Luận án Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam

Một là: Khi chuyển đổi hoạt động sang mô hình Tập đoàn, quan hệ giữa Tập

đoàn và các đơn vị thành viên không thể tách rời, quan hệ giữa các thành viên với Tập

đoàn là quan hệ của chủ sở hữu đầu tư. Nguồn vốn phục vụ quá trình SXKD của các

công ty thành viên phụ thuộc vào qui mô và mục tiêu kinh doanh của từng thành viên.

Từ đó, cho thấy trách nhiệm và quyền lợi của các công ty thành viên và Tập đoàn đã

hình thành. Quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên trong Tập đoàn được phân định

cho phù hợp với từng đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, trách nhiệm của công ty mẹ - Tập

đoàn ngày càng thể hiện vai trò và tầm ảnh hưởng của mình đối với các công ty thành

viên trong Tập đoàn.

Hai là: Từ khi chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn, Tập đoàn Dệt May Việt Nam

từng bước sắp xếp lại mô hình tổ chức quản lý Tập đoàn và quá trình SXKD của mình.

Thông qua việc sắp xếp lại mục tiêu kinh doanh của các thành viên theo hướng chuyên môn

hóa, phù hợp với trình độ và khả năng của từng thành viên trong Tập đoàn. Tập đoàn từng

bước phân nhóm sản phẩm cho phù hợp với điều kiện và khả năng của các thành viên như:

nhóm phụ trách nguyên nhiên vật liệu, nhóm dệt kim, dệt thoi, nhóm may, nhóm bán hàng

và giới thiệu sản phẩm, các hoạt động trong lĩnh vực hoạt động thương mại, nhóm kinh

