Luận án Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư, phát triển Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC. ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. v

DANH MỤC CÁC BẢNG . viii

DANH MỤC CÁC BIỂU . ix

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tổng quan nghiên cứu. 2

3. Mục đích nghiên cứu. 11

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 12

5. Phương pháp nghiên cứu. 12

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 13

7. Đóng góp mới của luận án . 13

8. Kết cấu của luận án . 14

CHƯƠNG 1 . 15

LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI . 15

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 15

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại . 15

1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. 17

1.2. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 23

1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh ngân hàng thương mại . 23

1.2.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại . 25

1.2.3. Nội dung hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại . 26

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. 28

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại . 42

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 49

1.3.1. Kinh nghiệm của ngân hàng Công Thương Trung Quốc - ICBC và các Ngân hàng thương

mại Trung Quốc . 49

1.3.2. Ngân hàng thương mại Rakyat Indonesia (BRI)- Indonesia. 51

pdf219 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư, phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự biến động khá mạnh trong tỷ trọng kết cấu tổng thu nhập đó là thu nhập dịch vụ. Khoản thu này tăng liên tục trong 3 năm từ 2007 đến 2009, và năm 2009 cũng là năm tỷ trọng khoản thu nhập là tăng ấn tượng đạt mức 7,54% -tương ứng với mức tăng 56,31% so với cùng kỳ năm 2008. Có thể thấy trong năm 2009, BIDV đã phát triển đồng đều các khoản thu dịch vụ, bao gồm: hoạt động thanh toán (44%), hoạt động bảo lãnh (20%), hoạt động bảo hiểm (226%) và dịch vụ khác (95%). Các năm còn lại, tỷ trọng thu nhập dịch vụ dao động trong khoảng 5,31% đến 7,07%. Các khoản thu nhập khác có tỷ trọng rất khiêm tốn. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối có tỷ trọng cao nhất vào năm 2008 với mức 4,81%; thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác lớn nhất năm 2009 với tỷ trọng 3,07% và các năm còn lại - 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh Thu nhập hoạt động khác Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư 94 hầu như đều dưới 1%; thu nhập từ góp vốn và mua cổ phần trong suốt giai đoạn từ năm 2007 đến 2015 đều có tỷ trọng dưới 1%, duy có năm 2016 đạt ở mức 1,63%. Chi phí của BIDV. Đơn vị tính: % Biểu đồ 2.14: Cơ cấu tỷ trọng các khoản chi phí của BIDV giai đoạn 2007-2018 Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả Biểu đồ cơ cấu các khoản chi phí của BIDV dễ nhận thấy rằng tổng chi phí của ngân hàng đến từ hai khoản chi phí là: chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự, và chi phí hoạt động khác. Trong đó, chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự chiếm tỷ trọng đa số (thường có tỷ trọng trên 65% tổng chi phí hàng năm của ngân hàng). Tỷ trọng khoản chi phí này không có sự dao động mạnh giữa các năm: thấp nhất ở mức 