MỤC LỤC . 1
1. Lý do chọn đề tài . 5
2. Mục đích nghiên cứu. 6
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 6
4. Giả thuyết khoa học . 6
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu . 6
6. Phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu . 7
7. Luận điểm bảo vệ . 8
8. Đóng góp mới của luận án . 8
9. Bố cục của luận án. 9
CHƯƠNG 1. 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRUNG TÂM
HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP. 10
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu . 10
1.1.1. Về học tập suốt đời và xã hội học tập. 10
1.1.2. Về trung tâm học tập cộng đồng và quản lý phát triển bền vững trung tâm
học tập cộng đồng. 13
1.2. Một số khái niệm cơ bản. 18
1.2.1. Quản lý. 18
1.2.2. Quản lý giáo dục . 18
1.2.3. Trung tâm học tập cộng đồng và phát triển TTHTCĐ. 19
1.2.3.1. Trung tâm học tập cộng đồng . 19
1.2.3.2. Phát triển trung tâm học tập cộng đồng . 20
1.2.3.3. Quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng. 21
1.2.4. Phát triển bền vững và quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ. 23
1.2.4.1. Phát triển bền vững. 23
1.2.4.2. Quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ . 24
1.3. Trung tâm học tập cộng đồng trong việc xây dựng XHHT và phát triển2
kinh tế- xã hội . 26
1.3.1. Xã hội học tập- đòi hỏi cấp thiết. 26
1.3.2. Đặc trưng của XHHT . 27
1.3.3. Vai trò của trung tâm học tập cộng đồng góp phần xây dựng XHHT và
phát triển kinh tế- xã hội. 28
1.3.3.1. Đặc trưng của TTHTCĐ. 28
1.3.3.2. Vai trò của TTHTCĐ trong việc xây dựng xã hội học tập. 29
1.3.3.3. Vai của TTHTCĐ trong việc phát triển kinh tế- xã hội . 32
1.4. Quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển bền vững. 36
1.4.1. Bối cảnh thời đại và xu thế phát triển của giáo dục suốt đời. 36
1.4.1.1. Mục đích học tập. 36
1.4.1.2. Đặc điểm học tập . 37
1.4.1.3. Về nội dung học tập. 37
1.4.1.4. Về chương trình học tập. 43
1.4.1.5. Những cam kết hành động toàn cầu về giáo dục vì sự phát triển bền vững tại
các TTHTCĐ . 45
1.4.2. Mục tiêu, nguyên lý và tiến trình quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng
phát triển bền vững . 48
1.4.3. Phương thức quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển bền
vững. 49
1.4.4. Tính chất quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển bền vững
. 51
1.4.5. Nội dung quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển bền vững . 54
1.4.5.1. Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động của TTHTCĐ . 54
1.4.5.2. Quản lý các chương trình đáp ứng nhu cầu của người học tại TTHTCĐ . 57
1.4.5.3. Quản lý các mối liên kết, phối hợp của TTHTCĐ. 58
1.5. Bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển
bền vững . 60
1.6. Các yếu tố tác động đến quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển3
bền vững . 61
Kết luận chương 1 . 64
CHƯƠNG 2. 66
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRUNG TÂM HỌC
TẬP CỘNG ĐỒNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CƯU LONG . 66
2.1. Khái quát về quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng tại các nước
trên thế giới và Việt Nam. 66
2.1.1. Trên thế giới . 66
2.1.2. Ở Việt Nam . 74
2.2. Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế- xã hội, giáo dục đào tạo, xây dựng và
phát triển TTHTCĐ ở Đồng bằng sông Cửu Long. 80
2.2.1. Về địa lý tự nhiên . 80
2.2.2. Về kinh tế- xã hội . 81
2.2.3. Về giáo dục đào tạo . 84
2.2.4. Về xây dựng và phát triển TTHTCĐ. 85
2.3. Thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ ở Đồng bằng sông Cửu Long . 88
2.3.1. Tổ chức khảo sát . 88
2.3.2. Khảo sát thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL. 89
2.3.2.1. Các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động của TTHTCĐ. 90
2.3.2.2. Về xây dựng các chương trình (chủ đề học tập) và tổ chức các hoạt
động ở trung tâm. . 102
2.3.2.3. Về các mối liên kết, phối hợp của TTHTCĐ. 109
2.3.2.4. Về hỗ trợ công tác kiểm tra, đánh giá quản lý phát triển TTHTCĐ 110
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL. . 110
2.4.1. Thành tựu . 110
2.4.2. Hạn chế. 111
Kết luận chương 2 . 113
CHƯƠNG 3. 1154
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRUNG TÂM HỌC TẬP
CỘNG ĐỒNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG. 115
3.1. Định hướng phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL. 115
3.2. Các giải pháp quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ góp phần xây dựng
XHHT ở ĐBSCL. 117
3.2.1. Những nguyên tắc đề xuất giải pháp . 117
3.2.2. Các giải pháp. 119
Giải pháp 1: Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động của TTHTCĐ
. 119
Giải pháp 2: Quản lý các chương trình đáp ứng nhu cầu của người học tại các
TTHTCĐ . 132
Giải pháp 3: Quản lý các mối liên kết, phối hợp của TTHTCĐ . 136
Giải pháp 4. Bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển bền vững trung tâm
HTCĐ. 138
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp . 143
3.4. Thử nghiệm giải pháp đề xuất . 147
Kết luận chương 3 . 154
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 155
1. Kết luận . 155
2. Khuyến nghị. 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 158
PHỤ LỤC . 171
182 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp quản lý phát triển bền vững trung tâm học tập cộng đồng góp phần xây dựng xã hội học tập ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, làm giảm đáng kể việc tranh chấp khiếu kiện, giảm các vụ
tai nạn giao thông, giảm tỉ lệ phát triển dân số, có ý thức bảo vệ môi trường.
