Luận án Định kiến về người chấp hành xong án phạt tù

1

Lời cam đoan

Mục lục 1

Danh mục các chữ viết tắt 4

Danh mục các bảng 5

Danh mục các sơ đồ 6

Danh mục các đồ thị 7

MỞ ĐẦU 8

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH

KIẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ 16

1.1. Nghiên cứu về định kiến đối với người chấp hành xong án phạt

tù ở nước ngoài 16

1.1.1. Nghiên cứu về thái độ và dư luận xã hội đối với người chấp

hành xong án phạt tù 16

1.1.2. Nghiên cứu về thái độ của xã hội đối với quá trình tái hoà

nhập cộng đồng của người chấp hành xong án phạt tù 20

1.1.3. Nghiên cứu sự kì thị và phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc

làm đối với người chấp hành xong án phạt tù 24

1.2. Nghiên cứu về định kiến đối với người chấp hành xong án phạt

tù ở Việt Nam 27

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊNH KIẾN ĐỐI VỚI

NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ 32

2.1. Định kiến 32

2.1.1. Khái niệm định kiến 32

2.1.2. Mối quan hệ giữa định kiến với phân biệt đối xử và với

khuôn mẫu 40

2.1.3. Lý luận về các yếu tố tác động đến sự hình thành và tồn tại

của định kiến xã hội 43

2.2. Người chấp hành xong án phạt tù 49

2.2.1. Khái niệm người chấp hành xong án phạt tù 49

2.2.2. Đặc điểm tâm lý của người chấp hành xong án phạt tù 53

2.2.3. Một số khó khăn mà người chấp hành xong án phạt tù gặp

phải trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng 56

pdf35 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Định kiến về người chấp hành xong án phạt tù, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số kiến nghị nhằm làm giảm ĐK đối với NCHXAPT, giúp họ tái hoà nhập cộng đồng thành công. 6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Trong luận án này, để tránh trùng lặp khi hành văn, thuật ngữ NCHXAPT được diễn đạt theo một số cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo sự tương đồng về ý nghĩa, chẳng hạn: người mãn hạn tù; người có tiền án; người đi tù về; người có quá khứ phạm pháp. ĐK được nói đến ở đây là ĐK của xã hội đối với một nhóm người cụ thể, một hiện tượng tâm lý xã hội, chứ không phải là ĐK của cá nhân này đối với cá nhân khác. ĐK là một hiện tượng mang tính lịch sử và tương đối phức tạp. ĐK về NCHXAPT được biểu hiện ra bên ngoài ở nhiều mặt khác nhau, tuy nhiên luận án chỉ đi sâu phân tích một số mặt biểu hiện của nó trong thực tiễn như: ĐK về tính cách của NCHXAPT; ĐK về khả năng hoàn lương và ĐK về vai trò xã hội của NCHXAPT. ĐK về NCHXAPT chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng luận án chỉ tập trung tìm hiểu 3 yếu tố chính, đó là: Nhận định NCHXAPT là mối đe doạ; Phương tiện truyền thông và Hành vi của những người xung quanh. 6.2. Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu Luận án tiến hành nghiên cứu trên mẫu khách thể bao gồm 497 người (bao gồm 346 người dân thuộc một số quận nội thành Hà Nội như: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và 151 sinh viên đang học tập tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Sở dĩ luận án chỉ tập trung khảo sát trên người dân đang sinh sống tại 12 một số quận nội thành mà không mở rộng ra khu vực ngoại thành Hà Nội vì qua tổng kết tình hình NCHXAPT tái phạm của Công an Hà Nội cho thấy các quận nội thành là nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời là địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi cho tội phạm diễn ra. Tỷ lệ tái phạm của NCHXAPT ở các phường thuộc quận nội thành cũng cao hơn nhiều so với các khu mới đô thị hoá và ngoại thành [16, tr. 68]. Bên cạnh đó, luận án còn lựa chọn các sinh viên đang theo học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội làm khách thể nghiên cứu vì đây là những người trẻ tuổi và có sự hiểu biết khá sâu sắc về các vấn đề xã hội. Ngoài ra, việc đo lường ĐK đối với NCHXAPT ở nhóm khách thể này cũng cho phép luận án xác định liệu có sự khác biệt trong mức độ biểu hiện ĐK của người dân và sinh viên hay không? 7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa trên một số nguyên tắc mang tính phương pháp luận sau: 7.1.1. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng: Nội dung nguyên tắc này chỉ ra tâm lý người mang bản chất xã hội- lịch sử, do yếu tố xã hội quyết định. Vì vậy, việc nghiên cứu ĐK phải tôn trọng sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng và phải gắn với hoàn cảnh xã hội cụ thể. Nhóm NCHXAPT là những người có quá khứ phạm tội và sau khi rời trại giam thì họ lại trở về tái hoà nhập với cộng đồng, và chính trong bối cảnh đó, ĐK xã hội nảy sinh và phát triển. Việc tìm kiếm các giải pháp nhằm hoá giải ĐK đối với NCHXAPT cần xuất phát từ chính môi trường xã hội nơi họ sống và hoạt động. 7.7.2. Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý và hoạt động: ĐK đối với NCHXAPT hay bất kì một hiện tượng tâm lý xã hội nào đều được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động của con người và đến lượt mình chúng lại chi phối hoạt động của các cá nhân và nhóm. ĐK hay bất kì hiện 13 tượng tâm lý nào thì cũng đều hình thành từ sự tác động qua lại giữa NCHXAPT và cộng đồng xã hội và nó cũng được bộc lộ ra ngoài thông qua hành vi mà cụ thể ở đây là xu hướng né tránh tiếp xúc hoặc phân biệt đối xử (PBĐX) với đối tượng bị ĐK. 7.7.3. Nguyên tắc hệ thống: Nguyên tắc này chỉ rõ phải xem xét các sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, trong các mối liên hệ và hoàn cảnh cụ thể để tìm ra quy luật vận động của chúng. Do đó, trong quá trình nghiên cứu cần phải đặt ĐK về NCHXAPT trong mối quan hệ với các mặt biểu hiện cụ thể của nó cũng như trong mối quan hệ với các yếu tố tác động; kể cả những đặc điểm về dân tộc, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, văn hóa... để có thể tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu ĐK. Bên cạnh đó, cần sử dụng kiến thức của liên ngành khoa học: tâm lý học xã hội, xã hội học, Luật học... trong tiếp cận và lý giải ĐK về NCHXAPT, một vấn đề phức tạp và có tính lịch sử này. 7.7.3. Nguyên tắc phát triển: Tuân theo qui luật chung của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới, các hiện tượng tâm lí cũng luôn vận động, biến đổi và phát triển chứ không cố định, bất biến. Do đó, khi nghiên cứu ĐK xã hội về NCHXAPT cần phải xem xét sự vận động của hiện tượng này ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Bên cạnh đó, với người có quá khứ phạm tội cần phải nhìn nhận cả những cố gắng, nỗ lực hoàn lương của họ trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 7.2.2. Phương pháp chuyên gia 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu bằng toán học thống kê 7.