Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ và học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm thuốc gây bệnh tâm thần phân liệt

Ketamine là một chất gây mê trên người, tuy nhiên, trong nghiên cứu này

chúng tôi dùng ketamine ở dưới liều gây mê trong một thời gian tương đối dài.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi tiêm ketamine 14 ngày liên tục, trọng lượng

trung bình của chuột ở các nhóm có xu hướng tăng nhẹ nhưng không khác biệt

so với thời điểm trước tiêm cũng như không có sự khác biệt giữa các nhóm

(F(6,106) = 0,31; p > 0,05). Điều này chứng tỏ tiêm ketamine trường diễn (10 - 35

mg/kg/ngày) không làm ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Kết quả này của

chúng tôi khác biệt với nghiên cứu của một số tác giả khác. Venâncio C. và cộng

sự sử dụng ketamine liều 5 và 10 mg/kg, 2 lần/ngày trong 14 ngày liên tiếp trên

đối tượng chuột cống. Kết quả cho thấy chuột tiêm ketamine có trọng lượng

giảm so với đối chứng. Ngược lại, Gracia L.S. lại cho thấy sử dụng ketamine

trường diễn làm tăng trọng lượng cơ thể. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn

chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Cvrcek P. cho thấy một trong

những tác dụng phụ khi dùng ketamine lâu dài là gây ra cảm giác buồn nôn, nôn

và giảm sự ngon miệng. Điều này có thể giải thích cho trường hợp ketamine làm

giảm trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi ketamine

không làm ảnh hưởng đến chỉ số này.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ và học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm thuốc gây bệnh tâm thần phân liệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
idol (1,5 mg/viên) (Việt Nam) 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, can thiệp bằng thuốc và so sánh với đối chứng. 2.3.1. Sử dụng thuốc Nội dung nghiên cứu 1: đánh giá ảnh hưởng trường diễn của ketamine dải liểu từ 10 - 35 mg/kg đến hoạt động vận động, tương tác xã hội, trí nhớ không gian của chuột nhắt. 6 nhóm chuột (nhóm Ket 10, 15, 20, 25, 30, 35) được tiêm ketamine vào phúc mạc với liều tương ứng 10, 15, 20, 25, 30 và 35 mg/kg/ngày, liên tục trong 14 ngày. Chuột ở nhóm chứng được tiêm nước muối sinh lý. Nội dung nghiên cứu 2: đánh giá tác động của thuốc chống loạn thần lên chuột gây mô hình bệnh TTPL. Ketamine tiêm phúc mạc liều 20 mg/kg/ngày; olanzapine, risperidone, haloperidol dùng đường uống với liều lần lượt 4,0; 1,0 và 2,0 mg/kg/ngày liên tục 14 ngày. 2.3.2. Thiết kế nghiên cứu Nội dung nghiên cứu 1: Chuột được chia ngẫu nhiên thành 7 nhóm (Ket 10, 15, 20, 25, 30, 35 và ĐC). Trước tiêm toàn bộ chuột được kiểm định test môi trường mở, tương tác xã hội và mê lộ nước Morris. 24 giờ sau lần tiêm cuối cùng, cho chuột thực hiện lại các kiểm định trên để đánh giá ảnh hưởng của ketamine lên các hoạt động đó. Nội dung nghiên cứu 2: Chuột được chia ngẫu nhiên thành 5 nhóm: (1) Ket/Olan: gây mô hình + điều trị bằng olanzapine; (2) Ket/Ris: gây mô hình + điều trị bằng risperidone; (3) Ket/Hal: gây mô hình + điều trị bằng haloperidol; (4) Ket/H2O gây mô hình + không điều trị; (5) NaCl/H2O không gây mô hình + không điều trị. Trước khi gây mô hình, chuột được kiểm định lần 1 với test môi trường mở, tương tác xã hội và mê lộ nước Morris. 