Luận án Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Hoàng Thị Ngà

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 9

4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài 9

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 10

6. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 11

7. Bố cục của luận án 17

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 18

1.1 Bản chất, vai trò phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất 18

1.1.1 Bản chất phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất 18

1.1.2 Vai trò phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất 27

1.2 Nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất 29

1.2.1 Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất 29

1.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất 47

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất 60

Tóm tắt chương 1 62

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 64

2.1 Tổng quan các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 64

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 64

2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng ảnh hưởng tới phân tích hiệu quả hoạt động 66

2.2 Thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 79

2.2.1 Thực trạng về quy trình và vai trò phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 79

2.2.2 Thực trạng về nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 84

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 104

2.3 Đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 106

2.3.1 Những kết quả đạt được 106

2.3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 108

Tóm tắt chương 2 112

Chương 3. HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 113

3.1 Định hướng, quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 113

3.1.1 Định hướng phát triển của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 113

3.1.2 Quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 117

3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 121

3.2.1 Nhóm giải pháp chung 121

3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình và vai trò phân tích hiệu quả hoạt động 125

3.2.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động 131

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 161

3.3.1 Về phía Nhà nước 161

3.3.2 Về phía các đơn vị chủ quản 163

3.3.3 Về phía các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 164

Tóm tắt chương 3 164

PHẦN KẾT LUẬN 165

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Phụ lục 01. Phiếu khảo sát doanh nghiệp A1

Phụ lục 02. Bảng mã hóa các câu hỏi khảo sát dùng thang đo Likert A1

Phụ lục 03. Danh sách các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng A5

Phụ lục 04. Danh sách các DN đóng tàu thuộc phạm vi nghiên cứu trọng tâm của luận án A11

Phụ lục 05. Cơ cấu tổ chức của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng (đại diện) A13

Phụ lục 06. Danh sách cán bộ tham gia phỏng vấn A16

Phụ lục 07. Bảng câu hỏi phỏng vấn A17

Phụ lục 08. Bảng tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn A20

Phụ lục 09. Kiểm định về quy trình và vai trò phân tích hiệu quả hoạt động A25

Phụ lục 10. Kiểm định về nội dung phân tích hiệu quả hoạt động A26

Phụ lục 11. Kiểm định về chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động A27

Phụ lục 12. Kiểm định về phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động A31

Phụ lục 13. Báo cáo Kết quả thực hiện công tác tài chính năm 2017 của Công ty TNHH MTV 189 (Trích dẫn) A32

Phụ lục 14. Báo cáo Giám sát tài chính năm 2017 của Công ty TNHH MTV 189 (Trích dẫn) A34

Phụ lục 15. Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2017 của Công ty TNHH MTV 189 (Trích dẫn) A39

Phụ lục 16. Báo cáo Kết quả công tác hậu cầu năm 2017 của Công ty TNHH MTV 189 A40

Phụ lục 17. Báo cáo Kết quả công tác bảo vệ môi trường năm 2016-2017 của Công ty TNHH MTV 189 A43

Phụ lục 18. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động đề xuất áp dụng cho các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng A46

 

