TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU 5
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10
1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài 10
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 16
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 26
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN AN NINH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 32
2.1. Những vấn đề chung về đầu tư nước ngoài và an ninh kinh tế 32
2.2. Quan niệm, nội dung tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam 57
Chương 3 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN AN NINH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 79
3.1. Khái quát về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua 79
3.2. Thực trạng tác động tích cực, tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam 83
3.3. Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam 105
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN AN NINH KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 122
4.1. Quan điểm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam thời gian tới 122
4.2. Giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam thời gian tới 138
KẾT LUẬN 165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168
PHỤ LỤC 180
187 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam thời gian tới - Nguyễn Văn Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nhập khẩu và các khoản thu khác. Tính trong năm 2012, số thu ngân sách nhà nước từ doanh nghiệp FDI, không kể số thu NSNN từ các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí là 83.199 tỷ đồng. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là 31.962 tỷ đồng; thuế tài nguyên là 444 tỷ đồng; thuế giá trị gia tăng là 26.612 tỷ đồng; thuế tiêu thụ đặc biệt là 16.276 tỷ đồng; tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển là 1.435 tỷ đồng; thuế môn bài là 32 tỷ đồng và thu khác (bao gồm phạt, tịch thu và thu khác) là 745 tỷ đồng. Ngoài ra, về lĩnh vực hải quan, doanh nghiệp FDI nộp vào ngân sách nhà nước là 51.765 tỷ đồng; số thuế thu nhập cá nhân của người lao động do các doanh nghiệp FDI khấu trừ nộp thay vào ngân sách là 13.441 tỷ đồng [88]. Sang đến năm 2013, tổng số thu từ khối này đã tăng lên 111.023 tỷ đồng, trong đó riêng thuế GTGT là 31.046 tỷ đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt là 22 nghìn tỷ đồng và các khoản thu khác là 1 nghìn tỷ đồng. Trong lĩnh vực hải quan, số thu cũng tăng lên 61.192 tỷ đồng [94]. Năm 2014 đã tăng lên mức 14,18%, tương đương khoảng 120 nghìn tỷ đồng, tăng 0,64 điểm phần trăm so với năm 2013 (không kể thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu) [89]. Năm 2016 thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 147,7 nghìn tỷ đồng, bằng 92,9% [92]. Riêng năm 2017, khu vực đầu tư nước ngoài đã đóng góp hơn 8 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng thu ngân sách Nhà nước, 10 địa phương có nguồn thu ngân sách Nhà nước lớn, 16 địa phương tự cân đối được ngân sách đều là những địa phương thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài [93].
ĐTNN đóng góp vào giữ cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước; duy trì dư nợ chính phủ và nợ quốc gia trong giới hạn an toàn như đã nêu ở trên. Trong thời gian qua, cơ cấu lại nợ trong nước được đẩy mạnh, trong đó tập trung phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Theo đó kỳ hạn phát hành từ 5 năm trở lên chiếm 91,1% tổng khối lượng phát hành, vượt yêu cầu đề ra tối thiểu 70%; kỳ hạn bình quân trái phiếu là 8,77 năm (cao hơn 1,82 năm so năm 2015), nâng kỳ hạn bình quân của danh mục trái phiếu chính phủ năm 2016 lên 5,71 năm, dài gấp 3 lần so với năm 2011 [87].
Thứ hai, ĐTNN tác động đến ANTC trên thị trường tài chính quốc gia.
