Luận án Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn hoá chất Việt Nam - Ngô Quang Hùng

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .17

1. 1 Cơ sở lý luận của tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 17

1.1.1. Các quan điểm về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 17

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 19

1.1.3. Nguyên tắc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 22

1.1.4. Nhiệm vụ tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 23

1.1.5. Ý nghĩa tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất 24

1. 2 Nội dung tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 26

1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 26

1.2.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính 28

1.2.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị . 40

1. 3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 70

1.3.1. Tổ chức kế toán chi phí giá thành theo hệ thống kế toán Mỹ 70

1.3.2. Tổ chức kế toán chi phí giá thành theo hệ thống kế toán Pháp 73

1.3.3. Bài học kinh nghiệm tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Việt Nam 75

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM 78

2. 1 Tổng quan về Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 78

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 78

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý ở Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 81

2.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp của Tập đoàn Hóa chất ảnh hưởng đến tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hoá chất 85

2.1.4. Khung pháp lý của Việt Nam về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 88

2. 2 Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 91

2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất 91

2.2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính 93

2.2.3. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị 98

2. 3 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 108

2.3.1. Ưu điểm 108

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân chủ yếu 109

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM 114

3. 1 Định hướng phát triển ngành hoá chất và yêu cầu phải hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 114

3.1.1. Mục tiêu, định hướng phát triển ngành hoá chất trong thời gian tới 114

3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 115

3. 2 Nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 117

3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất. 117

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính 120

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị 125

3. 3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 153

3.3.1. Về phía nhà nước và cơ quan chức năng 153

3.3.2. Về phía các doanh nghiệp thuộc tập đoàn hóa chất 154

KẾT LUẬN 156

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

PHỤ LỤC 160

 

