Luận án Dạy học kết hợp (B-Learning) dựa vào phong cách học tập cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học - Trần Văn Hưng

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỞ ĐẦU . 1

1 Lí do chọn đề tài . 1

1.1 Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với cơ sở GD ĐH. 1

1.2. Định hướng ứng dụng CNTT&TT của Đảng và Nhà nước trong đổi mới GD&ĐT . 1

1.3 Đào tạo Sinh viên sư phạm Tin học trong thời đại số . 2

1.4. PCHT tác động đến quá trình phát triển năng lực người học trong học tập. 3

2. Mục đích nghiên cứu . 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3

4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 4

5. Giả thuyết khoa học. 4

6. Phương pháp nghiên cứu . 4

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận . 4

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn . 4

6.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ . 5

7. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án . 5

7.1 Về mặt lý luận . 5

7.2 Về mặt thực tiễn . 5

8. Kết cấu luận án . 5

SƠ ĐỒ KHUNG LOGIC NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA LUẬN ÁN. 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ DẠY HỌC KẾT HỢP DỰA VÀO

PHONG CÁCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIN HỌC . 8

1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 8

1.1.1.Tổng quan về phong cách học tập và dạy học dựa vào phong cách học tập . 8

1.1.2. Tổng quan về dạy học kết hợp (B-learning) dựa vào phong cách học tập. . 10

1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài . 15

1.2.1. Học tập và PCHT. 15

1.2.2. Dạy học và Mô hình dạy học. 16

1.2.3. Dạy học kết hợp (B-learning) và dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập. 17

1.2.4. Năng lực và phát triển năng lực dựa vào phong cách học tập. 18v

1.3. Cấu trúc chính của mô hình dạy học kết hợp . 20

1.3.1. Các thành phần chính trong mô hình dạy học kết hợp . 20

1.3.2. Các mô hình dạy học kết hợp . 22

1.3.3. Công nghệ trong dạy học kết hợp . 27

1.3.4. Xu hướng phát triển tương lai và những thách thức của mô hình dạy học kết hợp . 28

1.4. Phong cách học tập. 30

1.4.1. Phân loại phong cách. 30

1.4.2. Mô hình phong cách học tập Fleming . 31

1.5. Mô hình dạy học kết hợp (B-learning) dựa vào phong cách học tập trong đào tạo ngành

Sư phạm Tin học chuyên ngành Công nghệ thông tin trình độ đại học . 33

1.5.1. Đào tạo ngành Sư phạm Tin học trình độ đại học. 33

1.5.2. Đặc điểm nổi bật của mô hình dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập. 35

1.5.3. Cấu trúc và các thành tố trong mô hình lí thuyết dạy học kết hợp dựa vào phong cách

học tập cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học. 39

1.5.4. Điều kiện và môi trường dạy học trực tuyến và giáp mặt . 45

1.5.5. Mới quan hệ giữa phong cách học tập và các thành tố trong mô hình dạy học . 45

1.6. Cơ sở thực tiễn dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập trong đào tạo ngành Sư

phạm Tin học trình độ đại học. 46

1.6.1. Mục đích. 46

1.6.2. Đối tượng khảo sát. 46

1.6.3. Phương pháp khảo sát. 46

1.6.4. Nội dung khảo sát. 47

1.6.5. Kết quả và đánh giá . 47

Kết luận chương 1 . 62

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ DẠY HỌC KẾT HỢP (B-LEARRNING) DỰA VÀO PHONG

CÁCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIN HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

. 64

2.1. Dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập cho SV ngành Sư phạm Tin học trình độ

đại học . 64

2.2. Thiết kế khóa học kết hợp dựa vào phong cách học tập cho Sinh viên ngành Sư phạm

Tin học bậc đại học. 64

2.2.1. Lập kế hoạch thiết kế khóa học kết hợp dựa vào phong cách học tập . 64

2.2.2. Thiết kế khóa học kết hợp dựa vào phong cách học tập cho SV ngành Sư phạm Tin

học trình độ đại học . 67vi

2.2.3. Phát triển phần mềm hỗ trợ dạy - học trực tuyến theo mô hình dạy học kết hợp dựa

vào phong cách học tập. . 79

2.2.4. Tiến hành đào tạo trên khóa học kết hợp dựa vào PCHT. 85

2.2.5. Đánh giá và chỉnh sửa trên khóa học kết hợp dựa vào phong cách học tập. 86

2.2.6. Tổ chức quá trình dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập cho Sinh viên ngành

Sư phạm Tin học. 86

2.3. Thiết kế dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập VAK học phần “Kiểm tra đánh

giá trong giáo dục” và “Lí thuyết tính toán” cho Sinh viên ngành Sư phạm Tin học trình độ

