Luận án Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong cộng đồng Asean - Hà Thị Minh Đức

MỞ ĐẦU .1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.9

1.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước .9

1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết .9

1.1.2 Các nghiên cứu về di chuyển lao động quốc tế và di chuyển lao động

trong khu vực.10

1.2. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước.14

1.2.1. Về di chuyển lao động quốc tế nói chung và di chuyển lao động trong

ASEAN.14

1.2.2. Về di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN .17

1.3. Những khoảng trống nghiên cứu.19

1.4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài

Luận án.20

1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu.20

1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu.20

1.4.3. Khung nghiên cứu .21

Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ

NĂNG TRONG KHỐI KINH TẾ KHU VỰC .23

2.1. Một số khái niệm cơ bản.23

2.2 Một số lý thuyết liên quan đến di chuyển lao động .31

2.3 Bản chất, nội dung di chuyển lao động kỹ năng.35

2.3.1 Bản chất .35

2.3.2 Nội dung và yêu cầu .36

2.3.3 Các dòng di chuyển .37

2.3.4 Các hình thức di chuyển .38

2.4. Quản lý di chuyển lao động kỹ năng đi trong khối kinh tế khu vực.38

2.4.1. Xây dựng khung khổ, chính sách .39

2.4.2. Quản lý, phát triển kỹ năng trước khi di chuyển.40

2.4.3. Quản lý quá trình thực hiện di chuyển .402.4.4. Quản lý sử dụng lao động kỹ năng sau khi trở về.41

2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến dòng di chuyển của lao động kỹ năng đi làm việc

trong khối kinh tế khu vực .42

2.5.1. Nhu cầu lao động kỹ năng.42

2.5.2. Khả năng cung cấp lao động kỹ năng.44

2.5.3. Khung pháp lý, mô hình phát triển và năng lực thực hiện của khối

kinh tế khu vực và của từng nước thành viên.46

2.6. Tiêu chí đánh giá di chuyển lao động kỹ năng của một nước trong khối kinh

tế khu vực .47

2.6.1. Quy mô và số lượng di chuyển.47

2.6.2. Cơ cấu và chất lượng lao động tham gia di chuyển .48

2.6.3. Hiệu quả quản lý nhà nước.49

2.7. Lợi ích của di chuyển lao động có kỹ năng trong khối kinh tế khu vực.50

2.7.1.Lợi ích kinh tế trực tiếp trong thu hẹp khoảng cách phát triển .50

2.7.2. Lợi ích về tri thức và công nghệ.52

2.7.3. Cải thiện kỹ năng và tính linh hoạt trên thị trường lao động .54

2.8. Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam.56

2.8.1. Kinh nghiệm các nước.56

2.8.2. Bài học rút ra cho Việt Nam.64

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG

CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN .68

3.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2006-

2018.68

3.1.1. Kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2018.68

3.1.2. Lực lượng lao động.69

3.1.3. Lao động kỹ năng và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam .70

3.1.4. Việc làm.71

3.2. Thực trạng dòng di chuyển đi của lao động kỹ năng của Việt Nam trong

ASEAN.74

3.2.1. Quy mô lao động kỹ thuật của Việt Nam di chuyển .743.2.2. Cơ cấu và chất lượng lao động tham gia di chuyển trong ASEAN.76

3.2.3. Lợi ích của di chuyển lao động đối với Việt Nam .79

3.2.4. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về di chuyển lao động kỹ năng

của Việt Nam .82

3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến di chuyển lao động kỹ năng của lao

động Việt Nam trong ASEAN .87

3.3.1. Nhu cầu lao động của các nước trong ASEAN .87

3.3.2. Khả năng cung cấp của Việt Nam .97

3.4. Khuôn khổ chính sách chung về di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN

và việc thực hiện tại Việt Nam.104

3.4.1. Khuôn khổ, chính sách chung về di chuyển lao động kỹ năng trong

ASEAN.104

3.4.2 Thực hiện các cam kết khu vực của Việt Nam.109

3.5. Đánh giá chung .111

3.5.1. Kết quả đạt được.111

3.5.2 Hạn chế, tồn tại.112

3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế.113

Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG

CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN.116

4.1. Bối cảnh di chuyển lao động kỹ năng ASEAN trong điều kiện mới.116

4.2. Dự báo các kịch bản di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN giai đoạn

2018-2025.119

4.3. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam .121

4.4. Quan điểm di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN.123

4.5. Giải pháp cho di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN .126

4.5.1. Chủ động tham gia di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN thông qua

đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 .126

4.5.2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả và năng lực quản lý di chuyển.128

