MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 11
1.1. Các quan niệm về hạnh phúc . 11
1.1.1. Yếu tố kinh tế - vật chất. 12
1.1.2. Yếu tố gia đình - xã hội . 13
1.1.3. Yếu tố cá nhân. 22
1.2. Các phương pháp nghiên cứu và cách đo lường hạnh phúc . 27
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính. 28
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng . 28
1.3. Nhận xét và định hướng nghiên cứu của đề tài. 32
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN. 34
2.1. Các khái niệm công cụ . 34
2.1.1. Hạnh phúc. 34
2.1.2. Công giáo. 36
2.1.3. Người Công giáo ở Tp. HCM . 37
2.1.4. Hạnh phúc của người Công giáo. 37
2.2. Một số lý thuyết sử dụng. 40
2.2.1. Lý thuyết chọn lựa hợp lý. 40
2.2.2. Lý thuyết hành động xã hội. 42
2.2.3. Lý thuyết chức năng tôn giáo. 44
2.3. Hệ thống Giáo lý của Công giáo. 45
2.3.1. Giáo lý, luật lệ, lễ nghi của Công giáo. 45
2.3.2. Cơ cấu tổ chức và phẩm trật của Giáo hội Công giáo. 51
2.4. Giáo lý Công giáo quan niệm về hạnh phúc. 56
2.4.1. Trên bình diện kinh tế - xã hội. 56
2.4.2. Trên bình diện gia đình và cộng đồng Công giáo . 59
2.4.3. Trên bình diện cá nhân . 61
2.5. Khung phân tích . 66
172 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo: nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tình hiệp thông trọn vẹn. Thiên Chúa đã sáng tạo ra con người
giống hình ảnh Thiên Chúa, và có nam, có nữ để sống hiệp thông với nhau
trong gia đình. Gia đình là một cộng đồng của ân sủng, cộng đồng cầu
nguyện, là trường dạy các nhân đức căn bản và đối thần để sống hiệp thông
với mọi người với Thiên Chúa. Gia đình được xây dựng trên cơ sở tình yêu
thương giữa vợ chồng và giữa cha mẹ với con cái cháu chắt, v.v... Cho nên,
mỗi người trong gia đình phải tuân theo ý định của Thiên Chúa để sống đúng
bổn phận của mình. Bổn phận của vợ chồng và cha mẹ là sống hiệp thông với
nhau, chỉ một vợ, một chồng cho đến chết, đa thê, đa phu, ngoại tình, ly dị là
phá hủy sự hiệp thông thiêng liêng đó. Sự hiệp thông của vợ chồng đưa đến
việc sinh sản con cái, nên vợ chồng phải phục vụ và bảo vệ sự sống, dù nó
đang ở trong giai đoạn phát triển nào, lúc mới hình thành bào thai, đã chào
đời, lúc bệnh tật, yếu đau hay bị tật nguyền. Vì sự sống luôn là hồng ân tuyệt
vời của Thiên Chúa, cho nên phục vụ sự sống còn, là giáo dục toàn diện cho
con người cả về thể xác lẫn tinh thần, về đời sống của cá nhân cũng như xã
hội, về trách nhiệm làm người cũng như làm con Thiên Chúa hay nói cách
khác là giáo dục về văn hóa, nghề nghiệp, giáo lý, đức tin để mọi người đều
sống đầy đủ phẩm giá người Kitô hữu. Với con cái là phải có bổn phận hiếu
thảo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên và duy trì bảo vệ tình anh em với nhau, yêu
thương giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Vấn đề này cũng đã được thể hiện
trong truyền thống cao đẹp quý báu của Người Việt Nam ta: “Công cha như
núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”; đối với tình anh em,
thì: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
Như vậy, thực hiện sống hiệp thông trong gia đình là điều kiện cơ bản để sống
66
hiệp thông với mọi người, mọi vạn vật trong xã hội, nhất là trong tình hình
hiện nay, khi nền kinh tế - xã hội đang có nhiều đổi thay, việc hội nhập vào xã
hội, vào dân tộc, vào các tôn giáo là rất cần thiết cho sự sống còn của cá nhân
nói riêng của cộng đồng xã hội nói chung.
