MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 26
1.1. TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 26
1.1.1. Cơ sở giáo dục đại học công lập 26
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập 28
1.1.3. Phân loại tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập 33
1.1.4. Vai trò của tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập 35
1.2. QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 37
1.2.1. Khái niệm quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập 37
1.2.2. Các yêu cầu quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập 40
1.2.3. Nội dung quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập 43
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập 61
1.3 . KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀI BÀI HỌC CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 66
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập của một số nước trên thế giới 66
1.3.2. Bài học cho các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam 72
Kết luận chương 1 75
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 76
2.1. CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 76
2.1.1. Khái quát về hệ thống các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam 76
2.1.2. Thực trạng tài sản sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập 78
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 88
2.2.1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công 88
2.2.2. Thực trạng quản lý quá trình hình thành tài sản công 91
2.2.3. Thực trạng quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản công 113
2.2.4. Thực trạng quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản công 128
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý tài sản công 131
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 133
2.3.1. Các kết quả đạt được 133
2.3.2. Những hạn chế 136
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 140
Kết luận chương 2 153
CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 154
3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN HIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 154
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý tài sản công 154
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập 156
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 158
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 158
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện 166
3.3. KIẾN NGHỊ 179
3.3.1. Tăng cường hiệu quả tự chủ đại học, đặc biệt là tự chủ tài chính 179
3.3.2. Nâng cao năng lực quản lý tài sản công 181
3.3.3. Cơ sở giáo dục đại học công lập cần thực hiện kiểm kê tài sản thường xuyên và thực chất 184
3.3.4. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra trong hoạt động quản lý, sử dụng tài sản công 185
Kết luận chương 3 186
KẾT LUẬN 188
PHỤ LỤC 191
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 224
237 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam - Đào Thị Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí mua sắm theo đó cũng tăng lên tương ứng. Cụ thể, giai đoạn 2014 – 2015, các cơ sở GDĐH công lập chi 114 tỷ đồng cho mua sắm tài sản; giai đoạn 2016 – 2018 con số này là 270 tỷ đồng. Như vậy nếu tính trung bình thì giai đoạn 2016 – 2018, chi cho mua sắm tài sản của các cơ sở GDĐH công lập là cao hơn so với giai đoạn trước. Kết quả này cho thấy sau khi tự chủ các cơ sở GDĐH công lập đã chủ động hơn trong việc mua sắm tài sản phục vụ cho hoạt động sự nghiệp của đơn vị mình, đồng thời có thể cho thấy cơ chế phần nào đã tạo điều kiện hơn cho các cơ sở GDĐH công lập để thông thoáng hơn trong hoạt động đầu tư vào tài sản.
Hai là, phê duyệt quyết định mua sắm tài sản.
Trước khi có cơ chế tự chủ, các cơ sở GDĐH công lập ĐHCL trước khi mua sắm tài sản phải làm tờ trình và báo cáo lên cơ quan chủ quản. Sau khi được cơ quan chủ quản phê duyệt thì thực hiện hoạt động mua sắm. Từ sau khi tự chủ (2014 – nay), thẩm quyền quyết định đã có sự thay đổi và tùy thuộc vào nguồn cấp ngân sách. Cụ thể:
Người đứng đầu cơ sở GDĐH công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm tài sản (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Nếu cơ sở GDĐH công lập chưa đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư thì thực hiện như sau:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm TSC phục vụ hoạt động của đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm TSC phục vụ hoạt động của đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
Trường hợp cơ sở GDĐH công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm tài sản, trong đó có nguồn NSNN thì thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản thực hiện theo 2 quy định trên đây.
Từ đó có thể thấy, mỗi cơ sở GDĐH công lập sẽ thực hiện theo quy định mà cơ quan chủ quản quyết định.
Ví dụ, các cơ sở GDĐH công lập trực thuộc Bộ Tài chính thì thực hiện theo Quyết định số 394/QĐ-BTC về Phân cấp thẩm quyền quyết định việc mua sắm, quản lý, sử dụng tại các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính; các cơ sở GDĐH công lập trực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo thì thực hiện theo các công văn riêng cho từng cơ sở GDĐH công lập.
