Luận án Dạy học ở lớp 1 theo hướng kết nối chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi)

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn .ii

Mục lục.iii

Danh mục từ viết tắt.vii

Danh mục các bảng .viii

Danh mục các biểu đồ, hình. x

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC Ở LỚP 1 THEO

HưỚNG KẾT NỐI VỚI CHưƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM

NON (MG 5-6 TUỔI). 12

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 12

1.1.1. Những nghiên cứu về định hướng dạy học theo hướng kết nối . 12

1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học kết nối mầm non với tiểu học . 15

1.2. Một số vấn đề lý luận về dạy học theo hướng kết nối. 20

1.2.1. Các khái niệm cơ bản. 20

1.2.2. Một số quan điểm liên quan đến dạy học theo hướng kết nối . 23

1.2.3. Bản chất của dạy học theo hướng kết nối . 31

1.3. Dạy học ở lớp 1 theo hướng kết nối với chương trình giáo dục

mầm non (MG 5-6 tuổi) . 32

1.3.1. Đặc điểm học sinh khi bước vào lớp 1 . 32

1.3.2. Đặc điểm dạy học ở lớp 1 theo hướng kết nối chương trình

giáo dục mầm non (MG 5-6 tuổi) . 36

1.3.3. Dạy học môn Toán, Tự nhiên và Xã hội lớp 1 theo hướng

kết nối. 43

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học ở lớp 1 theo hướng kết nối

với chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 – 6 tuổi) . 48

1.4.1. Nội dung môn học được giảng dạy. 48iv

1.4.2. Phương pháp dạy học bộ môn. 49

1.4.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy lớp 1. 49

1.4.4. Đặc điểm học sinh lớp 1 . 50

1.4.5. Điều kiện, phương tiện dạy học . 50

KẾT LUẬN CHưƠNG 1. 51

CHưƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC LỚP 1 THEO

HưỚNG KẾT NỐI CHưƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

(MẪU GIÁO G 5 - 6 TUỔI) . 53

2.1. Thực trạng dạy học lớp 1 ở các trường tiểu học tình Lào Cai . 53

2.1.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng . 53

2.1.2. Kết quả khảo sát. 56

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học các chủ đề về “Tự nhiên”

và chủ đề “Đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100” ở lớp 1

theo hướng kết nối Chương trình giáo dục mầm non (MG 5 - 6 tuổi). 75

2.1.4. Đánh giá chung về dạy học các chủ đề về “Tự nhiên” và chủ

đề “Đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100” ở lớp 1 theo

hướng kết nối Chương trình giáo dục mầm non (MG 5 - 6 tuổi) . 76

2.2. Kinh nghiệm của một nước về dạy học các chủ đề về Tự nhiên

và chủ đề Đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100 ở lớp 1

theo hướng kết nối chương trình giáo dục mầm non (MG 5-6 tuổi). 78

2.2.1. Ở Trung Quốc . 78

2.2.2. Ở Singapore. 81

2.2.3. Chương trình môn Toán của bang Califonia, Hoa Kỳ. 83

2.2.4. Bài học rút ra cho Việt Nam . 85

KẾT LUẬN CHưƠNG 2. 86

 

