MỞ ĐẦU . 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. 8
1.2. Nghiên cứu về khuôn khổ pháp luật và thực trạng giáo dục pháp luật
cho học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam nói chung và ở thành phố
Hà Nội nói riêng. 21
1.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài. 27
1.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp
tục giải quyết . 29
1.5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học và hướng tiếp cận của luận án. 31
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY . 35
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò giáo dục pháp luật ở trường trung học
phổ thông. 35
2.2. Các thành tố giáo dục pháp luật ở trường trung học phổ thông . 47
2.3. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật cho
học sinh trung học phổ thông. 59
2.4. Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ở một số quốc
gia và những giá trị tham khảo cho Việt Nam . 62
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HIỆN NAY. 67
3.1. Khái quát bối cảnh kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội và đặc
điểm học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội hiện nay . 673.2. Cơ sở chính trị, pháp lý của hoạt động giáo dục pháp luật cho học
sinh trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội. 74
3.3. Tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông ở Hà Nội trong những năm gần đây. 79
3.4. Một số nhận xét chung về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng
giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội
hiên nay . 92
Chƣơng 4: YÊU CẦU VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG
CƢỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 97
4.1. Yêu cầu tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông từ thực tiễn thành phố Hà Nội. 97
4.2. Quan điểm về tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh trung học
phổ thông từ thực tiễn thành phố Hà Nội. 99
4.3. Giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông từ thực tiễn thành phố Hà Nội. 103
KẾT LUẬN . 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 138
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 139
181 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông từ thực tiễn thành phố Hà Nội - Nguyễn Thị Thu Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt hiệu quả cao, cần tiếp cận vấn đề mang tình hệ
thống và tìm hiểu rõ các thành tố của vấn đề trên.
4. Có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động GDPL cho học sinh THPT,
trong đó phải kể đến các yếu tố: gia đình, nhà trường, xã hộiMỗi yếu tố đều
có thể tác động đến việc xác định các thành tố của GDPL một cách cụ thể để
đạt được mục tiêu GDPL.
67
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. Khái quát bối cảnh kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội và
đặc điểm học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội hiện nay
3.1.1. Bối cảnh kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội
Kể từ khi thống nhất đất nước (1975), Hà Nội được chọn là thủ đô của
nước ta. Theo đà phát triển của đất nước, Thủ đô ngày càng phát triển về mọi
mặt, xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước.
Thành phố Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi nằm ở phía Tây Bắc vùng
đông bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh, vì vậy giao thông thuận tiện. Từ
Hà Nội đi các tỉnh thành phố trong cả nước rất dễ dàng bằng đường bộ, đường
sắt, đường thủy và đường không.
Năm 2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội
về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, đã hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà
Tây và chuyển toàn bộ huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã của
huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình vào thành phố Hà Nội. Vì vậy, thành
phố Hà Nội hiện có địa hình đa dạng, bao gồm vùng núi cao, vùng đồi thấp và
đồng bằng thấp trũng, trong đó địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích.
Về kinh tế, hiện nay cơ cấu kinh tế của Hà Nội dịch chuyển theo hướng
tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, giảm dần tỷ trọng
ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng đạt
những thành quả nhất định (xem bảng dưới đây):
68
Bảng 3.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành
(Tính theo tỷ đồng)
Năm Tổng số
Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
Công
nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
Thuế, sản
phẩm trừ trợ
cấp sản phẩm
2015 545241 18492 161234 312080 53435
Cơ cấu % 100% 3.4% 29.6% 57.2% 9.8%
2016 599178 19280 177919 343193 58786
Cơ cấu % 100% 3.2% 29.7% 57.3% 9.8%
2017 658590 18690 195665 379520 64715
Cơ cấu % 100% 2.8% 29.7% 57.7% 9.8%
Cùng với phát triển kinh tế, Hà Nội cũng có đạt nhiều thành tựu trong phát
triển văn hóa xã hội và con người. Môi trường văn hóa có những chuyển biến tích
cực như văn hóa ở nơi công cộng được cải thiện, văn minh xã hội được nâng lên.
Các phúc lợi xã hội cho sự phát triển con người cũng được đảm bảo tốt.