Như vậy, so với cơ chế đầu tư XDCB, quy định về thẩm quyền phê duyệt mua sắm tài sản các cơ sở GDĐH công lập đã có điều chỉnh phù hợp hơn. Việc phân cấp trong quyết định mua sắm tài sản sẽ vừa giúp các cơ sở GDĐH công lập tiết kiệm được thời gian, đơn giản hóa thủ tục hành chính trước khi mua sắm; đồng thời nâng cao trách nhiệm của bản thân cơ sở GDĐH công lập trong việc sử dụng đồng tiền của mình như thế nào cho phù hợp.
Tuy nhiên, việc lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản tại các cơ sở GDĐH công lập vẫn còn phát sinh vướng mắc, bất cập. Trước hết, về mặt quy định, một số dự án có tỷ lệ cấu phần xây dựng nhỏ (như dự án mua tài sản, ứng dụng công nghệ thông tin) nhưng lại được phân loại là dự án có cấu phần xây dựng, phải thực hiện các quy trình, thủ tục như một dự án xây dựng nên mất nhiều thời gian để hoàn chỉnh thủ tục trong khi tỷ lệ cấu phần xây dựng trong các dự án này là không đáng kể. Ngoài ra, các cơ sở GDĐH công lập mua sắm tài sản phải theo dự toán được duyệt, nhưng dự toán lại không sát với nhu cầu thực tế (về chủng loại, chất lượng và giá cả). Nhiều cơ sở GDĐH công lập (đặc biệt là trước thời gian tự chủ) do còn nặng tư tưởng bao cấp nên khi lập dự toán chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế dẫn đến khi mua tài sản về không sử dụng được, để tồn kho gây lãng phí. Đồng thời việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chủ quản chưa tốt nên có tình trạng nơi thừa nơi thiếu. Mặc dù Chính phủ và Bộ Tài chính có những văn bản quy định rất chặt chẽ về quy định mua sắm và quản lý tài sản nhưng tình trạng đấu thầu hình thức vẫn còn phổ biến, như chia nhỏ gói thầu để không phải đấu thầu, nâng khống giá hoặc thay đổi chủng loại để thu lợi bất chính, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng tài sản.
Ba là, thực hiện mua sắm tài sản.
Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về mua sắm TSC, gồm: hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng TSC (Luật Quản lý, sử dụng TSC 2017, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP) và hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu (Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, Thông tư 58/TT-BTC). Cũng như hoạt động đầu tư XDCB, mua sắm công tương đối phức tạp và có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như Luật Ngân sách; Luật Quản lý, sử dụng TSNN; Luật đấu thầu; Luật doanh nghiệp nên cần phải công khai, minh bạch, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản.
Đối với mua sắm tài sản, phương thức thực hiện mua sắm TSC tại các cơ sở GDĐH công lập hiện nay chỉ áp dụng phương thức phân tán.
Phương thức mua sắm phân tán được thực hiện đối với những loại tài sản hình thành do nguồn vốn tự có của cơ sở GDĐH công lập. Theo đó, từng cơ sở GDĐH công lập sẽ trực tiếp thực hiện mua sắm theo quy định về hồ sơ, quy trình thực hiện và phân cấp của cơ sở GDĐH công lập theo quy trình: Đơn vị có nhu cầu mua sắm lập tờ trình lên Ban Kế hoạch – Tài chính để thẩm định và tham mưu cho Ban Giám đốc; Ban Giám đốc phê duyệt hồ sơ mua sắm (bao gồm cả quyết toán); cuối cùng bộ phận Tài chính xuất tiền để bộ phận Quản trị tài sản thực hiện hoạt động mua sắm.