- TTHTCĐ thực sự là nơi quy tụ, tập hợp, tiếp thu các nguồn lực GDĐT của các
ngành, giới đối với mọi tầng lớp nhân dân ở cơ sở. Nó tạo điều kiện hết sức quan trọng
để cấp uỷ, chính quyền cơ sở, quy tụ quần chúng, giáo dục quần chúng, nâng cao trình
độ mọi mặt cho quần chúng.
Theo báo cáo của các địa phương, tại Hội nghị “Sơ kết 3 năm thực hiện đề án
xây dựng XHHT và phát triển TTHTCĐ 2005 - 2008”, cho thấy trong 3 năm qua đã
76
có 1.009.673 cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước tham
gia học tập chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ. Cũng trong thời gian
này đã có 18.364.909 lượt người được tham gia các lớp chuyên đề về lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, giúp người lao động ở nông thôn nâng cao hiểu
biết, khả năng lao động sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tóm lại, từ thực tiễn hoạt động, có thể khẳng định TTHTCĐ là thiết chế quan
trọng góp phần phát triển KT- XH, giữ vững sự ổn định XH, thúc đẩy công cuộc đổi
mới; là trường học của dân, do dân, vì dân được sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước.
Theo các số liệu của Bộ GDĐT và Hội khuyến học Việt Nam thì số lượng các
TTHTCĐ phát triển đến năm 2016 như sau:
Bảng 2.1. Phát triển TTHTCĐ của cả nước
Năm Số lượng TT
2005 4.783
2006 7.384
2007 8.359
2008 9.010
2009 9.820
2010 9.990
2011 10.428
2012 10.826
2013 10.877
2014 10.994
2015 10.992
2016 11.057
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình xây dựng, phát triển và
quản lý TTHTCĐ cũng còn một số khó khăn và tồn tại:
77
- Nhận thức về vị trí, vai trò của TTHTCĐ đối với việc nâng cao dân trí và phát
triển kinh tế - xã hội cộng đồng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền còn hạn chế. Vì
thế, các quy chế, chính sách đảm bảo cho sự phát triển bền vững và nhân rộng mô
hình TTHTCĐ ban hành còn chậm và thiếu đồng bộ.
- Chất lượng của các TTHTCĐ chưa phát triển kịp với số lượng, hầu hết các
địa phương có TTHTCĐ đang hoạt động đều nghèo nàn, việc đầu tư ban đầu còn rất
hạn chế, do đó cơ sở vật chất cho hoạt động của các TTHTCĐ còn thiếu thốn. Nguồn
lực để tổ chức và duy trì hoạt động của các TTHTCĐ chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của
ngành GDĐT, của Hội Khuyến học và chính quyền địa phương; lòng nhiệt tình của
người dạy và người học.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp, các ngành để cùng
quan tâm góp phần hỗ trợ phát huy tác dụng của TTHTCĐ như đầu tư chỉ đạo, tham
gia biên soạn nội dung học tập, tài liệu học tập phù hợp với từng đối tượng Cán
bộ quản lý và đội ngũ giảng viên, cộng tác viên chưa được tập huấn bài bản và chưa
có kinh nghiệm giảng dạy, quản lý ở TTHTCĐ.
- TTHTCĐ trong toàn quốc phát triển chưa đồng đều, mới phát triển ở vùng
ven đô, đồng bằng và trung du. Trong các thành phố, thị xã hoặc vùng núi cao, vùng
sâu, vùng xa chưa phát triển.
Số liệu thống kê từ báo cáo của 28 tỉnh/thành Hội Khuyến học:
- 68% TTHTCĐ chưa có trụ sở riêng;
- 43,3% TTHTCĐ chưa có tủ sách và thư viện;
- 54,9% TTHTCĐ chưa có máy tính;
- 44,8% TTHTCĐ chưa có giáo viên biệt phái.
Về hoạt động của CBQL TTHTCĐ, theo báo cáo của Ban điều hành Đề án 281
của Hội Khuyến học Việt Nam qua thu thập ý kiến của 41 tỉnh/thành phố cho thấy:
- 95,8% ý kiến cho rằng lãnh đạo xã bận quá nhiều việc, không còn thời gian,
tâm trí cho TTHTCĐ;
- 75% ý kiến cho rằng lãnh đạo xã còn lúng túng vì đây là mô hình giáo dục
quá mới;
78
- 67,7% ý kiến cho rằng lãnh đạo xã gặp khó khăn vì chưa được đào tạo, bồi
dưỡng về giáo dục và quản lý giáo dục.
Báo cáo do các địa phương tự đánh giá đã phần nào nói lên các khó khăn từ
nhiều phía mà các TTHTCĐ tại Việt nam đang phải đối mặt, các nội dung chủ yếu
tập trung vào CBQL, CSVC, tài chính và một số chính sách và chưa có một khung
chung với đầy đủ các khía cạnh cần có về TTHTCĐ như một số nước: các chương
trình giáo dục đào tạo, dạy nghề, nguồn kinh phí, các mối liên hệ phối hợp với các
cá nhân, tổ chức,...
Từ thực tiễn xây dựng, phát triển và tổ chức quản lý TTHTCĐ trong phạm vi
cả nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở đóng vai trò quyết định đến chủ trương
xây dựng, phát triển cũng như chất lượng và hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ.
- Sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể và
tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng và tổ chức hoạt động của các TTHTCĐ,
nhất là sự phối hợp giữa ngành GDĐT và Hội Khuyến học là nhân tố đặc biệt quan
trọng. Ngành GDĐT phải chủ động đề xuất các chủ trương, chính sách phát triển
TTHTCĐ, xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác quản lý
hoạt động của TTHTCĐ.
- Phải có nguồn tài chính để duy trì hoạt động của các TTHTCĐ. Kinh phí hoạt
động của TTHTCĐ phải huy động từ nhiều nguồn: ngân sách địa phương, hỗ trợ của
các ngành, các tổ chức xã hội, cá nhân, các chương trình dự án đầu tư cho cơ sở, người
học đóng góp. Tận dụng cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị sẵn có ở địa phương
như hội trường UBND, nhà văn hoá, trụ sở hợp tác xã của xã/phường/thị trấn làm địa
điểm của TTHTCĐ.
- Phải có bộ máy tổ chức dưới hình thức Ban quản lý để quản lý tốt các hoạt
động của TTHTCĐ. Cần đa dạng hoá các hình thức tổ chức và nội dung hoạt động
của TTHTCĐ cho phù hợp với các vùng kinh tế - xã hội khác nhau.
- Phải đào tạo, bồi dưỡng/tập huấn CBQL, giáo viên và cộng tác viên về năng
lực quản lý, năng lực tổ chức các hoạt động và nhất là nắm được những đặc điểm
79
học tập của người lớn để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra.
- Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu rõ sự
cần thiết tham gia học tập tại TTHTCĐ; các ngành, các cấp, đoàn thể, tổ chức xã hội
và nhân dân tích cực tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị học tập, học
liệu cho TTHTCĐ.
- Và phải có bộ tiêu chuẩn đánh giá TTHTCĐ khả thi, phù hợp với đặc điểm
kinh tế, xã hội của từng vùng, địa phương.
Mô hình quản lý
- Do cộng đồng thành lập.
- Ban quản lý, đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên là những người tự nguyện,
không lương (có thể hưởng phụ cấp).
- Phục vụ cộng đồng.
- Không chặt chẽ về thời gian (phục vụ suốt đời).
- Phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi.
- Không định hướng bằng cấp.
- Chương trình và phương thức hoạt động linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu
của cộng đồng.
- Đa mục tiêu học tập.
- Đa dạng về tổ chức, tuỳ thuộc về điều kiện KT - XH của cộng đồng.
Trung tâm HTCĐ được khẳng định tại Điều 46 (thuộc mục 5 - Giáo dục thường
xuyên) Luật Giáo dục 2005. “Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở GDTX, được tổ
chức tại xã, phường, thị trấn”.
Tổ chức bộ máy quản lý
Để đảm bảo tính bền vững của trung tâm, đội ngũ lãnh đạo, quản lý phát triển
bền vững trung tâm được bố trí bảo đảm cả về số lượng, cơ cấu và tiêu chuẩn. Cán
bộ lãnh đạo, quản lý TTHTCĐ chủ yếu là lãnh đạo địa phương, trưởng các ban,
ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của xã, hiệu trưởng các trường TH, THCS,
cán bộ đã nghỉ hưu. Giám đốc các TTHTCĐ thường là bí thư, phó bí thư Đảng ủy
xã hoặc chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. Các TTHTCĐ không có
80
đội ngũ giáo viên, báo cáo viên cơ hữu, tất cả đều là kiêm nhiệm.