Đầu tư nước ngoài tác động khá mạnh đến ANTC trên thị trường tài chính thời gian qua. Chúng ta đều biết, FII vào Việt Nam bắt đầu manh nha từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 và từ sau Quyết định 202-CT năm 1992 của Chính phủ về việc thực hiện chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Các nhà ĐTNN được cấp giấy phép mua cổ phần của một công ty sau khi công ty nhà nước được cổ phần hóa. Những lĩnh vực mà công ty được phép cổ phần hóa gồm dệt may, giày da, vận tải, cơ khí và máy móc, dịch vụ thương mạiTổng số giá trị cổ phần bán cho các nhà ĐTNN không vượt quá 30% vốn điều lệ của công ty. Trong trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua cổ phần vượt quá 30% số vốn điều lệ của công ty thì tổ chức đấu giá. Bán cổ phần cho nhà ĐTNN được thực hiện bằng tiền đồng của Việt Nam. Nếu mua bằng ngoại tệ chuyển đổi thì được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm bán cổ phần. Giá trị danh nghĩa của một cổ phần trên tờ cổ phiếu là 100.000 đồng Việt Nam. Các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài được phép mua cổ phần trong các ngân hàng thương mại cổ phần các ngành kinh doanh khác theo đúng như Biểu cam kết dịch vụ với WTO. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà ĐTNN (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Mức sở hữu cổ phần của một nhà ĐTNN không phải là tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của ĐTNN đó không vượt quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Mức sở hữu cổ phần của một tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của tổ chức tín dụng nước ngoài đó không vượt quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt sẽ được sở hữu vượt quá 15% nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
Từ đó, ĐTNN có đầy đủ điều kiện đảm bảo để tham gia phát triển thị trường tài chính, trong đó có thị trường chứng khoán. Năm 2016 mức vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt khoảng 2,53 triệu tỷ đồng (đạt 56% GDP năm 2016) tăng 30% so với thời điểm cuối năm 2016; đối với thị trường trái phiếu, dư nợ tương đương khoảng 30,09% GDP. Năm 2017 vốn FII thông qua các hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN lên tới 6,2 tỷ USD (tăng 45,1% so với năm 2016). Điều này đồng nghĩa với việc đã có gần 140.000 tỷ đồng vốn FII được nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam [96]. Việc khai thác hiệu quả dòng vốn FII luôn gắn với công tác thu hút vốn vào và kiểm soát rủi ro rút vốn ra. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều biến động, nguồn vốn FII vào các nước đang phát triển đang có xu hướng sụt giảm, thì số liệu về dòng vốn FII vào Việt Nam là tín hiệu tốt cho cả nền kinh tế, thị trường chứng khoán, bảo hiểm và sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được thực hiện đồng bộ.
* Tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh tài chính,
Thứ nhất, ĐTNN can thiệp, lũng đoạn nền kinh tế thị trường, gây bất ổn cho nền tài chính quốc gia. ĐTNN chủ yếu thường do các công ty xuyên quốc gia, nguy cơ tăng sự phụ thuộc của Việt Nam vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quốc gia. Thông qua các công ty xuyên quốc gia để tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác. Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn. Ngoài ra, các hoạt động lừa đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố, cùng các loại tội phạm và các đe doạ an ninh phi truyền thống khác. Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của các dòng vốn kể trên, nhất là khi chúng diễn ra một cách “có tổ chức” của giới đầu cơ hay lực lượng thù địch chính trị quốc tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài gây tổn hại tới hoạt động kinh tế lành mạnh và làm tăng tính dễ tổn thương và có thể gây ra lạm phát cao của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay; thậm chí trong một số trường hợp, chúng còn làm mất uy tín nhà nước, ảnh hưởng và gián tiếp can thiệp vào chính trị, gây sụp đổ một nội các chính phủ.
Thứ hai, ĐTNN quá lớn sẽ chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất trong nước. Hoạt động đầu cơ tiền tệ, rút vốn đột ngột dẫn đến nền kinh tế thị trường dễ phụ thuộc bên ngoài. Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần đầu tư trong sản xuất chế tạo và thị trường tài chính, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của các nhà đầu tư nước ngoài đến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất - kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, qúa trình này đạt tới quy mô và mức độ nào đó còn có thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính chất kinh tế ban đầu của doanh nghiệp và quốc gia.
Thứ ba, ĐTNN ở Việt Nam thường là cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và ít chuyển giao công nghệ mới.