2.5. Khung phân tích
Chú thích:
Chiều tác động từ biến số độc lập, biến số trung gian đến Quan niệm về
hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo.
Quan niệm về hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo ở Tp. HCM.
- Biến phụ thuộc là “quan niệm hạnh phúc và bất hạnh của người dân
theo Công giáo”. Cấu trúc của khái niệm này gồm 3 hợp phần được triển khai
thành các biến số phụ thuộc nhỏ hơn là quan niệm của người Công giáo trên 3
lĩnh vực: kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình – xã hội và
đời sống cá nhân. Các biến số phụ thuộc này chịu tác động của các biến số
độc lập.
- Các biến số độc lập:
+ Các biến số vĩ mô: Giáo lý, giáo luật của Giáo hội Công giáo; điều
kiện kinh tế, xã hội; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kinh tế thị trường, toàn
Quan niệm về hạnh
phúc và bất hạnh của
ngƣời Công giáo
ở Tp. HCM
- Điều kiện kinh tế - vật
chất, môi trường tự nhiên
- Quan hệ gia đình - xã
hội
- Đời sống cá nhân
- Giáo lý, giáo luật,
Giáo Hội Công giáo
- Điều kiện KT-XH
- CNH, HĐH, KTTT
TCH, và HNQT
- Phong tục tập quán
- Chính sách của
Nhà nước và địa
phương
Các nhóm xã hội
- Giới tính
- Tuổi
- Trình độ học vấn
- Mức sống
- Nghề nghiệp
67
cầu hóa, hội nhập quốc tế, phong tục tập quán, các chính sách của Nhà nước,
v,v.
+ Các biến số vi mô (biến trung gian): tuổi, giới tính, trình độ học vấn,
mức sống, nghề nghiệp, sự hài lòng,của cá nhân
68
2.6. Mô hình quan niệm về hạnh phúc của ngƣời Công giáo ở Tp. HCM
Quan niệm về hạnh phúc của ngƣời Công giáo ở Tp. HCM
Điều kiện kinh tế - vật chất, môi
trƣờng tự nhiên
Quan hệ gia đình - xã hội Đời sống cá nhân
Các chỉ báo
1. Đủ ăn
2. Đủ mặc
3. Có nhà ở riêng
4. Có công ăn, việc làm
5. Được làm công việc mình thích
6. Có thu nhập ổn định
7. Tiện nghi sinh hoạt đầy đủ
8. Có tài sản, tiền để dành
9. Có hệ thống dịch vụ tốt
10. Vệ sinh an toàn thực phẩm tốt
11. Môi trường tự nhiên trong lành
Các chỉ báo
1. Gia đình hòa thuận
2. Con, cháu chăm ngoan
3. Quan hệ họ hàng tốt
4. Quan hệ láng giềng tốt
5. Có bạn bè tốt
6. Quan hệ nơi làm việc tốt
7. Có vị thế, địa vị xã hội
8. An ninh, an toàn xã hội bảo đảm
9. Chính quyền thân thiện, công tâm
10. Được tự chủ, tự quyết về bản thân
11. Môi trường xã hội tự do, dân chủ
Các chỉ báo
1. Có sức khỏe tốt
2. Có năng lực làm việc
3. Có trình độ học vấn
4. Thể hiện được năng lực của mình
5. Có thời gian nghỉ ngơi, giải trí
6. Có niềm tin vào con người, xã hội
7. Đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn
8. Thành công trong cuộc sống
9. Làm được việc có ý nghĩa
10. Luôn có mục tiêu phấn đấu
11. Thích ứng nhanh với cuộc sống
69
Tiểu kết Chƣơng 2
Qua nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn của
luận án, cho phép đi đến một số luận điểm sau:
Về mặt lý luận: Có nhiều quan niệm khác nhau được nhìn nhận trên
nhiều phương diện và góc độ khác nhau và nhiều lý thuyết được xây dựng khi
nghiên cứu về hạnh phúc của người dân nói chung, của người Công giáo nói
riêng. Tất cả những điều đó, phần nào đã lý giải xác đáng việc tìm kiếm và
đạt đến hạnh phúc của con người được thể hiện trên nhiều chiều cạnh khác
nhau trong đời sống của họ. Đó là những cơ sở lý luận quan trọng làm tiền đề
cho việc nghiên cứu các phương diện quan niệm về hạnh phúc của người
Công giáo ở Tp. HCM mà đề tài luận án đã lựa chọn.