4.5.3. Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.132

4.5.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống dịch vụ hỗ trợ.1404.5.5. Thúc đẩy và tăng cường hợp tác về lao động giữa Việt Nam với các

nước thành viên ASEAN và các đối tác có liên quan .142

4.6. Các giải pháp cụ thể thúc đẩy thực hiện MRAs tại Việt Nam.145

KẾT LUẬN.149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.151

TÀI LIỆU THAM KHẢO.152

pdf193 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong cộng đồng Asean - Hà Thị Minh Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới thị trường Ma-lai- (khoảng 300 đô la Mỹ). Một số thị trường có nhu cầu tuyển dụng một số nhóm ngành nghề mới mà ta có khả năng đáp ứng tốt và có nhu cầu đưa đi như điều dưỡng, hộ lý và lao động trong một số lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao hơn... tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn nữa cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài [55]. Những yếu tố này khiến thị trường Ma-lai-xia và ASEAN không còn hấp dẫn với người lao động Việt Nam. 3.2.2. Cơ cấu và chất lượng lao động tham gia di chuyển trong ASEAN Giai đoạn 2011 - 2015, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt trên 470 ngàn người. Tuy nhiên có đến 50% trong số đó là lao động phổ thông có tay nghề thấp. Số lao động còn lại được thống kê là lao động có tay nghề, nhưng thực chất cũng chủ yếu chỉ là lao động được đào tạo sơ cấp nghề (3 tháng) trước khi được đưa ra nước ngoài làm việc [16]. Theo ước lượng của ILO, tỷ lệ lao động di chuyển nội khối của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu so với số lao động tay nghề cao chiếm hơn 30%. Với trình độ hạn chế của người lao động Việt Nam, mức độ tăng trưởng lao động đi trong giai đoạn 2010 – 2015 vẫn chỉ tập trung vào ở mức tay nghề trung bình (tăng 27,9%) và tay nghề thấp (22,6%). Xét về cơ cấu lao động đi, có thể thấy rằng trừ một số nghề đòi hỏi kỹ năng cao hơn trong một số thị trường khi người lao động di chuyển như làm khán hộ công tại bệnh viện hoặc tại gia đình hay tiếp viên hàng không, hầu hết người lao động Việt Nam đi làm các nghề có kỹ năng dưới mức trung bình như đứng máy trong một số nhà máy chế tạo, xây dựng, dịch vụ khách sạn (phục vụ buồng)...hay các nghề có trình độ giản đơn, lao động chân tay như thuyền viên, nông nghiệp, bốc vác... Cá biệt có một số lao động đi làm 77 quản lý hay cán bộ, chuyên gia tại một số nước có nguồn vốn do Việt Nam đầu tư hay Việt Nam trúng thầu dịch vụ (theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp theo đầu tư hoặc hợp đồng dịch vụ - di chuyển thể nhân MNP) (Phụ lục 4). Tại một số nước thành viên có nhiều lao động Việt Nam đi làm việc Tại Thái Lan: ngành nghề được làm nhiều nhất là dịch vụ bán hàng (trong đó có phục vụ bàn ở nhà hàng, bán hàng siêu thị và bán lẻ) chiếm tới 49,43% tổng số lao động Việt Nam được khảo sát làm việc tại Thái Lan. Tiếp đến là giúp việc gia đình chiếm 16,33%. Các công việc khác như đầu bếp, thợ bảo dưỡng xe, công nhân may mặc hoặc công nhân kỹ thuật có tỷ lệ gần bằng nhau khoảng 8% tổng số lao động. Hình 3.5: Các ngành nghề ngƣời lao động Việt Nam làm việc tại Thái Lan năm 2015 . Nguồn: Bộ Lao động Thái Lan, 2018 Tại Ma-lai-xia, trong tổng số 21.189 lao động hiện đăng ký làm việc ở Ma- lai-xia (Phụ lục 6) có 15.526 người lao động làm việc trong ngành sản xuất chế tạo (chiếm 73,27%), ngành xây dựng là 3.363 người (chiếm 15,87%), số còn lại làm trong ngành trồng trọt, dịch vụ, nông nghiệp và giúp việc gia đình. Tuy nhiên, kể cả những lao động làm trong những ngành đòi hỏi kỹ năng cao hơn như sản xuất chế tạo và xây dựng, dịch vụ thì đa số cũng là những lao động có tay nghề thấp, chỉ có một số ít là có kỹ năng trung bình. Ví dụ, trong tổng số 3.363 lao động trong ngành xây dựng, chỉ có khoảng 5% là lao động có tay nghề (phỏng vấn đại diện quản lý lao động của Việt Nam tại Ma-lai-xia). 