Cơ chế hoạt động
Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở GDTX, bám chắc vào cộng đồng dân cư
xã, phường, phục vụ nhu cầu học tập thường xuyên và suốt đời của dân, cho nên các
trung tâm thường có cơ chế hoạt động theo cơ chế mở, có sự hợp tác, liên kết với
các cơ sở giáo dục, tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất, chuyên gia trên các lĩnh vực và
có ở mọi nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
2.2. Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế- xã hội, giáo dục đào tạo, xây dựng và
phát triển TTHTCĐ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.1. Về địa lý tự nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 đơn vị hành chính: 13 tỉnh, thành (An
Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang,
Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Tp. Cần Thơ). Vị trí ĐBSCL là vùng
trong tiểu vùng MeKong, có diện tích tự nhiên trên 40.576 km2 chiếm 12,3% diện
tích tự nhiên của cả nước; có 2 con sông lớn là Tiền Giang và Hậu Giang chảy qua, hệ
thống kênh rạch chằng chịt, giao thông đường thuỷ phát triển nhưng cũng thường xuyên
phải chịu hậu quả nặng nề của lũ lụt; có đường biên giới với Campuchia khoảng 420
km, 14 cửa khẩu quốc gia và quốc tế; đường bờ biển dài trên 700km; hơn 100 hòn
đảo, trong đó 2 quần đảo lớn Phú Quốc và Thổ Chu.
Bảng 2.2. Diện tích tự nhiên và dân số của ĐBSCL
Diện tích
(km2)
Dân số trung bình
(1.000 người)
Mật độ dân số
(người/km2)
Đơn vị TT
330.966,9 90.728,9 274 Cả nước
40.576,0 17.517,6 432 Đồng bằng sông CL
4.495,0 1.477,3 329 Long An 1
2.509,3 1.716,1 684 Tiền Giang 2
2.359,8 1.262,2 535 Bến Tre 3
2.341,2 1.029,0 440 Trà Vinh 4
1.520,2 1.041,5 685 Vĩnh Long 5
81
3.378,8 1.681,3 498 Đồng Tháp 6
3.538,7 2.155,8 610 An Giang 7
6.348,5 1.745,5 275 Kiên Giang 8
1.408,9 1.238,3 879 Cần Thơ 9
1.602,4 7.68,4 480 Hậu Giang 10
3.311,5 1.307,7 395 Sóc Trăng 11
2.468,7 877,9 356 Bạc Liêu 12
5.295,9 1.216,4 230 Cà Mau 13
Đồng bằng sông Cửu Long với dân số có trên 17,5 triệu người, chiếm 19,31%
dân số cả nước; mật độ dân số là 432 người, trong đó thành phố Cần Thơ có mật độ
dân số đông nhất với 879 người/ km2, thấp nhất là tỉnh Cà Mau chỉ với 230
người/km2. Cư dân phần lớn là người Kinh và một số dân tộc khác như: Khmer, Hoa,
Chăm (chiếm trên 8% dân số).
2.2.2. Về kinh tế- xã hội
Nguồn nhân lực: Đặc điểm ĐBSCL là vùng sông nước, nên dân cư thường sinh
sống tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và thưa dần ở các vùng nông thôn xa
như vùng U Minh, vùng Đồng Tháp Mười; dân số chủ yếu là dân cư nông thôn (trên
80%), lao động chủ yếu là nông nghiệp (trên 75%). Do phụ thuộc vào mùa vụ, nên
phần đông người dân thiếu việc làm ổn định, phải đi làm thuê hoặc buôn bán nhỏ ở
khắp nơi, một số khác đi làm ăn ở các khu công nghiệp của Long An, Tp. Hồ Chí
Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Bảng 2.3. Dân số độ tuổi lao động đã qua đào tạo của ĐBSCL
Tỷ lệ (%) Đơn vị TT
18,2 Cả nước
10,3 Đồng bằng sông Cửu Long
10,3 Long An 1
8,9 Tiền Giang 2
9,4 Bến Tre 3
13,0 Trà Vinh 4
82
12,0 Vĩnh Long 5
8,7 Đồng Tháp 6
9,8 An Giang 7
9,3 Kiên Giang 8
16,9 Cần Thơ 9
9,7 Hậu Giang 10
10,4 Sóc Trăng 11
9,8 Bạc Liêu 12
7,1 Cà Mau 13
Qua bảng trên, thì tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo đang làm việc
của vùng ĐB sông Cửu Long thấp nhất cả nước chỉ đạt tỷ lệ 10,3%.
Tỷ lệ hộ nghèo: Chủ trương xóa đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ với
nhiều giải pháp hiệu quả, nhất là các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến đầu
tư cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản như y tế, văn hóa, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, tạo tiền đề cơ bản để đại
bộ phận hộ nghèo cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, qua bảng
thống kê 2.4 thì ĐBSCL tỷ lệ hộ nghèo cũng còn cao là 7,9%.