Về mặt thực tiễn: Những quy tắc, luật lệ, lễ ghi và điều răn của Giáo lý
Công giáo đã có vai trò rất lớn trong việc hình thành nhân cách của con
người. Nó không chỉ góp phần điều chỉnh hành vi, cung cách ứng xử của cá
nhân tín hữu trong xã hội mà còn điều chỉnh cả suy nghĩ, ý tưởng và cả hành
động của họ. Những ý tưởng về công bằng, bác ái, hướng thiện, tính cố kết
cộng đồng, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau đã tác động rất lớn đến
nhận thức, ảnh hưởng trực tiếp vào lối sống, nếp sống của người dân trong
lịch sử cũng như hiện nay. Giáo lý của Kitô giáo cả phần Cựu ước cũng như
Tân ước khi đề cập đến vấn đề giàu nghèo của con người đều cho rằng, giàu
có là một điều rất quan trọng mang lại tự do cho cuộc sống của tín hữu, nhưng
nó không phải là thứ quyết định đến hạnh phúc thực sự của con người, mà
hạnh phúc tối cao và vĩnh cửu của con người là được lên thiên đường, nên
những ai khi còn sống ở trần gian không chịu tích góp ơn đức để hội đủ các
điều kiện để nhập vào nước Chúa thì đó thực sự là bất hạnh.
Niềm tin và sự thực hành nghiêm ngặt những điều răn của giáo lý Công
giáo trong đời sống thực tiễn của các tính hữu Kitô giáo đã làm cho mỗi cá
nhân tự giác tu dưỡng, rèn luyện bản thân, làm cho mọi người nêu cao tinh
thần, sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và toàn xã hội. Góp phần
70
tạo nên một môi trường xã hội lành mạnh, gắn bó ấm áp tình người, hạn chế
những mặt tiêu cực đang hàng ngày, hàng giờ len lỏi vào từng ngỏ ngách của
cuộc sống, của từng gia đình nhằm ổn định xã hội, duy trì và phát huy truyền
thống của dân tộc Việt Nam trong hiện tại cũng như trong sự phát triển tương
lai của đất nước.
Có thể nói, Kinh thánh là nền tảng Giáo lý của người dân theo công giáo,
là bộ sách dạy cho con người Kitô hữu phải cách cư xử của con người trong
quan hệ với Thiên chúa với tha nhân. Tuy vẫn có những mặt tiêu cực, hạn
chế, Song đối với đa số người Kitô hữu đều đã công nhận đây chính là bộ luật
đạo đức rất quan trọng trong cuộc sống của chính họ, nó không chỉ dạy cho
họ cách thực hành sống đạo mà còn cả sống đời theo các giới răn của luật đạo
đức trong Kinh thánh. Do đó, khi thực hành trong đời sống thực tế, sự thể
hiện của hai mặt tích cực hay tiêu cực đó là phụ thuộc vào cách vận dụng của
mỗi con người và chính điều đó, đã góp phần ổn định gia đình, nâng cao trách
nhiệm từng cá nhân của người Kitô giáo đối với cộng đồng của họ nói riêng
với con người và cả xã hội Việt Nam nói chung.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trình bày ở trên sẽ giúp cho
tác giả có cách nhìn bao quát về các chủ đề liên quan, nhằm góp phần cho
việc thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu và thiết lập được khung lý
thuyết và mô hình nghiên cứu quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo
trên thực tế ở Tp. HCM được rõ nét và đạt kết quả hơn.
71
Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÀ QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC
CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Từ kết quả điều tra khảo sát xã hội học, chương này trình bày quan niệm,
về hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo ở Tp. HCM trên ba phương
diện: điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình - xã hội
và đời sống cá nhân.
