Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP

THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH.8

1.1. Đầu tư xây dựng cơ bằng nguồn ngân sách nhà nước.8

1.1.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước . 8

1.1.2. Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước. 9

1.1.3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước . 14

1.2. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước

cho cấp địa phương. 15

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân

sách nhà nước. 15

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân

sách nhà nước của chính quyền thành phố thuộc tỉnh . 20

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ

bản bằng ngân sách nhà nước của chính quyền thành phố thuộc tỉnh. 29

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân

sách nhà nước của một số địa phương.32

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng

ngân sách nhà nước ở thành phố Việt Trì. 32

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng

ngân sách nhà nước ở thành phố Thái Nguyên. 34

1.3.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân

sách nhà nước ở thành phố Đà Nẵng.36

1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Lào Cai . 37

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.38

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ

LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI. 39

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố lào cai, tỉnh lào cai. 39

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội của thành phố Lào Cai , tỉnh Lào Cai . 39

pdf95 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cấp chính quyền thành phố thuộc tỉnh cao, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN sẽ tăng lên và ngược lại. * Năng lực và đạo đức cán bộ quản lý Con người là nhân tố trung tâm đóng vai trò quan trọng, quyết định trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Chất lượng quản lý đầu tư, trước hết chịu sự tác động trực tiếp của con người, mà cụ thể là cán bộ quản lý đầu tư. Đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư đòi hỏi phải là người có trình độ hiểu biết sâu về chuyên môn và những kiến thức chung về khoa học, kinh tế, xã hội để có thể tổng hợp những kiến thức đó đưa vào quá trình quản lý đầu tư. Hơn nữa, đây còn là đội ngũ có nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm là những gì tích lũy được qua tri thức. Nhờ tích lũy kinh nghiệm, cán bộ quản lý đầu tư có thể tăng nhanh tốc độ và hiệu quả làm việc của mình. Ngoài ra, một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khác đó là tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt. Nếu cán bộ quản lý đầu tư không có tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm đối với việc mình được giao thì sẽ không hoàn thành tốt công việc được giao, gây ảnh hưởng cho bản thân họ và cho cả tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Cán bộ quản lý đầu tư đóng vai trò vừa là người tổ chức các khâu, vừa là chủ thể thực hiện các hoạt động quản lý. * Những biến động kinh tế Cuối cùng, những biến động kinh tế cũng có tác động quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền thành phố thuộc tỉnh. Nếu tình 32 hình kinh tế ổn định, không có những biến động lớn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư XDCB bằng NSNN đạt hiệu quả cao hơn và khâu quản lý các dự án này cũng đạt kết quả tốt hơn. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của một số địa phương 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở thành phố Việt Trì Thành phố Việt Trì nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là kinh đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên của người Việt và là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 11.175,11ha, gồm 13 phường nội thị và 10 xã ngoại thị; dân số là 277.539 người (tính đến 31/12/2010); phía Đông giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà Nội); phía Tây giáp huyện Lâm Thao; phía Bắc giáp huyện Phù Ninh. Trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, thành phố Việt Trì đã thực hiện có kết quả khâu đột phá là công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Thành phố đã tích cực huy động các nguồn lực cho đầu tư và phát triển; riêng năm 2015 đã huy động gần 2.700 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 11%/ năm. Từ năm 2005 đến hết 2015, Thành phố đã triển khai đầu tư xây dựng 116 công trình các loại. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đồng thời tỷ lệ thu hút vốn đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài cao, làm thay đổi nhanh chóng diện mạo đô thị, thành phố Việt Trì đã thực hiện một số biện pháp sau: Thứ nhất, tập trung ngân sách ưu tiên cho các dự án trọng điểm, đầu tư dàn trải cho các công trình. Bố trí đủ nguồn ngân sách cho các dự án nhóm B trong 4 năm, nhóm C trong 2 năm. Các công trình trọng điểm là những công trình đóng vai trò quan trọng, định hướng trong sự phát triển kinh tế -xã hội. 33 Thành phố Việt Trì đã tập trung bố trí ngân sách cho các công trình quan trọng để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng các công trình, tránh được thất thoát, lãng phí do việc kéo dài thời gian thi công. Thứ hai, đối với các dự án không đủ thủ tục đầu tư, dự án không phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị thì kiên quyết không bố trí vốn đầu tư. Việc bố trí ngân sách cho các công trình không có trong quy hoạch, không được duyệt là vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về kinh tế gây thiệt hại và thất thoát vốn đầu tư. Hơn nữa, khi bố trí vốn cho các dự án không có thủ tục đầu tư, không phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, cho sự phát triển của tỉnh cũng như gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, xã hội, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân chịu ảnh hưởng từ việc thực hiện dự án đó, vì thế tính hiệu quả về kinh tế và xã hội của dự án không được đảm bảo. Thứ ba, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế tổng dự toán. Chính quyền thành phố Việt Trì đã giám sát chặt chẽ để các dự án đầu tư phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với phát triển quy hoạch đô thị và kiến trúc hiện đại. Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh phải có công nghệ đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải là chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực, có phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc khoa học, khách quan, chặt chẽ. Thứ tư, quản lý chặt chẽ trong công tác đấu thầu và chỉ định thầu. Các cơ quan giám sát tuân thủ các nguyên tắc trong công tác đấu thầu như đảm bảo tính minh bạch, công bằng. Thành phố có hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục, các giấy tờ pháp lý về đấu thầu để cung cấp cho các nhà thầu, giúp nhà thầu hiểu rõ về gói thầu mà mình tham gia, đảm bảo tính công khai, công bằng giữa các nhà thầu. 34 Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng. Chính quyền thành phố Việt Trì coi trọng các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ, kết hợp với các biện pháp kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài, coi trọng cả thanh tra, kiểm tra ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm đảm bảo chất lượng công trình. 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên, là một trong những thành phố lớn ở miền Bắc, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ sông Cầu. Diện tích 189,705 km2 và dân số 330.707 người (năm 2010). Trong những năm qua, đô thị thành phố Thái Nguyên tiếp tục phát triển cả về quy mô và diện mạo, xứng tầm là đô thị loại 1, trực thuộc tỉnh. Có được kết quả này là do Thành phố rất nỗ lực trong thu hút các nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có những nét nổi trội cụ thể: - Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Thái Nguyên đã cụ thể hoá các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của UBND thành phố Thái Nguyên là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ xin chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; đền bù và giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo 35 trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành và xây dựng. - Đền bù, giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của Trung ương cũng như các địa phương chậm tiến độ, gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này. Thành phố Thái Nguyên đã tìm hiểu và lựa chọn cho mình lối đi riêng khá phù hợp, đó là: Thứ nhất, Chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm và coi trọng việc tạo quỹ “đất sạch” để thực hiện dự án, quan tâm tính minh bạch tài chính, mức độ hưởng thụ của người dân đến đâu. Ưu tiên những vị trí quỹ đất sinh lời cao, phối hợp để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để tạo quỹ "đất sạch" cho các nhà đầu tư thực hiện dự án Thứ hai, coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQVN các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Thành phố đã chỉ đạo UBND các cấp, hàng năm ký chương trình công tác phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp để triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về VĐT XDCB của NSNN nói chung. Thứ ba, trong công tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù, giải phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của Nhà nước, mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên chức không ngừng tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng nhu cầu công việc. 36 1.3.