Luận án Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế coso

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO.19

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO TIÊU

CHUẨN QUỐC TẾ COSO .19

1.1.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO.19

1.1.2 Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO.22

1.2 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NHTM

THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO.30

1.2.1 Sự cần thiết thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM .30

1.2.2 Đặc trưng của NHTM ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm

soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO .31

1.2.3 Cơ sở thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế .34

1.2.4 Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong các NHTM theo tiêu chuẩn quốc

tế COSO .38

1.2.5 Điều kiện để áp dụng tiêu chuẩn quốc tế COSO khi thiết lập hệ thống kiểm soát

nội bộ cho NHTM .57

1.3 SỰ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHTM THEO

TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO .59

1.3.1 Quan niệm về sự hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM .59

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM.60

1.4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ VIỆC THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO - BÀI HỌC

CHO NHNo&PTNT VIỆT NAM.63

1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế về việc thiết lập kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng theo tiêu

chuẩn quốc tế COSO.63

1.4.2 Bài học rút ra cho NHNo&PTNT Việt Nam.68

KẾT LUẬN CHưƠNG 1.70

pdf217 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế coso, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa theo quy định của Nhà nước; Hoàn thành các mục tiêu còn lại của Phương án cơ cấu lại Agribank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 2020; Nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo Thông tư 22/2019/TT- NHNN; Hoàn thiện HTKSNB ph hợp với quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN và xây dựng lộ trình triển khai Thông tư 41/2016/TT- NHNN, hướng tới các chuẩn mực của y ban Basel và ph hợp với thực tiễn hoạt động của Agribank; Tăng cường ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm cung cấp các SPDV ngân hàng hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của Agribank. Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank các năm 2017, 2018, 2019 Như vậy, Agribank đã đảm bảo nguyên tắc về việc thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ theo khuôn mẫu COSO. b. Nhận diện và đánh giá rủi ro tại NHNo&PTNT Việt Nam 90 Mô hình quản trị rủi ro của Agribank: Agribank đã lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tương đối an toàn, khoa học có thể dễ dàng vận hành thống nhất và về cơ bản đảm bảo tính có thể kiểm tra được” của KSNB. + Uỷ ban quản lý rủi ro của Agribank Theo nguyên tắc quản trị điều hành của Basel II, y ban quản lý rủi ro (UBQLRR) đặc biệt cần thiết đối với ngân hàng quy mô lớn, phức tạp và nhiều rủi ro và cần tách bạch với các y ban khác. Chủ tịch UBQLRR phải là thành viên độc lập và không đồng thời là chủ tịch HĐQT/HĐTV và Chủ tịch các ủy ban khác. Thành viên của UBQLRR nên bao gồm người có kinh nghiệm về quản lý rủi ro và phần lớn thành viên là độc lập. Agribank hiện có UBQLRR (được thành lập theo Quyết định số 856/QĐ-HĐTV-UBQLRR ngày 16/05/2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động của UBQLRR) trực thuộc HĐTV có vai trò tham mưu cho HĐTV trong việc ban hành chính sách liên quan đến quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Agribank theo quy định của Pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Agribank (Quyết định 600/QĐ-HĐTV/2012). Như vậy, Agribank đã đáp ứng được quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Điểm a Khoản 1 Điều 9) về việc đảm bảo có UBQLRR. Cũng theo quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Điểm a Khoản 1 Điều 9) thì UBQLRR đảm bảo có ít nhất trên ½ số thành viên có quyền biểu quyết là thành viên không phải người điều hành. UBQLRR của Agribank hiện có 11 thành viên, trong đó bao gồm 2 thành viên HĐTV, 2 thành viên độc lập không thuộc BĐH và 7 thành viên thuộc BĐH hoặc các đơn vị dưới BĐH. Đối chiếu theo Luật TCTD năm 2010 và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Agribank, quy định khái niệm Người điều hành TCTD, các Giám đốc Ban (TD, QLRRTT&TN, Pháp chế, Khách hàng lớn) được hiểu là thành viên không điều hành nên trong cơ cấu thành phần UBQLRR hiện có thành viên không điều hành chiếm tỷ lệ 73 , như vậy Agribank đã đáp ứng tỷ lệ tối thiểu 50 theo quy định hiện hành. Theo thông lệ, thành viên không điều hành là thành viên HĐTV không điều hành cũng như theo chức năng nhiệm vụ của UBQLRR là tham mưu cho HĐTV trong việc giám sát TGĐ trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan thì 91 việc thành viên của UBQLRR có các thành viên trực thuộc BĐH là chưa thực sự ph hợp, khó đảm bảo tính độc lập, hiệu quả của công tác giám sát và tham mưu. Trong bối cảnh nguồn lực hiện tại của Agribank, để tiến tới thông lệ cần có lộ trình tăng số thành viên là thành viên UBQLRR, thành viên độc lập không điều hành để đảm bảo tính độc lập, hiệu quả hoạt động của UBQLRR. Agribank chưa xây dựng Quy chế hoạt động của UBQLRR theo chức năng, nhiệm vụ dựa trên việc nghiên cứu, tiếp cận thông lệ quốc tế Basel và các thông lệ tốt, ph hợp với thực tế hoạt động và các quy định của NHNN. Qua rà soát, về cơ bản chức năng, nhiệm vụ UBQLRR hiện nay được quy định theo Quyết định số 856/QĐ-HĐTV-UBQLRR/2012 còn đang rất chung chung, chưa đầy đủ các nội dung theo quy định và tiệm cận thông lệ quốc tế. Ngoài ra, UBQLRR phải tham mưu cho HĐTV trong công tác giám sát TGĐ trong việc xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về quản lý rủi ro theo các yêu cầu, kiến nghị của NHNN, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, Agribank hiện cũng chưa quy định nhiệm vụ này của UBQLRR trong Quyết định số 856/QĐ-HĐTV-UBQLRR/2012. Quy chế hoạt động của UBQLRR cũng chưa quy định nội dung liên quan đến yêu cầu về kênh thông tin báo cáo cho UBQLRR nên cần bổ sung nội dung để đảm bảo thiết lập kênh thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ chức năng giám sát quản lý rủi ro toàn hàng của UBQLRR theo quy định hiện hành. + Hội đồng rủi ro Theo quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Khoản 3 Điều 9), TGĐ phải thành lập Hội đồng rủi ro (HĐRR), Hội đồng ALCO và Hội đồng quản lý vốn để đề xuất tham mưu cho TGĐ trong công tác giám sát các cá nhân, bộ phận trong các lĩnh vực liên quan. Từ 01/01/2019, HĐRR được thành lập theo Quyết định 175/QĐ-NHNo-TCTL/2019 quy định Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐRR Agribank. Như vậy, Agribank đã có đầy đủ các Hội đồng theo quy định của Thông tư 13/2018/TT-NHNN. Theo cơ cấu tổ chức hiện tại của HĐRR của Agribank thì Phó Tổng giám đốc phụ trách về quản lý rủi ro là Chủ tịch HĐRR. Ngoài ra, các thành viên HĐRR chia theo mảng rủi ro, bao gồm Giám đốc Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro; Trưởng Ban Định chế tài chính; Trường Ban Kiểm tra kiểm soát nội 92 bộ; Trưởng Ban Kế hoạch nguồn vốn; Trưởng Ban tín dụng; Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ; Trưởng Ban Khách hàng lớn; Trưởng Ban Khách hàng hộ sản xuất và cá nhân; Trưởng Ban Tài chính Kế toán; Trưởng Ban Đầu tư; Giám đốc Trung tâm Vốn; Trưởng ban Pháp chế; Trưởng Ban Tổ chức lao động và Tiền lương; Giám đốc Trung tâm thanh toán; Giám đốc Trung tâm CNTT. Các đơn vị thành viên HĐRR đã thực hiện phân công 01 lãnh đạo, 02 cán bộ tham gia triển khai quản lý rủi ro tại đơn vị và quy định rõ trách nhiệm của các cán bộ thuộc bộ phận hỗ trợ HĐRR/các cán bộ trực tiếp tham gia triển khai quản lý rủi ro tại đơn vị. + Theo Quyết định 175/QĐ-NHNo-TCTL/2019 thì trong cơ cấu tổ chức của HĐRR bao gồm các Ban, Trung tâm tại TSC theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện quản lý từng mảng rủi ro phải có bộ phận quản lý rủi ro; theo đó 06 đơn vị đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro tại đơn vị, cụ thể:  Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro đầu mối mảng rủi ro tín dụng.  