doanh hạ tầng, nhóm tham gia hoạt động liên doanh, liên kết

pdf167 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn Dệt May Việt Nam ) Biểu 2.4: Lợi nhuận và nộp NSNN qua các năm tại VINATEX (tỷ đồng) ( Nguồn: Báo cáo tổng kết , báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Dệt May Việt Nam) Kết quả tính toán trên bảng 2.1 cho thấy: - Về giá trị sản xuất: Tăng đều qua các năm, năm 2008 giá trị SXCN đạt 11.867,5 tỷ đồng, năm 2009 giá trị SXCN đạt 13.793 tỷ đồng tăng 16,22% so với 2008, năm 2010 đạt 22.228,3 tỷ đồng tăng 61,15% so với 2009; năm 2011 đạt 30.320 tỷ đồng tăng 36,4% so với 2010, năm 2012 đạt 30.533 tỷ đồng tăng 0,7% so với 2011. Năm 2012 giá trị SXCN chỉ tăng 0,7% so với 2011 là do suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất của Tập đoàn, dự kiến năm 2013 giá trị SXCN đạt 78 34.073 tỷ đồng tăng khoảng 11,6% so với 2012 nguyên nhân do kinh tế trong nước và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục. Để đạt được kết quả trên, Tập đoàn đã có kế hoạch hợp lý trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn, khoa học để khắc phục những khó khăn trên, đây là thành công của cả Tập đoàn trong quá trình hoạt động của mình, không ngừng nâng cao vị thế của Tập đoàn trên thị trường trong và ngoài nước. - Về kim ngạch xuất khẩu: Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Tập đoàn luôn tăng, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 1.498,4 triệu USD, năm 2009 KNXK của Tập đoàn đạt 1.639,1 triệu USD tăng 9,4% so với 2008, năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2.000,3 triệu USD tăng 22% so với năm 2009; năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng đạt 2.234 triệu USD tăng 11,7% so với năm 2010; năm 2012 KNXK của Tập đoàn đạt 2.602 triệu USD tăng 16,47% so với năm 2011; theo kế hoạch năm 2013 KNXK của Tập đoàn dự kiến đạt 2.915 triệu USD tăng 12% so với 2012. - Về kim ngạch nhập khẩu: Hàng năm, để phục vụ sản xuất kinh doanh cho toàn Tập đoàn, Tập đoàn đã nhập khẩu một lượng nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất hàng dệt may của mình. Cụ thể, năm 2008 KNNK đạt 769,3 triệu USD, năm 2009 kim ngạch nhập khẩu của Tập đoàn đạt 822,0 triệu USD tăng 6,85% so với 2008; năm 2010 kim ngạch nhập khẩu đạt 1.029,6 triệu USD tăng 25,25% so với năm 2009; năm 2011 kim ngạch nhập khẩu đạt 1.196 triệu USD tăng 16,7% so với năm 2010; năm 2012 kim ngạch nhập khẩu đạt 1.103 triệu USD giảm 7,8% so với năm 2011 là do suy thoái kinh tế toàn cầu; dự kiến theo kế hoạch kim ngạch nhập khẩu của Tập đoàn năm 2013 đạt khoảng 1.110 triệu USD tăng khoảng 0,63% do kinh tế thế giới và trong nước dần được phục hồi. - Về doanh thu thuần: Tổng doanh thu thuần của Tập đoàn tăng đều qua các năm, năm 2008 tổng doanh thu thuần Tập đoàn đạt 22.685,2 tỷ đồng, năm 2009 đạt 26.462,4 tỷ đồng tăng 16,5% so với 2008; năm 2010 đạt 30.600,2 tỷ đồng tăng 15,64% 79 so với 2009; năm 2011 đạt 35.103 tỷ đồng tăng 14,72% so với 2010; năm 2012 đạt 40.786 tỷ đồng tăng 16,19 % so với 2011 và dự kiến năm 2013 tổng doanh thu thuần đạt 45.515 tỷ đồng tăng 11,6% so với năm 2012 - Về lợi nhuận trước thuế: Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 615,6 tỷ đồng, năm 2009 của Tập đoàn đạt 670 tỷ đồng tăng 8,84% so với năm 2008, năm 2010 đạt 1.063,8 tỷ đồng tăng 58,8% so với 2009; năm 2011 đạt 1.434 tỷ đồng lợi nhuận tăng 34,8% so với 2010; năm 2012 lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn đạt 1.469 tỷ đồng tăng 2,44% so với 2011, năm 2012 lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn tăng ít là do suy thoái kinh tế toàn cầu; theo kế hoạch. Dự kiến năm 2013 tổng lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn đạt khoảng 1.560 tỷ đồng tăng khoảng 6,2% đây là nỗ lực rất lớn của Tập đoàn trong việc khắc phục khó khăn của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Về nộp Ngân sách Nhà nước: Hàng năm Tập đoàn Dệt - May Việt Nam đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho Ngân sách Nhà nước. Năm 2008 nộp NSNN đạt 525 tỷ đồng, năm 2009 nộp 560 tỷ đồng tăng 6,7% so với năm 2008, năm 2010 nộp 820 tỷ đồng tăng 46,3%, năm 2011 đạt 1.045 tỷ đồng tăng 27,44 % so với