MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. i
DANH MỤC BẢNG . iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ . v
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN . 5
1.1. Bệnh suy tim . 5
1.2. Các cơ chế nền tảng của suy tim . 6
1.3. Phân loại suy tim. 8
1.4. Phân giai đoạn suy tim . 9
1.5. Phân độ chức năng của suy tim . 9
1.6. Nguyên nhân chính gây suy tim và làm nặng tình trạng suy tim . 10
1.7. Chẩn đoán suy tim . 11
1.8. Điều trị suy tim . 13
1.9. Phân tích hành vi trong nghiên cứu: giáo dục sức khỏe kết hợp sử dụng nhật
ký trên bệnh nhân suy tim . 15
1.10. Khái niệm giáo dục bệnh nhân . 22
1.11. Hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân . 23
1.12. Kiến thức và tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim . 26
1.13. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim . 34
1.14. Hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe lên sự tuân thủ điều trị, chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân suy tim . 36
1.15. Tổng quan về bối cảnh nghiên cứu tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định . 38
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 40
2.1. Thiết kế nghiên cứu . 40
2.2. Đối tượng nghiên cứu . 40
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 42
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu . 42
2.5. Định nghĩa biến số . 43
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu . 48
2.7. Qui trình nghiên cứu . 50
2.8. Nội dung can thiệp giáo dục sức khỏe . 52
2.9. Phương pháp phân tích dữ liệu . 55
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu . 57
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 58
3.1. Đặc điểm bệnh nhân suy tim tham gia nghiên cứu . 58
3.2. Sự khác biệt về kiến thức của bệnh nhân suy tim trước và sau can thiệp giáo
dục sức khỏe . 71
3.3. Sự khác biệt về tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim trước và sau can thiệp
giáo dục sức khỏe . 72
3.4. Sự khác biệt về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim trước và sau can
thiệp giáo dục sức khỏe . 73
3.5. Hiệu quả của phương pháp giáo dục sức khỏe . 74
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN . 84
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân suy tim tham gia nghiên cứu . 84
4.2. Hiệu quả về kiến thức của bệnh nhân suy tim trước và sau can thiệp giáo dục
sức khỏe . 87
4.3. Hiệu quả về tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim trước và sau can thiệp
giáo dục sức khỏe . 91
4.4. Hiệu quả cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim sau can thiệp
giáo dục sức khỏe . 96
KẾT LUẬN . 103
KIẾN NGHỊ . 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
156 trang |
Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu quả của giáo dục sức khỏe trên tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim tại bệnh viện nhân dân gia định Thành phố Hồ Chí Minh: Một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à độ lệch chuẩn (ĐLC).
2.9.2. Phương pháp đánh giá sự khác biệt giữa nhóm can thiệp so với chứng
Sau khi phân bổ ngẫu nhiên, đặc điểm trước can thiệp của nhóm can thiệp
được so với nhóm chứng để đánh giá hiệu quả của phân bổ ngẫu nhiên. Các thống kê
mô tả tương ứng được trình bày cho từng nhóm. Sự khác biệt giữa nhóm can thiệp so
với chứng về các biến định tính gồm kiến thức và tuân thủ điều trị được kiểm định
dựa trên phép kiểm Fisher’s; và đối với biến định lượng chất lượng cuộc sống sử dụng
56
kiểm định T-Student (theo hướng dẫn của EQ-5D-5L). Các kiểm định đạt ý nghĩa
thống kê khi p<0,05.
2.9.3. Phương pháp đánh giá sự khác biệt kiến thức về suy tim, tuân thủ điều trị
và chất lượng cuộc sống
Giá trị của từng biến số ở mỗi nhóm can thiệp và chứng tại các thời điểm trước
và sau can thiệp được mô tả bằng các thống kê tương ứng. Sự khác biệt giữa nhóm
can thiệp và chứng tại mỗi thời điểm trước hoặc sau can thiệp được kiểm định bằng
phép kiểm Fisher’s đối với các biến định tính gồm kiến thức, tuân thủ điều trị và dùng
T-Student đối với biến định lượng chất lượng cuộc sống. Sự thay đổi trước – sau can
thiệp ở mỗi nhóm được kiểm định thông qua phép kiểm ꭓ2 McNemar’s đối với các
biến kiến thức và tuân thủ điều trị và phép kiểm T-test bắt cặp đối với biến định lượng
chất lượng cuộc sống. Các kiểm định đạt ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
2.9.4. Phương pháp ước lượng hiệu quả của can thiệp
Mô hình hồi quy đơn biến được sử dụng để ước tính thô hiệu quả tại thời điểm
can thiệp thông qua so sánh đơn biến nhóm can thiệp với chứng. Giá trị trước can
thiệp có thể ảnh hưởng đến ước lượng thô, nghiên cứu đã kiểm soát thêm giá trị trước
can thiệp trong mô hình. Bên cạnh đó, các đặc điểm khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa nhóm can thiệp so với chứng có khả năng gây nhiễu và làm sai lệch ước lượng
hiệu quả can thiệp. Do đó, các biến có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm
can thiệp và nhóm chứng cũng được kiểm soát. Nghiên cứu trình bày các ước tính
thô, hiệu chỉnh cho giá trị trước can thiệp và hiệu chỉnh đồng thời giá trị trước can
thiệp với các biến số có sự khác biệt giữa nhóm chứng so với can thiệp. Ước lượng
hiệu quả can thiệp đối với các biến định tính dựa trên tỉ số nguy cơ RR của biến cố
đạt kiến thức về suy tim và tuân thủ điều trị. RR được ước tính từ mô hình hồi quy
Poisson. Ước lượng hiệu quả can thiệp đối với các biến định lượng (các biến chất
lượng cuộc sống) dựa trên hiệu số khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng.
