LỜI CAM ĐOAN . i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN. iv
DANH MỤC BẢNG.v
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.20
1.1. Sự hình thành và phát triển khái niệm dư luận xã hội .20
1.2. Hệ thống các chỉ báo đo lường dư luận xã hội.24
1.3. Quan điểm về quá trình hình thành dlxh.26
1.4. Định hướng dư luận xã hội.29
1.5. Chỉ báo đo lường bảo vệ môi trường .31
1.6. Nghiên cứu dư luận xã hội về bảo vệ môi trường.34
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội về bảo vệ môi trường.41
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG.48
2.1. Các khái niệm cơ bản .48
2.2. Chức năng của dư luận xã hội.51
2.3. Các thuộc tính của dư luận xã hội.53
2.4. Cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội của dư luận xã hội.55
2.5. Cơ chế hình thành của dư luận xã hội.58
2.6. Tiếp cận từ phương diện lý thuyết .59
2.7. Khung chính sách.64
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI ĐỊA BÀN CÓ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH.72
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và sự hình thành dư luận xã hội về bảo vệ môi
trường tại địa bàn nghiên cứu.72
3.2. Nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường.79
3.3. Thái độ của nhân dân về bảo vệ môi trường.93
253 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường (qua khảo sát ở địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường đất, nước và không khí ô nhiễm
nên tôi rất lo lắng” [PVS. Nam. Huyện Kỳ Anh]
“Sự cố Formosa vừa rồi đồng chí thấy đấy gây hại cho bà con Hà Tĩnh
như thế nào nên chúng tôi hiện đang rất lo lắng về vấn đề môi trường nhưng
cái khó là nếu như không có các KCN thì đời sống của nhân dân sẽ khó khăn
lắm, lo thì rất lo nhưng không biết làm thế nào anh ạ, mong tỉnh có chính
sách để cải thiện môi trường thôi. Ngoài thiên tai xảy ra thường xuyên thì tôi
lo lắng nhất về chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường” [PVS. Nữ
Thành phố Hà Tĩnh]
Kết quả nghiên cứu đã phản ánh một vấn đề đáng chú ý là người dân tại
địa bàn nghiên cứu đặc biệt lo lắng đến vấn đề chất thải từ các nhà máy và KCN
(cao hơn so với các vấn đề khác, chỉ đứng sau “thiên tai, hạn hán, lũ lụt” và “sử
dụng chất hóa học tràn nan trong sản xuất nông nghiệp”. Bởi thực tế theo báo
cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh về công tác môi trường thì toàn tỉnh hiện nay chưa
có KCN nào có hệ thống xử lý nước thải (KCN Vũng Áng 1 mới có dự án được
duyệt nhưng chưa triển khai đầu tư, KCN Gia Lách đang lập dự án).
Kết quả số liệu phản ánh 2 thuộc tính của dư luận xã hội là khuynh
hướng của nhân dân là lo lắng về các vấn đề môi trường và cường độ của dư
luận xã hội về vấn đề môi trường là rất lo lắng.
Sự khác biệt ý kiến giữa các nhóm xã hội
Khi so sánh tương quan giữa nghề nghiệp với những lo lắng về vấn đề
môi trường. Nhóm cán bộ công chức, viên chức và hưu trí lo lắng nhiều nhất
97
về các vấn đề: “Thiên tai, hạn hán, lũ lụt”; “sử dụng chất hóa học tràn nan
trong sản xuất nông nghiệp”; “Chặt phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên
bừa bãi”; sự gia tăng dân số”; “Thủng tầng ô zôn, mưa axit, hiệu ứng nhà
kính”;“Chất thải sinh hoạt trong đời sống thường ngày”; “Chất thải từ hoạt
động sản xuất nông nghiệp”; “Chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp”;
chất thải từ hoạt động sản xuất thương mại, dịch vụ” cao hơn so với các nhóm
nghề: nông dân; thương mại dịch vụ; học sinh sinh viên (xem phụ lục số 4)
Khi so sánh tương quan giữa điều kiện kinh tế với những lo lắng của
người dân về các vấn đề môi trường cho thấy: người được hỏi có điều kiện
kinh tế khó khăn (1.67) thì lo lắng nhiều về các vấn đề môi trường sống hơn
là người được hỏi có điều kiện kinh tế khá giả (1.36) và giàu có (1.50) (xem
phụ lục số 4).