năm 2010, năm 2012 đạt 776 tỷ đồng giảm 25,74% so với 2011 nguyên nhân do tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và suy thoái kinh tế; dự kiến năm 2013 theo kế hoạch khoản nộp NSNN của Tập đoàn có thể đạt 944 tỷ đồng tăng 21,65% so với 2012 là do kinh tế thế giới đã dần hồi phục. Kết quả trên nếu so với các TĐKT và các doanh nghiệp khác cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của VINATEX đạt được những thành công nhất định, kết quả kinh doanh tại Tập đoàn đã chiếm một tỷ trọng nhất định trong GDP của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây. - Về thu nhập bình quân/người/tháng: Thu nhập bình quân của Tập đoàn tăng lên từng năm, cụ thể năm 2008 thu nhập bình quân/người/tháng đạt 3,1 triệu đồng, năm 2009 thu nhập bình quân/người/tháng là 3,2 triệu đồng tăng 3,2% so với 2008; năm 2010 thu nhập bình quân/người/tháng là 3,8 triệu đồng tăng 15% so với 2009; năm 2011 thu nhập bình quân/người/tháng đạt 3,931 triệu đồng tăng 3,44% so với 2010; 80 năm 2012 thu nhập bình quân/người/tháng đạt 4,479 triệu đồng tăng 13,94% so với 2011; và dự kiến năm 2013 thu nhập bình quân/người/tháng đạt khoảng 5,060 triệu đồng tăng khoảng 13% so với 2012. 2.1.3.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam được thể hiện qua qua bảng 2.2 và biểu 2.5 sau đây: * Tài sản của Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Nhìn chung tài sản của Tập đoàn có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2008 tổng tài sản của Tập đoàn là 12.316,23 tỷ đồng (trong đó TSNH của Tập đoàn là 6.103,55 tỷ đồng, TSDH là 6.212,68 tỷ đồng); năm 2009 vốn của Tập đoàn là 13.345,0 tỷ đồng (trong đó TSNH 6.476,09 tỷ đồng, TSDH 6.868,91 tỷ đồng) tỷ lệ tăng 8,35% trên tổng tài sản so với 2008 ( TSNH tăng 6,1%; TSDH tăng 10,56%). Năm 2010 tổng tài sản của Tập đoàn là 15.884,6 tỷ đồng (trong đó TSNH 8.942,66 tỷ đồng, TSDH 6.941,94 tỷ đồng) tỷ lệ tăng 19% trên tổng tài sản so với 2009 ( TSNH tăng 38%; TSDH tăng 1,06%). Kết quả trên cho thấy tổng tài sản của Tập đoàn tăng là do chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của Tập đoàn. Tập đoàn đã từng bước mở rộng quy mô kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn. Mặt khác, trong 2 năm từ 2011 đến 2012 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước ta, trong đó Tập đoàn Dệt - May Việt Nam cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng này nên tổng tài sản của Tập đoàn đã giảm lần lượt là 11,1% và 18,1%, cụ thể như sau: Năm 2011 tổng tài sản của Tập đoàn là 14.120,77 tỷ đồng giảm so với năm 2010 (trong đó TSNH 7.317,26 tỷ đồng, TSDH 6.803,51 tỷ đồng) tỷ lệ giảm 11,1% trên tổng tài sản so với 2010 (TSNH giảm 17,6%; TSDH giảm 2%). 81 Năm 2012 tổng tài sản của Tập đoàn là 11.473,43 tỷ đồng giảm mạnh so với năm 2011 (trong đó TSNH 5.489,35 tỷ đồng, TSDH 5.984,08 tỷ đồng) tỷ lệ giảm 18,75% trên tổng tài sản so với 2011 (TSNH giảm 24,98%; TSDH giảm 12%). Năm 2013 tổng tài sản của Tập đoàn là 12.567,78 tỷ đồng tăng so với năm 2012 (trong đó TSNH 5.987,25 tỷ đồng, TSDH 6.580,53 tỷ đồng) tỷ lệ tăng 9,54 % trên tổng tài sản so với 2012 (TSNH tăng 9,07%%; TSDH tăng 9,97%) nguyên nhân tăng là do kinh tế trong nước và thế giới đã dần phục hồi ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế nước ta, điều đó đã tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Biểu 2.5 Tình hình biến động về tài sản tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam qua các năm (tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam) * Nguồn vốn của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam: Nhìn chung nguồn vốn của Tập đoàn có sự biến động qua các năm, cụ thể: Năm 2008 nguồn vốn của Tập đoàn là 12.316,23 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 7.709,85 tỷ đồng, vốn CSH là 3.757,6 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số 848,78 tỷ đồng); Năm 2009 nguồn vốn của Tập đoàn là 13.345,0 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 7.991,14 tỷ đồng, vốn CSH là 4.093,84 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số 1.260,02 tỷ đồng) tỷ lệ tăng 8,35% trên tổng nguồn vốn so với 2008 (Nợ 82 phải trả tăng 