pdf228 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học ở lớp 1 theo hướng kết nối chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và giá trị thực tiễn. Bồi dƣỡng cho học sinh tình yêu khoa học toán, tự tin, tích cực, khám phá, sáng tạo, biết ứng dụng giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Khám phá khoa học tự nhiên: Nhận biết sự biến đổi sự vật, hiện tƣợng trong cuộc sống và tự nhiên của trái đất thông qua thực hành và câu chuyện khoa học. Giúp trẻ dần hình thành ý thức về khoa học tự nhiên và cảm nhận về tầm quan trọng của con ngƣời trong thế giới tự nhiên. Giáo dục học sinh ình yêu thiên nhiên, con ngƣời, truyền thống tốt đẹp của ngƣời Trung Quốc. Bồi dƣỡng cho học sinh năng lực học tập, tích cực, khám phá, sáng tạo, thực hành, làm một số thí nghiệm đơn giản về hiện tƣợng tự nhiên. 79 - Nội dung Mẫu giáo Lớp 1 Mỗi khối lớp gồm 2 tập (quyển thƣợng, quyển hạ) dành cho hai học kì, mỗi cuốn sách lại đƣợc chia thành các chủ đề, các mạch nội dung nhƣ sau: Quyển thượng: Học cách phân loại; số đúng thứ tự và số ngƣợc thứ tự; hộp quà trái cây; nhận biết số chẵn, lẻ; Tính theo nhóm (đếm từng cặp hoặc 5 số lƣợng một lúc); sắp xếp theo quy luật; so sánh rộng hẹp; cấu thành của số 3; cấu thành của số 4; bữa trƣa ăn gì (đếm đến 5); thống kê (đồ vật - số lƣợng); cấu thành của số 5; làm quen với lịch (đếm thứ, ngày). Quyển hạ: Cấu thành của các số nhỏ hơn 5; cấu thành của số 6 và 7; rèn luyện tƣ duy; cấu thành của số 8 và 9; cấu thành của số 10; vị trí (con vật chuyển nhà, con vật và hình vẽ, tôi vẽ tranh); thống kê; so sánh nặng nhẹ. Tuy nhiên, trẻ em lại đƣợc làm quen với phép toán thêm, gộp (+); tách, bớt (-) ngay sau khi học cấu thành của số 3 và các đại lƣợng và đo đại lƣợng, hình học, kĩ năng sống xen kẽ trong nội dung chƣơng trình. Mặt khác trẻ đƣợc hình thành biểu tƣợng về số từ 1 đến 10 ở lớp lớp mẫu giáo nhỡ. Có 20 chủ đề, trong mỗi chủ đề đều có nội dung biểu tƣợng về số và phép đếm nhƣng nó thể hiện rõ nét ở một số chủ đề cụ thể nhƣ sau: - Quyển thƣợng: Có 10 chủ đề, trong đó nội dung chủ đề biểu tƣợng về số và phép đếm ở chủ đề 1 (đếm số); chủ đề 2 (so sánh); chủ đề 3 (nhận biết và cộng trừ các số từ 1 đến 5); chủ đề 5 (phân loại); chủ đề 6 (nhận biết và cộng trừ các số từ 6 đến 10); chủ đề 7 (nhận biết và cộng trừ các số từ 11 đến 20); Chủ đề 9 (phép cộng các số nhỏ hơn 20 - Chủ đề nhánh: Trƣờng tôi); chủ đề 10 (luyện tập chung). - Quyển hạ: Có 10 chủ đề, trong đó nội dung chủ đề biểu tƣợng về số và phép đếm ở chủ đề 1 (vị trí); chủ đề 4 (làm quen với các số nhỏ hơn 100); chủ đề 5 (làm quen với tiền nhân dân tệ); chủ đề 7 (xem giờ); chủ đề 8 (tìm quy luật); chủ đề 9 (thống kê); chủ đề 10 (luyện tập chung). Khám phá khoa học đƣợc chia thành các chủ đề, các nội dung: nhận biết đặc điểm của con vật, cây cối; đặc điểm của một số loại con vật gần gũi cuộc sống; quan sát Khám phá khoa học cũng đƣợc chia thành các chủ đề, mỗi tuần học 01 hoạt động chủ đạo, có thể tích hợp trong các chủ đề ở các nội dung học tập khác: 80 Mẫu giáo Lớp 1 hiện tƣợng tự nhiên nhƣ: gió, mƣa, nắng,; làm một số thí nghiệm đơn giản nhƣ tạo gió, Khám phá tự nhiên chủ yếu ở các nội dung: Sự lớn lên của con vật, cây cối; đặc điểm của một số loại con vật, cây cối; hiện tƣợng tự nhiên nhƣ: nóng, lạnh, gió, mƣa, nắng, tuyết rơi; làm một số thí nghiệm đơn giản về trồng cây, đóng băng, còn về con ngƣời đƣợc xếp vào chủ đề xã hội, trong đó, học sinh nhận biết sự lớn lên của em, xung quanh em có 57 dân tộc anh em (nhận biết qua trang phục). - Phƣơng pháp dạy học Tài liệu, sách giáo khoa Toán, khám