Ban Định chế tài chính đầu mối mảng rủi ro thị trường.  Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ đầu mối mảng rủi ro hoạt động.  Ban Kế hoạch nguồn vốn đầu mối mảng rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng.  Ban Tín dụng đầu mối mảng rủi ro tập trung.  Ban Nghiên cứu và phát triển SPDV đầu mối mảng rủi ro sản phẩm mới, hoạt động thị trường mới. Các đơn vị đầu mối theo từng mảng rủi ro trên đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro giúp việc cho HĐRR và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ; tổ chức xây dựng các chính sách, quy định, quy trình theo lĩnh vực được phân công phụ trách. Riêng Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro thành lập thêm bộ phận giúp việc HĐRR theo Quyết định 175/QĐ-NHNo-TCTL/2019. Theo cơ cấu tổ chức như trên thì bộ phận QLRR được thành lập tại từng Ban, Trung tâm tại TSC có thực hiện chức năng của tuyến phòng thủ thứ nhất; do đó, không bảo đảm tính độc lập giữa tuyến phòng thủ thứ nhất và tuyến phòng thủ thứ hai theo yêu cầu tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Khoản 3 Điều 5). Về chức năng nhiệm vụ của Bộ phận QLRR, rà soát Quyết định 175/QĐ-NHNo-TCTL/2019 (Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 10) cho 93 thấy chức năng, nhiệm vụ của bộ phận QLRR chưa quy định nhiệm vụ Tham gia các nội dung liên quan đến rủi ro trong quá trình đưa ra các quyết định có rủi ro tương ứng theo từng cấp có thẩm quyền”, điều này chưa bảo đảm đầy đủ nhiệm vụ của Bộ phận QLRR theo quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Điểm 1, Khoản 1 Điều 22). Như vậy, hệ thống quản trị rủi ro của Agribank còn phân tán ở nhiều bộ phận khác nhau, chưa tập trung thành một hệ thống, tính chuyên trách chưa cao do nhiều đơn vị chức năng đảm nhiệm hay nói cách khác là chưa thiết lập được các đơn vị chuyên biệt để quản lý từng loại rủi ro (ngoại trừ rủi ro tín dụng), độc lập với hoạt động tạo ra rủi ro; chưa có văn bản quy định cơ chế tập trung báo cáo về rủi ro toàn hệ thống. Ngày 31/10/2019, HĐTV của Agribank mới đã ban hành Quyết định số 946/QĐ-HĐTV-QLRR quy định về Khung quản lý rủi ro trong hệ thống Agribank, tạo tiền đề cho việc thiết lập Khung quản trị rủi ro toàn diện theo khuyến nghị của Basel II cũng như các quy định hiện hành. Các chính sách, quy định, quy trình về quản lý rủi ro đối với từng rủi ro trọng yếu Agribank hiện vẫn đang được xây dựng hoặc hoàn thiện để trình TGĐ, HĐTV ban hành: Quy định QLRR tín dụng và QLRR tập trung đối với hoạt động cấp tín dụng; Quy định hạn mức rủi ro tín dụng và hạn mức rủi ro tập trung; Quy định QLRR thanh khoản; Quy định QLRR thị trường; Quy định QLRR hoạt động; Quy định QLRR lãi suất trên sổ ngân hàng; Quy chế, Quy trình phát triển và quản lý sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó, Agribank đã xây dựng chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các hoạt động tiềm ẩn rủi ro cũng như thành lập các bộ phận ứng phó với rủi ro như đã phân tích ở trên nhưng chưa thực sự chủ động trong việc nhận diện rủi ro mà thường chỉ tập trung vào việc phát hiện và giảm thiểu. Các đơn vị kinh doanh, phòng ban của Agribank chưa chủ động xây dựng danh mục rủi ro tiềm tàng và chưa có phương pháp nhận diện cũng như dự báo rủi ro thống nhất. Công tác dự báo rủi ro cũng chưa kịp thời ví dụ khi đã phát sinh nợ xấu hoặc tỷ trọng cho vay nhóm đối tượng có rủi ro cao thì mới ban hành công văn chỉ đạo hạn chế cấp tín dụng với các ngành nghề, lĩnh vực cho vay có liên quan. 94 c. Quản trị sự thay đổi tại