3,65% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 8,95%, lợi ích cổ đông thiểu số tăng 48,45%). Năm 2010 nguồn vốn của Tập đoàn là 15.884,60 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 9.858,90 tỷ đồng, vốn CSH là 4.351,67 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số 1.674,03 tỷ đồng) tỷ lệ tăng 19% trên tổng nguồn vốn so với 2009 (Nợ phải trả tăng 23,4% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 6,3%, lợi ích cổ đông thiểu số tăng 32,85%). Nguồn vốn của Tập đoàn tăng trong những năm vừa qua là do Tập đoàn đã có chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng và trình độ của toàn Tập đoàn. Xu thế toàn cầu hóa và chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho Tập đoàn mở rộng thị trường trong và ngoài nước, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn trên thị trường. Mặt khác, từ 2011 đến 2013 nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam giảm sút, đặc biệt thị trường EU làm cho nguồn vốn của Tập đoàn giảm so với năm 2010 cụ thể như sau: Năm 2011 nguồn vốn của Tập đoàn giảm xuống còn 14.120,77 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 8.019,16 tỷ đồng, vốn CSH là 4.772,56 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số 1.329,05 tỷ đồng) tỷ lệ giảm 11,1% trên tổng nguồn vốn so với 2010 (Nợ phải trả giảm 18,66% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 9,67%, lợi ích cổ đông thiểu số giảm 20,6%). Năm 2012 nguồn vốn của Tập đoàn giảm còn 11.473,43 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 5.610,86 tỷ đồng, vốn CSH là 5.255,17 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số 607,40 tỷ đồng) tỷ lệ giảm 18,75% trên tổng nguồn vốn so với 2011 (Nợ phải trả giảm 30,3% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 9,5%, lợi ích cổ đông thiểu số giảm 54,5%); Năm 2013 nguồn vốn của Tập đoàn giảm còn 12.567,78 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 6.245,14 tỷ đồng, vốn CSH là 5.584,1 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số 83 738,54 tỷ đồng) tỷ lệ 9,54% trên tổng nguồn vốn so với 2012 (Nợ phải trả tăng 11,3% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 6,26%, lợi ích cổ đông thiểu số tăng 21,6%). Biểu 2.6: Sự biến động về nguồn vốn tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam qua các năm (tỷ đồng) ( Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam) Kết quả trên cho thấy vốn và nguồn vốn của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam có sự biến động nhất định qua các năm, sự biến động này một phần do khó khăn từ kinh tế trong nước và tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Song để đạt được những thành tựu trên đòi hỏi lãnh đạo Tập đoàn phải có những bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng hiện có của mình trong giai đoạn hiện nay. 2.1.3.4 Tình hình đầu tư vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Từ năm 2010 đến 2012 và kế hoạch 2013 Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tập trung đầu tư vào nhiều dự án nhằm phát triển ngành dệt may và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn trên thị trường trong và ngoài nước và đã đạt được những thành tựu nhất định, có thể tổng hợp tình hình đầu tư vốn tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trong bảng 2.3 sau: 84 Bảng 2.3 Tình hình vốn đầu tư tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam qua các năm STT năm Số dự án Tổng mức đầu tư Kế hoạch giải ngân Thực hiện giải ngân 2011 57 6.237,7 964 844,5 2012 70 9.838 1.065 811 2013 52 10.025 1.748 1.258* (*: Ước thực hiện) (Nguồn: Báo cáo tổng kết Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Tình hình đầu tư năm 2010: Năm 2010 Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã triển khai đầu tư 81 dự án, trong đó có 29 dự án chuyển tiếp từ năm 2009, trong đó: + Dự án di dời: 05 dự án + Dự án sợi: 19 dự án + Dự án Dệt: 08 dự án + Dự án May: 26 Dự án + Các dự án KCN và các dự án khác: 23 dự án Các dự án trên đã giải quyết việc làm cho 4.200 lao động. Năng lực tăng thêm sau khi đầu tư các dự án trên + Sản phẩm Dệt: 26,4 triệu mét/năm trong đó các dự án đầu tư của Tổng công ty Việt Thắng: 14,4 triệu