Khi so sánh tương quan giữa biến số độc lập là tôn giáo với những lo
lắng của người được hỏi về các vấn đề môi trường cho thấy: người được hỏi
theo tôn giáo (1.79) lo lắng nhiều hơn về các vấn đề môi trường hơn là người
được hỏi không theo tôn giáo (1.51). Cụ thể là: những người được hỏi theo
tôn giáo lo lắng nhiều hơn đối với các vấn đề môi trường như: Thiên tai, hạn
hán, lũ lụt; Sử dụng chất hóa học tràn nan trong sản xuất nông nghiệp; Chặt
phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi; Thủng tầng ô zôn, mưa
axit, hiệu ứng nhà kính; Chất thải sinh hoạt trong đời sống thường ngày; Chất
thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp; Chất thải từ các nhà máy, KCN; Chất
thải từ hoạt động sản xuất thương mại, dịch vụ hơn là những người được hỏi
không theo tôn giáo. Chính vì những lo lắng này mà những người có theo tôn
giáo luôn dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng kích động tụ tập, biểu tình phản
đối chính quyền về các vấn đề môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua. Hầu
hết các cuộc biểu tình phản đối chính quyền tại Hà Tĩnh đều có liên quan đến
bà con giáo dân, hệ thống công giáo có sự liên kết, hợp tác, trao đổi giữa các
địa phương, có kế hoạch phối hợp rõ ràng trong các vụ tụ tập, biểu tình phản
98
đối chính quyền. Việc thông tin, tuyên truyền định hướng DLXH cho các đối
tượng này đang gặp phải rất nhiều khó khăn không chỉ trong lĩnh vực môi
trường mà còn nhiều lĩnh vực xã hội khác (đất đai, đền bù giải phóng mặt
bằng ) tại tỉnh Hà Tĩnh. Trong khi đó, sự lan truyền các thông tin sai sự
thật, vu khống chính quyền lại lan truyền rất nhanh trong mạng lưới những
người theo tôn giáo ở địa bàn nghiên cứu.
Khi so sánh tương quan giữa đảng viên với những lo lắng của người
được hỏi về các vấn đề môi trường. Kết quả cho thấy: người được hỏi không
là đảng viên lo lắng nhiều về các vấn đề môi trường hơn là những người đảng
viên. Cụ thể là: những người được hỏi không là đảng viên lo lắng nhiều hơn
đối với các vấn đề như: Thiên tai, hạn hán, lũ lụt; Sử dụng chất hóa học tràn
nan trong sản xuất nông nghiệp; Chặt phá rừng, khai thác tài nguyên thiên
nhiên bừa bãi; Thủng tầng ô zôn, mưa axit, hiệu ứng nhà kính; Chất thải sinh
hoạt trong đời sống thường ngày; Chất thải từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp; Chất thải từ các nhà máy, KCN; Chất thải từ hoạt động sản xuất
thương mại, dịch vụ hơn là những người được hỏi là đảng viên. Số liệu cũng
phản ánh một thực tế là những người đảng viên chủ yếu là cán bộ, công chức,
viên chức, hưu trí trong hệ thống chính trị các cấp được hưởng lương ngân
sách, có thu nhập tốt, những người không phải là đảng viên thường là công
nhân, nông dân, kinh doanh, dịch vụ là những nhóm người chịu thiệt thòi, rủi
ro nhiều hơn khi thiên tai, lũ, lụt và sự cố môi trường xảy ra cho nên họ lo
lắng về các vấn đề môi trường hơn những nhóm người được hỏi là đảng viên
là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn để lý giải (xem phụ lục số 4).
3.3.2. Mức độ hài lòng của nhân dân về hoạt động bảo vệ môi trường
Mức độ hài lòng của nhân dân về bảo vệ môi trường được tập trung đo
lường 4 hoạt động: hoạt động phòng, chống ô nhiễm môi trường; ứng phó với
các sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm môi trường; sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên. Đo lường mức độ hài lòng của nhân dân về hoạt động bảo
99
vệ môi trường cũng thể hiện rõ 2 thuộc tính của dư luận xã hội là khuynh
hướng và cường độ. Ở đây, khuynh hướng của dư luận xã hội là hài lòng hay
không hài lòng? Và cường độ là rất hài lòng hay rất không hài lòng về bảo vệ
môi trường.