đại học . 97

2.3.1. Đặc điểm của học phần “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” và “Lí thuyết tính toán”

trong chương trình Cử nhân Sư phạm Tin học trình độ đại học. 97

2.3.2. Thiết kế đề cương chi tiết học phần “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” và “ Lí thuyết

tính toán” theo mô hình dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập VAK. . 98

2.3.3. Thiết kế nguồn học liệu cho khóa học học phần “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” và

“Lí thuyết tính toán” theo mô hình phong cách học tập VAK cải tiến . 98

2.3.4. Thiết kế bài dạy trong dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập VAK học phần

“Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” và “Lí thuyết tính toán”. 104

2.3.5. Thiết kế công cụ đánh giá dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập VAK. 108

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 111

CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ . 112

3.1 Mục đích kiểm nghiệm và đánh giá . 112

3.2 Phương pháp kiểm nghiệm sư phạm . 112

3.2.1 Mục đích, đối tượng, phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm. 112

3.2.2 Tiêu chí và công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm. . 114

3.2.3 Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học . 117

3.3. Nghiên cứu tác động của dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập đến hiệu quả của

Sinh viên qua kết quả học tập. 119

3.3.1. Kết quả đánh giá đợt thực nghiệm thứ nhất. 119

3.3.2. Kết quả đánh giá đợt thực nghiệm thứ hai. 123

3.4 Phương pháp khảo sát ý kiến SV. 126

3.4.1 Mục đích và đối tượng khảo sát . 126

3.4.2 Nội dung và phương pháp tiến hành. 127

3.4.3 Kết quả đánh giá. 127

3.5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 135

3.5.1 Nội dung . 135vii

3.5.2 Phương pháp thực hiện. 135

3.5.3 Kết quả đánh giá theo phương pháp chuyên gia. 135

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 138

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 140

KẾT LUẬN . 140

KHUYẾN NGHỊ . 141

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

pdf252 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học kết hợp (B-Learning) dựa vào phong cách học tập cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học - Trần Văn Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự tương tác, có thể làm mờ đi các mục tiêu học tập. Nhưng quá ít sự tương tác cũng sẽ có nguy cơ mất đi sự quan tâm của người học vào chủ đề khóa học. - Sử dụng liên kết cho các khái niệm bổ sung, giải thích, hoặc các định nghĩa. - Kết hợp đồ họa tương tác như hình ảnh động hoặc mô phỏng. - Cung cấp thêm các tùy chọn/lựa chọn cho người học. - Kết hợp trắc nghiệm, kiểm tra, đánh giá kỹ năng. - Tạo các hoạt động vui chơi như trò chơi hoặc các phương pháp giáo dục khác của việc học tập tương tác. - Tránh để công nghệ này làm lu mờ các mục tiêu khóa học trực tuyến. - Giữ các hoạt động tập trung vào các mục tiêu khóa học. - Nguyên tắc về khả năng sử dụng của người học: Điều tra kĩ năng sử dụng ICT của SV ngành Sư phạm Tin học và PCHT trước khi vào học khóa học kết hợp là rất quan trọng. Quá trình điều tra, phân tích số liệu giúp GV có thể thiết kế môi trường học phù hợp cho từng nhóm phong cách của SV theo một phong cách học khác nhau. Vì vậy, khi thiết kế, người thiết kế cũng cần biết những nguyên tắc: - Xác minh rằng tất cả các liên kết hoạt động đúng; - Đảm bảo rằng các hoạt động chức năng đúng như thiết kế; - Kiểm tra nội dung để đảm bảo rằng ngữ pháp và chính tả là chính xác; - Đảm bảo rằng có thể nhìn thấy tốt giao diện đồ họa; - Xác minh rằng quá trình này hoạt động một cách tương thích trong tất cả các môi trường máy chủ hiện hành; - Xác minh rằng độ phân giải màn hình đều làm việc một cách bình thường cho các đối tượng đã dự đoán (ví dụ, 800x600, 1024x768); - Xác minh rằng các