mét/năm, Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định: 12 triệu mét/năm. Tổng công ty cổ phần Phong Phú: 1.200 tấn khăn/năm + Sản phẩm May: ♦ 893.000 bộ Veston tiêu chuẩn Châu Âu/năm trong đó Veston Hải Phòng 425.000 bộ/năm; TCT May Nhà Bè: 468.000 bộ/năm ♦ 22 triệu Sơ mi quy chuẩn/năm, trong đó: TCT May 10: 10,1 triệu, TCT May Nhà Bè: 9,91, CTCP May Hữu Nghị: 2 triệu ♦ Sản phẩm may dệt kim: 1,5 triệu sản phẩm/năm (TCT May Nhà Bè) 85 + Sợi: 7.700 tấn sợi/năm trong đó dự án của Tập đoàn Dệt May Việt Nam: 4.000 tấn; Tổng công ty Cổ phần Dệt May Nam Định: 600 tấn; Tổng công ty Việt Thắng: 2.000 tấn; Công ty Cổ phần Dệt May Huế: 1.100 tấn Nhìn chung các dự án đầu tư trong năm 2010 đều bám sát chương trình mục tiêu 1 tỷ mét vải xuất khẩu đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 36/2008/QĐ- TTg ngày 10/03/2008 Tình hình giải ngân dự án đầu tư: Trong năm Tập đoàn đã thực hiện giải ngân được 811,3 tỷ đồng trong đó có 22 tỷ đồng từ nguồn NSNN và 789,3 tỷ đồng từ các nguồn khác tăng 67,5% so với năm 2009 ( năm 2009 giải ngân được 471 tỷ đồng) [4] - Tình hình đầu tư năm 2011 Trong bảng 2.4 ta thấy: Tổng dự án năm 2011 là 57 dự án với tổng mức đầu tư 6.237,7 tỷ đồng. Trong đó các dự án di dời có tổng mức đầu tư 2.878 tỷ đồng. Trong năm 2011 Tập đoàn đã thực hiện giải ngân được 844,5 tỷ đồng thực hiện dự án, đạt 87,6% so với Kế hoạch giải ngân sau khi thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP. Trong đó: ♦ Giải ngân từ NSNN được 32,5 tỷ đồng ♦ Vay thương mại: 263,9 tỷ đồng ♦ Vốn chủ sở hữu: 203,4 tỷ đồng ♦ Các nguồn khác: 344,7 tỷ đồng Trong số 57 dự án trên, số dự án các đơn vị vốn Nhà nước chi phối là 50 dự án với tổng mức đầu tư là 5.837 tỷ đồng, giải ngân được 738,3 tỷ đồng (trong đó vốn NSNN là 32,5 tỷ đồng; vay thương mại: 259,9 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu: 177,5 tỷ đồng, các nguồn khác: 268,4 tỷ đồng). Việc thực hiện giải ngân của Tập đoàn trong năm 2011 thấp là do Tập đoàn đã rà soát, cơ cấu lại các dự án đầu tư, thực hiện cắt giảm bớt 86 những dự án có tổng mức đầu tư cao, thời gian hoàn thành dự án dài và tập trung vốn cho các dự án sắp hoàn thành, có khả năng phát huy hiệu quả ngay trong năm 2011. Tuy nhiên đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc trong năm 2011 là thiếu vốn do lãi suất vay quá cao buộc Tập đoàn và các Công ty thành viên phải tính toán lại hiệu quả đầu tư, cắt giảm và tạm hoãn nhiều dự án đầu tư mới trong kế hoạch năm 2011. Mặt khác, một số dự án phải tăng vốn chủ sở hữu, điều chỉnh vốn điều lệ làm cơ sở để vay thương mại ít hơn với mục tiêu giảm áp lực trả lãi vay. Tình hình lạm phát đã tác động đến tăng giá vật tư xây dựng gây ảnh hưởng xấu đến tốc độ triển khai các hạng mục công trình của dự án. Một số hạng mục công trình của dự án phải điều chỉnh và phê duyệt lại. Các dự án di dời gặp nhiều khó khăn do chưa có vốn từ nguồn chuyển quyền sử dụng đất, vốn vay thương mại cũng bị hạn chế do lãi suất vay cao. [4] -Tình hình triển khai các dự án đầu tư năm 2012 Bảng 2.5 cho thấy: Năm 2012 Tập đoàn đã triển khai: Tổng số 70 dự án với TMĐT: 9.838 tỷ đồng. Trong đó riêng các dự án di dời có TMĐT: 2.906 tỷ đồng. + Tổng giá trị giải ngân ước thực hiện: 811 tỷ đồng (trong đó: 11 tỷ đồng từ nguồn NSNN và 800 tỷ đồng từ các nguồn khác). Tỷ lệ giải ngân tương đương với cùng kỳ năm 2011. Các đơn vị chủ yếu tập trung tối đa đầu tư chiều sâu, thay thế các thiết bị nâng cao năng lực sản xuất. Có tới 47 dự án nhóm C (chiếm 70%) trên tổng số 69 dự án. + Tình hình triển khai các dự án đầu tư trọng điểm: Năm 2012 các Công ty đã triển khai thực hiện các dự án đầu tư và đưa vào hoạt động như Tổng công ty CP DM Hoà Thọ (bổ sung 1 vạn cọc sợi), Dệt 8/3 (dự án sợi phú xuyên), Dệt may Huế (dự án sợi Phú Mai); Đưa Dự án dệt vải Sơn trà của Tổng công ty Phong Phú vào hoạt động ổn định với công suất trung bình 300.000 mét vải Jean/năm đưa sản lượng tăng thêm trong năm 2012 là 3,6 triệu mét vải Jean và các dự án May khác (Dự án may Vinatex Quảng Ngãi, May An Nam tại Nam Định (Đưa vào hoạt động 10 chuyền may, sử dụng 400 lao động, sản lượng tăng thêm trong năm 2012 là 300.000 sản phẩm SMC), dự án 87 NM May SP Dệt