Việc chuyển giao công nghệ cả phần “cứng” lẫn phần “mềm” không được thực hiện đầy đủ, hoặc chỉ chuyển giao những công nghệ cũ, giá đắt, ô nhiễm môi trường và sử dụng nhiều lao động thì mặc nhiên “những lợi thế tương đối của nước bắt đầu muộn” sẽ bị tước bỏ, khi đó nước tiếp nhận đầu tư không chỉ không cải thiện được tình trạng công nghệ, khả năng xuất khẩu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành và quản lý trong quá trình đầu tư, chịu thêm gánh nặng nuôi dưỡng và dỡ bỏ những công nghệ “bất cập” này tốn kém chi phí theo kiểu “bỏ thì vương, thương thì tội”. Ngoài ra, còn phải kể thêm tình trạng phụ thuộc một chiều vào đối tác nước ngoài về kinh tế - kỹ thuật của nước tiếp nhận dòng đầu tư kiểu ấy gây ra. Do đó, hiệu quả tiếp nhận vốn đầu tư sẽ không như mong đợi, hoặc không tương xứng với chi phí của nước chủ nhà bỏ ra, cả về chi phí tài chính, nhân lực và môi trường, tức “một tiền gà, ba tiền thóc”.
Thứ tư, ĐTNN gây bất ổn tâm lý cho nhà đầu tư trong nước. Khác với FDI, FII được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng khác, ở địa phương khác tuỳ theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình. Đặc trưng nổi bật đó cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên nguy cơ tạo và khuyếch đại độ nhạy cảm và chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng vốn này đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút vốn đầu tư gián tiếp nói trên diễn ra theo kiểu “tháo chạy” đồng loạt trên phạm vi rộng và số lượng lớn Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc khủng hoảng đầu tư - tài chính - tiền tệ, lạm phát cao, thậm chí là khủng hoảng kinh tế hết sức tệ hại và bất khả kháng là hoàn toàn có thể xảy ra đối với nước tiếp nhận đầu tư, nếu không có và triển khai tốt các phương án phòng ngừa hiệu quả.
Thứ năm, , ĐTNN tác động làm cho thị trường chứng khoán trong nước phát triển không bền vững dễ bị lũng đoạn. Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất - kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, tính chất gián tiếp của vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển hoá thành tính trực tiếp. Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển hoá thành nhà đầu tư trực tiếp. Thậm chí, về lô-gích, quá trình “diễn biến hoà bình” này đạt tới quy mô và mức độ nào đó còn có thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính chất kinh tế ban đầu của doanh nghiệp và quốc gia.
Thứ sáu, tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng, tinh vi và phức tạp hơn như: Hoạt động lừa đảo, buôn gian bán lận, chốn thuế, chuyển giá, hoạt động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố, đầu tư chui, cùng các loại tội phạm và các đe doạ an ninh phi truyền thống khác. Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của các dòng vốn kể trên, nhất là khi chúng diễn ra một cách “có tổ chức” của giới đầu cơ hay lực lượng thù địch chính trị quốc tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài gây tổn hại tới hoạt động kinh tế lành mạnh và làm tăng tính dễ tổn thương và có thể gây ra lạm phát cao của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay; thậm chí trong một số trường hợp, chúng còn làm mất uy tín nhà nước và gây sụp đổ một nội các chính phủ
3.2.2. Tác động của ĐTNN đến an ninh lương thực
* Tác động tích cực của ĐTNN đến an ninh lương thực
Thứ nhất, ĐTNN giúp đẩy nhanh dòng lưu chuyển vốn trên thế giới, đặc biệt là dòng vốn FDI vào Việt Nam qua đó tăng nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp. Với lợi thế về nguồn vốn, về khoa học và công nghệ cũng như kinh nghiệm và trình độ quản lý, dòng vốn FDI được đã thúc đẩy nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng Việt Nam, phát triển mạnh mẽ. Mặc dù chỉ chiếm không lớn, song vốn FDI hàng năm đã bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển của ngành nông nghiệp, làm giảm bớt gánh nặng của Nhà nước trong việc đầu tư vào phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng 2/2018, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp là 350 triệu USD với 514 dự án. Nếu so với tổng vốn đầu tư lũy kế vào ngành Nông nghiệp thì số vốn này chỉ chiếm khoảng 1%. Nguồn vốn này chủ yếu đến từ Nhật Bản [95].
Thứ hai, ĐTNN bước đầu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Các dự án FDI đã thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm vào cả 3 lĩnh vực: đối tượng (các loại cây trồng, vật nuôi), loại sản phẩm và quy mô sản xuất. Xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu với trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ là chính, đến nay nguồn vốn FDI được thu hút khá đồng đều vào các lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy đã góp phần đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Thông qua các dự án FDI, nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi mới đã xuất hiện ở Việt Nam làm phong phú thêm hệ thống cây con trong nông nghiệp. Một số dự án FDI đã mạnh dạn đầu tư vào nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ gen tạo ra các giống cây mới có tính thích nghi tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của nước ta. Những dự án này không những góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng gia tăng giá trị đầu tư công nghệ trong sản phẩm mà còn tạo điều liên thuận lợi để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hoá. Hơn nữa các dự án FDI không chỉ làm gia tăng năng lực chế biến của nước ta mà còn tác động đến cơ cấu loại sản phẩm trong nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến, giảm tỷ trọng các loại sản phẩm thô. (Số liệu cụ thể qua các năm và các địa bàn đầu tư) Quy mô sản xuất trong nông nghiệp cũng được cải thiện đáng kể với nhiều khu chuyên canh với quy mô lớn, các nhà máy chế biến nông sản, sản xuất thức ăn gia súc lớn, có trang bị công nghệ hiện đại của các nhà đầu tư nước ngoài. Thông qua việc tiếp xúc với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều nông dân, đặc biệt là cư dân ở những vùng nguyên liệu, đã dần thay đổi được tập quá canh tác của mình. Tập quán canh tác nhỏ lẻ lạc hậu đã dần được thay thế bằng cách sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ, do đó cũng đã phần nào làm biến đổi quy mô sản xuất trong nông nghiệp. Cơ cấu FDI vào lĩnh vực nông lâm thủy sản theo đối tác đầu tư: Tính đến thời điểm này, đã có hơn 50 quốc gia và cùng lãnh thổ đầu tư trong lĩnh vực nông lâm thủy sản của nước ta. Các quốc gia dẫn đầu là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia. Nhật Bản là nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực này, cho đến nay, đã có các dự án triển khai thành công trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp của Nhật Bản vào Việt Nam. Công ty Công nghệ thông tin Fujctusu ký hợp tác triển khai dịch vụ đám mây Akisai hỗ trợ quản lý nông nghiệp của Việt Nam 2015-2016. 2/2015 ISE Food tới Hồ Chí Minh để chuyển giao chăn nuôi, giới thiệu công nghệ sản xuất và chế biến trứng của Việt Nam. Đồng thời, Nhật Bản cũng đang triển khai một số dự án trồng hoa - rau sạch tại Lâm Đồng. Một số đối tác nước ngoài, có thế mạnh thực sự về ứng dụng khoa học kỹ thuật caotrong nông nghiệp như Hoa Kỳ, Úc vẫn còn e dè trong hoạt động đầu tư FDI vào Việt Nam trong lĩnh vực này.
Vốn FDI công nghệ cao cho lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cực kỳ thấp trong tổng FDI, chiếm khoảng 18% trong vốn FDI cho lĩnh vực nông nghiệp. Chính sách thu hút FDI chưa thực sự hướng được dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong 7 năm (2010 - 2017), phong trào xây dựng nông thôn mới có sức lan tỏa cao, trở thành phong trào sâu rộng với sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, văn minh, hiện đại hơn. Một trong những chuyển biến tích cực là việc đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, trong đó chú trọng vào xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, thu hút đầu tư của doanh nghiệp .
Nhờ vậy, đến hết năm 2017 có 11.668 hợp tác xã nông nghiệp (gấp gần 2 lần năm 2008). Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 2.397 năm 2007 (chiếm 1,61% doanh nghiệp cả nước) lên 7.033 doanh nghiệp năm 2017 (tăng 2,93 lần) với số vốn 213.394,9 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đã trở thành nòng cốt của chuỗi giá trị nông sản và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường [93].
Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay (năm 2017 đạt khoảng 32 triệu đồng/người, tăng 3,49 lần so với năm 2008); Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội (năm 2017 đã giảm còn 40,1% và đến tháng 6/2018 còn 38,6%) [93]; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% (dự kiến sẽ đạt trên 50%); nâng hiệu suất sử dụng các công trình thuỷ lợi lên trên 80%, năm 2017 hiệu suất phục vụ tưới đạt 78%, hiệu suất phục vụ tiêu đã đạt 90,2% [93].
Thứ ba, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước.