doc243 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Hoàng Thị Ngà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu nhập bình quân người lao động”; Trong số các chỉ tiêu được sử dụng, có những chỉ tiêu rất phù hợp để phân tích hiệu quả hoạt động như các chỉ tiêu về lợi nhuận, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, nhưng cũng có những chỉ tiêu chưa hoàn toàn phù hợp như: chỉ tiêu “Tổng doanh thu và thu nhập” (đây là kết quả, chưa phải hiệu quả), chỉ tiêu “Khả năng thanh toán nợ đến hạn” (thể hiện tiềm lực tài chính, không phải hiệu quả), Ở phương diện phi tài chính, chủ yếu Công ty đánh giá trên cơ sở đối chiếu giữa tình hình thực hiện (cảm nhận) với tiêu chí (tiêu chuẩn) theo quy định. Về phương pháp phân tích, Công ty đã sử dụng phương pháp SWOT khi phân tích chung tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhưng mới chỉ tập trung đánh giá về thuận lợi và khó khăn, chưa làm rõ 4 vấn đề quan trọng của ma trận SWOT là “điểm mạnh”, “điểm yếu”, “cơ hội”, “thách thức”; do đó, Công ty cũng chưa liên kết được giữa các yếu tố của ma trận này để phục vụ tốt công tác quản trị chiến lược. Công ty sử dụng chủ yếu các phương pháp: so sánh, phân chia, liên hệ đối chiếu và xếp hạng. Đây là những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và hiểu đối với cả người phân tích và người sử dụng thông tin phân tích, tuy nhiên đó là những phương pháp phân tích tĩnh, rời rạc nên chất lượng thông tin cung cấp chưa cao. Công ty chưa sử dụng các phương pháp như Dupont, BSC, DEA, mặc dù đã quan tâm tới các phương pháp này. Công ty chưa chú trọng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động (thực tế Công ty mới chỉ thực hiện đánh giá về nhân tố ảnh hưởng ở một số nội dung chủ yếu, mức độ đánh giá còn chưa cụ thể). 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng Kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy, hầu hết các ý kiến từ phía DN đều nhất trí với quan điểm của tác giả luận án về các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động ở các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng, bao gồm: - Quy mô doanh nghiệp: DN có quy mô lớn hơn thường quan tâm và thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động tốt hơn. Đó cũng là lý do vì sao trong khoảng 60 DN đóng tàu thực tế đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay, chỉ có 17 DN đã và đang phân tích hiệu quả hoạt động. - Đặc điểm cơ cấu tổ chức của DN: DN có cơ cấu tổ chức hoàn thiện hơn thường có khả năng bố trí nhân lực thực hiện phân tích tốt hơn. Tất cả các DN thuộc phạm vi khảo sát đều chưa có bộ phận phân tích trong cơ cấu tổ chức nên phải thực hiện phân tích kiêm nhiệm, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công tác phân tích. - Đặc điểm ngành nghề kinh doanh: Đóng tàu thuộc lĩnh vực sản xuất, trong khi mức độ quan tâm và thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất thường thấp hơn so với các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ về tài chính, ngân hàng, thông tin, truyền thông, nghiên cứu thị trường,... - Nhận thức của nhà quản lý về phân tích hiệu quả hoạt động: Vấn đề này có sự khác nhau giữa các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng; thực tế cho thấy, DN nào mà nhà quản lý có nhận thức đầy đủ hơn về phân tích hiệu quả hoạt động thì ở DN sử dụng công cụ này tốt hơn. - Tình hình tài chính của DN: Các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay đều gặp khó khăn chung về tài chính do khủng hoảng của ngành đóng tàu mang lại, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN, từ đó ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động, bởi bất kể công