Hiệu số khác biệt được ước tính bằng mô hình hồi quy tuyến tính. Các kiểm định đạt
ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
57
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở đồng ý của người tham gia sau khi đã
được giải thích rõ. Nghiên cứu này dựa trên sự tự nguyện của người bệnh, chỉ có
những người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu và ký vào bản đồng thuận mới được
đưa vào đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ phỏng vấn, không can thiệp y khoa,
dữ kiện chỉ phục vụ hoàn toàn cho mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích gì
khác. Dữ kiện thu thập được mã hóa và đảm bảo bí mật cho người tham gia nghiên
cứu. Sau khi phỏng vấn, người bệnh sẽ được người phỏng vấn, tư vấn, giáo dục sức
khỏe nhằm cung cấp cho người bệnh những kiến thức còn thiếu hoặc kiến thức sai về
bệnh suy tim cũng như về chế độ điều trị.
Nghiên cứu đã được thông qua bởi hội đồng đạo đức của trường Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh số 980/HĐĐĐ-ĐHYD ký ngày 29/12/2020 và bệnh
viện Nhân Dân Gia Định mã số chấp thuận 11/NDGĐ-HĐĐĐ ký ngày 29/01/2021.
58
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân suy tim tham gia nghiên cứu
Sơ đồ 3.1. Lưu đồ mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu đã được thực hiện từ tháng 11/2021 đến tháng 6/2022 trên bệnh
nhân suy tim suy tim đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Trong
59
đó có 370 bệnh nhân phù hợp với tiêu chí chọn vào và được mời tham gia nghiên
cứu. Tổng số 330 bệnh nhân đã đồng ý và được đánh giá trong nghiên cứu. Tỉ lệ từ
chối tham gia trong số những bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu là 89,2% Các đặc
điểm của bệnh nhân tham gia nghiên cứu được mô tả sau đây.
Thông qua phân bổ ngẫu nhiên, 330 bệnh nhân đã được phân bổ đều vào nhóm
can thiệp và nhóm chứng. Các yếu tố khác biệt giữa nhóm can thiệp và chứng có thể
ảnh hưởng đến ước lượng hiệu quả can thiệp. Do đó, các đặc điểm của nhóm can
thiệp và chứng được so sánh với nhau để đánh giá hiệu quả phân bổ ngẫu nhiên và
lựa chọn yếu tố để kiểm soát khi ước tính hiệu quả can thiệp.
3.1.1. Đặc điểm dân số xã hội của bệnh nhân suy tim
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số xã hội của bệnh nhân suy tim
Đặc điểm dân số xã hội (n=330) Tần số Tỉ lệ (%)
Tuổi, TB ± ĐLC 62,1 ± 12,4
Nhóm tuổi
<50 tuổi 48 14,6
50 – 59 tuổi 81 24,5
≥60 tuổi 201 60,9
Giới tính
Nam 166 50,3
Nữ 164 49,7
Dân tộc
Kinh 323 97,9
Khác 7 2,1
Trình độ học vấn
Dưới cấp I 35 10,6
Cấp II 81 24,5
Cấp III 161 48,8
Trên cấp III 53 16,1
60
Đặc điểm dân số xã hội (n=330) Tần số Tỉ lệ (%)
Tình trạng sống chung
Sống 1 mình 4 1,2
Sống chung với gia đình 317 96,1
Khác 9 2,7
Sử dụng thẻ BHYT
Có 328 99,4
Không 2 0,6
Bệnh nhân tham gia nghiên cứu có độ tuổi cao đa phần từ trên 60 chiếm 60,9%
và cân bằng về giới tính. Trình độ học vấn chủ yếu là cấp III chiếm 48,8%, chỉ 16,1%
có học vấn trên cấp III. Hầu hết bệnh nhân là dân tộc Kinh, hiện đang sống chung với
gia đình và có sử dụng thẻ BHYT với các tỉ lệ chiếm trên 95%.