3.1. Một số đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu
Ở phần này, sẽ mô tả các thông tin nhân khẩu học của người trả lời, bao
gồm: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức sống, v.v
3.1.1. Cơ cấu giới tính và tuổi người trả lời (cá nhân)
Tỉ lệ về cơ cấu giới tính trong mẫu khảo sát không có sự chênh lệch lớn,
nam (47, 8%), nữ (51, 2%). Điều đó rất có ý nghĩa trong việc so sánh tương
quan với các biến khác ở các phần sau. Biến tuổi của người trả lời trong nghiên
cứu này được đo lường bằng năm sinh, để thuận lợi cho việc tính toán và phân
tích số liệu, biến tuổi được chia thành 03 nhóm: nhóm 1= những người có năm
sinh từ 1999 đến 1982 (18 tuổi đến 35 tuổi); nhóm 2 = những người có năm
sinh từ 1981-1967 (36 tuổi đến 50 tuổi); nhóm 3 = những người có năm sinh từ
1957 trở về trước (trên 60 tuổi). Kết quả khảo sát thu được: Tỉ lệ người trả lời
nhóm trên 60 tuổi (25,0%); từ 36 tuổi đến 50 tuổi (47,1%) và từ 18 tuổi đến 35
tuổi (27,9%).
3.1.2. Trình độ học vấn người trả lời (cá nhân)
Trong câu hỏi phỏng vấn, biến số học vấn được đo lường trên chỉ báo
bậc học cao nhất đã hoàn thành của người trả lời và phân thành 3 nhóm: nhóm
1= Tiểu học trở xuống, tỉ lệ (6, 8%); nhóm 2 = Trung học cơ sở, phổ thông
trung học (37,6%); nhóm 3 = Cao đẳng, đại học trở lên (55,6%). Trong mẫu
nghiên cứu này, người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm
tỉ lệ (55,6%) trong tổng số người được hỏi. Nếu só với mặt bằng chung về
72
trình độ học vấn của người dân trong cả nước hoặc mặt bằng chung toàn
Tp.HCM thì tỉ lệ này là cao, song đây là nghiên cứu trường hợp, người tham
gia phỏng vấn là những người nằm trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và được tiến
hành khảo sát thực địa tại hai phường, thuộc 2 quận nội thành ở Tp. HCM –
thuộc thành phố đô thị loại 1, có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển. Cho nên với tỉ lệ như trên nó cũng đã phần
nào phản ánh đúng với thực trạng mà mẫu nghiên cứu đặt ra.
3.1.3. Mức sống người trả lời (cá nhân)
Nhằm thuận lợi cho việc tự đánh của người trả lời và phân tích về sau
trong luận án, biến mức sống được phân thành 3 nhóm: 1= nhóm nghèo; 2 =
nhóm trung bình và 3 = nhóm khá giả. Kết quả qua điều tra thu được như sau:
Nhóm nghèo (8,5%); nhóm trung bình (84,9%) và nhóm khá giả (6,6%).
3.1.4. Nghề nghiệp người trả lời (cá nhân)
Nghề nghiệp của người trả lời, trong nghiên cứu này, dựa trên cơ cấu
nghề nghiệp của xã hội, gồm 5 nhóm loại: 1= công nhân; 2 = Cán bộ, viên
chức; 3 = kinh doanh/buôn bán/dịch vụ; 4 = Hưu/nội trợ/công tác xã hội; và
5= khác (những người làm công việc không ổn định, thường xuyên thay đổi).
Kết quả khảo sát thực nghiệm thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ: 3.1. Nghề nghiệp người trả lời (đơn vị %)
Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án, tháng 3/2017
14,8
35,4 35,4
10,5
3,9
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Công nhân Cán bộ, viên chức Kinh doanh buôn
bán/dịch vụ
Hưu/nội trợ/công
tác XH
Khác
73
3.2. Ngƣời Công giáo ở Tp. HCM quan niện về hạnh phúc
Trong công cụ phỏng vấn bảng hỏi chúng tôi đưa ra 33 chỉ báo và phân
thành 3 nhóm phản ánh những khía cạnh về 3 phương diện: kinh tế - vật chất,
môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình - xã hội và đời sống của cá nhân. Sau
đó yêu cầu trong mỗi một phương diện, người trả lời chọn 5 chỉ báo mà họ
cho là quan trọng nhất. Từ kết quả lựa chọn của người dân, nhằm so sánh sự
khác biệt về quan niệm hạnh phúc: điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự
nhiên; quan hệ gia đình - xã hội và đời sống của cá nhân cũng như giữa các
nhóm xã hội của người Công giáo ở Tp. HCM.