Về đơn vị hành chính: thành phố Hà Nội hiện nay có 30 đơn vị hành
chính gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện với diện tích là 3.358,5km2 dân số
khoảng 7,7 triệu người, mật độ dân cư 2304 người/km2 [120].
Bối cảnh kinh tế - xã hội nêu trên tạo điều kiện thuận lợi nhất định
song cũng đặt ra những khó khăn cho sự phát triển GDPL nói chung và
GDPL cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Điều kiện thuận
lợi thể hiện ở vị thế là thành phố trực thuộc trung ương và là Thủ đô của cả
nước, nên nguồn nhân lực, vật lực và kiến thức, thông tin phục vụ cho GDPL
ở thành phố Hà Nội sẵn có, dồi dào hơn so với nhiều địa phương khác.
Trong khi đó, khó khăn thể hiện ở chỗ đi liền với sự phát triển về diện tích
và dân số, tình hình trị an, văn hoá xã hội diễn biến phức tạp, lối sống hưởng
thụ và các tệ nạn xã hội theo đó tác động mạnh đến học sinh, sinh viên, phần
nào làm giảm những tác động tích cực của GDPL.
3.1.2. Đặc điểm học sinh trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội
Theo số liệu thống kê năm 2016, hiện cả nước có 2391 trường THPT,
trong đó Hà Nội có 212 trường với 196.469 học sinh, bao gồm khu vực công
lập với 110 trường (chiếm tỉ lệ 51.8%), dân lập, tư thục với 102 trường
69
(chiếm tỉ lệ 48.2%) [121]. Trường lâu năm nhất là THPT Việt Đức (thành lập
từ năm 1897) với bề dày truyền thống trên 100 năm. Gần đây có nhiều trường
tư thục chất lượng cao được thành lập với mô hình liên cấp, bao gồm cả
THPT, ví dụ như Vinschool, TH School
Tỉ lệ học sinh THPT ở Hà Nội so với tổng số dân cư là 196.469 học
sinh/7.328.400 người dân [121]. Tính trung bình cứ 37 người dân có một học
sinh THPT. Đây là tỷ lệ rất cao so với hầu hết địa phương khác trên cả nước,
chỉ đứng sau TP.HCM (ở TP.HCM tỷ lệ này là 204.506 /8.297.500, Hải
Phòng là 52.882 /1.980.800, Đà Nẵng là 29.396 /1.046.200, ở Cần Thơ, tỉ lệ
này là 28.667/1.257.900, các tỉnh trung du miền núi phía bắc trung bình là
314.583/11.984.300) [121].
Từ các công trình nghiên cứu của một số tác giả khác và kết quả khảo
sát của tác giả khi thực hiện luận án này (khảo sát ở 12 trường THPT trên địa
bàn thành phố gồm cả hai loại hình công lập và dân lập, khu vực nội thành và
ngoại thành – xem danh mục ở phần Phụ lục của luận án) có thể nêu một số
nhận xét khái quát về học sinh THPT Hà Nội như sau:
Thứ nhất, phần lớn học sinh THPT ở Hà Nội có sự phát triển tâm sinh
lý sớm hơn so với lứa tuổi.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện nay, bậc THPT
được qui định trong 3 năm học, từ lớp 10 đến lớp 12, tương ứng với lứa tuổi
từ 16 đến 18. Đây cũng là giai đoạn bắt đầu dậy thì và kết thúc để bước vào
lứa tuổi người lớn nên trẻ em có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tâm sinh
lý. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất đối với việc hình thành
nhân cách của các em. Trong giai đoạn này, các em vừa trải qua tuổi thiếu
niên song chưa phải là thanh niên, vì vậy diễn biến tâm lý của các em thường
phức tạp hơn so với các giai đoạn khác. Đây là một khó khăn đối với chính
các em cũng như gia đình, xã hội, nhà trường, các tổ chức, lực lượng làm
công tác giáo dục.
Đặc điểm nêu trên không phải là mới mẻ trong nghiên cứu tâm lý học lứa
tuổi, song các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khoảng một thập niên gần
70
đây, lứa tuổi học sinh THPT ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là các thành phố
đã có sự phát triển đáng kể, vượt xa nhịp độ trung bình của những thập niên
trước. Cụ thể, theo nghiên cứu của tác giả luận án, các chỉ số về chiều cao, cân
nặng...của học sinh THPT Hà Nội ở 12 trường được khảo sát đều đã vượt chuẩn
trước ngưỡng 2020.