phá khoa học ở mẫu giáo, tiểu học Trung Quốc, đƣợc thiết kế dựa trên các hoạt động học tập của học sinh hay lấy học sinh làm trung tâm giúp học sinh chủ động, tích cực khám phá kiến thức toán học cơ sở và phát triển trí tƣởng tƣợng, sức sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, tƣ duy logic, suy luận và giải toán ứng dụng hiệu quả cho các em. Ví dụ, ở lớp mẫu giáo nhỡ, trẻ đƣợc hình thành biểu tƣợng số 6 trên cơ sở đếm số lƣợng đã biết (5), thêm (1 đơn vị) vào nhóm đó để đƣợc số mới tạo thành (6); về cấu thành số 6 và 7 ở lớp mẫu giáo lớn, trẻ em đƣợc trải nghiệm qua các hoạt động nhƣ: Thao tác chia 6 chấm tròn có hình dạng, màu sắc và kích thƣớc nhƣ nhau thành hai phần bằng nhau, đặt tên nhóm với số lƣợng là 3 và 3, quan sát và mô tả kết quả; dùng chữ số để biểu diễn lại. Sau đó, trẻ thao tác chia 6 chấm tròn có hình dạng, màu sắc và kích thƣớc nhƣ nhau thành hai phần có số lƣợng chấm tròn khác nhau, đặt tên nhóm với số lƣợng tƣơng ứng ở mỗi phần, quan sát và mô tả kết quả; Dùng chữ số để biểu diễn lại. Dạy số 7: tƣơng tự. Cuối cùng, trẻ đƣợc củng cố phép đếm từ 1 đến 7 thông qua câu chuyện. Khi lên đến lớp 1, học sinh đƣợc nhận biết về số 6, nhƣ sau: Đếm thêm 1 (bức tranh vẽ 5 bạn học sinh đang trực nhật và thêm 1 bạn bê chậu nƣớc đi 81 vào); 6 bạn học sinh đƣợc biểu thị bằng 6 chấm tròn; kí hiệu số 6; củng cố số lƣợng 6 (6 đoạn gỗ xếp thành hình lục giác, 6 viên bi, so sánh với số 5, 7); vị trí số 6 trên trục số; phân biệt số thứ tự với số lƣợng; tô nét chấm mờ chữ số 6 (số 7 dạy tƣơng tự). Cấu thành số 6,7 đƣợc củng cố và là cơ sở để hình thành phép tính cộng, trừ trong phạm vi 6,7. Học sinh đƣợc củng cố bài tập ứng dụng gắn với đời sống nhƣ: Sinh nhật mình 7 tuổi, nhà mình có 5 ngƣời, nhà mình số 06, mình học lớp 1D. Chủ đề biểu tƣợng về chủ đề “Đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100” trong chƣơng trình và tài liệu, sách giáo khoa toán mẫu giáo lớn, lớp 1 tiểu học Trung Quốc đƣợc sắp xếp, phát triển tăng dần theo vòng xoáy trôn ốc, các nội dung đƣợc đan xen trong các khối lớp để bổ trợ cho nhau tốt nhất, để đạt đƣợc mục tiêu dạy học số học nói riêng, mục tiêu giáo dục toán mầm non, tiểu học nói chung. 2.2.2. Ở Singapore - Mục tiêu Mẫu giáo Lớp 1 - Hiểu và sử dụng các con số trong các kinh nghiệm hàng ngày; - Hiểu đƣợc khái niệm cộng, trừ với các số lƣợng nhỏ bằng cách sử dụng các đồ vật thật. Có đƣợc các khái niệm toán học và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Phát triển các kỹ năng cần thiết cho quá trình đạt đƣợc và áp dụng các khái niệm toán học và kỹ năng. Phát triển tƣ duy toán học và kỹ năng giải quyết vấn đề và áp dụng các kỹ năng xây dựng và giải quyết vấn đề. Nhận biết và sử dụng các kết nối giữa các ý tƣởng toán học. Khám phá khoa học giúp trẻ khám phá thế giới khoa học thông qua các chủ đề thực vật, động vật, các hiện tƣợng tự nhiên. Khám phá khoa học giúp học sinh lớp 1 tìm hiểu về tự nhiên với các chủ đề thực vật, động vật, các hiện tƣợng tự nhiên; học sinh có khả năng vận dụng bƣớc đầu kiến thức đã học để thực hành, thảo luận nhóm tìm ra một số quy luật của tự nhiên, gần gũi đời sống. 82 - Nội dung: Nội dung chƣơng trình môn Toán tiểu học của Singapore lấy trục chính là kĩ năng giải quyết vấn đề toán học. Sự phát triển của khả năng giải quyết vấn đề toán học phụ thuộc vào năm yếu tố liên quan, đó là: Khái niệm, Kỹ năng, Quy trình, Thái độ và Siêu nhận thức. Nội dung môn Toán bao gồm: số học và đại số; hình học; khái niệm ban đầu về thống kê, xác suất; phân tích. Các nội dung này đƣợc tích hợp với nhau. Cụ thể với chủ đề “Đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100” nhƣ sau: Mẫu giáo Lớp 1 Biết và thể hiện các số đếm đến 20; biết và thể hiện số thứ tự; sử dụng các cách thức hợp lí để đếm số lƣợng các đồ vật trong nhóm; So sánh số lƣợng của hai nhóm đồ vật và sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, đúng bằng nhau. Nhận ra các chữ số từ 0 đến 20 và hiểu đƣợc giá trị của chúng. Nhận ra đƣợc chữ viết số không đến số 5 (0,1,2,3,4,5). Sử dụng số thứ tự “ thứ nhất, thứ hai, ... và từ tiếp theo, cuối cùng”. Giải quyết các vấn đề về số đơn giản trong các câu chuyện có lien quan đến con số. Trẻ em đƣợc làm quen với khái niệm cộng trừ thong qua việc thao tác với các đồ vật, vật thật, trò chơi đóng vai. Đếm, đọc, viết các số đến 100; chia ra các vòng số 20, 40, 100. Đếm theo nhóm (cách 2, 5, 10) trong phạm vi 100. Cấu tạo thập phân của số có hai chữ số. So sánh các số, sử dụng thuật ngữ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau. Đọc, viết các số thứ tự. Ngoài ra, học sinh đƣợc học cộng trừ trong phạm vi 100 và nhân chia trong phạm vi 40. Sách giáo khoa có tính chất tham khảo, giáo viên có thể tự thiết kế nội dung bài học cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế về động vật, thực vật, nƣớc, không khí. Nội dung chủ đề khám phá khoa học bao gồm: động vật, thực vật, thời tiết, vòng tuần hoàn của nƣớc; thí nghiệm khoa học đơn giản về trạng thái chất rắn, chất lỏng, chất khí. 83 - Phƣơng pháp dạy học Với chƣơng trình mẫu giáo lớn, giáo viên thƣờng sử dụng quy trình lên lớp gồm 4 bƣớc (lựa chọn mục tiêu từng bài học; phƣơng tiện là ngữ liệu liên quan đến bài học hoặc là những tình huống có vấn đề để học sinh thảo luận tìm ra kiến thức mới trên cơ sở những cái đã biết; tổ chức các hoạt động cho học sinh trải nghiệm, tìm mối liên hệ của kiến thức đã, vừa học với cuộc sống xung quanh; mở rộng kiến thức giúp học sinh tìm sự kết nối đa chiều của kiến thức đã học với cuộc sống hàng ngày). Với lớp 1, giáo viên thực hiện quy trình tƣơng tự nhƣ mẫu giáo lớn, tuy nhiên giáo viên đóng vai trò là ngƣời thiết kế nội dung bài học phù hợp với từng đối tƣợng học sinh để các em đƣợc tìm tòi, hình thành kiến thức mới và đƣợc phát triển các năng lực toán học. Học sinh đƣợc trải nghiệm toán học với các ngành khác nhƣ: công nghệ máy tính, cách sử dụng máy tính. 2.2.3. Chương trình môn Toán của bang Califonia, Hoa Kỳ - Mục tiêu Mẫu giáo Lớp 1 Kết thúc chƣơng trình mẫu giáo, trẻ em có thể hiểu đƣợc các số nhỏ, số lƣợng và các hình đơn giản xung quanh cuộc sống hàng ngày. Các em đếm, so sánh, mô tả và phân loại, sắp xếp các đồ vật. Học xong lớp 1, học sinh hiểu và sử dụng khái niệm vị trí hàng đơn vị và hàng chục trong giá trị hệ số. Học sinh cộng và trừ các số đơn giản. Các em đo cùng các đơn vị đo đơn giản và xác định ví trí đối tƣợng trong không gian. Học sinh mô tả dữ liệu, phân tích và giải quyết các vấn đề đơn giản. - Nội dung Mẫu giáo Lớp 1 Đối với mạch kiến thức về số: 1. Trẻ em có thể hiểu đƣợc mối quan hệ giữa số và số Đối với mạch kiến thức về số: 1. Học sinh hiểu và sử dụng các số đến 100. 1.1. Đếm, đọc, viết các số đến 100. 84 Mẫu giáo Lớp 1 lƣợng (nhóm đồ vật giống nhau về số lƣợng, khác nhau trong tình huống không liên quan hoặc vị trí và cách sắp xếp). 1.1. So sánh nhóm từ hai hoặc nhiều hơn (nhóm 10 đồ vật) và chỉ ra nhóm đồ vật bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn (ví dụ: Hình tròn hay hình tam giác nhiều hơn trong bộ sƣu tập). 1.2. Đếm, nhận biết, nhớ, điền số và sắp xếp các số (đến 30). 