Bảng 3.2. Đặc điểm dân số xã hội của nhóm can thiệp so với chứng
Đặc điểm Can thiệp
n=165
Chứng
n=165
p
Tần số (%) Tần số (%)
Nhóm tuổi 0,310
<50 tuổi 23 (13,9) 25 (15,2)
50 – 59 tuổi 35 (21,2) 46 (27,9)
≥60 tuổi 107 (64,9) 94 (57,0)
Giới tính 0,582
Nam 80 (48,5) 86 (52,1)
Nữ 85 (51,5) 79 (47,9)
Dân tộc 1,000
Kinh 162 (98,2) 161 (97,6)
Khác 3 (1,8) 4 (2,4)
61
Đặc điểm Can thiệp
n=165
Chứng
n=165
p
Tần số (%) Tần số (%)
Trình độ học vấn 0,670
Dưới cấp I 21 (12,7) 14 (8,5)
Cấp II 39 (23,6) 42 (25,5)
Cấp III 79 (47,9) 82 (49,7)
Trên cấp III 26 (15,8) 27 (16,4)
Thu nhập bình quân hàng tháng 0,107
≤ 2 triệu 28 (17,0) 20 (12,1)
Từ >2 – ≤ 10 triệu 119 (72,1) 122 (74,0)
Từ >10 – ≤ 15 triệu 13 (7,9) 22 (13,3)
Trên 15 triệu 5 (3,0) 1 (0,6)
Tình trạng sống chung 0,812
Sống 1 mình 1 (0,6) 3 (1,8)
Sống chung với gia đình 159 (96,4) 158 (95,8)
Khác 5 (3,0) 4 (2,4)
Sử dụng thẻ BHYT 1,000
Có 164 (99,4) 164 (99,4)
Không 1 (0,6) 1 (0,6)
Kiểm định Fisher
Nghiên cứu không ghi nhận sự khác biệt giữa nhóm chứng và can thiệp về
nhóm tuổi, giới, dân tộc, học vấn, thu nhập, tình trạng chung sống và sử dụng BHYT.
62
3.1.2. Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân suy tim
Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân suy tim
Đặc điểm bệnh lý (n=330) Tần số Tỉ lệ (%)
Phân độ suy tim NYHA
Độ I 189 57,3
Độ II 81 24,5
Độ III, IV 60 18,2
Bệnh kèm theo
Có 303 91,8
Không 27 8,2
Phân loại bệnh kèm theo
Tăng huyết áp 244 73,9
Đái tháo đường 78 23,6
Rối loạn lipid máu 165 50,0
Bệnh phổi 22 6,7
Bệnh thận 33 10,0
Bệnh gan 6 1,8
Bệnh dạ dày 55 16,7
Bệnh thần kinh 2 0,6
Bệnh ung thư 0 0,0
Bệnh khác 87 26,4
Số lượng bệnh kèm theo, TB ± ĐLC [Tối thiểu – Tối đa] 2,1 ± 1,1 [0 – 5]
Chỉ số khối cơ thể, TB ± ĐLC [Tối thiểu – Tối đa] 23,5 ± 3,2 [15,2 – 35,6]
Phân nhóm chỉ số khối cơ thể
≥25 kg/m2 106 32,5
<25 kg/m2 220 67,5
Theo phân độ suy tim NYHA, bệnh nhân trong nghiên cứu có độ suy tim phổ
biến nhất là độ I chiếm 57,3% và độ II chiếm 24,5%. Hầu hết bệnh nhân có ít nhất
63
một bệnh kèm theo chiếm 91,8% với số lượng bệnh kèm theo trung bình là 2 bệnh và
cá biệt có trường hợp bệnh nhân có đến 5 bệnh kèm theo. Bệnh kèm theo phổ biến
nhất là tăng huyết áp, rồi loạn lipid máu và đái tháo đường với tỉ lệ lần lượt là 73,9%,
50% và 23,6%. Chỉ số khối cơ thể bệnh nhân ghi nhận ở mức cao với giá trị trung
bình đạt 23,5 kg/m2. Giá trị chỉ số khối cơ thể thấp nhất ghi nhận là 15,2 kg/m2 và
cao nhất là 35,6 kg/m2. Khoảng 32,5% bệnh nhân thừa cân béo phì với chỉ số khối cơ
thể từ trên 25 kg/m2.
