Luận án Giáo dục, y tế và ảnh hưởng tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG .viii

LỜI MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3

4. Phương pháp nghiên cứu . 3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 6

1.1. Cơ sở lý thuyết về vai trò của vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế . 6

1.1.1 Mô hình tăng trưởng cổ điển . 6

1.1.2 Mô hình tăng trưởng tân cổ điển . 7

1.1.3. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh . 10

1.2 Các khái niệm và đo lường về giáo dục, y tế, tăng trưởng kinh tế. 12

1.2.1 Khái niệm và đo lường về Giáo dục . 12

1.2.2 Khái niệm và đo lường về Y tế . 13

1.2.3. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế .14

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế . 17

1.3.1. Ảnh hưởng của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế. 17

1.3.2. Ảnh hưởng của y tế lên tăng trưởng kinh tế.22

1.3.3. Ảnh hưởng tương tác của giáo dục, y tế lên tăng trưởng kinh tế. 24

1.3.4. Một số yếu tố khác ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế. 25

1.4. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của giáo dục, y tế và tương tác của

chúng đến tăng trưởng kinh tế . 30

1.4.1. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế 30

1.4.2. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của y tế lên tăng trưởng kinh tế. 38

pdf201 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục, y tế và ảnh hưởng tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng số 84109 87682 91633 91420 93507 72346 Trên đại học 45512 48564 54886 59979 67497 59736 Đại học, cao đẳng 36998 37716 35742 29810 25711 12461 Trình độ khác 1599 1402 1005 1631 299 149 Công lập Tổng số 70432 73886 75214 74112 76061 57198 Trên đại học 38697 40923 45600 49998 56044 48790 Đại học, cao đẳng 30702 31782 28708 22909 19776 8278 Trình độ khác 1033 1181 907 1205 241 130 Ngoài công lập Tổng số 13677 13796 16419 17308 17446 15148 Trên đại học 6815 7641 9286 9981 11453 10946 Đại học, cao đẳng 6296 5934 7034 6901 5935 4183 Trình độ khác 566 221 98 426 58 19 Tăng trưởng so với năm trước (%) Chung Tổng số 12,8 4,2 4,5 -0,2 2,3 4 Trên đại học 18,8 6,7 13 9,3 12,5 9,3 Đại học, cao đẳng 6,4 1,9 -5,2 -16,6 -13,8 -16,4 Trình độ khác 6,7 -12,3 -28,3 62,3 -81,7 198 Công lập Tổng số 11,2 4,9 1,8 -1,5 2,6 3,2 Trên đại học 17,4 5,8 11,4 9,6 12,1 8,4 Đại học, cao đẳng 5,5 3,5 -9,7 -20,2 -13,7 -20,3 Trình độ khác -19,5 14,4 -23,2 33 -80 664,7 Ngoài công lập Tổng số 21,6 0,9 19 5,4 0,8 6,8 Trên đại học 27,6 12,1 21,5 7,5 14,7 13,4 Đại học, cao đẳng 10,7 -5,7 18,5 -1,9 -14 -7,2 Trình độ khác 163,3 -61 -55,6 334,7 -86,4 -42,4 Nguồn: GSO 73 2.2.3. Thực trạng về giáo dục nghề nghiệp Hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi quản lý nhà nước về cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy về một đầu mối, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ. Chính vì vậy tại Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 3 tháng 9 năm 2016 “Chính phủ thống nhất giao cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước đối với các trường sư phạm”. Sự tồn tại khách quan của các cơ sở GDNN, được xét ở các góc độ khác nhau của quản lý, cho thấy việc triển khai quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDNN theo Luật Giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ cần thiết, nhưng chắc chắn gặp không ít khó khăn. Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN theo định hướng tăng quy mô, giảm đầu mối quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả hoạt động bằng các giải pháp tích cực như đẩy mạnh xã hội hóa; giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDNN; sắp xếp theo ngành, nghề, trình độ đào tạo, loại hình cơ sở đào tạo nghề.v.v sẽ có thể đổi mới toàn diện GDNN, góp phần đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Trong báo cáo này, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phản ánh khách quan theo loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, theo khu vực kinh tế-xã hội và theo hình thức sở hữu. Ngoài ra, báo cáo sẽ phân tích kỹ hơn về nhóm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp. Theo loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp Tính đến ngày 30 tháng 10 năm 2016, số lượng cơ sở GDNN có biến động lớn so với năm 2015 tăng 506 cơ sở tương đương 134,5%, trong đó với từng loại cơ sở GDNN lại tăng đột biến khác nhau: trường cao đẳng tăng 199 trường, tương đương 215%; trường trung cấp tăng 272 trường, tương đương 197,4%% và trung tâm GDNN tăng 37 trung tâm, tương đương 103,7% (xem Hình 2.1). Đơn vị tính: Cơ sở Hình 2.1. Số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo loại hình Nguồn: Văn phòng -Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 74 Theo khu vực kinh tế-xã hội Các cơ sở GDNN được thành lập và phát triển luôn được định hướng gắn kết với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển nhân lực, Quy hoạch phát triển nhân lực và thực tế của từng vùng, địa phương và cả nước đặc biệt trong giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên thực trạng việc đầu tư, phát triển cơ sở sản xuất, nhà máy, công ty tập trung ở một số tỉnh, thành phố hoặc khu vực kéo theo sự tồn tại của các cơ sở GDNN ở các tỉnh không có điều kiện phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn. Năm 2016, khu vực đồng bằng Sông Hồng có số lượng trường cao đẳng lớn (135 trường) chiếm 34,8% tổng số trường cao đẳng trên toàn quốc; số lượng trường trung cấp cũng rất lớn (191 trường) chiếm 37,3% tổng số trường trung cấp trên toàn quốc; ở khu vực trung du và miền núi phía bắc và khu vục Tây Nguyên số trung tâm GDNN là rất lớn, gấp đôi số trường trung cấp và cao đẳng; ở các khu vực còn lại số trung tâm GDNN tương đương số trường trung cấp và cao đẳng (xem Hình 2.2). Đơn vị tính: Cơ sở Hình 2.2. Số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo khu vực kinh tế-xã hội Nguồn: Văn phòng -Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Theo hình thức sở hữu Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định có 3 loại hình thức sở hữu cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến 75 30/10/2016 với tổng số 1.972 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 1.307 cơ sở giáo dục công lập chiếm 66,3%, (trường cao đẳng chiếm 23,3%, trường trung cấp chiếm 23,6%, số % còn lại là của trung tâm GDNN), số còn lại 33,7% là cơ sở GDNN ngoài công lập (tư thục và đầu tư nước ngoài) (Hình 2.3). Thực tế cho thấy tỷ lệ cơ sở GDNN ngoài công lập còn thấp, đặc biệt là đối với trường cao đẳng. Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp về chính sách xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích, các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia hoạt động GDNN, cần đa dạng hóa các loại hình cơ sở GDNN với các hình thức sở hữu khác nhau; khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các cơ sở GDNN với các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động nhằm huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời cần bổ sung chính sách nhằm tăng cường sự “công bằng”giữa các CSDN công lập và ngoài công lập; quan tâm hỗ trợ kỹ thuật đối với các CSDN tư thục (hỗ trợ về chương trình, giáo trình; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên và cán bộ quản lý GDNN). Đơn vị tính: Cơ sở Hình 2.3. Số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hình thức sở hữu Nguồn: Văn phòng -Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp Các cơ sở GDNN của doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, các công ty, trước hết thực hiện chức năng đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, đáp ứng đặt hàng đào tạo của doanh nghiệp qua phương thức hợp đồng đào tạo giữa công ty, doanh nghiệp với 76 cơ sở GDNN về số lượng và chất lượng nhân lực được đào tạo. Doanh nghiệp, công ty phải bảo đảm kinh phí đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Các trường này cũng có thể đào tạo theo yêu cầu xã hội, khi đó sẽ thực hiện cơ chế như trường tư thục. Về cơ chế hoạt động, các cơ sở GDNN thực hiện cơ chế tự chủ về kinh phí là đơn vị hoạt động độc lập được hưởng các chính sách của Nhà nước và khuyến khích xã hội hóa giáo dục đào tạo. Nguồn kinh phí được huy động từ công ty, doanh nghiệp mẹ, học phí của người học, tài trợ của Nhà nước và các nguồn tài trợ hợp pháp khác. Về học phí đối với đào tạo cho người ngoài công ty, doanh nghiệp, nhà trường tự quyết định mức học phí phù hợp chất lượng đào tạo, khả năng chi trả của người học và của xã hội khi đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Số liệu thống kê năm 2016 cho thấy số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của doanh nghiệp trong cả nước còn hạn chế. Trong tổng số 387 trường cao đẳng thì chỉ có 46 trường thuộc doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 11,8%; tổng số trường trung cấp thuộc doanh nghiệp là 82 trường chiếm tỷ lệ 14,8%; số lượng trung tâm GDNN và trung tâm khác thuộc doanh nghiệp là 355 trung tâm, chiếm hơn 1/3 tổng số trung tâm chiếm tỷ lệ (34,3%), (hình 2.4). Đơn vị tính: Cơ sở Hình 2.4.So sánh số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp Nguồn: Văn phòng -Tổng cục Giáo dục nghề Hoạt động đào tạo của các cơ sở GDNN thuộc doanh nghiệp đã đáp ứng một phần nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp, góp phần tăng quy mô đào tạo nghề trong cả hệ thống dạy nghề, tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng lao động qua đào tạo nghề. Người học nghề tại đây sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội tìm được việc làm trong doanh nghiệp. Đặc biệt đào tạo nghề tại doanh nghiệp tiết 77 kiệm chi phí và thời gian của cả người học và doanh nghiệp. Nhờ có các cơ sở GDNN thuộc doanh nghiệp đã tăng thêm cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Người lao động của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp không bị gián đoạn thời gian sản xuất do được thực hành ngay trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên số lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của bản thân doanh nghiệp. Mặt khác các trường cao đẳng, trường trung cấp thuộc doanh nghiệp chỉ tập trung ở một số khu vực kinh tế-xã hội lớn như khu vực đồng bằng Sông Hồng có 59 trường chiếm 46,1%, khu vực Đông nam bộ 30 trường, chiếm 23,4%, (hình 2.5). Đơn vị tính: Cơ sở Hình 2.5. Số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế-xã hội Nguồn: Văn phòng -Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Thực trạng về học sinh, sinh viên học nghề Tính đến ngày 31/12/2016 Kết quả tuyển sinh năm 2016 đạt được 2.367.654 người trong đó: Trình độ cao đẳng (CĐ) và cao đẳng nghề (CĐN) là 241.411 sinh viên (CĐ ước đạt 149.852 sinh viên; CĐN là 91.559 sinh viên), chiếm 10,2%. Trình độ trung cấp nghề (TCN) và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) là 290.231 học sinh (TCN là 147.096 học sinh; TCCN là 143.135 học sinh), chiếm 12,3%. Trình độ Sơ cấp nghề và dưới 3 tháng là 1.836.012 người chiếm 77,6% 78 Đơn vị tính: người Hình 2.6. Kết quả tuyển sinh năm 2016 Nguồn: Vụ Dạy nghề chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Tuyển sinh theo trình độ CĐN, TCN, SCN và Dạy nghề dưới 3 tháng Tổng hợp báo cáo của 63 Sở LĐTBXH, kết quả tuyển sinh CĐN, TCN, SCN và Dạy nghề dưới 3 tháng năm 2016 đạt được 2.074.667 người, trong đó: Trình độ CĐN và TCN là 238.655 người (chiếm 12,0% so với tổng số tuyển sinh học nghề năm 2016); Trình độ SCN và DN dưới 3 tháng là 1.836.012 người (chiếm 88% so với tổng số tuyển sinh học nghề năm 2016); Kết quả tuyển sinh năm 2016 đạt 96,5% so với kế hoạch đề ra (ở trình độ CĐN, TCN đạt 95,5%, trình độ SCN và DN dưới 3 tháng đạt 96,6%) và tăng so với năm 2015 là 4,8%. Đơn vị tính: người Hình 2.7. Tuyển sinh theo trình độ CĐN, TCN, DCN và Dạy nghề dưới 3 tháng Nguồn: Vụ Dạy nghề chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 79 Số lượng tuyển sinh CĐN, TCN, Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng tăng so với năm 2015 Kết quả tuyển sinh trình độ CĐN, TCN phân theo vùng kinh tế - xã hội được trong đó: Vùng Đồng bằng sông Hồng tuyển được 80.450 người chiếm 34% so với tổng số tuyển sinh trình độ CĐN, TCN năm 2016; Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuyển được 29.028 người chiếm 12%,Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung tuyển được 52.934 người chiếm 22% so; Vùng Tây Nguyên tuyển được 8.494 người chiếm 4%; Vùng đông Nam Bộ tuyển được 44.864 người chiếm 19% và Vùng Đồng bằng sông Cửu long tuyển được 22.886 người chiếm 10% so với tổng số tuyển sinh trình độ CĐN, TCN năm 2016; Kết quả tuyển sinh trình độ SCN và DN dưới 3 tháng phân theo vùng kinh tế - xã hội trong đó Vùng Đồng bằng sông Hồng tuyển được 389.622 người chiếm 21%; Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuyển được 181.646 người chiếm 10%; Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung tuyển được 347.727 người chiếm 19%; Vùng Tây nguyên tuyển được 68.168 người chiếm 4%; Vùng đông Nam bộ tuyển được 570.203 người chiếm 31% và Vùng Đồng bằng sông Cửu long tuyển được 278.647 người chiếm 15% so với tổng số tuyển sinh trình độ sơ cấp và Dạy nghề dưới 3 tháng năm 2016 (hình 2.8). Đơn vị tính: người Hình 2.8. Tuyển sinh trình độ CĐN, TCN, SCN theo vùng kinh tế - xã hội Nguồn: Vụ Dạy nghề chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 80 Thông tin tốt nghiệp Kết