Luận án Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DI DÂN, DI DÂN

TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI LĨNH VỰC TRẬT

TỰ XÃ HỘI 9

1.1. Nghiên cứu về di dân trên thế giới 9

1.2. Nghiên cứu về di dân ở Việt Nam, thành phố Hà Nội 15

1.3. Nghiên cứu về di dân nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội 28

1.4. Một số vấn đề cơ bản luận án tập trung nghiên cứu 33

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI DÂN TỰ DO NÔNG

THÔN - ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI 38

2.1. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu di dân tự do nông

thôn - đô thị với trật tự xã hội 38

2.2. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu di dân tự do nông

thôn - đô thị với trật tự xã hội 48

2.3. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về di

dân, về trật tự xã hội 63

Chương 3: THỰC TRẠNG DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ

VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 70

3.1. Tình hình di dân tự do nông thôn - đô thị và trật tự xã hội ở Hà

Nội hiện nay 70

3.2. Thực trạng di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở

Hà Nội hiện nay 81

3.3. Yếu tố tác động di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội

ở Hà Nội hiện nay 96

Chương 4: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN

KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DI DÂN TỰ

DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở HÀ

NỘI HIỆN NAY 122

4.1. Vấn đề đặt ra từ thực trạng di dân tự do nông thôn - đô thị với

trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay 122

4.2. Một số giải pháp cơ bản khắc phục tác động tiêu cực của di dân

tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay 132

KẾT LUẬN 153

KHUYẾN NGHỊ 157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 160

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161

PHỤ LỤC

pdf200 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rạng quá tải buộc các cơ quan quản lý luôn ở trong tình trạng đối phó ứng cứu. Trên những đường phố, vỉa hè thường bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc. Trong thập niên 2000, hệ thống xe buýt, loại hình phương tiện giao thông công cộng duy nhất của thành phố phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy. Thập kỷ vừa qua, Hà Nội đã phát triển nhanh mạng lưới xe buýt, bước đầu đáp ứng việc đi lại của nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, người lao động. Song, mạng lưới xe buýt chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Người dân Hà Nội vẫn lựa chọn phương tiện xe máy là chủ yếu khi tham gia giao thông. Hệ thống giao thông chưa thật tốt, lưu lượng người tham gia giao thông nhiều và ý thức luật pháp trong tham gia giao thông của người dân chưa thật cao, việc quản lý và điều hành giao thông còn có bất cập, nên tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn, nhiễu loạn giao thông thường xẩy ra, nhất là vào giờ cao điểm. Hiện tại theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, hết năm 2013, số phương tiện đang quản lý là 5.193.745 phương tiện (Ô tô: 476.835 xe, mô tô: 81 4.716.910 xe, 264 xe xích lô, 50 xe điện). Trên địa bàn thành phố có 704 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh vận tải với trên 4000 xe, 521 tuyến liên tỉnh và 21 tuyến nội tỉnh, có 7 bến xe liên tỉnh. Trong những năm gần đây dù thường xuyên có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, huy động sức mạnh của tất cả mọi lực lượng tham gia công tác đảm bảo TTATGT, tuyên truyền giáo dục sâu rộng tới quần chúng về pháp luật về TTATGT. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm hành chính về TTATGT tại Hà Nội vẫn diễn ra thường xuyên với số lượng lớn, tai nạn giao thông không suy giảm, có xu hướng gia tăng. Trong năm 2012, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 533 vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt làm 531 người chết và 144 người bị thương. Năm 2013 xảy ra 524 vụ tai nạn giao thông, làm 626 chết, 293 người bị thương, năm [21]. Nhìn chung, trật tự an toàn giao thông nội đô Hà Nội còn có diễn tiến phức tạp, cần tháo gỡ. Giao thông đô thị đã và đang là một vấn đề xã hội khá nhức nhối ở Hà Nội hiện nay. 3.2. THỰC TRẠNG DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 3.2.1. Di dân tự do nông thôn - đô thị với quản lý nhân khẩu, hộ khẩu ở Hà Nội hiện nay Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu là một nội dung quan trọng đặc biệt trong quản lý hành chính về trật tự xã hội. Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu là quản lý con người thông qua việc đăng ký, kiểm tra nhân khẩu, hộ khẩu theo quy định của pháp luật. Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu gồm các nội dung: Đăng ký và quản lý thường trú; đăng ký và quản lý tạm trú; đăng ký và quản lý tạm vắng; đăng ký bổ sung, điều chỉnh, đính chính những thay đổi về nhân khẩu, hộ khẩu; kiểm tra, xử lý các vi phạm về đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu. Theo quy định hiện hành, người đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội gọi là KT1; người đăng ký hộ khẩu thường trú một nơi nhưng thường xuyên 82 ăn ở nơi khác gọi là KT2; người các tỉnh, thành phố khác về lao động tự do tại Hà Nội nhưng chưa đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội gọi là KT3; người các tỉnh, thành phố khác về lao động tự do tại Hà Nội gọi là KT4. Về lý thuyết, những người di cư tự do nông thôn - đô thị đến thành phố Hà Nội thuộc diện KT2, KT3, KT4. Theo điều tra của dự án VIE/95/P04 về di dân tự do vào đô thị Hà Nội: trong tổng số người được phỏng vấn có 220 người chiếm 16,9% đã đăng ký hộ khẩu thường trú; 557 người chiếm 42,8% đăng ký tạm trú dài hạn; 346 người chiếm 26,6% đăng ký tạm trú ngắn hạn và 117 người chiếm 13,6% không đăng ký tạm trú. Theo số liệu thống kê của Công an thành phố Hà Nội, tính đến cuối năm 2012, số người đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (KT1) chiếm khoảng 87,6% dân số của Hà Nội; người đăng ký hộ khẩu thường trú một nơi nhưng thường xuyên ăn ở nơi khác (KT2) chiếm khoảng 4,3%; người các tỉnh, thành phố khác về lao động tự do tại Hà Nội nhưng chưa đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (KT3) chiếm khoảng 3,82% dân số; người các tỉnh, thành phố khác về lao động tự do tại Hà Nội (KT4) chiếm khoảng 3,94%; các loại khác chiếm khoảng 0,34% (người sống lang thang ở khu vực công cộng, học sinh, sinh viên chưa đăng ký hộ khẩu do mới nhập học). Hàng ngày có khoảng 5000 đến 7000 người vãng lai đến Hà Nội [22]. Như vậy, nhìn từ góc độ “tĩnh” và “động” của việc đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu: khoảng 87,6% dân số (diện KT1) của Hà Nội là dân số “tĩnh”, khoảng 12,4% (KT2, 4,3%; KT3, 3,82%; KT4, 3,94% và các loại khác, 0,34%) là dân số “động” (chưa tính khách vãng lai). Nó cho thấy rõ thêm tính chất phức tạp, khó kiểm soát về nhân khẩu, hộ khẩu, về con người của thành phố Hà Nội hiện nay. Đối với các nước có trình độ tiên