Với câu hỏi tự đánh giá về tầm quan trọng của 3 nhóm khía cạnh: kinh tế
- vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình - xã hội và đời sống cá nhân
trong quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở Tp.HCM. Kết quả được
thể hiện:
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ lựa chọn khía cạnh trong quan niệm về hạnh phúc (đơn vị %)
Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án, tháng 3/2017
51.2
89.1
58.7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Kinh tế vật chất, môi
trường tự nhiên
Quan hệ gia đình, xã hội Đời sống cá nhân
74
Kết quả tại biểu đồ 3.2 cho thấy quan hệ gia đình - xã hội có tỉ lệ lựa
chọn cao nhất, với (89,1%) số người trả lời, tiếp sau là đời sống cá nhân và
cuối cùng là kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên. Có nghĩa là các quan hệ
trong gia đình cũng như ở ngoài xã hội là nhân tố có tầm quan trọng nhất trong
việc tạo ra hạnh phúc cá nhân; qua đó củng cố thêm luận điểm quan niệm về
hạnh phúc cá nhân, gắn liền, thậm chí là đồng nhất với sự trọn vẹn, êm ấm
thuận hòa của gia đình. Qua luận điểm này đã nói lên một điều, là người dân
Việt Nam, cho dù theo tôn giáo nào đi chăng nữa, hay đang sống trong thời kỳ
xã hội có nhiều biến đổi về mọi mặt, tác động hàng ngày, hàng giờ đối với từng
cá nhân như: kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, khoa học –kỹ thuật, công
nghệ, v.v thì việc đề cao giá trị truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa Việt
vẫn thấm sâu vào trong nếp sống, suy nghĩ và nhận thức của mỗi người dân và
cá nhân vẫn không thể sống ngoài gia đình và xa rời xã hội.
Từ ý kiến của phỏng vấn sâu (PVS) cũng đã nói lên một phần cho chúng
ta thấy tầm quan trọng của yếu tố gia đình – xã hội như sau: “Gia đình là
điểm tựa căn bản, lớn nhất trong cuộc sống và chính gia đình là chỗ tạo dựng
hạnh phúc, là nơi thể hiện tình yêu thương gắn kết mỗi người với nhau.
Không thể có hạnh phúc, nếu các thành viên trong gia đình bị bất hòa, thiếu
sự đồng cảm và chia sẻ buồn vui lẫn nhau” (Nam 41 tuổi, đã lập gia đình,
kinh doanh – phường Phước Bình, Quận 9).
Điều này cho thấy, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị
hóa phát triển ngày càng nhanh chóng, việc mở rộng, hội nhập, hòa nhập quốc
tế trên nhiều lĩnh vực tại Tp. HCM đã tạo ra những biến đổi sâu sắc cả diện
rộng lẫn bề sâu về văn hóa. Nhưng, có những yếu tố gần như là không thay đổi,
hay sự thay đổi diễn ra rất chậm đó là “căn tính văn hóa gia đình” trong cộng
đồng cư dân đô thị. Hay nói cách khác văn hóa cá nhân, vốn đặc trưng của xã
hội công nghiệp đang lan tỏa nhanh, nhưng sức trường tồn của văn hóa gia đình
trong cư dân đô thị ở Tp. HCM vẫn hết sức mạnh mẽ: “Gia đình tốt, thì xã hội
mới tốt, nếu không có gia đình, hay đánh mất gia đình thì không một ai trên
75
cuộc đời này có được hạnh phúc thật sự. Chính hạnh phúc của cá nhân được
hình thành, phát triển và hoàn thiện từ nền tảng của gia đình. Tuy nhiên, muốn
đạt được điều đó thì mỗi cá nhân phải tự xây dựng, tự vun đắp, chứ không ai
ban phát cho” (PVS, nữ 54 tuổi, giảng viên, phường Phước Bình, quận 9).