24 giờ sau lần tiêm cuối cùng, toàn bộ chuột được kiểm định lần 2 với test môi trường mở và tương tác xã hội. 24 giờ sau khi thực hiện kiểm định lần 2, chuột được điều trị bằng thuốc trong 14 ngày liên tiếp. 24 giờ sau lần uống cuối cùng, toàn bộ chuột được kiểm định lần 3 với test môi trường mở, tương tác xã hội, mê lộ nước và test tìm thức ăn trong mê lộ. 2.3.5. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý trên phần mềm Excel (Microsoft Office 2003) và phần mềm thống kê SPSS (version 15), kiểm tra phân phối chuẩn cho dữ liệu bằng hàm Shapiro - Wilk, áp dụng phân tích phương sai một hoặc hai nhân tố cùng kiểm định sâu Tukey cho những phân tích có sự khác biệt theo nhân tố. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. ẢNH HƯỞNG TRƯỜNG DIỄN CỦA KETAMINE ĐẾN HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG, TƯƠNG TÁC XÃ HỘI, TRÍ NHỚ VÀ HỌC TẬP TRÊN CHUỘT NHẮT CHỦNG SWISS 3.1.1. Đánh giá hoạt động vận động, tương tác xã hội, trí nhớ và học tập của chuột trước khi tiêm ketamine 3.1.1.1. Hoạt động vận động tự phát trong môi trường mở trước tiêm thuốc Kết quả nghiên cứu cho thấy quãng đường vận động, vận tốc trung bình của chuột trong môi trường mở trước khi tiêm ketamine không có sự khác biệt giữa các nhóm (p > 0,05), nhưng có sự khác biệt giữa các ngày. Cụ thể là các chỉ số này ở ngày 2 và 3 đều giảm so với ngày 1 (p < 0,001). Trên một số mô hình bệnh TTPL, người ta có thể quan sát thấy hành vi lặp đi lặp lại ở động vật thí nghiệm. Hành vi này tương tự như hoạt động rập khuôn máy móc ở bệnh nhân TTPL. Trong test môi trường mở, chúng tôi sử dụng chỉ số số lần đi qua đường giữa nhằm khám phá hành vi lặp lại ở chuột nhắt thực nghiệm. Tại thời điểm trước tiêm, chỉ số này không có sự khác biệt giữa các nhóm chuột (F(6,115) = 1,44; p > 0,05). Tổng hợp của Gould T.D. và cộng sự cho thấy hoạt động vận động của chuột nhắt trong môi trường mở có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi phải thiết kế buồng thực nghiệm để tránh các tín hiệu lạ từ môi trường xung quanh. Với điều kiện thiết kế thí nghiệm tương đối chặt chẽ và sự đồng đều giữa các cá thể nên tại thời điểm trước tiêm ketamine khả năng vận động giữa các nhóm chuột là tương đương nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để việc đánh giá tác dụng của thuốc lên hoạt động vận động của chuột được chính xác và khách quan. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong 3 ngày liên tiếp tiếp xúc với môi trường mở, động vật chủ yếu khám phá môi trường trong ngày đầu tiên. Có thể việc tiếp xúc lặp lại đã làm giảm tính “mới, lạ” và “hấp dẫn” của môi trường mở nên mức độ khám phá của động vật sẽ giảm dần ở những ngày sau. Phần lớn các nghiên cứu tổng hợp của Gould T.D. cũng cho kết quả tương tự. 3.1.1.2. Hoạt động tương tác xã hội trước tiêm thuốc Kết quả nghiên cứu cho thấy số lần tương tác và thời gian tương tác tại thời điểm trước tiêm không có sự khác biệt giữa các nhóm. Tóm lại, tại thời điểm trước tiêm các kết quả từ test môi trưởng mở và tương tác xã hội đều cho thấy không có sự khác biệt về các chỉ số đánh giá hoạt động vận động, tương tác xã hội giữa các nhóm chuột. Kết quả này giúp chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của ketamine lên sự biến đổi hành vi ở chuột được chính xác và khách quan hơn. 3.1.1.3. Hoạt động trong mê lộ nước Morris