Thứ hai, xét tổng quát, học sinh THPT ở Hà Nội có sự phát triển tốt
hơn về nhận thức so với học sinh ở địa phương khác.
Năng lực nhận thức của học sinh THPT ở Hà Nội cũng có sự phát triển
rất mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Mặc dù đây cũng là đặc điểm chung của
học sinh THPT trên cả nước, song sự phát triển về năng lực nhận thức của học
sinh THPT ở Hà Nội và một số thành phố lớn khác có phần cao hơn ở các
tỉnh đồng bằng và miền núi. Điều này chủ yếu là do các em được sống trong
môi trường Thủ đô với rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với
nguồn tri thức và thông tin. Những biểu hiện của sự phát triển vượt trội trong
tiêu chí này của học sinh THPT đó là: tỷ lệ học sinh THPT đỗ đại học, cao
đẳng; tỷ lệ học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế đều
cao hơn so với địa phương khác.
Bảng 3.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT ở một số thành phố
(Theo tổng cục thống kê Việt Nam)
Tỉnh/Thành phố Năm 2014 - 2015 Năm 2015 -2016 Năm 2016 - 2017
Hà Nội 95.57% 95.83% 98.66%
TP.HCM 97.39% 95.34% 99.59%
Quảng Ninh 94.79% 97.34% 98.01%
Trung du miền
núi phía Bắc
93.58% 96.28% 97.84%
Thanh Hóa 93.08% 97.34% 97.82%
Đà Nẵng 87.19% 85.36% 91.95%
Cà Mau 85.22% 91.89% 98.06%
Thứ ba, xét tổng quát, học sinh THPT ở Hà Nội có sự phát triển tốt hơn
về mặt xã hội so với học sinh ở các địa phương khác.
Ở lứa tuổi THPT, học sinh thường có mong muốn được khẳng định
71
mình và có nhu cầu độc lập trong suy nghĩ và hành động. Đây là sự phát triển
tự nhiên của nhóm tuổi này ở mọi địa phương, song ở Hà Nội và các thành
phố lớn khác, nhìn chung, đặc điểm này của học sinh THPT thể hiện trội hơn
so với các bạn ở các tỉnh đồng bằng, miền núi.
Những biểu hiện của sự phát triển vượt trội trong tiêu chí này của học
sinh THPT Hà Nội đó là: các em có khả năng diễn đạt và thể hiện bản thân tốt
hơn, có sự tự tin, hoạt bát và hiểu biết xã hội rộng hơn. Đặc biệt, các em có
tính chủ động, sáng tạo nổi trội hơn trong nhận thức và hoạt động. Điều này
chủ yếu là do các em được sống trong môi trường kinh tế - xã hội năng động
của Thủ đô, được tiếp xúc từ sớm và thường xuyên với sách, báo, phim, ảnh
và các hoạt động xã hội sôi động diễn ra ở gia đình, nhà trường và ở các
không gian công cộng.
Thứ tư, học sinh THPT ở Hà Nội có tỷ lệ xung đột với pháp luật cao
nhất trong số các nhóm người chưa thành niên.
Khái niệm trẻ em/người chưa thành niên xung đột với pháp luật đề cập
đến một phạm vi rộng những hành động do trẻ gây ra mà không phù hợp với
các quy định hoặc tiêu chuẩn do pháp luật quy định. Đó có thể là những vi
phạm lớn, có tính chất nghiêm trọng, bị xem là tội phạm và có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, ví dụ như trộm cắp, cướp giật, cố ý gây thương tích cho
người khác, thậm chí giết người. Song đó cũng có thể chỉ là những vi phạm
nhỏ chưa đến mức phải bị áp dụng chế tài hình sự, ví dụ như vi phạm luật
giao thông, gây rối trật tự công cộng
Ở lứa tuổi 16 – 18, trẻ em có sự biến động tâm lý rất mạnh trong khi
khả năng kiềm chế bản thân còn hạn chế, vì vậy, những rủi ro có hành động
xung đột với pháp luật cao hơn so với ở các độ tuổi khác. Đây cũng là đặc
điểm chung của học sinh THPT ở mọi địa phương, tuy nhiên ở thành phố Hà
Nội, có một số rủi ro mang tính đặc thù, cụ thể như sau:
Một là, môi trường an ninh ở một số khu vực của thành phố Hà Nội có
72
tính chất phức tạp hơn so với ở một số địa phương khác, thể hiện ở sự hiện
diện tập trung và thường xuyên hơn của những tệ nạn xã hội như nghiện hút,
mại dâm, trộm cắp, cướp giậtMôi trường phức tạp đó hoàn toàn có thể ảnh
hưởng đến học sinh, đặc biệt khi mà sự quản lý, giám sát của gia đình, nhà
trưởng và chính quyền địa phương tỏ ra thiếu hiệu quả.