Bảng 2.4. Tỷ lệ hộ nghèo các vùng
Tỷ lệ (%) Đơn vị TT
8,4 Cả nước
7,9 Đồng bằng sông Cửu Long
4,8 Đồng bằng sông Hồng 1
18,4 Trung du và miền núi phía Bắc 2
11,8 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 3
13,3 Tây Nguyên 4
1,0 Đông Nam Bộ 5
Diện tích đất nông nghiệp (trồng lúa): lớn (42.463 ngàn ha), vì vậy dân số sống
ở vùng nông thôn là chủ yếu, chiếm từ 80-85%. Một bộ phận dân không có nghề
nghiệp ổn định, đi làm thuê hoặc buôn bán nhỏ ở khắp nơi.
83
Bảng 2.5. Sản lượng lương thực của ĐBSCL
DT lúa
(1.000 ha)
Dân số trung bình
(1.000 người)
Sản lượng LT
(1.000 tấn)
TT
7.813,8 90.728,9 44.975,0 Cả nước
42.463,0 17.517,6 25.244,2 Đồng bằng sông CL
5.192,0 1.477,3 288,1 Long An 1
2.380,0 1.716,1 1.970,3 Tiền Giang 2
566,0 1.262,2 318,9 Bến Tre 3
2.359,0 1.029,0 1.325,9 Trà Vinh 4
1.802,0 1.041,5 1.086,2 Vĩnh Long 5
5.580,0 1.681,3 3.295,6 Đồng Tháp 6
6.252,0 2.155,8 4.039,3 An Giang 7
7.553,0 1.745,5 4.523,5 Kiên Giang 8
2.325,0 1.238,3 1.355,7 Cần Thơ 9
2.053,0 768,4 1.201,7 Hậu Giang 10
3.619,0 1.307,7 2.265,3 Sóc Trăng 11
1.789,0 877,9 1.036,0 Bạc Liêu 12
1.257,0 1.216,4 554,7 Cà Mau 13
Nghề cá: của vùng đã phát triển khá mạnh, sản lượng khai thác của vùng
1.216.912 tấn chiếm 57,2% giá trị sản lượng trong cả nước.
Nuôi trồng: có diện tích là 756,3 ngàn ha chiếm 71,8% diện tích nuôi trồng thuỷ
sản của cả nước. Trong đó có các mô hình nuôi tôm - lúa, rừng - tôm, tôm. Ngoài ra
vùng còn nuôi các thuỷ sản khác có giá trị kinh tế cao như lươn, ốc, cua, rùa, đồi
mồi,... đây cũng là nguồn lợi xuất khẩu có giá trị.
Dịch vụ: có nhiểu tiềm năng để phát triển du lịch như: điểm du lịch Cần Thơ
mang sắc thái của vùng Tây Đô; hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau; du lịch trên
đảo Phú Quốc Từ các điểm du lịch này hình thành các cụm du lịch như: Cụm du
lịch Cần Thơ, Cụm du lịch Tiền Giang, cụm du lịch Châu Đốc; Cụm du lịch Năm
Căn (Cà Mau).
Ngoài ra, một số tỉnh thành đang tập trung chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng,
84
vật nuôi theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp; hình thành các vùng
chuyên canh rau màu, dừa, dứa, điều, nuôi tôm, bò sữa... Vì thế, các tỉnh thành vùng
ĐBSCL có nhu cầu rất lớn về đào tạo lực lượng lao động.
2.2.3. Về giáo dục đào tạo
Giáo dục mầm non
Các tỉnh vùng ĐBSCL đã có nhiều biện pháp tích cực để xóa xã trắng về giáo
dục mầm non, mở rộng mạng lưới trường học, lớp học mầm non theo đề án phát
triển ngành học đã được các tỉnh, thành phố phê duyệt. Quy mô học sinh mầm non
ĐBSCL là 549.430 cháu, số học sinh huy động còn ở mức thấp.
Bảng 2.6. Học sinh mầm non
Tăng/giảm 2015-2016 2014-015 Đơn vị TT
+ 4,5% 4.627.316 4.416.852 Cả nước
+ 0,2% 549.430 550.691 Đồng bằng sông Cửu Long
4,3% 1.286.701 1.230.857 Đồng bằng sông Hồng 1
6,8% 849.437 791.473 Miền núi phía Bắc 2
6,4% 971.640 909.903 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 3
4,9% 291.940 277.733 Tây Nguyên 4
3,2% 678.168 656.195 Đông Nam Bộ 5
Giáo dục tiểu học
Quy mô học sinh tiểu học là 1.522.455, tỷ lệ huy động là 0,7% rất thấp.