mục tiêu khóa học và sự mong đợi được đáp ứng. 2.2.6.2. Tổ chức quá trình dạy học Làm thế nào để tối ưu hóa dạy học kết hợp dựa vào PCHT thông qua các hoạt động học tập? Tầm quan trọng của các hoạt động trong lớp nằm ở hiệu quả của chúng trong việc đạt được kết quả học tập (tức đạt mục tiêu hay chuẩn đầu ra), tạo ra một môi trường hợp tác hơn và tăng cường học tập của SV một cách thực tế hơn. Để đạt được điều này, SV sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nếu nội dung trực tuyến mà họ trải qua trước có lộ trình rõ ràng với các hoạt động trong các phiên giáp mặt và ngược lại ở phiên giáp mặt được hỗ trợ trên hệ thống 89 LMS trước phiên đối mặt. Nội dung trực tuyến giúp cho SV tự định hướng, có nghĩa là SV có thể tự mình học nội dung bài giảng, bài tập hay thông hiểu bài giảng ở mức độ thấp. Thông tin được thu thập bằng cách bao gồm các mô-đun hoặc thực hiện các hoạt động và bài tập tuần, tháng. Khi SV đến lớp, tốt nhất là SV áp dụng kiến thức có được khi học trực tuyến được và kiến thức giảng viên tích hợp trên hệ thống học tập trực tuyến để học đạt hiệu quả. Vì vậy, việc dạy học dựa vào PCHT cho SV cần tiến trình thống nhất. Quá trình dạy học là một trình tự có sắp xếp thành một chuỗi hành đồng từ khâu chuẩn bị đến khâu đánh giá nhằm mục đích đạt được mục tiêu dạy học. Dựa vào nghiên cứu [110] và [106], luận án đề xuất quá trình dạy học trên mô hình kết hợp dựa vào PCHT sẽ bao gồm 3 giai đoạn cơ bản sau: Giai đoạn 1 (GĐ)- Ổn định lớp; Giai đoạn 2 (GĐ) - Tổ chức hoạt động dạy học (trực tuyến và giáp mặt); Giai đoạn 3(GĐ) - Đánh giá và điều chỉnh và được điều chỉnh trong nghiên cứu này. Trong đó giai đoạn 2 và 3 có thể hoán đổi thứ tự tùy thuộc vào lịch trình và kế hoạch bài dạy của giảng viên (xem Hình 2.20). Hình 2.20. Tổ chức quá trình dạy học kết hợp dựa vào PCHT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP DỰA VÀO PCHT GĐ: Ổn định và khởi động Ổn định Xác định nhóm PCHT của SV Xác định nội dung dạy học giáp mặt và trực tuyến Trực tuyến Trực tuyến đồng bộ Trực tuyến không đồng bộ Giáp mặt 1. Trước phiên giáp mặt 2. Phiên giáp mặt 3. Giữa phiên giáp mặt 4. Chuẩn bị phiên giáp mặt tiếp theo GĐ: Đánh giá kết thúc và điều chỉnh 1.Đánh giá các hoạt động 2.Đánh giá kết quả học tập 3.Kết luận, rút kinh nghiệm GĐ: Tổ chức hoạt động dạy học 1. 1. Trước phiên trực tuyến 2. Trong phiên trực tuyến 3. Chuẩn bị phiên trực tuyến tiếp theo  1. Trước phiên trực tuyến 2. Trong phiên trực tuyến 3. Chuẩn bị phiên trực tuyến tiếp theo Đánh giá hoạt động 90 Giai đoạn 1: Giai đoạn ổn định Bước 1: Xác định mục tiêu bài học Khi xác định mục tiêu bài học, mục tiêu học tập đề cập đến một mô tả tổng quát hơn về những gì chúng ta muốn SV biết hoặc có thể làm điều đó không phải lúc nào cũng dễ đo lường và thường bao gồm một số mục tiêu học tập. GV cần chỉ rõ cho SV thấy phải hiểu rõ, phải làm được gì sau khi học. Đây là bước cơ sở để lựa chọn kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm của bài học và là căn cứ để đánh giá chất lượng học tập của SV và hiệu quả giảng dạy của GV. Ví dụ, viết mục tiêu học tập cho học phần Kiểm tra đánh giá trong giáo dục: Đến cuối học phần/ khóa học, SV sẽ có thể: Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về môn học, rèn luyện cho SV tư duy logic, rèn luyện kĩ năng gì cho SV? Thái độ học tập như thế nào?... Bước 2: Xác định nhóm PCHT của SV Nhận diện PCHT của từng SV/nhóm SV là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học kết hợp dựa vào PCHT. Từ PCHT của SV/nhóm SV, GV linh hoạt trong việc tổ chức dạy học. Bước 3: Xác định nội dung dạy học giáp mặt và trực tuyến Việc lựa chọn nội dung nào dạy học giáp mặt (face to face) và trực tuyến (online) sao cho phù hợp với SV/nhóm SV để họ học hiệu quả cao nhất. Ví dụ, trong một kì học của SV thông thường có 16 tuần (kể cả thi cuối kì) và nếu chọn tỉ lệ 70% giáp mặt và 30% trực tuyến thì thời gian dạy học trên lớp học truyền thống (giáp mặt) chiếm 9 tuần (trừ 1 tuần thi cuối kì) và 6 tuần dạy học trên lớp học trực tuyến thông qua hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến. Sau khi chọn nội dung dạy học với tỉ lệ % giáp mặt và % trực tuyến, giảng viên lựa chọn nội dung nào dạy học giáp mặt và nội dung nào dạy học trực tuyến. Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động dạy học trong dạy học kết hợp dựa vào PCHT được chia thành 2 hoạt động chính (giáp mặt và trực tuyến). Trong đó: Nội dung tri thức: Là phần kiến thức cơ sở - phần tri thức cốt lõi cần có để người học có khả năng và tạo kiến thức nền cho phần nội dung dạy học và đánh giá, đồng thời là kiến thức cơ sở cho các hoạt động học tập. Nội dung dạy học và đánh giá: Là nội dụng người học cần học bao gồm các kiến thức để người học tự học/tự nghiên cứu, các tài nguyên học tập khác. Các hoạt động học và đánh giá: Bao gồm các hoạt động học tập và đánh giá, cộng tác nhóm và đánh giá, tự học và đánh giá đồng thời đối với các hoạt động GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm can thiệp để giúp người học đạt mục tiêu khóa học. FL: Flipped Classroom – phương pháp dạy học với lớp học đảo ngược PBL: Problem Based Learning –Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề PL: Project Learning – Phương pháp dạy học theo dự án SL: Simulation Learning – Phương pháp mô phỏng CS: Case Studies – Phương pháp nghiên cứu tình huống AL: Active Learning – Phương pháp dạy học theo hoạt động GV: Giảng viên tham gia hỗ trợ IT: CNTT hỗ trợ Labs: Những máy tính hỗ trợ các hoạt động 91 Tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến Hoạt động dạy học trực tuyến được chia thành hai hoạt động: không đồng bộ và đồng bộ và thông qua hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến LMS/LCMS được xây dựng trong luận án tại mục 2.2.3 TỔ CHỨC DẠY HỌC KẾT HỢP Dạy học trực tuyến Dạy học giáp mặt Mục tiêu dạy học Nội dung dạy học và đánh giá Các hoạt động học và đánh giá PBL CS SL PL FL GV IT DL Labs Mục tiêu dạy học Nội dung dạy học và đánh giá Các hoạt động học và đánh giá PBL CS SL PL FL GV IT DL Labs Hoạt động tự học Học trực tuyến với GV Hoạt động nhóm có GV Hoạt động cộng tác nhóm không có GV Học truyền thống với GV Hoạt động nhóm có GV Hoạt động cộng tác nhóm Giảng viên SV LMS/LCMS (hoặc phầm mềm khác) Hình 2.21. Tổ chức dạy học trong mô hình dạy học kết hợp dựa vào PCHT 92 Tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến không đồng bộ Hình 2.22. Các bước tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến không đồng bộ Bước 1: Trước phiên trực tuyến không đồng bộ - Giảng viên thực hiện các video hay các bài giảng Scorm và tích hợp lên hệ thống học trực tuyến LMS. Đối với dạng giảng viên sử dụng các bài giảng quay trước hoặc bài giảng dạng Scorm, bài tập dạng text hay kiểu dự án và tích hợp lên hệ thống quản lí học tập trực tuyến và nội dung LMS/LCMS. Tuy nhiên, để thuận tiện cho các SV/nhóm SV học theo PCHT của họ, giảng viên cần thiết kế các bài giảng phù hợp với PCHT đó. - Giảng viên cần hướng dẫn cho SV/nhóm cách tự học trên hệ thống, tuần nào học trực tuyến thông qua bài giảng được tích hợp sẵn, tuần nào học trực tuyến giáp mặt cùng giảng viên. - Giảng viên chuẩn bị các bài tập xen giữa bài giảng video hoặc bài giảng E-learning để ở giữa phiên trực tuyến không đồng bộ SV thực hiện. Bước 2: Phiên trực tuyến không đồng bộ - SV có thể học bất kì thời điểm nào, mọi nơi tùy thuộc vào khả năng và PCHT của SV mà có tốc độ học khác nhau qua các bài giảng video, E-learning được giảng viên tích hợp trước trên hệ thống LMS/LCMS theo hướng dẫn của giảng viên. - SV có thể tự học với nội dung mà giảng viên yêu cầu hoặc thực hiện bài tập nộp cho giảng viên qua hệ thống hoặc nộp trên lớp học truyền thống. Ví dụ sau thể hiện kế hoạch đó (xem Hình 2.23). - SV thực hiện các bài tập cá