Bảng 3.4. Đặc điểm bệnh lý của nhóm can thiệp so với nhóm chứng
Đặc điểm Can thiệp
n=165
Chứng
n=165
p
Tần số (%) Tần số (%)
Phân độ suy tim NYHA 0,357#
Độ I 92 (55,8) 97 (58,8)
Độ II 38 (23,0) 43 (26,1)
Độ III, IV 35 (21,2) 25 (15,1)
Bệnh kèm theo 0,015#
Có 145 (87,9) 158 (95,8)
Không 20 (12,1) 7 (4,2)
Phân loại bệnh kèm theo
Tăng huyết áp 107 (64,9) 137 (83,0) <0,001#
Đái tháo đường 51 (30,9) 27 (16,4) 0,003#
Rối loạn lipid máu 68 (41,2) 97 (58,8) 0,002#
Bệnh phổi 11 (6,7) 11 (6,7) 1,000#
Bệnh thận 15 (9,1) 18 (10,9) 0,714#
Bệnh gan 3 (1,8) 3 (1,8) 1,000#
Bệnh dạ dày 45 (27,3) 10 (6,1) <0,001#
Bệnh thần kinh 2 (1,2) 0 (0) 0,498#
Bệnh khác 40 (24,2) 47 (28,5) 0,454#
64
Đặc điểm Can thiệp
n=165
Chứng
n=165
p
Tần số (%) Tần số (%)
Số lượng bệnh kèm theo, TB ± ĐLC 2,07 ± 1,26 2,12 ± 1,03 0,702*
Chỉ số khối cơ thể, TB ± ĐLC 23,3 ± 3,2 23,7 ± 3,2 0,267*
Phân nhóm chỉ số khối cơ thể 0,289#
≥25 kg/m2 57 (35,4) 49 (29,7)
<25 kg/m2 104 (64,6) 116 (70,3)
* Kiểm định T-Student; # Kiểm định Fisher
Các đặc điểm về phân độ suy tim NYHA, chỉ số khối cơ thể không cho thấy
khác biệt thống kê giữa nhóm can thiệp so với chứng. Nhóm can thiệp ghi nhận tỉ lệ
có bệnh kèm theo là 12,1% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 4,2% ở nhóm chứng.
Các bệnh kèm theo cụ thể cũng có nhiều sự khác biệt giữa nhóm can thiệp so với
chứng. Tỉ lệ tăng huyết áp, đái tháo đường, và rối loạn lipid máu ở nhóm can thiệp
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Ngược lại, nhóm can thiệp có tỉ lệ
bệnh dạ dày cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Như vậy, các bệnh kèm
theo có khả năng ảnh hưởng đến ước tính hiệu quả can thiệp, do đó cần được kiểm
soát khi ước tính hiệu quả can thiệp.
65
3.1.3. Kiến thức của bệnh nhân suy tim
Bảng 3.5. Đặc điểm kiến thức của bệnh nhân suy tim
Kiến thức đúng liên quan đến suy tim (n=330) Tần số Tỉ lệ (%)
Kiến thức tổng quát
Nguyên nhân làm cho triệu chứng suy tim nặng lên 29 8,8
Định nghĩa suy tim 164 49,7
Chức năng tim 226 68,5
Nguyên nhân chính của suy tim 155 47,0
Đạt kiến thức chung (đúng ≥3 câu) 72 21,8
Kiến thức về điều trị suy tim
Lượng dịch đưa vào hàng ngày 155 47,0
Tuân thủ thuốc 140 42,4
Nguyên nhân suy tim phải ăn nhạt 45 13,6
Kiến thức tập luyện dành cho người bệnh suy tim 105 31,8
Nguyên nhân suy tim phải uống thuốc lợi tiểu 116 35,2
Phản ứng khi khát nước 29 8,8
Đạt kiến thức về điều trị suy tim (đúng ≥4 câu) 21 6,4
Kiến thức về triệu chứng và theo dõi
Tự theo dõi cân nặng 62 18,8
Lý do tự theo dõi cân nặng 128 38,8
Phản ứng khi khó thở hoặc bị phù 174 52,7
Nguyên nhân suy tim bị phù chân 115 34,9
Phản ứng khi bệnh suy tim tăng trọng lượng 67 20,3
Đạt kiến thức về triệu chứng và theo dõi (đúng ≥4 câu) 27 8,2
Đạt kiến thức chung về suy tim (đúng ≥10 trong 15 câu) 16 4,8
Dựa trên thang đo DHFKS, nghiên cứu đã ghi nhận tỉ lệ trả lời đúng khác nhau
theo các nội dung. Nhìn chung, kiến thức của bệnh nhân đạt mức thấp tại thời điểm
bắt đầu tham gia nghiên cứu. Cấu phần kiến thức có tỉ lệ đạt cao nhất là kiến thức
66
tổng quát về suy tim với tỉ lệ đạt chỉ là 21,8%. Ngoài ra cấu phần kiến thức về điều
trị suy tim chỉ đạt 6,4% và cấu phần kiến thức về triệu chứng và theo dõi triệu chứng
chỉ đạt 8,2%. Đánh giá tổng thể kiến thức chung của bệnh nhân chỉ đạt 4,8%.