1.3. Nhận biết các số lớn hơn mô tả cùng nhóm đồ vật có số lƣợng ít hơn. 2. Trẻ em hiểu và mô tả đơn giản về thêm và bớt (sử dụng nhóm đồ vật cố định để tìm câu trả lời thêm hoặc bớt). 3. Trẻ em dùng chiến thuật ƣớc lƣợng để tính toán và giải quyết vấn đề liên quan đến các con số, thứ tự các số từ 1 đến 10 (nhận biết khi ƣớc lƣợng phù hợp). 1.2. So sánh và sử dụng dấu nhỏ hơn, bằng, lớn hơn trong phạm vi 100 (). 1.3. Làm tƣơng tự mô hình mẫu từ một số phân tích thành phép tính trong phạm vi 20 (8 gồm: 4+4, 5+3, 2+2+2+2, 10-2, 11-3). 1.4. Đếm và nhóm đồ vật có giá trị tròn chục và đơn vị (3 nhóm 10 và 4 đơn vị hoặc 30+4). 1.5. Xác định và biết giá trị của đồng tiền; mối quan hệ của các đơn vị tiền tệ. 2. Học sinh diễn tả nghĩa của phép cộng và phép trừ; sử dụng thao tác tính toán để giải quyết vấn đề. 2.1. Học sinh biếu, hiểu, nhớ đƣợc phép cộng và phép trừ trong phạm vi 20. 2.2. Sử dụng mối quan hệ qua lại giữa phép cộng và phép trừ để giải quyết vấn đề. 2.3. Nhận biết lớn hơn 1, bé hơn 1, lớn hơn 10, bé hơn 10 trong dãy các số đã cho. 2.4. Đếm cách 2 số, 5 số, 10 số đến 100 (24,26,, 30; 35, , 45, 50; 60, 70, , 100). 2.5. Ý nghĩa của phép cộng (cùng thêm vào, tăng lên) và phép trừ (lấy đi, so sánh, tìm ra sự khác nhau). 2.6. Giải quyết vấn đề cộng, trừ của số có một chữ số với số có hai chữ số (5+58 =). 2.7. Tìm tổng của 3 số có một chữ số. 3. Học sinh sử dụng tính nhẩm trong tính toán và giải quyết vấn đề có liên quan đến các số có vị trí hàng đơn vị, chục, hàng trăm. 3.1. Biết ƣớc lƣợng phù hợp khi so sánh số lớn hơn hoặc số nhỏ hơn 85 - Phƣơng pháp dạy học Chƣơng trình giáo dục ở Mĩ rất mở, vì vậy việc lựa chọn nội dung do giáo viên tự lựa chọn, sắp xếp, vì vậy phƣơng pháp dạy học cũng do giáo viên tự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, phƣơng pháp dạy học cá thể hóa, hợp tác nhóm, trò chơi, trực quan hành động là những phƣơng pháp mà hầu hết giáo viên dạy học mẫu giáo 5 - 6 tuổi, học sinh lớp 1 lựa chọn. Quan điểm giáo viên dạy lớp 1 rất quan tâm đến kinh nghiệm nghiệm sống của học sinh và tốc độ học do từng cá nhân quyết định, học theo khả năng của mình. Giáo viên tự thiết kế tài liệu học tập cho học sinh. 2.2.4. Bài học rút ra cho Việt Nam Sau khi nghiên cứu hai chủ đề Tự nhiên trong môn Tự nhiên và Xã hội, chủ đề Số và phép đếm trong môn Toán của Trung Quốc, Singapore, bang Canifonia cho thấy: Thứ nhất, chƣơng trình đƣợc thiết kế dựa trên các hoạt động học tập của học sinh giúp học sinh chủ động, tích cực khám phá kiến thức để phát triển trí tƣởng tƣợng, sức sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, tƣ duy logic, suy luận, đặc biệt việc ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sau mỗi bài học. Thứ hai, Chƣơng trình mang tính pháp lí bắt buộc phải thực hiện, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung để thiết kế bài học dạy phù hợp với đối tƣợng học sinh. Giáo viên có thể tự thiết kế tài liệu học tập cho học sinh. Thứ ba, các phƣơng pháp dạy học cá thể hóa, hợp tác nhóm, trò chơi, trực quan hành động đƣợc giáo viên dạy học mẫu giáo 5 - 6 tuổi, học sinh lớp 1 lựa chọn. Giáo viên dạy dựa trên kinh nghiệm nghiệm sống của học sinh và tốc độ học do từng cá nhân quyết định, học theo khả năng của mình. Thứ tƣ, tính kế thừa về quy trình dạy học, ở giai đoạn đầu của lớp 1, giáo viên dạy học lớp 1 vẫn dạy quy trình tƣơng tự nhƣ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 86 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Kết quả khảo sát thực trạng dạy học ở lớp 1 với hai chủ để Tự nhiên của môn Tự nhiên và Xã hội, chủ đề Số và phép đếm ở môn Toán cho thấy: Giáo viên dạy lớp 1 ở các