Hai là, nhìn chung môi trường văn hoá ở thành phố Hà Nội tuy phong
phú hơn song cũng đa dạng và có nhiều yếu tố nguy hại hơn với trẻ em so với
ở một số địa phương khác. Điều này thể hiện ở việc so với trẻ em ở các địa
phương khác, trẻ em ở thành phố Hà Nội có thể tiếp cận với những dạng văn
hoá phẩm đồi truỵ, bạo lực..thông qua phim, ảnh hoặc trò chơi trực tuyến trên
Internet dễ dàng hơn nhiều. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng
những dạng văn hoá phẩm độc hại đó là một trong những nguyên nhân hàng
đầu dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em.
Ba là, nhìn chung môi trường gia đình ở thành phố Hà Nội tuy đầy đủ
hơn về vật chất song cũng rủi ro hơn với trẻ em so với ở một số địa phương
khác. Cụ thể, ở thành phố Hà Nội, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình, sự chăm lo của cha mẹ đến con cái ở nhiều gia đình không gắn bó, sâu
sát như ở các tỉnh đồng bằng, miền núi. Điều này là do nhịp sống của thành
phố nhanh hơn nhiều so với các khu vực khác, các công dân thành phố, đặc
biệt là các bậc cha mẹ, thường rất bận rộn, vô hình trung dẫn đến tình trạng
trẻ em bị bỏ rơi một cách vô ý. Trong bối cảnh đó, một số em, đặc biệt là ở
lứa tuổi dậy thì, đã sa vào những thói quen không lành mạnh như nghiện chơi
game, mạng xã hội, đua đòi, yêu sớm, thậm chí “đi bụi”... Cùng với sự thiếu
hụt những kinh nghiệm, kỹ năng sống, sự xao nhãng của gia đình dễ đẩy các
em vào tình trạng vi phạm pháp luật.
Về khía cạnh trên, theo thống kê của công an thành phố Hà Nội, trong 6
tháng đầu năm 2018, tỉ lệ trẻ em vi phạm pháp luật khá cao, thể hiện qua bảng
dưới đây:
73
Bảng 3.3. Thống kê vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nam Nữ Tổng
Dƣới 14
tuổi
Từ 14
đến
dƣới
16
Từ 15
đến
dƣới 18
% Từ 15
đến dƣới
18 tuổi
VP
1 Giết người 5 5 5 2 3 60.0%
2 Cướp tài sản 3 7 7 7 100.0%
3 Cưỡng đoạt tài sản 2 4 4 4 0.0%
4 Hiếp dâm, cưỡng dâm 0 0 0.0%
5 Cố ý gây thương tích 11 24 24 1 3 20 83.3%
6 Trộm cắp tài sản 10 18 1 19 8 11 57.9%
7 Cướp giật tài sản 0 0 0.0%
8 Gây rối TTCC 4 8 1 9 4 5 55.6%
9 Đánh bạc 4 5 5 1 4 80.0%
10
Tổ chức sử dụng trái
phép CMT
0 0
0.0%
11 Mua bán, tàng trữ MT 1 1 1 1 100.0%
12 MGMD 0 0 0.0%
13 Những hành vi khác 5 10 1 11 2 9 81.8%
45 82 3 85 1 24 60Tổng cộng
Tổng số đối tƣợng Lứa tuổi
BẢNG THỐNG KÊ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
STT Hành vi vi phạm
Tổng
số vụ
Số liệu từ bảng trên cho thấy tỷ lệ vi phạm pháp luật cao nhất rơi vào
độ tuổi từ 15-18, tức là độ tuổi học sinh THPT. Cụ thể, theo bảng trên, thủ
phạm trong độ tuổi THPT chiếm 60% tỉ lệ phạm tội giết người; chiếm 100%
tỉ lệ phạm tội cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản; chiếm 83,3% tỉ lệ phạm tội
cố ý gây thương tích; chiếm 57,9% tỉ lệ phạm tội trộm cắp tài sản; chiếm
53,6% tỉ lệ phạm tội gây rối trật tự công cộng; chiếm 80% tỉ lệ phạm tội đánh
bạc; chiếm 100% tỉ lệ phạm tội mua bán tàng trữ ma tuý; chiếm 81.8 % tỉ lệ
phạm tội khác. Như vậy, ở tất cả các dạng tội phạm, tỷ lệ vi phạm của nhóm
độ tuổi THPT đều chiếm hơn một nửa, trong đó có nhiều dạng tôi phạm
chiếm 100%.