quả tốt nghiệp năm 2016 bao gồm cả CĐ, CĐN, TCN, TCCN, SCN và DN dưới 3 tháng đạt được 1.974.193 người (hình 2.9), trong đó: Trình độ CĐ và CĐN là 172.051 sinh viên (CĐ ước đạt 107.893 sinh viên; CĐN là 64.158 sinh viên), chiếm 8,7% so với tổng số người tốt nghiệp các cấp trình độ. Trình độ TCN và TCCN là 205.374 học sinh (TCN là 99.454 học sinh; TCCN là 105.920 học sinh), chiếm 10,4% so với tổng số người tốt nghiệp. Sơ cấp nghề và Dạy nghề dưới 3 tháng chiếm 80,9% so với tổng số người tốt nghiệp. Đơn vị tính: người Hình 2.9. Số lượng tuyển sinh theo trình độ đào tạo năm 2016 Nguồn: Vụ Dạy nghề chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Kết quả tốt nghiệp theo trình độ CĐN, TCN, SCN và Dạy nghề dưới 3 tháng Theo báo cáo của 63 Sở LĐTBXH, năm 2016 có tổng số 1.760.380 người tốt nghiệp học nghề, trong đó: tốt nghiệp CĐN và TCN là 163.612 người (CĐN là 64.158 sinh viên; TCN là 99.454 học sinh); SCN và dạy nghề dưới 3 tháng là 1.596.768 người (hình 2.10). Đơn vị tính: người Hình 2.10. Kết quả tốt nghiệp theo trình độ CĐN, TCN, SCNvà Dạy nghề dưới 3 tháng Nguồn: Vụ Dạy nghề chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 81 Nhìn chung tỷ lệ tốt nghiệp CĐN, TCN, Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng năm 2016 tăng so với năm 2015 (CĐN là 4,620 người, TCN là 9628 người, SCN và dạy nghề dưới 3 tháng là 18,488 người). Kết quả tốt nghiệp CĐN, TCN, SCN và Dạy nghề dưới 3 tháng chia theo vùng kinh tế - xã hội Kết quả tốt nghiệp CĐN, TCN, SCN và Dạy nghề dưới 3 tháng chia theo vùng kinh tế - xã hội như sau: Vùng Đồng bằng sông Hồng là 401.632 người, chiếm 23% so với tổng số người học nghề tốt nghiệp của cả nước năm 2016; Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 176.328 người, chiếm 10% so với tổng số; Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung là 337.279 người, chiếm 19% so với tổng số; Vùng Tây nguyên là 62.701 người, chiếm 4% so với tổng số; Vùng đông Nam bộ là 528.589 người, chiếm 30% so với tổng số và Vùng Đồng bằng sông Cửu long là 253.851 người, chiếm 14% so với tổng số (hình 2.11) Đơn vị tính: người Hình 2.11. Kết quả tốt nghiệp CĐN, TCN, SCN và Dạy nghề dưới 3 tháng chia theo vùng kinh tế năm 2016 Nguồn: Vụ Dạy nghề chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 82 2.3. Thực trạng chi tiêu cho giáo dục 2.3.1. Thực trạng chi tiêu công cho giáo dục Đầu tư cho giáo dục đào tạo tại Việt Nam hiện nay bao gồm các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả công trái giáo dục, vay nợ, viện trợ); các nguồn ngoài ngân sách nhà nước (học phí, thu dịch vụ khoa học công nghệ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân). Trong đó, đầu tư từ ngân sách nhà nước có vai trò chủ đạo. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo tại Việt Nam liên tục tăng. Tỷ trọng chi cho giáo dục đào tạo so với GDP tăng từ 4,1% năm 2001 lên 6,1% năm 2016. Tỷ trọng của giáo dục đào tạo trong tổng chi ngân sách nhà nước tăng tương ứng từ 15,5% lên 21,4%. Chi tiêu công cho giáo dục đào tạo của Việt Nam ở mức khá cao so với nhiều nước, kể cả các nước có trình độ phát triển cao hơn. Tuy nhiên, do quy mô kinh tế nhỏ, xét về số tuyệt đối, mức Chi tiêu công cho giáo dục hàng năm vẫn còn rất khiêm tốn. Phần lớn chi cho giáo dục đào tạo dành cho chi thường xuyên (bình quân trên 80%), trong khi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Năm 2016, tổng nguồn ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đào tạo là 224,8 nghìn tỷ (chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách nhà nước), trong đó chi thường xuyên khoảng 184 nghìn tỷ (chiếm khoảng 82%). Bảng 2.6. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo, 2005-2016 (%) 2005 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổngchi 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Trungương 25,3 22,9 20,6 25,2 25,4 24,6 24,5 Địaphương 74,7 77,1 79,4 74,8 74,6 75,4 75,5 Chixâydựngcơbản 16,8 20,9 23,1 17,1 18,4 18,0 17,7 Chithườngxuyên 83,2 79,1 76,9 82,9 81,6 82,0 82,3 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quản lý ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo đang ngày càng được phân cấp. Theo đó, khoảng 75% tổng chi cho giáo dục đào tạo do địa phương quản lý, trong khi ngân sách trung ương trang trải 25% nhu cầu còn lại. Điều này về cơ bản phù hợp với chủ trương phân cấp trong chính sách quản lý giáo dục, mang lại nhiều quyền tự chủ hơn cho chính quyền địa phương cũng như cho các cơ sở giáo dục. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo cũng đã được cải tiến theo hướng tập trung nhiều hơn 83 cho các cấp học phổ cập, các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Theo đó, chi ngân sách nhà nước cho các cấp giáo dục mần non và giáo dục phổ thông hiện chiếm khoảng gần 70% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo. Trong khi đó, chi cho hoạt động dạy nghề, cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ khiêm tốn hơn trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo (lần lượt khoảng 9 - 10% và 11 - 12%). Bảng 2.7. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo các cấp học, 2006-2015 (%) 2006 2011 2012 2013 2014 2015 ChiNSNNcáccấp 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Mầmnon 7,5 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 Tiểuhọc 31,2 28,5 28,2 28,3 28,3 28,3 THCS 21,6 21,5 21,4 21,6 21,6 21,6 THPT 10,3 11,8 11,2 11,1 10,9 11,1 CộngchiGDMNvàGDPT 70,6 69,7 69,0 69,2 69,0 69,2 Dạynghề 6,7 9,7 9,9 9,7 9,7 9,7 Trungcấpchuyênnghiệp 2,6 3,4 3,6 3,5 3,5 3,5 Caođẳng,đạihọc 8,9 11,7 12,0 12,4 12,4 12,4 GDTX 1,2 1,8 1,7 1,6 1,8 1,6 GDĐTkhác 10,0 3,7 3,8 3,6 3,6 3,6 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo Từ bộ dữ liệu được tổng hợp, nghiên cứu đi sâu vào phân tích thực trạng chi tiêu công cho giáo dục theo từng năm, cũng như theo mỗi ngũ phân vị thu nhập dựa trên tăng trưởng GDP trung bình của các tỉnh. Nhìn chung chi tiêu công bình quân cho giáo dục có xu hướng gia tăng theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 ở tất cả các nhóm tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, có sự gia tăng rõ nhất ở hai nhóm tăng trưởng thấp nhất và tăng trưởng cao nhất. Theo đó, chi tiêu công bình quân cho giáo dục ở nhóm tăng trưởng thấp nhất tăng đều từ mức 0,45 triệu đồng/người/năm ở năm 2011 đến 0,60 triệu đồng/người/năm vào năm 2015. Trong khi đó, một sự gia tăng mạnh mẽ hơn ở nhóm tăng trưởng cao nhất, từ mức 0,35 triệu đồng/người/năm ở năm 2011 tăng mạnh lên mức 0,60 triệu đồng/người/năm ở năm kế tiếp và đạt mức 0,85 triệu đồng/người/năm ở năm 2015. Điều đó cho thấy, có sự khác biệt đáng kể giữa chi tiêu công bình quân cho giáo dục giữa các tỉnh thuộc các nhóm có mức tăng