Chính qua cách đánh giá của người dân, cũng phần nào giúp cho tác giả
có những tiền đề quan trọng làm cơ sở cho việc đưa ra các nhận định có căn
cứ trong quá trình phân tích các số liệu về sau liên quan đến quan niệm về
hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM. Ứng dụng lý thuyết sự lựa chọn
hợp lý vào để giải thích mục đích cơ bản sâu xa dẫn đến sự lựa chọn đó của
người Công giáo ở Tp. HCM: Khi xã hội phát triển mạnh, nhất là trong quá
trình đô thị hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng chắc chắn
ảnh hưởng ít nhiều đến nếp sống, đến hành vi thái độ của người dân. Song ở
mặt này, thì người dân vẫn coi trọng và đánh giá cao yếu tố gia đình xã hội,
coi đây là yếu tố quan trọng trong quan niệm về hạnh phúc của họ. Theo ý
nghĩa đó, đã thể hiện tính lan tỏa và hiệu quả trong thực tiễn của giáo lý Công
giáo được người dân đồng tình và coi đây như là chuẩn mực, giá trị trong việc
xây dựng hạnh phúc của gia đình của bản thân và trở thành hành vi của con
người trong việc lựa chọn các giá trị của tôn giáo mà cá nhân họ đã chọn và
chính điều đó đã giải thích vì sao nhóm yếu gia đình và xã hội chiếm tỉ lệ cao
nhất trong quan niệm về hạnh phúc của người dân so với nhóm kinh tế vật
chất, môi trường tự nhiên và nhóm đời sống của cá nhân.
Ở trên là khái quát chung về sự ưu tiên lựa chọn của người Công giáo
đối với ba lĩnh vực liên quan đến hạnh phúc. Chi tiết về các giá trị mà người
Công giáo lựa chọn trong từng lĩnh vực được trình bày dưới đây.
3.2.1. Về phương diện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên
Quan niệm về hạnh phúc ở phương diện này được đo lường bằng các khía
cạnh khác nhau, thể hiện thông qua 11 chỉ báo khá bao phủ các mặt đối với
điều kiện kinh tế - vật chất cũng như môi trường tự nhiên liên quan đến cuộc
sống của người Công giáo.
76
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ lựa chọn các chỉ báo về kinh tế vật chất, môi trường tự nhiên (%)
Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án, tháng 3/2017
Kết quả tại biểu đồ 3.3, cho thấy 5 chỉ báo được người trả lời lựa chọn
nhiều nhất lần lượt là: Có nhà ở riêng (83,5%), có thu nhập ổn định (65,3%),
có công ăn việc làm đầy đủ (55,6%), có tài sản để dành (53,4%) và được làm
công việc mình yêu thích (52,9%). Trong 5 chỉ báo được chọn nhiều nhất thì
có 4 yếu tố có liên quan đến bảo đảm sự sống còn của con người, đó là nhà ở,
thu nhập, công ăn việc làm và có tài sản, tiền để dành. Điều đó cho thấy một
thực trạng về sự thiếu thốn về đời sống vật chất, kinh tế đồng thời phản ánh
những mong muốn kỳ vọng về một sự sung túc, ổn định về mặt điều kiện
sống và thu nhập. Đây cũng chính là quan niệm phổ biến của cộng đồng cư
dân những quốc gia có thu nhập trung bình. Việt Nam là một quốc gia chỉ vừa
mới thoát ra khỏi danh sách những nước thu nhập thấp, vươn lên ngưỡng thu
nhập trung bình, nhưng là thu nhập trung bình thấp, phần lớn cư dân vẫn còn
50,2
13,1
83,5
55,6
52,9
36,9
65,3
53,4
22,3
36,7
30,1
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
2
Đủ ăn Đủ mặc Có nhà
ở riêng
Có việc
làm đầy
đủ
Được
làm
công
việc
mình
thích
Có đủ
tiện
nghi
sinh
hoạt
Có thu
nhập ổn
định
Có tài
sản và
tiền để
dành
Có hệ
thống
dịch vụ
tốt
Môi
trường
tự nhiên
trong
lành
An toàn
vệ sinh
thực
phẩm
tốt
77
những khó khăn về kinh tế vì vậy nhu cầu về nguồn thu nhập ổn định và điều
kiện sinh hoạt cơ bản như nhà ở là mối quan tâm hàng đầu của họ.