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng là địa phương có thành tích về cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong đó có quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, qua nghiên cứu các tài liệu và thực tế chứng minh có các vấn đề nổi bật như sau: Thứ nhất, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà nẵng đã cụ thể hóa dưới dạng các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Hướng dẫn chi tiết về trình tự triển khai đầu tư xây dựng từ xin chủ trương và lựa chọn địa điểm đầu tư, lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; bố trí và đăng ký vốn đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; thanh toán vốn đầu tư; nghiệm thu bàn giao sử dụng; thanh toán, quyết toán và bảo hành công trình Gắn các bước trên là thủ tục và hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, giải quyết của các chủ thể trong hệ thống quản lý và vận hành đầu tư. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết công việc của Nhà nước là một điểm nhấn quan trọng trong cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực cán bộ. Thứ hai, bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng và phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Trên thực tế, nhiều dự án gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này dựa vào các yêu tố: UBND thành phố đã ban hành được quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định rõ ràng và chi tiết rất phù hợp với thực tế. Điểm đặc biệt là thuyết phục là bồi thường theo quy tắc “hài hòa lợi ích”. Cơ 37 chế này đã được Hội đồng nhân dân thành phố ban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung của quy định này là khi nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch để xây dựng hạ tầng chỉnh trang đô thị đó làm tăng giá đất ở khu vực lân cận. Do vậy, người được hưởng từ nguồn lợi trực tiếp này do đầu tư trực tiếp của Nhà nước phải đóng góp một phần lợi ích đó cho Nhà nước. 1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Lào Cai Thứ nhất, Thành phố cần thực hiện chi tiết và công khai các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền ở địa phương. Thứ hai, Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng từ lúc lập quy hoạch, chủ trương đầu tư cho đến khi nghiệm thu, thanh quyết toán. Xây dựng đơn giá bồi thường, giải phóng mặt bằng ở địa phương phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhưng vẫn đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người dân. Thứ ba, Tập trung NSNN bố trí cho các dự án trọng điểm, các dự án mang lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế - xã hội của địa phương. Giải quyết triệt để nợ đọng xây dựng cơ bản, hạn chế đầu tư xây dựng dàn trải các công trình ở địa phương. Thứ tư, Nâng cao vao trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật và đề cao tính sáng tạo vào công việc vẵn sang đối thoại trực tiếp với nhân dân. Thứ năm, Giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển bên trong với thu hút vốn đầu tư phát triển bên ngoài. Thực chất là nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng nhiều biện pháp (tập trung, trọng điểm, phân cấp ) trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện này là một vấn đề rất nóng hổi trong đầu tư XDCB bằng NSNN. Làm lành mạnh môi trường đầu tư là biện pháp cơ bản và lâu dài trong thu hút đầu tư. 38 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Với chương 1, luận văn đã đi vào tìm hiểu các vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến đầu tư, đầu tư XDCB và công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN. Đồng thời, nội dung chương 1 cũng đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước, luận văn đã làm rõ các khái niệm, đặc điểm, tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN ở một địa phương tiêu biểu để rút ra bài học học kinh nghiệm cho thành phố Lào Cai để thực hiện tốt hơn vai trò quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên đây sẽ là nền tảng để tác giả xây dựng nội dung các chương tiếp theo. 39 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Lào Cai , tỉnh Lào Cai Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Lào Cai Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính đô thị thành phố Lào Cai 40 Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Thành phố Lào Cai là một đô thị loại 2, tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai. Thành phố được thành lập vào năm 2004 trên cơ sở sáp nhập hai thị xã Lào Cai và Cam Đường. Thành phố Lào Cai có Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai là nơi giao thương quan trọng ở phía bắc Việt Nam với phía nam Trung Quốc. Là địa đầu của đất nước, thành phố Lào Cai là cửa ngõ quan trọng mở cửa thị trường