65,85% năm 2015 đến 79,71% năm 2007.Khoản chi phí có tỷ trọng đứng vị trí thứ hai đó là các khoản chi phí khác, bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí khấu hao và chi phí hoạt động khác. Khoản chi phí này có ngày càng gia tăng giữa các năm. Các khoản chi phí còn lại đều có tỷ trọng rất nhỏ so với hai khoản chi phí chính ở trên, với tỷ trọng chủ yếu đều dưới mức 4%. - 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự chi phí dịch vụ liên quan chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối chi phí về mua bán chứng khoán kinh doanh chi phí từ mua bán chứng khoán đầu tư chi phí hoạt động khác chi phí hoạt động 95 Đơn vị tính: % Biểu đồ 2.15: Cơ cấu tỷ trọng các khoản chi phí trong chi phí hoạt động của BIDV giai đoạn 2008-2018 Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả Chi phí hoạt động của NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam có sự thay đổi mạnh trong giai đoạn 2008 đến 2018 về tốc độ tăng trưởng. Qua biểu đồ 2.15. dễ nhận thấy trong những năm đầu nghiên cứu, BIDV đã có sự kiểm soát rất tốt trong chi phí hoạt động của mình khi luôn nỗ lực giảm tốc độ tăng trưởng trong khoản chi này xuống (từ 35.37% năm 2008 xuống mức tăng trưởng 19,94%). Mức độ tăng trưởng của chi phí hoạt động tiếp tục được giảm trong năm 2013 và 2014 mặc dù không đáng kể. Trong năm 2015, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất từ sau khi BIDV thực hiện cổ phần hóa năm 2012, ở mức 28,56%. Sau giai đoạn tăng trưởng cao này, BIDV đã nỗ lực giảm tốc độ tăng trưởng của chi phí hoạt động một cách ấn tượng, xuống chỉ còn mức 3,95% vào cuối năm 2018. Sự thay đổi trong tốc độ tăng trưởng của chi phí hoạt động có ảnh hưởng mạnh bởi các thành phần chính, có thể kể tên như: chi cho nhân viên, chi về tài sản, chi cho quản lý. Các khoản chi này chiếm tỷ trọng chủ yếu của chi hoạt động (trên 10%). Chi phí cho nhân viên luôn chiếm tỷ trọng trên 54% tổng chi hoạt động của BIDV, với thành phần chính là chi trả lương. Với quy mô hoạt động của ngân hàng ngày một mở rộng đã đòi hỏi sự phát triển theo của bộ máy quản lý, bộ máy hoạt động. Ngân hàng đã liên tục tuyển dụng trong các năm và gia tăng số lượng người lao động, đáp ứng nhu cầu về nhân sự của mình. Từ đó dẫn tới sự tăng trưởng của các khoản chi cho nhân viên liên tục tăng trưởng trong các năm nghiên cứu. Một số (10.00) (5.00) - 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 (20.00) - 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Trích lập/ (hoàn nhập) dự phòng Chi bảo hiểm tiền gửi, bảo toàn tiền gửi của khách hàng Chi cho hoạt động quản lý công vụ Chi về tài sản Chi phí cho nhân viên 96 năm ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của khoản chi cho nhân viên như năm 2008, 2009, 2011, 2014, 2015 luôn đạt mức tăng trưởng trên 20%. Chi cho quản lý là khoản chi có tỷ trọng cao thứ hai trong cấu thành các chi phí của chi phí hoạt động. Khoản chi này thường chiếm trên 18% tỷ trọng của tổng chi phí hoạt động trong năm của BIDV, góp phần ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng của khoản chi cho quản lý có sự biến động đa dạng trong các năm nghiên cứu. Có những năm, tốc độ tăng trưởng của chi cho quản lý ở mức rất cao (trên 30%) như năm 2009, 2010 và 2013; nhưng cũng có những năm tốc độ tăng trưởng chỉ dừng ở một