cụ nào muốn sử dụng hiệu quả thì đều phải chi phí hợp lý cho nó (chi thiết lập bộ máy phân tích, chi đào tạo và sử dụng nhân lực, chi mua sắm phương tiện,). - Nhân lực phân tích: Toàn bộ đội ngũ cán bộ phân tích ở các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay đều là cán bộ kiêm nhiệm. Do vậy, thời gian, năng lực và cơ hội phát triển chuyên môn phân tích đều hạn chế. - Phương tiện và công nghệ: Vấn đề trang bị phương tiện và công nghệ để phục vụ phân tích hiệu quả hoạt động ở các chưa được thực hiện, tất cả mới chỉ là tận dụng năng lực về phương tiện và công nghệ của các bộ phận kiêm nhiệm công tác phân tích (chủ yếu là bộ phận kế toán). - Môi trường pháp lý: Do yêu cầu có tính pháp lý từ cơ quan chủ quản, đơn vị cấp trên, các cơ quan chức năng nhà nước, nên một số DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động để đáp ứng các yêu cầu đó. Ví dụ các DN Nhà nước hoặc DN có vốn Nhà nước hiện nay phải thực một số nội dung phân tích hiệu quả hoạt động theo quy định. - Tính cạnh tranh trong ngành: Đặc thù của ngành đóng tàu là ngành có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng hầu như chưa thực hiện phân tích hiệu quả ngành và cũng chưa phân tích đối thủ cạnh tranh. Vấn đề này do DN chưa đủ năng lực và điều kiện để thực hiện. - Bên cạnh đó, một số ý kiến đóng góp rằng cần bổ sung thêm nhân tố “Yêu cầu thông tin từ phía người sử dụng”. Đây là nhân tố cốt lõi, tạo động lực thúc đẩy DN hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động. 2.3 Đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 2.3.1 Những kết quả đạt được Thực tế cho thấy, tất cả các DN đóng tàu quy mô lớn và hầu hết các DN đóng tàu quy mô vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều có quan tâm và đang tổ chức thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động của DNSX. Những kết quả đạt được nổi bật như sau: Phần lớn các DN quy mô lớn và vừa (17/27 DN) đều “có quan tâm và thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động”. Trên thực tế, bộ máy phân tích kinh tế của các DN này đều đang tổ chức theo mô hình kết hợp (công tác phân tích kinh tế được kiêm nhiệm bởi cán bộ kế toán hoặc cán bộ chức năng khác). Trong giai đoạn hiện nay, khi mà ngành đóng tàu đang trong giai đoạn khủng hoảng, các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều chưa ra khỏi khó khăn chung, việc tổ chức bộ máy phân tích kinh tế theo mô hình này là phù hợp vì nó đảm bảo tiết kiệm chi phí cho DN ở mức tốt nhất. Hiện tại, định kỳ (sau khi lập báo cáo tài chính), các cán bộ phân tích thường sử dụng những phương pháp phân tích truyền thống (chủ yếu là phương pháp so sánh và phương pháp phân chia) để phân tích hiệu quả hoạt động của DN. Trong đó, nội dung “Hiệu quả hoạt động về mặt kinh tế có tính chất tài chính” được chú trọng nhất (theo đó, nhóm chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động về mặt kinh tế cũng được các cán bộ phân tích sử dụng khá thành thạo). Về cơ bản, yêu cầu sử dụng thông tin theo phương diện này đã được đáp ứng ở mức tối thiểu cần thiết. Mức độ quan tâm của các nhà quản lý đối với các vấn đề thuộc phân tích hiệu quả hoạt động hầu như ở mức đáng kể trở lên (Mean ³ 3 trong phạm vi thang đo Likert 5 điểm). Đặc biệt, các nhà quản lý đã có sự quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề mới trong phân tích, cụ thể như: Kết quả điều tra, khảo sát cũng cho thấy, các DN được khảo sát đều đã quan tâm và thực hiện các bước của quy trình phân tích nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cho ba nhóm đối tượng cơ bản, gồm: các nhà QTDN, các nhà đầu tư dài hạn và các nhà cho vay dài hạn. Như vậy, phân tích hiệu quả hoạt