Trước đó, thống kê các năm 2015, 2016, 2017 về tình hình vi phạm
pháp luật ở vị thành niên của công an thành phố Hà Nội cũng cho thấy thủ
phạm trong độ tuổi học sinh THPT chiếm tỉ lệ khá cao (xem Phụ lục).
74
3.2. Cơ sở chính trị, pháp lý của hoạt động giáo dục pháp luật cho
học sinh trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội
Ở nước ta, hệ thống chính sách, pháp luật về GDPL được Nhà nước
chú trọng xây dựng và triển khai thực hiện ngày càng sâu rộng trong những
thập kỷ gần đây. Điều này là để thể chế hoá đường lối của Đảng về GDPL.
Ngay từ đầu thập kỷ 1980, Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng (năm
1982) đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động tuyên truyền, phổ biến
GDPL: “Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể phải thường
xuyên giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc GDPL vào
các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng
pháp luật”.
Tiếp đó, nghị quyết các Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X, XI,XII và
nhiều nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền và các tổ chức Đoàn, Hộitrong việc tuyên truyền, phổ biến GDPL.
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 được ban hành nhằm tăng
cường và thể chế hoá việc tuyên truyền, phổ biến, GDPL, trong đó Mục III
qui định rõ về GDPL trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc
dân. Trong mục này, Điều 23 khoản b qui định nội dung pháp luật trong
chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông là trang bị kiến
thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn
trọng và chấp hành pháp luật. Điều 24 khoản 1 qui định về hình thức GDPL
trong nhà trường THPT là giáo dục chính khoá qua môn giáo dục công dân,
khoản 2 qui định về hình thức giáo dục ngoại khoá và các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật để triển khai rộng rãi hoạt động GDPL. Chỉ thị 315-CT của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 07 tháng 12 năm 1982 đã xác định định hướng
75
nền tảng trong hoạt động này bằng cách nêu rõ: “Thủ trưởng các ngành và
UBND các cấp cần nhận rõ tuyên truyền, GDPL là một bộ phận quan trọng
của hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng Phải có kế hoạch chỉ đạo kiểm
tra việc tuyên truyền, GDPL, đưa hoạt động này đi vào nề nếp thường xuyên”.
