Luận án Giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay - Nguyễn Thị Châu

MỞ ĐẦU.1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án .8

1.2. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài

luận án .18

1.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.20

Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

HÀNH CHÍNH VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ

NƢỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM.25

2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giải quyết khiếu nại hành chính về bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .25

2.2. Thẩm quyền, nguyên tắc, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .39

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .51

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ BỒI

THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY.58

3.1. Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay .58

3.2. Thực tiễn giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay.74

3.3. Đánh giá về thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay.92

Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO ĐẢM GIẢI

QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI

ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .119

4.1. Quan điểm tăng cường đảm bảo giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay .119

4.2. Các giải pháp tăng cường đảm bảo giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay.127

KẾT LUẬN . 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf196 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay - Nguyễn Thị Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tình trạng vi phạm pháp chế và kỷ luật của 1 số CBCC trong quản lý hành chính nhà nước dẫn tới bức xúc của nhân dân trước những vấn đề liên quan đến, quyền, lợi ích của họ. Chính điều này phản ánh sự mất lòng tin của người dân vào hoạt động của chính quyền, và sự bức xúc của xã hội đối với hành vi vi phạm pháp luật, tình trạng lạm quyền của chính quyền ở một số địa phương trong quản lý về đất đai.. Thực trạng trên đang đặt ra cho các cấp, các ngành cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tác định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Ở đây có một phần nhỏ tắc trách của một số CQNN trong việc tổ chức triển khai xây dựng phương án đền bù chưa chặt chẽ. Công tác kiểm kê, đo đếm tài sản, hoa màu trên đất cho người bị thu hồi đất còn thiếu sót và sai phạm. Đặc biệt là chủ đầu tư, vì lợi ích nhóm nên đã cố tình chậm trễ đền bù, khắc phục hậu quả cho công dân. Việc thiếu đất ở, đất sản xuất ở khu tái định cư, định canh đang tiềm ẩn những rủi ro về cuộc sống của người dân vùng dự án khi bị chuyển đi tái định cư nhưng không có đất sản xuất, dẫn đến đói nghèo là một thực tế đáng suy nghĩ. Trong khi luật quy định người dân chuyển đến địa điểm tái định cư phải đảm bảo tốt hơn hoặc ngang bằng nơi ở cũ. Rõ ràng giữa các quy định của pháp luật và thực tế thực hiện ở các dự án đang là một 83 khoảng cách. Do đó, việc giải quyết khiếu nại về đền bù, hỗ trợ tái định cư kịp thời cho công dân đang là nhiệm vụ nặng nề cho các cấp, chính quyền địa phương trong thời điểm hiện nay. 3.2.2. Hoạt động giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam từ năm 2013 đến nay Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác giải quyết KNHC nói chung cũng như trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại của công dân, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai; đã kịp thời ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết như Chỉ thị số 35-KL/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các QĐHC về đất đai; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo... nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại của công dân; các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều cố gắng và tích cực phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Sau Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch số 1130/KH-TTCP ngày 12 tháng 5 năm 2012 về kiểm tra, rà soát giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quán triệt, chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc tăng cường, nâng cao trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực đất đai. Ngày 19 tháng 6 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Quyết định số 871/QĐ-BTNMT thành lập Tổ công tác gồm 19 thành viên của các đơn vị thuộc Bộ (trong đó thành viên của Thanh tra Bộ chủ trì cùng Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ Pháp chế, Cơ quan đại diện của Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh). Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng tổng hợp các vụ việc tồn đọng, kéo dài; rà soát các vụ việc, trao đổi thống nhất nội dung và đề xuất Bộ trưởng thống nhất biện pháp giải 84 quyết dứt điểm.Ngày 20 tháng 6 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trao đổi, bàn biện pháp để thực hiện Kế hoạch 1130/KH- TTCP....Hàng tháng, Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ trách công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đều tổ chức họp giao ban để nghe báo cáo về tình hình triển khai thực hiện rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài, kịp thời chỉ đạo xử lý các vướng mắc. Sau khi các Tổ công tác của Bộ phối hợp với địa phương rà soát các vụ việc, Lãnh đạo Bộ đã bố trí ngay thời gian để làm việc thống nhất với Lãnh đạo địa phương biện pháp giải quyết, đồng thời có văn bản gửi địa phương thực hiện theo nội dung đã thống nhất trong thời hạn nhất định, kịp thời báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường các vướng mắc để cùng phối hợp giải quyết. Đối với địa phương, Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát các Điều, Khoản được giao trong Luật Đất đai và Nghị định để quy định chi tiết thi hành. Đến nay, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành hơn 1.141 văn bản quy định cụ thể đối với 41 nội dung theo phân cấp; tập trung vào các lĩnh vực giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quy định về hạn mức sử dụng đất, diện tích tối thiểu được phép tách thửa [31]. Một số đồng chí lãnh đạo Chính phủ đã trực tiếp chủ trì nghe các bộ, ngành chức năng và lãnh đạo chính quyền địa phương báo cáo nhiều vụ việc để có chỉ đạo giải quyết cụ thể, thậm chí lãnh đạo Chính phủ trực tiếp chủ trì đối thoại với hàng chục người khiếu nại để làm rõ đúng, sai, chỉ đạo có biện pháp thích hợp giải quyết kịp thời một số vụ việc phức tạp.Việc phân cấp cho địa phương quy định cụ thể một số nội dung đã làm cho chính sách đất đai được ban hành phù hợp hơn với thực tiễn, góp phần đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, làm giảm các khiếu nại liên quan đến đất đai..Nhờ vậy, tình hình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói chung và trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng ở cả nước trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến , một số ít "điểm nóng", vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Theo báo cáo của bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2012 đến hết 6 tháng đầu năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được tổng số đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là 17.630 lượt đơn (năm 2012: 4.600 lượt đơn; năm 2013:4.005 lượt đơn; năm 2014: 4.021 lượt đơn; năm 2015: 3.373 lượt đơn; 6 tháng đầu năm 2016: 1.631 lượt đơn) của 7.227 vụ việc (có 10.403 lượt đơn trùng, không đủ 85 điều kiện xử lý, chiếm 59% số đơn). Trong 7.227 vụ việc đủ điều kiện xử lý nêu trên, qua phân loại có 5.022 vụ việc KNHC về đất đai (chiếm 69,5%), trong đó tập trung nhiều đến nội dung khiếu nại việc thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (thường chiếm từ 30 - 40% số vụ việc). Kết quả xử lý 7.227 vụ việc đủ điều kiện xử lý nêu trên, số vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ có 271 vụ việc (chiếm 3,8%); còn lại chủ yếu là đơn đang thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương với 5.911 vụ việc (chiếm 81,2%) ) [19]. Từ số liệu trên cho thấy rằng việc giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của địa phương vẫn còn chậm, tình trạng công dân không hiểu pháp luật gửi đơn khiếu nại vượt cấp lên các cơ quan Trung ương vẫn còn nhiều. Trong 271 vụ việc thì có 183 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường và 88 