Nông nghiệp nước ta đã đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩm trong nước, an ninh lương thực đảm bảo, đã hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa quy mô tương đối lớn, tỷ suất hàng hóa tăng nhanh. Tính đến 20/7/2018, cả nước đã có 3.420 xã (38,32%) đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 14,26 tiêu chí/xã; có 53 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (so với năm 2010 chưa có xã đạt chuẩn; đến hết năm 2013 có 75 xã được công nhận đạt chuẩn, bình quân đạt 7,87 tiêu chí/xã, chưa có huyện đạt chuẩn nông thôn mới) [95].
Thứ tư, tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
Đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng nhanh, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước. Tổng kim ngạch Xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm; riêng năm 2017 đạt 36,52 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ so với năm 2008 và dự kiến năm 2018 kim ngạch Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD. Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 16 thế giới [93].
Thứ năm, đầu tư nước ngoài tác động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo việc làm cho ngành. Thu hút FDI nhằm tạo thêm việc làm cho xã hội là một trong những mục tiêu của chính sách thu hút FDI của các quốc gia. Tại Việt Nam, một cách trực tiếp và gián tiếp, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động các địa phương. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, tính đến 01/07/2008 lao động làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tổng cộng 1831,4 nghìn lao động, trong đó ngành nông nghiệp chiếm khoảng 8,2% số lao động. Sự gắn kết giữa các doanh nghiệp FDI với các vùng nguyên liệu đã tao ra nhiều việc làm gián tiếp cho nông dân ở đây. Người lao động sẽ có cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Có thể nói FDI đã góp phần cải thiện đời sống KT - XH của nhiều vùng nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, các dự án FDI trong nông nghiệp cũng đóng vai trò tích cực trong việc đào tạo đội ngũ lao động cho ngành nông nghiệp nước ta, không chỉ dừng lại ở đội ngũ công nhân làm việc trong các nhà máy mà đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật cũng thường xuyên có cơ hội nâng cao năng lực và trình độ tay nghề, tiếp cận được với những công nghệ hiện đại.
* Tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh lương thực
Một là, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn vào nông nghiệp, phân bố chưa đồng đều. Tỷ trọng vốn FDI của ngành nông nghiệp còn thấp và thiếu tính ổn định. Thêm vào đó, phân bổ vốn ĐTNN trong nông nghiệp cũng không đồng đều. ĐTNN tập trung chủ yếu ở các dự án thu hồi vốn nhanh. Trồng rừng và chế biến gỗ chiếm khoảng 78% tổng vốn ĐTNN vào nông nghiệp; trong khi các ngành chế biến nông sản, thủy sản còn rất khiêm tốn. Ngoài ra, các dự án ĐTNN trong nông nghiệp cũng chủ yếu đến từ các nhà đầu tư của khu vực Châu Á có nền công nghệ chưa thực sự phát triển cao như Thái Lan, Đài Loan, Indonesia các dự án những nước có trình độ phát triển nông nghiệp cao như Mỹ, Nhật Bản, EU còn ít.
Hai là, thay đổi việc làm và thu nhập của người lao động, bất ổn cho phát triển bền vững trong nông nghiệp. Thu hút ĐTNN làm cho đất nông nghiệp, đặc biệt là đất loại tốt bị thu hẹp do chuyển sang đất công nghiệp, dịch vụ và tiến trình đô thị hoá, từ đó dẫn đến mức độ thâm canh càng cao, tạo điều kiện cho bộc phát sâu bệnh nhiều hơn; trong khi độ phì nhiêu đất ngày càng giảm, dân số tiếp tục gia tăng, làm cho diện tích đất nông nghiệp tính trên nhân khẩu giảm, trong khi nhu cầu lương thực tăng đây là một trong những nội dung tác động trực tiếp đến an ninh lương thực ở Việt Nam. Đặc biệt, các dự án xây dựng sân golf ở đất màu mỡ vùng đồng bằng và những dự án “bán bờ biển” cho các nhà kinh doanh du lịch nước ngoài rất dễ làm tổn thương đến lợi ích lâu dài của các thế hệ tương lai của Việt Nam.