động đã được các DN này coi trọng và sử dụng với vai trò là một công cụ thông tin cho những quyết định vì mục tiêu phát triển bền vững (đúng với bản chất của công cụ này). Trong đó, về quy trình phân tích, các nhà quản lý không chỉ quan tâm tới bước “Tiến hành phân tích” mà cả các bước khác như “Lập kế hoạch phân tích”, “Sưu tầm và xử lý tài liệu phân tích”, “Lập báo cáo và lưu trữ hồ sơ phân tích” cũng đều được quan tâm ở mức đáng kể trở lên. Khi được phỏng vấn, các nhà quản lý cũng cho biết thêm về sự quan tâm của họ đối với việc hoàn thiện “Bộ máy phân tích”, theo đó một số DN có dự định sẽ sử dụng các cán bộ phân tích chuyên trách trong tương lai gần (có thể ngay sau khi ngành đóng tàu ra khỏi khủng hoảng kinh tế) thay cho phân tích kiêm nhiệm hiện nay, và xa hơn nữa là việc mời chuyên gia phân tích độc lập từ bên ngoài để nâng cao chất lượng công tác phân tích cũng đã xuất hiện trong dự định của họ. Về “Nội dung phân tích”, ngoài sự quan tâm tới nội dung hiệu quả hoạt động về mặt kinh tế ở phương diện tài chính, các nhà quản lý hiện nay đang mở rộng sự quan tâm tới các nội dung khác thuộc hiệu quả hoạt động, như: hiệu quả hoạt động về mặt kinh tế ở phương diện khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển; hiệu quả hoạt động về mặt xã hội (ở phương diện là trách nhiệm xã hội của DN); theo đó, các cán bộ phân tích sẽ chủ động hoặc bắt buộc phải tìm hiểu để xây dựng các “Chỉ tiêu phân tích” tương ứng liên quan tới từng nội dung nêu trên và phù hợp với đặc thù của ngành, của đơn vị để sử dụng trong công tác phân tích nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý. Các nhà quản lý và các cán bộ phân tích ở những DN này đều quan tâm đến các “nhân tố ảnh hưởng” và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được khảo sát là “đáng kể” tới hiệu quả hoạt động của DN. Mặt khác, các nhà quản lý cũng đề xuất đưa thêm nhân tố “Cơ sở hạ tầng giao thông, cầu cảng” vào nhóm nhân tố gắn với đặc thù ngành đóng tàu vì đây cũng là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả hoạt động của các DN đóng tàu. Do vậy, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố luôn được các nhà quản lý và phân tích ở những DN này xem xét, cân nhắc khi đánh giá về hiệu quả hoạt động của DN. Về “Phương pháp phân tích”, các nhà quản lý đang tăng cường sự quan tâm tới các phương pháp còn mới mẻ, xa lạ với DN của họ, như: phương pháp SWOT, phương pháp BSC, phương pháp DEA. Từ sức ép về nhu cầu thông tin của nhà quản lý sẽ tạo động lực để các cán bộ phân tích tiếp cận, tìm hiểu để vận dụng các phương pháp này nhằm đáp ứng yêu cẩu quản lý. 2.3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân Cùng với khó khăn chung của ngành đóng tàu thế giới, công nghiệp đóng tàu Việt Nam cũng rơi vào khủng hoảng từ năm 2008. “Cơn bĩ cực” bắt đầu từ những năm 2009, đại công trường Vinashin là những bãi sắt vụn khổng lồ. Chủ tàu hủy hợp đồng, tài chính khó khăn, hàng chục nghìn công nhân không việc làm,... khiến bức tranh đóng tàu vô cùng ảm đạm. Phát triển nóng, sự lỏng lẻo trong quản lý... khiến các DN thuộc Vinashin “chết” nhanh hơn các DN đóng tàu tư nhân. Trong bối cảnh đó, các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã và đang phải đối mặt với những khó khăn chung của ngành đóng tàu. Nằm trong “tâm bão” ấy, đóng tàu Hải Phòng gần như trở về điểm xuất phát. Những “người hùng” một thời: Nam Triệu, Phà Rừng, Bến Kiền, Bạch Đằng... hoạt động trong trạng thái thoi thóp. Một số DN đóng tàu có quy mô nhỏ hơn thuộc Vinashin như: CNTT Tam Bạc, CNTT Thành Long,... thì ngừng hoạt động. Mặc dù có những thời điểm, tại những đơn vị cụ thể đã có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt (như Damen Sông Cấm, Nam Triệu, Phà Rừng,) nhưng thực tế đến nay các DN đóng tàu trên địa bàn này đều chưa thoát khỏi khủng hoảng. Năm 2016 được coi là năm thành công của ngành đóng tàu trong chu kỳ 10 năm. Tuy nhiên, bước sang năm 2017, tín hiệu xấu đối với ngành này lại gia tăng, chủ yếu nhất ở việc tìm kiếm đơn hàng mới. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 01/7/2017, sản xuất các phương tiện vận tải khác (chủ yếu là đóng tàu) giảm 40,4% so với cùng thời điểm năm trước [43]. Theo công bố của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng “Ngành công nghiệp đóng tàu những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do nhu cầu vận tải đường biển thế giới và trong nước suy giảm mạnh, nguồn lực của ngành trong nước còn nhiều hạn chế. Năm 2017 giá trị sản xuất của ngành đóng tàu thành phố giảm 20% so với năm trước, trong đó công ty đóng tàu Hồng Hà giảm 37%, công ty đóng tàu Bến Kiền giảm 20%.” [7]. Do phải tập trung nguồn lực để chống chọi với những khó khăn nên các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều áp dụng những chính sách như “thắt chặt tài chính”, “tinh giản nhân lực”, Điều đó chi phối lớn đến phân tích kinh tế nói chung và phân tích hiệu quả hoạt động của các DN nói riêng. Xu hướng chung: các DN đều chưa sử dụng cán bộ phân tích chuyên trách mà chỉ thực hiện phân tích kiêm nhiệm để tận dụng nhân lực, tiết kiệm chi phí. Chính điều này dẫn đến hệ quả kìm hãm sự phát huy vai trò của phân tích trong công tác quản lý. Với thực trạng hiện nay của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tác giả nhận thấy, công tác phân tích hiệu quả hoạt động ở các DN này vẫn còn mang tính hình thức để đảm bảo tính tuân thủ theo quy định, chưa chú trọng đến bản chất nên việc phát huy vai trò của công cụ này còn hạn chế. Các DN Nhà nước và DN có vốn Nhà nước thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động theo quy định [3], [4]; đối với DN thuộc Bộ Quốc phòng còn có những quy định riêng [2]. Với các DN khác, phân tích hiệu quả hoạt động hầu như chỉ thể hiện ở một số khoản mục trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính và những đánh giá còn rất chung chung trong một số báo cáo tổng kết hằng năm. Cũng có một số DN đã tiến hành phân tích để phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ nhưng chủ yếu theo kiểu “mắc đâu gỡ đấy” nên chưa có hệ thống, chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động tại các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn hiện nay còn tồn tại những vấn đề cơ bản như sau: - Về quy trình và vai trò phân tích: Mức độ thực hiện “quy trình và vai trò phân tích” ở các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay còn chưa tương xứng với mức độ quan tâm của các nhà quản lý. Trong khi mức độ quan tâm tới các vấn đề này đều đạt từ “Bình thường” trở lên thì mức độ thực hiện chỉ đạt từ “Trung bình” trở xuống. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này thuộc về “yếu tố con người”. Theo kết quả trả lời phiếu khảo sát và trả lời phỏng vấn, thực tế hiện nay toàn bộ cán bộ phân tích ở các DN này đều đang đảm nhiệm chính các công việc khác như kế toán, thống kê, kinh doanh, và chỉ kiêm nhiệm phân tích. Vì thế, để tiết kiệm thời gian, công sức phù hợp với điều kiện kiêm nhiệm, các cán bộ phân tích chỉ tập trung chính vào khâu “Tiến hành phân tích” và giảm tải các khâu khác vì cho rằng những khâu đó ít quan trọng hơn. Hơn nữa, năng lực của cán bộ phân tích kiêm nhiệm cũng không đủ chuyên sâu để thực hiện tốt tất cả các khâu của quy trình phân tích. Thực tế, có những cuộc phân tích không được xây dựng kế hoạch bàn bản nên không