3.3.2.1. Mức độ hài lòng của nhân dân về hoạt động phòng, chống ô
nhiễm môi trường
Để đo lường mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về hoạt động
phòng, chống ô nhiễm môi trường ở địa phương, nghiên cứu sinh đã sử
dụng thang đo likert với (Rất hài lòng bằng 5 điểm; Hài lòng bằng 4 điểm;
bình thường (không có ý kiến) bằng 3 điểm; Không hài lòng bằng 2 điểm
và rất không hài lòng bẳng 1 điểm). Mức độ hài lòng trong thang đo likert,
chỉ số điểm trung bình (hài lòng: mean phải đạt từ 3.41 đến 4.2 điểm; Rất
hài lòng: mean phải đạt từ 4.21 đến 5 điểm). Điểm trung bình càng cao
càng chứng tỏ mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về hoạt động giữ
gìn phòng, chống ô nhiễm môi trường tại địa phương càng lớn. Kết quả số
liệu bảng 10 cho thấy người dân địa phương chưa thực sự hài lòng với các
hoạt động giữ gìn phòng, chống ô nhiễm môi trường tại địa phương bởi chỉ
số điểm trung bình chưa đạt ngưỡng hài lòng (3.41 đến 4.2 điểm) và rất hài
lòng (4.21 đến 5 điểm). Trong các hoạt động phòng, chống ô nhiễm môi
trường, người được hỏi hài lòng nhất với hoạt động nâng cao nhận thức cho
người dân về bảo vệ môi trường (3.26); công tác xây dựng chính sách, pháp
luật về bảo vệ môi trường (3.24); Tôn vinh các gương người tốt, việc tốt
trong bảo vệ môi trường (3.21); Công tác tuyên truyền người dân về bảo vệ
môi trường (3.19); Xây dựng các phong trào bảo vệ môi trường (3.19).
Công tác dự báo các tác động môi trường từ các dự án công nghiệp được
triển khai trên địa bàn tỉnh được ít người được hỏi (2.99) hài lòng nhất .
100
Bảng 10. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về hoạt động
phòng, chống ô nhiễm môi trường
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
1. Công tác xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ
môi trường
3.24 1.16
2. Nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường 3.26 1.19
3. Công tác tuyên truyền người dân về bảo vệ môi trường 3.19 1.18
4. Tôn vinh các gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ
môi trường
3.21 1.21
5. Xây dựng các phong trào bảo vệ môi trường 3.19 1.14
6. Công tác dự báo các tác động môi trường từ các dự án
công nghiệp được triển khai trên địa bàn tỉnh
2.99 1.24
Kết quả công tác xây dựng chính sách, pháp luật và nâng cao nhận thức
cho người dân về bảo vệ môi trường được nhiều người được hỏi bày tỏ thái độ
hài lòng nhất là hoàn toàn có cơ sở bởi trong thời gian qua TU, UBND tỉnh Hà
Tĩnh đã rất quan tâm đến công tác này đã tập trung cao cho việc xây dựng các
chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường. Nhiều Nghị quyết quan trọng của
Tỉnh ủy được ban hành như: Nghị quyết số 05-NQ/TU tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo đối với một số lĩnh vực về bảo vệ môi trường đến năm 2025 và những
năm tiếp theo; HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết có liên quan (gồm 04
Nghị quyết) và UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa, triển khai
thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh (gồm 03
chỉ thị, 03 kế hoạch, 17 quyết định) [56, tr 3].
Nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường là hoạt động
của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh được người dân hài lòng đứng thứ 2 cũng hoàn
toàn có cơ sở bởi: từ năm 2014 đến nay đã tổ chức 04 lớp tập huấn các văn
101
bản pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh,
cấp huyện và cán bộ cấp xã với hơn 300 lượt người tham dự; cho cán bộ các
đoàn thể cấp tỉnh như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Liên minh Hợp tác xã;
tập huấn hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông
thôn mới cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp của tỉnh; đã tổ chức 04
lớp đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu
mỏ hóa lỏng (PLG) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho hơn 500 học viên; Tổ chức
các buổi tập huấn, hội thảo tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường,
thu gom và xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm môi trường sau bão lũ Hàng năm
tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ
biến các văn bản QPPL về TNMT cho hàng nghìn lượt người tham gia. Giai
đoạn 2014-2016 ở cấp huyện cũng đã tổ chức 25 lớp tập huấn phổ biến pháp
luật về bảo vệ môi trường, với hơn 1500 lượt người tham dự gắn việc tuyên
truyền pháp luật về BVMT trong chương trình xây dựng nông thôn mới, trong
đó các huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến tốt như: Thạch Hà, Cẩm Xuyên,
Lộc Hà, Nghi Xuân; đã tổ chức 45 lớp tập huấn về công tác xây dựng nông
thôn mới cho các cán bộ Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp huyện và cấp xã với
khoảng 2.000 lượt người tham gia. Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh đã mở chuyên đề về TNMT, trong đó đã dành thời
lượng và vị trí ưu tiên trong chương trình phát thanh truyền hình để tuyên
truyền về TNMT đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ
TNMT. Công tác tuyên truyền còn được tổ chức qua các hội thi với nội dung
tuyên truyền cổ động về môi trường; cấp phát tờ rơi với các chủ đề về nước
sạch vệ sinh môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên rừng
và tài nguyên biển; phát động các phong trào ra quân làm vệ sinh môi
trường, treo bằng cờ khẩu hiệu, diễu hành cổ động Các hoạt động này
củng đã thu hút hàng trăm ngàn người tham dự, thông qua đó nâng cao
nhận thức của cán bộ và nhân dân, góp phần đưa hoạt động BVMT đi vào
102
nề nếp và xây dựng ý thức tự giác BVMT trong mỗi người dân [56, tr 7].
Việc người được hỏi hài lòng với công tác xây dựng chính sách, pháp luật
và nhận thức cho nhân dân về bảo vệ môi trường chỉ dừng lại ở việc hài
lòng những nỗ lực và các công việc đã triển khai của chính quyền địa
phương còn về thực chất, hiệu quả của các chủ trương chính sách, hiệu quả
của công tác nâng cao nhận thức cho người dân là một vấn đề khác bởi
thực tế kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của nhân dân chưa tốt về các
chủ trương, chính sách, pháp luật về môi trường.
Kết quả số liệu cũng cho thấy một phát hiện đáng chú ý là: công tác dự
báo các tác động môi trường từ các dự án công nghiệp được triển khai trên địa
bàn tỉnh chưa được người dân trên địa bàn nghiên cứu hài lòng. Bởi thực tế
công tác này chưa được quan tâm đúng mức trong việc phê duyệt triển khai
các dự án bởi trong suốt thời gian qua việc thu hút đầu tư bằng mọi giá đã ảnh
hưởng đến công tác dự báo các tác động môi trường từ các dự án công nghiệp
được triển khai trên đại bàn tỉnh hoặc việc dự báo các rủi ro từ các khu công
nghiệp mang lại được thực hiện nhưng chưa tuân thủ đúng theo các phương
pháp khoa học dự báo chuẩn.
Sự khác biệt ý kiến giữa các nhóm xã hội về mức độ hài lòng về
hoạt động phòng, chống ô nhiễm môi trường
Hoạt động phòng, chống ô nhiễm môi trường bao gồm rất nhiều các
hoạt động. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường có liên quan
mật thiết đến đề tài nghiên cứu. Do vậy, tác giả lựa chọn hoạt động này để đo
lường sự khác biệt trong các nhóm xã hội (xem phụ lục số 4).
- Nhóm người được hỏi là công nhân hài lòng với công tác tuyên truyền
về bảo vệ môi trường thấp hơn so với các nhóm nghề khác. Cụ thể là: Công
nhân (2.67); Nông dân (3.16); Hưu trí (3.11); Thương mại dịch vụ (3.94);
Công chức, viên chức (3.15); Học sinh, sinh viên (3.14) (xem phụ lục số 4).
103
- Nhóm người được hỏi có điều kiện kinh tế nghèo thì hài lòng với công
tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường thấp hơn so với nhóm người được hỏi
có điều kiện kinh tế khá hơn. Cụ thể là: Nghèo (3.04); Trung bình (3.25); Khá
giả (3.19); Giàu (3.43) (xem phụ lục số 4).
- Những người được hỏi không là đảng viên thì hài lòng với công tác
tuyên truyền về bảo vệ môi trường thấp hơn so với nhóm người được hỏi là
đảng viên. Cụ thể là: Không là đảng viên (3.13); Là đảng viên (3.32) (xem
phụ lục số 4).