kim chất lượng cao, dự án trung tâm phát triển mẫu và dịch vụ may mặc của Tổng công ty CP Phong Phú với công suất thiết kế 0,16 triệu SP/năm, đã đưa vào hoạt động từ tháng 2/2012 đưa sản lượng tăng thêm là 0,16 triệu SMC ). Đã trình và được giải quyết vốn đầu tư từ nguồn chuyển mục đích sử dụng đất cho các dự án đầu tư di dời của Tập đoàn và Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội. + Đánh giá công tác quản lý đầu tư của Tập đoàn: ♦ Thường xuyên kiểm tra đánh giá dự án đầu tư, nâng cao công tác quản lý dự án. Rà soát thiết kế, tính toán đầu tư trên cơ sở tiết giảm tối đa suất đầu tư, tận dụng vật tư vật liệu (đối với các dự án di dời) để tăng hiệu quả đầu tư. ♦ Các đơn vị chủ đầu tư của các dự án đã cơ bản áp dụng một số mô hình chuẩn về suất đầu tư trong công tác quản lý dự án. ♦ Tiến hành nhiều biện pháp tiết kiệm, giảm chi phí đầu tư của các dự án, tỷ lệ tiết kiệm bình quân 11 % so với dự toán được duyệt. ♦ Cập nhật được một số module của nhà máy may, sợi, dệt vải mộc, nhà máy nhuộm, xử lý nước thải, veston, khu công nghiệp và đang tiếp tục tính toán hoàn thiện các module chuẩn. ♦Trong các dự án đầu tư thiết bị bổ sung đã lựa chọn các thiết bị công nghệ hiện đại có giá rẻ và rất cạnh tranh, phù hợp cho mục tiêu đầu tư bổ sung tăng hiệu quả của các dự án. [4] - Kế hoạch đầu tư năm 2013 Năm 2013, Tập đoàn dự kiến kế hoạch Đầu tư như sau: Tổng số dự án dự kiến đầu tư: 52 dự án. Tổng mức đầu tư: 10.025 tỷ đồng. Kế hoạch giải ngân trong năm 2013: 1.748 tỷ đồng. Nguồn vốn bao gồm: + Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: 542 tỷ đồng + Vay thương mại: 759 tỷ đồng 88 + Vốn chủ sở hữu: 376 tỷ đồng + Vốn khác: 71 tỷ đồng Phân bổ theo dự án: + Dự án sợi, 14 dự án: 550 tỷ đồng. + Dự án dệt nhuộm, 6 dự án: 404 tỷ đồng. + Dự án may, 18 dự án: 492 tỷ đồng. + Các chương trình, dự án khác, 14 dự án: 302 tỷ đồng. Năng lực dự kiến tăng thêm: Sợi: 9.931 tấn/năm; Dệt: 12 triệu mét/năm; May: 5,28 triệu SMC/năm, 3,5 triệu SP dệt kim/năm và 1 triệu áo Veston/năm.[ 4] Việc đầu tư một phần nguồn lực tài chính của Tập đoàn ra ngoài ngành đã được lãnh đạo Tổng công ty dệt May Việt Nam thực hiện từ 1995, tức là khi thành lập Tổng công ty. Căn cứ nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính Phủ, mỗi lĩnh vực ngân hàng thì Tập đoàn chỉ được phép đầu tư vào một đơn vị. Bên cạnh đó, Hội đồng thành viên Tập đoàn đã xây dựng cho mình một lộ trình để nhượng bán các khoản đầu tư trên để thu hồi vốn tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn là sản phẩm Dệt May. [ 28] 2.2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN DỆT MAY - VIỆT NAM 2.2.1 Thực trạng cơ chế huy động và tạo lập vốn tại tập đoàn Dệt - May Việt Nam Để Tập đoàn huy động vốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi chúng ta cần có sự đánh giá một cách khách quan về thực trạng nguồn vốn của Tập đoàn. Các hình thức huy động vốn, những thành công, hạn chế trong việc huy động nguồn vốn của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Hiện nay, Tập đoàn thường huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau và được thể hiện qua một số kênh huy động cơ bản sau: 2.2.1.1 Huy động vốn từ Ngân sách Nhà nước Căn cứ vào quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP 89 ngày 05/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 71/2013NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, cho thấy Nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu trong quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Nguồn vốn NSNN cấp khi thành lập Tập đoàn có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định sự hình thành và tiềm lực tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được Chính phủ cấp là 3.400 tỷ đồng. Việc điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật. Nhà nước là chủ sở hữu của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Bộ Công Thương là cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam là Tổng giám đốc. Tập đoàn Dệt - May Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật. * Cơ chế giao nhận vốn Nhà nước tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam phụ thuộc vào những vấn đề