trách khỏi hiện tượng thiếu tính khoa học và có thể rơi vào trạng thái xa rời mục tiêu phân tích; có những cuộc phân tích không tổ chức lập báo cáo phân tích bằng văn bản mà chỉ “báo cáo miệng” dẫn tới có thể rơi vào tình trạng “tam sao thất bản” trong quá trình truyền đạt thông tin; có những cuộc phân tích không được tổ chưc lưu trữ hồ sơ phân tích nên không thể sử dụng lại dữ liệu, thông tin khi cần; có những cuộc phân tích được báo cáo khá chi tiết nhưng chủ yếu mang tính hình thức để đảm bảo đầy đủ theo quy định, không được chú ý nhiều đến bản chất, Bên cạnh đó, yếu tố con người còn là vấn đề quan điểm của nhà quản lý. Một số nhà quản lý đã nhận thức được cần thiết phải tổ chức bộ máy và quy trình phân tích theo hướng chuyên nghiệp hơn, để phát huy tốt hơn vai trò của phân tích hiệu quả hoạt động, nhưng chưa thực sự có niềm tin vào kết quả của sự đổi mới; một số nhà quản lý khác cho rằng không nên cải tổ lại công tác phân tích vì vấn đề này sẽ gây ra những tốn kém làm giảm hiệu quả hoạt động của DN. Hơn nữa, cũng vì vấn đề kiêm nhiệm khiến năng lực của cán bộ phân tích bị hạn chế nên người sử dụng thông tin trong nhiều trường hợp chưa thực sự tin tưởng vào nguồn thông tin được cung cấp bởi các nhà phân tích, từ đó chưa tạo động lực hay áp lực để cải thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động của đơn vị. Đồng thời, do những khó khăn chung của ngành đóng tàu trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay khiến các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều đang phải thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu, tinh giản tổ chức, nên bất cứ sự thay đổi nào dẫn đến phải sử dụng nhiều hơn về nhân lực, tài chính, trang thiết bị, đều rất khó để triển khai thực hiện. - Về nội dung và chỉ tiêu phân tích: Hiện nay, các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều chưa hoàn thành việc xây dựng và vận hành hệ thống BSC nên vấn đề cân đối giữa phương diện hiệu quả tài chính với các phương diện hiệu quả khác để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững còn nhiều bất cập. Các DN này cũng chưa chú ý nhiều đến tính cạnh tranh trong ngành, do đó ít quan tâm đến việc phân tích đối thủ, phân tích hiệu quả tương đối của DN mình so với đối thủ, phân tích xếp hạng (không kể đến xếp hạng theo quy định) để thấy vị trí của mình so với đối thủ,... Ý thức trách nhiệm xã hội chưa cao nên hầu như hiệu quả hoạt động về mặt xã hội cũng chỉ được thực hiện để đảm bảo tính tuân thủ theo quy định (chưa tự giác, đôi khi còn rất hình thức). Thực tế, các DN này đều đang chú trọng quan tâm và thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động về mặt kinh tế ở phương diện tài chính hơn là các mặt, các phương diện hiệu quả khác. Theo đó, hầu hết các chỉ tiêu được dùng trong phân tích hiệu quả hoạt động đều có tính chất tài chính; phương diện phi tài chính có được đề cập đến nhưng rất chung chung, hầu như chưa thành chỉ tiêu phân tích cụ thể, chủ yếu ở những thông tin mang tính tuân thủ. Mặt khác, ngay cả với các chỉ tiêu tài chính, các DN này cũng chủ yếu quan tâm và sử dụng các “chỉ tiêu truyền thống” (là những chỉ tiêu được quan tâm và sử dụng nhiều từ xưa tới nay), thì việc tính toán một số chỉ tiêu cũng chưa thực sự nhất quán và hợp lý. Chẳng hạn: một số chỉ tiêu được tính bằng cách lấy tử số là số liệu trong “thời kỳ” chia cho mẫu số là số liệu tại một “thời điểm”, hoặc một số chỉ tiêu với tử số có phạm vi xác định rộng hơn mẫu số hoặc ngược lại,; những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền như tốc độ luân chuyển của tiền, khả năng thanh toán bằng tiền, chưa được chú ý. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này cũng liên quan đến vấn đề nhân lực làm công tác phân tích và do hạn chế về khả năng đáp ứng của các phương tiện hỗ trợ phân tích. Phần đa các nhà quản lý vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu nên chưa thực sự chú trọng đến phương diện phi tài chính của “Hiệu quả kinh tế”, cũng chưa đề cao trách nhiệm xã hội của DN nên chưa tập trung vào “Hiệu quả xã hội”. Mặc dù, sự quan tâm của các nhà quản lý đang có chiều hướng gia tăng sự tập trung vào các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính chất phi tài chính và các chỉ tiêu (cả tài chính và phi tài chính) để đánh giá hiệu quả xã hội, nhưng trong bối cảnh khó khăn và trong điều kiện kiêm nhiệm, các cán bộ phân tích chưa có cơ hội để cập nhật và đáp ứng, họ chỉ có thể tập trung ưu tiên cho những nội dung được đánh giá là quan trọng hơn hoặc những nội dung mang tính chất bắt buộc phải thực hiện. - Về phương pháp phân tích: Các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay mới chỉ sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống như phương pháp so sánh, phương pháp phân chia, Các phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ vận dụng, nhưng nhược điểm là chất lượng thông tin hạn chế, ít có ý nghĩa trong phân tích dự đoán, dự báo. Nguyên nhân của vấn đề này cơ bản vẫn do thiếu chuyên nghiệp, các DN này đều không có cán bộ/bộ phận phân tích chuyên trách; toàn bộ cán bộ phân tích là kiêm nhiệm. Do kiêm nhiệm nên cán bộ phân tích không có điều kiện để thường xuyên trau dồi các phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật phân tích. Họ thường chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống (chủ yếu là phương pháp so sánh) để đánh giá về hiệu quả hoạt động của DN. Điều đáng bàn là một phương pháp rất quan trọng trong phân tích hiệu quả tài chính là phương pháp Dupont, hiện tại cũng chưa được quan tâm và sử dụng xứng tầm. Nguyên nhân của tình trạng này (thu được từ kết quả phỏng vấn) là do những người đảm nhiệm công tác phân tích tại đơn vị cũng chưa thực sự hiểu về phương pháp (thực tế thì phương pháp Dupont mặc dù hữu ích nhưng việc toán số liệu và đánh giá kết quả theo phương pháp này có phức tạp hơn, đòi hỏi chuyên môn phân tích sâu hơn so với phương pháp so sánh và phương pháp phân chia), các nhà quản lý cũng không hiểu rõ tác dụng của việc sử dụng thông tin do phương pháp này mang lại nên cũng không đưa ra yêu cầu thông tin từ việc sử dụng phương pháp này; điều đó khiến cho phân tích chưa thực sự phát huy vai trò trong việc đáp ứng yêu cầu thông tin quản trị tài chính. Mặt khác, xét về chức năng của phân tích, nhìn chung công tác phân tích ở các DN được khảo sát mới chỉ dừng lại ở đánh giá quá khứ và điều chỉnh hiện tại, chưa thực hiện được chức năng dự đoán tương lai. Trong điều kiện kinh doanh hiện đại, phân tích nhằm dự đoán tương lai để nắm bắt cơ hội và phòng ngừa rủi ro là việc làm vô cùng quan trọng. Nhưng, do sự phân tán bởi các công việc chuyên môn khác khiến cho cán bộ phân tích ở các DN này ít có cơ hội tìm hiểu về các phương pháp phân tích hiện đại như SWOT, BSC, DEA, nên những thông tin về hiệu quả hoạt động của DN do họ cung cấp có độ tin cậy còn hạn chế. Trong thời đại công nghệ 4.0, có những phương tiện hiện đại và nhiều phần mềm được tích hợp nhiều tính năng, trong đó có tính năng cho phép hỗ trợ phân tích hiệu quả hoạt động của DN. Đặc biệt, có những phần mềm được chia sẻ miễn phí có thể giúp cho cán bộ phân tích trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin chất lượng cao phục vụ công tác quản lý. Nhưng hiện tại các cán bộ phân tích tại các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng chưa khai