NHNo&PTNT Việt Nam Agribank chưa chú trọng đến việc quản trị sự thay đổi - một nội dung mà thông lệ quốc tế khuyến nghị. Theo đó, các yếu tố có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng như sự thay đổi trong môi trường hoạt động; sự xuất hiện nhân sự mới (đặc biệt nhân sự cấp cao); áp dụng công nghệ hay phần mềm mới, triển khai SPDV mới hay mô hình kinh doanh mới; thay đổi chính sách kế toán... chưa được quan tâm tại Agribank. Theo báo cáo trong năm 2019 Agribank vẫn chưa thực hiện được việc lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng rủi ro của ngân hàng qua việc đánh giá mức độ tác động của những biến động, thay đổi bất lợi với tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản theo như quy định của Thông tư 13/2018/TT-NHNN. 2.2.2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam a. Mô hình ba tuyến phòng thủ tại NHNo&PTNT Việt Nam Nhận thức được vai trò của mô hình ba tuyến phòng thủ, HTKSNB của Agribank cũng đã được thiết lập với ba tuyến phòng thủ khá độc lập (đơn vị tạo rủi ro - đơn vị quản lý rủi ro và KTNB) gắn với mô hình tổ chức giúp xác định cách phân giao và phối hợp các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến rủi ro và kiểm soát trong ngân hàng này. Agribank đã thay đổi cơ cấu theo hướng phân tách ba tuyến phòng thủ, trong đó tuyến phòng thủ thứ hai - quản lý rủi ro cũng dần được định hình rõ ràng hơn: tách bạch việc ban hành cơ chế chính sách, quản lý, giám sát tín dụng (do Ban Tín dụng, Ban Khách hàng hộ sản xuất và cá nhân thực hiện) với phê duyệt khoản vay (do Ban Khách hàng lớn thực hiện) và xử lý nợ (Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro...); chuyển chức năng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vốn từ Sở giao dịch về TSC. Với mô hình như vậy, Agribank đã phần nào tạo nên văn hoá kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên - mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của ngân hàng được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu. Mỗi cá nhân từ chuyên viên khách hàng tới nhân viên các khối hỗ trợ đều phải tuân thủ quy định, quy trình và ý thức được trách nhiệm phát hiện sớm, đánh giá rủi ro và tìm cách ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Tức là, quản trị rủi ro được thực hiện bởi cả hệ thống, chứ không phải là trách nhiệm riêng của bộ phận quản trị rủi ro. Cụ thể, mô hình ba tuyến phòng thủ của Agribank như sau: 95 Hình 2.4 Mô hình 03 tuyến phòng thủ gắn với mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy quản lý tại Agribank Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank năm 2019 + Tuyến phòng thủ thứ nhất là các đơn vị vận hành tại Hội sở chính (HSC), các chi nhánh của Agribank với nhiệm vụ chính là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh và các quy trình vận hành khác, bảo vệ lợi ích của Agribank thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị. Các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm thực thi toàn bộ chính sách, quy định, quy trình do tuyến thứ hai ban hành để đảm bảo nhận diện, đánh giá, đo lường, giám sát liên tục và báo cáo kịp thời khả năng xảy ra rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh; kiểm soát các rủi ro này theo khung khẩu vị và chính sách rủi ro do tuyến thứ hai xây dựng thông qua các biện pháp phù hợp. + Tuyến phòng thủ thứ hai là HĐQLRR, Ban kiểm tra - kiểm soát... có nhiệm vụ độc lập đánh giá và kiểm soát tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng 96 thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro; giám sát các chương trình KSNB, tuân thủ... Vì vậy, tuyến này bao gồm quản lý rủi ro và tuân thủ sẽ thực hiện độc lập đánh giá và kiểm soát tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng vệ thứ nhất. - Bộ phận quản lý rủi ro độc lập: Hiện chức năng quản lý rủi ro thuộc tuyến phòng thủ thứ hai đang được thực hiện tại các đơn vị của Agribank (1) UBQLRR; (2) HĐRR. Bộ phận này chịu trách nhiệm rà soát các hoạt động tiếp nhận rủi ro của Agribank và đánh giá rủi ro một cách tương đối độc lập với tuyến kinh doanh thứ nhất. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần đánh giá rủi ro, cơ cấu tổ chức của HĐRR hiện bao gồm bộ phận quản lý rủi ro được thành lập tại các Ban/Trung tâm tại TSC theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện quản lý từng mảng rủi ro. Như vậy, mô hình quản lý rủi ro chưa hoàn toàn đảm bảo nguyên tắc độc lập giữa tuyến phòng thủ thứ nhất và tuyến phòng thủ thứ hai theo nguyên tắc độc lập của tiêu chuẩn COSO cũng như Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Khoản 3 Điều 5) khi mà các Ban/Trung tâm có thực hiện chức năng của tuyến phòng thủ thứ nhất. Vậy nên, cơ cấu tổ chức, mô hình quản lý rủi ro nên hoàn thiện theo hướng sẽ thành lập khối quản lý rủi ro với quy mô tập trung trên cơ sở tách các bộ phận quản lý rủi ro hiện tại thuộc các Ban/Trung tâm tại TSC. - Bộ phận tuân thủ độc lập: Hiện chức năng tuân thủ thuộc tuyến phòng thủ thứ hai đang được thực hiện tại các đơn vị (1) Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ và Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ các đơn vị trong hệ thống Agribank (thực hiện kiểm tra, giám sát các đơn vị trong hệ thống việc tuân thủ các quy định của Nhà nước và Agribank); (2) Ban Pháp chế (thực hiện giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về việc ban hành quy chế, quy trình, quy định nội bộ); (3) Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro của Agribank. Bộ phận này chịu trách nhiệm thường xuyên giám sát sự tuân thủ theo Luật, các quy định, nguyên tắc, chính sách... và báo cáo cho BĐH hoặc HĐTV. Để hoạt động hiệu quả, bộ phận tuân thủ này của Agribank đã cơ bản có đủ quyền, vị thế, độc lập tương đối, nguồn lực và khả năng tiếp cận hay báo cáo HĐTV theo Điều lệ hoạt động của Agribank 97 (Quyết định 600/QĐ-HĐTV). Theo mô hình chuẩn thì BĐH phải tôn trọng chức năng độc lập và không can thiệp vào việc thực thi chức trách của bộ phận này; đồng thời để đảm bảo tính độc lập thì trưởng bộ phận tuân thủ không được là lãnh đạo của các bộ phận khác. Agribank hiện đảm bảo được nguyên tắc này khi bố trí trưởng các đơn vị tuân thủ không là lãnh đạo của các đơn vị khác. Việc tồn tại các đơn vị khác nhau thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát tuân thủ của Agribank cũng không trái quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Khoản 1 - Điều 18). Các đơn vị thực hiện chức năng tuân thủ về cơ bản đã được Agribank bố trí và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ định kỳ đánh giá tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật trong các mặt hoạt động của ngân hàng này. Ban Kiểm tra Kiểm soát nội bộ của Agribank hiện trực thuộc BĐH là đã theo kịp thông lệ và đã đáp ứng theo hướng dẫn tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN, theo đó quy định bộ phận kiểm soát tuân thủ do TGĐ quy định và báo cáo TGĐ. + Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận KTNB trực thuộc BKS và không thuộc BĐH của Agribank, hoạt động theo Quyết định 206/QĐ-BKS/2019 về Quy chế tổ chức và hoạt động của KTNB Agribank. Bộ phận KTNB của Agribank thực hiện đánh giá hai tuyến phòng thủ trên và các rủi ro có thể xảy ra một cách độc lập và khách quan hơn. Từ đó, cung cấp sự đánh giá độc lập, đảm bảo sự khách quan về chất lượng và tính hiệu quả của KSNB tại Agribank, hai tuyến phòng thủ đầu và Khung quản lý rủi ro của Agribank bao gồm cả sự liên kết với văn hoá kiểm soát cũng như kế hoạch chiến lược, chính sách lương thưởng và quy trình ra quyết định. Tại Agribank, báo cáo của bộ phận KTNB được trình HĐTV mà không thông qua BĐH và các kiểm toán viên nội bộ có quyền tiếp cận hay báo cáo trực tiếp HĐTV hoặc BKS của HĐTV. Lãnh đạo của bộ phận KTNB của Agribank hiện đảm bảo không là lãnh đạo của các đơn vị khác. Nhìn chung, Agribank đã cơ bản có đầy đủ các bộ phận thực hiện các chức năng của ba tuyến phòng thủ. HĐTV của Agribank đã đảm bảo các bộ phận rủi ro, tuân thủ và KTNB được sắp xếp phù hợp, bố trí đủ nhân lực và nguồn lực và thực thi các chức năng của mình một cách độc lập, khách quan và hiệu quả. HĐTV đã 98 cùng BĐH và lãnh đạo các bộ phận rủi ro, tuân thủ và KTNB rà soát các chính sách để nhận diện và chỉ ra các rủi ro và vấn đề trọng yếu cũng như quyết định các lĩnh vực cần cải thiện. Về cơ bản, Agribank đã đáp ứng được yêu cầu của quy định hiện hành (Thông tư 13/2018/TT-NHNN) và không trái với thông lệ quốc tế về việc xây dựng tuyến thứ hai độc lập tương đối với tuyến thứ nhất. Tuy nhiên, việc nâng cao tính độc lập của tuyến thứ hai với tuyến thứ nhất và đặc biệt là độc lập với chức năng ra các quyết định dẫn tới rủi ro và mang lại doanh thu cho ngân hàng chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm soát của tuyến thứ hai với tuyến thứ nhất. Do vậy, đối với các nội dung rủi ro trọng yếu, cần sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ của các đơn vị để hướng tới tính độc lập cao hơn giữa tuyến phòng thủ thứ nhất và thứ hai như đã đề cập ở trên. b. Thiết lập hoạt động kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam Thứ nhất, Agribank đã thiết lập và duy trì các hoạt động kiểm soát được quy định trong quy chế về tổ chức và hoạt động của các Ban/Trung tâm tại TSC, các đơn vị sự nghiệp, quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh/PGD trong toàn hệ thống; các chốt kiểm soát được thiết kế cài đặt trong từng quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị, bộ phận của Agribank, bảo đảm một quy trình có ít nhất 02 cán bộ tham gia, một người thực hiện và một người kiểm soát nhằm hạn chế các rủi ro tác nghiệp; thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra/tự kiểm tra định kỳ, đột xuất; rà soát, đánh giá HTKSNB nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của Agribank theo đúng quy định của pháp luật, an toàn, hiệu quả và đạt được các mục tiêu kinh doanh; Quy chế, quy trình, quy định và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thường xuyên được rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của pháp luật. Các hoạt động kiểm soát của Agribank đã được thiết lập cơ bản trên cơ sở các rủi ro ở từng quy trình nghiệp vụ. Thông qua các văn bản nội bộ hiện hành tại Agribank, có thể tổng hợp một số quy trình chính của Agribank đã gắn các rủi ro với việc thiết lập hoạt động kiểm soát như sau: 99 Hộp 2.2 Quy trình cho vay của Agribank Rủi ro có thể xảy ra Hoạt động kiểm soát đƣợc thiết lập Loại hình/ mục đích Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Thông tin KH bị làm giả - Thông tin KH ko đầy đủ - Thông tin KH ko chính xác - Thiết lập các checklist để thu thập thông tin KH, bao gồm:  HS Pháp lý  HS Tình hình SXKD  HS Dự án vay vốn  HS Tài sản đảm bảo - CBTD kiểm tra và ký nhận nếu đủ HS Thủ công/ Ngăn chặn Thủ công/ Phát hiện Bước 2: Thẩm định - Năng lực tài chính và phi tài chính của KH ko được đánh giá đầy đủ do CBTD thiếu năng lực hoặc thiếu đạo đức - HSCV bị lập khống - Thông tin trong HS ko chính xác, đầy đủ - Thẩm định ko thực hiện đúng quy trình - Thời gian xem xét HS vượt quá thời hạn quy định - Thiết lập mẫu tờ trình thẩm định, gồm:  Năng lực pháp lý  Tình hình sản xuất kinh doanh  Khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn vay của bản thân NH  Thẩm định về pháp lý, hiệu quả và khả năng trả nợ  Thẩm định về kinh tế kỹ thuật của dự án  Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay - Thiết lập HT chấm điểm xếp hạng tín dụng của KH - Người có thẩm quyền phê duyệt ghi ý kiến và ký lên tờ trình Thủ công/ Ngăn chặn Thủ công/ Ngăn chặn Thủ công/ Ngăn chặn Bước 3: Chuẩn bị hợp đồng - HĐTD ko được cập nhật - Các điều khoản của HĐTD có thể sửa đổi dễ dàng Thiết lập mẫu HĐTD và ngăn chặn sửa đổi ở những điều khoản chính Thủ công/ Ngăn chặn Bước 4: Ký hợp đồng Ký HĐTD ko đúng thẩm quyền Phân cấp uỷ quyền ký HĐTD Thủ công/ Ngăn chặn Bước 5: Giải ngân Giải ngân ko đúng đối tượng vay - Thiết lập các checklist cho việc giải ngân:  Chỉ được giải ngân sau khi đã hoàn thiện các thủ tục bảo đảm tiền vay (các trường hợp đặc biệt phải có phê duyệt).  Các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay và đối tượng vay  Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt Thủ công/ Ngăn chặn Bước 6: Giám sát KH sử dụng vốn vay Thiết lập các checklist kiểm tra việc sử dụng tiền Thủ công/ 100 sai mục đích vay, bao gồm:  Tình hình, mục đích sử dụng sử dụng vốn vay  Tình hình thực hiện các cam kết  Tình hình SX, KD, tiêu thụ SP  Tình hình thu nhập, khả năng trả nợ  Tình hình tài chính  Tình hình tổ chức, bộ máy quản lý điều hành  Tình hình tài sản đảm bảo tiền vay Ngăn chặn (Nguồn: Tổng hợp từ Quyết định 225/QĐ-HĐTV-TD/2019 về quy chế cho vay và Quyết định 1225/QĐ-NHNo-TD/2019 về quy trình cho vay của Agribank) Thứ hai, trong từng quy trình nghiệp vụ, Agribank đã đảm bảo việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt dựa trên mức độ tin cậy của cấp có thẩm quyền và năng lực của cá nhân, bộ phận thực hiện; Thẩm quyền phê duyệt được thực hiện bằng các tiêu chí về quy mô giao dịch, hạn mức rủi ro và các giới hạn khác theo quy định nội bộ của Agribank và Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Điểm a Khoản 1 Điều 15). Cụ thể như sau: - Về hoạt động tín dụng: + Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng (quyết định cấp tín dụng, quyết định hạn mức tín dụng, quyết định cấp tín dụng vượt hạn mức, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, quyết định chuyển nhóm nợ): Căn cứ vào kết quả xếp hạng chi nhánh, xếp hạng tín dụng nội bộ, Agribank thực hiện phân cấp mức phán quyết cấp tín dụng cho HĐTV (HĐTV được quyền quyết định khoản cấp tín dụng vượt quyền của TGĐ; việc phê duyệt được thực hiện theo cơ chế hội đồng theo đúng quy định của Luật các TCTD, Điều lệ Agribank và các văn bản liên quan), TGĐ (quyền phán quyết tối đa với 01 khách hàng của TGĐ là 1.000 tỷ đồng), Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc PGD đối với 01 khách hàng, khách hàng và người có liên quan; khách hàng vay liên chi nhánh (Quyết định 438/QĐ-HĐTV- TD/2017); Phân cấp miễn giảm lãi phí trong hoạt động cấp tín dụng (Quyết định 174/QĐ-HĐTV-HSX/2015); Phân cấp mua, bán nợ trong hệ thống Agribank (Quyết định 1699/QĐ-HĐTV-KHL/2017); Phân cấp uỷ quyền sử dụng dự phòng để xét duyệt xử lý rủi ro (Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR/2014) và các quyết định sửa đổi bổ sung. Theo đó: Thành viên HĐTV Agribank không tham gia xem x t, phê 101 duyệt các quyết định có rủi ro thuộc chức năng, nhiệm vụ của TGĐ (trừ thành viên HĐTV là TGĐ). Mặt khác, TGĐ còn có quy định về việc cấp tín dụng, quản lý giám sát, hạn chế cấp tín dụng đối với lĩnh vực không khuyến khích, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như kinh doanh bất động sản, khách hàng thực hiện dự án hợp đồng theo BOT, BT, đầu tư kinh doanh chứng khoán. + Việc quy định chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất trong tất cả các giao dịch, quy trình, nghiệp vụ tín dụng tại Agribank về cơ bản đã đảm bảo các nguyên tắc theo Thông tư 13/2018 (Điểm b Khoản 1 Điều 15). + Hoạt động kiểm soát đối với nghiệp vụ tín dụng của TSC với chi nhánh:  Hàng năm (đột xuất) HĐTV đều có đánh giá tổng thể về hoạt động của các Chi nhánh làm cơ sở xếp loại Chi nhánh và đánh giá Giám đốc Chi nhánh.  TGĐ ban hành Kế hoạch kiểm tra chuyên đề năm đối với hoạt động quản trị điều hành kinh doanh của đơn vị trong hệ thống Agribank do các Ban/Trung tâm tại TSC, Văn phòng đại diện thực hiện kiểm tra; Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ làm đầu mối xây dựng, tổ chức, tổng hợp kết quả kiểm tra, giám

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_he_thong_kiem_soat_noi_bo_o_ngan_hang_non.pdf
Tài liệu liên quan