Chỉ báo không được nhiều người trả lời lựa chọn trong nhóm khía cạnh
kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên đó là “đủ mặc”, chỉ có (13,1%) tỷ lệ
người lựa chọn. Có lẽ, trong quan niệm của người Công giáo, quần áo, trang
phục không phải là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mặt khác, ở khu vực
thành phố, quần áo, trang phục không còn là mối lo của người dân ở các khu
vực khác như nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít
người. Một điều cũng đáng để lưu tâm là trong thực tế hiện nay môi trường tự
nhiên bị ô nhiễm nặng, khí hậu đang biến đổi từng ngày, vệ sinh an toàn thực
phẩm không tốt ngày một gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc
sống, song tỉ lệ người Công giáo quan tâm đến những điều này lại không lớn,
chỉ (36,7%) ý kiến cho rằng “môi trường tự nhiên trong lành” là quan trọng
đối với hạnh phúc của họ. Tầm quan trọng của yếu tố “an toàn vệ sinh thực
phẩm tốt” còn thấp hơn (30,1%). Như vậy, kết quả đó đã phản ánh bức tranh
không mấy khả quan về nhu cầu của người dân khi phần lớn người trả lời vẫn
chưa quan tâm đến những yếu tố mang tính bền vững về xã hội.
Một chỉ báo rất đáng quan tâm đó là, cho dù đời sống kinh tế vật chất
còn nhiều khó khăn nhưng có khá lớn người Công giáo (52,9%) vẫn cho rằng
được làm công việc mà cá nhân mình yêu thích là hạnh phúc. Sự ưu tiên này
chỉ đứng sau các chỉ báo bảo đảm an ninh kinh tế vật chất và cao hơn các chỉ
báo còn lại. Nó phản ánh nguyện vọng chính đáng người dân liên quan đến
chuyên môn nghề nghiệp của họ và đó là một trong những điều kiện cơ bản
để đạt được hạnh phúc trong đời sống của người dân.
Tham chiếu với nhóm giới tính, kết quả ho thấy không có sự khác biệt
lớn trong quan niệm về hạnh phúc giữa hai giới. Thể hiện ở tỉ lệ trả lời tương
đương nhau ở hầu hết các yếu tố. Chỉ có một số chỉ báo có sự khác biệt như:
nam giới thì cho rằng hạnh phúc là “được làm những công việc mà mình yêu
thích” cao hơn nữ giới (60,2% nam, 46,0% nữ) hay ở chỉ báo “có hệ thống
dịch vụ tốt” thì tỉ lệ lựa chọn của nam giới cao hơn khoảng 10% (27,4% nam
78
so với 17,5% nữ). Trong khi đó, tỉ lệ nữ cho rằng để có được hạnh phúc thì
trong gia đình phải “có đủ tiện nghi sinh hoạt” lại cao hơn nam giới (43,6% số
người lựa chọn là nữ so với 29,9% nam), song nam giới lại quan tâm nhiều
đến vấn đề được làm công việc mình thích (nam 60,2%, nữ 46,0%). Những
khác biệt này cho thấy hạnh phúc của nam giới liên quan đến nghề nghiệp
nhiều hơn, trong khi phụ nữ lại quan tâm đến thực tế đời sống gia đình trong
việc đem lại hạnh phúc. Chứng tỏ, ở một mức độ nào đó thì người Công giáo
ở Tp. HCM cũng có những điểm tương đồng, với cộng đồng người dân Việt
Nam nói chung là có sự khác nhau giữa giới nam và giới nữ trong quan niệm
của bản thân về hạnh phúc, tuy về mức độ không lớn (bảng 3.1).