tiến, việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu lưu trữ số hóa, tra cứu trên phạm vi quốc 83 gia, nên rất nhanh chóng, chính xác, tiện ích. Ở nước ta nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng, việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu vẫn chủ yếu là đăng ký trên sổ sách, được tiến hành chủ yếu ở cơ sở và việc kiểm tra, kiểm soát mang tính “thủ công”, “đối chứng”, thiếu tính hệ thống, đồng bộ và bị chia cắt bởi địa giới hành chính. Với cách thức quản lý như vậy nên việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu gặp nhiều khó khăn, khó kiểm soát, nhất là đối với người dân di cư tự do từ nông thôn ra đô thị. Bởi vì, người dân di cư tự do nông thôn - đô thị thuộc dân số “động”, họ luôn di động về việc làm và chỗ ở. Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả luận án cho thấy: 8,8% số người ra Hà Nội làm ăn ở nhờ nhà người thân quen; 73,4% ở trong các xóm trọ; 14,1% làm ở đâu ở luôn tại đó và 3,7% gặp đâu ngủ đó, không có chỗ cố định (Phụ lục số 20). Theo số liệu đó, 17,8% (14,1% và 3,7%) người dân di cư tự do nông thôn - đô thị ở khu vực nội đô Hà Nội là những người “rất động”, vì họ làm ở đâu ở luôn tại đó, gặp đâu ngủ đó, không có một chỗ làm, chỗ ở cố định. Tính “động” của số lao động tự do này làm cho việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu đã gặp khó khăn lại càng khó khăn, phức tạp hơn. Giả định, những người ra Hà Nội làm ăn ở nhờ nhà người thân quen và ở trong các xóm trọ có đăng ký tạm trú, những người làm ở đâu ở luôn tại đó, gặp đâu ngủ đó không đăng ký tạm trú, thì số không đăng ký tạm trú chiếm khoảng 17,8%. Như vậy, có một số lượng không nhỏ người lao động từ nông thôn ra khu vực nội đô Hà Nội làm ăn không được nắm bắt, kiểm soát, cho dù là sự nắm bắt, kiểm soát trên giấy tờ thông qua đăng ký tạm trú, do tổ dân phố, công an khu vực thực hiện. Đây là một “lỗ hổng”, “khoảng trống” trong quản lý hành chính về dân cư. Điều tra, khảo sát của tác giả luận án về các lỗi vi phạm thường gặp của người di cư tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội, cho kết quả: 234 người, chiếm 62,2% người được điều tra khẳng định, không đăng ký tạm trú, tạm vắng. Đây là lỗi vi phạm có tỷ lệ cao nhất trong các lỗi phạm thường gặp ở đối tượng này (Biểu đồ 3.1.). 84 0 50 100 150 200 250 Không ĐK tạm trú, tạm vắng Vi phạm LGT Vi phạm quy định hè phố Vi phạm trật tự XH Tham gia cờ bạc Sử dụng ma túy Chống người thi hành công vụ 234 219 128 51 46 11 6 62.2 58.2 34 13.6 12.2 2.9 1.6 Số lượng Tỷ lệ% Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ những lỗi vi phạm thường mắc phải của người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội. Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả luận án, tháng 3 năm 2013. Quyền cư trú trong nước của người dân là một quyền cơ bản được ghi trong Hiến pháp. Người dân có quyền tự do cư trú trong nước và có trách nhiệm thực hiện quyền cư trú theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc người di dân tự do nông thôn - đô thị trên địa bàn Hà Nội không thực hiện quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng là một lỗi vi phạm quy định của pháp luật về quyền cư trú, thể hiện sự nhận thức không đầy đủ, giản đơn của họ về vấn đề này. Kết quả điều tra còn cho thấy: 193 người chiếm 51,32% những người được hỏi khẳng định, họ không đăng ký tạm trú, tạm vắng cả nơi đi và nơi đến; 54,0% những người được hỏi cho rằng, di cư tự do nông thôn - đô thị tạo ra những khó khăn cho việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu cả nơi đi và nơi đến (Bảng 18 & 23, phụ lục 1). Như vậy, người di cư tự do nông thôn - đô thị trên địa bàn Hà Nội nhận thức khá rõ quy định về việc đăng ký tạm trú, tạm vắng khi di chuyển ra thành phố làm ăn, sinh sống, nhưng họ lại không tự giác thực ĐVT: % 85 hiện quy định này. Đây là một nghịch lý, biểu hiện sự “tùy tiện trong cư trú” của những người dân nông thôn di dân tự do ra khu vực đô thị. Sự di động về việc làm, chỗ ở và tính không tự giác đăng ký tạm trú, tạm vắng của người di cư tự do nông thôn - đô thị ở khu vực nội đô Hà Nội, cùng với cách thức đăng ký tạm trú, tạm vắng mang tính “thủ công” như hiện nay tạo ra những khó khăn, phức tạp cho việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu nói chung, quản lý với những người di cư tự do nông thôn - đô thị nói riêng. Vấn đề quản lý đối với người lao động tự do từ khu vực nông thôn ra đô thị vẫn đang là vấn đề cần có lời giải hữu hiệu, nhằm quản lý xã hội, giữ gìn trật tự xã hội ở khu vực nội đô tốt hơn, hiệu quả hơn. Những hạn chế trong quản lý nhân khẩu, hộ khẩu đối với người di cư tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội dẫn đến việc ngăn ngừa, đấu tranh với những hành vi sai lệch xã hội của đối tượng này cũng gặp rất nhiều trở ngại. Theo thống kê của Công an Hà Nội, trong 10 năm trở lại đây, số người ngoại tỉnh phạm tội hình sự trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng nhẹ, nhưng tính chất ngày càng phức tạp hơn, việc đấu tranh với đối tượng này cũng khó khăn hơn. Phần lớn các đối tượng ngoài tỉnh phạm tội trên địa bàn Hà Nội thường không có việc làm và chỗ ở ổn định, đó là những lao động tự do, lao động có tính mùa vụ. Các đối tượng này ra sức tận dụng việc ẩn dấu tung tích do không đăng ký tạm trú, tạm vắng để thực hiện các hành vi phạm tội. Khi phạm tội, họ thường có nhiều thủ đoạn xóa dấu vết, che dấu hành vi phạm tội, che dấu tung tích hoặc di chuyển khỏi địa bàn gây án. Do đó, trong truy xét tội phạm do các đối tượng ngoài tỉnh phạm tội trên địa bàn Hà Nội thường gặp nhiều khó khăn, phải truy xét trên một địa bàn rất rộng, mất nhiều thời gian, tốn nhiều công sức. Những “lỗ hổng” trong quản lý nhân khẩu, hộ khẩu đối với dân di cư tự do nông thôn - đô thị đã “tạo điều kiện” cho tội phạm hình sự gia tăng, góp phần làm mất đi tính ổn định, trật tự của Thủ đô Hà Nội. Đánh giá về tình hình phạm tội trên địa bàn Hà Nội năm 2013, Công an Hà Nội nhận 86 định: “Việc quản lý, kiểm soát hành chính tại các địa bàn, tuyến trọng điểm, tại một số đơn vị còn có những hạn chế, thiếu sót. Đó là nguyên nhân dẫn đến một số vụ án” [20]. Công an khu vực có nhiều lao động nông thôn ở trọ cho rằng, việc quản lý tạm trú, tạm vắng với đối tượng di dân tự do nông thôn đến khu vực đô thị lao động gặp rất nhiều khó khăn, vì họ thường thiếu tự giác hợp tác trong khai báo. Là công an khu vực, tôi thường đi đến các khu có đông người lao động tự do để tuyên truyền, vận động họ đăng ký tạm trú, tạm vắng. Khi được tuyên truyền, mọi người đều khẳng định sẽ đăng ký tạm trú, tạm vắng với tổ dân phố, nhưng sau đó có ít người đăng ký tạm trú, tạm vắng. Việc đăng ký tạm trú, tạm vắng đối với lao động tự do trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. (PVS, số 9 ). Xét ở khía cạnh pháp luật, những người di cư tự do nông thôn - đô thị ở khu vực nội đô Hà Nội không trình báo tạm trú, tạm vắng với tổ dân phố, địa bàn dân cư đang làm ăn, sinh sống là những người “sống ngoài vòng pháp luật”. Nó tiềm ẩn những hành vi xã hội không đúng chuẩn mà chính quyền khó kiểm soát, không quản lý được. Từ sự mô tả ở trên rút ra nhận xét: Một là, số đông những người dân nông thôn di cư tự do ra thành phố làm ăn không đăng ký tạm trú, tạm vắng. Hai là, số đông những người dân nông thôn di cư tự do ra thành phố làm ăn không đăng ký tạm trú, tạm vắng là do ý thức về quyền cư trú, nhận thức và trách nhiệm thực hiện về các quy định pháp luật về cư trú của họ chưa cao; biểu hiện sự thiếu kỷ cương xã hội của bộ phận dân cư này. Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu là quản lý nhân thân của mỗi người. Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu đối với người di cư tự do nông thôn - đô thị được thực hiện tốt sẽ góp phần giữ gìn trật tự xã hội đô thị; ngược lại, nếu quản lý không tốt sẽ tạo ra “lỗ hổng” trong quản lý xã hội, gián tiếp làm gia tăng các hành vi lệch chuẩn mực xã hội, làm cho xã hội đô thị mất đi tính ổn định bền vững. 87 3.2.2. Di dân tự do nông thôn - đô thị với giao thông ở Hà Nội hiện nay Trong những năm gần đây, Hà Nội đã và đang đầu tư mạnh vào mở rộng và phát triển mạng lưới giao thông vận tải để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chỉnh trang bộ mặt đô thị, đảm bảo giao thông thông suốt cho người dân Thủ đô. Theo quy hoạch giao thông Hà Nội được Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt năm 2008, chi phí cho phần phát triển đường bộ lên tới 100.000 tỷ đồng. Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại. Cho đến cuối năm 2012, Hà Nội hiện có 7.365 km đường giao thông, trong đó 20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và 3 tuyến vành đai. Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp để giảm thiểu ùn tắc giao thông nội đô. Trên thực tế, tình trạng ùn ứ giao thông ở khu vực nội đô đã giảm nhiều so với trước đây. Tuy vậy, “Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị còn bộc lộ nhiều yếu kém. Việc khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, úng ngập cục bộ, ô nhiễm môi trường chuyển biến chậm” [34]. Có nhiều yếu tố tác động tạo ra sự ùn ứ và tai nạn giao thông trên địa bàn Hà Nội, trong đó có yếu tố gia tăng dân số cơ học do di dịch cư tự do nông thôn - đô thị. Số người di dịch cư tự do nông thôn - đô thị tạo nên sự gia tăng dân số cơ học làm cho khu vực nội đô Hà Nội có mật độ dân số rất cao. Thời điểm tháng 12 năm 2012, dân số Hà Nội là 6.924.700 người, trong đó dân số thành thị là 2.943.500 người chiếm 42,5% tổng số dân. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.926 người/km², nhưng phân bố không đều giữa các quận, huyện, thị xã. Địa phương có mật độ dân số cao nhất là quận Đống Đa 38.936 người/km2; thứ hai là quận Hai Bà Trưng 30.842 người/km2; nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Ba Vì 576 người/km2. Mật độ dân số cao ở khu vực nội đô tạo ra áp lực rất lớn cho giao thông và là một nguyên nhân tạo nên sự ùn ứ, tắc nghẽn giao thông trong khu vực nội đô và vùng phụ cận. Quan sát thời điểm các ngày nghỉ lễ tết, có thể thấy rõ áp lực dân số do di dịch cư tự do nông thôn - đô thị đối với giao thông đô thị Hà Nội. Tại các 88 thời điểm nghỉ lễ tết, nhất là tết Nguyên đán, khi mà người di cư tự do nông thôn - đô thị đã trở về quê, mật độ dân số nội đô Hà Nội giảm mạnh, cảnh ùn ứ, tắc nghẽn giao thông không còn. Vào thời điểm đó, giao thông nội đô Hà Nội thông thoáng ở mức “lý tưởng”, là điều mong ước của cơ quan chức năng cũng như người dân Hà Nội. Cùng với việc tạo nên sự gia tăng đột biến về dân số, ý thức tham gia giao thông của người dân di cư tự do