con số (năm 2017 là 3,91%). Các năm còn lại dao động trong khoản cao từ 10 đến 24%. Chi về tài sản của BIDV cũng có sự biến động lớn trong các năm nghiên cứu với sự biến động của khấu hao tài sản cố định và chi phí tài sản khác. Với tỷ trọng luôn trên 14% tổng chi phí hoạt động, chi về tài sản là khoản chi có ảnh hưởng mạnh tới tổng chi của BIDV. Trong những năm nghiên cứu, chi về tài sản của BIDV thường có tốc độ tăng trưởng cao, trên 25% (trừ những năm 2014, 2017 và 2018). Đến cuối năm 2017 và 2018, tốc độ tăng của chi về tài sản của BIDV chỉ dừng lại ở dưới 10%, lần lượt là 7,44% và 5,01%. Điều này cho thấy BIDV đã thực hiện chi có hiệu quả hơn về tài sản của mình. Đơn vị tính: % Biểu đồ 2.16: Tốc độ tăng trưởng của chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự và thu nhập lãi và các thu nhập tương tự của BIDV giai đoạn 2008-2018 Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả (40.00) (20.00) - 20.00 40.00 60.00 2008 2010 2012 2014 2016 2018 chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 97 Biểu đồ 2.16 cho thấy rằng từ năm 2008 đến 2011, chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự có tốc độ gia tăng mạnh hơn khá lớn so với tốc độ tăng trưởng của thu nhập lãi và thu nhập tương tự. Từ đó cho thấy rằng trong những năm này, BIDV vẫn chưa thực sự hiệu quả trong hoạt động huy động và cho vay của mình. Đỉnh điểm vào năm 2012, khi cả thu nhập lãi và chi phí lãi đều có tốc độ tăng trưởng âm. Dấu hiệu chuyển biến tốt bắt đầu từ năm 2013 khi tốc độ tăng trưởng của thu nhập lãi quay trở lại với mức dương và vượt qua tốc độ tăng trưởng của chi phí lãi, lần lượt là 40,65% và 35,97%. BIDV duy trì được tốc độ tăng trưởng của thu nhập với chi phí hợp lý trong hai năm tiếp theo, đến năm 2016 tính hợp lý này đã bị phá vỡ khi tốc độ tăng của tổng chi phí lại lần nữa vượt qua tốc độ tăng của tổng thu nhập. Trong giai đoạn ba năm cuối giai đoạn nghiên cứu, BIDV đã không thành công trong việc giữ vừng tốc độ tăng trưởng của thu nhập, không kiểm soát được sự tăng trưởng mạnh mẽ của chi phí. Bảng 2.9: Các chỉ tiêu hiệu quả quản lý của BIDV trong giai đoạn 2007-2018 Năm Tổng vốn/tài sản (ETA) Chi phí/thu nhập (COSTINC) Chi phí/ tài sản (CTAR) Thu nhập/tài sản (INTAS) ETA (%) ΔETA (%) COSTINC (%) ΔCOSTINC (%) CTAR (%) ΔCTAR (%) INTAS (%) ΔINTA S (%) 2007 5,69 70,99 6,49 9,14 2008 5,47 (3,86) 81,15 14,31 8,6 32,51 10,59 15,86 2009 5,95 8,79 78,47 (3,30) 6,91 (19,65) 8,8 (16,9) 2010 6,61 11,13 82,18 4,73 7,65 10,71 9,31 5,78 2011 6,01 (9,1) 81,65 (0,64) 10,03 31,11 12,28 31,90 2012 5,47 (9,08) 76,46 (6,36) 5,59 (44,27) 7,31 (40,47) 2013 5,84 6,91 79,21 3,6 7,28 30,23 9,19 25,72 2014 5,17 (11,56) 76,8 (3,04) 6,16 (15,38) 8,02 (12,73) 2015 4,98 (3,69) 78,98 2,84 5,3 (13.96) 6,71 (16,33) 2016 4,39 (11,86) 77,35 (2,06) 5,74 8,30 7,42 10,58 2017 4,08 (7,06) 74,45 (3,75) 5,73 (0,17) 7,69 3,64 2018 4,17 2,18 73,66 (1,06) 5,82 1.57 7,9 2,73 Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả 98 Hiệu quả quản lý của NHTM được thể hiện qua 4 chỉ tiêu là: tổng vốn/tài sản, chi phí/thu nhập, chi phí/tài sản, và thu nhập/tài sản. Các chỉ tiêu sẽ phản ánh những hiệu quả khác nhau của NHTM về quản lý thu nhập và chi phí trong quá trình hoạt động của mình. Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản của ngân hàng có xu hướng giảm xuống theo thời gian nghiên cứu. Trước khi thực hiện cổ phần hóa, tỷ lệ này của ngân hàng ở mức tương đối cao (khoảng trên 6%). Sau khi thực hiện cổ phần hóa vào năm 2012, con số này đã có xu hướng giảm do sự gia tăng đột biến của tổng tài sản của ngân hàng mặc dù vốn chủ sở hữu (đặc biệt vốn điều lệ) của ngân hàng đã tăng do thu về từ hoạt động cổ phần của mình. Tỷ lệ ngày càng giảm hơn sau khi ngân hàng sáp nhập MHB, cụ thể: giảm với tốc độ 11,86% năm 2016; 7,06% năm 2017. Đến năm 2018 tỷ lệ này dừng lại ở mức 4,17%. Như vậy từ sau khi sáp nhập, BIDV có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản ở mức dưới 5%. Chi phí/thu nhập của NHTM phản ánh cho khả năng bù đắp chi phí của ngân hàng tạo ra một đồng thu nhập, hay nói cách khác, để tạo ra một đồng thu nhập ngân hàng cần bỏ ra bao nhiêu chi phí. Qua bảng trên thấy rằng tỷ lệ này của BIDV trong các năm đều dưới 1 (trên 70%), có nghĩa là thu nhập ngân hàng thu được lớn hơn so với chi phí ngân hàng bỏ ra. 2010-2011 là những năm có tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu, hiệu quả quản lý của NHTM trong những năm này chưa được tốt, để tạo ra một đồng thu nhập ngân hàng cần phải bỏ ra nhiều chi phí. Từ sau khi cổ phần hóa thành công, con số này được cải thiện rõ rệt ở mức dưới 80%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 4 năm trước và trong khi thực hiện sáp nhập MHB, tỷ lệ này được giữ ở mức dao động trong khoảng từ 76,46% đến 78,98%. Phải đến năm 2017 và 2018 tỷ lệ này đã có sự giảm liên tục, đánh dấu sự thành công trong việc kiểm soát chi phí của BIDV, đạt mức lần lượt là 74,45% và 73,66%. Tỷ lệ thu nhập/tài sản cho thấy việc sử dụng tài sản của NHTM đó có hợp lý hay không, có hiệu quả hay không. Tỷ lệ này của BIDV có sự biến động rất lớn trong 11 năm (2007-2018). Dao động mạnh nhất xuất hiện vào năm 2012, khi tỷ lệ này giảm mạnh ở mức 40,47% so với cùng kỳ năm 2011. Năm 2012 là năm BIDV 99 có tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản ở mức 19,48% trong khi tổng thu nhập lại giảm 28,88%, đây là nguyên do vì sao có sự biến động mạnh về tỷ lệ giữa thu nhập và tổng tài sản vào năm này. Năm 2013 là năm chuyển mình thành công của BIDV khi đạt được tỷ lệ thu nhập/tài sản không những tăng trưởng trở lại mà còn với một tỷ lệ rất lớn (tăng 25,72% so với cùng kỳ năm 2012). Vào hai năm 2014 và 2015, tỷ lệ này tiếp tục giảm do tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản lần lượt là 12,73% và 16,33%, trong khi tốc độ tăng trưởng của thu nhập lại có dấu hiệu giảm và rất khiêm tốn (3,55% năm 2014 và 9,39% năm 2015). Năm 2016 chấm dứt sự giảm của INTAS với sự tăng trưởng đạt mức ấn tượng 10,58%. Trong năm này cả thu nhập và tài sản của BIDV có tốc độ tăng trưởng tưởng đương nhau (khoảng 30,7%) đã khiến cho INTAS khôi phục lại và đạt mức 7,42%. Chỉ tiêu này tiếp tục được BIDV gia tăng thành công trong hai năm sau đó, với mức tăng trưởng năm 2017 và 2018 lần lượt là: 3,64% và 2,73% khi cả hai chỉ tiêu thu nhập và tài sản đều gia tăng. Mặc dù tỷ lệ này của BIDV trong các năm vẫn đạt ở mức cao nhưng khi quy mô của BIDV càng tăng thì tỷ lệ này lại có tốc độ tăng không tương xứng. Điều đó cho thấy rằng, BIDV cần phải quan tâm hơn đến việc sử dụng tài sản của mình trong đầu tư để có thể tối đa hóa được hiệu quả sử