nhân do giảng viên tích hợp và thiết kế sẵn ở giữa các bài giảng video hoặc bài giảng điện tử. 1. Trước phiên trực tuyến 2. Phiên trực tuyến 3. Chuẩn bị phiên trực tuyến tiếp theo Hình 2.23. Kế hoạch dạy học trực tuyến 93 - SV có thể cộng tác với nhóm để thực hiện các bài tập (nếu là bài tập nhóm) hoặc thực hiện các hoạt động phù hợp với PCHT của cá nhân. - SV phản hồi những nội dung khó hiểu thông qua hệ thống học tập trực tuyến LMS/LCMS. Bước 3: Chuẩn bị phiên trực tuyến không đồng bộ - Giảng viên định hướng SV chuẩn bị những công việc cho buổi trực tuyến tiếp theo (được nhắc lại tại buổi giáp mặt). - SV hoàn thành những nội dung yêu cầu của GV đồng thời tổng hợp các câu hỏi cần giải đáp gửi giảng viên để giảng viên hướng dẫn trong phiên đối mặt hoặc phiên trực tuyến tiếp theo. Tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến đồng bộ Bước 1. Trước phiên trực tuyến đồng bộ Đây là một bước vô cùng quan trọng cho quá trình tổ chức dạy học trực tuyến thời gian thực. Ban đầu giảng viên chuẩn bị kịch bản và bài tập, các bài giảng điện tử trên máy tính và xây dựng lịch trình hoặc trong buổi dạy học truyền thống giảng viên thông báo cho SV/nhóm SV biết cụ thể ngày, giờ để SV biết chuẩn bị các phương tiện như máy tính, labtop, điện thoại di động kết nối internet, headphoneTiếp theo giảng viên lựa chọn các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến thời gian thực thích hợp và thiết lập lớp học trực tuyến (một số phần mềm có thể kể đến là Trueconf, ezTalk, Skype, zoom, BlueJeans, ). Sau khi đã cài đặt và thiết lập xong, giảng viên gửi đến các SV đường link và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm SV theo đúng PCHT của họ sau đó cho SV/nhóm SV biết thời điểm để vào học trực tuyến. Trong luận án, hệ thống LMS/LCMS được thiết kế và tích hợp một tính năng WebRTC tương tự như tính năng của 5 phần mềm trên với việc lập trình tích hợp chức năng hỗ trợ trong dạy học trực tuyến thời gian thực cho các nhóm theo PCHT riêng biệt của cá nhân/nhóm SV. Hình 2.24 Giao diện học trực tuyến thời gian thực theo nhóm PCHT Bước 2. Phiên trực tuyến đồng bộ Tại phiên trực tuyến mặt đối mặt, giảng viên có thể tổ chức dạy học như trên lớp truyền thống, tại phiên này giảng viên có thể gọi nhóm SV tự thuyết trình cho cả lớp nghe 94 và tương tác với họ. Đặc biệt giảng viên và SV/nhóm SV có thể chia sẽ màn hình máy tính cá nhân cho cả lớp xem khi cần thiết. Ví dụ, khi dạy hướng dẫn thực hành hoặc khi có một nội dung nào đó cần cả lớp xem trên máy tính cá nhân của giảng viên hoặc SV thì chức năng share màn hình được thực hiện giúp giảng viên và SV thuận tiện. Giảng viên có thể phân công nhóm thuộc PCHT vận động thực hiện bài báo cáo trực tuyến, các nhóm khác có thể chuẩn bị đặt câu hỏi để tương tác với nhóm báo cáoCuối cùng giảng viên đánh giá từng nhóm. Hình 2.25. Một giờ học trực tuyến thời gian thực trên hệ thống LMS Bước 3. Giữa phiên trực tuyến mặt đối mặt - Giữa phiên trực tuyến giảng viên có thể kết hợp giải thích những vấn đề quan trọng giúp SV nâng cao năng lực bậc cao về bài học. Tại thời điểm này, trong khi nhóm SV theo PCHT nào đó báo cáo, - Giảng viên cho nhóm dừng lại và hỏi các nhóm khác về một số câu hỏi liên quan đến bài học mà nhóm PCHT này đang thực hiện, - Giảng viên gọi một SV bất kì trả lời câu hỏi (Khi đó, các SV khác cũng nghe câu hỏi và có thể tự thảo luận trực tuyến để trả lời). Việc tổ chức dạy trực tuyến thời gian thực tại giữa phiên trực tuyến này cũng giống như dạy học trên lớp truyền thống giáp mặt. Bước 4. Chuẩn bị phiên trực tuyến mặt đối mặt tiếp theo Sau phiên trực tuyến đồng bộ, giảng viên có thể thực hiện các bài tập về nhà và thông báo cho SV/nhóm về một buổi trực tuyến tiếp theo (Nếu buổi trực tuyến kế tiếp sau buổi trực tuyến này) hoặc sau buổi học truyền thống buổi kế tiếp. Việc linh hoạt tổ chức dạy học trên lớp truyền thống và trực tuyến kết hợp sẽ giúp SV/nhóm SV chủ động được thời gian và chuẩn bị tốt bài học trước khi đến lớp truyền thống hoặc trực tuyến. Tổ chức hoạt động dạy học giáp mặt Bước 1. Trước phiên giáp mặt Giai đoạn đầu tiên liên quan đến việc sử dụng các công nghệ truyền thông trước khi mặt-đối-mặt (F2F) để "chuẩn bị vào bài" để kích hoạt sự kiện mà sau đó sẽ được triển khai giảng dạy kỹ hơn trong khi giảng dạy trực tiếp. Trong giai đoạn này, người thiết kế có thể cần đến các công cụ và nguồn tài nguyên học tập điện tử có liên quan, để sử dụng hỗ trợ giai đoạn này. Chúng bao gồm việc sử dụng các bài đọc dựa trên Web với một phiếu điều tra, 95 bài kiểm tra, hoặc hình thức thảo luận trực tuyến đi kèm. Ưu tiên đầu tiên là thiết lập giao tiếp với học viên để họ hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận và những kỳ vọng của các bài tập, các thông tin liên lạc này có thể nhờ vào một hệ thống quản lý học tập LMS, cho phép người hướng dẫn để gửi một nhóm e-mail cho các lớp học và đăng các thông tin tương ứng với phần công bố kế hoạch chuẩn bị cho buổi giáp mặt trên hệ thống LMS. Các công cụ sử dụng âm thanh kỹ thuật số và các công cụ trực quan như Podcasting và Adobe Presenter, IsPring Suit để giao tiếp với học viên trước giờ học. Người dạy có thể ghi lại các thông điệp thông tin video ngắn, trong đó học viên có thể tải về và nghe, bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Adobe Presenter, IsPring Suit có thể được sử dụng để thiết kế một bài giảng và câu hỏi tự đánh giá được tích hợp trong bài giảng PowerPoint sau đó được tích hợp lên hệ thống học tập trực tuyến LMS/LCMS. Các kế hoạch học tập truyền thống hay trực tuyến được thể hiện gồm: bài thuyết trình (bài giảng), video, dự án mẫu nơi SV có thể điều hướng một cách phi tuyến bằng cách bấm vào bất kỳ chủ đề. Ưu điểm của những công cụ này là chúng cho phép SV lắng nghe và xem tài liệu khóa học liên quan đến ngoài giờ lên lớp, tùy phong cách học của riêng họ, và thường xuyên như cần thiết để đạt được sự hiểu biết. Bước 2. Phiên mặt đối mặt Giai đoạn thứ hai của kế hoạch dạy học là liên quan đến phiên giáp mặt trực tiếp. Giai đoạn này kết hợp công nghệ học tập có thể được sử dụng để xác định các sự kiện kích hoạt (s), cung cấp cơ hội để khám phá, và tạo ra một bước đầu tiên hướng tới giai đoạn thảo luận cả lớp học. Đây có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất khi sử dụng mô hình đề xuất. Tại thời điểm này, giảng viên có thể sử dụng một trong các mô hình của lớp học đảo ngược trong mô hình kết hợp, dẫn đến khi giáp mặt không còn được sử dụng để truyền tải thông tin như giảngmà thay vào đó, trở thành cơ hội để thảo luận những quan niệm sai lầm của SV, trao đổi những vấn đề quan trong liên quan đến chủ đề cần thảo luận đặc biệt là những mức độ nhận thức bậc cao và giảng viên đứng lớp chỉ cần hướng dẫn hỗ trợ đồng đẳng và đưa ra những dự án mẫu nhằm giúp các SV thực hiện được nhiệm vụ của cá nhân hay của nhóm, tạo ra sản phẩm mới của buổi học. Các cuộc tranh luận tiếp theo sẽ giúp xác định rõ “những vấn đề khó khăn” và cho phép các thành viên của lớp để bắt đầu chia sẻ và so sánh quan điểm và kinh nghiệm liên quan đến câu hỏi hoặc vấn đề của họ. Quá trình bắt đầu với người hướng dẫn đặt ra một câu hỏi hoặc vấn đề. Các SV/nhóm SV bước đầu làm việc riêng hướng tới một giải pháp thống nhất của nhóm về câu trả lời về những gì họ tin là câu trả lời đúng bằng cách chọn một một thành viên tham gia trả lời. Kết quả sau đó, giảng viên chiếu lên một màn hình ở phía trước bằng Lab. Một câu hỏi hay thường gợi ra một loạt các phản ứng từ phía SV. Sau đó, SV so sánh và thảo luận về các giải pháp của họ với những người bên cạnh để đi đến một sự đồng thuận. Phiên giáp mặt cũng là một cơ hội tốt để bắt đầu hoặc làm rõ các dự án cá nhân hoặc nhóm. Để giúp SV/nhóm hiểu được những kỳ vọng cho các bài tập, dự án SV/nhóm làm việc trước đó có thể được hiển