Một loạt văn bản pháp luật khác sau đó đã cụ thể hoá những việc cần làm để
thực hiện GDPL trong xã hội. Đặc biệt, Luật phổ biến, GDPL năm 2012 đã
tạo là một bước ngoặt mới trong việc pháp điển hoá hoạt động quan trọng này
ở nước ta, thông qua việc xác định rõ ràng và cụ thể các vấn đề như: Hình
thức, nội dung phổ biến, GDPL; Trách nhiệm phổ biến, GDPL của cơ quan,
tổ chức, cá nhân; Các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, GDPL; Công
tác phổ biến, GDPL trong các lĩnh vực; Nguồn lực bảo đảm cho công tác phổ
biến, GDPL. Hiện tại, ngoài Luật phổ biến, GDPL năm 2012, Nhà nước đã
ban hành một số văn bản pháp luật khác để hướng dẫn triển khai thực hiện các
hoạt động GDPL, cụ thể như: Nghị quyết liên tịch 04/1985/NQLT giữa Ban
Bí thư Trung Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Tư pháp về việc tăng cường
GDPL trong đoàn thanh niên và thanh niên; Nghị quyết liên tịch
01/1999/NQLT-TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND của Bộ Tư pháp về việc
phối hợp phổ biến, GDPL cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người; Thông tư liên tịch
02/2008/TTLT-BTP-TWHCCBVN giữa Bộ Tư pháp và Trung ương Hội cựu
chiến binh Việt Nam hướng dẫn phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật, tuyên truyền, phổ biến, GDPL, trợ giúp pháp lý đối với Cựu chiến binh;
Thông tư 96/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định việc tổ chức tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về dân quân tự vệ;
Thông tư liên tịch 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Tư
pháp hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, GDPL trong nhà
trường; Quyết định 06/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây
dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; Nghị định 28/2013/NĐ-CP của
76
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến,
GDPL; Quyết định 09/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy
định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; Quyết định
27/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm
vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, GDPL; Thông tư
47/2013/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phổ
biến, GDPL trong ngành Giao thông vận tải; Thông tư liên tịch
14/2014/TTLT-BTC-BTP giữa Bộ Tài chính và bộ Tư pháp quy định việc lập
dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm
cho công tác phổ biến, GDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại
cơ sở; Thông tư 10/2016/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên
pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
Để triển khai thưc hiện các văn bản chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước nêu trên, trong những năm gần đây, Thành uỷ Hà Nội đã rất chú
trọng chỉ đạo HĐND, UBND tổ chức các hoạt động GDPL trên địa bàn thành
phố. Thành uỷ Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số
32- CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến GDPL, Chỉ thị số 45/2007/CT-
BGD&ĐT ngày 17/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về công tác phổ biến
GDPL trong toàn ngành, và trong nhà trường thông qua các đợt sinh hoạt
chính trị, xây dựng tủ sách pháp luật ở thư viện trường học.
Trên cơ sở chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội đã ban
hành một số văn bản pháp quy về tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến,
GDPL, đặc biệt là từ năm 2008, ví dụ như Quyết định số 1493/QĐ-UBND
ngày 21/10/2008 của UBND về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, GDPL
trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2012. UBND cũng đồng
thời tổ chức triển khai thực hiện Chương trình đến các Sở, ban ngành đoàn thể
của thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã. Trên cơ sở Chương trình
77
phổ biến GDPL trên địa bàn thành phố, UBND thành phố đã xây dựng và ban
hành Kế hoạch phổ biến, GDPL hàng năm nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
về ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân thủ đô. Bên cạnh đó,
UBND thành phố cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật để tổ chức thực hiện
các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về GDPL, cụ thể như:
-Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 270/2009/QĐ-
TTg ngày 27/2/2009 về việc phê duyệt Đề án “củng cố, kiện toàn và nâng cao
nguồn nhân lực trong công tác tuyên truyền, phổ biến, GDPL đáp ứng yêu cầu
đổi mới, phát triển của đất nước”; số 554/QĐ-TTg ngày 4/5/2009 về việc phê
duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến GDPL cho người dân nông thôn và
đồng bào dân tộc thiểu số”; số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 về việc phê
duyệt Đề án “nâng cao công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường”, UBND
thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 587/QĐ-UBND ngày 2/2/2010
về ban hành kế hoạch “củng cố, kiện toàn và nâng cao nguồn nhân lực trong
hoạt động tuyên truyền, phổ biến, GDPL đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển
của Thủ đô” giai đoạn 2010-2012.
-Thực hiện Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “tăng cường công tác phổ biến, GDPL
nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015”,
UBND thành phố Hà Nội đã thông qua Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày
16/11/2011 về việc tăng cường công tác phổ biến, GDPL nhằm nâng cao ý
thức pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2011-2015, Kế hoạch số 49/KH-HĐPHPBGDPL ngày 27/8/2015 về việc
kiểm tra công tác phổ biến, GDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh
thiếu niên trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015. Quán triệt kế hoạch này,
100% các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đều đã ban hành kế
hoạch tuyên truyền, phổ biến GDPL cho thanh thiếu niên. Các sở, ban, ngành,
đoàn thể được thành phố giao nhiệm vụ thực hiện đề án như: Sở GD-ĐT,
Thành Đoàn Hà Nội, Sở LĐ-TB-XH, Công an thành phố, Đài phát thanh và
78
truyền hình Hà Nội tích cực triển khai kế hoạch để đề án đi vào thực tiễn đời sống.
-Thực hiện Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai
đoạn 2011-2020, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 3565/QĐ-
UBND ngày 29/6/2016 về việc ban hành chỉ tiêu và danh mục các nhiệm vụ,
đề án, dự án Giai đoạn II (2016-2020) và Quyết định số 233/KH-UBND ngày
22/12/2016 về việc thực hiện đề án “Tăng cường công tác phổ biến, GDPL
nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2017-2020”.
Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản khác
nhằm thúc đẩy và tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động GDPL, ví dụ
như Kế hoạch số 135/KHPH –UBNDTP- BGDDT ngày 12/7/2016 về tuyên
truyền phổ biến, GDPL về an ninh, trật tự cho sinh viên các trường Đại học,
Cao đẳng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2018; Kế hoạch số 177/KH-
UBND ngày 28/9/2016 về tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp
luật dành cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016; Kế
hoạch số 233/KH-UBND ngày 30/12/2015 về phổ biến, GDPL trên địa bàn
thành phố Hà Nội năm 2016, Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 27/12/2016
về phổ biến, GDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật trên địa bàn thành phố
Hà Nội năm 2017
Hệ thống văn bản pháp luật nêu trên đã tạo nền tảng pháp lý cho hoạt
động GDPL cho học sinh THPT ở thành phố Hà Nội, là cơ sở để tổ chức và
điều chỉnh hoạt động GDPL trong nhà trường theo hướng đa dạng, phù hợp
và hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật nêu trên vẫn còn những
hạn chế nhất định mà một trong những hạn chế đó là hoạt động GDPL cho
học sinh, sinh viên không nằm trong chương trình, đề án độc lập mà nằm
trong chương trình tuyên truyền, phổ biến, GDPL cho nhân dân nói chung và
đối tượng thanh, thiếu niên nói riêng. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện
79
các văn bản pháp luật nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền của thành phố Hà
Nội có xu hướng thiên về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân và
thanh, thiếu niên, còn ít chú ý đến học sinh các trường phổ thông, trong đó có
trường THPT.
3.3. Tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh trung học
phổ thông ở Hà Nội trong những năm gần đây
Để tìm hiểu về công tác tổ chức và đánh giá kết quả thực hiện GDPL
cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, tác giả đã tiến
hành nghiên cứu, phân loại, chọn mẫu đối tượng khảo sát đối với 12 trường
THPT đại diện cho hai khu vực: Hà Nội 1, Hà Nội 2, trong đó Hà Nội 1 là
khu vực khối các trường nằm trên địa bàn có tình hình kinh tế- xã hội phát
triển cao, còn Hà Nội 2 là các trường ở khu vực ngoại thành, điều kiện kinh
tế- xã hội kém hơn. Cụ thể, các trường được khảo sát bao gồm: THPT Yên
Hoà, THPT Tây Hồ, THPT Cầu Giấy, THPT Quang Trung, THPT Xuân
Đỉnh, THPT Ứng Hoà, THPT Nguyễn Văn Cừ, THPT Thanh Oai, THPT
Thạch Thất, THPT Hoài Đức A, THPT Dân lập Lômnoxop, THPT Dân lập
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Kết quả nghiên cứu, khảo sát của tác giả cho thấy như sau:
3.3.1. Chủ thể giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường Trung
học phổ thông
Qua khảo sát của tác giả luận án, có thể tổng hợp về đội ngũ những người
làm hoạt động GDPL cho học sinh ở các trường THPT ở Hà Nội như sau:
- Về thành phần, số lượng, phương pháp:
Chủ thể quản lý hoạt động GDPL đồng thời là những cán bộ làm công
tác quản lý chung của nhà trường, cụ thể như các thành viên trong Ban giám
hiệu, Cố vấn Đoàn, Tổ trưởng chuyên môn tổ xã hội. Họ là ngư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_giao_duc_phap_luat_cho_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong.pdf