thác để vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ phân tích hiệu quả hoạt động của DN. Nguyên nhân chủ yếu trước hết cũng là do kiêm nhiệm nên các nhà phân tích không chuyên tâm để tìm hiểu các vấn đề này, bên cạnh đó những phần mềm hiện đại thường có giao diện bằng tiếng Anh, việc hạn chế về ngoại ngữ là một trong những cản trở lớn đối với các nhà phân tích trong tiếp cận và sử dụng các phần mềm công nghệ cao về phân tích. Tóm tắt chương 2 Chương 2 là một bức tranh tổng thể về “Thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. Trong chương này, luận án đã tập trung giải quyết được những vấn đề cơ bản sau: - Luận án đã giới thiệu tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng; - Luận án đã làm rõ những đặc điểm chung của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng ảnh hưởng tới phân tích hiệu quả hoạt động (bao gồm: đặc tính ngành đóng tàu, đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức và quản lý sản xuất, đặc điểm cơ cấu tổ chức DN). - Luận án phản ánh chân thực kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng, gồm ba vấn đề: một là, thực trạng về quy trình và vai trò phân tích hiệu quả hoạt động; hai là, thực trạng về nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động (vấn đề trọng tâm); ba là, các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động; trong đó, trọng tâm là vấn đề thứ hai. - Luận án đưa ra những đánh giá xác đáng về thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo các phương diện: những kết quả đạt được, những mặt tồn tại và nguyên nhân. Chương 2 cung cấp những cơ sở thực tiễn quan trọng để kết hợp với những cơ sở lý luận (ở chương 1) nhằm hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng (vấn đề sẽ được giải quyết ở chương 3). Chương 3. HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1 Định hướng, quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng 3.1.1 Định hướng phát triển của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng Đóng tàu là một trong những phân ngành chính của ngành công nghiệp cơ khí, được xác định là mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp của nước ta, được Chính phủ và thành phố Hải Phòng quan tâm với mục tiêu “đưa Hải Phòng trở thành trung tâm công nghiệp đóng tàu lớn của cả nước”. Theo “định hướng phát triển kinh tế biển” được đề ra trong các văn kiện đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam [9], [10], [11], [12], đóng tàu luôn được xác định là một trong những ngành kinh tế có tiềm năng, là mũi nhọn và là động lực quan trọng của kinh tế biển Việt Nam, cần được ưu tiên phát triển. Tại Đại hội IX (tháng 4-2001), Đảng ta chủ trương: “ phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển...” [9]. Đại hội X (tháng 4-2006), Đảng ta khẳng định: “Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ bổ trợ” [10]. Đại hội XI của Đảng (tháng 1-2011) Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựng hợp lý hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, khu kinh tế, đô thị ven biển gắn với phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu” và “ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, đóng tàu, xi măng, chế biến thủy sản chất lượng cao” [11]. Đại hội XII của Đảng (tháng 01-2016) thông qua, nhấn mạnh: “Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp dầu khí, đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá, kinh tế hàng hải (kinh doanh dịch vụ cảng biển, đóng và sửa chữa tàu, vận tải biển” [12]. Ngày 27/11/2013, Thủ tướng Chính phủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_hoan_thien_phan_tich_hieu_qua_hoat_dong_tai_cac_doan.doc
Tài liệu liên quan