thị và phê bình. Sau đó, SV có thể hoặc là phát triển hoặc sử dụng một phiếu tự đánh giá từ trước để xem xét các ví dụ của các môn học trong quá khứ. Tương tự như khi học trực tuyến qua các công cụ kỹ thuật số, các bài tập trước đó có thể được tải lên hoặc liên kết với các LMS để học viên được tiếp cận với các tài liệu sau thời gian học. Bước 3. Giữa phiên mặt đối mặt Việc sử dụng thông tin và công nghệ thông tin liên lạc giữa các phiên giáp mặt tạo cơ hội cho các SV/nhóm SV tiếp tục khám phá và phản ánh về các hoạt động liên quan đến quá 96 trình học. Giai đoạn này bắt đầu bằng việc sử dụng các tính năng bảng thông báo, trong vòng một LMS, để viết một bản tóm tắt và một danh sách các mục theo dõi từ phiên giáp mặt. LMS là một công cụ giao tiếp, SV có thể e-mail hoặc gửi facebook cho người hướng dẫn cho các câu hỏi cá nhân hoặc làm rõ các bài tập, và nên thảo luận được tạo ra trong các hệ thống học tập trực tuyến LMS. Sau đó, SV có thể phân chia trách nhiệm trả lời các câu hỏi và giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình. Diễn đàn thảo luận trực tuyến có thể được sử dụng để thúc đẩy sự phản ánh cá nhân và đối thoại quan trọng giữa các phiên giáp mặt. Bước 4. Chuẩn bị phiên mặt đối mặt tiếp theo Trong phiên giáp mặt tiếp theo, công nghệ thông tin và truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ hoàn thành một khóa học theo mô hình LSBBL và theo chu kỳ hoặc mô-đun bằng cách "kết thúc vòng lặp" giữa các thành phần trực tuyến và mặt đối mặt của một khóa học. Quá trình này, có thể được tạo điều kiện với một cuộc thảo luận lớp vào đầu phiên giáp mặt kế tiếp. Các giai đoạn điều tra của khóa bồi dưỡng dự kiến được giải quyết bằng cách đầu tiên xem xét các kết quả của cuộc khảo sát vào cuối phiên giáp mặt trong khóa học đầu tiên, và sau đó thảo luận về bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc trong cuộc khảo sát ý kiến của SV về khóa học. Nếu có một cuộc thảo luận trực tuyến giữa các phiên họp giáp mặt, SV hoặc các giảng viên có thể cung cấp một bản tóm tắt bằng lời nói hoặc một vài suy nghĩ về cuộc thảo luận. SV/nhóm cũng có thể được mời để chứng minh bài tập được tiến hành. Những hoạt động này giúp làm rõ những kỳ vọng về niềm tin và củng cố bài học của SV trong khóa học trước đó. Cuối cùng, tạo ra một diễn đàn thảo luận trên hệ thống học tập LMS/LCMS. Vì rằng, cuộc thảo luận có thể có giá trị với các nội dung phức tạp và quan điểm được kiểm tra và hiểu thông qua quá trình hợp tác và chia sẻ kiến thức. Các cuộc thảo luận có thể mang hình thức của các cuộc tranh luận, làm việc theo nhóm nhỏ, và các nghiên cứu trường hợp. Giảng viên làm rõ vấn đề và cuối cùng giảng viên cũng cố và giao nhiệm vụ mới. Đánh giá các hoạt động Đánh giá hoạt động trực tuyến: Vì việc học trực tuyến rất khó kiểm soát được nên khi thực hiện đánh giá này giảng viên có thể sử dụng việc đánh giá quá trình bằng cách: Sau mỗi bài học, giảng viên thiết kế một bài kiểm tra trắc nghiệm với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm (nhiều lựa chọn, ghép đôi, kéo thả, điền khuyết hoặc bài kiểm tra tự luận) các nội dung đánh giá tập trung vào bài học hoặc tập trung theo chương được giảng viên công khai cho SV trước khi học nội dung chương đó. Sau bài kiểm tra SV có thể tích lũy điểm số làm cơ sở để giảng viên thống kê theo dõi đánh giá sau này. Cách đánh giá này, có ưu điểm là: Theo dõi tiến độ học tập, phát hiện những sai sót trong việc học và lên kế hoạch sửa chữa chúng, cung cấp phản hồi cho SV và giảng viên về tiến bộ của SV. Đánh giá hoạt động giáp mặt: Việc đánh giá trên lớp giảng viên có thể sử dụng cách đánh giá như trong phương pháp dạy học truyền thống. Tổng hợp hai cách đánh giá này giảng viên có thể đánh giá SV trong mỗi chương theo từng tuần hoặc theo từng tháng Giai đoạn 3: Đánh giá kết thúc và điều chỉnh Hình 2.26. Đánh giá rút kinh nghiệm Đánh giá kết quả học tập