Bảng 2.7. Học sinh tiểu học
Tăng/giảm 2015-2016 2014-2015 Đơn vị TT
3,2% 7.790.009 7.543.632 Cả nước
0,7% 1.522.455 1.511.055 Đồng bằng sông Cửu Long
5,0% 1.716.012 1.629.525 Đồng bằng sông Hồng 1
3,7% 1.082.655 1.042.096 Miền núi phía Bắc 2
2,2% 1.599.175 1.563.636 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 3
2,0% 588.518 576.689 Tây Nguyên 4
4,7% 1.281.194 1.220.631 Đông Nam Bộ 5
85
Vùng ĐBSCL có đặc điểm là vùng sông nước, việc học tập của học sinh tiểu
học có nhiều khó khăn, đi học xa bằng phương tiện đường thủy; trường học phân tán
thành nhiều điểm lẻ, có nơi phải học theo lớp ghép.
Giáo dục chuyên nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp)
Trong những năm gần đây, quy mô đào tạo TCCN tăng trung bình 20%/năm,
do số học sinh tốt nghiệp THCS và THPT được tuyển vào các trường TCCN, năm
2016 mới chỉ có 62.609 học sinh được đào tạo nghề. Tỷ lệ này còn thấp so với mục
tiêu chiến lược đào tạo nghề của vùng ĐBSCL đề ra đến năm 2015 là 40% với
445.000 học sinh (QĐ 1033 của Thủ Tướng về phát triển giáo dục và dạy nghề
ĐBSCL đến năm 2015) và chỉ đạt 19,9% của cả nước.
Bảng 2.8. Quy mô học sinh TCCN
Tỷ lệ % ĐBSCL Cả nước Học sinh TT
19,9% 62.609 315.000 TCCN 1
Chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp của vùng ĐBSCL ở mức trung
bình. Chất lượng đào tạo TCCN giữa các địa phương và giữa các ngành nghề không
đồng đều, chưa xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2.2.4. Về xây dựng và phát triển TTHTCĐ
Về xây dựng và phát triển TTHTCĐ: Từ năm 1999, ĐBSCL đã được Bộ GDĐT
chọn để xây dựng 01 TTHTCĐ thí điểm tại xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang cùng với các TTHTCĐ thí điểm khác trong toàn quốc. Song, nhìn chung tốc
độ phát triển các TTHTCĐ trong toàn vùng phát triển rất chậm. Năm 2002, toàn
vùng chỉ phát triển được 20 TTHTCĐ, đến năm 2005, với sự chỉ đạo quyết liệt của
Bộ GDĐT và các địa phương các TTHTCĐ mới bắt đầu khởi sắc và các tỉnh trong
vùng đều thành lập được TTHTCĐ, các tỉnh có tỷ lệ số xã, phường, thị trấn có
TTHTCĐ thấp nhất là Bến Tre 4,3%, Bạc Liêu 20,3%, Sóc Trăng 23,9%, Hậu Giang
37,8%; cao nhất là Đồng Tháp 95,5%, Vĩnh Long 94,5%. Đến năm 2016, toàn vùng
đã có 1.621/1.621 xã/phường/thị trấn có TTHTCĐ.
Nguyên nhân của sự chậm trễ, đó là do mô hình TTHTCĐ còn khá mới mẻ
86
trong hệ thống các cơ sở của GDTX. Tuy đã có chủ trương của Đảng và Chính phủ
về việc phát triển TTHTCĐ, nhưng trong Luật Giáo dục chưa đề cập đến cơ sở
GDTX này, vì vậy chưa có môi trường pháp lý về tổ chức, quản lý cho TTHTCĐ
hoạt động. Mặt khác, ngành GD các địa phương lại chưa làm tốt công tác tuyên
truyền sâu rộng trong cấp uỷ, chính quyền các cấp, trong nhân dân; chưa tích cực,
chủ động nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT để tham mưu, đề xuất các
giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển TTHTCĐ.
Bảng 2.9. Phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL
2016 2005 2004 2003 2002 2001 2000 1999 Số xã Đơn vị TT
156 80 43 156 An Giang 1
64 13 5 3 64 Bạc Liêu 2
164 7 164 Bến Tre 3
101 52 101 Cà Mau 4
85 61 52 34 18 85 Cần Thơ 5
144 139 126 41 1 1 144 Đồng Tháp 6
74 28 74 Hậu Giang 7
145 41 145 Kiên Giang 8
192 71 22 192 Long An 9
109 26 1 109 Sóc Trăng 10
169 60 50 8 1 1 1 1 169 Tiền Giang 11
105 88 79 1 105 Trà Vinh 12
109 103 71 20 109 Vĩnh Long 13
1,621 769 449 107 20 2 1 1 1,621 ĐBSCL
Về quy mô TTHTCĐ: TTHTCĐ có 1.621 trung tâm, chỉ có 536 trung tâm có
trụ sở riêng, 490 trung tâm có kết hợp với nhà VH - TDTT, bưu điện xã, tỷ lệ 30,2%;
số TTHTCĐ có tham gia dạy nghề (ngắn hạn) cho lao động nông thôn theo QĐ 971
của Thủ tướng là 115 trung tâm, tỷ lệ 7,1%.