dụng của ngân hàng. Nhìn chung, sau khi thực hiện cổ phần hóa, BIDV đã có sự cải thiện về các chỉ tiêu quản lý. Tuy nhiên, giai đoạn sau cổ phần chưa lâu (chỉ sau 3 năm) BIDV đã thực hiện sáp nhập MHB và làm các chỉ tiêu quản lý không được ổn định trong giai đoạn này. Một trong những thành công của BIDV đó là sau khi sáp nhập, ngân hàng đã rất nỗ lực trong kiểm soát các chỉ tiêu quản lý của mình và đạt được một kết quả khả quan. Dù vẫn còn chi phí tương đối cao, thu nhập thu về chưa hợp lý với lượng tài sản mình đã bỏ ra đầu tư. 100 Biểu đồ 2.17: Dự phòng của BIDV trong giai đoạn 2008-2018 Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả Các NHTM trong quá trình hoạt động phải đối mặt với nhiều rủi ro đó là lý do các NHTM thường trích lập dự phòng sẽ thường lớn, và thay đổi theo thời kỳ. Chi phí trích lập dự phòng của BIDV có sự thay đổi mạnh bắt đầu từ năm 2010, đỉnh điểm năm 2011 chi phí này tăng lên hơn 200% so với cùng kỳ năm 2010, tiếp tục gia tăng mạnh vào năm 2013 và các năm cuối giai đoạn nghiên cứu. Sự tăng giảm của chi phí trích lập dự phòng kéo theo sự tăng giảm của lợi nhuận trước thuế của BIDV. Tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận trước dự phòng của BIDV tương đối lớn, dao động trong khoảng từ 40% đến 70% (ngoại trừ hai năm 2009 và 2010). Điều đó cho thấy rằng trích lập dự phòng sẽ là gánh nặng làm cản trở sự gia tăng của lợi nhuận trước thuế. Vào những năm cuối giai đoạn nghiên cứu (2016 trở đi) tỷ lệ này của BIDV luôn trên 50% đã kéo lợi nhuận trước thuế của những năm này xuống rất nhiều. Điều đó đã lý giải phần nào sự sụt giảm của lợi nhuận của BIDV mặc dù quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng gia tăng và luôn nằm trong số đầu những ngân hàng có ROE cao. 2.2.2. Chỉ tiêu an toàn tài chính và khả năng thanh khoản 2.2.2.1. Chỉ tiêu khả năng thanh khoản Khả năng thanh khoản của NHTM được đánh giá dựa trên hai chỉ tiêu là: hiệu suất sử dụng vốn huy động và các tỷ lệ của tài sản có tính thanh khoản cao. (50.00) - 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 chi phí trích lập dự phòng lợi nhuận trước dự phòng tỷ lệ chi phí trích lập dự phòng/lợi nhuận trước dự phòng lợi nhuận trước thuế 101 Đơn vị tính: % Biểu đồ 2.18: Hiệu suất sử dụng vốn huy động của BIDV giai đoạn 2007-2018 Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả Tỷ lệ dư nơ cho vay/tiền gửi (LTDR) của NHTM theo thông lệ quốc tế thường từ 80% đến 100%. Hiện nay các NHTM Việt Nam đang có hai cách tính tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, đó là: tính theo cách tính của thế giới khi tổng tiền gửi chỉ bao gồm tiền gửi của khách hàng (LTDR); cách tính thứ hai theo thông tư 36/2014 của NHNN khi tổng tiền gửi ngoài tiền gửi của khách hàng còn bao gồm cả tiền gửi của các tổ chức tín dụng và phát hành các giấy tờ có giá (LTDR1). Thông qua biểu đồ 2.18dễ nhận thấy rằng nếu áp dụng theo cách tính thứ nhất thì tỷ lệ LTDR của BIDV trong các năm nghiên cứu tương đối cao, từ năm 2009 đến năm 2015 và năm 2017 đều có tỷ lệ trên trên 1. Như vậy khả năng huy động vốn của ngân hàng đang gặp khó khăn trên thị trường thứ nhất, phải gia tăng huy động trên thị trường thứ hai (thị trường liên ngân hàng, đi vay của các ngân hàng thương mại khác và của NHNN), trong khi nhu cầu cho vay của ngân hàng lại rất cao. Theo cách tính thứ hai, tỷ lệ LTDR của BIDV trở nên tốt hơn rất nhiều, khi đại đa số các năm trong khoảng thời gian nghiên cứu đều có tỷ lệ nằm trong ngưỡng cho phép. Ngoại trừ ba năm (2011,2012,2013) có tỷ lệ vượt mức 1 do tốc độ tăng trưởng của các khoản dư nợ quá lớn so với tốc độ tăng của các khoản tiền gửi. Tỷ lệ dư nợ cho vay với tổng tài sản (LAR) cho biết với 100 đồng tài sản sẽ có bao nhiêu đồng ngân hàng sử dụng để cho khách hàng vay trực tiếp. Thông 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 140.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 LTDR1 LTDR LAR H1 102 thường, tỷ lệ này sẽ dao động trong khoảng 70% đến 80%. Theo đó, LAR của BIDV trong những năm gần đây (từ sau năm 2011) hầu như luôn có tỷ lệ này trên 70% (ngoại trừ năm 2014 với mức 68,53%). Điều này cho thấy BIDV đã dần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài sản có của mình trong việc cung ứng vốn ra trên thị trường. LAR thường từ 70% đến 80%, và khi đối chiếu với kết quả BIDV đạt được qua các năm đã thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của BIDV là tương đối tốt. Bảng 2.10: Khả năng thanh toán của BIDV giai đoạn 2007-2018 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Hệ số đảm bảo tiền gửi 30,31 24,18 20,51 17,23 18,47 20,05 18,78 23,17 19,43 19,09 16,49 27,12 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 22,33 18,79 14,95 12,69 11,86 14,49 13,55 17,3 15,14 15,72 13,50 22,19 Tỷ lệ thanh khoản của tài sản 21,03 17,76 14,06 11,85 11,14 13,69 12,75 16,41 14,39 15,03 12,95 21,26 Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả Hệ số đảm bảo tiền gửi theo quy định của Việt Nam dao động trong 30% đến 45%. Hệ số này của BIDV trong các năm nghiên cứu lại rất thấp (dưới 30%), duy chỉ có năm 2007 là đạt được hợp lý. Số tiền gửi của khách hàng có tốc độ tăng hàng năm ngày càng lớn, nhưng tài sản có tính thanh khoản cao của NHTM không đáp ứng được khả năng thanh toán ngay số tiền gửi đó. Rủi ro trong các khoản tiền gửi này của BIDV vẫn còn rất cao. Thông tư 36/NHNN Việt Nam năm 2014 quy định các NHTM cần giữ tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu là 15% vào năm 2010 và 10% từ năm 2015. Như vậy, xét trước khi thông tư 13/2010 của NHNN có hiệu lực thì BIDV không đạt được tỷ lệ dữ trữ thanh khoản tối thiểu do NHNN đưa ra, BIDV chỉ đảm bảo tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên 15% trong 2 năm là 2007 và 2014 (22,33% và 17,3%). Năm 2015 với thông tư 36 mới của NHNN về khả năng chi trả của các TCTD giảm tỷ lệ tối thiểu xuống chỉ còn 10% trong khi đó BIDV đạt 15,14% trong năm này và 15,72% trong năm 2016. Trong giai đoạn từ khi cổ phần hóa và sáp nhập, tỷ lệ dự trữ thanh khoản của BIDV đạt mức cao nhất là 22,19% vào năm 2018. Nhìn chung, BIDV đã 103 có những nỗ lực rất đáng kể trong việc xử lý gia tăng tỷ lệ dự trữ thanh khoản của mình trong những năm gần đây và đạt được những kết quả khá khả quan. Tỷ lệ thanh khoản của tài sản tính dựa trên tài sản có tính thanh khoản cao và tổng tài sản của ngân hàng, tỷ lệ thường trong khoảng 20% đến 30%. Tỷ lệ này BIDV đạt cao nhất năm 2018 với tỷ lệ là 21,26%, theo sau là năm 2007 với 21,03%. Các năm còn lại đều dưới 20% cho thấy tỷ lệ thanh khoản của tài sản BIDV không đạt được so với tiêu chí NHNN đưa ra. BIDV cần phải chú