doc232 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn hoá chất Việt Nam - Ngô Quang Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...... Các phân xưởng, đơn vị PX 1 PX 2 PX 3 PX4 PX n ....... Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong các công ty TNHH MTV Đặc điểm sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp của Tập đoàn Hóa chất ảnh hưởng đến tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hoá chất Hiện nay, Tập đoàn Hóa chất có 41 đơn vị, trong đó có 37 doanh nghiệp sản xuất, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: khai thác, sản xuất các loại nguyên liệu và sản phẩm hóa chất. Do các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tập đoàn Hóa chất hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên sản phẩm của các doanh nghiệp đa dạng và phong phú. Mỗi nhóm sản phẩm có đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ hoàn toàn khác nhau. Điều này đã ảnh hưởng đến tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành của từng doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ của doanh nghiệp sản xuất thuộc Tập đoàn Hóa chất, ta có thể chia các loại sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thành từng nhóm như sau: Nhóm sản phẩm phân bón Nhóm sản phẩm cao su Nhóm sản phẩm hóa chất cơ bản, chất tẩy rửa Nhóm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật Nhóm sản phẩm điện hóa Nhóm sản phẩm sơn và chất dẻo Nhóm sản phẩm từ công nghệ hóa dầu Nhóm sản phẩm từ khai thác mỏ * Đối với nhóm sản phẩm phân bón như phân đạm, phân lân nung chảy thường có sản xuất với số lượng lớn, quy trình công nghệ chế biến khép kín, trải qua nhiều giai đoạn từ nguyên liệu ban đầu tạo ra bán thành phẩm, thành phẩm là các loại phân lân, phân đạm. Trong giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng rất lớn, điều này ảnh hưởng tới phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của các doanh nghiệp. * Đối với nhóm sản phẩm cao su như các loại xăm, lốp.có đặc điểm sản xuất như sau: + Các sản phẩm cao su thường sản xuất với số lượng lớn, có quy trình công nghệ khép kín, trải qua nhiều giai đoạn chế biến từ cao su ban đầu chế biến thành các loại săm, lốp. + Chi phí vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, điều này ảnh hưởng công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại các doanh nghiệp. * Đối với nhóm sản phẩm hoá chất cơ bản, chất tẩy rửa có đặc điểm sản xuất như sau: + Sản phẩm hoá chất cơ bản, thuốc tẩy rửa thường sản suất với quy trình công nghệ khép kín, trải qua 2 giai đoạn, giai đoạn sản xuất và giai đoạn đóng hộp. Với giai đoạn sản xuất, từ nguyên liệu ban đầu và các chất phụ gia khác sẽ được chế biến thành thành phẩm. Giai đoạn đóng hộp, thành phẩm được chế biến xong ở giai đoạn chế biến xong được đóng hộp và nhập kho. + Sản phẩm hoá chất thường có chu kỳ sản xuất ngắn, độc hại, dễ gây cháy, nổ nên trong quá trình sản xuất doanh nghiệp lưu ý để tiến hành sản xuất an toàn. * Đối với nhóm sản phẩm từ khai thác mỏ như quặng bauxite, quặng apatit có đặc điểm sản xuất như sau: + Các sản phẩm thuộc nhóm này thường được sản xuất với số lượng lớn, quy trình sản xuất thường trải qua 2 giai đoạn, giai đoạn khai thác và giai đoạn chế biến. Đối với giai đoạn khai thác: doanh nghiệp tổ chức các tổ, đội phụ trách bốc xếp, phá đá, vận chuyển. Quặng sau khi được khai thác ở các mỏ sẽ được vận chuyển về để chế biến. Đối với giai đoạn chế biến, quặng sau khi khai thác về sẽ được chế biến thành quặng tinh qua quy trình công nghệ chế biến khép kín. + Địa điểm khai thác phân tán, tại nhiều địa điểm, với đặc điểm khai thác khác với điều kiện địa lý thay đổi nên doanh nghiệp tiến hành phương thức, biện pháp khai thác cho phù hợp. + Đặc điểm ngành nghề liên quan chất nổ, mang vác nặng, khả năng xảy ra tai nạn lao động tương đối cao, nên trong quá trình khai thác ván đề đảm bảo an toàn cho người lao động tại các công trường được đặt ra một cách nghiêm túc. * Đối với nhóm sản phẩm điện hoá như pin, ắc quy có đặc điểm sản xuất như sau: + Các sản phẩm nhóm này thường sản xuất với số lượng lớn, quy trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn chế biến, từ vật liệu ban đầu đến khi đóng hộp thành phẩm cuối cùng. + Thành phẩm sản xuất ra là các loại pin, ắc quy có quy cách mẫu mã khác nhau nhưng được sản xuất với cùng yếu tố đầu vào. Điều này ảnh hưởng đến phương pháp xác định giá thành tại các doanh nghiệp. * Đối với nhóm sản phẩm sơn và chất dẻo có đặc điểm sản xuất như sau: + Sản phẩm sơn, chất dẻo thường được sản xuất với số lượng lớn, quy trình công nghệ khép kín, trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục từ hoá chất ban đầu cho dến khi đóng thùng. + Sản phẩm hoàn thành là các loại sơn, chất dẻo khác nhau nhưng có cùng công nghệ chế biến và nguyên vật liệu đầu vào. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp xác định giá thành tại các doanh nghiệp. + Chi phí vật liệu trực tiếp trong sản phẩm dở dang của sơn, chất dẻo thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản phẩm dở dang. Khung pháp lý của Việt Nam về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong nội dung cơ bản của tổ chức kế toán. Hiện nay, có nhiều văn bản pháp quy quy định về tổ chức kế toán nói chung và tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng bao gồm các cấp độ pháp lý được Nhà Nước quy định để chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn và kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế. Theo thứ tự cấp độ các văn bản quản lý chi phối tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp bao gồm: Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn điều chỉnh, bổ xung về tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp. Luật Kế toán là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, được Quốc Hội ban hành ngày 20/11/ 2015. Nội dung của Luật Kế toán bao gồm những vấn đề chung nhất làm cơ sở xây dựng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Luật Kế toán chi phối đến toàn bộ hoạt động kế toán về mặt nội dung tổ chức cũng như thực hiện kế toán tại các đơn vị, về tổ chức kế toán nói chung và tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, Luật Kế toán đã đưa ra quy định chung về tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán tại đơn vị, đồng thời Luật Kế toán quy định về nội dung kế toán làm cơ sở cho các đơn vị vận dụng vào tổ chức kế toán theo từng nội dung công việc đơn vị mình như tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán. Sau Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam là những quy định hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp kế toán cơ bản, làm cơ sở lập báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, có chuẩn mực liên hướng dẫn trực tiếp quá trình thu thập, hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin kế quán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như: Chuẩn mực chung (Cung cấp khái niệm chung về chi phí ); Hàng tồn kho, Tài sản cố định hữu hình, vô hình, Thuê tài sản, Chi phí đi vay (Hướng dẫn ghi nhận các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất làm cơ sở kế toán ghi nhận chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm); Trình bày báo cáo tài chính, Báo cáo giữa niên độ, Báo cáo bộ phận (Hướng dẫn cung cấp thông tin chi phí sản xuất và gia thành thành sản phẩm cho các nhà quản trị) Để cụ thể hoá các hướng dẫn cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp, bao gồm thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp và thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông tư kế toán hướng dẫn doanh nghiệp nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp. Trong phạm vi tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính thành sản phẩm thông tư kế toán đưa ra hướng dẫn từ khâu thu thập, xử lý đến cung cấp thông tin. Đối với quá trình thu thập thông tin kế toán chi phí sản xuất, thông tư kế toán đưa ra quy định chung chứng từ sử dụng, doanh nghiệp tự xây dựng mẫu chứng từ chi phí sản xuất phù hợp đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị, chứng từ có thể được xây dựng riêng cho kế toán tài chính, kế toán quản trị hoặc dùng chung cho hai loại hình kế toán trên. Bên cạnh đó thông tư hướng dẫn quá trình xử lý thông tin chi phí sản xuất và giá thành qua các tài khoản, sổ sách kế toán nhằm ghi nhận và lưu giữ thông tin. Đối với quá trình tập hợp chi phí sản xuất, tài khoản được mở cho từng khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Tùy theo yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin của từng doanh nghiệp thì các tài khoản được mở tổng hợp hoặc chi tiết phù hợp yêu cầu của đơn vị. Để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng, thông tư đưa ra hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng có như cầu sử dụng thông tin. Về cơ bản, thông tư kế toán đưa hướng dẫn kế toán chung, coi trọng bản chất nghiệp vụ kế toán hơn hình thức, tăng tính chủ động cho doanh nghiệp trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin. Bộ Tài chính ban hành thông tư 53/2006/TT-BTC ban hành ngày 12/6/2006 hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, về mặt cơ bản thông tư 53/2006/TT-BTC giúp doanh nghiệp tiến hành tổ chức bộ máy kế toán quản trị cũng như thực hiện thu thập, xử lý cung cấp thông tin cho các nhà quản trị được hiệu quả hơn, đặc biệt là tổ chức kế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm như: xây dựng hệ thống định mức, dự toán; kế toán quản trị các yếu tố sản xuất, kế toán quản trị chi phí... Tóm lại, thực tiễn tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chịu sự chi phối của nhiều văn bản khác nhau, các văn bản này được ban hành bởi các cơ quan quản lý Nhà nước, điều này tạo diều kiện giúp các doanh nghiệp tổ chức kế toán đạt hiệu quả cao hơn. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Tổ chức bộ máy kế toán là một nội dung rất quan trọng vì nó liên quan đến nhiều yếu tố như tổ chức nhân sự, thông tin cung cấp cho các nhà quản lý cũng như mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với bộ phận khác bên trong và ngoài doanh nghiệp. Bộ máy kế toán bao gồm những người làm công tác kế toán trong doanh nghiệp cùng với các phương tiện, trang thiết bị, dùng để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế của đơn vị. Theo kết quả khảo sát, có 87% số doanh nghiệp sản xuất thuộc Tập đoàn Hóa chất áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, còn lại 13% áp dụng bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán và tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuộc tập đoàn hóa chất đều áp dụng mô hình kế toán tài chính kết hợp mô hình kế toán quản trị. Kế toán trưởng KT tài chính CP KT quản trị CP phí Lập dự toán BP thu nhận thông tin BP tổng hợp, xử lý thông tin BP tư vấn Sơ đồ 2.4: Mô hình kế toán tài chính và kế toán quản trị kết hợp tại các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tập đoàn Hóa chất Theo mô hình này, mỗi nhân viên kế toán đồng thời thực hiện chức năng kế toán tài chính và kế toán quản trị, các doanh nghiệp không tổ chức bộ máy kế toán quản trị riêng. Điều này tạo thuận lợi cho việc tập trung thông tin kế toán, phục vụ cho quyết định quản lý tại doanh nghiệp. Bộ máy kế toán thực hiện đầy đủ theo chế độ kế toán hiện hành và quy chế của doanh nghiệp. Bộ phận kế toán chủ yếu tập trung cung cấp thông tin kế toán tài chính, chưa có nhân viên chuyên về kế toán quản trị các phần hành kế toán, đặc biệt là phần hành kế toán chi phí sản xuất và giá thành. Các doanh nghiệp chưa chủ động trong thực hiện công tác kế toán quản trị như lập định mức chi phí, dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, xây dựng hệ thống báo cáo nội bộCác thông tin mà kế toán tập hợp từ kế toán tài chính cung cấp cho các nhà quản trị chưa đủ nhà quản trị ra quyết định phù hợp. Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất thuộc tập đoàn hóa chất Việt Nam vẫn chưa có bộ phận kế toán quản trị theo đúng chức năng. Mức độ thông tin kế toán quản trị cung cấp cho nhà quản trị chưa phản ánh đúng tầm quan trọng của kế toán quản trị. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính Thực trạng tổ chức thu nhận thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Xây dựng danh mục chứng từ kế toán phục vụ kế toán tài chính. Hệ thống chứng từ dùng tập hợp chi phí sản xuất và giá thành được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tập đoàn Hóa chất hiện nay được xây dựng phù hợp qui định thông tư 200/2014/TT-BTC. Các chứng từ được các doanh nghiệp thiết kế phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. (Phụ lục 2.1). * Tổ chức lập chứng từ Đối với chứng từ kế toán chi phí NVL TT, để tiến hành tập hợp chi phí các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tập đoàn Hóa chất sử dụng các chứng từ phiếu xuất kho, lệnh sản xuất có tác dụng như phiếu xuất kho Chứng từ này được lập làm 3 liên, 1 liên do thủ kho giữ, 1 liên giao cho người nhận và 1 liên lưu giữ tại nơi lập. Đối với chứng từ kế toán chi phí nhân công trực tiếp là bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ, biên bản kiểm kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hộiCuối tháng, căn cứ vào tình hình sử dụng lao động thực tế và khối lương sản phẩm hoàn thành, kế toán tiền lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán lương. Sau khi được thủ trưởng ký duyệt, kế toán tến hành lập phiếu chi. Đối với chứng từ kế toán chi phí sản xuất chung gồm nhiều chứng từ, ứng với từng loại chi phí khác nhau như bảng khấu hao TSCĐ, phiếu xuất kho, bảng phân bổ tiền lương.. Về mặt cơ bản các chứng từ này chủ yếu được lập trên máy vi tính. Theo kết quả khảo sát thì 33% số DN được khảo sát hoàn toàn lập chứng từ trên máy, 67% số DN còn lại lập chứng từ thủ công và chứng từ trên máy (Phụ lục 1.2). Kết quả này là toàn toàn hợp lý theo thực trạng tại các doanh nghiệp. Do mỗi DN sản xuất thuộc tập đoàn hoá chất sản xuất có quy trình công nghệ, đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau nên để thuận tiện cho yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin thì lập chứng từ kết hợp cả bằng thủ công và trên máy. * Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán Về quy trình luân chuyển chứng từ, theo khảo sát thực tế thì 97% số doanh nghiệp được khảo sát tiến hành xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ. Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý, tổ chức luân chuyển chứng từ tại các doanh ngiệp có khác nhau và gắn với từng chứng từ cụ thể. Tuy nhiên, quy trình luân chuyển chứng từ tại các doanh nghiệp được khảo sát vẫn chưa được xây dựng cụ thể mà vẫn dựa vào kinh nghiệm. Theo khảo sát của tác giả, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất nhìn chung đều có quy trình lập và luân chuyển như sau: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Tổ chức lập chứng từ Tổ chức kiểm tra chứng từ Phân loại, sắp xếp chứng từ Nhập liệu (ghi sổ kế toán) Lưu trữ, bảo quản chứng từ Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam * Tổ chức kiểm tra chứng từ Về thực trạng kiểm tra chứng từ kế toán: để bảo bảo tính đúng đắn, hợp pháp, hợp lệ chứng từ kế toán thì việc kiểm tra là rất quan trọng. Theo khảo sát thực tế thì 100% các doanh nghiệp tiến hành khiểm tra chứng từ thường xuyên, việc kiểm tra chứng từ thường do phòng kế toán thực hiện. Để xác nhận trách nhiệm người lập và cá nhân liên quan, một số doanh nghiệp tiến hành mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của một số lao động, giám đốc, kế toán. Tuy nhiên, việc đăng ký này chưa thực hiện hết đối với tất cả lao động, việc kiểm tra còn nhiều thiếu sót, nhiều chứng từ vẫn còn ghi thiếu các nội dung. * Tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán Chứng từ kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tập đoàn Hóa chất hiện nay được đánh số và sắp xếp theo thứ tự, đóng thành từng tập và được lưu trữ tại phòng kế toán. Hiện nay, chỉ có ít doanh nghiệp có phòng lưu trữ dữ liệu còn đa phần các doanh nghiệp tiến hành lưu trữ dữ liệu tại phòng kế toán. Tuy nhiên, công tác tổ chức vận dụng chứng từ và ghi chép ban đầu ở một số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế như việc lập chứng từ chưa đúng quy định, thiếu chỉ tiêu, nội dung ghi chép chưa phù hợp, luân chuyển chứng từ chưa khoa học, hợp lý và nhiều tài liệu, chứng từ quá hạn nhưng chưa tiêu hủy. Thực trạng tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Thực trạng tổ chức tài khoản kế toán Theo kết quả khảo sát, hiện nay, tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tập đoàn Hóa chất đều vận dụng tài khoản kế toán theo hệ thống tài khoản quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC. Các tài khoản đều được lựa chọn, xây dựng nội dung và phương pháp ghi chép cụ thể trên cơ sở hệ thống tài khoản do nhà nước ban hành. Do các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tập đoàn Hóa chất xây dựng mô hình kế toán tài chính và kế toán quản trị trên cùng hệ thống tài khoản nên các tài khoản sử dụng cho cả kế toán tài chính về kế toán quản trị dựa trên hệ thống tài khoản và mở chi tiết theo yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát, số doanh nghiệp tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng sản xuất chiếm 70%, các doanh nhiệp tập hợp chi phí sản xuất theo giai đoạn sản xuất chiếm 13,3%, số còn lại tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, các doanh nghiệp tiến hành xây dựng hệ thống tài khoản chi phí sản xuất phù hợp. Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp quản lý chi phí sản xuất tốt và tính giá thành sản phẩm đúng đắn, kịp thời. Đối với các tài khoản chi phí sản xuất, các doanh nghiệp mở như sau: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 627: Chi phí sản xuất chung TK 154: Chi hí sản xuất kinh doanh dở dang TK 621, TK 622,TK 627, TK 154 được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2, cấp 3,4 theo từng bộ phận sản xuất, từng giai đoạn và mức độ chi tiết tùy thuộc vào yêu cầu kế toán quản trị của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, với từng doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ khác nhau nên áp dụng đối tượng tập hợp chi phí là không giống nhau, do vậy việc tổ chức tài khoản chi tiết cũng khác nhau.Chẳng hạn, tại công ty cao su Sao Vàng, đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm, nên các tài khoản tập hợp chi phí sẽ được mở chi tiết theo từng giai đoạn. Bảng 2.2: Trích danh mục tài khoản CPSX Cấp Mã Tên tài khoản Ghi chú ..... . .. 1 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 6211 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp GĐ 1 6212 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp GĐ 2 6213 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp GĐ 3 1 622 Chi phí nhân công trực tiếp 6221 Chi phí nhân công trực tiếp GĐ 1 6222 Chi phí nhân công trực tiếp GĐ 2 6223 Chi phí nhân công trực tiếp GĐ 3 1 627 Chi phí sản xuất chung 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng 6272 Chi phí vật liệu 6273 Chi phí dụng cụ sản xuất 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278 Chi phí bằng tiền khác . . .. (Nguồn: Phòng kế toán công ty CP Cao su Sao vàng) Tại công ty cổ phần Pin Hà Nội, đối tượng tập hợp chi phí là các phân xưởng (kể cả phân xưởng sản xuất chính và phụ trợ), nên các tài khoản kế toán tập hợp chi phí được mở chi tiết cho từng phân xưởng, sau đó mới chi tiết theo từng sản phẩm.(Phụ lục 2.2) * Thực trạng tổ chức hệ thống sổ kế toán Với ưu điểm ghi sổ theo hình thức kế toán máy nên phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tập đoàn Hóa chất ghi theo hình thức này. Theo kết quả khảo sát thì có đến 87% số doanh nghiệp được khảo sát sử dụng hình thức kế toán máy trong đó 73% số doanh nghiệp khảo sát in sổ sách theo hình thức nhật ký chung, còn lại sổ sách được in theo hình thức nhật ký chứng từ (Phụ lục 1.2). Do hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm kế toán nên việc xây dựng, thiết kế quy trình ghi chép đều được thực hiện theo phần mềm kế toán. Doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật kí chung thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được phản ánh trên sổ nhật kí chung và sổ cái, sổ chi tiết các TK 621, TK 622, TK 627 và TK 154. Doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật kí chứng từ thì chi phí sản xuất và giá thành sẽ được phản ánh trên NKCT số 7, bảng kê số 4 và sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627 và TK 154. (Phụ lục 2.3) Cũng theo kết quả khảo sát thì tất cả các doanh nghiệp tiến hành mở sổ chi tiết cho các đối tượng liên quan, nhằm cung cấp số liệu cho việc giá thành sản phẩm và làm cơ sở tập chi phí theo từng khoản mục hoặc yếu tố chi phí để cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lí và phục vụ quản trị kinh doanh ở doanh nghiệp. Thực trạng tổ chức phân tích và cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành Để cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các nhà quản trị doanh nghiệp thì định kì kế toán các doanh nghiệp lập báo cáo liên quan chi phí giá thành