Trình tự, thủ tục mua sắm TSC từ nguồn kinh phí NSNN được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Các cơ sở GDĐH công lập trên cơ sở nguồn kinh phí có thể huy động, tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng loại tài sản cần mua sắm sẽ tổ chức thực hiện mua sắm. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện tùy thuộc vào quy mô của dự án mua sắm. Cụ thể:
Mua sắm tài sản quy mô dưới 100 triệu đồng thì thực hiện hình thức chỉ định thầu. Việc chỉ định thầu dựa trên hoạt động đàm phán giá với các nhà cung cấp. Đàm phán giá được áp dụng đối với các loại tài sản có thông số về tiêu chuẩn, kỹ thuật rõ ràng, có mức giá bán do nhà cung cấp công bố công khai áp dụng thống nhất.
Mua sắm tài sản quy mô trên 100 triệu đồng thì thực hiện đấu thầu. Khi đấu thầu có thể lựa chọn các hình thức như chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế,...
Quy định về đối tượng, trình tự, thẩm quyền quyết định và tiêu chí lựa chọn nhà thầu đã được nêu chi tiết trong Luật đấu thầu và Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Những quy định này đã giúp các trường thuận lợi hơn trong quá trình hình thành tài sản, số lượng tài sản được đầu tư tăng, từ đó phần nào đáp ứng được yêu cầu hoạt động. Kết quả mua sắm tài sản tại một số cơ sở GDĐH công lập được trình bày ở Phụ lục 4.
Theo báo cáo tổng hợp của các cơ sở GDĐH công lập thì giai đoạn 2014 - 2018, các cơ sở GDĐH công lập đã triển khai thực hiện trên 200 dự án đầu tư, mua sắm với tổng mức đầu tư lên đến trên 5.800 tỷ đồng. Các cơ sở GDĐH công lập có tổng mức đầu tư mua sắm lớn nhất là Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trường Đại học Kinh tế quốc dân và trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Các cơ sở GDĐH công lập tự bỏ kinh phí từ quỹ trường cho các chương trình, dự án đầu tư mua sắm nhiều nhất là trường Đại học Tôn Đức Thắng, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và trường Đại học Điện lực. Đến cuối năm 2018 nguyên giá TSC động sản của các cơ sở GDĐH công lập là: 85.137 triệu đồng, chiếm 2,11% tổng giá trị TSC của các cơ sở GDĐH công lập; tăng 4.785 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 5,62% so với năm 2014, bình quân tăng hàng năm khoảng 1,12%.
Cùng với sự tăng lên về quy mô, hệ thống cơ sở GDĐH công lập đã tiết kiệm từ đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản tỷ lệ trung bình là 11,9% so với dự toán và 13,5% so với tổng số tiền mua sắm thực tế; trong đó khối các cơ sở GDĐH công lập tự chủ có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn, lần lượt là 13,2% và 15,8%. Tỷ lệ tiết kiệm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như giảm giá do áp dụng phương thức mua sắm công phù hợp, hạn chế số lượng mua sắm lãng phí, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phù hợp nhu cầu sử dụng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tự chủ đại học. Như vậy, tiết kiệm chi ngân sách trường do thực hiện mua sắm phù hợp với nhu cầu sử dụng về cả số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ là kết quả tích cực đối với hệ thống các cơ sở GDĐH công lập.