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu 7.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 14 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 8.1. Về mặt lý luận - Đề tài đã góp phần hệ thống hoá, cập nhật, bổ sung một số vấn đề lý luận về ĐK và ĐK đối với NCHXAPT (khái niệm, đặc điểm, nội dung). Bên cạnh đó, đề tài cũng xây dựng được khung lý thuyết và bộ công cụ đo lường ĐK về NCHXAPT, đồng thời khái quát một số yếu tố tác động đến ĐK đối với người có tiền án ở Việt Nam. 8.2. Về mặt thực tiễn - Luận án đã chỉ ra một số mặt biểu hiện của ĐK về NCHXAPT tại các quận nội thành Hà Nội hiện nay; đồng thời phác hoạ bức tranh chung về thực trạng ĐK đối với NCHXAPT, theo đó trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội hiện nay có tồn tại ĐK đối với người mãn hạn tù song mức độ ĐK không cao. Nhìn chung, người dân ĐK nhiều nhất với mặt NCHXAPT không phải là người có những tính cách tốt; tiếp theo là mặt NCHXAPT là những người có tính cách xấu và mặt NCHXAPT không thể hoàn lương; trong khi đó các mặt NCHXAPT không thể đảm đương các vai trò xã hội và mặt NCHXAPT là những người không có giá trị với xã hội lại ít bị người dân ĐK hơn. - Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố: Nhận định NCHXAPT là mối đe doạ; Hành vi của những người xung quanh và Phương tiện truyền thông đều có mối tương quan thuận và tác động đến ĐK đối với NCHXAPT, trong đó yếu tố Nhận định NCHXAPT là mối đe doạ có tác động mạnh nhất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn, luận án đưa ra một số kiến nghị nhằm giảm thiểu ĐK của xã hội với người đi tù về, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc đăng tải thông tin có liên quan tới những người đi tù về; chính quyền các cấp cần quan tâm tạo công ăn việc làm và động viên, thăm hỏi những con người có quá khứ phạm pháp... - Kết quả nghiên cứu của đề tài là một trong những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho việc xây dựng giáo trình và giảng dạy môn tâm lý học tư 15 pháp, tâm lý học tội phạm và tâm lý học quản lý, giáo dục người phạm tội trong các nhà trường thuộc lực lượng Công an nhân dân. - Đề tài cũng gợi mở một số vấn đề cần được tiếp tục mở rộng trong các nghiên cứu tiếp theo như: Còn có những kiểu ĐK nào khác đối với người đi tù về tồn tại trong thực tiễn? Bên cạnh việc Nhận định NCHXAPT là mối đe doạ cho xã hội liệu còn những quan niệm nào đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ĐK xã hội đối với người đi tù về hiện nay? 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về ĐK và ĐK đối với NCHXAPT Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu về ĐK đối với NCHXAPT Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thưc̣ tiễn ĐK đối với NCHXAPT 16 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH KIẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH KIẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ Ở NƯỚC NGOÀI Trên thế giới, vấn đề ĐK đối với NCHXAPT được đề cập tới trong những công trình khoa học thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như: Luật học, Xã hội học, Công tác xã hội, Tâm lý học. Các nghiên cứu này tập trung vào 3 nhóm chính, đó là: thái độ và dư luận xã hội đối với NCHXAPT; thái độ của xã hội đối với quá trình tái hoà nhập cộng đồng của NCHXAPT; sự PBĐX trong lĩnh vực việc làm đối với NCHXAPT. 