Việc thu hút ĐTNN làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu ngành dẫn đến sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp ngày càng lớn. Tuy nhiên, thực tế việc chuyển đổi này còn chậm, dẫn đến khó khăn cho người lao động nông nghiệp mất đất. Chất lượng cuộc sống của người dân sản xuất lương thực không được cải thiện và dễ bị tổn thương. Hiện nay, lao động sống trong nông thôn chiếm khoảng 70% tổng số lao động. Chính vì vậy, thiếu tính toán kỹ ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp có thể ảnh hưởng tới việc làm của hầu hết lao động khu vực nông thôn.
Việc tích tụ đất đai cho các dự án ĐTNN với quy mô lớn, ảnh hưởng đến sản xuất cung ứng lúa gạo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Trong khi đó, tốc độ tăng năng suất và lợi nhuận từ sản xuất lương thực đang có xu hướng giảm, giá vật tư và nhiên liệu đầu vào liên tục tăng. Đó là những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới người dân ở việc tiếp cận với nguồn lương thực và bảo đảm dinh dưỡng trong điều kiện bão giá hiện nay.
Ba là, năng suất lao động nông nghiệp thấp làm gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa.. Năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp Việt Nam là vô cùng lớn nhưng giá thành của nhiều sản phẩm còn cao do công nghiệp hỗ trợ ngành nông nghiệp yếu, năng suất lao động thấp. Trong khi thị trường nông sản nội địa sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt hơn rất nhiều ở tất cả các ngành hàng, phân khúc. Các sản phẩm của người nông, các doanh nghiệp nông nghiệp sẽ gặp khó khăn thực sự nếu năng lực cạnh tranh không được cải thiện.
Bốn là, áp lực cạnh tranh, bảo đảm chất lượng của các nhà sản xuất nông nghiệp trong nước trên thị trường quốc tế. Vấn đề thuế quan liên quan đến ngành nông nghiệp coi như được giải quyết và mặc dù các biện pháp phi thuế quan cũng được gỡ bỏ nhưng các biện pháp liên quan đến mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành nông nghiệp ASEAN trong AEC thông qua các quy định kĩ thuật sẽ tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp và nông dân. Các quy định kĩ thuật này trước hết làm gia tăng chi phí sản xuất của người sản xuất, giảm năng lực cạnh tranh. Việc thâm nhập thị trường ASEAN sẽ trở nên khó khăn đối với những doanh nghiệp, nông hộ không có khả năng áp dụng những quy trình sản xuất, quản lý chất lượng theo quy định của AEC. Ngoài ra, rất có thể các quốc gia sẽ sử dụng những quy định này để làm hàng rào kĩ thuật đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ Việt Nam.
Năm là, đất đai nông nghiệp bị thu hẹp và môi trường sống bị hủy hoại.
Nhiều dự án đầu tư nước ngoài dùng nhiều đất nông nghiệp, tạo áp lực thất nghiệp và là nguồn phát thải, gây ô nhiễm môi trường lớn trong tương lai. Đặc biệt, các dự án xây dựng sân golf ở đồng bằng, vùng đất màu mỡ và những dự án “bán bờ biển” cho các nhà kinh doanh du lịch nước ngoài rất dễ làm tổn thương đến lợi ích lâu dài của các thế hệ tương lai. Mặt khác, mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi nhất, không đầu tư xử lý chất thải công nghiệp, gây ô nhiễm ngay từ khi triển khai thực hiện dự án và khi doanh nghiệp đã bước vào sản xuất thì tình trạng xả thải ra môi trường tự nhiên được che đậy tinh vi khó thấy. Điều đó cho thấy ĐTNN đã gây bất lợi đối với môi trường doanh nghiệp, môi trường sống của dân cư mà hàng trăm năm chưa giải quyết xong hậu quả. Trường hợp gần đây của Formosa Hà Tĩnh là ví dụ điển hình, đã gây hại cho các nguồn lợi thủy, hải sản vùng biển miền Trung, làm điêu đứng hàng triệu ngư dân, tàn phá lực lượng sản xuất, gây suy giảm tăng trưởng kinh tế thủy hải sản toàn bộ các tỉnh ven biển Bắc Trung bộ.
3.2.3. Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh năng lượng
* Tác động tích cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh năng lượng
Năng lượng và ANNL từ lâu đã trở thành nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_giai_phap_phat_huy_tac_dong_tich_cuc_han_che_tac_don.doc