78 Hình 3.6: Số lƣợng lao động Việt Nam làm việc tại Ma-lai-xia theo ngành nghề Nguồn: Cục Xuất-nhập cảnh Ma-lai-xia, tháng 7 năm 2018 Có thể thấy cơ cấu ngành nghề trong các dòng di chuyển lao động của Việt Nam trong nội khối ASEAN khá giản đơn. Cùng với sự phát triển và chuyển dịch của nền kinh tế các nước tiếp nhận lao động trong ASEAN như Ma-lai-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, nhu cầu lao động trong các ngành nghề này sẽ giảm đi, thay thế bằng những ngành nghề đòi hỏi tay nghề cao thì lao động Việt Nam sẽ khó có thể di chuyển nếu không tính đến việc nâng cao kỹ năng của lao động. Đối với việc di chuyển lao động có kỹ năng theo MRAs Tiến độ thực hiện di chuyển lao động theo MRAs rất chậm chạp. Bảng 3.4: Tình hình đăng bạ chuyên gia ASEAN, 2018 Các nước Kỹ sƣ Kiến trúc sƣ Kế toán Đo đạc Brunây 22 13 - - Cam-pu-chia 64 4 - - In-đô-nê-xia 1048 155 401 - Lào 11 12 - - Ma-lai-xia 530 44 473 - My-an-ma 446 12 290 - Phi-líp-pin 346 99 - - Xing-ga-po 274 100 274 - Thái Lan 210 26 370 - Việt Nam 204 20 - - Tổng số 3155 485 1. 808 - Nguồn: Ban Thư ký ASEAN, tháng 5/2018 Tính cho đến tháng 5/2018, có 5.448 chuyên gia trong ASEAN đã đăng bạ, trong đó kỹ sư đo đạc có 3.155 người, kiến trúc sư 20 người và kế toán là 1.808 người. Việt - 5,000 10,000 15,000 20,000 Sản xuất chế tạo Xây dựng Trồng trọt Dịch vụ Nông nghiệp Giúp việc gia đình Tổng số 79 Nam đã có 204 kỹ sư (chiếm 6,4%) và 20 kiến trúc sư (chiếm 4,12%) trong tổng số chuyên gia đăng ký tương ứng theo từng lĩnh vực. Hiện mới chỉ có 13 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN đã được chứng nhận đăng ký (RFPA) – tức là công nhận song phương và di chuyển theo MRAs (không có kỹ sư nào của Việt Nam) (Phụ lục 4). Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng những tác động về di chuyển lao động nói chung và lao động có kỹ năng nói riêng của ASEAN đối với Việt Nam sau khi chính thức thành lập vào cuối năm 2015 chưa có dấu hiệu tích cực. Thậm chí, số lao động Việt Nam ASEAN còn giảm nhanh về số lượng lao động cũng như cả thị trường của các nước tiếp nhận. Điều này có thể lý giải ở một số nguyên nhân sau: - Tính hấp dẫn của các thị trường trong khu vực đã giảm xuống đối với những nghề di chuyển truyền thống của lao động Việt Nam trong khi có nhiều thị trường mới hấp dẫn hơn rất nhiều đối với người lao động về cả mức lương và điều kiện sống. - Mặc dù trình độ học vấn của người Việt Nam không quá thấp so với các nước khác trong khu vực song khoảng cách kỹ năng so với yêu cầu thực tế của từng nước vẫn là vấn đề cần phải xem xét. Không có lợi thế nằm trong nhóm các nước có chung ngôn ngữ trong khu vực, tiếp tục chỉ đưa đi những lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề hoặc có trình độ kỹ năng thấp, trung bình, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, Việt Nam khó có thể cạnh tranh với những lao động từ các nước có nhiều lao động đi trong khu vực và có cùng trình độ như lao động Việt Nam, bao gồm In-đô- nê-xia, My-an-ma và Lào. - Việc tận dụng những lợi thế của hội nhập, đặc biệt là việc thúc đẩy công nhận lẫn nhau để hỗ trợ di chuyển tự do của lao động có kỹ năng chưa được chú trọng và biểu thị bằng những tiến bộ vượt bậc và bước đột phá của lao động về cả số lượng và chất lượng và thị trường tham gia (sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần 3.3.3 tiếp theo). Điều này là một bất lợi khi sự khác biệt về mức lương, trình độ ở lao động có kỹ năng mới là rõ rệt song lại nằm ngoài mục tiêu di chuyển của lao động Việt Nam. 3.2.3. Lợi ích của di chuyển lao động đối với Việt Nam Những tác động của di cư lao động đối với Việt Nam (chủ yếu dưới hình thức di chuyển ra nước ngoài) bao gồm việc tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và từ đó giảm áp lực về việc làm đối với nền kinh tế, tạo điều kiện để phát triển kinh tế thông qua tái đầu tư và khởi nghiệp từ nguồn kiều hối, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 80 trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy không có con số thống kê riêng rẽ về lao động có kỹ năng cao, những lợi ích mang lại của di chuyển lao động có kỹ năng cao không nằm ngoài lợi ích chung của di chuyển lao động. Cụ thể: - Về việc làm: lao động đi làm việc ở nước ngoài tác động tích cực đến việc giải quyết các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, giảm áp lực dân số. Với tỷ lệ dân số trẻ, lực lượng lao động đông đảo (tổng số gần 57 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên, đứng thứ 2 trong các nước ASEAN), Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra việc làm đủ và chất lượng cao cho người lao động trong nước. Với con số thống kê không đầy đủ về tỷ lệ thất nghiệp là khoảng 2,1-2,3% lực lượng lao động (khoảng 1,6 triệu người/năm) (Phụ lục 11), số lượng 500.000 lao động Việt Nam làm việc hàng năm ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, và khu vực Trung Đông... đã góp phần rất lớn vào việc giải quyết áp lực việc làm trong nước [121]. - Về kiều hối: trong ASEAN, Việt Nam với lượng kiều hối chiếm tới 12% tổng nguồn tài chính quốc gia, đứng thứ hai sau Phi-lip-pin về lượng kiều hối gửi về trong nước [129, tr.59]. Trong giai đoạn năm 2006-2017, kiều hối chiếm 6-8% GDP hàng năm. Bảng 3.5: Kiều hối các nƣớc ASEAN giai đoạn 2010 – 2017 Nƣớc 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017p Bru-nây .. .. .. .. .. .. .. - Cam-pu-chia 153 160 172 176 377 400 371 386 In-đô-nê-xia 6.916 6.924 7.212 7.614 8.551 9.659 8.891 8.997 Lào 42 110 59 60 40 93 116 124 Ma-lai-xia 1.103 1.211 1.294 1.423 1.580 1.644 1.585 1.634 My-an-ma 115 127 275 1.644 279 387 682 723 Phi-líp-pin 21.557 23.054 24.610 26.717 28.691 29.799 31.145 32.808 Xing-ga-po .. .. .. .. .. .. .. .. Thái Lan 4.433 5.256 5.657 6.585 6.524 5.895 6.270 6.729 Việt Nam 8.260 8.600 10.000 11.000 12.000 13.200 11.880 13.781 ASEAN 42.578 45.443 49.278 55.219 58.041 61.077 60.940 65.183 Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2018), Di cư và Kiều hối [117] Xét về số lượng tuyệt đối, Việt Nam được xếp là một trong 10 nước đứng đầu trên thế giới về lượng kiều hối gửi về, chiếm khoảng 2,5% tổng kiều hối trên toàn thế giới năm 2017 [118]. Trong tổng số kiều hối đó, có khoảng 6-7% là do lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về và đang gia tăng theo xu thế mở rộng của các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với tốc độ lao động đi tăng khoảng 6- 81 9%/năm. Kiều hối về Việt Nam tăng đều đặn và quy mô nhiều gấp 4 lần ODA năm 2016 và tương đương với FDI năm 2017 [129, tr.59]. Số liẹ u của Ngân hàng Nhà nu ớc Viẹ t Nam (SBV) cho thấy đến cuối na m 2016, kiều hối gửi về TP Hồ Chí Minh chiếm đến 50% tổng lu ợng kiều hối gửi về Viẹ t Nam, trong đó 70% đu ợc chuyển sang hoạt đọ ng kinh doanh và 20% cho bất đọ ng sản [117, tr. 6] Hình 3.7. Quy mô và tỷ trọng kiều hối so với GDP của Việt Nam 2000-2007 Đơn vị: Triệu đô la Mỹ (bên