87
Bảng 2.10. Quy mô TTGDTX, TTHTCĐ
TTGDTX
dạy nghề
theo QĐ 971
TTHTCĐ
kết hợp nhà
VH-TT, BĐ
TTHTCĐ
có trụ sở
riêng
TTHT
CĐ
TTGDTX có
dạy nghề theo
QĐ 1956
TTGDTX
huyện,
tỉnh
Đơn vị TT
4.820 3.568 11.057 415 733 Cả nước 1
115 490 536 1.621 39 73 ĐBSCL 2
Về quy mô học viên: Tỷ lệ công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS của
các tỉnh ĐBSCL còn thấp, mặt bằng dân trí không cao, ảnh hưởng rất lớn đến việc
phát triển nguồn nhân lực ở các địa phương. Một trong những nguyên nhân chính
của sự bất cập này là mạng lưới phát triển TTHTCĐ, không đồng đều và không hợp
lý theo cơ cấu phân bố dân cư và địa hình sông nước của vùng.
Bảng 2.11. Quy mô học viên
TT Đơn vị XMC Sau XMC BTTHCS BTTHPT
1 Cả nước 187.847 27.703 9.122 29.503
2 ĐBSCL 17.598 4.018 912 2.132
Tóm lại, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhất là sản lượng lương thực
và đánh bắt nuôi trồng thủy - hải sản, Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhất
là sản lượng lương thực và đánh bắt nuôi trồng thủy - hải sản, ĐBSCL vẫn còn
một số tồn tại và bất cập cần khắc phục, đó là: tỷ lệ độ tuổi lao động chưa qua đào
tạo thấp (10,3%), chưa đáp ứng được yêu cầu của lao động kỹ thuật hiện nay; tỷ lệ
hộ nghèo còn cao (7,9%); tỷ lệ đào tạo nghề chỉ đạt 19,9% so với cả nước và chỉ đạt
có 14,1% so với chỉ tiêu của ĐBSCL đã đề ra; tỷ lệ huy động học sinh nhất là học
sinh mầm non và tiểu học thấp; Quy mô đào tạo TCCN tăng trung bình 20%/năm,
do số học sinh tốt nghiệp THCS và THPT được tuyển vào các trường TCCN năm
2016 mới chỉ có 62.609 học sinh được đào tạo nghề. Tỷ lệ này còn thấp so với mục
tiêu chiến lược đào tạo nghề của vùng ĐBSCL đề ra đến năm 2015 là 40% với
445.000 học sinh (QĐ 1033 của Thủ Tướng về phát triển giáo dục và dạy nghề
ĐBSCL đến năm 2015) và chỉ đạt 19,9% của cả nước. Đối với TTHTCĐ mới chỉ có
22% có trụ sở riêng và tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn rất ít;
88
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, giáo dục của ĐBSCL
nói trên, vừa tạo ra những thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, thách
thức trong quá trình xây dựng và quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ của ĐBSCL.
2.3. Thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ ở Đồng bằng sông Cửu Long
2.3.1. Tổ chức khảo sát
*. Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng tổ chức quản lý phát triển TTHTCĐ trên cơ sở một số nội
dung đặc biệt quan trọng trong việc quản lý phát triển bền vững.
*. Nội dung khảo sát
Căn cư vào cơ sở lý luận của sự quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ, căn cứ
vào thực tế hoạt động của các TTHTCĐ, chúng tôi lựa chọn một số nội dung mà tác
giả nhận thấy đây là những nội dung rất cần thiết để đảm bảo quản lý phát triển bền
vững TTHTCĐ sẽ là cơ sở cho việc xác định các giải pháp quản lý sau này:
- Về các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động của TTHTCĐ
- Về các chương trình đáp ứng nhu cầu của người học của TTHTCĐ
- Về mối liên kết, phối hợp của TTHTCĐ
- Về bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển
bền vững.
*. Địa điểm khảo sát
Đề tài đã thực hiện khảo sát tại 3 tỉnh/thành phố: An Giang, tỉnh Kiên Giang và
Cần Thơ.
*. Mẫu khảo sát
Đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh/thành phố và 1.621 TTHTCĐ. Đề tài
của chúng tôi không thể khảo sát tất cả các TTHTCĐ của các tỉnh/thành phố được
mà chỉ có thể khảo sát những TTHTCĐ của một số tỉnh/thành phố đại diện tiêu biểu
cho từng vùng của đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, tiến hành khảo sát 30
TTHTCĐ tại 3 tỉnh/thành phố nói trên, theo nguyên tắc lựa chọn ngẫu nhiên, tại mỗi
tỉnh/thành phố chọn 5 TTHTCĐ thuộc địa bàn thành thị và 5 TTHTCĐ thuộc địa
bàn nông thôn (trong đó có biên giới, hải đảo). Cụ thể:
89
Tại tỉnh An Giang: Thành phố Long Xuyên chọn 5 TTHTCĐ: Bình Đức, Mỹ
Hòa Hưng, Mỹ Khánh, Mỹ Phước và Mỹ Thới; Huyện Tịnh Biên chọn 5 TTHTCĐ:
An Cư, Chi Lăng, Nhà Bàn, Thới Sơn và Tịnh Biên.