trƣờng tiểu học tỉnh Lào Cai đã thực hiện đầy đủ chƣơng trình 2 chủ đề. Trong quá trình dạy học, đa số giáo viên đã quan tâm đến mục tiêu của các bài dạy. Nhƣng lại chƣa quan tâm đến mục tiêu môn học hay mục tiêu của từng chủ đề. Giáo viên không gọi đích danh dạy học kết nối nhƣng cũng đã có những việc làm thể hiện sự kết nối trong việc khai thác kinh nghiệm, vốn hiểu biết của học sinh có đƣợc khi học mẫu giáo. Trong quá trình dạy học, giáo viên đã lựa chọn và sử dụng các phƣơng pháp dạy học phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, khai thác các phƣơng pháp trực quan khá tốt, đã chú ý đến việc hình thành cho học sinh năng lực hợp tác trong học tập. Khi thực hiện các nội dung dạy học, giáo viên rất trung thành với các quy định về nội dung và các hƣớng dẫn trong sách giáo viên và sách giáo khoa. Có thể còn hơi máy móc trong thực hiện các nội dung của hai chủ đề Tự nhiên, Số và phép đếm rất đầy đủ và đúng sách. Đa số giáo viên đã có liên hệ với thực tế, đã chú ý gắn các chủ đề với đời sống của học sinh ở gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, qua khảo sát và quan sát thực tế, có thể thấy, quá trình dạy học lớp 1 ở các trƣờng tiều học tỉnh Lào cai cũng còn một số hạn chế: Phần thực hành, gắn với kiến thức với thực tế còn hạn chế, tính ứng dụng của kiến thức vào cuộc sống hàng ngày chƣa thật rõ; những nội dung học sinh đã đƣợc làm quen từ chƣơng trình GDMN (MG 5 - 6 tuổi) chƣa đƣợc giáo viên tính đến. Việc tổ chức dạy học các chủ đề hầu nhƣ chỉ diễn ra trong lớp học, chƣa thấy giáo viên cho học sinh học bên ngoài lớp do nhiều giáo viên còn ngại cho học sinh thực hành bên ngoài lớp học. Giáo viên lớp 1 còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển chƣơng trình 87 nên khá máy móc, dập khuôn theo sách giáo khoa khi khai thác các nội dung ở hai chủ đề Tự nhiên, số và phép đếm. Đa số giáo viên chƣa nghiên cứu chƣơng trình GDMN (MG 5-6 tuổi) nên chƣa biết cách khai thác nội dung bài theo hƣớng kết nối với kinh nghiệm đã có của học sinh. Vì vậy, nhiều nội dung dạy học chƣa kết nối đƣợc với chƣơng trình GDMN (MG 5-6 tuổi). Kinh nghiệm dạy học theo hƣớng kết nối của 3 quốc gia là Trung Quốc, Singapore và Mĩ cho thấy: các nƣớc này đã rất quan tâm đến dạy học ở lớp 1 trong sự kết nối với chƣơng trình mẫu giáo. Họ đã chú trọng kết nối cả mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp dạy học. Vì vậy, có thể tham khảo vận dụng vào dạy học lớp 1 theo hƣớng kết nối với chƣơng trình GDMN ở Việt Nam. 88 Chƣơng 3 TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ CỦA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, MÔN TOÁN Ở LỚP 1 THEO HƢỚNG KẾT NỐI VỚI CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON (MẪU GIÁO 5-6 TUỔI) 3.1. So sánh chƣơng trình lớp 1 với chƣơng trình giáo dục mầm non (MG 5- 6 tuổi) 3.1.1. Khái quát chung về chương trình giáo dục tiểu học Khi phân tích chƣơng trình GDTH mới có thể thấy, chƣơng trình đã đƣợc tinh giản khá nhiều và hƣớng tới mục tiêu hình thành năng lực cho học sinh. Nội dung các môn học và các phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học ở tiểu học đều nhằm phát triển cho học sinh năng lực tổ chức và quản lí hoạt động, năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân nhằm định hƣớng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo dựng một số năng lực cơ bản cho ngƣời lao động tƣơng lai và ngƣời công dân có trách nhiệm. Trong chƣơng trình mới, môn Toán có riêng phần Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Trong đó, chƣơng trình gợi ý nội dung tiến hành các hoạt động giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã đƣợc tích lũy từ giáo dục toán học và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt, sáng tạo. Môn Tự nhiên và Xã hội đƣợc bắt đầu dạy từ lớp 1; là môn học bắt buộc đối với các lớp 1,2,3. Môn học cung cấp cơ sở cho việc học các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở lớp 4, lớp 5 và các môn Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên [56]. Về thời lƣợng: Môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 học sinh đƣợc học 2 tiết/tuần. Môn học này ở lớp 1 đƣợc chia thành 6 chủ đề giúp học sinh hiểu và thực hành - vận dụng các chủ đề về gia đình, trƣờng học, cộng đồng, thực vật và động vật, con ngƣời và sức khỏe, trái đất và bầu trời. Các nội dung này đều có liên quan chặt chẽ đến các nội dung khám phá khoa học dành cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi. Các nội dung hoạt động 89 trải nghiệm, thực hành vận dụng của các môn học đều có sự gắn kết với các hoạt động giáo dục theo hƣớng trải nghiệm cho trẻ ở trƣờng mầm non. 3.1.2. So sánh các chủ đề về Tự nhiên trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 với chương trình giáo dục mầm non (MG 5- 6 tuổi) 3.1.2.1. Về mục tiêu dạy học Bảng 3.1. So sánh mục tiêu các chủ đề về Tự nhiên Mẫu giáo 5 - 6 tuổi Lớp 1 Có một số hiểu biết ban đầu về con ngƣời, sự vật, hiện tƣợng xung quanh Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trƣờng tự nhiện xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 3.1.2.2. Về nội dung dạy học được quy định trong chương trình Bảng 3.2. So sánh nội dung các chủ đề Tự nhiên trong chương trình MG 5 - 6 tuổi: Khám phá khoa học Lớp 1 1. Các bộ phận của cơ thể con ngƣời 1. Con ngƣời và sức khỏe Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể; giữ cho cơ thể khỏe mạnh, an toàn 2. Động vật và thực vật 2. Thực vật và động vật - Nói đƣợc đặc điểm, ích lợi và tác hại của con vật, cây, hoa, quả - Quá trình phát triển của cây, con vật; điều kiện sống của một số loại cây, con vật. - So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật, cây, hoa, quả. - Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 2 - 3 dấu hiệu. - Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trƣờng sống. - Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây. - Thực vật và động vật xung quanh - Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi 90 MG 5 - 6 tuổi: Khám phá khoa học Lớp 1 3. Một số hiện tƣợng tự nhiên 3. Trái đất và bầu trời -Thời tiết, mùa: Một số hiện tƣợng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa. - Thời tiết -Ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng: sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng - Bầu trời ban ngày và ban đêm -Nƣớc: Các nguồn nƣớc trong môi trƣờng sống; lợi ích của nƣớc với đời sống con ngƣời, con vật và cây - Không khí, ánh sáng: Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con ngƣời, con vật và cây - Đát, đá, cát, sỏi: Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi 3.1.2.3. Về nội dung thể hiện trong tài liệu, sách giáo khoa Bảng 3.3. So sánh nội dung trong tài liệu, sách giáo khoa MG 5 - 6 tuổi Lớp 1 - Kế hoạch giáo dục nhà trƣờng - Học liệu điện tử - Sách giáo khoa lớp 1 theo QĐ 4507/QĐ-BGDĐT ngày 21/11/2019 của Bộ GD&ĐT về việc Phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong các cơ sở GDPT - Kế hoạch giáo dục nhà trƣờng, Kế hoạch giáo dục môn học - Học liệu điện tử, vở bài tập, sách tham khảo. 3.1.2.4. Về phương pháp dạy học So với chƣơng trình cũ, nội dung và phƣơng pháp dạy học đã đƣợc đổi mới, tiếp