Bảng 3.1: Tỉ lệ chọn các chỉ báo về phương diện kinh tế vật chất, môi
trường tự nhiên theo giới tính, (đơn vị %)
Các chỉ báo
Giới tính
Nam Nữ
Chung
(N= 412)
Đủ ăn 54,7 46,0 50,2
Đủ mặc 12,9 13,3 13,1
Nhà ở riêng 83,6 83,4 83,5
Có công ăn việc làm 53,7 57,3 55,6
Được làm công việc mình thích 60,2 46,0 52,9
Có đủ tiện nghi sinh hoạt 29,9 43,6 36,9
Có thu nhập ổn định 64,7 65,9 65,3
Có tài sản và tiền để dành 50,2 56,4 53,4
Có hệ thống dịch vụ tốt 27,4 17,5 22,3
Có môi trường tự nhiên trong lành 33,3 39,8 36,7
An toàn vệ sinh thực phẩm tốt 28,9 31,3 30,1
Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án, tháng 3/2017
Giáo lý Công giáo rất quan tâm đặc biệt coi trọng đến đời sống gia đình
của cộng đồng người Công giáo nói chung và cả từng cá nhân cụ thể trong xã
79
hội cũng đều được chú ý. Cụ thể, Giáo lý của đạo Kitô đã ghi nhận nam, nữ là
do Đức Chúa Trời tạo ra, sự kết hợp giữa người nam và người nữ mới là tốt
đẹp, đầy đủ. Đề cao sự bình đẳng nhân tính, sự vĩ đại của người cha, người
mẹ, phụ nữ. Kitô giáo cho rằng, người phụ nữ cả trong cuộc sống gia đình và
hoạt động ngoài xã hội đều đóng một vai trò thiết yếu. Trong Kinh Thánh của
Công giáo đã viết: “Thiên Chúa sáng tạo ra con người có nam, có nữ” tức là
muốn nhấn mạnh, dù cho nam, nữ khác nhau về giới tính, nhưng hoàn toàn
bình đẳng với nhau, được mời gọi bổ túc cho nhau và tiếp tục đồng trách
nhiệm về công trình sáng tạo tốt đẹp của Thiên Chúa. Điều này cũng đã đang
sát gần với thực tế hiện nay, chúng ta luôn quan tâm đến sự bình đẳng về giới
trong quá trình xây dựng gia đình ấm no và hạnh phúc, đề cao vai trò, vị trí
của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội, trách nhiệm làm cha, làm mẹ, làm
con trong từng gia đình. Chính xuất phát từ tình yêu thương con người mà
trong các điều răn của Công giáo có rất nhiều điều buộc tín hữu phải tôn trọng
người khác. “Ngươi phải yêu thương người thân cận như chính mình, phải
thảo kính với cha mẹ. Gia đình vừa là cộng đoàn yêu thương mà Thiên Chúa
đã thiết lập, để cha mẹ và con cái chung sống hạnh phúc, vừa là Hội Thánh tại
gia vừa là cộng đoàn đức tin, đức cậy và đức mến,Gia đình là tế bào đầu
tiên và là nền móng để xây dựng một xã hội vững bền” [17, tr 166].
Trong công cụ khảo sát của nghiên cứu này thì biến trình độ học vấn được
phần thành 3 nhóm: Tiểu học trở xuống; Trung học cơ sở, Phổ thông trung học
và Cao đẳng, Đại học trở lên. Tuy nhiên, từ thực tế dữ liệu thu được trong quá
trình phân tích tác giả quy giản thành hai nhóm học vấn gồm 1- Trình độ học
vấn phổ thông trở xuống (44,4%), 2- Trình độ học vấn cao đẳng, đại học trở lên
(55,6%). Tỉ lệ lựa chọn các chỉ báo của hai nhóm được thể hiện ở bảng sau:
80
Bảng 3.2: Tỉ lệ chọn các chỉ báo về phương diện kinh tế - vật chất, môi
trường tự nhiên theo trình độ học vấn, (đơn vị %)
Các chỉ báo về kinh tế vật chất,
môi trƣờng tự nhiên
Nhóm học vấn
Chung
(N= 412)
Học vấn
phổ thông
trở xuống
Học vấn CĐ-
ĐH trở lên
Đủ ăn 41,0 57,6 50,2
Đủ mặc 20,2 7,4 13,1
Nhà ở riêng 80,9 85,6 83,5
Có công ăn việc làm đầy đủ 62,8 49,8 55,6
Được làm công việc mình thích 42,6 61,1 52,9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hanh_phuc_cua_nguoi_dan_theo_thien_chua_giao_nghien.pdf