sau: + Mục tiêu kinh doanh và vai trò của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trong những lĩnh vực, ngành nghề mà Tập đoàn tham gia vào hoạt động kinh doanh. + Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi HĐKD mà Tập đoàn được Nhà nước giao. + Tình hình và khả năng tài chính của NSNN trong từng giai đoạn cụ thể. - Quá trình giao nhận vốn tại Tập đoàn Dệt May được thực hiện qua một số bước cơ bản sau: Một là: Tập đoàn Dệt - May Việt Nam cần thẩm định và đánh giá chính xác vốn và tài sản Nhà nước tại Tập đoàn trước khi giao vốn. Mục đích của việc thẩm định, 90 đánh giá vốn và tài sản của Tập đoàn để xác định đúng giá trị số vốn và tài sản của Tập đoàn trước khi Nhà nước quyết định giao vốn cho Tập đoàn. Việc giao vốn cho Tập đoàn giúp Tập đoàn thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của mình, góp phần giải quyết việc làm và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hai là: Nhà nước giao vốn cho Tập đoàn, Tập đoàn Dệt - May Việt Nam là bên nhận vốn, vì vậy Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn và Tổng Giám đốc phải có biện pháp sử dụng nguồn vốn này sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, mang lại lợi ích kinh tế cho Tập đoàn. Khi nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn, Tổng Giám đốc Tập đoàn là người đại diện đứng ra ký nhận nguồn vốn được giao cho Tập đoàn. Ba là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam tiến hành sử dụng nguồn vốn này bằng cách giao vốn cho các công ty thành viên. Quá trình giao vốn cho các công ty thành viên dựa trên cơ sở và năng lực cụ thể của từng đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Bên cạnh đó Tập đoàn cần xây dựng quy trình giao vốn phù hợp với năng lực và điều kiện thực tế của mình, tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị thành viên được tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất để thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh của mình. Bốn là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải báo cáo kết quả giao vốn của mình cho các công ty thành viên với Cơ quan cấp vốn cho Tập đoàn. * Thực trạng bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam Trong quá trình phát triển, Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn coi trọng và có trách nhiệm trong bảo toàn và phát triển nguồn vốn trong đó có phần vốn chủ sở hữu Nhà nước, nguồn vốn này được Tập đoàn sử dụng một cách có hiệu quả. Từ khi thành lập tới nay, hoạt động tài chính trong Tập đoàn Dệt May có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, từ chỗ Tập đoàn phụ thuộc 100% vốn từ NSNN, Tập đoàn Dệt May đã từng bước trở thành một đơn vị hạch toán độc lập về mặt tài chính. Nguồn thu của Tập đoàn ngày càng tăng lên. Vì vậy, nguồn vốn của Tập đoàn và các đơn vị thành viên luôn được 91 duy trì và tăng trưởng đều qua các năm và được thể hiện qua chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn chủ sở hữu tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam trên bảng 2.6 và biểu 2.7 Bảng 2.6 Chỉ tiêu tăng trưởng vốn CSH tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Năm (31/12) Vốn CSH Tốc độ tăng trưởng vốn CSH (%) so với năm trước 2008 3.757,60 2009 4.093,84 8,95% 2010 4.351.67 6,3% 2011 4.772.56 9,67% 2012 5,255,17 10,11% 2013 5.584,10 6,26% (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn Dệt May Việt Nam) Biểu 2.7 Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vốn chủ sở hữu (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn Dệt May Việt Nam ) Từ khi thành lập (02/12/2005) vốn chủ sở hữu tại Tập đoàn Dệt May tăng hàng năm, mức tăng dao động từ 6,26% đến 10,11% đây là một biểu hiện tốt của Tập đoàn và các Công ty thành viên. 92 Theo điều lệ Tập đoàn Dệt May Việt Nam và cơ chế quản lý tài chính hiện hành, Hội đồng thành viên Tập đoàn và Tổng Giám đốc Tập đoàn phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu của mình. Trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh, tùy theo mức độ tổn thất, Hội đồng thành viên Tập đoàn, Tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_co_che_quan_ly_tai_chinh_tai_tap_doan_det.pdf
Tài liệu liên quan