Bảng 2.6: Tỷ lệ ngân sách cấp so với nguyên giá TSC 12 cơ sở GDĐH công lập tự chủ giai đoạn 2014 – 2018
Năm
Loại TS
2014
2015
2016
2017
2018
NG (trđ)
NS (trđ)
Tỷ lệ (%)
NG (trđ)
NS (trđ)
Tỷ lệ (%)
NG (trđ)
NS (trđ)
Tỷ lệ (%)
NG (trđ)
NS (trđ)
Tỷ lệ (%)
NG (trđ)
NS (trđ)
Tỷ lệ (%)
I. Nhà
493.226
493.226
100
516.238
451.192
87,40
502.877
417.389
83,00
564.962
441.802
78,20
631.248
477.224
75,60
Nhà cấp I
47.425
47.425
100
47.425
45.054
95,00
47.425
39.363
83,00
101.729
79.551
78,20
124.903
94.427
75,60
Nhà cấp II
417.833
417.833
100
442.972
403.990
91,20
429.095
356.149
83,00
436.353
341.228
78,20
477.258
360.806
75,60
Nhà cấp III
15.077
15.077
100
13.931
12.580
90,30
12.858
10.671
82,99
12.858
10.055
78,20
13.996
10.581
75,60
Nhà cấp IV
12.891
12.852
99,70
11.910
11.195
94,00
13.499
11.204
83,00
14.022
10.965
78,20
15.091
11.408
75,60
II. TS khác trên 500 triệu
51.641
51.641
100
56.614
51.519
91,00
48.323
54.799
113,40
49.468
46.105
93,20
50.221
45.585
90,77
Vật kiến trúc
4.424
4.424
100
3.005
2.686
89,40
3.005
2.468
82,13
3.005
2.293
76,31
3.538
2.607
73,68
Máy móc, thiết bị văn phòng
3.571
3.571
100
3.571
3.289
92,10
4.798
3.941
82,13
4.941
3.771
76,32
5.013
3.695
73,71
Máy móc, thiết bị chuyên dùng
34.424
33.047
96,00
40.816
36.530
89,50
29.961
24.607
82,13
32.006
244.275
76,32
32.154
23.694
73,69
Thiết bị đo lường, thí nghiệm
9.222
9.222
100
9.222
8.226
89,20
10.559
8.672
82,13
9.516
7.262
76,31
9.516
7.012
73,69
Tổng
544.867
537.784
98,70
572.852
498.954
87,10
551.200
471.587
85,56
614.430
488.567
79,52
681.469
521.991
76,60
Nguồn: [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33].
Theo số liệu tại Bảng 2.6, năm 2014, 2015 tỷ lệ ngân sách cấp cho các cơ sở GDĐH công lập để đầu tư, mua sắm TSC lần lượt là 98,7% và 87,1%. Năm 2016, 2017 và 2018 tỷ lệ tương ứng là 85,56%; 79,52% và 76,6%. Như vậy, từ khi chuyển sang cơ chế tự chủ, NSNN cấp cho các cơ sở GDĐH công lập đã giảm rõ rệt; thay vì dựa vào ngân sách để mua sắm, trang bị tài sản cho mình, các cơ sở GDĐH công lập đã huy động nguồn vốn xã hội hóa với tỷ lệ tăng dần. Chẳng hạn, tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, nguồn vốn để xây dựng Tòa nhà trung tâm là từ NSNN; nhưng việc đầu tư mua sắm tài sản thì được huy động từ 2 nguồn: (1) Ngân hàng tài trợ (Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Đầu tư - phát triển) và (2) Đóng góp của cựu sinh viên.
Những kết quả trên thể hiện sự đầu tư mua sắm tài sản đúng hướng của các cơ sở GDĐH công lập để phục vụ hoạt động và phù hợp với thực tế nhiệm vụ nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, NCKH của giáo viên cũng như sinh viên. Đồng thời, đó cũng là những kết quả đáng ghi nhận của các cơ sở GDĐH công lập đã tự chủ khi mà thời gian tự chủ chưa lâu nhưng tỷ lệ ngân sách cấp đã giảm đi đáng kể mà các cơ sở GDĐH công lập vẫn chủ động được nguồn vốn để thực hiện các hoạt động mua sắm tài sản, giúp tiết kiệm tiền cho NSNN. Đồng thời với việc đó, các cơ sở GDĐH công lập tự chủ sẽ buộc phải có ý thức hơn trong việc quản lý và sử dụng tài sản của mình, làm sao để tài sản phát huy tối đa công năng, tác dụng; tránh lãng phí, đầu tư quá nhiều.
Tuy nhiên, hoạt động mua sắm tài sản cũng tồn tại những bất cập sau:
Thứ nhất, phương thức mua sắm chưa phát huy hiệu quả.
