giữa chức sắc Tin Lành là rất tốt, anh cũng đã nghe nhiều Mục sư chỗ tôi khi đi thăm các cơ quan, đến Ban Tôn giáo đều hay nói câu "về nhà mình thấy ấm cúng và thoải mái", theo tôi đó là sự thân tình". Trả lời phỏng vấn của Ms. Lê Hoàng Long, ngày 05/02/2018 [Bảng 21] Đạo Tin Lành là tôn giáo của sự tiến bộ và cải cách, nhưng đến nay vẫn bị nhiều người dân Tây Nam Bộ đánh đồng là "đạo bỏ tổ tiên". Cần thấy, giáo lý Tin Lành khá xem trọng việc hiếu, kính cha mẹ, tổ tiên, nên vấn đề chỉ là sự khác nhau về nghi lễ, cách thức hiếu kính mà thôi. Vùng Tây Nam Bộ với nét văn hóa đặc trưng, đòi hỏi một dạng văn hóa mới, một tôn giáo mới muốn thâm nhập vào vùng đất này thì phải hòa nhập gần như tương đồng với cái mà đạo Tin Lành không có, hoặc có do gượng ép. Điều này là một cơ sở để lý giải tại sao Tin Lành đã đến Tây Nam Bộ 100 năm (1919-2019) nhưng phát triển chưa bằng các tôn giáo khác. Đây chính là nguyên nhân gây trở ngại lớn nhất cho truyền giáo của đạo Tin Lành trước đây, hiện nay và cả trong tương lai và gần đây đạo Tin Lành đã biết điều chỉnh. Hiện nay, đạo Tin Lành đã và sẽ có những chuyển biến theo hướng thích nghi hơn với đời sống thực tại vùng Tây Nam Bộ, giảm bớt xung đột với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tín đồ Tin Lành tham gia nhiều hơn vào việc giải 115 quyết những khó khăn do xã hội đặt ra; vào hoạt động xã hội hoá, phát huy nguồn lực trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, từ thiện, qua đó khẳng định vị thế, vai trò tôn giáo mình trong xã hội. Với các xu thế biến đổi như trên của đạo Tin Lành ở Tây Nam Bộ, chúng ta thấy, sự biến đổi đó không tách rời với những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Sự biến đổi như vậy tất nhiên mang những nét riêng của đạo Tin Lành ở Tây Nam Bộ, đó là cái bản chất và hiện tượng, cái nội dung và hình thức của vùng miền và con người Tây Nam Bộ in dấu trong đời sống đạo Tin Làn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dao_tin_lanh_o_vung_tay_nam_bo_hien_nay.pdf
Tài liệu liên quan