Luận án Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh ở Tây Nam Bộ hiện nay

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU 6

1.1. Tình hình nghiên cứu 6

1.2. Khung phân tích 33

Chương 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ

CƠ SỞ ĐỨC TIN, PHƯƠNG PHÁP TU TẬP CỦA TÔN

GIÁO NỘI SINH 44

2.1. Quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về an sinh

xã hội 44

2.2. Quan niệm của tôn giáo nội sinh về an sinh xã hội 56

2.3. Cơ sở đức tin và phương pháp tu tập hướng tín đồ tôn giáo nội

sinh đến hoạt động an sinh xã hội 70

Chương 3: THỰC TRẠNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ

HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO NỘI SINH Ở TÂY NAM

BỘ HIỆN NAY 80

3.1. Mô hình tham gia hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo

nội sinh ở Tây Nam Bộ 80

3.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 99

3.3. Những vấn đề đặt ra 110

Chương 4: DỰ BÁO XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI

CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO NỘI SINH Ở TÂY NAM

BỘ, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 122

4.1. Dự báo xu hướng hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo

nội sinh ở Tây Nam Bộ 122

4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động an sinh xã hội 134

4.3. Khuyến nghị 142

KẾT LUẬN 150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

PHỤ LỤC 166

pdf179 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh ở Tây Nam Bộ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi suy nghĩ, các thói quen, cách làm của người dân nơi đây và một khi mọi người thay đổi tư tưởng suy nghĩ và các thói quen, thì sẽ làm cho xã hội cũng thay đổi theo. Giáo lý hướng đến đức dũng vào tình yêu đất nước: nền tảng hệ tư tưởng của Đạo Phật đã thấm sâu vào tâm thức dân tộc Việt Nam, hòa hợp với bản sắc dân tộc và trở thành nếp sống văn hóa của dân tộc. Trong điều kiện lịch sử, nhân dân bị áp bức của Triều đình nhà Nguyễn và sau đó là sự xâm chiếm của thực dân Pháp, việc thực hành đạo sự vô cùng khó khăn. Nhằm phát triển tín đồ và thực hiện đạo sự của tôn giáo các vị giáo chủ ngoài thuyết pháp giáo lý còn khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân đứng lên kháng thực dân Pháp thoát khỏi hố sâu tăm tối, nghèo khổ để được tu hành. Trước sự bức xúc và lòng căm phẫn thực dân, tín đồ TGNS ở TNB đứng lên khởi nghĩa chống lại áp bức, bất công giành lại quyền tự do, công bằng cho mọi người từ thực dân Pháp. Đây cũng là cách hành đạo và là sự vừa biểu lộ lòng yêu nước, vừa chống lại trạng thái bất công theo nhãn quan giáo lý các TGNS. Bên cạnh đó, tứ ân kinh điển mang tính chất tôn giáo và chứa đựng ngôn từ kích thích tinh thần ái quốc, lòng nhiệt tình tham gia đấu tranh giành độc lập cho đất nước. Khi nói đến tứ ân thì bất cứ tín đồ nào cũng xem đây là bài học nhập môn và sau khi được giáo huấn, tín đồ ý thức mình phải làm gì để đền đáp ân đất nước. Đồng thời xem như một chương trình hành động trọng yếu trong cuộc đời tu hành của họ và được hiểu rằng: "Tứ ân trả vẹn, tội căn chẳng còn" làm trọn tứ ân tức là đã tròn bổn phận làm người, để hoàn thành hạnh tu. Tôn giáo nội sinh đã kế thừa tư tưởng Phật giáo và sử dụng nội dung đó như một động cơ tâm lý nhằm rèn luyện tinh thần phục vụ và đức hy sinh của tín đồ, đó là Hạnh Vô úy, một hạnh cao nhất và khó nhất trong ba hạnh bố thí của Phật giáo. Đem tiền ra bố thí, đem đạo ra dạy đời, hai hạnh bố thí này không khó thực hành bằng hạnh Vô úy, tức là không sợ hãi lùi bước trước bất cứ trở lực hiểm nguy nào