Hạn chế này xuất phát từ chính những hạn chế của phương thức mua sắm phân tán, cụ thể:
Không chuyên nghiệp do nhiều nghiệp vụ xuất hiện với từng đơn vị rất ít, cán bộ thực hiện nhiệm vụ có tính chất kiêm nhiệm, cơ hội và điều kiện được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Đồng thời, phương thức này cũng chưa tách bạch được nhiệm vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ trong quản lý TSC.
Tốn kém chi phí tổ chức thực hiện. Trong quá trình mua sắm, các đơn vị cùng thực hiện một quy trình đấu thầu mua sắm đối với một số loại tài sản như nhau (ô tô, trang thiết bị phục vụ công tác). Thay vì một tổ chức thực hiện và một số chuyên gia có chuyên môn sâu thực hiện, thì tại mỗi đơn vị sẽ tổ chức riêng lẻ. Tính tổng thời gian và nhân lực để thực hiện nhiệm vụ này của toàn xã hội sẽ rất lớn (khoảng 100.000 đơn vị thực hiện một nhiệm vụ giống nhau là tiến hành các thủ tục đấu thầu để mua sắm một số chủng loại hàng hóa giống nhau: Xe ô tô, máy tính, điều hòa nhiệt độ, trang thiết bị làm việc, thiết bị giáo dục);
Giá cả hàng hóa, dịch vụ cao hơn do mua sắm nhỏ lẻ. Rõ ràng nếu tập hợp nhu cầu của nhiều đơn vị để lập đơn hàng và đặt hàng tập trung cho các nhà cung cấp thì giá mua sẽ được ưu đãi hơn so với tình trạng mua nhỏ lẻ, nhiều nhà cung cấp của phương thức mua sắm phân tán.
Tài sản mua sắm thiếu tính đồng bộ, hiện đại và chưa đảm bảo tiêu chuẩn, định mức trong quản lý, sử dụng TSC. Nếu thực hiện phương thức mua sắm phân tán, các cơ sở GDĐH công lập chủ động đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu trang bị tài sản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để được phê duyệt dẫn đến tình trạng việc xác định nhu cầu không chính xác, thậm chí cao hơn nhu cầu thực tế để được trang cấp nhiều. Ngược lại, nếu sử dụng phương thức mua sắm tập trung, khi xây dựng kế hoạch mua sắm, cơ quan quản lý TSC sẽ rà soát kỹ lưỡng hiện trạng, nhu cầu trang bị tài sản của các cơ sở GDĐH công lập, đối chiếu với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản để xác định nhu cầu mua sắm. Sau đó, đơn vị mua sắm tập trung sẽ thực hiện việc mua sắm theo tiêu chuẩn, định mức và giá mua tài sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Như vậy tình trạng trang bị tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức nếu mua sắm phân tán sẽ được hạn chế. Thêm vào đó, nếu chỉ có một cơ quan đứng ra đảm trách việc mua sắm tài sản, một đơn vị trúng thầu thực hiện cung ứng thì tài sản rồi cấp phát cho các cơ sở GDĐH công lập thì tài sản sẽ đồng bộ hơn so với hình thức mua sắm phân tán.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chủng loại tài sản cùng mục đích, công năng sử dụng của các đơn vị cùng hệ thống không thống nhất nên giá cả khác nhau, rất khó khăn cho công tác thẩm định, giao kế hoạch mua sắm và quản lý tài sản. Chẳng hạn: tại một số đơn vị mua sắm bàn ghế văn phòng là đồ gỗ, đặt đóng, một số lại mua bàn ghế sản xuất công nghiệp; mua máy tính cùng sử dụng cho công tác văn phòng nhưng cấu hình, chủng loại khác nhau... Vấn đề này đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước về TSC nói chung và quản lý hoạt động mua sắm tài sản nói riêng cần đưa ra những quy định phù hợp hơn để các cơ sở GDĐH công lập vừa thực hiện đúng quy định của Nhà nước, vừa đảm bảo nhất quán, thuận lợi, tiết kiệm, công khai, minh bạch trong quá trình mua sắm TSC.
Thứ hai, phương thức lựa chọn nhà thầu còn phát sinh những tiêu cực.