ý gia tăng tài sản có tính thanh khoản cao hơn khi tổng tài sản của BIDV liên tục gia tăng với tốc độ lớn như hiện nay. 2.2.2.2. Chỉ tiêu an toàn tài chính * Tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro của BIDV 104 Bảng 2.11: Phân loại nhóm nợ theo tiêu chuẩn của BIDV giai đoạn 2007-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nợ đủ tiêu chuẩn 85.341 108.068 159.952 202.574 233.766 273.615 339.092 417.288 570.845 682.185 821.814 948.303 Nợ cần chú ý 28.303 30.533 32.108 28.083 32.415 31.383 25.338 19.348 17.535 27.083 30.236 23.738 Nợ dưới tiêu chuẩn 3.535 3.880 3.531 3.598 5.244 5.857 3.946 4.714 3.976 6.482 3.750 4.847 Nợ nghi ngờ 238 782 864 819 420 825 684 1.076 888 1.036 5.084 4.680 Nợ có khả năng mất vốn 1.957 1.137 1.139 2.008 2.458 2.479 4.209 3.267 5.190 6.911 5.205 7.170 Tổng nợ xấu 5.730 5.799 5.534 6.425 8.122 9.161 8.839 9.057 10.054 14.429 13.951 16.697 Tỷ lệ nợ xấu (%) 4,8 4,02 2,08 2,71 2,96 2,92 2,37 2,03 1,68 1,99 1,62 1,69 Tỷ lệ nợ tốt (%) 95,2 95,98 97,2 97,29 97,04 97,08 97,63 97,97 98,32 98,01 98,38 98,31 Dự phòng rủi ro 2.904 4.112 5.402 5.293 5.857 5.915 6.145 6.623 7.517 10.064 11.052 12.405 Tỷ lệ DPRR/nợ xấu (%) 50,68 70,91 97,61 82,38 72,11 64,57 69,52 73,13 74,77 69,75 79,22 74,29 CAR 6,7 8,9 9,5 9,3 11,07 9,7 10,2 9,1 9,8 10,2 10,9 10,3 Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả 105 Qua bảng 2.11, tổng nợ xấu của BIDV tăng đều trong các năm cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ của NHTM. Mặc dù, từ năm 2008 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng BIDV vẫn luôn khống chế được tỷ lệ nợ xấu dưới mức 5% theo quy định của quyết định số 03/2008/NHNN, và đến năm 2018 con số này chỉ còn dừng lại ở mức 1,69% (dưới 3% theo thông tư 36/2015/NHNN). Đối ngược với sự giảm của tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ tốt liên tục tăng. Con số này luôn vượt mức trên 95%, và cán đích ở mức 98,31% vào năm 2018, một con số rất cao thể hiện chất lượng tín dụng của BIDV đang ở mức rất khả quan. Khoảng cách xa giữa tỷ lệ nợ tốt và nợ xấu đã tạo tiền đề để BIDV có điều kiện giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro của mình trong các năm, đặc biệt khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2012. Ba năm gần đây tỷ lệ dự phòng rủi ro có dấu hiệu tăng nhẹ. Mặc dù trong năm 2013 và 2015 đều giảm lớn về khoản nợ dưới tiêu chuẩn, nhưng sự tăng đột biến của nợ có khả năng mất vốn đã khiến BIDV phải dự phòng rủi ro nhiều hơn. Ngược lại, năm 2014 có dấu hiệu tốt về nợ có khả năng mất vốn (giảm 942 tỷ đồng), nhưng hai nhóm nợ còn lại đều tăng, cụ thể nhóm 3 tăng 768 tỷ đồng, và nhóm 4 tăng 392 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng lần lượt là 19,46% và 57,3%. Sau khi sáp nhập MHB, các khoản nợ xấu trước của BIDV cộng với nợ xấu của MHB đã làm cho những khoản nợ xấu 5 tăng mạnh với 1.923 tỷ đồng. Các nhóm nợ của BIDV trong năm 2016 có sự biến động lớn so với cùng kỳ năm 2015, thể hiện dưới sự gia tăng mạnh mẽ của cả ba khoản nợ: các khoản nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ. Bởi sự biến động của các khoản nợ xấu, BIDV đã tiến hành gia tăng dự phòng rủi ro của mình trong năm này, thêm 2.547 tỷ đồng (33,88%) so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sự gia tăng tốc độ của các khoản nợ lớn hơn so với sự tăng trưởng của dự phòng rủi ro đã khiến cho tỷ lệ dự phòng rủi ro trên nợ xấu của BIDV năm 2016 giảm 5,02% so với năm 2015. Năm 2017, 2018 BIDV tiếp tục gia tăng dự phòng rủi ro để có thể bù đắp rủi ro đối với những khoản nợ nghi ngờ và khoản nợ có khả năng mất vốn gia tăng theo từng năm. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay của BIDV giảm đều theo thời gian, từ 3,6% năm 2007 xuống còn 1,68% năm 2015 và tăng nhẹ vào năm 2016 (2%). Tỷ lệ này phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM đó để đánh giá với 100 đồng dư nợ của 106 ngân hàng sẽ có bao nhiêu đồng nợ xấu xuất hiện. Theo đó BIDV đã rất cố gắng giảm nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay của mình. Và bởi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của BIDV đang có chiều hướng giảm dần đều đã chứng minh được rằng, chất lượng tín dụng của ngân hàng đang ngày càng được cải thiện theo hướng tốt lên. Giờ đây với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng càng tăng nhưng nợ xấu của ngân hàng đã được kiểm soát với mức ngày càng ít đi. Tỷ lệ vốn tự có (CAR) của BIDV ngoại trừ năm 2007 có mức CAR là 6,7%, các năm còn lại trong giai đoạn nghiên cứu đều đạt trên mức 8%. Có thể nói rằng CAR trong đại đa số các năm nghiên cứu của BIDV đều đạt mức trên 9%. Trước năm 2010, CAR của các ngân hàng thương mại Việt Nam được quy định mức tối thiểu là 8%, con số này được nâng lên 9% sau khi Thông tư số 13/2010/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước đưa ra. Từ đây cho thấy, BIDV luôn đạt được trên mức quy định tối thiểu theo quy định của Nhà nước (trừ năm 2007). Tuy nhiên, ngân hàng thương mại Việt Nam có sự phân chia rất rõ về CAR khi các ngân hàng quy mô lớn hơn thường có tỷ lệ thấp hơn so với các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn. Và quả thực trong trường hợp của BIDV- một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất của Việt Nam, tỷ lệ vốn tự có dao động quanh mức tối thiểu, mức cao nhất ngân hàng đạt được là 11,1% trong năm 2011. Qua đây cho thấy rằng, với quy mô vốn cung ứng trên thị trường chiếm tỷ trọng cao, BIDV cần phải chủ động gia tăng được CAR của mình lên để có thể đảm bảo phòng tránh được các loại rủi ro trong quá trình hoạt động, như rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Như vậy, BIDV đã có chính sách kiểm soát chất lượng tín dụng rất tốt, việc đa dạng hóa khách hàng cũng đánh giá dư nợ cho vay của NHTM theo hệ số tín nhiệm của khách hàng đã giúp cho BIDV giảm thiểu được rủi ro trong tín dụng của mình. * Mức độ tổn thất 107 Đơn vị tính: % Biểu đồ 2.19: Mức độ tổn thất của BIDV giai đoạn 2007-2018 Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả Mức độ tổn thất của BIDV có xu hướng biến động tăng giảm trong giai đoạn nghiên cứu, chủ yếu theo xu hướng giảm xuống (từ 1.45% năm 2007 xuống 1.06 năm 2018). Mặc dù xu hướng của mức độ tổn thất của BIDV có giảm nhưng tốc độ giảm không đáng kể. Trong những năm nghiên cứu mặc dù BIDV đã có sự gia tăng lớn của tổng dư nợ cho vay, nhưng ngân hàng cũng chủ động hạn chế tối đa tốc độ tăng trưởng của tổn thất tín dụng có thể gặp phải. Nợ xấu của ngân hàng cũn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hieu_qua_kinh_doanh_cua_ngan_hang_thuong_mai_co_phan.pdf
Tài liệu liên quan