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao Kết quả giải quyết như sau: Đối với 88 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao bộ đã cử Đoàn công tác thẩm tra, xác minh 87 vụ việc (đạt 99%), trong đó số vụ việc đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết là 77 vụ việc. Kết quả giải quyết 77 vụ việc cho thấy, trong 50 vụ việc địa phương giải quyết đúng pháp luật, 27 vụ việc sửa, hủy bỏ, yêu cầu địa phương giải quyết lại. Đối với vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ: Tổng số vụ việc phải giải quyết là 183 vụ việc. Đã thẩm tra, xác minh 174 vụ việc (đạt 95%), trong đó đã có văn bản, quyết định giải quyết 144 vụ việc. Kết quả giải quyết cho thấy, trong 144 vụ việc đã giải quyết có 09 vụ việc khiếu nại đúng, 03 vụ việc hòa giải thành và 132 vụ việc công dân khiếu nại sai (có 02 trường hợp qua giải thích, công dân đã rút đơn khiếu nại) [19]. Riêng từ tháng 08 năm 2016 đến tháng 08 năm 2017, Bộ tài Nguyên và Môi trường tiếp nhận là 1.983 vụ việc khiếu nại tố cáo, trong đó có 1952 vụ việc khiếu nại vế đất đai và có tới 1248 vụ việc liên quan đến các QĐHC về đất đai (chiếm 62,93% vụ việc). Phân loại đơn theo thẩm quyền thì có 47 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao và 39 vụ thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của Bộ. Kết quả giải quyết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm tra xác minh 44/47 vụ việc được giao và đã báo cáo Chính phủ 23 vụ việc, trong đó có 08 vụ việc khiếu nại đúng, 03 vụ việc khiếu nại có đúng có sai, 08 vụ việc khiếu nại sai, 02 vụ việc hòa giải thành, 01 vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan tòa án và 01 vụ việc không giải quyết do địa phương đã giải quyết xong. Đồng thời, Bộ cũng cử đoàn công tác thẩm tra xác minh 35/39 vụ việc thuộc thẩm quyền, có văn bản giải quyết 23 vụ 86 việc, trong đó có 18 vụ việc khiếu nại sai, 04 vụ việc khiếu nại đúng và 01 vụ việc không xem xét do UBND tỉnh đã thu hồi quyết định bị khiếu nại [18]. Qua phân tích trên, cho thấy công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của các cơ quan trung ương ngày càng tập trung và quyết liệt hơn. Chính phủ, bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập nhiều đoàn công tác liên ngành để giải quyết một số vụ việc khiếu nại kéo dài, phức tạp. Trong 03 năm (2014 - 2016), toàn ngành Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 6.028 cuộc thanh tra, kiểm tra trong đó có 3.689 cuộc liên quan đến lĩnh vực giải quyết khiếu nại về đất đai . Kết quả, đã xử lý kỷ luật nhiều cán bộ, công chức có QĐHC, HVHC liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trái pháp luật [31 ]. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét lại 40 vụ việc đã có quyết định giải quyết có hiệu lực thi hành nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; có ý kiến đối với địa phương để xem xét, giải quyết các vụ việc có vướng mắc trong áp dụng pháp luật. Kết quả hoạt động của các đoàn công tác liên ngành Trung ương đã tạo ra sự chuyển biến tích cực cho chính quyền địa phương các cấp trong việc giải quyết những vụ việc khiếu nại ở lĩnh vực này. Công tác giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở các địa phương cũng được quan tâm. Một số tỉnh đã chủ động đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại ở lĩnh vực này trên địa bàn; quan tâm chỉ đạo các ban, ngành rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định trong lĩnh vực quản lý đất đai, thực hiện chính sách xã hội trong phạm vi địa phương, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, góp phần hạn chế phát sinh khiếu nại mới. Cấp uỷ và chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, đặc biệt quan tâm đến việc củng cố, kiện toàn và mở rộng công tác tổ chức tiếp công dân ở các dự án đang giải tỏa để kịp thời giải quyết các vướng mắc của công dân tại cơ sở nhằm hạn chế đến mức thấp nhất đơn khiếu nại phát sinh cũng như khiếu nại vượt cấp; tập trung giải quyết tốt các vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền; duy trì thường xuyên việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời các hạn chế, thiếu sót, nhằm đưa công tác này ngày càng đi vào nề nếp. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có chương trình, kế hoạch, thành lập các đoàn thanh tra, tổ công tác để kiểm tra, xác minh, giải 87 quyết các vụ việc khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tồn đọng, bức xúc, kéo dài, qua đó đã góp phần quan trọng vào việc ổn định an ninh chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất thời gian vừa qua vẫn còn nhiều tồn tại: Số lượng vụ việc giải quyết đúng pháp luật chưa cao: qua khảo sát của một số địa phương cho thấy, chất lượng giải quyết không cao, khiếu kiện vượt cấp nhiều, thậm chí có những trường hợp sai sót, vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại qua việc giải quyết của cấp trên phải hủy quyết định giải quyết lần đầu cũng còn khá phố biến. Cụ Thể: Tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng: trong 3 năm (từ năm 2015 đến năm 2017), số đơn khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt là 2.039 đơn (năm 2015 là 612 đơn, năm 2016 là 783 đơn, năm 2017 là 694 đơn), nội dung chủ yếu liên quan đến khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện việc quy hoạch đô thị, phát triển các khu dân cư, cơ sở hạ tầng giao thông, khu du lịch chất lượng cao, các khu nông nghiệp công nghệ cao...; Kết quả trong 3 năm đã giải quyết được 2.005/2089 đơn đạt tỷ lệ 95,9%. Qua thống kê cho thấy, năm 2015 có 28/612 vụ việc khiếu nại giải quyết không đúng sau khi UBND tỉnh giải quyết lần hai hủy quyết định (chiếm 4,5% số vụ việc khiếu nại về hồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm quyền giải quyết): năm 2016 có 34/783 vụ việc khiếu nại giải quyết không đúng sau khi UBND tỉnh giải quyết lần hai hủy quyết định (chiếm 4,3%) so vụ việc khiếu nại về hồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm quyền giải quyết) năm 2017 có 29/694 vụ việckhiếu nại giải quyết không đúng sau khi UBND tỉnh giải quyết lần hai hủy quyết định (chiếm 4,1% số số vụ việc khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm quyền giải quyết) [8]. Tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai: trong 3 năm (từ năm 2015 đến năm 2017) tổng số đơn khiếu nại phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố Biên Hòa là 2.294 đơn (năm 2015 là 831 đơn, năm 2016 là 769 đơn, năm 2017 là 694 đơn), nội dung chủ yếu liên quan đến khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện việc quy hoạch đô thị, phát triển các khu dân cư, cơ sở hạ 88 tầng giao thông đô thị, các khu công nghiệp công nghệ cao...; Đã giải quyết được 2.215/2.294 đơn thuộc thẩm quyền đạt tỷ lệ 96,5% nhưng qua kết quả giải quyết, thực tế chỉ thấy: năm 2015 có 33/831 vụ việc khiếu nại giải quvết không đúng sau khi UBND tỉnh giải quyết lần hai hủy quyết định (chiếm 3,9% số vụ việc khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm quvềi giải quyết), năm 2016 có 28/769 vụ việc khiếu nại giải quyết không đúng sai khi UBND tỉnh giải quyết lần hai hủy quyết định (chiếm 3,6% số vụviệc khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm quyền giải quyết), năm 2017 có 24/694 vụ việc khiếu nại giải quyết không đúng sau khi UBND tỉnh giải quyết lần hai hủy quyết định (chiếm 3,4% số vụ việc khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm quyền giải quyết) [7]. Tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: trong 3 năm (từ năm 2015 đến năm 2017) tổng số đơn khiếu nại phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu là 1.319 đơn (năm 2015 là 419 đơn, năm 2016 là 473 đơn, năm 2017 là 427 đơn), nội dung chủ yếu liên quan đến khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện việc quy hoạch đô thị, phát triển các khu dân cư, cơ sở hạ tầng giao thông, khu du lịch chất lượng cao, các khu công nghiệp công nghệ cao...; Kết quả giải quyết được 1.283/1.319 đơn thuộc thẩm quyền đạt tỷ lệ 97,2% Tuy nhiên, qua giải quyết cho thấy: năm 2015 có 18/419 vụ việc khiếu nại giải quyết không đúng sau khi ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết lần hai hủy quyếtđịnh (chiếm 4,2% sô vụ việc khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm quyền giải quyết), năm 2016 có 21/473 vụ việc khiếu nại giải quyết không đúng sau khi ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết lần hai hủy quyết định (chiếm 4,4% số vụ việc khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm quyền giải quyết), năm 2017 có 16/427 vụ việc khiếu nại giải quyết không đúng sau khi ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết lần hai hủy quyết định (chiếm 3,7%) số số vụ việc khiếu nại về hồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm quyền giải quyết.