- Những người được hỏi có theo tôn giáo thì hài lòng với công tác tuyên
truyền về bảo vệ môi trường thấp hơn so với nhóm người được hỏi không
theo tôn giáo. Cụ thể là: Có theo tôn giáo (2.96); Không theo tôn giáo (3.25)
(xem phụ lục số 4).
3.3.2.2. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc
làm ứng phó với các sự cố môi trường
Sự cố môi trường biển Formosa đã gây thiệt hại trên 360 thôn/ xóm
thuộc 67 xã, phường của 7 huyện, thành phố, thị xã ảnh hưởng trực tiếp tới
đời sống, việc làm, thu nhập của trên 44000 lao động trực tiếp, gần 4000 lao
động gián tiếp. Công ty Formosa đã hoàn thành các hạng mục công trình bảo
vệ môi trường, lắp đặt thêm 4 bồn lọc cao tải tại xưởng xử lý nước thải công
nghiệp Các cấp chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cũng đã và đang nỗ lực ứng phó
với các sự cố môi trường.
Để đánh giá mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc
làm ứng phó với các sự cố môi trường, nghiên cứu sinh sử dụng thang đo
likert (Rất hài lòng bằng 5; Hài lòng bằng 4; Bình thường bằng 3; Không hài
lòng bằng 2; hoàn toàn không hài lòng bằng 1. Với thang đo likert về mức độ
hài lòng, chỉ số điểm trung bình (Hài lòng: từ 3.41 đến 4.21; Rất hài lòng: từ
4.21 đến 5). Kết quả số liệu bảng 11 cho thấy người được hỏi chưa thực sự
hài lòng với các hoạt động liên quan đến ứng phó các sự cố môi trường ở địa
104
phương. Điểm trung bình của các chỉ tiêu chỉ dao động từ mức điểm trung
bình từ 3.11 đến 3.32, chưa đạt tới ngưỡng điểm hài lòng và rất hài lòng. So
sánh trong nội bộ bốn chỉ tiêu đo lường được đưa ra, người được hỏi hài lòng
nhất đối với: Công tác xây dựng kế hoạch phòng, chống ứng phó với thiên tai,
lũ lụt, sự cố môi trường (3.32); Công tác tìm kiếm, cứu nạn do sự cố môi
trường (bão, lũ, lụt ...); Diễn tập phòng, chống thiên tai, lũ lụt, sự cố môi
trường (3.16); Công tác đền bù, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống do sự cố
môi trường xảy ra (3.11). Người được hỏi hài lòng nhất đối với công tác xây
dựng kế hoạch phòng, chống ứng phó với thiên tai, lũ lụt, sự cố môi trường
cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn bởi trong thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã
thực hiện điều tra, đánh giá để xác định các khu vực bị ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng; khoanh vùng, cảnh báo để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới
sức khỏe người dân; đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố
môi trường do thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, dịch bệnh, sự cố cháy rừng,
hướng dẫn vệ sinh môi trường sau thiên tai, lũ lụt.
Bảng 11. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc
làm ứng phó với sự cố môi trường
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
1. Công tác xây dựng kế hoạch phòng, chống ứng phó
với thiên tai, lũ lụt, sự cố môi trường
3.32 1.21
2. Diễn tập phòng, chống thiên tai, lũ lụt, sự cố môi
trường
3.16 1.11
3. Công tác tìm kiếm, cứu nạn do sự cố môi trường (bão,
lũ, lụt ...)
3.31 1.14
4. Công tác đền bù, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống
do sự cố môi trường xảy ra
3.11 1.13
105
Sự khác biệt ý kiến giữa các nhóm xã hội về mức độ hài lòng về
những việc ứng phó với sự cố môi trường
Hoạt động ứng phó với sự cố môi trường bao gồm 4 hoạt động được
nêu bên trên. Song, nghiên cứu sinh chỉ lựa chọn công tác đền bù, hỗ trợ
người dân ổn định cuộc sống do sự cố môi trường xảy ra để phân tích bởi thời
điểm điều tra được tiến hành là công tác đền bù, hỗ trợ cho người dân sau sự
cố Formosa đã được thực hiện.
- Nhóm người được hỏi là công nhân hài lòng với công tác đền bù, hỗ
trợ người dân ổn định cuộc sống do sự cố môi trường xảy ra ít nhất so với các
nhóm nghề nghiệp khác. Cụ thể là: công nhân (2.78); Nông dân (2.96); Hưu
trí (3.34); Thương mại, dịch vụ (3.50); Công chức, viên chức (2.93); Học
sinh, sinh viên (3.29) (xem phụ lục số 4).