để hành đạo, cứu đạo. Đối với người đấu tranh giành độc lập, giải 78 phóng dân tộc, mang hạnh phúc cho mọi người phục vụ đất nước, sẵn sàng xả thân hy sinh vì nước, vì đồng bào đều đó đã thể hiện hạnh Vô úy. Trong giai đoạn hiện nay xây dựng và bảo vệ đất nước, tín đồ TGNS luôn nghĩ rằng sự cống hiến của mình bằng những hành động cụ thể vì cuộc sống cộng đồng, vì sự phồn vinh của Tổ quốc mà hành đạo, thế là đền được nợ trần gian để được về cõi Phật. Như vậy quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ASXH là nhằm xây dựng các hệ thống chính sách chăm lo đời sống cho nhân dân có cuộc sống ổn định, an toàn, bình đẳng, dân chủ, đảm quyền con người. Giáo lý, Hiến chương của một số TGNS dạy cho tín đồ sẵn sàng hy sinh bản thân để giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn; hướng con người đến chân, thiện, mỹ; đồng thời diệt cái ác, tránh tà tâm, ích kỷ, thiếu tinh thần sẻ chia Do đó, hoạt động xã hội, từ thiện tham gia thực hiện chính sách ASXH của các tôn giáo là một nhu cầu tự thân, vừa là chức năng xã hội, vừa là chức năng của TGNS. Hoạt động này là "đồng hành cùng dân tộc", gắn bó "Đạo - Đời" của các TGNS, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ). Nói cách khác, tham gia hoạt động ASXH, từ thiện của các tôn giáo là một trong những nguồn lực lớn của xã hội, nếu chúng ta phát huy tốt nguồn lực này sẽ góp phần không nhỏ cho sự thành công các chính sách ASXH và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững (xem sơ đồ số 01 có thể minh hoạ cho chúng ta thấy rõ hơn vấn đề này). Sơ đồ 2.1: Biểu thị sự giao thoa giữa chính sách an sinh xã hội với hoạt động của một số tôn giáo nội sinh Nguồn: Tổng hợp của tác giả. Điểm chung giữa chính sách ASXH với TGNS - Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo - Trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội tự nguyện, nhân đạo - Tham gia thực hiện hỗ trợ nhà ở, nước sạch, giáo dục, y tế... Điểm chung 79 Tiểu kết chương 2 Nội dung chương đã nêu ra các vấn đề mang tính lý luận chung về ASXH, trong đó tập trung khái quát các quan điểm của Đảng về ASXH qua từng giai đoạn phát triển. Đặc biệt nhấn mạnh quan điểm của Đảng về ASXH qua các kỳ đại hội, quan điểm ấy được kế thừa, bổ sung phù hợp với xu thế phát triển của đất nước; mục tiêu là đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo theo phương châm kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân và đảm bảo an sinh. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước kịp thời thể chế hoá bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ASXH được thể hiện trong Hiến pháp, luật, nghị định trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, sớm hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH giúp mọi người có việc làm ổn định, thụ hưởng các dịch vụ công, bảo đảm cuộc sống trong môi trường an toàn, bình đẳng; đồng thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần xã hội tham gia thực hiện chính sách ASXH. Đây là vấn đề quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho phép các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực này nhằm phát huy tích cực các nguồn lực xã hội góp phần thực hiện thành công chính sách ASXH. Giáo lý của một số TGNS đã dạy tín đồ tích đức hành thiện, tức là phải thường xuyên làm "việc thiện" và diệt trừ "cái ác"; chia sẻ, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hướng họ đến giá trị cao đẹp. Quá trình tu tập của tín đồ được giáo huấn, phổ truyền về lòng từ bi, cứu khổ được hình thành dần đức tin tình yêu thương gắn bó cố kết và điều đó mang tính