Việt Nam với các tỉnh phía tây nam Trung Quốc và cả các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc. Tổng diện tích tự nhiên thành phố khoảng 22.967,2 ha, chiếm 3,59% diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Trên địa bàn Thành phố có 17 đơn vị hành chính, bao gồm 12 phường (phường Lào Cai, phường Phố Mới, phường Duyên Hải, phường Cốc Lếu, phường Kim Tân, phường Pom Hán, phường Bắc Lệnh, phường Thống Nhất, phường Xuân Tăng, phường Bắc Cường, phường Nam Cường, phường Bình Minh), diện tích 6.243 ha (chiếm 27,18% toàn thành phố); 5 xã (xã Vạn Hòa, xã Đồng Tuyển, xã Cam Đường, xã Tả Phời, xã Hợp Thành), diện tích 16.724,2 ha (chiếm 72,82% toàn thành phố). Về địa hình, thành phố Lào Cai nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởi hai dãy núi Con Voi và Hoàng Liên Sơn. Toàn bộ diện tích của Thành phố có xu thế dốc dần từ Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các sông suối, khe tụ thuỷ, đồi núi... Thành phố nằm ở hai bên bờ sông Hồng, xung quanh có các dãy đồi núi bao bọc. Phần địa hình đồi núi chiếm 60% diện tích của thành phố Lào Cai, tập trung ở các xã Tả Phời và Hợp Thành, một phần của Vạn Hoà và Đồng 41 Tuyển, với độ cao trung bình từ 80 - 100 m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 12-1800. Đỉnh cao nhất có độ cao 1.260 m ở phía Tây Nam thành phố. Phần địa hình thấp nằm ở ven sông Hồng và giữa các quả đồi, phân bố chủ yếu ở khu vực các phường nội thành và các xã ngoại thành như Cam Đường và một phần Vạn Hoà, Đồng Tuyển với độ dốc trung bình từ 6-900, độ cao trung bình từ 75-80 m so với mực nước biển. Về tài nguyên, thành phố Lào Cai có tiềm năng về đất đai với cơ cấu thổ nhưỡng đa dạng: đất mùn, đất đỏ vàng, đất phù sa cổ thuộc các khu vực vi khí hậu khác nhau và có độ cao khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới. Tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn gồm có các nguồn nước từ các sông suối chủ yếu như: Sông Hồng, sông Nậm Thi, suối Ngòi Đum, suối ngòi Đường. Sự phân bố nước ngầm trên địa bàn thành phố tương đối đều, điểm sâu nhất là 80 - 100 m, điểm nông nhất là 1 m tính từ mặt đất. Trữ lượng nước ngầm trên toàn địa bàn thành phố chưa được đánh giá cụ thể và chất lượng nước ngầm rất khác nhau giữa các khu vực, chủ yếu là nước đá vôi và nước nhiễm sắt. Nguồn nước ngầm mạch nông < 25 m có ở khu vực Kim Tân với lưu lượng từ 1000-1500 m3/ngày và khu vực Cốc Lếu với lưu lượng 300 m3/ ngày. Chất lượng nước tại 2 điểm nước ngầm trên có hàm lượng canxi cao. Nguồn nước ngầm mạch sâu >25 m: theo báo cáo điều tra của Liên đoàn 2 địa chất thuỷ văn thì trữ lượng nguồn nước được đánh giá với công suất có thể khai thác là 9140 m3/ ngày, trong đó tại tầng chứa nước lỗ hổng áp yếu là 3410 m3/ngày. Trữ lượng khai thác cấp 1 đạt 5600 m3/ngày. Nguồn nước cấp cho thành phố hiện tại lấy từ sông Nậm Thi và từ giếng khoan thuộc phường Bắc Lệnh. Nguồn nước cung cấp cho các nhà máy 42 nước trong tương lai lấy từ nguồn nước của Sông Nậm Thi, suối Ngòi Đum, suối Làng Chiềng, suối Ngòi Bo. Do tính chất của hệ thống cấp nước thành phố dùng nguồn nước mặt là nguồn chính nên vấn đề bảo vệ nguồn nước mặt phải được chú trọng, đặc biệt là thoả thuận về vấn đề cùng sở hữu và sử dụng tài nguyên nước sông Nậm Thi với Trung Quốc. Về tài nguyên rừng, Thành phố có diện tích rừng khoảng 11.431 ha, gồm rừng kinh tế là 2.121 ha, rừng phòng hộ là 9.310 ha, trong đó, rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng diện tích 2.425 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,6%. Ngoài diện tích rừng tự nhiên, thành phố Lào Cai còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ, diện tích rừng kinh tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ đủ phục vụ một phần nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương. Thành phố Lào Cai và các khu vực lân cận có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, có một số mỏ có trữ lượng lớn, thuận lợi cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản cũng như các ngành kinh tế, dịch vụ hỗ trợ. Trên địa bàn thành phố có mỏ Apatít lớn nhất cả nước, trữ lượng 1,4 tỷ tấn với khu vực quy hoạch khai thác và sản xuất rộng hàng trăm ha tập trung tại các xã Tả Phời, Cam Đường, Đồng Tuyển. Ngoài ra, thành phố còn có mỏ grafit Nậm Thi trữ lượng 25,5 triệu tấn, mỏ fenspát, cao lanh trữ lượng trên 2 triệu tấn ở Vạn Hoà, quặng sắt trữ lượng 750.000 tấn, phân bố tại khu vực thôn Kíp Tước, Nậm Rịa xã Hợp Thành, quặng đồng: tập trung tại khu vực thôn Phời xã Tả Phời còn đang trong giai đoạn thăm dò khai thác. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố gồm có đá vôi, đất sét, một số điểm có thể khai thác cát sỏi ở khu vực Sông Hồng, Sông Nậm Thi và suối Ngòi Đum. 43 Nước khoáng: Có 1 điểm xuất hiện sự phân bố nước khoáng tại khu vực tổ 23 phường Bình Minh đang được khảo sát và đánh giá trữ lượng, chất lượng. Nền khí hậu chung của tỉnh Lào Cai là gió mùa chí tuyến, á nhiệt đới có mùa đông lạnh và khô. Hàng năm, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 22,80C và lượng mưa 1.792 mm. Sự phân hoá về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm trên địa bàn thành phố không lớn. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất cũng chỉ là 160C, biên độ dao động nhiệt năm là 110C, trong năm có trung bình 1 ngày có sương muối. Điều kiện khí hậu khá điều hoà là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng với các cây trồng vật nuôi phong phú như nhãn, vải, xoài, chuối, dứa, đào, mận, táo, lê...; các cây công nghiệp như chè, mía... chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu Lào Cai có thể chịu ảnh hưởng của chế độ gió địa phương như gió Ô Quy Hồ khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy mạnh của các con sông lớn vào mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, du lịch và sinh hoạt của nhân dân. Như vậy, có thể thấy, xét về đặc điểm tự nhiên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế của thành phố Lào Cai , tỉnh Lào Cai * Tăng trưởng kinh tế 44 Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2017 STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 1 GTGT theo giá so sánh (tỷ đồng) 1.230,16 1.429,16 1.670,52 1.954,76 1.1 Thương mại - Dịch vụ 586,90 683,34 800,70 942,70 1.2 Công nghiệp - Xây dựng 570,21 668,50 788,73 927,46 1.3 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 73,05 77,32 81,09 84,60 2 GTGT theo giá HH (tỷ đồng) 4143,1 5.098,83 6346,0 7.977,70 2.1 Thương mại - Dịch vụ 1.890,60 2354,77 2981,00 3.788,1 2.2 Công nghiệp - Xây dựng 2.062,70 2.537,69 3.140,0 3.946,4 2.3 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 189,80 206,17 225,00 243,2 3 Cơ cấu Tổng sản phẩm trên địa bàn (%) - giá HH 100,0 100,0 100,0 100,0 3.1 Thương mại - Dịch vụ 45,63 46,18 46,97 47,48 3.2. Công nghiệp - Xây dựng 49,79 49,77 49,48 49,47 3.3 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 4,58 4,04 3,55 3,05 4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 15,21 16,18 16,89 17,02 5 Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng) 28,0 34,6 42,5 52,8 Nguồn: Báo cáo tổng đầu tư xã hội tại Lào Cai giai đoạn 2014 - 2017 Số liệu từ bảng 2.1 cho thấy, trong giai đoạn 2014 - 2017, các chỉ tiêu về tổng sản phẩm trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng kinh tế và giá trị gia tăng (GTGT) bình quân đầu người đều tăng đều và ổn định. Xét chung trong cả 45 giai đoạn, tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai có nhiều dấu hiệu tích cực và khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 17,02% và thu nhập bình quân đầu người đạt 52,8 triệu đồng. Trong cả giai đoạn 2014 - 2017, thành phố Lào Cai đã bắt nhịp với sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu, tạo động lực thúc đẩy phát triển đô thị và hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố đạt 16,48%. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng, tỷ trọng thương mại - dịch vụ tăng từ 44,6% lên 47,6%, công nghiệp - xây dựng 49,5%, nông lâm nghiệp giảm từ 6,4% xuống còn 2,9%; Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2017 đạt 59,8 triệu đồng, bình quân giai đoạn 43,6 triệu đồng. Thu NSNN trên địa bàn tăng mạnh, năm 2017 ước đạt 700 tỷ đồng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được đầu tư và nâng cao tỷ trọng trong sản xuất kinh doanh. Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, thành phố đã tích cực định hướng hoạt động sản xuất, thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển, đào tạo bồi dưỡng nghề, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra ngoài tỉnh. Nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh, tăng vụ, các vùng trọng điểm lúa, ngô. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn, tập trung theo mô hình trang trại và đảm bảo vệ sinh môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới được ưu tiên tập trung triển khai, huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội chung tay thực hiện. Sau 5 năm triển khai đã tạo ra sự thay đổi toàn diện về diện mạo khu vực nông thôn của thành phố. Kết cấu hạ tầng tại các xã được đầu tư đồng bộ, chú trọng vào các hạng mục như: điện, cơ sở vật chất trường học, nước sinh hoạt, thiết chế 46 văn hóa, thủy lợi, đường giao thông. Chất lượng đời sống của nhân dân khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt do được đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, môi trường nông thôn được thực hiện tốt. Nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_xay_dung_co_ban_bang_nga.pdf
Tài liệu liên quan