nông thôn - đô thị cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hoạt động giao thông nội đô Hà Nội nhiễu loạn. 58,2% số người di dân tự do nông thôn - đô thị trong mẫu điều tra cho rằng, họ thường vi phạm luật giao thông (xếp thứ hai sau lỗi phạm không đăng ký tạm trú, tạm vắng - Biểu đồ 3.1). Trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị còn thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn, đặc biệt là xe máy và ý thức chưa tốt của các cư dân sống ở thành phố. Trên những đường phố Hà Nội, vỉa hè, lòng đường thường bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Những người chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để buôn bán, làm ăn là những người dân có hộ khẩu thường trú, có nhà mặt đường hoặc thuê mướn và những người di dân tự do nông thôn - đô thị. Bảng 3.3: Việc làm của những người di dân tự do nông thôn - đô thị trên địa bàn Hà Nội Mức độViệc làm Số lượng Tỷ lệ % Không có việc làm ổn định 97 25,79 Chạy xe ôm 75 19,94 Thợ xây dựng 42 11,17 Buôn bán hàng rong 37 9,84 Bốc vác thuê 36 9,57 Tham gia chợ lao động 34 9,04 Giúp việc trong các gia đình 33 8,77 Thu gom phế thải 22 5,85 Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả luận án, tháng 3 năm 2013. 89 Bảng 3.3 cho thấy, có khoảng 44,67 % người di dân tự do nông thôn - đô thị trên địa bàn Hà Nội làm các công việc sẽ chiếm dụng vỉa hè, lòng đường, gây nên nhiễu loạn giao thông đường phố Hà Nội: chạy xe ôm (19,94%); buôn bán hàng rong (9,84%); tham gia chợ lao động (9,04%); thu gom phế thải (5,85%). Ngoài ra, có 25,79% người không có việc làm ổn định cũng có khả năng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường, bởi vì họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì cho dù có vi phạm trật tự giao thông đô thị với mục tiêu có thu nhập. Trên địa bàn Hà Nội, những người di dân tự do nông thôn - đô thị làm nghề buôn bán hàng rong, chạy xe ôm là những người tạo nên sự nhiễu loạn giao thông nội đô Hà Nội. Những người bán hàng rong, chạy xe ôm có mặt ở khắp nội đô Hà Nội, từ khu phố cổ đến các cửa ô cửa ngõ Thủ đô, từ khu dân cư đến các bệnh viện, trường học, bến xe. Họ chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để hành nghề theo khu vực được phân định một cách tự phát và luôn dịch chuyển. Họ và việc làm của họ như những “bọng nước”, dẹp mạnh ở khu vực này sẽ phình to ở khu vực khác, dọn dẹp thời điểm này lại phát sinh ở thời điểm khác. Một cán bộ của đội Cảnh sát giao thông số 3 Công an thành phố Hà Nội cho biết: Trên thực tế qua công tác tuần tra kiểm soát hoặc điều tra xử lý những vi phạm luật giao thông, phần lớn những đối tượng di dân tự do đều không biết mình phạm lỗi gì? Những loại giấy tờ cần thiết đối với một người tham gia giao thông gồm những gì? Thậm chí có người không biết viết bản tự khai. Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản mình dừng đỗ xe một tý ở chỗ này cũng chẳng sao, có những biển báo hiệu họ cũng không hiểu rõ là cấm loại xe gì nên cứ đi vào, đến khi bị cảnh sát giao thông thổi phạt và giải thích học mới hiểu những lỗi mình vi phạm (PVS số 4). Cho đến nay, dù đã có nhiều cố gắng, song Hà Nội chưa thể dẹp được loạn bán hàng rong, chưa quản lý được khu vực hành nghề xe ôm. Do đó, 90 giao thông nội đô Hà Nội còn diễn tiếp cảnh ùn ứ, tắc nghẽn, mất mĩ quan thành phố. Trong mẫu điều tra người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội về những hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội trong thời gian sinh sống làm ăn ở Hà Nội, cho kết quả: 