Bảng 3.6. Kiến thức về bệnh suy tim tại thời điểm trước can thiệp của nhóm
can thiệp so với chứng
Đặc điểm Can thiệp
n=165
Chứng
n=165
p
Tần số (%) Tần số (%)
Kiến thức tổng quát về bệnh 0,230
Đạt 41 (24,9) 31 (18,8)
Chưa đạt 124 (75,1) 134 (81,2)
Kiến thức về điều trị suy tim 0,175
Đạt 7 (4,2) 14 (8,5)
Chưa đạt 158 (95,8) 151 (91,5)
Kiến thức về triệu chứng và theo dõi 0,422
Đạt 11 (6,7) 16 (9,7)
Chưa đạt 154 (93,3) 149 (90,3)
Kiến thức chung 0,799
Đạt 7 (4,2) 9 (5,5)
Chưa đạt 158 (95,8) 156 (94,5)
Kiểm định Fisher
Kiến thức về bệnh suy tim tại thời điểm trước can thiệp không khác biệt thống
kê giữa nhóm can thiệp so với chứng trên tất cả các khía cạnh đánh giá gồm kiến thức
tổng quát về bệnh suy tim, kiến thức về điều trị, về triệu chứng và theo dõi triệu
chứng.
67
3.1.4. Đặc điểm tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim
Bảng 3.7. Đặc điểm tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim
Tuân thủ điều trị (n=330) Tần số Tỉ lệ (%)
Tuân thủ thuốc theo đơn 229 69,4
Chế độ ăn hạn chế muối 140 42,4
Chế độ ăn hạn chế chất lỏng 42 12,7
Tập thể dục 92 27,9
Cân nặng hàng ngày 74 22,4
Tái khám đúng hẹn trong 3 tháng qua 307 93,0
Đạt tuân thủ điều trị chung (đạt ≥4 trong 6 tiêu chí) 69 20,9
Tại thời điểm tham gia nghiên cứu, đánh giá cho thấy mức độ tuân thủ điều trị
chung đạt mức thấp với chỉ 20,9% bệnh nhân đạt từ 4 trong 6 tiêu chí đánh giá. Tỉ lệ
đạt các tiêu chí cụ thể cũng có nhiều khác biệt. Các tiêu chí tuân thủ về tái khám và
sử dụng thuốc theo đơn có tỉ lệ đạt cao nhất lần lượt là 93% và 69,4%.
Các tiêu chí về hành vi lối sống ít đạt được hơn với tỉ lệ đạt dưới 50% gồm
chế độ ăn hạn chế muối (đạt 42,4%), tập thể dục (đạt 27,9%), theo dõi cân nặng hàng
ngày (22,4%). Đặc biệt chỉ có 12,7% bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn hạn chế chất lỏng.
Bảng 3.8. Tuân thủ điều trị tại thời điểm trước can thiệp của nhóm can thiệp so
với chứng
Đặc điểm Can thiệp
n=165
Chứng
n=165
p
Tần số (%) Tần số (%)
Tuân thủ thuốc theo đơn <0,001
Đạt 148 (89,7) 81 (49,1)
Chưa đạt 17 (10,3) 84 (50,9)
Chế độ ăn hạn chế muối 0,578
Đạt 67 (40,6) 73 (44,2)
Chưa đạt 98 (59,4) 92 (55,8)
68
Đặc điểm Can thiệp
n=165
Chứng
n=165
p
Tần số (%) Tần số (%)
Chế độ ăn hạn chế chất lỏng 0,621
Đạt 19 (11,5) 23 (13,9)
Chưa đạt 146 (88,5) 142 (86,1)
Tập thể dục <0,001
Đạt 28 (17,0) 64 (38,8)
Chưa đạt 137 (83,0) 101 (61,2)
Kiểm tra cân nặng hàng ngày 0,086
Đạt 30 (18,2) 44 (26,7)
Chưa đạt 135 (81,8) 121 (73,3)
Tái khám đúng hẹn 0,666
Đạt 155 (93,9) 152 (92,1)
Chưa đạt 10 (6,1) 13 (7,9)
Tuân thủ điều trị chung 0,176
Đạt 29 (17,6) 40 (24,2)
Chưa đạt 136 (82,4) 125 (75,8)
Kiểm định Fisher
Đánh giá chung về tuân thủ điều trị trước can thiệp không ghi nhận sự khác
biệt thống kê giữa nhóm can thiệp so với chứng. Tuy nhiên, các nội dung cụ thể cho
thấy sự khác biệt ở khía cạnh tuân thủ thuốc theo đơn và tập thể dục. Theo đó, tỉ lệ
tuân thủ thuốc theo đơn ở nhóm can thiệp là 89,7% cao hơn so với 49,1% ở nhóm
chứng với p<0,001. Tỉ lệ tuân thủ khuyến cáo tập thể dục ở nhóm can thiệp là 17%
thấp hơn so với 38,8% ở nhóm chứng với p<0,001.