Kết luận, rút kinh nghiệm 97 Bước 1: Đánh giá kết quả học tập Thông qua các bài kiểm tra trực tuyến và giáp mặt, giảng viên tiến hành đánh giá quá trình dạy và học đã thực hiện. Để thực hiện việc đánh giá giảng viên sử dụng công thức đánh giá khóa học được đề xuất ở mục 1.4.7 chương 1 trong luận án. Bước 2: Kết luận, rút kinh nghiệm - Giảng viên công bố kết quả học trực tuyến và giáp mặt của SV. Để công bằng và khách quan GV nên công bố điểm tham gia của các nhóm (nếu có) hoặc cá nhân trong quá trình học của từng bài, từng chương, từng hoạt động. Đồng thời, giao nhiệm vụ học tập tiếp theo, hướng dẫn SV xem trước và học trực tuyến các nội dung theo đề cương chi tiết học phần (được công bố đầu kì học). Song song với việc giáo nhiệm vụ, giảng viên xây dựng trên hệ thống hỗ trợ trực tuyến forum cho SV sau khi học ở lớp liên quan đến nội dung bài học. Các bước SV phản hồi trên sơ đồ hệ thống được miêu tả ở Hình 2.27. Hình 2.27. Sơ đồ hệ thống hỗ trợ SV sau khi học trên lớp + Từ việc kiểm tra đánh giá, giảng viên đưa ra những kết luận về quá trình tổ chức dạy học, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp hơn. + Giảng viên cùng SV đúc kết lại những kinh nghiệm thu được trong quá trình dạy và học để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế. 2.3. Thiết kế dạy học kết hợp dựa vào phong cách học tập VAK học phần “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” và “Lí thuyết tính toán” cho Sinh viên ngành Sư phạm Tin học trình độ đại học 2.3.1. Đặc điểm của học phần “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục” và “Lí thuyết tính toán” trong chương trình Cử nhân Sư phạm Tin học trình độ đại học 2.3.1.1. Mô tả đặc điểm của môn học/học phần Kiểm tra đánh giá trong giáo dục đối với bộ môn Tin học Đặc điểm của môn học/học phần này nhằm giúp SV cử nhân Sư phạm Tin học sau khi ra trường SV có thể đánh giá được SV về năng lực và phẩm chất cũng như năng lực CNTT của SV căn cứ vào các thông tin định tính và định lượng từ các phép đo. SV có thể đánh giá được phẩm chất của một cá nhân SV và sử dụng những thông tin đó để đưa ra quyết định về mỗi cá nhân và dạy học trong tương lai. Ngoài ra, môn học/học phần này còn giúp SV thiết kế và xây dựng các bài kiểm tra đánh giá SV môn Tin học theo định hướng phát triển năng lực, phát triển cho SV Sư phạm Tin học các năng lực cần thiết nhất để thực hiện việc đánh giá SV trong phạm vi lớp học đối với môn Tin học. Mục tiêu là sau khi học xong học phần này SV sẽ đạt mức vận dụng các năng lực cơ bản để đánh giá các hoạt động học tập trên lớp học của các SV tại trường phổ thông, kết hợp với dạy – học để thực hiện đánh SV Bài tập về nhà Nghiên cứu sâu bài học Nghiên cứu mở rộng vấn đề Khó khăn Thảo luận nhóm Trao đổi cá nhân Khó khăn GV Gởi yêu cầu Hệ thống LMS 98 giá trên lớp nhằm phát triển học tập cho học sinh, thiết kế được một số công cụ đánh giá cơ bản để đánh giá năng lực CNTT của học sinh. Từ đó, thu thập, xử lí kết quả đánh giá và phản hồi thông tin về kết quả đó cho SV đồng thời lập kế hoạch giúp đỡ SV phát triển năng lực. 2.3.1.2. Mô tả đặc điểm của môn học/học Lí thuyết tính toán đối với bộ môn Tin học Môn học Lí thuyết tính toán đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập một số cơ sở Lí thuyết toán học của ngành tin học và nghiên cứu khả năng của các máy thông tin. Môn học này còn được sữ dụng trong việc xây dựng ngôn ngữ lập trình.Vì vậy môn học Lí thuyết tính toán đã từ lâu đã trở thành môn học chuẩn trong chuyên ngành Khoa học máy tính ở cấp đại học trong và ngoài nước. Môn học này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về mô hình tính toán lý thuyết, ngôn ngữ hình thức và lý thuyết độ phức tạp tính toán. Máy tính không bộ nhớ. Máy tính có bộ nhớ. Máy hữu hạn trạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_day_hoc_ket_hop_b_learning_dua_vao_phong_cach_hoc_ta.pdf
Tài liệu liên quan