Mặc dù Luật Đấu thầu 2013 đã quy định rất chi tiết về quy trình, thẩm quyền cũng như chủng loại và phương thức lựa chọn nhà thầu, thực tế triển khai vẫn có hiện tượng tiêu cực. Với hình thức chỉ định thầu, pháp luật quy định chỉ định thầu dựa trên hoạt động đàm phán giá với các nhà cung cấp. Nhà cung cấp nào đưa ra mức giá phù hợp nhất đáp ứng được chất lượng tài sản sẽ được lựa chọn. Tuy nhiên, có thể phát sinh trường hợp việc lựa chọn nhà thầu dựa vào mối quan hệ mà xem nhẹ yếu tố giá dẫn đến mức giá lựa chọn không phải là thấp nhất, gây thất thoát và lãng phí tiền bạc. Cũng có thể nhà thầu được lựa chọn cung cấp tài sản không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác và vận hành sau này. Với hình thức đấu thầu, tình trạng đấu thầu “hình thức” vẫn diễn ra. Minh chứng trong trường hợp này là tại trường Đại học Hà Nội. Gói thầu “Cung cấp lắp đặt hệ thống mạng bổ sung cho Trung tâm kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đại học Hà Nội năm 2018” phát hành hồ sơ yêu cầu từ ngày 9/11/2018 đến này 16/11/2018 và được gia hạn đến ngày 23/11/2018. Tuy nhiên ngày 16/11 nhà thầu Công ty cổ phần Đầu tư Nguyên Gia đến mua hồ sơ nhưng không có cán bộ tiếp nhận công việc. Đến ngày 19/11, nhà thầu mới mua được hồ sơ yêu cầu nhưng do thời gian để chuẩn bị hồ sơ đề xuất quá ngắn nên nhà thầu đã không dự thầu. Tình trạng trên cũng xảy ra đối với Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ Hải Nam. Thêm vào đó, hồ sơ yêu cầu đã đưa ra một số tiêu chí làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu. Như vậy, hoạt động đấu thầu vẫn còn nhiều bất cập cần phải giải quyết trong quá trình triển khai thực hiện.
Theo kết quả khảo sát thì có 58,62% số người được hỏi cho rằng trong khâu mua sắm, chất lượng tài sản chưa thực sự chú trọng; 42,53% cho rằng việc thay đổi chủng loại sản phẩm vẫn còn diễn ra; 17,24% cho rằng vẫn còn hiện tượng chia nhỏ gói thầu trong hoạt động mua sắm công và 16,09% cho rằng vẫn còn xuất hiện tình trạng nâng khống giá trong mua sắm tài sản. Đồng thời, có đến 75,86% ý kiến cho rằng hoạt động đấu thầu, mua sắm tài sản hiện nay đối với các cơ sở GDĐH công lập chưa hiệu quả, công khai, minh bạch. Đây là những hạn chế mà cơ quan quản lý cũng như bản thân các cơ sở GDĐH công lập phải cải tiến trong hoạt động quản lý TSC để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thực trạng quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản công
Chế độ đăng ký và báo cáo tài sản
Trước đây, công tác quản lý TSC các cơ sở GDĐH công lập cũng giống các ĐVSN, hầu như chỉ tập trung vào các nội dung cơ bản như: đầu tư xây dựng mua sắm, quản lý sử dụng theo định mức, quản lý hồ sơ, báo cáo thống kê tăng giảm tài sản và xử lý tài sản khi kết thúc sử dụng; mà ít chú ý đến công tác hạch toán và đăng ký tài sản.
Sau khi hạch toán tài sản, các cơ sở GDĐH công lập đăng ký tài sản đối với cơ quan quản lý, hiện nay là Cục QLCS – Bộ Tài chính. Việc đăng ký được thực hiện theo đúng quy định hiện hành, cụ thể:
Đăng ký đầy đủ 4 nhóm tài sản: Đất, Nhà, Ô tô và Tài sản khác giá trị từ 500 triệu/1 tài sản.
Đăng ký lần đầu: kê khai đủ số lượng và chất lượng tài sản theo từng nhóm tài sản như trên, ghi rõ nguồn hình thành tài sản, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc mua sắm, trang bị tài sản.