của chuột trước khi tiêm thuốc Bảng 3.1. Hoạt động của chuột trong mê lộ nước Morris trước khi tiêm thuốc Nhóm động vật n Thời gian (giây) 𝑥 ̅± SD Quãng đường (m) 𝑥 ± SD Vận tốc trung bình (cm/giây) 𝑥 ̅± SD Ket 10 (1) 17 35,23 ± 9,45 7,99 ± 2,36 20,74 ± 3,61 Ket 15 (2) 17 36,81 ± 10,57 7,11 ± 1,93 19,45 ± 2,73 Ket 20 (3) 20 36,13 ± 10,82 7,79 ± 2,00 20,78 ± 3,81 Ket 25 (4) 16 37,08 ± 6,53 7,31 ± 1,71 18,71 ± 3,57 Ket 30 (5) 16 37,77 ± 6,86 7,74 ± 2,04 18,95 ± 1,96 Ket 35 (6) 17 36,64 ± 7,64 7,79 ± 1,53 20,20 ± 3,63 ĐC (7) 20 37,36 ± 8,69 7,04 ± 1,28 19,08 ± 2,95 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 Kết quả trên bảng 3.1 cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm về các chỉ số như thời gian, quãng đường bơi tìm bến đỗ và vận tốc bơi trung bình. Điều này chứng tỏ chuột ở các nhóm là tương đồng về khả năng tìm bến đỗ ngập trong nước cũng như khả năng bơi trong nước nói chung tại thời điểm trước tiêm ketamine. 3.1.2. Đánh giá hành vi, trí nhớ và học tập của chuột sau khi tiêm thuốc 3.1.2.1. Tác động của ketamine đến trọng lượng chuột thí nghiệm Ketamine là một chất gây mê trên người, tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi dùng ketamine ở dưới liều gây mê trong một thời gian tương đối dài. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi tiêm ketamine 14 ngày liên tục, trọng lượng trung bình của chuột ở các nhóm có xu hướng tăng nhẹ nhưng không khác biệt so với thời điểm trước tiêm cũng như không có sự khác biệt giữa các nhóm (F(6,106) = 0,31; p > 0,05). Điều này chứng tỏ tiêm ketamine trường diễn (10 - 35 mg/kg/ngày) không làm ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Kết quả này của chúng tôi khác biệt với nghiên cứu của một số tác giả khác. Venâncio C. và cộng sự sử dụng ketamine liều 5 và 10 mg/kg, 2 lần/ngày trong 14 ngày liên tiếp trên đối tượng chuột cống. Kết quả cho thấy chuột tiêm ketamine có trọng lượng giảm so với đối chứng. Ngược lại, Gracia L.S. lại cho thấy sử dụng ketamine trường diễn làm tăng trọng lượng cơ thể. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Cvrcek P. cho thấy một trong những tác dụng phụ khi dùng ketamine lâu dài là gây ra cảm giác buồn nôn, nôn và giảm sự ngon miệng. Điều này có thể giải thích cho trường hợp ketamine làm giảm trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi ketamine không làm ảnh hưởng đến chỉ số này. 3.1.2.2. Hoạt động vận động tự phát trong môi trường mở sau khi tiêm thuốc Quãng đường vận động trong môi trường mở của các nhóm chuột sau khi tiêm ketamine được trình bày trên hình 3.7. Hình 3.7. Quãng đường vận động trong môi trường mở ở các nhóm chuột sau khi tiêm thuốc 0 5 10 15 20 25 Ket 10 (n = 17) Ket 15 (n = 17) Ket 20 (n = 20) Ket 25 (n = 16) Ket 30 (n = 16) Ket 35 (n = 17) ĐC (n = 20) Quãng đường (m) Kết quả trên hình 3.7 cho thấy không có sự khác biệt về quãng đường vận động trong môi trường mở giữa các nhóm chuột (F(6,128) = 1,64; p > 0,05). Tuy nhiên, khi đánh giá vận tốc trung bình của các nhóm chuột trong môi trường mở chúng tôi nhận thấy ketamine liều 30 mg/kg thể trọng/ngày đã làm giảm vận tốc vận động của chuột so với ĐC Vận động là hoạt động cơ bản, ảnh hưởng đến nhiều hành vi khác của động vật như tương tác xã hội, tấn công hoặc chạy trốn kẻ thù, tìm kiếm thức ăn Sự tăng vận động quá mức