trái) và %GDP (bên phải) Nguồn: Báo cáo Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam [53, tr.59] Từ những nghiên cứu trên, có thể kết luận như sau: - Nguồn kiều hối của lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc cung cấp nguồn tài chính cho phát triển và tái đầu tư trong nước. Báo cáo của UNDP khẳng định lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về khoảng 1 tỷ đô la Mỹ kiều hối hàng năm. Tuy nhiên, theo số liệu chính thức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (2018) lượng kiều hối này khoảng 2 – 2,5 tỷ Đô la Mỹ [55], với mức tăng trung bình giai đoạn 2010-2017 là 6-7%/năm. Kiều hối góp phần đóng góp vào GDP của các tỉnh, địa phương. Ví dụ, riêng tại Hà Tĩnh, có năm lượng tiền người lao động gửi về tỉnh là hơn 4000 tỷ đồng, xấp xỉ bằng 50% tổng thu nội địa trong tỉnh [118]. Những khoản kiều hối này trở thành một nguồn đầu tư lớn cho gia đình, xã hội và sự phát triển của địa phương và đất nước. - Lao động di cư sẽ tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, đặc biệt là lao động kỹ năng, đã tạo sức ép để nhân lực trong nước hội nhập nâng cao kỹ năng và tác phong lao động phù hợp yêu cầu đất nước trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa và 82 hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh một thị trường chung, người lao động Việt Nam có cơ hội tương tác và nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng chuyên ngành ở các nước trong khu vực; quá trình “cọ sát” khi làm việc ở nước ngoài đã làm tăng tính linh hoạt, khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa (vốn dĩ là một điểm yếu của lao động Việt Nam) đã được nâng cao và cải thiện đáng kể. Chính quá trình này đã hỗ trợ cho nền sản xuất trong nước, thúc đẩy tăng năng suất lao động và giảm chi phí đào tạo. Tuy số lao động Việt Nam đi làm việc trong ASEAN thời gian gần đây không nhiều và dần giảm xuống song những lợi ích từ lao động di chuyển trong ASEAN với nền kinh tế không nằm ngoài lợi ích chung mà lao động di chuyển của Việt Nam mang lại. Tuy nhiên, để lợi ích này tăng thêm nhiều hơn cả về mặt kinh tế và chất lượng nguồn nhân lực, cần phải chú trọng tìm ra những điểm mạnh và lợi thế của lao động Việt Nam trong khu vực, xác định hướng đi đúng và hiệu quả đối với di chuyển lao động trong thời gian tới. 3.2.4. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam 3.2.4.1 Luật pháp, chính sách về di chuyển lao động có kỹ năng Thúc đẩy việc làm ngoài nước cho lao động và chuyên gia (lao động có kỹ năng) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương này đã được khẳng định từ Chỉ thị 41-CT/TW của Bộ Chính trị (1998) [6] và tiếp tục được nhấn mạnh tại Chỉ thị 16-CT/TW ngày 8/5/2012 của Ban Bí thư. Các Chỉ thị này đều khẳng định lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài “là Hộp 1: Kiều hối gửi về của người lao động Báo cáo tổng hợp ”Khảo sát hoạt động kinh tế của lao động di cư đã trở về” Thạc sỹ Lưu Quang Tuấn và Cộng sự tiến hành (2014) [45] cho thấy trong tổng số 305 lao động trở về từ Hàn Quốc được điều tra, tất cả số lao động sang Hàn Quốc làm việc đều gửi tiền về cho gia đình. Bình quân, mỗi lao động đã gửi về cho gia đình số tiền tương đương với 251 triệu đồng. Các khoản tiền gửi về Việt Nam chủ yếu được sử dụng vào đầu tư kinh doanh, mua sắm tài sản (xây nhà, mua nhà, v.v...) và gửi tiết kiệm. Tuy vậy, số trường hợp sử dụng tiền vào đầu tư kinh doanh không lớn, chỉ 6.1% số trường hợp trong khi số trường hợp xác nhận khác khoản tiềnhg gửi về được sử dụng cho sinh hoạt gia đình, mua sắm tài sản và trả nợ chiếm tỷ lệ rất cao, 25%, 20.5% và 