69
3.1.5. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim
Bảng 3.9. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim
Chất lượng cuộc sống theo thang đo EQ-5D-5L (n=330) TB ± ĐLC
Điểm hệ thống mô tả (thang -0.5115 đến 1) 0,871 ± 0,23
Điểm các tiêu chí (thang 1 – 5)
Sự đi lại 4,43 ± 0,92
Tự chăm sóc 4,55 ± 0,86
Sinh hoạt thường lệ 4,53 ± 0,87
Đau/khó chịu 4,27 ± 0,91
Lo lắng/u sầu 4,38 ± 0,92
Chất lượng cuộc sống theo thang đo VAS (thang 0 – 100) 69,7 ± 12,2
Chất lượng cuộc sống EQ-5D-5L của bệnh nhân tham gia nghiên cứu ở mức
tốt với mức điểm hệ thống mô tả cao đạt 0,871 trên thang điểm từ -0,5115 đến 1. Các
mức điểm tiêu chí thành phần cũng đạt mức cao với mức điểm đều cao hơn 4 điểm
trên thang điểm từ 1 đến 5. Trong đó, các tiêu chí tự chăm sóc và sinh hoạt thường lệ
đạt điểm cao nhất là 4,55 và 4,53. Điểm chất lượng cuộc sống dựa trên thang điểm
VAS cũng đạt mức cao với 69,7 điểm trên thang điểm từ 0 đến 100.
70
Bảng 3.10. Chất lượng cuộc sống trước can thiệp của nhóm can thiệp so với
nhóm chứng
Chất lượng cuộc sống
theo tiêu chí EQ-5D-5L
Can thiệp
n=165
Chứng
n=165
p
TB ± ĐLC TB ± ĐLC
Điểm hệ thống mô tả (thang -0.5115 đến 1) 0,886 ± 0,182 0,855 ± 0,265 0,211
Điểm các tiêu chí hệ thống mô tả (thang Likert 1 – 5)
Sự đi lại 4,39 ± 1,02 4,48 ± 0,81 0,371
Tự chăm sóc 4,48 ± 0,99 4,63 ± 0,69 0,108
Sinh hoạt thường lệ 4,47 ± 1,01 4,58 ± 0,69 0,253
Đau/khó chịu 4,43 ± 0,86 4,11 ± 0,92 0,001
Lo lắng/u sầu 4,48 ± 0,85 4,27 ± 0,98 0,031
Điểm VAS (thang 0 – 100) 67,1 ± 11,9 72,2 ± 12,1 <0,001
Kiểm định T-student
Chất lượng cuộc sống EQ-5D-5L dựa theo điểm hệ thống mô tả không ghi
nhận khác biệt thống kê giữa nhóm can thiệp so với chứng về điểm hệ thống mô tả.
Tuy nhiên, các tiêu chí thành phần có sự khác biệt. Cụ thể tiêu chí đau, khó chịu có
mức điểm trung bình ở nhóm can thiệp là 4,43 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
4,11 ở nhóm chứng với p=0,001. Đối với tiêu chí lo lắng, u sầu thì mức điểm trung
bình ở nhóm can thiệp là 4,48 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 4,27 điểm ở nhóm
chứng.
Chất lượng cuộc sống dựa trên thang đo VAS cho thấy nhóm can thiệp đạt
điểm 67,1 và thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với 72,2 điểm ở nhóm chứng với
p<0,001.
71
3.2. Sự khác biệt về kiến thức của bệnh nhân suy tim trước và sau can thiệp giáo
dục sức khỏe
Bảng 3.11. Sự khác biệt kiến thức về bệnh suy tim trước can thiệp giáo dục sức
khỏe
Kiến thức về bệnh suy tim trước can
thiệp giáo dục sức khỏe
Can thiệp
n=165
Tần số (%)
Chứng
n=165
Tần số (%)
p
Kiến thức tổng quát 41 (24,9) 31 (18,8) 0,230
Kiến thức về điều trị 7 (4,2) 14 (8,5) 0,175
Kiến thức về triệu chứng và theo dõi 11 (6,7) 16 (9,7) 0,422
Kiến thức chung 7 (4,2) 9 (5,5) 0,799
Kiểm định Fisher
Trước can thiệp, không ghi nhận sự khác biệt kiến thức về bệnh suy tim giữa
nhóm can thiệp so với chứng về kiến thức chung và tất cả các khía cạnh gồm kiến
thức tổng quát, kiến thức về điều trị, kiến thức về triệu chứng và theo dõi triệu chứng.