ở động vật được đánh giá như tình trạng bị kích động, có thể tấn công người khác của bệnh nhân TTPL; nói cách khác nó là một biểu hiện của triệu chứng dương tính. Ngược lại, hoạt động vận động suy giảm có thể làm cho động vật gặp khó khăn khi thực hiện hành vi tương tác với các cá thể cùng loài cũng như ảnh hưởng tới các hoạt động sống khác của chúng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sử dụng ketamine trường diễn trong dải liều từ 10 - 35 mg/kg/ngày không làm ảnh hưởng tới hoạt động vận động của chuột nhắt thực nghiệm (ngoại trừ ketamine liều 30 mg/kg/ngày làm giảm vận tốc của chuột nhưng quãng đường vận động không khác biệt so với đối chứng). Nghiên cứu của Venâncio C. và cộng sự dùng ketamine trường diễn với liều 5 và 10 mg/kg trên đối tượng chuột cống cũng cho kết quả tương tự. Ngược lại, nghiên cứu của Imre G. và cộng sự lại cho thấy ketamine làm tăng hoạt động vận động của động vật thí nghiệm, kết quả này tương tự như mô hình gây bệnh TTPL bằng phương pháp gây tổn thương vùng bụng hồi hải mã. Mặt khác, người ta có thể quan sát thấy bệnh nhân TTPL bộc lộ những hành vi lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa như bồn chồn, đi lại liên tục không thể ngồi yên một chỗ Vì vậy, trong test môi trường mở chúng tôi còn sử dụng chỉ số số lần đi qua đường giữa nhằm khám phá hành vi lặp đi lặp lại ở chuột. Kết quả nghiên cứu thấy không có sự khác biệt về chỉ số này giữa các nhóm (F(6,114) = 1,73; p > 0,05). Nói cách khác, ketamine liều 10 - 35 mg/kg/ngày không gây ra hành vi lặp đi lặp lại ở chuột thí nghiệm. Kết quả này khác với nghiên cứu của Kos T. và cộng sự, bởi vì nhóm tác giả này đã quan sát được hành vi lặp đi lặp lại trên chuột thí nghiệm. 3.1.2.3. Hoạt động TTXH sau khi tiêm thuốc Kết quả trên hình 3.11 cho thấy số lần chuột tương tác với cá thể cùng loài không có sự khác biệt giữa các nhóm (F(6,109) = 0,86; p > 0,05). Có thể hoạt động vận động của chuột không bị ảnh hưởng nên tần suất chuột đi vào vùng giao tiếp là tương đương giữa các nhóm. Hình 3.11. Số lần tương tác ở các nhóm chuột sau khi tiêm thuốc Kết quả trên hình 3.12 cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm về thời gian tương tác sau khi tiêm ketamine (F(6,109) = 11,33; p < 0,001). So sánh chỉ số này ở 6 nhóm được tiêm ketamine (từ Ket 10 đến Ket 35) với nhóm ĐC thu được kết quả như sau: thời gian tương tác ở các nhóm Ket 20, 25, 30 và 35 giảm rõ rệt so với ĐC (p < 0,05); ngược lại chỉ số này ở nhóm Ket 10, Ket 15 không có sự khác biệt so với các chuột ĐC được tiêm dung dịch sinh lý (p > 0,05). Điều này chứng tỏ tiêm ketmine liều 20, 25, 30 và 35 mg/kg thể trọng/ngày trong 14 ngày liên tục có tác dụng làm giảm thời gian tương tác với cá thể cùng loài ở chuột nhắt thực nghiệm. Hình 3.12. Thời gian tương tác ở các nhóm chuột sau khi tiêm thuốc (* p < 0,05 so với nhóm ĐC) Triệu chứng âm tính thường xuất hiện trên bệnh nhân TTPL là cảm xúc ngày càng cùn mòn, mất dần tình cảm với người xung quanh, dần dần dẫn đến tình trạng thu mình, xa lánh người thân, giảm giao tiếp xã hội (Ngô Ngọc Tản 2005). Triệu chứng này có thể quan sát, đánh giá trên động vật thực nghiệm bằng hiện tượng suy giảm tương tác xã hội (Arguello P.A.). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các nhóm chuột sau khi tiêm ketamine (20 - 35 0 10 20 30 40 50 60 Ket 10 (n = 17) Ket 15 (n = 17) Ket 20 (n = 20) Ket 25 (n = 16) Ket 30 (n = 16) Ket 35 (n = 17) ĐC (n = 20) Số lần 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Ket 10 (n = 17) Ket 15 (n = 17) Ket 20 (n = 20) Ket 25 (n = 16) Ket 30 (n = 16) Ket 35 (n = 17) ĐC (n = 20) Thời gian (giây) * * * * mg/kg/ngày) trường diễn đều có thời gian giao tiếp giảm so với nhóm đối chứng. Kết quả này là một trong những “dấu mốc” quan trọng trong việc tạo ra mô hình TTPL trên động vật mà ketamine các liều từ 20 - 35 mg/kg đã làm được. So sánh thời gian tương tác của 4 nhóm Ket 20, 25, 30 và 35 cho thấy không có sự khác biệt về chỉ số này giữa 4 nhóm chuột nói trên (F(3,58) = 1,30; p > 0,05). Mặt khác, để tạo cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi tiến hành “định lượng” mức độ giảm sự tương tác xã hội của các nhóm chuột được tiêm thuốc. Kết quả thu được như sau: ketamine các liều 20, 25, 30 và 35 mg/kg lần lượt làm giảm 31,84%, 29,80%, 43,27% và 33,47% thời gian tương tác của chuột so với ĐC. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có nhiều điểm tương đồng so với công trình của Becker A. và cộng sự. Với việc sử dụng ketamine liều 30 mg/kg/ngày trong 5 ngày liên tiếp trên chuột cống, Becker A. cũng thu được kết quả là sự biến đổi hành vi xã hội (giảm tỉ lệ hành vi không gây hấn) trong khi hoạt động vận động của chuột không thay đổi. Ngoài ra, hiện tượng suy giảm hành vi xã hội cũng được phát hiện ở mô hình gây tổn thương vùng bụng hồi hải mã của chuột cống mới sinh hoặc ở mô hình gây đột biến gen DISC1. Như vậy, các phương pháp gây mô hình có thể khác nhau nhưng biến đổi hành vi lại khá giống nhau và đều hướng tới triệu chứng của bệnh TTPL. Nguyên nhân dẫn tới biến đổi hành vi trong các mô hình này vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Tan S. và cộng sự cho thấy sử dụng ketamine trường diễn với liều 30 mg/kg/ngày làm tăng dopamine ở não giữa (midbrain) của chuột nhắt. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình cho thấy nồng độ dopamine huyết tương tăng cao trong giai đoạn cấp tính của bệnh nhân TTPL. Như vậy động vật sử dụng ketamine trường diễn và bệnh nhân TTPL đều có những điểm chung rất cơ bản là tăng dopamine và suy giảm hành vi xã hội. Vì vậy sự suy giảm hành vi xã hội của chuột có thể là hệ quả của sự biến đổi chất dẫn truyền thần kinh này. 3.1.2.4. Khả năng học tập, trí nhớ của chuột sau khi tiêm thuốc Kết quả trên hình 3.13 cho thấy thời gian tìm được bến đỗ của chuột ở tất cả các nhóm đều có xu hướng giảm dần từ ngày 1 đến ngày 7. Từ ngày 3 nhóm chuột ĐC có thời gian tìm được bến đỗ nhanh hơn rõ rệt so với ở các nhóm chuột được tiêm ketamine (p < 0,05). Kiểm định sâu chỉ ra chuột ở các nhóm Ket 15, 20, 30 và 35 có thời gian tìm đến bến đỗ dài hơn so với nhóm chứng (p < 0,05). Như vậy, ketamine liều 15, 20, 30 và 35 mg/kg/ngày, tiêm 14 ngày liên tiếp đã làm chậm sự tiến bộ trong việc tìm và ghi nhớ vị trí bến đỗ theo thời gian Hình 3.13. Thời gian tìm thấy bến đỗ ở các nhóm chuột qua 7 ngày thực nghiệm. (*: p < 0,05 so với ĐC) Đánh giá quãng đường chuột phải bơi để tìm được bến đỗ cho thấy chuột ở các nhóm Ket 10, 15, 20, 25 và 30 có quãng đường bơi tìm đến bến đỗ dài hơn so với ở nhóm chứng (p < 0,05). Kết quả này chứng tỏ tiêm ketamine liều từ 10 đến 30 mg/kg/ngày