trưởng GDP cao nhất và các tỉnh 84 có mức tăng trưởng thuộc nhóm thấp nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt về mức chi tiêu công bình quân cho giáo dục là không rõ ràng ở các tỉnh thuộc các nhóm tăng trưởng trung gian như nhóm tăng trưởng thấp, nhóm tăng trưởng trung bình và tăng trưởng cao. Từ đó, có thể đặt ra một giả thuyết rằng tồn tại một mối tương quan dương giữa chi tiêu công bình quân cho giáo dục với tăng trưởng kinh tế qua các năm trong giai đoạn khảo sát. 0.450.45 0.51 0.57 0.60 0.27 0.62 0.56 0.50 0.61 0.39 0.65 0.36 0.65 0.48 0.37 0.51 0.560.54 0.61 0.35 0.60 0.72 0.79 0.86 0 .1 .2 .3 .4 .5 .6 .7 .8 .9 1 Ch i t iê u cô n g bì n h qu ân ch o gi áo dụ c Tă ng trư ởn g t hấ p n hấ t Tă ng trư ởn g t hấ p Tă ng trư ởn g t ru ng bìn h Tă ng trư ởn g c ao Tă ng trư ởn g c ao nh ất 2011 2012 2013 2014 2015 Hình 2.12: Chi tiêu công bình quân cho giáo dục (tr.đ/người/năm) phân theo các nhóm thu nhập giai đoạn năm 2011 - 2015 Nguồn: MOF và VHLSS 2.3.2.Thực trạng chi tiêu cá nhân cho giáo dục Theo nhóm thu nhập, hộ càng giàu thì mức chi cho giáo dục càng lớn, tính đến năm 2016, mức chi bình quân chung một người một tháng là 1,14 triệu đồng, trong khi chi tiêu cho giáo dục bình quân đầu người nhóm giàu nhất (2,2 triệu đồng/người/ tháng) cao gấp hơn 4 lần nhóm nghèo nhất (0,49 triệu đồng/người/năm) và hơn gấp 2 lần mức chi bình quân chung. Tuy nhiên, tỷ trọng chi tiêu đầu tư cho giáo dục trong tổng chi tiêu của hộ lại rất thấp, chỉ chiếm khoảng 2% tổng chi tiêu của hộ. Theo thời gian, khi thu nhập tăng thì chi tiêu cho giáo dục cũng tăng lên. Năm 2010, tổng chi cho giáo dục bình quân nhóm 5 là 1,8 triệu động/người/năm thì đến năm 2016, tổng chi tiêu bình quân của nhóm này là 2,2 triệu đồng/người/năm. 85 Bảng 2.8. Chi tiêu hộ bình quân cho giáo dục theo nhóm thu nhập Đơn vị: Nghìn đồng/người/tháng Nhóm thu nhập 2010 2012 2014 2016 Nhóm nghèo nhất 253.3 312.7 395.4 488.2 Nhóm nghèo 582.3 678.3 799.8 931.6 Nhóm trung bình 941.2 998.9 1062.0 1127.1 Nhóm khá 1059.7 1186.3 1336.9 1496.7 Nhóm giàu 1800.8 2071.1 1933.6 2223.9 Chung 951.1 1009.6 1073.7 1139.8 Nguồn: Tính toán từ số liệu VHLSS 2010-2016, GSO Theo thời gian, mức chi tiêu bình quân đầu người khu vực thành thị và giới tính có sự thay đổi không quá nhiều, thậm chí chi tiêu cho giáo dục khu vực thành thị còn không tăng trong giai đoạn 2010-2016. Theo khu vực, chi tiêu bình quân đầu người khu vực thành thị cao gấp gần 2 lần so với khu vực nông thôn (1,67 triệu đồng/ người/ tháng so với 0,9 triệu đồng/ người/ tháng năm 2017). Theo giới tính, kết quả khá bất ngờ khi nữ giới có mức chi tiêu cho giáo dục cao hơn nam giới trong giai đoạn 2010-2016, năm 2016 chi tiêu bình quân cho giáo dục của nam là 1,1 triệu đồng/người và của nữ là 1,26 triệu đồng/người Bảng 2.9. Chi tiêu hộ bình quân cho giáo dục theo khu vực, giới tính Đơn vị: Nghìn đồng/người/tháng 2010 2012 2014 2016 Chung 951.1 1009.6 1073.7 1139.8 Khu vực Thành thị 1691.4 1683.2 1675.1 1667.0 Nông thôn 677.0 744.6 822.8 905.0 Giới tính chủ hộ Nam 931.5 985.7 1044.7 5.4 Nữ 1028.6 0.2 1179.5 1261.6 Nguồn: Tính toán từ số liệu VHLSS 2010-2016, GSO Dựa trên dữ liệu về chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ được tính toán từ bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ (VHLSS) và bộ dữ liệu MOF qua các năm trong giai 86 đoạn 2011 - 2016, biểu đồ về tình hình chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ được tổng hợp ở hình 2.13 bên dưới. Kết quả cho thấy, ngoại trừ các hộ ở các tỉnh thuộc nhóm tăng trưởng thấp thì tất cả các hộ thuộc các nhóm tăng trưởng khác đều cho thấy mức chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ tăng dần qua các năm trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Ở đây, có sự gia tăng mạnh về mức chi tiêu bình quan cho giáo dục của hộ qua các năm ở các tỉnh thuộc nhóm tăng trưởng trung bình, nhóm tăng trưởng cao và nhóm tăng trưởng cao nhất. Cụ thể, mức chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ ở ba nhóm tăng trưởng này năm 2011 lần lượt là 3,2; 3,6 và 3,8 (triệu đồng/người/năm) đã tăng tăng lên tương ứng là 5,6; 5,7 và 6,3 triệu đồng/người/năm vào năm 2015. Kết quả hình 2.13 cũng cho thấy, chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ ở các tỉnh thuộc các nhóm tăng trưởng khác nhau cũng khác nhau. Các hộ ở các tỉnh thuộc các nhóm tăng trưởng cao sẽ có mức chi tiêu bình quân cho giáo dục cao hơn và ngược lại. Như vậy, kết quả thống kê sơ bộ cho thấy một khả năng tương quan dương giữa chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn khảo sát. 2.7 3.8 3.4 3.7 4.3 2.7 4.1 4.9 4.0 3.6 3.2 4.1 5.3 5.7 5.6 3.6 4.6 4.5 4.1 5.7 3.8 4.8 5.2 5.3 6.3 2 3 4 5 6 7 8 Ch i t iê u bì n h qu ân củ a hộ ch o gi áo dụ c Tă ng trư ởn g t hấ p n hấ t Tă ng trư ởn g t hấ p Tă ng trư ởn g t ru ng bìn h Tă ng trư ởn g c ao Tă ng trư ởn g c ao nh ất 2011 2012 2013 2014 2015 Hình 2.13: Chi tiêu tư nhân bình quân cho giáo dục của hộ (tr.đ/người/năm) phân theo các nhóm thu nhập giai đoạn năm 2011 - 2015 Nguồn: MOF và VHLSS 2.4. Thực trạng về y tế giai đoạn 2011-2016 Tính đến năm 2016, tổng số cán bộ ngành y là 270,1 nghìn người, trong đó bác sỹ là 77,5 nghìn người (chiếm 28,7% tổng số cán bộ ngành y), số lượng y sỹ là 57,1 87 nghìn người (chiếm 21,16%), số lượng y tá là 106,6 nghìn người (chiếm 39,5%) và số lượng hộ sinh là 28,8 nghìn người (chiếm 10,7% tổng số cán bộ). Tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng cán bộ ngành y trong giai đoạn 2010- 2016 là 2,8%/năm, y tá có tốc độ tăng trưởng cán bộ nhanh nhất, bình quân mỗi năm tăng trưởng 3,86%, tiếp theo là bác sỹ có tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,24%/năm, y sỹ có tốc độ tăng cán bộ bình quân là 1,35%/năm và thấp nhất là hộ sinh có tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,9%/năm. Bảng 2.10. Số lượng nhân lực ngành y tế 2010 2012 2014 2015 2016 Số lượng (Người) Bác sĩ 61,398 73,717 71,815 73,797 77,539 Y sĩ 52,250 58,727 58,264 58,385 57,152 Y tá 82,298 100,353 102,011 102,721 106,654 Hộ sinh 26,796 30,072 29,130 29,137 28,778 Tốc độ tăng trưởng (%) Bác sĩ 1,0 20,1 -2,6 2,8 5,1 Y sĩ 0,8 12,4 -0,8 0,2 -2,1 Y tá 15,2 21,9 1,7 0,7 3,8 Hộ sinh 7,0 12,2 -3,1 0,0 -1,2 (*) Chưa kể cơ sở hộ. (**) Số liệu năm 2012 bao gồm cả hộ. Nguồn: Tổng Cục thống kê Tuổi thọ bình quân Trong giai đoạn 2010-2016, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam tăng 0,5 tuổi, đạt mốc 73,4 tuổi vào năm 2016 (tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm gần 7% dân số), mức tuổi thọ bình quân đã vượt tuổi thọ trun

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giao_duc_y_te_va_anh_huong_tuong_tac_cua_chung_len_t.pdf
Tài liệu liên quan