1.1.1. Nghiên cứu về thái độ và dư luận xã hội đối với người chấp hành xong án phạt tù Tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của các biến độc lập như: giới, độ tuổi, trình độ đô thị hoá đến biến phụ thuộc là dư luận của xã hội với phạm nhân, NCHXAPT và công tác giáo dục, cải tạo trong các trại giam ở Croatia, nghiên cứu của nhóm tác giả Mikšaj Todorović và Aleksandar Budjanovac (2000) phát hiện người dân nói chung thể hiện thái độ tích cực đối với NCHXAPT và công tác giáo dục cải tạo của các trại giam. Dữ liệu nghiên cứu cũng cho thấy nam giới, thanh niên, người có trình độ học vấn cao và cư dân các đô thị lớn có thái độ tích cực hơn với những NCHXAPT. Vì vậy, các tác giả đưa ra kiến nghị việc thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục đối với những người đi tù về cần tranh thủ sự hỗ trợ của các nhóm xã hội nói trên trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cần tập trung tuyên truyền, giáo dục đối với các nhóm xã hội biểu hiện thái độ tiêu cực với người mãn hạn tù như: người cao tuổi, người có trình độ học vấn thấp, cư dân sống ở vùng nông thôn vì điều này có thể giúp nâng cao nhận thức, giảm hành vi PBĐX của xã hội với NCHXAPT [83, tr. 35-42]. 17 Nghiên cứu dư luận xã hội về các khía cạnh khác nhau của tư pháp hình sự như: tính công bằng của hình phạt, sự tin tưởng vào hệ thống tư pháp hình sự cũng như thái độ đối với người có quá khứ phạm tội được tiến hành ở Beilarus (2013) cho thấy ý kiến của những người ủng hộ và không ủng hộ án tử hình đều dựa trên nhận thức của họ về hệ thống tư pháp hình sự nói chung của Belarus. Những người ủng hộ án tử hình có xu hướng đánh giá hệ thống tư pháp hình sự hiện tại là hợp lý và "mềm mại". Nhóm này thể hiện thái độ thiếu thiện chí đối với NCHXAPT, thậm chí là không sẵn sàng tham gia các hoạt động hỗ trợ các phạm nhân và người đi tù về trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Ngược lại, những người phản đối án tử hình lại tin rằng hệ thống trại giam hiện nay đang hoạt động không hiệu quả và hệ thống tư pháp vẫn còn tồn tại nhiều khiếm khuyết khi để xảy ra những vụ kết án oan người vô tội. Họ thường có thái độ đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ những người có quá khứ phạm pháp [59, tr. 1-108]. Quan tâm đến thái độ của cộng đồng với NCHXAPT nhưng thu hẹp vào diện khách thể là các giáo dân, nghiên cứu của tác giả Rubio Arnal được thực hiện năm 2014 đã khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý cá nhân như: lòng khoan dung, sự hy sinh, khuynh hướng chính trị, sự sùng đạo, sự tha thứ... lên thái độ đối với NCHXAPT. Nhà nghiên cứu đã cho giáo dân ở hai nhà thờ khác nhau và ở hai vùng khác nhau xem một bộ phim tài liệu có nhiều chi tiết gây xúc động nhằm tìm hiểu liệu thái độ cá nhân có thay đổi khi thái độ của cả nhóm thay đổi hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp tác động bằng cách thay đổi thái độ của cả nhóm tỏ ra có hiệu quả hơn trong việc thay đổi thái độ cá nhân và yếu tố dự báo là sự cảm thông với NCHXAPT đã tăng lên sau khi giáo dân được xem bộ phim tài liệu đó [39, tr. 1-77]. Một phân tích tổng hợp trên hệ thống dữ liệu các công trình khoa học về thái độ của xã hội đối với NCHXAPT của tác giả Candalyn Rade (2014) đã tiến hành kiểm tra mối tương quan giữa thái độ đối với NCHXAPT với các biến số: đặc điểm của cộng đồng (tôn giáo và niềm tin tôn giáo), đặc điểm của 18 NCHXAPT (loại tội danh đã vi phạm ghi trong hồ sơ hình sự, chủng tộc, dân tộc, quá trình cải tạo trong trại giam, độ tuổi) và đặc điểm an ninh trật tự của địa phương (tỷ lệ tội phạm); đồng thời kiểm tra tác động của biến điều tiết là tiền án về tội phạm tình dục đến thái độ của cộng đồng. Kết quả cho thấy những người có khuynh hướng bảo thủ về chính trị, người có trình độ học vấn thấp và kể cả những người không có sự quen biết từ trước với NCHXAPT thường biểu hiện thái độ tiêu cực hơn. Bên cạnh sự kỳ thị của xã hội, NCHXAPT còn phải đối mặt với những rào cản trong một số lĩnh vực như việc làm, nhà ở, chăm sóc y tế, điều trị các rối loạn tâm thần và nghiện ma tuý. Thái độ tiêu cực của cộng đồng có sự đan xen vào từng lĩnh vực nói trên nên nếu giảm thiểu được ĐK đối với người đi tù về thì sẽ góp phần gỡ bỏ các rào cản khác trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Nghiên cứu cũng phát hiện một số chứng cứ hỗ trợ cho Lý thuyết về mối quan hệ liên nhóm như là một phương cách quan trọng để giảm ĐK (mặc dù chưa tính đến chất lượng và hình thức của sự tương tác giữa các cá nhân với nhau) [75, tr. 1-46]. Một nghiên cứu mang tựa đề "Lời kêu cứu của những NCHXAPT ở Đài Loan: ĐK, những khó khăn mà NCHXAPT có thể gặp phải và giải pháp giúp đỡ họ" do tác giả Jusin Chang (2015) tiến hành cho thấy các phạm nhân sau khi ra tù trở về với cộng đồng thường gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm và thiết lập quan hệ với mọi người, kể cả người thân của mình. Tác giả đã sử dụng cả phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với các câu hỏi đóng (qua mạng internet) đối với 82 khách thể và phỏng vấn sâu 06 khách thể (gồm 03 sinh viên, 02 người dân và 01 chủ cửa hàng ăn nhỏ). Các câu hỏi trong bảng hỏi tập trung tìm hiểu các cảm xúc cũng như quan điểm của cộng đồng về NCHXAPT. Theo điều tra, mặc dù có tới 96% khách thể tin rằng người dân Đài Loan giữ các KM tiêu cực và ĐK đối với NCHXAPT, song lại có tới 66% tin rằng cộng đồng sẵn sàng giúp đỡ và tạo điều kiện giúp đỡ họ tái hoà nhập xã hội. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một điểm trái ngược, đó là phần 19 lớn người dân khẳng định mình không ĐK đối với NCHXAPT và sẵn sàng giúp đỡ họ tái hoà nhập cộng đồng nhưng thực tế thì lại tìm cách né tránh tiếp xúc với những người có tiền án. Các khách thể được phỏng vấn cho rằng chính quyền Đài Loan cần cố gắng nhiều hơn nữa trong việc giúp đỡ người có quá khứ phạm pháp hoàn lương vì những đối tượng này có thể gây phương hại cho cộng đồng khi bị bỏ rơi. Nghiên cứu cũng lý giải nguyên nhân dẫn tới việc người dân có ĐK với NCHXAPT là do đa số khách thể tham gia khảo sát (80,5%) không quen biết và không có cơ hội tiếp xúc những người có tiền án. Không những thế, người dân được giáo dục rằng NCHXAPT là những người đã làm những việc sai trái, vi phạm pháp luật và có thể gây nguy hiểm cho xã hội. Vì thế, một trong những khuyến nghị mà nghiên cứu đưa ra đối với cộng đồng và chính quyền Đài Loan, đó là cần giáo dục và khuyến khích mối quan hệ giao tiếp giữa hai bên (người dân và người có tiền án) để họ có thể hiểu nhau hơn [53, tr. 1-46]. Một nghiên cứu khác tiến hành khảo sát sự kỳ thị xã hội đối với NCHXAPT đã từng phạm tội khủng bố trước đây và gia đình của họ do nhóm tác giả Siti Nur Asiyah, Nailatin Fauziyah, Siti Khorriyatul Khotimah, Soffy Balgies (2014) thực hiện. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: quan sát và phỏng vấn sâu. Mục đích của nhà nghiên cứu là nhằm tìm hiểu các kiểu tương tác với cộng đồng của gia đình người có tiền án về tội khủng bố; Sự PBĐX của xã hội và ảnh hưởng của nó tới các gia đình có người thân đã từng bị đi tù về tội khủng bố; Cách thức đối phó của NCHXAPT với tình huống trên. Nghiên cứu phát hiện các mô hình tương tác xã hội giữa gia đình của những người đã từng bị kết án về tội khủng bố và cộng đồng được chia thành 2 giai đoạn: trước và sau khi họ phạm tội. ĐK của xã hội biểu hiện thông qua quá trình cộng đồng khái quát hoá những người có quá khứ phạm tội khủng bố, đánh giá tất cả các thành viên thuộc nhóm này đều như nhau. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự PBĐX diễn ra khi NCHXAPT và 20 gia đình phải tiếp xúc với người dân sống ngoài ngôi làng Tenggulun- Indonesia (nơi họ đang cư trú). Sự PBĐX có thể diễn ra theo kiểu công khai (xa lánh NCHXAPT về tội khủng bố) hoặc theo kiểu nghịch chiều (chẳng hạn tạo điều kiện hỗ trợ người đi tù về nhưng chỉ mang lại hiệu quả trước mắt cho họ). Theo ý kiến của các khách thể, ĐK và PBĐX đã tác động vào giá trị bản thân, lòng tự trọng và tình trạng sức khoẻ của họ. Cách thức đối phó của những NCHXAPT đã từng phạm tội khủng bố và gia đình của họ với ĐK xã hội và sự PBĐX chia thành 2 dạng cụ thể là: tập trung đối phó về cảm xúc và đối phó với vấn đề trực tiếp tác động đến lợi ích của bản thân [41, tr. 71-90]. 1.1.2. Nghiên cứu thái độ của xã hội đối với quá trình tái hoà nhập cộng đồng của người chấp hành xong án phạt tù Một nghiên cứu thuộc lĩnh vực công tác xã hội do Charles Nsanze (2007) thực hiện nhằm tìm hiểu quá trình tái hoà nhập xã hội (nghiên cứu trường hợp thành phố Gothenburg, Thuỵ Điển). Nghiên cứu đi sâu phân tích ảnh hưởng của các cơ quan chính phủ, các mạng lưới xã hội không chính thức tới NCHXAPT và kể cả những trở ngại mà người mãn hạn tù phải đối mặt trong quá trình tái hoà nhập xã hội. Kết quả thu được đã chỉ ra cả chính quyền lẫn mạng lưới xã hội không chính thức đều ảnh hưởng tới NCHXAPT theo những cách thức khác nhau và với mức độ khác nhau. Trong khi Nhà nước hỗ trợ về tài chính, nhà ở, chữa bệnh... thì mạng lưới xã hội không chính thức (gia đình, đồng nghiệp, người thân hoặc hàng xóm) lại tác động kép lên NCHXAPT. Một mặt, mạng lưới này tác động tích cực bằng cách động viên về tình cảm, tư vấn tâm lý, hỗ trợ vật chất, tạo điều kiện cho người đi tù về bắt đầu một cuộc sống mới; nhưng đồng thời lại có những ảnh hưởng tiêu cực thông qua việc từ chối giúp đỡ một số NCHXAPT (là khách thể của nghiên cứu này) chỉ vì quá khứ phạm pháp của họ. Chính sự kỳ thị của xã hội, những khó khăn về nhà ở, tài chính cũng như sự rạn nứt trong quan hệ với gia đình đã làm giảm nỗ lực hoàn lương của NCHXAPT sau khi ra tù [72, tr. 1-46]. 