Tại tỉnh Kiên Giang: Thành phố Rạch Giá chọn 5 TTHTCĐ: Vĩnh Lạc, An Hòa,
Vĩnh Lợi, Phi Thông và Vĩnh Hiệp; Huyện Kiên Lương chọn 5 TTHTCĐ: Bình An,
Hòa Điền, Kiên Bình, Kiên Lương và Hòn Nghệ.
Tại TP. Cần Thơ: Quận Bình Thủy chọn 5 TTHTCĐ: An Thới, Bùi Hữu Nghĩa,
Bình Thủy, Long Hòa và Long Xuyên; Huyện Cờ Đỏ chọn 5 TTHTCĐ: Thới Đông,
Thới Hưng, Trung Thạnh, Trung Hưng và Đồng Hiệp.
*. Đối tượng khảo sát
Cán bộ quản lý của phòng GDĐT; cán bộ quản lý các TTHTCĐ; giáo
viên/hướng dẫn viên và người dân học tại các cộng đồng xã phường kể trên.
*. Phương thức khảo sát
Để thực hiện khảo sát các đối tượng trên, chúng tôi dã xây dựng các phiếu điều
tra, các phiếu phỏng vấn cũng như sử dụng các test thăm dò để đánh giá các ý kiến
của đối tượng. Tổng số phiếu là 911 phiếu bao gồm:
- Dành cho CBQL của TTHTCĐ: 150
- Dành cho GV/HDV của TTHTCĐ: 303
- Dành cho người học tại TTHTCĐ: 458.
Các phiếu khào sát được thiết kế để lấy thông tin kiểm tra các đối tượng để đưa
ra được những thông tin về thực trạng quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ của
ĐBSCL (phụ lục 1).
Để đánh giá chất lượng hoạt động của TTHTCĐ, trong phiếu hỏi có các nội
dung dành cho các đối tượng tự đánh giá về mức độ đạt được cũng như chất lượng
của đội ngũ cán bộ của các TTHTCĐ theo thang điểm thống nhất gồm 5 mức: (Mức
1: Thấp nhất, không đạt; Mức 2: Còn thiếu; Mức 3: Đáp ứng tối thiểu; Mức 4: Đáp
ứng được và Mức 5: đáp ứng tốt). Phương pháp so sánh các giá trị trung bình và độ
lệch chuẩn đã được sử dụng để xử lý các thông tin thu được từ câu hỏi.
2.3.2. Khảo sát thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL
90
2.3.2.1. Các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động của TTHTCĐ
a). Về xây dựng các văn bản pháp quy.
Về việc xây dựng các văn bản pháp quy, ngoài quy chế hoạt động chung của
TTHTCĐ do Bộ GDĐT ban hành, các loại văn bản quy phạm do các TTHTCĐ ban
hành để thực hiện các hoạt động như: kế hoạch hoạt động và nội quy, quy chế của
TTHTCĐ. Theo số liệu thống kê cho thấy:
Chiến lược phát triển và Kế hoạch phát triển trong 5 năm của các TTHTCĐ có
tỷ lệ trả lời là có cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 86,7% và 66,7%. Trong khi đó, các
văn bản rất cần thiết như: kế hoạch hoạt động hàng năm, nội quy, quy chế hoạt động
lại có tỷ lệ trả lới rất thấp với tỷ lệ lần lượt là 6,7%, 16,7% và 10%...
Như vậy, có thể thấy hầu hết các TTHTCĐ đang chỉ sử dụng quy chế quy định
chung cho các TTHTCĐ trong toàn quốc và chưa xây dựng quy chế riêng. Các văn
bản phục vụ hoạt động và mang tính đặc thù địa phương để thu hút, động viên sự
tham gia của người dân trong cộng đồng và các cá nhân tổ chức ủng hộ cho hoạt
dộng,...hầu như chưa có ở tất cả các TTHTCĐ.
Khảo sát trên 2 đối tượng gồm CBQL và cán bộ tham gia GV/HDV/cộng tác
viên của các TTHTCĐ như sau:
Nhìn từ phía CBQL
- Kết quả đánh giá đạt điểm TB 3,6 cho thấy Công tác xây dựng quy chế, mục
tiêu kế hoạch được đánh giá cao hơn mức 3 (Đáp ứng tối thiểu) nhưng chưa đạt được
mức (Đáp ứng được).
- Xét ở góc độ vùng, không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_giai_phap_quan_ly_phat_trien_ben_vung_trung_tam_hoc.pdf