tất yếu của tín đồ TGNS về hoạt động ASXH. Bằng những hành động cụ thể, thiết thực, tín đồ TGNS tích cực tham gia hoạt động ASXH và họ cũng là lực lượng nòng cốt đứng ra phát động, quyên góp, tổ chức nhiều hoạt động ASXH góp phần giảm thiểu gánh nặng xã hội đối với Đảng, Nhà nước hiện nay. 80 Chương 3 THỰC TRẠNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO NỘI SINH Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY 3.1. MÔ HÌNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO NỘI SINH Ở TÂY NAM BỘ 3.1.1. Mô hình của một số tôn giáo nội sinh tham gia hoạt động trụ cột thứ nhất và thứ hai thuộc hệ thống an sinh xã hội Tham gia trụ cột thứ nhất: "Hệ thống chính sách, giải pháp và các chương trình phát triển thị trường lao động" [85, tr.19]. Tôn giáo nói chung, TGNS nói riêng không có chức năng tham gia xây dựng các chính sách ASXH hoặc các chương trình, giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách ASXH cũng như đề ra các chương trình phát triển thị trường lao động. Tôn giáo chỉ tham gia góp ý gián tiếp vào chính sách thông qua hệ thống tổ chức Ban Tôn giáo và Ủy ban MTTQ các cấp. Định kỳ hằng năm hoặc nhiệm kỳ (5 năm một lần), tôn giáo tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đạo sự và các hoạt động xã hội để rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tốt hơn trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Ngoài phần đánh giá, các TGNS còn nêu lên những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện gặp phải và đề xuất kiến nghị với mong muốn các chính sách tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các thành viên xã hội hoạt động tích cực hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, tại một số cuộc họp thường kỳ Hội đồng nhân dân, Ủy ban MTTQ, hội nghị tập huấn cho chức sắc, chức việc các tôn giáo, tổng kết năm hoạt động tôn giáo các tỉnh/thành, đại diện TGNS đã phản ảnh hoạt động của tôn giáo mình và có những ý kiến đề xuất các nội dung có liên quan đến hoạt động tôn giáo trong đó có những nội dung liên quan đến chính sách ASXH. Đạo TAHN đã có đề xuất cụ thể như "Đảng, Nhà nước hỗ trợ kinh phí trùng tu Chùa Tam Bửu (di tích lịch sử cấp quốc gia)" [20], với mục đích là lưu giữ, bảo quản và tạo cảnh quan đẹp nhằm giáo dục cho các thế hệ sau này cũng như thu hút khách du lịch thập phương đến tham quan. Qua đó đẩy mạnh các dịch vụ giải quyết việc làm cho cư dân ở nơi đây có cuộc sống tốt hơn; đồng thời giải quyết được nhu cầu tâm 81 linh của một bộ phận có niềm tin đối với đạo TAHN. Tín đồ Tịnh độ Cư sĩ đã có ý kiến đóng góp trong Hội nghị toàn quốc năm 2015 tại thành phố Huế là cần phải "Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu" (đây là Hội nghị do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường và Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NCA) tổ chức). Như vậy, TGNS chỉ tham gia đóng góp xây dựng các chương trình kế hoạch, chính sách ASXH thông qua MTTQ, Ban Tôn giáo, Hội đồng nhân dân một cách gián tiếp. Trên cơ sơ các ý kiến đề xuất của TGNS, các cơ quan chức năng tổng hợp, chọn lọc nội dung phù hợp đề xuất điều chỉnh, bổ sung các chính sách về ASXH. Nội dung trụ cột thứ nhất của chính sách ASXH đã nhấn mạnh đến vấn đề giải quyết việc làm, trang bị kiến thức nghề nghiệp cho nhóm yếu thế là việc làm cần phải tập trung và quan tâm nhiều hơn nhằm khắc phục tối đa tình trạng thất nghiệp: "trợ giúp đào tạo nghề, tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế, chưa có việc làm" [85, tr.19]. Hoạt động đào tạo nghề giúp cho đối tượng yếu thế được các TGNS quan tâm, nhưng do điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn nên chưa đứng ra tổ chức được các lớp đào tạo nghề cho những người có hoàn cảnh khó khăn mà chỉ phối hợp với ĐTCTXH tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn, chẳng hạn như: đạo TAHN phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyệnTịnh Biên, tỉnh An Giang tổ chức các lớp dạy nghề tại thị trấn Ba Chúc cho nam nữ thanh niên ở địa phương (may công nghiệp cho trên 150 học viên; mở lớp dạy nấu ăn cho hơn 50 học viên) là những người trong độ tuổi lao động không có việc làm ổn định, cuộc sống khó khăn [46]. Sự phối hợp tổ chức mở các lớp dạy nghề là cơ hội tốt cho những người nghèo khó, đối tượng thuộc nhóm yếu thế tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định vượt qua khó khăn. Phật giáo Hoà Hảo tổ chức các khóa học đạo sự hành chính và tin học văn phòng (07 khóa học, với hơn 160 chức việc, tín đồ) [14], thời gian học một tháng nhằm trang bị những kiến thức cần thiết về đạo sự và tin học. Kết thúc khóa học, học viên được trang bị kiến thức tin học cơ bản, truy cập Internet, sử dụng đồ họa, sử dụng Excel, word... qua đó giúp mọi người tiếp cận thông tin nhanh, ứng dụng vào công việc hằng ngày, đặc biệt là cơ hội tiếp cận, tìm việc làm được thuận lợi. 82 Đặc biệt là TĐCS đã xây dựng hoàn thiện các bộ tài liệu giảng dạy y sĩ (cấp I, II và III), huấn luyện viên y khoa và bộ giáo trình môn Châm cứu. Trong nhiệm kỳ qua (2014-2019), Giáo hội đã thực hiện tốt các khóa đào tạo, rèn luyện về chuyên môn lẫn đạo đức dành cho y sĩ, y sinh từ Trung ương đến các tỉnh, thành hội. Công tác giảng dạy của Ban Giảng huấn được bố trí đều khắp Ban Trị sự các tỉnh, thành nhằm thuận tiện cho việc đi lại, tiết kiệm chi phí và thời gian. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đến lúc có kỳ thi tuyển sinh quốc gia khuyến khích các em thi vào các trường Đại học và Trung cấp lấy chứng chỉ theo qui định của Bộ Y tế, để có đủ điều kiện hành nghề sau này. Kết quả TĐCS đã tổ chức đào tạo được các khóa là: 1) Trung ương đào tạo y sĩ cấp 1 và 2: 78 vị; y sĩ cấp 3: 73 vị; khoá tu nghiệp y sĩ đang đảm trách phòng thuốc tại các chi hội: 41 vị; khoá tu nghiệp châm cứu dành cho y sĩ đã tốt nghiệp cấp 2: 108 vị; 2) Ban Trị sự các tỉnh phối hợp với Ban Giảng huấn y khoa Trung ương đào tạo y sĩ nam dược cấp 1 và 2: 289 vị [20]. Tín đồ TĐCS đã tích cực tham gia đào tạo vào lĩnh vực y học vừa đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ hàng ngày tại các phòng phước thiện của Giáo hội theo quy định của Bộ Y tế, lại vừa trang bị cho hội viên, tín đồ có kiến thức tay nghề trong lĩnh vực y học, chung tay cứu chữa bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Tham gia trụ cột thứ hai: "Phát triển đa dạng hệ thống bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế" [85, tr.19]. Không trực tiếp tham gia vào lĩnh vực này, nhưng TGNS gián tiếp góp phần cho việc thực hiện chính sách phát triển các loại hình bảo hiểm, trong đó bảo hiểm y tế được quan tâm nhất. Xác định được sự cần thiết bảo hiểm y tế cho từng cá nhân trong xã hội, đặc biệt đối với các trường hợp gia đình khó khăn khi gặp phải bệnh tật, TGNS đã tích cực tuyên truyền vận động tín đồ đồng đạo mua bảo hiểm y tế phòng ngừa khi gặp bệnh sẽ được hỗ trợ chi phí điều trị. Đối với những gia đình thật sự quá khó khăn, Ban Trị sự PGHH vận động hỗ trợ để mọi người đều tham gia mua bảo hiểm y tế vừa là quyền lợi thiết thực đối với bản thân vừa góp phần thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước. Nếu như TGNS tham gia hoạt động đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, vận động tín đồ mua bảo hiểm y tế; những hoạt động góp ý, đề xuất, kiến nghị cho các chính sách ASXH thuộc các nội dung trụ cột thứ nhất và thứ hai còn rất khiêm tốn, song TGNS cũng đã có không ít mô hình hoạt động đa dạng, phong phú, thu 83 hút số lượng tín đồ hưởng ứng ngày càng đông đảo tham gia như: PGHH có nhiều mô hình hoạt động mang lại hiệu quả, có tới 26 mô hình vào năm 2004 [61, tr.153- 154]; thời gian gần đây (năm 2017) tại các Ban Trị sự các cấp đã xây dựng và phát triển thêm mô hình đội tình nguyện xây cầu giao thông nông thôn, xây dựng nhà tình thương, hội khuyến học khuyến tài; đạo TAHN tham gia hoạt động ASXH hỗ trợ nhà tình nghĩa; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp lộ giao thông nông thôn; TĐCS phát huy tốt phòng thuốc phước thiện chữa bệnh cứu người 3.1.2. Mô hình của một số tôn giáo nội sinh tham gia hoạt động trụ cột thứ ba thuộc hệ thống an sinh xã hội: "Hoàn thiện hệ thống chính sách và hệ thống trợ giúp xã hội linh hoạt, ứng phó có hiệu quả với các biến cố, rủi ro (trợ giúp đột xuất và thường xuyên)" [85, tr.20]. Với nội dung nêu trong trụ cột thứ ba trong hoạt động thực tiễn thời gian qua cho thấy, TGNS đã tham gia cùng với Nhà nước bằng những hoạt động cụ thể thường xuyên và đột xuất về trợ giúp xã hội, hoạt động cứu trợ xã hội, từ thiện nhân đạo cho các đối tượng thuộc nhóm yếu thế, đối tượng dễ bị tổn thương. Xuất phát từ giáo lý, hiến chương, điều lệ, nội qui, TGNS luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái, vị tha; tín đồ TGNS tu tâm, rèn luyện đức tính từ bi, tức là những việc tốt phải xuất phát từ trong tâm của mỗi người. Hoạt động cứu trợ xã hội, từ thiện nhân đạo mang tính tự nguyện không chỉ thể hiện tinh thần cứu khổ, cứu nạn trong mỗi tín đồ TGNS mà còn thể hiện chức năng hỗ trợ cộng đồng, xã hội. Đây là những hoạt động kịp thời bù đắp cho con người về vật chất lẫn tinh thần và bằng cả tình cảm của tín đồ TGNS. Đặc biệt là đối với những trường hợp thiếu hơi ấm tình thương của cha, mẹ hay người thân, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa để họ được đảm bảo những điều kiện tối thiểu trong cuộc sống. Không ít người được các TGNS cung cấp đồ ăn, thức uống để chống đói, chống khát; được chu cấp quần áo để mặc, có nhà để nương thân Với mục tiêu vì cuộc sống cộng đồng an bình, hạnh phúc và phát triển, các TGNS luôn đồng hành cùng chúng sinh "nhường cơm sẻ áo", chia sẻ cùng những mảnh đời bất hạnh đã giúp cho họ khắc phục khó khăn, có thêm niềm tin vào cuộc sống. Thời gian qua, các TGNS đã kịp thời động viên, an ủi về tinh thần và có những trợ giúp cho các em mồ côi không nơi nương tựa, nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam/Dioxin; những người không còn khả năng lao động, người già neo 84 đơn không nơi nương tựa, người nghiễm HIV/AIDS hay những đối tượng cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng, chia sẻ rủi ro, giúp đỡ vật chất. Ngoài ra, các TGNS còn tổ chức nhiều hoạt động thăm và tặng quà cho gia đình hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, đồng bào bị thiên tai, bão lũ, bị hạn hán mất mùa thiếu gạo ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, tặng quà cho bà con vùng biên giới Campuchia, vùng dân tộc thiểu số Kết quả là đã huy động nguồn kinh phí trong xã hội phục vụ cho các hoạt động cứu trợ xã hội hàng trăm triệu đồng, giúp nhiều gia đình nghèo thoát khỏi cảnh bần cùng, hoạn nạn. Tứ ân Hiếu Nghĩa đã tổ chức nhiều đợt tặng quà cho hộ nghèo (gạo, mì tôm, quà nhân dịp lễ, tết), hỗ trợ áo quan cho gia đình