- Nhóm người được hỏi theo tôn giáo hài lòng với với công tác đền bù,
hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống do sự cố môi trường xảy ít hơn so với
nhóm không theo tôn giáo. Cụ thể là: Theo tôn giáo (2.91); Không theo tôn
giáo (3.16) (xem phụ lục số 4).
- Nhóm người được hỏi là đảng viên hài lòng với công tác đền bù, hỗ
trợ người dân ổn định cuộc sống do sự cố môi trường xảy ra cao hơn so với
nhóm người được hỏi không là đảng viên. Cụ thể là: đảng viên (3.24); Không
là đảng viên (3.04) (xem phụ lục số 4).
3.3.2.3. Mức độ hài lòng các tầng lớp nhân dân về việc làm khắc phục
ô nhiễm môi trường
Kết quả số liệu bảng 12 cho thấy đại đa số người được hỏi chưa hài lòng
với các hoạt động khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương. Điểm trung bình
của các việc làm khắc phục ô nhiễm môi trường chưa ở mức hài lòng và rất hài
lòng (Hài lòng: từ 3.41 đến 4.2; Rất hài lòng: từ 4.21 đến 5). Trong số các hoạt
động khắc phục ô nhiễm môi trường, hoạt động nắm bắt tình hình, thanh tra,
kiểm tra, giám sát về môi trường được nhiều người được hỏi hài lòng nhất (điểm
106
trung bình=3.09); tiếp theo đó là các hoạt động được xếp theo thứ tự từ cao
xuống thấp là: Công tác quy hoạch lại các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng
nghề, các đô thị gây ra ô nhiễm môi trường (3.04); Xử lý sai phạm đối với các tổ
chức, cá nhân gây ra ô nhiễm môi trường (2.93); Công tác nghiên cứu khoa học
về bảo vệ môi trường (2.97); Công tác hướng dẫn người dân khắc phục ô nhiễm
môi trường (2.97). Công tác nắm bắt tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về
môi trường được nhiều người được hỏi hài lòng nhất, phù hợp với việc đánh giá
các hoạt động này của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh Hà Tĩnh
đã thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường với trên 340 cơ sở sản xuất,
kinh doanh. Qua thanh tra xử phạt vi phạm hành chính đối với 43 cơ sở có sai
phạm về lĩnh vực môi trường. Đặc biệt, từ sau sự cố môi trường biển gây hiện
tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế
công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về môi trường được các cấp chính quyền
tỉnh Hà Tĩnh ngày một quan tâm.
Bảng 12. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc
làm khắc phục ô nhiễm môi trường
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
1. Công tác nắm bắt tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám
sát về môi trường
3.09 1.11
2. Công tác quy hoạch lại các khu, cụm, điểm công nghiệp,
các làng nghề, các đô thị gây ra ô nhiễm môi trường
3.04 1.10
3. Xử lý sai phạm đối với các tổ chức, cá nhân gây ra ô
nhiễm môi trường
2.93 1.16
4. Công tác nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường 2.97 1.07
5. Công tác hướng dẫn người dân khắc phục ô nhiễm môi
trường
2.97
1.17
107
Sự khác biệt ý kiến giữa các nhóm xã hội về mức độ hài lòng về
những việc làm khắc phục ô nhiễm môi trường
Hoạt động khắc phục ô nhiễm môi trường bao gồm 5 hoạt động được
nêu bên trên. Song, nghiên cứu sinh chỉ lựa chọn hoạt động xử lý sai phạm
đối với các tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm môi trường để phân tích sự khác
biệt trong các nhóm xã hội.
- Nhóm công nhân là nhóm hài lòng với công tác xử lý sai phạm đối
với các tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm môi trường ít nhất so với các nhóm
nghề nghiệp còn lại. Cụ thể: công nhân (2.69); nông dân (2.84); hưu trí (2.94);
thương mại, dịch vụ (3.53); công chức, viên chức (2.72); học sinh, sinh viên
(2.95) (xem phụ lục số 4).
- Nhóm người nghèo là nhóm hài lòng với công tác xử lý sai phạm đối
với các tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm môi trường ít hơn so với nhóm người
có điều kiện kinh tế tốt hơn. Cụ thể: nghèo (2.78); trung bình (2.98); khá giả
(2.86); giàu (3.30) (xem phụ lục số 4).