đã làm ảnh hưởng đến trí nhớ không gian và quá trình học tập của chuột nhắt trắng trong bài tập mê lộ nước Morris. Nghiên cứu trước đây cho thấy vùng CA1 của hồi hải mã là vị trí quan trọng liên quan đến trí nhớ mà ketamine lại làm suy giảm các synap ở vùng này, đây có thể là một trong những nguyên nhân làm suy giảm trí nhớ không gian của chuột (Duan T.T. 2013). Tuổi già và một số bệnh lý như Alzheimer, tự kỷ cũng có thể bộc lộ sự suy giảm trí nhớ. Điều này gợi ý rằng có thể xuất hiện một hiện tượng bất thường chung gây suy giảm trí nhớ/nhận thức cho tất cả các bệnh lý nói trên. Người ta đã phát hiện ra rằng ketamine làm tăng quá trình phosphoryl hoá của protein Tau ở hồi hải mã chuột cống mới sinh. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở vỏ não trán trước và vỏ não nội khứu của chuột nhắt sau khi sử dụng ketamine liên tục 6 tháng. Như vậy, tăng phosphoryl hoá protein Tau có thể là một khâu trung gian quan trọng dẫn đến hiện tượng suy giảm trí nhớ. Tổng hợp các chỉ số nghiên cứu hoạt động của động vật trong mê lộ nước cho thấy ketamine liều 15, 20 và 30 mg/kg thể trọng/ngày liên tục trong 14 ngày làm giảm hoạt động học tập và trí nhớ không gian của chuột nhắt, nhưng không ảnh hưởng tới hoạt động vận động của chúng trong mê lộ nước. 3.2. XÁC ĐỊNH LIỀU KETAMINE GÂY MÔ HÌNH BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT TRÊN CHUỘT NHẮT CHỦNG SWISS 5 15 25 35 45 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Thời gian (giây) Ket 10 (1) Ket 15 (2) (*) Ket 20 (3) (*) Ket 25 (4) Ket 30 (5) (*) Ket 35 (6) (*) ĐC (7) Một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của mô hình là động vật phải lặp lại được các triệu chứng cơ bản của bệnh lý nghiên cứu. Trong khi đó, TTPL là một bệnh loạn thần nặng bao gồm các nhóm triệu chứng dương tính (hoang tưởng, ảo giác), triệu chứng âm tính (cảm xúc cùn mòn, tách biệt xã hội, ngôn ngữ nghèo nàn) và rối loạn nhận thức (tư duy rời rạc, giảm sút hoạt động nghề nghiệp). Chính vì vậy, việc tìm ra các hành vi ở động vật tương đồng với bệnh TTPL ở người đã và đang là một thách thức lớn cho các nhà khoa học. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Arguello và cộng sự, có một số hành vi ở động vật được đánh giá tương đương như triệu chứng của bệnh TTPL trên người. Cụ thể như sau: hiện tượng tăng cường vận động trong môi trường mới hoặc khi gặp yếu tố gây stress hoặc sau khi sử dụng thuốc kích thích loạn thần được coi là triệu chứng dương tính. Hiện tượng giảm tương tác với các cá thể cùng loài tương đương với triệu chứng âm tính. Suy giảm trí nhớ qua các bài test, biến đổi ức chế tiềm tàng được coi như triệu chứng rối loạn nhận thức. Nhiều tác giả đã sử dụng những tiêu chí này nhằm phát hiện các triệu chứng tương tự như bệnh TTPL trên động vật thực nghiệm. Tổng hợp kết quả cho thấy ketamine liều từ 20 - 35 mg/kg có hiệu quả như nhau trong việc làm giảm hành vi TTXH của động vật thí nghiệm. Mặt khác, khả năng học tập/trí nhớ của chuột bị suy giảm rõ rệt ở các liều 15, 20, 30 mg/kg. Như vậy, có hai liều ketamine (20 và 30 mg/kg) đáp ứng được 2 tiêu chí của mô hình. Tuy nhiên, chuột tiêm ketamine liều 30 mg/kg cho thấy vận tốc vận động lại giảm rõ rệt so với đối chứng. Nhằm loại bỏ mối nghi ngờ cho rằng hành vi tương tác xã hội của chuột giảm có thể do ảnh hưởng