301 người chiếm 80,05% khẳng định đã vi phạm quy định giao thông đô thị (tỷ lệ vi phạm cao nhất trong các hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội của đối tượng này)(Bảng 14, phụ lục 1). Phỏng vấn người bán hàng rong cho biết. Đường phố chật chội, mình đi lung tung lại không biết luật ảnh hưởng đến va chạm xe cộ. Nếu bị đâm xe cũng chẳng dám kêu ai hay bắt đền ai vì biết là mình sai. Điều làm chúng em ái ngại, lo sợ nhất là công an phạt, vì khi bị phạt thì không còn đủ tiền lãi gửi về gia đình. Mặt khác đang bán hàng mà bị công an đuổi thì sẽ bị mất khách, mất hàng, mất tiền. Chúng em biết công việc của mình phần nào gây cản trở giao thông nhưng vì mưu sinh cuộc sống nên chúng em không biết phải làm thế nào (PVS số 25). Từ sự mô tả ở trên rút ra nhận xét: Một là, di dân tự do nông thôn - đô thị tạo sự đột biến về mật độ dân số khu vực nội đô, tạo áp lực lớn về giảo thông, nhất là giao thông khu vực nội đô và vùng phụ cận, cửa ngõ của Hà Nội; hai là, việc làm của di dân tự do nông thôn - đô thị tạo nên sự nhiễu loạn giao thông khu vực nội đô và phụ cận; ba là, ý thức tham gia giao thông của người di dân tự do nông thôn - đô thị làm gia tăng tính phức tạp, khó kiểm soát về hành vi vi phạm giao thông công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2.3. Di dân tự do nông thôn - đô thị với tội phạm, tệ nạn xã hội ở Hà Nội hiện nay Những năm gần đây, trật tự xã hội của thành phố Hà Nội được bảo đảm, xã hội ổn định và phát triển, xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến và Thủ đô của đất nước. Tuy vậy, tình hình trật tự xã hội còn có những diễn biến phức tạp. Số vụ phạm pháp hình sự được kiềm chế, không tăng đột biến, nhưng một số tội phạm vẫn ở mức cao (trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, 91 giết người), tệ nạn xã hội có xu hướng tăng, nhất là tệ nạn mại dâm, cờ bạc, người nghiện hút và buôn bán ma túy. Trên địa bàn Hà Nội, hành vi phạm tội của đối tượng lao động tự do có tính chất đa dạng, với đủ các loại tội danh: giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, lừa đảo, trộm cắp xe máy, trong đó phổ biến là tội phạm trộm cắp tài sản. Số liệu thống kê năm 2010 cho thấy, trộm cắp tài sản chiếm 29,2% trong tổng số vụ do người lao động tự do gây ra trên địa bàn Hà Nội; số vụ trọng án do các đối tượng hình sự là người lao động tự do gây ra chiếm 23,8% số vụ trong các vụ trọng án đã được khám phá; ổ nhóm côn đồ, đâm thuê, chém mướn chủ yếu là người từ các tỉnh ngoài cấu kết nhau thành các “băng”, “nhóm”, hoạt động theo kiểu “xã hội đen” và thường xuyên lưu động trên địa bàn nội, ngoại thành [82, tr.79-80]. Về trật tự xã hội, Công an Hà Nội nhận định: “Tình hình tội phạm dưới hình thức “cá độ bóng đá” tiềm ẩn phức tạp Loại hình cờ bạc dưới hình thức xóc đĩa vẫn tiềm ẩn hoạt động, còn tồn tại nhiều tụ điểm đánh bạc, nhất là khu vực ngoại thành”; “Tình hình tệ nạn mại dâm phức tạp cả ở các loại hình kinh doanh dịch vụ như vũ trường, nhà hàng, khách sạn, cắt tóc máy lạnh, hoạt động theo phương thức gái gọi,; có chiều hướng phát triển ở địa bàn giáp ranh nội ngoại thành”. Một số tụ điểm chuyên cung cấp nữ tiếp viên cho các quán karaoke, thư giãn: đường Nguyễn Chí Thanh, Thái Hà, đường Láng, dốc Thành Công, [20]. Năm 2013, công an Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan liệt kê danh sách 38 314 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện nhạy cảm về an ninh trật tự, gồm: 13 vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ; 41 cơ sở kinh doanh Bar rượu có nhạc mạnh; 1 012 cơ sở kinh doanh karaoke; 944 khách sạn, nhà khách, 1 925 nhà nghỉ; 21 768 nhà trọ bình dân; 2 818 hiệu cầm đồ; 787 cơ sở masager, tẩm quất, bấm huyệt; 2 595 quán internet, 234 quán cà phê đèn mờ, 122 cơ sở tắm khoáng nước nóng, 48 điểm cung cấp tiếp viên nữ chạy sô cho các nhà hàng, 92 quán ba, karaoke; 176 cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ; 1 304 cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý; 1 566 chi nhánh ngân hàng, quỹ tiết kiệm, thu đổi ngoại tệ. Tiến hành kiểm tra hành chính 6 cơ sở tẩm quất, thư giãn, phát hiện 4 cơ sở có hành vi sử dụng các hoạt động tình dục làm phương thức kinh doanh [20]. Theo Công an thành phố Hà Nội, các vụ cờ bạc được phát hiện, bắt giữ chủ yếu trên địa bàn các huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Thanh Oai, Thạch Thất,), với đủ các loại đối tượng, song chủ yếu là người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội và một số tỉnh lận cận (Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,). Song các vụ mại dâm được phát hiện, bắt giữ chủ yếu trên địa bàn các quận nội thành, với người hành nghề mại dâm là người có hộ khẩu thường trú ở các địa phương khác, họ đến địa bàn Hà Nội để hành nghề mại dâm. Họ là những người hành nghề mại dâm “mang tính chuyên nghiệp”, hành nghề mại dâm để kiếm sống. Trong những năm gần đây, công an Hà Nội đã tích cực đấu tranh với tệ nạn cơ bạc, mại dâm trên địa bàn. Kết quả đấu tranh với loại tệ nạn này cho thấy rõ hơn tính phức tạp về tình hình trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay (Bảng 3.4). Bảng 3.4: Kết quả đấu tranh, triệt phá tệ nạn xã hội của Công an Thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2013 Tệ nạn cờ bạc Tệ nạn mại dâmNăm Số vụ Số đối tượng Số vụ Số đối tượng 2009 905 4485 166 217 2010 1033 5552 156 742 2011 1163 6662 205 1029 2012 1127 5823 225 984 2013 975 5074 253 1173 Nguồn: Công an thành phố Hà Nội, Báo cáo kết quả phòng chống tệ nạn xã hội năm 2009, 2010, 2011, 2012 và năm 2013 [17], [18], [19], [20]. Cũng theo Công an Hà Nội, số vụ cờ bạc được phát hiện, bắt giữ trên địa bàn các huyện ngoại thành thường là những vụ có số lượng người tham gia nhiều, quy mô tổ chức chặt chẽ, tính chất phức tạp. Việc đánh bạc mang tính nhỏ lẻ, tính chất ít phức tạp, diễn ra thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi thường rơi vào những lao động tự do. Người di dân tự do nông thôn - đô thị trên địa 93 bàn Hà Nội thường bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, cao nhất là cờ bạc, sau đó là các tệ nạn trộm cướp, sử dụng ma túy, mại dâm, vận chuyển và buôn bán ma túy, đâm thuê, chém mướn, Người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội thường bị dụ dỗ, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội và tham gia vào các hoạt động tội phạm, tệ nạn xã hội. Đó là hai trạng thái chủ đạo về hành vi vi phạm trật tự xã hội đối với người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội. Ra Hà Nội tìm kiếm việc làm để tăng thu nhập nhằm bảo đảm tốt hơn cuộc sống cho bản thân và gia đình, người di dân tự do nông thôn - đô thị là người yếu thế, luôn gặp nhiều rủi ro và là đối tượng để các kẻ chuyên hành nghề tiêu cực (cướp giật, trộm cắp, mại dâm, cờ bạc,) dụ dỗ, lôi kéo và dọa nạt. Ở nhiều thời điểm, với các hoàn cảnh cụ thể, có thể do bị thúc ép về thu nhập mà người di dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_di_dan_tu_do_nong_thon_do_thi_voi_trat_tu_xa_hoi_o_ha_noi_0749_1917274.pdf
Tài liệu liên quan