- Nhóm theo tôn giáo hài lòng với công tác xử lý sai phạm đối với các
tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm môi trường ít hơn so với nhóm không theo
tôn giáo. Cụ thể: theo tôn giáo (2.77); Không theo tôn giáo (2.97) (xem phụ
lục số 4).
3.3.2.4. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc
làm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Kết quả số liệu bảng 13 cho thấy đại đa số người được hỏi chưa hài
lòng với các hoạt động khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương. Điểm
trung bình của các việc làm khắc phục ô nhiễm môi trường không ở mức hài
lòng và rất hài lòng (Hài lòng: từ 3.41 đến 4.2; Rất hài lòng: từ 4.21 đến 5).
Chỉ số điểm trung bình của các chỉ báo đo lường chưa đạt ngưỡng hài lòng và
rất hài lòng. Trong số các tiêu chí đo lường việc làm khai thác sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên, người được hỏi hài lòng với “Nhận thức của người
108
dân về sự cần thiết phải khai thác tiết kiệm, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên” (3.05); Công tác tuyên truyền người dân sử dụng tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên (3.05); Sử dụng công nghệ sạch, công nghệ cao trong sản xuất để
có môi trường tự nhiên thân thiện (3.01). Người được hỏi không hài lòng nhất
đối với Công tác xử lý sai phạm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác
tài nguyên thiên nhiên không hợp lý (2.83); Công tác quản lý tài nguyên thiên
nhiên (2.84).
Bảng 13. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc
làm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
1. Nhận thức của người dân về sự cần thiết phải khai thác
tiết kiệm, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
3.05 1.17
2. Công tác tuyên truyền người dân sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên
3.05 1.05
3. Sử dụng công nghệ sạch, công nghệ cao trong sản xuất
để có môi trường tự nhiên thân thiện
3.01 1.15
4. Công tác giám sát khai thác tài nguyên thiên nhiên 2.92 1.17
5. Công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên 2.84 1.15
6. Công tác xử lý sai phạm đối với tổ chức, cá nhân sử
dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý
2.83 1.24
Sự khác biệt ý kiến giữa các nhóm xã hội về mức độ hài lòng với
các hoạt động sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên bao gồm 6 hoạt động
được nêu trên. Nghiên cứu sinh chỉ lựa chọn công tác quản lý tài nguyên thiên
nhiên để đo lường sự khác biệt trong các nhóm xã hội khác nhau.
109
- Những người được hỏi là công chức, viên chức nhóm nghề nghiệp hài
lòng với công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên ít hơn so với nhóm nghề
nghiệp khác. Cụ thể: công chức, viên chức (2.45); công nhân (2.57); nông dân
(2.61); hưu trí (2.77); thương mại, dịch vụ (2.53); học sinh, sinh viên (3.29)
(xem phụ lục số 4).
- Những người được hỏi có điều kiện kinh tế khá giả hài lòng với công
tác quản lý tài nguyên thiên nhiên ít hơn so với những người được hỏi có điều
kiện kinh tế thấp hơn. Cụ thể: khá giả (2.83); giàu (3.07); trung bình (2.87);
nghèo (2.72) (xem phụ lục số 4).
3.3.3. Mong muốn của nhân dân về bảo vệ môi trường
Kết quả số liệu bảng 14 cho thấy những mong muốn của nhân dân đối
với hoạt động bảo vệ môi trường tại địa bàn nghiên cứu xếp theo thứ tự từ
cao xuống thấp là: Hoàn thiện các chính sách, pháp luật hiện hành về bảo vệ
môi trường (70.6%); Có hình phạt thật nặng, nghiêm đối với các cá nhân, tổ
chức gây ô nhiễm môi trường (65.9%); Được cung cấp kiến thức trong các
hoạt động bảo vệ môi trường (63.1%); Đẩy mạnh các phong trào bảo vệ môi
trường trên địa bàn Tỉnh (61.9%); Cung cấp đầy đủ thông tin, công khai,
minh bạch về các vấn đề bảo vệ môi trường cho người dân (60.5%); Giải
quyết chu đáo, đầy đủ các thắc mắc của người dân trong vấn đề môi trường
và bảo vệ môi trường (60%); Được thoải m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_du_luan_xa_hoi_ve_bao_ve_moi_truong_qua_khao_sat_o_d.pdf