của yếu tố vận động, chúng tôi thấy ketamine liều 20 mg/kg là thích hợp nhất để gây mô hình bệnh TTPL trên chuột nhắt thực nghiệm, đây cũng là liều được lựa chọn để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN LÊN CHUỘT GÂY MÔ HÌNH BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT 3.3.1. Gây mô hình bệnh TTPL trên chuột nhắt bằng ketamine 3.3.1.1. Đánh giá hoạt động vận động, tương tác xã hội và hoạt động trong mê lộ nước Morris của chuột trước khi gây mô hình Trước khi gây mô hình, chuột ở 5 nhóm thí nghiệm đều được kiểm định test môi trường mở, TTXH và mê lộ nước Morris để kiểm tra tính đồng nhất về hoạt động vận động, tương tác với các cá thể cùng loài và khả năng bơi, học tập trong mê lộ nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhóm chuột tương đồng nhau về các chỉ số ở tất cả các test được kiểm định tại thời điểm trước khi gây mô hình. Đây là điều kiện quan trọng giúp cho quá trình đánh giá tác dụng của thuốc được chính xác và khách quan. 3.3.1.2. Đánh giá hành vi của chuột sau khi gây mô hình Kết quả hoạt động vận động tự phát của chuột sau khi gây mô hình Kết quả trên hình 3.23 cho thấy quãng đường vận động trong môi trường mở của 4 nhóm chuột gây mô hình dao động trong khoảng 14,27 ± 6,94 đến 16,91 ± 6,72 (m), chỉ số này ở nhóm chuột ĐC (NaCl/H2O) trung bình là 15,30 ± 7,25 (m). Phân tích phương sai một nhân tố cho thấy không có sự khác biệt về quãng đường vận động giữa các nhóm (F(4,178) = 0,94; p > 0,05). Hình 3.23. Quãng đường vận động trong môi trường mở ở các nhóm chuột sau khi gây mô hình Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số lần đi qua đường giữa không có sự khác biệt giữa các nhóm (F(4,172) = 1,09; p > 0,05). Như vậy, hành vi lặp lại không được tạo ra trong mô hình này. Tổng hợp các chỉ số đánh giá hoạt động vận động cho thấy sau khi tiêm thuốc gây mô hình bệnh TTPL, chuột vẫn giữ được mức độ và loại hình vận động bình thường. Hoạt động TTXH của chuột sau khi gây mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy số lần giao tiếp của chuột với cá thể cùng loài trong thời gian kiểm định 10 phút là 46,35 - 51,93 lần. Phân tích phương sai một nhân tố cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm chuột về số lần giao tiếp (F(4,158) = 0,56; p > 0,05). Kết quả trên hình 3.28 cho thấy thời gian giao tiếp của các nhóm chuột gây mô hình (dao động trong khoảng 171,51 ± 62,94 đến 185,31 ± 72,46 (giây)) thấp hơn so với nhóm ĐC (trung bình 249,20 ± 75,43 (giây)). Phân tích 0 5 10 15 20 25 Ket/Olan (1) (n = 34) Ket/Ris (2) (n = 34) Ket/Hal (3) (n = 33) Ket/H2O (4) (n = 32) NaCl/H2O (5) (n = 34) Quãng đường (m) phương sai một nhân tố cho thấy có sự khác biệt về thời gian giao tiếp giữa các nhóm (F(4,154) = 5,99; p < 0,001). Kiểm định sâu Tukey chỉ ra sự khác biệt này xảy ra giữa nhóm ĐC và các nhóm gây mô hình (p(5-1) < 0,001; p(5-2), p(5-3), p(5- 4) < 0,05). Hình 3.28. Thời gian giao tiếp ở các nhóm chuột sau khi gây mô hình (*p < 0,05 so với nhóm NaCl/H2O) Các nhóm Ket/Olan, Ket/Ris, Ket/Hal và Ket/H2O lần lượt có thời gian tương tác giảm 31,18%, 29,37%, 25,64% và 30,67% so với ĐC. Như vậy, khi chúng tôi sử dụng ketamine liều 20 mg/kg đã tái lập được hiện tượng suy giảm tương tác xã hội ở chuột, tương tự như triệu chứng âm tính là thu mình, thu hẹp quan hệ xã hội ở bệnh nhân TTPL. Kết quả này đánh dấu sự thành công của mô hình cũng như chứng minh tính đúng đắn của phương pháp gây mô hình TTPL bằng cách làm suy yếu thụ cảm thể NMDA. Phân tích phương sai một nhân tố để so sánh thời gian tương tác ở các nhóm gây mô hình; kết quả cho thấy không có sự khác biệt về chỉ số này giữa các nhóm (F(3,120) = 0,34; p > 0,05). 