22.5% tương ứng. 83 một hoạt động kinh tế - xã hội, là một chiến lược quan trọng, lâu dài xuất khẩu lao động và chuyên gia một mặt phải đảm bảo sức cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật và chuyên gia nâng dần tỉ trọng lao động xuất khẩu có chất lượng cao trong tổng số lao động xuất khẩu” và “góp phần tạo việc làm phân công lại lao động, tăng thu nhập và nguồn thu ngoại tệ ... kỹ năng lao động và tác phong làm việc của người lao động được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”. Gần đây nhất, một trong trong những mục tiêu cụ thể của Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp và việc làm an toàn lao động giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg (2017) của Thủ tướng chính phủ phê [47] là hỗ trợ đào tạo trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù cho khoảng 8.800 lao động để đưa khoảng 6.200 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đặc biệt Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật số 72) được Quốc hội phê chuẩn năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ tháng 7 năm 2007 [29] đã nêu rõ chính sách của Nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài đó là “khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao; khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại các công trình, dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài” (Khoản 5 Điều 5). Trải qua quá trình phát triển và theo yêu cầu của công tác quản lý người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý và các chính sách để quản lý về vấn đề này (Phụ lục 1). Theo đó, có rất nhiều các chính sách liên quan đã được các cơ quan ban ngành, các địa phương ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài như đào tạo nghề đặc thù và nghề kỹ thuật cao theo nhu cầu thị trường nước ngoài, vay vốn, tham gia khoá học bổi dưỡng kiến thức miễn phí cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là đối tượng chính sách xã hội. Đặc biệt Luật số 72 quy định cụ thể về 84 việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nói chung, tạo cơ sở pháp lý để giúp các cơ quan quản lý nhà nước, người lao động và doanh nghiệp nắm bắt cơ hội di chuyển lao động ra nước ngoài thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Luật đã quy định 4 hình thức đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Điều 6), bao quát tất cả các loại hình di chuyển, bao gồm: (i) đi qua doanh nghiệp trung gian; (ii) đi theo doanh nghiệp trúng thầu hoặc đầu tư; (iii) theo hình thức tập nghề với doanh nghiệp và (iv) theo hợp đồng cá nhân. Theo đó, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan bao gồm doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp trực tiếp đưa người lao động đi làm cho mình ở nước ngoài hoặc cơ quan chính phủ liên quan, người lao động đã được Luật đề cập đến. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được quy định cụ thể trong Luật. Theo đó, Luật đã quy định vai trò của các cơ quan có thẩm quyền nhà nước trong việc quản lý các doanh nghiệp và người lao động để đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan trước, trong và sau khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Luật đã đề cập đến việc “dạy nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động nhằm tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài có trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động” (Điều 61) Luật pháp và chính sách đối với người lao động quay trở về cũng đã được chú trọng trong thời gian qua. Luật 72 đã quy định việc Sở LĐTBXH hỗ trợ thông tin và giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi về nước; khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận và tuyển dụng người lao động về nước vào làm việc (Điều 59)và Khuyến khích tạo việc làm và cho người lao động gặp khó khăn vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật để tạo việc làm (Điều 60). Luật 72 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài và có những quy định về lao động có kỹ năng, các biện pháp nâng cao chất lượng lao động đi, các thủ tục quản lý và bảo vệ người lao động. Tuy nhiên, có thể thấy Luật vẫn còn có nhiều điểm cần phải chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn và với bối cảnh mới. Đặc biệt liên quan đến việc thực hiện Luật, những người lao động đi làm việc theo hợp đồng cá nhân – một hình thức di chuyển phổ biến của lao động có kỹ năng trong thời gian gần đây – hầu như không thực hiện các nghĩa vụ được quy 85 định theo luật về việc đăng ký Hợp đồng cá nhân với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Điều 53). Một số những nguyên nhân của việc này là: (i) người lao động không biết là cần phải đăng ký; (ii) hồ sơ, thủ tục đăng ký khá phiền hà do cần xác nhận của chính quyền địa phương, phải đóng thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của cả nước tiếp nhận (thuế chồng thuế), phải đóng phí bảo hiểm xã hội của cả Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định pháp luật của nước tiếp nhận hay đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, trong khi những quyền lợi mà họ nhận được cũng chỉ liên quan đến thông tin, đến các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm theo quy định Thủ tục rườm rà, phí đóng nhiều, đi lại nhiều lần khiến người lao động không muốn/trốn đăng ký. Trong khi đó, với quy định miễn thị thực trong các nước ASEAN và sang bên nước tiếp nhận thì mới cần làm thủ tục xin giấy phép làm việc, người lao động thấy không cần phải làm thủ tục đăng ký hợp đồng cá nhân tại Việt Nam do không có cơ chế ràng buộc trong thủ tục xuất – nhập cảnh. Chính điều này gây khó khăn cho các nhà quản lý lao động ngoài nước trong việc đánh giá luồng di chuyển làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách liên quan, đồng thời khiến các con số thống kê của Việt Nam thường không thống nhất/không đủ so với nước tiếp nhận do người lao động có thể đăng ký ở nước tiếp nhận mà không báo cáo ở Việt Nam. 3.2.4.2 Tham gia và ký kết các thỏa thuận Về song phương, Việt Nam đã có các thoả thuận hợp tác song phương về lao động với Lào, Ma-lai-xia và Thái Lan và đã qua nhiều lần thảo luận và sửa đổi (Phụ lục 2). Các thoả thuận này đều hướng tới tăng cường hợp tác quản lý lao động của Việt Nam đi làm việc ở nước tiếp nhận và các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và người lao động và cũng quy định một số ngành nghề người lao động Việt Nam có thể làm trên nước bạn (đặc biệt với Thái Lan). Đây là các hoạt động hợp tác hết sức ý nghĩa, giúp chính phủ có thể thúc đẩy việc làm hợp pháp cho người lao động, bảo vệ cho người lao động và qua đó tăng cường hợp tác kinh tế và phát triển với các nước bạn. Trong khuôn khổ ASEAN, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt nội dung và ký Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (Hiệp định MNP) vào tháng 11/2012, cùng với những cam kết cụ thể của Việt Nam tại Biểu cam kết kèm theo Hiệp định nhằm 86 bảo đảm tính minh bạch và khả thi. Đối với 8 nhóm nghề MRAs, Việt Nam đã tham gia ký kết thực hiện Thỏa thuận công nhận lẫn nhau để tạo điều kiện giải quyết sự mất cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường lao động khu vực ASEAN về lao động kỹ năng và