như: Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố hoặc theo khoản mục chi phí. Các nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm về cơ bản đã được các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất lập tương đối đầy đủ. Tuy nhiên đi sâu vào chi tiết ở từng nội dung cụ thể thì thì còn nhiều vấn đề chưa được thống nhất và cần được hoàn thiện. Điều này sẽ được thể hiện thông qua khảo sát kế toán, chỉ có 70% số doanh nghiệp được khảo sát tiến hành lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tuy nhiên đa phần các báo này chỉ thể hiện các thông tin kế hoạch, kỳ trước, kỳ này chứ chưa thể hiện thông tin về định mức, dự toán tại các doanh nghiệp (Phụ lục 2.6). Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất Định mức chi phí trong sản xuất là định mức kinh tế kĩ thuật về mức hao phí để cấu thành nên một đơn vị sản phẩm phù hợp yêu cầu kĩ thuật, sản xuất. Qua khảo sát các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tập đoàn Hóa chất hiện nay, việc xây dựng định mức và dự toán chi phí vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm, mặc dù tất cả các doanh nghiệp đều đã xây dựng hệ thống định mức tuy nhiên hệ thống định mức được xây dựng chủ yếu là hệ thống định mức mang tính kỹ thuật, cung cấp giới hạn các yếu tố cấu thành nên sản phẩm, thông tin định mức một số doanh nghiệp chỉ dừng ở số lượng, chủng loại, quy cách chứ chưa gắn chi phí. Công tác xây dựng định mức được tiến hành như sau: * Đối với định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trong quá trình sản xuất, chi phí nguyên vật liệu tực tiếp chiếm tỉ trọng tơng đối lớn trong cơ cấu gia thành sản phẩm. Hiện nay, để phục vụ cho công tác lập dự toán, các doanh nghiệp đều xây dựng báo cáo lập dự toán cho từng loại nguyên vật liệu. Việc tiến hành xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được tiến hành bởi bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Định kì, căn cứ vào chủng loại sản phẩm được sản xuất, bộ phận sản xuất lập bảng định mức gắn với vật liệu tiêu hao để chuyển cho phòng kế toán khảo sát giá cả thị trường để lựa chọn mức giá phù hợp. Việc lập bảng định mức, về mặt lượng chủ yếu là do tiêu hao nguyên vật liệu dựa trên thiết kế kỹ thuật đối với từng loại sản phẩm mà chưa có sự nghiên cứu, xem xét đến thực tế. Do vậy, bảng định mức chỉ có giá trị tham chiếu khi lập dự toán. Bảng 2.3: Bảng định mức hao phí nguyên vật liệu trực tiếp BẢNG ĐỊNH MỨC HAO PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Tên sản phẩm: Phân NPK 16.16.8 STT Tên vật tư Đơn vị tính Định mức Tỉ lệ hao hụt Nguồn tham khảo SL ĐG Dap Tấn 0,350 2.183 5 Báo giá Ure Tấn 0,050 - 1 nt SA Tấn 0,355 2.373 1 nt KCL Tấn 0,135 - 0 - Độn Tấn 0,150 42.000 1 nt Lân Tấn - 27.230 3 nt ...... ....................... ............. ............. ............. .............. .............. (Nguồn tham khảo: Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển) * Định mức chi phí nhân công trực tiếp: Định mức chi phí lao động trực tiếp được biểu thị thông qua mức giá của một giờ lao động trực tiếp và định mức thời gian lao động để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Hiện nay các doanh nghiệp thuộc tập đoàn hóa chất chủ yếu xác định định mức hao phí lao động theo sản lượng và thời gian lao động. các xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp chủ yếu dựa vào thống kê thời gian lao động kết hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc để xây dựng định mức hao phí cho từng loại sản phẩm. - Dự toán là cơ sở để thực hiện các phương pháp xác định giá thành sản xuất sản phẩm và đánh giá hiệu quả sản xuất phục vụ cho mục đích quản trị doanh nghiệp. Dự toán chi phí bao gồm dự toán nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp và dự toán chi phí sản xuất chung. Dự toán chi phí sản xuất là một bộ phận trong dự toán doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xây dựng dự toán chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp chưa được quan tâm thích đáng. Theo khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tập đoàn Hóa chất, có 83% số doanh nghiệp được khảo sát là xây dựng dự toán. Các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh.doc
Tài liệu liên quan