Đăng ký định kỳ: cơ sở GDĐH công lập định kỳ hàng năm chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch phải gửi báo cáo tình hình thực hiện công khai việc quản lý, sử dụng TSC tại đơn vị mình đến cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và cơ quan tài chính cung cấp.
Nội dung chủ yếu của báo cáo gồm:
Tình hình triển khai thực hiện công khai quy chế về quản lý, sử dụng TSC trong phạm vi đơn vị.
Kết quả xử lý các sai phạm trong quản lý, sử dụng TSC tại đơn vị.
Tổng hợp việc xử lý các chất vấn (nếu có) về công khai quản lý, sử dụng TSC phát sinh tại đơn vị.
Kiến nghị và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác công khai quản lý, sử dụng TSC.
So với giai đoạn trước năm 2009 là thời điểm chưa ứng dụng hệ thống phần mềm đăng ký TSC thì việc đăng ký bổ sung tài sản trực tiếp đã tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho các cơ sở GDĐH công lập, giảm thủ tục và thời gian báo cáo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các cán bộ quản lý ở Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục & Đào tạo thì còn nhiều cơ sở GDĐH công lập chưa thực sự chủ động trong việc cập nhật dữ liệu về tài sản tại đơn vị, gây khó khăn cho cơ quan quản lý để nắm bắt thực tế tài sản của cơ sở mình. Kết quả khảo sát cho thấy có 65,52% ý kiến cho rằng các cơ sở GDĐH công lập chưa chủ động thực hiện việc báo cáo tài sản, chỉ khi nào có yêu cầu của cơ quan chủ quản thì mới thực hiện; 34,48% ý kiến cho rằng cơ sở GDĐH công lập đã chủ động thực hiện. Thêm vào đó, quy định hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc báo cáo đối với tài sản có nguyên giá từ 500 triệu, trong khi tài sản tại các cơ sở GDĐH công lập ĐHCL lại chủ yếu là các tài sản có giá trị không lớn, dẫn đến phạm vi quản lý của cơ quan cấp trên bị giới hạn đi nhiều. Bên cạnh đó, với những nội dung báo cáo trên, đối chiếu với thực tế các bản báo cáo của các cơ sở GDĐH công lập thì rõ ràng nội dung báo cáo còn sơ sài, thông tin chỉ mang tính hình thức, các đề xuất, kiến nghị chưa thực sự có giá trị.
Chi tiết một bản báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSC của cơ sở GDĐH công lập thuộc phạm vi nghiên cứu được trình bày ở Phụ lục 7.
Sắp xếp lại; cho thuê, liên doanh, liên kết tài sản đang được giao quản lý, sử dụng
Một là, sắp xếp lại tài sản.
Giai đoạn 2014 – 2018, sắp xếp lại TSC trong các cơ sở GDĐH công lập được thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng TSNN 2008 và Quyết định 09/2007/QĐ - TTg. Sau khi Luật Quản lý, sử dụng TSC 2017, quy định việc sắp xếp lại, xử lý TSC theo Nghị định 167/2017/NĐ – CP ra đời thì việc sắp xếp lại TSC nói chung, TSC các cơ sở GDĐH công lập đã được quy định cụ thể. Theo đó, việc sắp xếp lại TSC của các cơ sở GDĐH công lập chủ yếu tập trung vào việc sắp xếp, xử lý nhà đất đang được giao quản lý. Theo Điều 3 của Nghị định, sắp xếp lại, xử lý TSC trong các cơ sở GDĐH công lập cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Việc sắp xếp lại, xử lý TSC bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm; đúng tiêu chuẩn, định mức do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; đúng mục đích sử dụng được Nhà nước giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, cho thuê; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc sắp xếp lại, xử lý TSC thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC và pháp luật có liên quan.