3.3.2. Đánh giá tác động của thuốc trên động vật gây mô hình bệnh TTPL 3.3.2.1. Tác động của thuốc lên trọng lượng cơ thể Kết quả nghiên cứu cho thấy trọng lượng chuột trước khi gây mô hình, sau khi gây mô hình và sau khi điều trị đều không có sự khác biệt giữa các nhóm. Điều này chứng tỏ tiêm ketamine trường diễn và uống olanzapine (liều 4 mg/kg/ngày) hoặc risperidone (liều 1 mg/kg/ngày) hoặc haloperidol (liều 2 mg/kg/ngày) liên tục trong 14 ngày không ảnh hưởng đến trọng lượng của chuột thí nghiệm. 0 50 100 150 200 250 300 350 Ket/Olan (1) (n = 34) Ket/Ris (2) (n = 34) Ket/Hal (3) (n = 33) Ket/H2O (4) (n = 32) NaCl/H2O (5) (n = 34) Thời gian (giây) * * * * 3.3.2.2. Tác động của thuốc lên hoạt động vận động tự phát Kết qủa nghiên cứu cho thấy quãng đường vận động không có sự khác biệt giữa các nhóm chuột (F(4,161) = 1,76; p > 0,05). Tuy nhiên, vận tốc trung bình của chuột ở nhóm Ket/Hal giảm có ý nghĩa so với nhóm đối chứng (p5-3 < 0,05). Ngoài ra, nhóm chuột gây mô hình TTPL nhưng không được điều trị (nhóm Ket/H2O) vẫn duy trì hoạt động vận động bình thường. Nghiên cứu của Becker A. cũng cho kết quả tương tự. 3.3.2.3. Tác động của thuốc lên hoạt động tương tác xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy số lần giao tiếp của các nhóm chuột được điều trị bằng olanzapine, risperidone và haloperidol lần lượt là 39,50; 47,69 và 45,50 (lần). Chỉ số này ở nhóm chuột không được điều trị và nhóm ĐC là 44,35 và 57,70 (lần). Kiểm định sâu Tukey chỉ ra sự khác biệt xảy ra giữa nhóm Ket/Olan và NaCl/H2O (p(5-1) < 0,05). Hình 3.34. Thời gian giao tiếp ở các nhóm chuột sau khi điều trị (*p < 0,05 so với nhóm NaCl/H2O) Kết quả trên hình 3.34 cho thấy thời gian giao tiếp ở nhóm Ket/H2O giảm có ý nghĩa so với nhóm NaCl/H2O. Kết quả này chứng tỏ chuột gây mô hình TTPL nhưng không được điều trị (nhóm Ket/H2O) vẫn duy trì triệu chứng suy giảm TTXH so với ĐC. Trong khi đó các chuột gây mô hình nhưng được điều trị bằng thuốc chống loạn thần đã cải thiện được khả năng tương tác với cá thể cùng loài; bằng chứng là mức độ tương tác của chúng đã tăng lên và tương đương so với chuột ở nhóm ĐC (p(5-1), p(5-2), p(5-3) > 0,05). Nghiên cứu của Becker và Qiao cho thấy haloperidol không có tác dụng cải thiện hành vi xã hội của chuột được tiêm chất đối kháng thụ cảm thể NMDA. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy haloperidol có tác dụng phục hồi hành vi giao tiếp xã hội trên chuột nhắt gây mô hình TTPL. Trên thực tế, việc điều trị cho bệnh 0 50 100 150 200 250 300 350 Ket/Olan (1) (n = 34) Ket/Ris (2) (n = 34) Ket/Hal (3) (n = 33) Ket/H2O (4) (n = 32) NaCl/H2O (5) (n = 34) Thời gian (giây) * nhân TTPL thường gặp rất nhiều khó khăn như việc điều trị kéo dài, tình trạng không đáp ứng với thuốc, bệnh hay tái phátTuy nhiên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_nghien_cuu_hanh_vi_xa_hoi_tri_nho_va_hoc_tap_tren_dong_vat_thuc_nghiem_duoc_tiem_thuoc_gay_benh_t.pdf
Tài liệu liên quan