cận với phƣơng pháp dạy học hiện đại. Phƣơng pháp dạy học nhằm khuyến khích giáo viên và học sinh chủ động, sáng tạo trong dạy học, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Hình thức tổ chức lớp học cũng là sự thay đổi rất tích cực. Môn học coi trọng tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, 91 có cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh; vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với Tự nhiên và Xã hội. Môn Tự nhiên và Xã hội yêu cầu dạy học theo hƣớng tích hợp, dạy học theo chủ đề và tích cực hóa hoạt động của học sinh. 3.1.2.5. Kết quả mong đợi/yêu cầu cần đạt Kết quả mong đợi ở chƣơng trình GDMN (MG 5 - 6 tuổi) và yêu cầu cần đạt ở lớp 1 đƣợc quy định trong chƣơng trình cụ thể nhƣ sau: Bảng 3.4. So sánh yêu cầu cần đạt MG 5 - 6 tuổi: Khám phá khoa học Lớp 1: Các chủ đề về Tự nhiên 1. Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tƣợng 1. Con ngƣời và sức khỏe 1.1. Tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tƣợng xung quanh nhƣ đặt câu hỏi về sự vật, hiện tƣợng: Tại sao có mƣa?... 1.2. Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tƣợng nhƣ sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét lá, hoa, quả... và thảo luận về đặc điểm của đối tƣợng. 1.3. Làm thử nghiệm 1.1.Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể: - Xác định đƣợc tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài của cơ thể;phân biệt đƣợc con trai và con gái - Nêu đƣợc tên, chức năng của các giác quan. - Giải thích đƣợc ở mức độ đơn giản tại sao cần phải bảo vệ các giác quan. - Thực hiện đƣợc việc làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đƣờng. 1.2. Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và an toàn - Nêu đƣợc những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và ích lợi của việc làm đó; thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể; tự đánh giá đƣợc việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể. - Nêu đƣợc số bữa cần ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video; tự nhận 92 MG 5 - 6 tuổi: Khám phá khoa học Lớp 1: Các chủ đề về Tự nhiên và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận. VD:Thử nghiệm gieo hạt/trồng cây đƣợc tƣới nƣớc và không tƣới, theo dõi, so sánh sự phát triển. 1.4. Thu thập thông tin về đối tƣợng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận. 1.5. Phân loại các đối tƣợng theo những dấu hiệu khác nhau. xét đƣợc thói quen ăn uống của bản thân. - Xác định đƣợc các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video; liên hệ với những hoạt động hằng ngày của bản thân và đƣa ra đƣợc hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh. - Nhận biết đƣợc vùng riêng tƣ của cơ thể cần đƣợc bảo vệ. - Thực hành nói không và tránh xa ngƣời có hành vi động chạm hay đe doạ đến sự an toàn của bản thân. - Thực hành nói với ngƣời lớn tin cậy để đƣợc giúp đỡ khi cần. 2. Nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tƣợng và giải quyết vấn đề đơn giản 2. Thực vật và động vật 2.1. Nhận xét đƣợc mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tƣợng. Ví dụ: “Nắp cốc có những giọt nƣớc do nƣớc nóng bốc hơi”. 2.1. Thực vật và động vật xung quanh. - Nêu tên và đặt đƣợc câu hỏi để tìm hiểu về một số đặc điểm bên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_day_hoc_o_lop_1_theo_huong_ket_noi_chuong_trinh_giao.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG ANH.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG VIỆT.pdf
  • docxTRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.docx
Tài liệu liên quan