Bảng 3.12. Sự khác biệt kiến thức về bệnh suy tim sau can thiệp giáo dục sức
khỏe
Kiến thức về bệnh suy tim sau can thiệp
giáo dục sức khỏe
Can thiệp
n=165
Tần số (%)
Chứng
n=165
Tần số (%)
p
Kiến thức tổng quát 75 (45,5) 39 (23,6) <0,001
Kiến thức về điều trị 56 (33,9) 55 (33,3) 1,000
Kiến thức về triệu chứng và theo dõi 65 (39,4) 63 (38,2) 0,910
Kiến thức chung 54 (32,7) 34 (20,6) 0,018
Kiểm định Fisher
Sau can thiệp, kiến thức chung có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với
nhóm chứng. Tỉ lệ đạt kiến thức chung ở nhóm can thiệp là 32,7%; cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm chứng với p=0,018. Khi xét các khía cạnh cụ thể, kiến thức về
72
điều trị và về triệu chứng và theo dõi không có sự khác biệt thống kê, trong khi kiến
thức tổng quát có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kiến thức tổng quát ở nhóm can
thiệp đạt tỉ lệ 45,5% cao hơn so với 23,6% ở nhóm chứng với p<0,001.
3.3. Sự khác biệt về tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim trước và sau can
thiệp giáo dục sức khỏe
Bảng 3.13. Sự khác biệt về tuân thủ điều trị trước can thiệp giáo dục sức khỏe
Tuân thủ điều trị trước can thiệp giáo dục
sức khỏe
Can thiệp
n=165
Tần số (%)
Chứng
n=165
Tần số (%)
p
Tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn 148 (89,7) 81 (49,1) <0,001
Tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối 67 (40,6) 73 (44,2) 0,578
Tuân thủ chế độ ăn hạn chế chất lỏng 19 (11,5) 23 (13,9) 0,621
Tuân thủ chế độ tập luyện thể dục 28 (17,0) 64 (38,8) <0,001
Tuân thủ hành vi kiểm tra cân nặng 30 (18,2) 44 (26,7) 0,086
Tuân thủ tái khám đúng hẹn 155 (93,9) 152 (92,1) 0,666
Tuân thủ điều trị chung 29 (17,6) 40 (24,2) 0,176
Kiểm định Fisher
Trước can thiệp, tuân thủ điều trị chung chiếm 17,6% nhóm can thiệp và khác
biệt không có ý nghĩa thống kê so với 24,2% ở nhóm chứng với p=0,176. Tuy nhiên,
khi xét cụ thể từng khía cạnh, nghiên cứu đã ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn và tuân thủ chế độ tập luyện thể dục. Nhóm
can thiệp có tỉ lệ tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn chiếm 89,7%; cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với 49,1% ở nhóm chứng với p<0,001. Nhóm can thiệp có tỉ lệ tuân thủ
chế độ tập luyện thể dục chiếm 17% thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với 38,8% ở
nhóm chứng với p<0,001.
73
Bảng 3.14. Sự khác biệt về tuân thủ điều trị sau can thiệp giáo dục sức khỏe
Tuân thủ điều trị sau can thiệp giáo dục
sức khỏe
Can thiệp
n=165
Tần số (%)
Chứng
n=165
Tần số (%)
p
Tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn 147 (89,1) 140 (84,9) 0,327
Tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối 99 (60,0) 110 (66,7) 0,253
Tuân thủ chế độ ăn hạn chế chất lỏng 61 (37,0) 69 (41,8) 0,430
Tuân thủ chế độ tập luyện thể dục 60 (36,4) 51 (30,9) 0,351
Tuân thủ hành vi kiểm tra cân nặng 61 (37,0) 71 (43,0) 0,312
Tuân thủ tái khám đúng hẹn 159 (96,4) 144 (87,3) 0,004
Tuân thủ điều trị chung 86 (52,1) 85 (51,5) 1,000
Kiểm định T-student
Sau can thiệp, tuân thủ điều trị chung chiếm 52,1% ở nhóm can thiệp và khác
biệt không có ý nghĩa thống kê so với 51,1% ở nhóm chứng với p=1,000. Khi xét cụ
thể từng khía cạnh, nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuân
thủ tái khám đúng hẹn giữa nhóm can thiệp so với chứng. Theo đó, tỉ lệ tuân thủ tái
khám đúng hẹn ở nhóm can thiệp là 96,4% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 87,3%
ở nhóm chứng với p=0,004.