21 "Tái hòa nhập- Cuộc sống sau khi ra tù" là một nghiên cứu do hai tác giả Fergus Hogan và Jonathan Culleton (2008) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Gia đình và Xã hội, Viện Công nghệ Waterford thực hiện thông qua việc lập ra một diễn đàn dành cho các phạm nhân và NCHXAPT tự kể những câu chuyện về cuộc sống của mình. Dựa trên cơ sở phỏng vấn sâu theo hình thức bán cấu trúc đối với 44 khách thể (bao gồm 7 phạm nhân và 9 NCHXAPT; 22 chuyên gia đang làm việc trong trại giam và những nhà cung cấp dịch vụ ngoài cộng đồng; 5 cố vấn dự án và các điều phối viên dự án) các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những thách thức đối với NCHXAPT khi tham gia vào thị trường lao động. Nghiên cứu cũng phát hiện hệ quả mà những người có tiền án (đặc biệt là người chấp hành án trong thời gian dài) có thể gặp phải đó là bị chấn thương về tâm lý. Nếu không có sự cảm thông, giúp đỡ từ chính quyền và xã hội thì NCHXAPT sẽ khó tái hoà nhập được với cộng đồng và sẽ tái phạm tội. Vì thế, cần thiết phải cung cấp cho họ các dịch vụ chăm sóc xuyên suốt (throughcare) bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị ra tù [58, tr. 1-117]. Trong một nghiên cứu chuyên ngành Tội phạm học, tác giả Amanda Breen (2011) trên cơ sở điểm luận các công trình khoa học đã chỉ ra NCHXAPT tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn sau khi ra trại. Họ thường bị mọi người dán nhãn là những kẻ xấu xa, phạm tội và bị xa lánh vì đã từng bị đi tù. Các công trình khoa học trước đây thường tập trung tìm hiểu cách thức xã hội áp đặt các khuôn mẫu (KM) đối với người mãn hạn tù nhưng nghiên cứu này lại chọn tiếp cận theo hướng ngược lại, tức là phân tích cách mà NCHXAPT diễn giải và nội tâm hoá các KM tiêu cực của xã hội đối với mình và ảnh hưởng của chúng đến quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Dữ liệu thu được thông qua phỏng vấn sâu 18 người đi tù về ở Toronto cho thấy tất cả những người được hỏi đều cảm nhận bị xã hội dán nhãn vì có tiền án. Không những thế, 5 khách thể còn thuật lại các trải nghiệm của bản thân về mối đe dọa mang tính định khuôn từ phía xã hội và cho biết điều này đã tác động tiêu cực đến nỗ lực tái hòa nhập xã hội của họ [49, tr. 1-62]. 22 Trong nghiên cứu chuyên ngành tâm lý học lâm sàng, nhằm tìm ra lời giải cho câu hỏi "Có những yếu tố sinh thái chính nào đang tác động đến sự tái hoà nhập của NCHXAPT khi họ trở về cộng đồng?", tác giả Neva Hagedorn (2013) đã tổng quan các công trình tìm hiểu về mối quan hệ phức hợp giữa hệ thống sinh thái xã hội và người mãn hạn tù. Thông tin thu được từ các tài liệu thứ cấp được xử lý bằng phương pháp Phân tích chuyên đề. Đây là cách tiếp cận nhằm xây dựng một khung phân tích thông qua so sánh, đối chiếu thông tin trong các nghiên cứu hiện có và mô tả chúng dưới dạng các chủ đề. Tác giả đã lựa chọn mô hình Hệ thống sinh thái của Bronfenbrenner và tiến hành phân tích theo 10 chủ đề có liên quan tới quá trình tái hoà nhập xã hội của NCHXAPT, trong đó tập trung làm rõ mối quan hệ của quá trình này với 4 loại hình môi trường khác nhau. Kết quả nghiên cứu chỉ ra nếu xã hội tin tưởng rằng người đi tù về có thể hoàn lương thì sẽ làm tăng khả năng hoàn lương của họ. Ngược lại, khi bị mọi người nhìn nhận là mối nguy hiểm thì một hệ quả tất yếu là NCHXAPT sẽ tự đánh giá bản thân theo cách mà xã hội đã dán nhãn và dễ dàng quay lại con đường phạm tội trước đây. Sự thành công trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của cá nhân NCHXAPT mà còn phụ thuộc vào cả cách thức mà