[32] Tại thành phố Hồ Chí Minh công tác giải quyết khiếu nại được chú trọng tập trung thực hiện nên kết quả giải quyết khiếu nại đạt khả quan. Tuy nhiên, số quyết định giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Chủ tịch UBND Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện chưa đúng hoặc 89 phải xem xét lại vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhất định, chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra của một thành phố lớn. Đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch UBND Thành phố: Theo thống kê cho thấy, từ năm 2015 đến 2017, Tòa án nhân dân Thành phố đã thụ lý, giải quyết 299 vụ việc khởi kiện quyết định giải quyết lần đầu của Chủ tịch UBND Thành phố, kết quả Tòa đã công nhận quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND Thành phố 254 vụ việc (chiếm 89,7%), không công nhận 29 1quyết định, chiếm 10,3%. Ngoài ra, thông qua hoạt động tự rà soát quyết định giải quyết lần đầu của mình, Chủ tịch UBND Thành phố cũng đã sửa đổi, điều chỉnh như sau: Năm 2015, có 27 quyết định sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại trước đó, trên tổng số 920 quyết định giải quyết khiếu nại (chiếm 2.93%); Năm 2016, số quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết khiếu nại là 38/754 (chiếm 5%); Năm 2017, quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết khiếu nại là 40/708 (chiếm 5,6%);) [37]. Đơn khiếu nại tồn đọng, quá hạn nhiều, việc giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhiều địa phương không đảm bảo thời gian quy định. Tình trạng công dân gửi đơn khiếu nại vượt cấp lên các cơ quan Trung ương vẫn chiếm tỷ lệ cao( khoảng 85% số lượng vụ việc chưa được địa phương giải quyết công dân gửi đến bộ nhận được[18].Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát 91 vụ việc khiếu nại đất đai tồn đọng, kéo dài, trong đó chủ yếu khiếu nại liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Kết quả Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất với kết quả giải quyết của địa phương 57 vụ việc và địa phương xem xét, giải quyết lại 34 vụ việc. Đến nay có 09 trường hợp tiếp tục khiếu nại lên trung ương (chiếm 17,6%)[24]. Qua khảo sát thực tế đối với 100 hồ sơ giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng giải quyết trong 3 năm ( 2015-2018) thì số vụ việc giải quyết đúng thời hạn chỉ chiếm khoảng 30-40%, còn lại là quá thời gian so với luật định[3]. Thời gian để giải quyết một vụ việc khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường vào khoảng 3-5 tháng, cá biệt có nhiều vụ việc kéo dài hàng năm. Khảo sát thực tiễn tại các huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, trong giai đoạn từ 2013 đến 2017 các huyện, thị xã,thành phố đã tiếp 90 nhận 316 vụ việc KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền, trong đó giải quyết đúng thời gian luật định 142/316 vụ việc (chiếm 44%), giải quyết không đúng thời hạn luật định, giải quyết không đúng thời hạn luật định 174 vụ việc( chiếm 55%)[4]. Như vậy, tình trạng vi phạm thời hạn trong thụ lý vụ việc và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư diễn ra phổ biến ở tất cả mọi cấp, mọi ngành. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu nại tồn đọng, nhiều vụ việc chậm được giải quyết kéo dài trong nhiều năm, gây bức xúc cho người khiếu nại dẫn đến đơn thư khiếu nại gửi tràn lan, gửi vượt cấp Việc thực hiện nguyên tắc, thủ tục trong quá trình giải quyết KNHC trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có địa phương có lúc chưa đảm bảo . Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định nguyên tắc giải quyết khiếu nại là: việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại phải được thực hiện thẹo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Nhưng qua thực tế cho thấy việc giải quyết khiếu nại ở một số địa phương theo các nguyên tắc chưa được đảm bảo. Đơn cử việc đối thoại trong giải quyết, về tổ chức đối thoại với công dân khi giải quyết khiếu nại. Theo báo cáo của các địa phương chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đã tổ chức việc đối thoại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc đối thoại chủ yếu là do cấp trưởng ủy quyền cho cấp phó, thậm chí nhiều nơi ủy quyền cho cán bộ cơ quan chuyên môn thực hiện. Việc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trực tiếp đối thoại với người khiếu nại trên thực tế rất ít được thực hiện, ở nhiều địa phương, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh không tổ chức đối thoại, việc ra quvết định giải quyết khiếu nại chỉ căn cứ vào báo cáo kết quả thẩm tra xác minh của cơ quan chuyên môn. Đáng chú ý là tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được khắc phục. Đơn cử như ở thành phố Đà Lạt có 85% số vụ việc khiếu nại được đối thoại, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt đều giao cho các cơ quan chuyên môn như: Thanh tra, Tài nguyên và Môi trưòng, Quản lý Đô thị... Điển hình một số vụ việc phức tạp trở thành “điểm nóng” như: việc hàng trăm hộ dân của khu quy hoạch du lịch hồ Tuyền Lâm thành phố Đà Lạt yêu cầu đối thoại với lãnh đạo chính quyền thành phố về việc bồi thường, hỗ trợ không phù hợp) với tình hình thực tế nhưng không được quan 91 tâm theo nguyện vọng của nhân dân[8]... Qua khảo sát đánh giá các bước của quá trình giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà người dân tham gia, thì chỉ có 58 trong tổng số 280 phiếu hợp lệ cho rằng được tham gia đối thoại công khai, dân chủ chiếm 20,71% .{Bảng phụ lục số 18] và chỉ có 36,78% người dân (103 trên tổng số 280 người dân được phỏng vấn) cho rằng quy trình về giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất chỉ được thực hiện đúng thời hạn. Đa số người dân cho rằng thời gian giải quyết bị quá thời hạn. Việc thụ lý đơn khiếu nại và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại biết theo quy định của Luật Khiếu nại chưa thực hiện nghiêm. Theo quy định của Luật Khiếu nại trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, người giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người giải quyết khiếu nại biết. Nhưng trên thực tế quy định này gần như không thực hiện được theo đúng thời gian và việc thông báo bằng văn bản cho người dân biết vụ việc có được thụ lý giải quyết hay không thường không được thực hiện hoặc thực hiện chậm, nhiều thông báo không đến tay người dân. Điều này được thể hiện ở Bảng phụ lục số 18. Vì vậy, gây khó khăn cho người khiếu nại biết thời gian cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết và không có cơ sở để khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên. Từ cơ sở phân tích trên, có thể nhận định rằng công tác giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế. Nhiều địa phương vẫn còn tình trạng giải quyết chậm trễ, để công dân khiếu nại nhiều lần, nhiều vụ việc giải quyết không đúng chính sách, pháp luật, không phù hợp với thực tế nên khó dứt điểm. Có một số địa phương mới chỉ chú trọng giải quyết hết thẩm quyền mà chưa quan tâm đến chất lượng giải quyết, giải quyết dứt điểm vụ việc, vẫn còn tình trạng né tránh giải quyết, đùn đẩy, thấy sai nhưng không chịu sửa; cá biệt có cơ quan không làm tròn trách nhiệm, thẩm quyền được giao, có hành vi bao che, cố ý làm sai... làm cho hiệu quả giải quyết khiếu nại không cao. Số vụ việc khiếu nại tồn đọng, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp vẫn còn nhiều; Một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo GQKN một cách thường xuyên, chưa thực hiện nghiêm chế độ tiếp dân; Việc GQKN còn chậm, một số vụ việc giải quyết chưa thấu tình, đạt lý gây bức xúc cho công dân; Việc tổ chức thi hành quyết định GQKN chưa tốt. 92 3.3. Đánh giá về thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất 3.3.1. Đánh giá cơ sở pháp lý giải quyết 3.3.1.1. Ưu điểm của pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, pháp luật giải quyết KNHC về bồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_quyet_khieu_nai_hanh_chinh_ve_boi_thuong_ho_tro.pdf
Tài liệu liên quan