Luận án Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam

Tác động tích cực của cơ chế quản lý thu và sử dụng học phí: (i) Góp

phần xoá bỏ chế độ bao cấp tràn lan từ NSNN trong cung cấp dịch vụ giáo

dục, tạo điều kiện để Nhà nước dành NSNN tập trung ưu tiên phát triển giáo

dục ở những vùng miền có điều kiện KTXH khó khăn và hỗ trợ người nghèo,

người khuyết tật, các đối tượng được hưởng chính sách xã hội; (ii) Huy động

được nguồn tài chính đáng kể từ người học và gia đình người học cùng với

nguồn NSNN để đầu tưphát triển giáo dục, nâng cao nhận thức và trách

nhiệm chăm lo cho sự phát triển giáo dục của người dân, thúc đẩy quá trình

XHH nguồn vốn đầu tưphát triển giáo dục; (iii) Khung học phí phân biệt

theo vùng, cấp học và trình độ đào tạo, có chế độ miễn giảm đối với người

nghèo, người khuyết tật và các đối tượng chính sách xã hội nên đã góp phần

quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, hạn chế rào cản học

phí đối với việc tiếp cận và hưởng thụ giáo dục của người nghèo, người

khuyết tật và các đối tượng chính sách xã hội.

pdf28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan