Luận án Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các công ty sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương - Phạm Quang Thịnh

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH x

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 24

1.1. Khái quát về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 24

1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 24

1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí 33

1.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 35

1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí 36

1.2.2. Nhận diện và xác định các Trung tâm chi phí 38

1.2.3. Nhận diện và phân loại chi phí 41

1.2.4. Phương pháp xác định chi phí cho các đối tượng chịu chi phí 48

1.2.5. Phương pháp lập định mức và dự toán chi phí 55

1.2.6. Đánh giá sản phẩm dở dang và xác định giá thành sản phẩm 61

1.2.7. Hệ thống báo cáo và phân tích báo cáo kế toán quản trị chi phí 67

1.3. Kế toán quản trị chi phí của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam 70

1.3.1. Kế toán quản trị chi phí của một số quốc gia trên thế giới 70

1.3.2. Bài học kinh nghiệm để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 75

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 76

2.1. Khái quát về các công ty sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 76

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các Công ty sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 76

2.1.2. Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất 82

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý 84

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của các Công ty Sản xuất Xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 90

2.2. Những đặc điểm ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí tại các công ty sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 92

2.2.1 Đặc điểm của tỉnh Hải Dương 92

2.2.2 Đặc điểm sản phẩm, quy trình sản xuất và công nghệ ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí 95

2.3. Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các công ty sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 99

2.3.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán 99

2.3.2. Thực trạng nhận diện và xác định các Trung tâm chi phí 101

2.3.3. Thực trạng nhận diện và phân loại chi phí 102

2.3.4. Thực trạng phương pháp xác định chi phí cho các đối tượng chịu chi phí 105

2.3.5. Thực trạng phương pháp lập định mức và dự toán chi phí 107

2.3.6. Thực trạng đánh giá sản phẩm dở dang và xác định giá thành sản phẩm 110

2.3.7. Thực trạng hệ thống báo cáo và phân tích báo cáo kế toán quản trị chi phí 113

2.4 Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các công ty sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 114

2.4.1. Những kết quả đã đạt được 114

2.4.2. Những hạn chế cần khắc phục 115

2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế 118

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 120

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 121

3.1. Định hướng và chiến lược phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam và của tỉnh Hải Dương 121

3.1.1. Định hướng và chiến lược phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam 121

3.1.2. Định hướng và chiến lược phát triển ngành xi măng của tỉnh Hải Dương 125

3.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho các công ty sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 133

3.3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các công ty sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 135

3.3.1. Hoàn thiện tổ chức Bộ máy kế toán quản trị chi phí 135

3.3.2. Hoàn thiện nhận diện và xác định các Trung tâm chi phí 137

3.3.3. Hoàn thiện nhận diện và phân loại chi phí 140

3.3.4. Hoàn thiện phương pháp xác định chi phí cho các đối tượng chịu chi phí 144

3.3.5. Hoàn thiện phương pháp lập định mức và dự toán chi phí 147

3.3.6. Hoàn thiện hệ thống báo cáo và phân tích báo cáo kế toán quản trị chi phí 151

3.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp 159

3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 159

3.4.2. Đối với các công ty sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 160

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 162

KẾT LUẬN 163

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc236 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các công ty sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương - Phạm Quang Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán của các Công ty Sản xuất Xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương Phụ lục 2.1e Bảng tổng hợp Kết quả khảo sát thu được như sau: - Các công ty xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương đều sử dụng phần mềm kế toán đạt tỷ lệ 100%. Mỗi bộ phận kế toán chịu trách nhiệm thu thập chứng từ liên quan đến phần hành kế toán được giao, sau đó nhập liệu vào phần mềm và được kế toán tổng hợp kiểm tra. Việc sử dụng phần mềm kế toán phục vụ cho công tác kế toán ở các công ty xi măng có quy mô lớn như Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch hay Công ty xi măng Phúc Sơn có sự kết nối đồng bộ, liên hoàn từ khâu thu thập chứng từ; xử lý thông qua việc ghi nhận, tính toán, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ vào sổ kế toán và lập các báo cáo kế toán; kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên các công ty có quy mô nhỏ như: Công ty Cổ phần xi măng Duyên Linh; Công ty xi măng Chiến Thắng việc sử dụng phần mềm kế toán còn hạn chế như tính giá thành sản phẩm vẫn dùng bảng tính exel sau khi có kết quả mới nhập lại phần mềm kế toán. - Niên độ kế toán: niên độ kế toán theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12; - Kỳ tính giá thành của các công ty theo tháng là 100%; - Tất cả các công ty xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương đều hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; - Mức độ trang bị cơ sở vật chất, công nghệ thông tin tại phòng tài chính kế toán đáp ứng các yêu cầu công tác kế toán tại các công ty theo kết quả khảo sát thì chưa đáp ứng được yêu cầu 13%, ở mức trung bình 67% và tốt là 20%. Như vậy đa số các công ty xi măng đều chưa đầu tư thích hợp về cơ sở vật chất, công nghệ thông tin cho công tác kế toán, chính yếu tố này cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thông tin KTQTCP và tính kịp thời trong các báo cáo. Mức độ trang bị tốt tập trung chủ yếu vào Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Phúc Sơn và Công ty TNHH SXVLXD Thành Công. - Chế độ kế toán: Từ trước ngày 01/01/2015 các công ty đều áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 20/3/2006; Thông tư số 244/2009/TT-BTC về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp. Từ ngày 01/01/2015 áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính và thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư 200. 2.2. Những đặc điểm ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí tại các công ty sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 2.2.1 Đặc điểm của tỉnh Hải Dương Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên: Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố cảng Hải Phòng.Tỉnh Hải Dương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt với 4 mùa; nhiệt độ trung bình là 230C; độ ẩm trung bình hàng năm từ 78 đến 87%; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1,500mm đến 1,700 mm. Theo số liệu thống kê, từ năm 1972 đến nay, Hải Dương không bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa và bão. Hải Dương có tiềm năng lớn về sản xuất vật liệu xây dựng, như đá vôi với trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa với trữ lượng khoảng 8 triệu tấn, cao lanh nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ với trữ lượng khoảng 400.000 tấn, quặng bô xít dùng để sản xuất đá mài và bột mài công nghiệp với trữ lượng khoảng 200.000 tấn, những nguồn tài nguyên này chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Chí Linh và Kinh Môn. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như trên các Công ty xi măng tự khai thác đã giảm được rất nhiều chi phí cho vật liệu đầu vào (đá vôi, đất sét, quặng ....) như vận chuyển, chi phí lưu kho bãi, chi phí chênh lệch giá nếu phải mua ngoài .... Tuy nhiên khi khai thác đá vôi, đất sét, quặng phát sinh thuế tài nguyên phải nộp và các chi phí hoàn nguyên, chi phí bảo vệ môi trường tương đối lớn, nên KTQTCP cần phải tính toán để phân bổ các khoản chi phí này một cách hợp lý. Dân số và lực lượng lao động: Tỉnh Hải Dương bao gồm 10 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã với dân số khoảng 1,8 triệu người, trong đó trên 60% trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ dân số cao (khoảng 84,5%) sống ở khu vực nông thôn và chủ yếu là làm nghề nông. Đây sẽ là nguồn cung lao động rất quan trọng và dồi dào cho các Công ty xi măng vốn sử dụng số lượng lao động nhiều. Do áp dụng mức lương tối thiểu của vùng III nên khi tham gia các nghĩa vụ đảm bảo xã hội như BHXH, BHYT, BHTN, phụ cấp đi lại, ăn ở cho công nhân viên cũng giảm đáng kể, góp phần vào việc tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Diện tích đất tự nhiên: Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1,652 km2. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. Hải Dương gồm có 2 vùng chính: vùng núi trung du và vùng đồng bằng. Vùng núi trung du chiếm khoảng 11% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh và chủ yếu bao gồm hai huyện Chí Linh và Kinh Môn, có trữ lượng đá vôi và đất sét rất lớn thích hợp cho việc khai thác làm nguyên liệu để sản xuất xi măng, chưa phải tính đến phương án mua vật liệu chính từ các địa phương khác, nên giảm đáng kể chi phí sản xuất. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương rất thuận tiện bao gồm nhiều tuyến đường bộ (Quốc lộ 5A, 188, 18...); đường sắt (tuyến Hà Nội - Hải Phòng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua 7 trạm trên dọc tuyến đường, tuyến đường này dự kiến sẽ sớm được nâng cấp hiện đại hơn) và đường thủy (tuyến đường thủy dài 400 km rất thuận tiện cho việc vận chuyển của các loại tàu có trọng tải khoảng 500 tấn; Cảng Cống Câu có công suất khoảng 300.000 tấn/năm; Hệ thống cảng thuận tiên có thể đáp ứng được các nhu cầu về vận chuyển đường thủy. Hải Dương gần 2 sân bay đó là Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội và Sân bay Cát Bi Hải Phòng, và có tuyến đường vận chuyển Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Quảng Ninh chạy qua. Hệ thống giao thông như vậy rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa tỉnh Hải Dương và các tỉnh, thành khác trong và ngoài nước. Các Công ty sản xuất Xi măng tại tỉnh Hải Dương hầu hết đều phải tìm kiếm thị trường ngoài tỉnh, do nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh Hải Dương không thể hết sản lượng sản xuất. Vì thế, cần phải vận chuyển cả bằng đường bộ và đường thủy tới các khu vực thị trường ở xa, điều kiện thuận lợi về giao thông giúp giảm thiểu đáng kể chi phí bán hàng của các công ty xi măng. Kinh tế - Chính trị - Văn hóa:  Với sự quyết tâm cao của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2017 đạt được kết quả khá toàn diện, hoàn thành và hoàn thành vượt mức 13 trong tổng số 15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trong tỉnh ước tăng 8,9% so với năm 2016 (kế hoạch tăng từ 8% trở lên). Trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản tương đương năm 2016, ước đạt 17.688 tỷ đồng (vượt 1,2% kế hoạch năm). Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước tăng 9,6%. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước tăng 8,6% so với năm 2016. Giá cả thị trường cơ bản ổn định. Giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 5 tỷ 260 triệu USD, tăng 15,1%. Tổng thu nội địa ước đạt 11.000 tỷ đồng (vượt 4,9% dự toán năm, tăng 24,5% so với năm 2016). Thu hút được 49 dự án đầu tư mới trong nước với tổng số vốn trên 2.752 tỷ đồng và 334 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Toàn tỉnh có 1.568 doanh nghiệp mới thành lập với số vốn đăng ký 6.482 tỷ đồng, tăng 30,1% về số lượng doanh nghiệp và tăng 77,7% về số vốn đăng ký. Tín dụng tăng trưởng khoảng 12,8%. Đây là tín hiệu tốt để các công ty xi măng tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và phát triển thị trường tiêu thụ. (Nguồn: Báo điện tử của tỉnh Hải Dương ngày 11/12/2017). Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng: Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương cũng đã chỉ rõ ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, trong đó có ngành sản xuất xi măng là thế mạnh của địa phương, cụ thể: - Tại Quyết định số 1514/QĐ-UBND ngày 18/6/2015 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với trọng tâm phát triển công nghiệp. - Quyết định số 2945/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ngày 29/9/2017 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 có chỉ rõ lộ trình phải đổi mới công nghệ trong sản xuất xi măng. - Bên cạnh đó Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29 tháng 08 năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030. 2.2.2 Đặc điểm sản phẩm, quy trình sản xuất và công nghệ ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí Thứ nhất, sản phẩm xi măng ít chủng loại, quá trình sản xuất có tạo ra các sản phẩm phụ: đây là ngành sản xuất có ít chủng loại sản phẩm, phần lớn các công ty đều có sản phẩm xi măng PCB30, PCB40, MC25, Clinker, số lượng sản xuất lớn nên việc lập định mức chi phí, dự toán chi phí, kiểm soát chi phí, đánh giá chi phí cũng như theo dõi, tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng tính giá thành khá dễ dàng. Đồng thời với quá trình tạo ra sản phẩm chính thì sản phẩm phụ cũng được thu hồi đó là Xỉ hạt lò cao được sử dụng để tiếp tục sản xuất các sản phẩm xây dựng khác như gạch không nung, gạch chèn, vật liệu chịu lửa kiềm tính Thứ hai, quy trình sản xuất và công nghệ: quy trình sản xuất xi măng hầu hết ở các công ty đều theo chu trình công nghệ khép kín, chế biến qua nhiều khâu liên tục phức tạp. Đối với những công ty xi măng có quy trình sản xuất từ khâu khai thác tài nguyên thì chi phí phát sinh từ khâu thăm dò, đánh giá chất lượng, trữ lượng, chi phí nổ mìn, đập nhỏ, bốc xúc, vận chuyển, nghiền vvsau đó mới đến công đoạn đồng nhất vật tư vào quy trình nung tạo clinker và công đoạn sản xuất xi măng. Còn đối với những công ty không trực tiếp khai thác thì chi phí bắt đầu từ khâu mua nguyên liệu như đá, đất sét, quặng về nung tạo linker hoặc mua linker về làm ở công đoạn sau là sản xuất xi măng. Tùy theo công nghệ sản xuất tiên tiến hay lạc hậu ảnh hưởng khá lớn đến chi phí sản xuất. Với những công ty sử dụng dây chuyền lò quay phương pháp khô hiện đại như Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch, Công ty CP xi măng Phúc Sơn, sẽ tiết kiệm được nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, công suất cao sản xuất 3 ca liên tục sẽ giảm chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm, chi phí xử lý ô nhiễm môi trường không nhiều, tuy nhiên dây chuyền hiện đại phải đầu tư một lượng vốn rất lớn dẫn đến chi phí khấu hao tăng, chi phí tài chính cao. Với những công ty còn sử dụng công nghệ sản xuất lò đứng lạc hậu như Công ty cổ phần xi măng Trung Hải, Công ty xi măng Duyên Linh, thì tỷ lệ hao hụt vật liệu cao, điện năng tiêu thụ lớn, sử dụng nhiều lao động trực tiếp, chi phí xử lý ô nhiễm môi trường cao khó có khả năng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Sự khác biệt giữa công nghệ sản xuất xi măng lò đứng, lò quay phương pháp ướt và lò quay phương pháp khô ảnh hưởng đến KTQTCP, bảng 2.2. Bảng 2.2: So sánh giữa các công nghệ sản xuất xi măng Chỉ tiêu Lò đứng Lò quay phương pháp ướt Lò quay phương pháp khô Nguyên lý làm việc - Làm việc gián đoạn - Phối liệu được cấp vào theo từng mẻ, đi từ trên xuống - Quá trình tạo khoáng diễn ra theo chiều cao của lò - Công suất nhỏ và trung bình < 2.000 tấn clinker/ngày - Làm việc liên tục - Phối liệu được nạp từ đầu cao của lò, đảo trộn đều theo vòng quay lò - Quá trình tạo khoáng được diễn ra theo chiều dài lò - Công suất lớn (có thể đạt 3000-5800 tấn clinker/ ngày - Làm việc liên tục - Tương tự lò quay ướt - Tương tự lò quay ướt - Tương tự lò quay ướt Phối liệu - Đá vôi, đất sét, phụ gia, xỉ pirit -Thêm phụ gia khoáng hóa photphorit ở dạng viên, độ ẩm 14%, trộn lẫn với nhau - Tương tự công nghệ lò đứng - Phối liệu dạng bùn, độ ẩm 35 - 40%, phối liệu không trộn lẫn với nhau - Tương tự công nghệ lò đứng - Phối liệu đưa vào dạng bột mịn, độ ẩm 1-2%, và không trộn lẫn với nhau Nhiên liệu - Chỉ dùng nhiên liệu rắn (than) - Tiêu tốn nhiên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm lớn - Có thể dùng than hoặc dầu, khí - Tiêu tốn nhiên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm là lớn nhất - Tương tự lò quay ướt - Tiêu tốn nhiên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm là nhỏ nhất Tác động môi trường - Tiếng ồn lớn - Khói, bụi nhiều - Khí thải CO, HF, SO2, H2S .. - Tiếng ồn nhỏ hơn - Khói, bụi ít hơn - Thải CO, HC, SO2 .. ít hơn -Tương tự lò quay ướt (Nguồn: Tác giả thu thập và tổng hợp) Thứ ba, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất xi măng lớn và tập trung: Do kết cấu sinh hóa đặc thù của sản phẩm xi măng là sự kết hợp của bột đá vôi, đá sét và các chất phụ gia nên nguồn nguyên liệu chính này được khai thác ngay tại huyện Kinh Môn nơi các nhà máy xi măng tập trung nhiều nhất. Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch, Công ty xi măng Phúc Sơn, Công ty CP xi măng Trung Hải, Công ty CP xi măng Phú Tânđều thành lập các xí nghiệp khai thác trực thuộc chuyên nổ mìn phá đá, khai thác đất sét sau đó đập, nghiền và chuyển về kho nguyên liệu chính. Điều này sẽ giúp các công ty hình thành được các TTTN và TTCP thậm chí có thể tính được giá thành của nguyên liệu, kiểm soát chi phí và đánh giá được hiệu quả hoạt động của các xí nghiệp này. Từ đó tiết kiệm được chi phí nguyên liệu đầu vào, hạ giá thành sản phẩm và hoàn toàn chủ động trong việc sản xuất sản phẩm xi măng hay nửa thành phẩm là Clinker để bán lại cho các công ty sản xuất xi măng nhỏ hơn không có điều kiện khai thác nguyên liệu trực tiếp. Còn đối với các công ty không khai thác trực tiếp nguyên liệu thì chi phí đầu vào sẽ cao do phải mua lại Clinker từ các Công ty xi măng có quy mô lớn. Thứ tư, giá trị tài sản cố định đầu tư cho sản xuất xi măng lớn: TSCĐ gồm nhà văn phòng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất có giá trị rất lớn, vì thế chi phí khấu hao TSCĐ lớn ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm. Số liệu kế toán năm 2015 của Công ty xi măng Phúc Sơn có nguyên giá TSCĐ hữu hình 4.686,495 tỷ đồng, khấu hao TSCĐ hữu hình trong năm 2015 là 260,918 tỷ đồng. TSCĐ vô hình có nguyên giá 165,248 tỷ đồng, khấu hao trong năm 2015 là 7,212 tỷ đồng. 2.3. Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các công ty sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 2.3.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả khảo sát về tổ chức Bộ máy kế toán Câu hỏi khảo sát Kết quả Số liệu Tỷ trọng Bộ máy kế toán của Công ty tổ chức theo mô hình nào? Tập trung 12 80% Phân tán 3 20% Vừa tập trung, vừa phân tán 0 0% Số người làm việc tại phòng kế toán của Công ty 1-3 người 0 0% 4-6 người 9 60% 7- 10 người 4 26% Trên 10 người 2 14% Công ty có bộ phận kế toán quản trị riêng không? Có 0 0% Không 15 100% (Nguồn: Trích bảng tổng hợp kết quả khảo sát) Kết quả khảo sát trên cho thấy Bộ máy kế toán tại các Công ty xi măng được tổ chức theo mô hình tập trung chiếm 80% phù hợp với đặc điểm của các công ty xi măng có quy mô vừa, địa điểm sản xuất tập trung, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều tập trung về một mối. Mô hình phân tán chiếm 20% tập trung vào các công ty có quy mô lớn, có các xí nghiệp trực thuộc hoặc thành lập các chi nhánh phụ thuộc ở các tỉnh. Số lượng người làm việc tại Phòng kế toán trong các công ty trung bình từ 4- 6 người chiếm 60%, từ 07 đến 10 người là 26%, chỉ có Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch và Công ty xi măng Phúc Sơn có số lượng nhân viên kế toán trên 10 người chiếm 14%. Thực tế hiện nay các công ty sản xuất xi măng đều sử dụng phần mềm kế toán 100% nên số lượng lao động kế toán ở một số công ty có quy mô vừa và nhỏ không nhiều. Một kế toán có thể kiêm nhiều phần hành vẫn đảm bảo được khối lượng và tiến độ công việc, bộ phận kế toán gọn nhẹ, hiệu quả là mục tiêu hướng tới của các công ty. Nhưng đối với các công ty có quy mô lớn, khối lượng công việc nhiều phải phân chia mỗi phần hành kế toán một người chuyên trách như thủ quỹ, kế toán kho, kế toán ngân hàng, kế toán bán hàng, kế toán giá thành, kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp, kế toán thuế Cũng theo kết quả khảo sát các công ty đều chưa có bộ phận KTQT riêng, hiện tại công việc KTQT vẫn do cán bộ KTTC thực hiện và chưa thực sự rõ ràng giữa hai loại hình kế toán này. Tuy nhiên mong muốn được tổ chức theo mô hình kết hợp giữa KTTC với KTQT được tất cả các công ty ủng hộ vì mô hình này là phù hợp với điều kiện hiện tại của các công ty sản xuất xi măng. Sơ đồ 2.8: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Tổ vật liệu Tổ tổng hợp Tổ thanh toán Kế toán ở các Bộ phận trực thuộc Mô hình tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch, sơ đồ 2.8. 2.3.2. Thực trạng nhận diện và xác định các Trung tâm chi phí Số liệu tổng hợp kết quả khảo sát từ các Nhà quản lý xem phụ lục 2.1d có được như sau, bảng 2.4. Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả khảo sát về kế toán trách nhiệm Câu hỏi khảo sát Kết quả khảo sát Số liệu Tỷ trọng Công ty đã xây dựng các Trung tâm chi phí chưa? Chưa 15 100% Lý do nào sau đây khiến Công ty chưa xác định các trung tâm chi phí? Chưa hiểu rõ thế nào là trung tâm chi phí 15 100% Công ty đã áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm chưa? Chưa 15 100% Theo số liệu Bảng tổng hợp Kết quả khảo sát từ các cán bộ kế toán xem phụ luc 2.1e, Bảng 2.4 Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả khảo sát về kế toán trách nhiệm Câu hỏi khảo sát Kết quả khảo sát Số liệu Tỷ trọng Công ty có xác định các trung tâm trách nhiệm và trung tâm chi phí không? Không 15 100% Phân tích kết quả khảo sát cho thấy 100% các Công ty xi măng tại Hải Dương trên thực tế chưa áp dụng kế toán trách nhiệm. Việc xác định các TTTN và TTCP cả đối với khối quản lý và khối làm kế toán trực tiếp là một vấn đề khá xa lạ. Mặc dù một số công ty đã có sự phân cấp quản lý và quy định trách nhiệm đối với người phụ trách bộ phận, tuy nhiên chưa hiểu rõ thế nào là trung tâm trách nhiệm và trung tâm chi phí, chưa hiểu rõ tác dụng của việc kiểm soát và đánh giá chi phí thông qua các TTTN, TTCP. 2.3.3. Thực trạng nhận diện và phân loại chi phí Tại Bảng tổng hợp kết quả khảo sát dành cho cán bộ kế toán, phụ lục 2.1e cho thấy chi phí sản xuất được các công ty xi măng chủ yếu phân loại theo khoản mục với tỷ lệ 100%, theo nội dung kinh tế là 60%. Với tiêu thức phân loại chi phí theo khoản mục thì toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT và chi phí SXC. Đồng thời cũng chỉ rõ mục đích của việc phân loại CPSX nhằm để tính GTSP với tỷ lệ 80%, phân tích hiệu quả kinh tế 20% và so sánh với dự toán 33%. - Chi phí sản xuất được phân loại theo khoản mục gồm: + Khoản mục chi phí NVL chính trực tiếp chiếm khoảng 59% - 69% trong giá thành sản phẩm ở 9 công ty chiếm 60%, bao gồm đất sét khai thác, các loại đá vôi, các loại quặng, đá bột, clinker, phụ gia, thạch cao Chi phí NVL phụ, bao gồm vỏ bao, bi đạn, gạch chịu lửa, dầu, mỡ bôi trơn, vật liệu phụ khác. Nhiên liệu là loại vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất gồm than cám, dầu FO... + Khoản mục chi phí NCTT chiếm khoảng 6% - 10% trong giá thành sản phẩm ở 10 công ty chiếm 67%. Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí CNTT chiếm một tỷ lệ không lớn trong giá thành, nhưng đây là yếu tố không thể thiếu và góp phần thúc đẩy năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm các nhân tố khác. + Khoản mục chi phí SXC chiếm 20% - 35% trong giá thành sản phẩm ở 9 công ty chiếm 60%. Chi phí SXC bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trên, được phân bổ cho đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức chi phí NVLTT (theo tỷ lệ 100% phiếu khảo sát được tổng hợp). Chi phí SXC tại công ty được chia theo các tiểu mục như sau: Chi phí nhân viên phân xưởng: khoản mục này là toàn bộ tiền lương và các khoản trích theo lương trả cho nhân viên quản lý phân xưởng của từng phân xưởng ở từng công đoạn sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu phụ cho các phân xưởng: chi phí này bao gồm toàn bộ những vật liệu tham gia gián tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm, nó có tác dụng phục vụ cho quá trình sản xuất hoàn thành tốt hơn như thuốc nổ, kíp mìn, bi đạn, bao bì Chi phí công cụ dụng cụ cho các phân xưởng: đây là các chi phí về công cụ dụng cụ tham gia phục vụ cho quá trình sản xuất như một số xe đẩy, quạt thông gió, bảo hộ lao động, dụng cụ sửa chữa máy móc Chi phí khấu hao TSCĐ cho các phân xưởng: chi phí khấu hao TSCĐ là một yếu tố chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất chung của các công ty sản xuất xi măng. Giá trị đầu tư cho nhà xưởng, kho bãi, dây chuyền sản xuất xi măng có giá trị rất lớn mặc dù các công ty đã xem xét về thời gian khấu hao của từng loại TSCĐ thông qua công suất khai thác và thời gian sử dụng cho hoạt động sản xuất để phản ánh đúng giá thành sản phẩm. Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong nội dung chi phí để tính giá thành. Đồng thời, khoản mục chi phí thuế tài nguyên khi khai thác cũng góp phần làm tăng chi phí trong giá thành sản xuất của đơn vị. Chi phí dịch vụ mua ngoài cho các phân xưởng: khoản mục này bao gồm những khoản chi phí như: tiền điện, nước, điện thoạitrong đó tiền điện thường chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất chung sau khoản chi phí khấu hao TSCĐ, vì phần lớn máy móc thiết bị đều chạy bằng điện và có công suất tiêu thụ lớn. Do vậy yếu tố chi phí này cũng là một phần rất quan trọng trong giá thành sản phẩm. Chi phí bằng tiền khác cho phân xưởng: khoản mục này bao gồm các khoản chi phí bằng tiền ngoài các khoản mục trên dùng cho sản xuất trong kỳ, chi phí này chiếm không lớn trong khoản mục chi phí sản xuất chung, nhưng đây là yếu tố góp phần làm cho quá trình sản xuất được liên tục. Hình 2.1. Cơ cấu CPSX tại Công ty xi măng Phúc Sơn năm 2016 (Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty xi măng Phúc Sơn) Tuy nhiên đối với các công ty có quy mô nhỏ như Công ty Cổ phần xi măng Duyên Linh, Công ty TNHH Cường Thịnh thì cơ cấu chi phí sản xuất lại có thay đổi đáng kể đó là tỷ trọng chi phí NVLTT thường chiếm khoảng 70 - 75%, chi phí NCTT chiếm khoảng 6 - 10% và chi phí sản xuất chung 15 -19%. Lý do có cơ cấu chi phí sản xuất này là vì nguyên vật liệu phải mua hoàn toàn từ bên ngoài đặc biệt là giá clinker khá cao chiếm phần lớn trong giá thành sản phẩm, sử dụng lao động không nhiều và công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Thực chất các công ty này chỉ thực hiện công đoạn 2 của sản xuất xi măng bắt đầu từ việc mua Clinker về phối liệu với các chất phụ gia để nung và nghiền thành xi măng. + Các chi phí ngoài sản xuất đó là CPBH và CPQLDN được các công ty phân loại theo nội dung kinh tế gồm có các tiểu mục chi phí như: chi phí nhân viên, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Cũng tại Bảng tổng hợp phiếu khảo sát phụ lục 2.1e cho thấy các công ty xi măng đều mở Sổ kế toán chi tiết theo dõi chi phí đạt tỷ lệ 100%. Việc mở sổ được chi tiết theo từng khoản mục chi phí và cho từng đối tượng tập hợp. Trong đó, đối tượng mở Sổ kế toán chi tiết theo dõi chi phí cho từng sản phẩm xi măng hoàn thành là 100%, cho bán thành phẩm clinker là 33% và chi tiết theo từng phân xưởng là 80% Cụ thể, minh họa việc theo dõi và tập hợp chi phí tại một số công ty xi măng tại Hải Dương như sau: Từ phụ lục 2.2-1HT đến phụ lục 2.2-12HT là kế hoạch sản xuất và các sổ kế toán chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất của Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch. 2.3.4. Thực trạng phương pháp xác định chi phí cho các đối tượng chịu chi phí - Xác định đối tượng kế toán chi phí Kết quả khảo sát xem phụ lục 2.1e cho thấy các công ty xi măng đều tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất và sử dụng phương pháp xác định chi phí theo chi phí thực tế phát sinh. Đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng, đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm clinker 33% và đối tượng tính giá thành từng loại sản phẩm (PCB30, PCB40, MC25...) là 100%. Đối với các chi phí trực tiếp liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí các công ty xi măng thực hiện phương pháp tập hợp trực tiếp, còn đối với các chi phí chung được tập hợp chung và phân bổ cho các đối tượng theo các tiêu thức phù hợp. - Đối với lĩnh vực sản xuất các chi phí trực tiếp bao gồm: (1) Chi phí NVL trực tiếp: thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm được kế toán mở sổ theo dõi chi tiết đến từng sản phẩm, cụ thể: + Chi phí NVL chính trực tiếp: là đá vôi, đất sét, bô xit, thạch cao, quặng, clinker, phụ giakế toán mở sổ chi tiết cấp 2, cấp 3 của tài khoản 621, thường là 621.1xx + Chi phí vật liệu phụ: là vỏ bao, bi đạn, gạch chịu lửa, dầu, mỡ bôi trơn, vật liệu phụ khác...kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 621.2xx + Nhiên liệu: là các loại vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất như than, dầu FO, dầu DO... kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 621.3xx chi tiết cho các phân xưởng, sản phẩm. (2) Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_hoan_thien_ke_toan_quan_tri_chi_phi_tai_cac_cong_ty.doc
Tài liệu liên quan