thiết lập cơ chế cho sự tự do di chuyển của lao động kỹ năng đã được công nhận năng lực trong khu vực ASEAN. Để hỗ trợ các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau, ASEAN đã xây dựng Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) để có thể so sánh trình giữa các nước thành viên khi cung cấp một chuẩn gắn kết cho các Khung trình độ quốc gia (KTĐQG). AQRF đã được các Bộ trưởng Kinh tế, Bộ trưởng Giáo dục và Bộ trưởng Lao động ASEAN các nước ASEAN phê chuẩn vào năm 2014 và 2015. Việt Nam cũng đã ban hành Khung trình độ quốc gia của Việt Nam (KTĐQT) theo các bậc của AQRF. Việc thực hiện MRAs và AQRF sẽ được phân tích thêm trong phần 3.4.3. Nhận xét về hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN Có thể rút ra một số đánh giá chung về quản lý di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam như sau: + Việt Nam đã có chủ trương và chính sách khuyến khích lao động và chuyên gia (lao động kỹ năng) đi làm việc ở nước ngoài và coi đây là một giải pháp chiến lược nhằm giải quyết việc làm và tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập của Việt Nam. + Hệ thống pháp luật Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu quản lý về di chuyển lao động với việc quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền lợi của bản thân các cơ quan chính phủ liên quan, các doanh nghiệp và người lao động. Luật 72/2006/QH11 về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã bao trùm tất cả các hình thức di chuyển của lao động, bao gồm cả lao động kỹ năng và không hề hạn chế sự di chuyển của lao động có kỹ năng. Tuy nhiên, việc thực hiện luật trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là công tác quản lý lao động có kỹ năng đi chưa chặt chẽ và nghiêm, còn tồn tại nhiều thủ tục hành chính phức tạp do đó không khuyến khích được đối tượng hoặc bên quản lý đối tượng đăng ký, dẫn đến thông tin về luồng di chuyển lao động kỹ năng chưa đầy đủ. + Hệ thống giáo dục và phát triển nguồn nhân lực nói chung cũng như giáo dục nghề nghiệp nói riêng của Việt Nam còn hạn chế, chưa thích ứng với hệ thống 87 giáo dục quốc tế nói chung và các nước ASEAN nói riêng về chương trình, nội dung kiến thức, kỹ năng, thực hành... Do đó, tính năng động, sáng tạo và khả năng thích nghi với những thay đổi của lao động Việt Nam; kỹ năng phân tích, kỹ năng tự học, kỹ năng mềm xã hội như giao tiếp, phối hợp, làm việc theo tổ nhóm, tiếng Anh... còn thiếu và yếu. Đây là những rào cản chính làm hạn chế khả năng tham gia, khả năng cạnh tranh của lao động kỹ năng Việt Nam trong ASEAN nói riêng và trên thị trường lao động quốc tế nói chung. mang tính cơ bản, hệ thống. Việt Nam vẫn thiếu vắng các chính sách ưu tiên đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với xu hướng thị trường lao động giai đoạn hội nhập trong bối cảnh tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. + Chính phủ đã chú trọng đến thúc đẩy hợp tác song phương về lao động song mới chỉ dừng lại việc tăng cường quản lý lao động theo luật pháp chính sách của Việt Nam và nước tiếp nhận; thúc đẩy lao động đi làm việc ở một số ngành nghề có kỹ năng thấp và trung bình chứ chưa đẩy mạnh được kết nối và thâm nhập thị trường lao động kỹ năng của khu vực. Đây là những khoảng trống cần phải được tính đến trong việc xây dựng các chiến lược việc làm nói chung và việc làm ngoài nước nói riêng. 3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến di chuyển lao động kỹ năng của lao động Việt Nam trong ASEAN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_di_chuyen_lao_dong_co_ky_nang_cua_viet_nam_trong_con.pdf
Tài liệu liên quan