cộng đồng ủng hộ và giúp đỡ những con người có quá khứ phạm pháp đó [64, tr. 1-108]. Một công trình nghiên cứu khác thuộc lĩnh vực tâm lý học pháp lý do tác giả Catherine Andrews thực hiện tập trung tìm hiểu quan điểm và thái độ của xã hội đối với quá trình tái hoà nhập của NCHXAPT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Tác giả đã xây dựng một mô hình nghiên cứu nhằm chỉ ra ảnh hưởng của một số yếu tố như: đặc điểm xã hội của cộng đồng; đặc điểm xã hội của nhóm NCHXAPT tới quá trình tái hoà nhập cộng đồng (tập trung vào hai lĩnh vực cụ thể là nhà ở và việc làm). Kết quả khảo sát 23 bằng bảng hỏi trên 2522 khách thể ở bang Victoria cho thấy thái độ của xã hội đối với quá trình tái hòa nhập của người mãn hạn tù mang tính không thống nhất và phụ thuộc vào bối cảnh mà quá trình đó diễn ra. Nhìn chung, cộng đồng ủng hộ quá trình tái hòa nhập của NCHXAPT, tuy nhiên sự ủng hộ dành cho lĩnh vực nhà ở nhiều hơn là lĩnh vực việc làm. Một mặt, những người được hỏi nhất trí Chính phủ cần hỗ trợ người mãn hạn tù thông qua các chính sách pháp luật (cấp độ vĩ mô) nhưng mặt khác lại không đồng ý sống gần hay làm việc chung với họ (cấp độ cá nhân) vì lo sợ việc này có thể mang lại nhiều rủi ro. Nghiên cứu cũng phát hiện những NCHXAPT chỉ có một tiền án; được Toà xử án treo; hay đã hoàn thành chương trình cai nghiện và chương trình giáo dục đào tạo về kĩ năng lao động, việc làm thường được cộng đồng tin tưởng hơn là người tái phạm nhiều lần hoặc phải chấp hành án với thời gian dài [38, tr. 1-488]. Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả Efrat Shoham và Uri Timor đã tiến hành khảo sát thái độ của một số nhóm xã hội khác nhau với quá trình tái hoà nhập của NCHXAPT ở Israel. Mẫu nghiên cứu bao gồm 551 khách thể chia thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất bao gồm các nhân viên thuộc hệ thống cơ quan thực thi pháp luật; nhóm thứ hai bao gồm các chủ sở hữu và nhà quản lý doanh nghiệp; nhóm thứ ba là những người dân đang sinh sống trong cộng đồng. Bảng hỏi về thái độ đối với quá trình tái hòa nhập của người mãn hạn tù được thiết kế riêng cho từng nhóm khách thể và tập trung vào 4 khía cạnh cơ bản: (1) Ảnh hưởng của dán nhãn tiêu cực gắn liền với quá khứ tù tội "một lần phạm tội, mãi mãi vẫn là kẻ phạm tội"; (2) Thái độ của NCHXAPT đối với việc tái hoà nhập cộng đồng; (3) Sự sẵn sàng duy trì mối quan hệ xã hội hay nghề nghiệp với NCHXAPT của cộng đồng; (4) Việc hỗ trợ các hạn chế và giám sát NCHXAPT tại cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các khách thể trong diện điều tra đều bày tỏ thái độ ủng hộ đối với quá trình tái hoà nhập cộng đồng của NCHXAPT (chẳng hạn người dân đồng ý thiết lập quan hệ 24 xã hội, sống cùng phòng, làm hàng xóm và thậm chí cho phép con của mình kết bạn với con của người đi tù về). Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của người dân. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra thái độ tiêu cực của nhà tuyển dụng lao động bắt nguồn từ ĐK và sự dán nhãn tiêu cực đối với người có quá khứ phạm pháp. Trên cơ sở điều tra thực tiễn, các tác giả kết luận để giảm thiểu ĐK cần thiết phải nâng cao nhận thức của công chúng Israel về tầm quan trọng của công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004720_1_0529_2002807.pdf
Tài liệu liên quan