3.4. Sự khác biệt về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim trước và sau
can thiệp giáo dục sức khỏe
Bảng 3.15. Sự khác biệt điểm chất lượng cuộc sống EQ-5D-5L trước can thiệp
giáo dục sức khỏe
Chất lượng cuộc sống EQ-5D-
5L trước can thiệp giáo dục
sức khỏe
Can thiệp
n=165
TB ± ĐLC
Chứng
n=165
TB ± ĐLC
p
Điểm hệ thống mô tả 0,886 ± 0,182 0,855 ± 0,265 0,211
Điểm VAS 67,1 ± 11,9 72,2 ± 12,1 <0,001
Kiểm định T-student
74
Trước can thiệp, chất lượng cuộc sống dựa trên thang đo VAS ở nhóm can
thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Điểm VAS trung bình nhóm
can thiệp đạt 67,1 điểm và nhóm chứng đạt 72,2 điểm với p<0,001. Chất lượng cuộc
sống theo hệ thống mô tả không khác biệt thống kê giữa nhóm can thiệp so với chứng
với p=0,211.
Bảng 3.16. Sự khác biệt điểm chất lượng cuộc sống EQ-5D-5L sau can thiệp
giáo dục sức khỏe
Chất lượng cuộc sống EQ-
5D-5L sau can thiệp giáo
dục sức khỏe
Can thiệp
n=165
TB ± ĐLC
Chứng
n=165
TB ± ĐLC
p
Điểm hệ thống mô tả 0,886 ± 0,182 0,898 ± 0,183 0,552
Điểm VAS 74,5 ± 11,0 77,8 ± 10,4 0,005
Kiểm định T-student
Sau can thiệp, chất lượng cuộc sống dựa trên thang đo VAS ở nhóm can thiệp
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Điểm VAS trung bình nhóm can
thiệp đạt 74,5 điểm và nhóm chứng đạt 77,8 điểm với p=0,005. Chất lượng cuộc sống
theo thang điểm hệ thống mô tả không khác biệt thống kê giữa nhóm can thiệp so với
chứng với p=0,552.
3.5. Hiệu quả của phương pháp giáo dục sức khỏe
Hiệu quả của phương pháp giáo dục sức khỏe được đánh giá qua các biến số
kiến thức về suy tim, tuân thủ điều trị, và chất lượng cuộc sống. Trong đó, kiến thức
về suy tim là kết quả đầu ra, tuân thủ điều trị là kết quả chính và chất lượng cuộc sống
là tác động của can thiệp. Hiệu quả của can thiệp được ước tính dựa trên tỉ số nguy
cơ (RR) tương ứng với biến cố kiến thức đạt. Ước tính thô RR so sánh nhóm can
thiệp và chứng tại thời điểm sau can thiệp, ước tính hiệu chỉnh giá trị trước can thiệp
và ước tính hiệu chỉnh giá trị trước can thiệp cùng với bệnh đi kèm (đặc điểm nền
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng). Trong đó, ước
tính hiệu chỉnh cho giá trị trước can thiệp cùng với bệnh đi kèm là ước tính mạnh mẽ
nhất để kết luận hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe.
75
3.5.1. Hiệu quả thay đổi kiến thức về suy tim của phương pháp giáo dục sức khỏe
sau can thiệp so với trước can thiệp và so với nhóm chứng
Bảng 3.17. Sự khác biệt kiến thức về suy tim trước và sau can thiệp giáo dục
sức khỏe
Trước can thiệp
n=165
n (%)
Sau can thiệp
n=165
n (%)
Ptrước-sau
(ꭓ2 McNemar)
Kiến thức chung
Nhóm can thiệp 7 (4,2) 54 (32,7) <0,001
Nhóm chứng 9 (5,5) 34 (20,6) <0,001
Kiến thức tổng quát về suy tim
Nhóm can thiệp 41 (24,9) 75 (45,5) <0,001
Nhóm chứng 31 (18,8) 39 (23,6) 0,182
Kiến thức về điều trị
Nhóm can thiệp 7 (4,2) 56 (33,9) <0,001
Nhóm chứng 14 (8,5) 55 (33,3) <0,001
Kiến thức về triệu chứng và theo dõi triệu chứng
Nhóm can thiệp 11 (6,7) 65 (39,4) <0,001
Nhóm chứng 16 (9,7) 63 (38,2) <0,001
Kiểm định Chi bình phương McNemar so sánh sự khác biệt trước – sau can thiệp
Đánh giá kiến thức chung, nhóm can thiệp và chứng đều cho thấy sự gia tăng
có ý nghĩa thống kê tỉ lệ đạt kiến thức sau can th