- Đối với TSC đang được cơ quan có thẩm quyền xử lý tranh chấp hoặc đang trong thời hạn góp vốn, liên doanh, liên kết đúng quy định của pháp luật với các tổ chức, cá nhân theo hình thức thành lập pháp nhân mới, việc sắp xếp lại, xử lý TSC được thực hiện sau khi được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc xử lý tranh chấp hoặc kết thúc việc góp vốn, liên doanh, liên kết.
- Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng được thực hiện sau khi có phương án tổng thể.
Những quy định về sắp xếp tài sản được ban hành đã tạo hành lang pháp lý để các cơ sở GDĐH công lập thực hiện hoạt động này. Theo đó, các cơ sở GDĐH công lập phải lập kê khai, báo cáo gửi Bộ chủ quản và đề xuất phương án: giữ lại sử dụng, bán, điều chuyển, thu hồi TSC. Kết quả sắp xếp đối với tài sản là nhà, đất tại các cơ sở GDĐH công lập trong một số năm như sau:
Giai đoạn 2014 - 2015:
Trong 12 cơ sở GDĐH công lập được kiểm tra, sắp xếp thì:
Tổng diện tích xây dựng: 30,48 ha.
Tổng diện tích sàn xây dựng: 77,33 ha.
Số cơ sở đã được kiểm tra, sắp xếp và đã lập Biên bản hiện trạng theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg: 43 cơ sở (đạt tỷ lệ: 99%).
Số cơ sở đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép sử dụng đất: 18 cơ sở (đạt tỷ lệ 41%).
Số còn lại: 25 cơ sở đã có các Quyết định bàn giao đất của các cơ quan quản lý Nhà nước và đang tiến hành làm thủ tục đề nghị cơ quan chức năng liên quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Số cơ sở đã được Bộ Tài chính có công văn trả lời về phương án sắp xếp nhà, đất: 27 cơ sở (61,7%), trong đó: số cơ sở đã được Bộ Tài chính thông qua phương án sắp xếp: 17 cơ sở (39,2%).
Kết quả thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 14285/BTC-QLCS ngày 08/10/2014 như sau:
Tổng số cơ sở nhà đất: 43 cơ sở.
Số cơ sở nhà, đất đã có Quyết định phê duyệt phương án xử lý: 23 cơ sở.
Số cơ sở đã thực hiện theo Quyết định được phê duyệt: 13 cơ sở (chiếm 57%).
Số cơ sở chưa thực hiện theo Quyết định được phê duyệt: 10 cơ sở (chiếm 43%).
Giai đoạn 2015 - 2017:
Thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, các cơ sở GDĐH công lập đã phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra và lập biên bản hiện trạng các cơ sở nhà đất, trong đó:
Tổng số cơ sở nhà đất đã được Bộ Tài chính phê duyệt tiếp tục giữ lại sử dụng: 26 cơ sở.
- Số cơ sở Bộ chủ quản đề xuất giữ lại tiếp tục sử dụng, đang chờ ý kiến của Ban chỉ đạo 09: 8 cơ sở.
Đối với tài sản khác trên 500 triệu đồng: Các Bộ chủ quản đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành kiểm kê, cập nhật đầy đủ vào CSDL tài sản quốc gia.
Kết quả thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 17731/BTC-QLCS ngày 14/12/2016 như sau:
Tổng số cơ sở nhà đất: 37 cơ sở.
Số cơ sở nhà, đất đã đã được Bộ Tài chính phê duyệt tiếp tục giữ lại sử dụng: 26 cơ sở.
Số cơ sở các Bộ chủ quản đề xuất giữ lại tiếp tục sử dụng, đang chờ ý kiến của Ban chỉ đạo 09: 8 cơ sở.
Số cơ sở chưa được phê duyệt phương án sắp xếp: 1 cơ sở.
Tuy nhiên, thực trạng công tác sắp xếp lại tài sản ở các cơ sở GDĐH công lập cho thấy, bản thân các cơ sở GDĐH công lập chưa thực sự chủ động trong công tác đánh giá lại hiệu quả hoạt động của cơ sở nên chưa có phương án sắp xếp lại tài sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_giai_phap_hoan_thien_quan_ly_tai_san_cong_cac_co_so.doc