nghèo có hữu sự. Giáo hội TĐCS tổ chức các đợt cứu tế xã hội cho đồng bào bị lũ lụt, thiên tai, gia đình có hoàn cảnh neo đơn. Giáo hội PGHH tổ chức, phối hợp nhiều hoạt động, có nhiều mô hình tham gia ASXH mang lại hiệu quả và có sức lan tỏa trong cộng đồng, xã hội, như: Mô hình bếp ăn từ thiện (hay còn gọi là bếp ăn tình thương), xe chuyển bệnh nhân miễn phí; hỗ trợ kinh phí cho các trại nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa; tặng xe đạp, dụng cụ học tập cho học sinh và tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian học tập; tổ chức thăm và tặng quà cho người nghèo nhân các ngày lễ lớn; hỗ trợ xuồng cho bà con vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, nổi bật nhất là mô hình bếp ăn tình thương và mô hình xe chuyển bệnh miễn phí được xã hội đánh giá cao và hiện nay đang nhân rộng. Mô hình bếp ăn tình thương được hình thành và đi vào hoạt động từ những năm 1980, nhưng trong giai đoạn này hoạt động nhỏ lẻ chưa phổ biến, số thành viên tham gia không nhiều, phục vụ suất ăn hạn chế bởi kinh phí huy động gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, mô hình này được phát triển và ngày càng có sức lan tỏa từ khi PGHH được công nhận tư cách pháp nhân (năm 1999). Giai đoạn từ năm 1993 đến tháng 5/2005, các bếp ăn đã cung cấp trên 3.895.223 suất ăn miễn phí cho bệnh nhân, người lao động nghèo, học sinh sinh viên, tương ứng với số tiền trên 11.500.000.000 đồng [61, tr.156]. Sau này, bếp ăn tình thương không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, với nhiều hình thức đa dạng các loại hình hoạt động (bếp ăn từ thiện phục vụ bệnh nhân và người nuôi bệnh tại các bệnh viện, bếp ăn phục vụ người lao động nghèo, bếp ăn xã hội phục vụ tất cả các ngày trong tuần đối với những người lao động có thu nhập thấp). 85 Đối với bếp ăn tình thương tại các bệnh viện ở TNB, Ban Trị sự cơ sở PGHH phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ, Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo địa phương thực hiện tổ cơm cháo và nước uống từ thiện trong bệnh viện. Đến tháng 8 năm 2015 trong khu vực có 27 tổ cơm cháo và nước uống từ thiện đang hoạt động, phục vụ cho 19.120 lượt bệnh nhân và người nuôi bệnh mỗi ngày [17]. Hoạt động bếp ăn tình thương trong những ngày đầu rất khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất và cả kinh phí duy trì hoạt động hàng ngày. Nhưng về sau từng bước đi vào nền nếp, thu chi rõ ràng, phục vụ tận tình chu đáo có sức lan tỏa được nhiều cá nhân, tổ chức ủng hộ nên hoạt động không những được duy trì mà ngày càng phát triển. Về nhân sự: số thành viên của mỗi chi hội từ 30 - 50 người tùy thuộc vào từng địa điểm (có nơi trên 50 thành viên) và được chia thành nhiều tổ phục trách một thời gian nhất định phù hợp với tình hình thực tế. Bằng tất cả tấm lòng, tình yêu thương các thành viên chi hội thiện nguyện tham gia làm việc không hưởng lương, trợ cấp, bồi dưỡng. Về cơ sở vật chất: có nhiều chi hội được các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng có được cơ sở khang trang, sạch đẹp với giá trị vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên có những chi hội phải tranh thủ sự hỗ trợ của bệnh viện một diện tích vừa đủ để duy trì các hoạt động hàng ngày. Về kinh phí: thành viên trong tổ, chi hội kêu gọi sự ủng hộ của tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm hoặc một phần được giúp đỡ từ Hội Chữ thập đỏ, các bệnh viện. Bình quân mỗi ngày cấp phát cho người bệnh trên 120 bình nước sôi, 300 phần cơm, 200 phần cháo/bếp ăn tại các bệnh viện, với số kinh phí mỗi năm khoảng 1,1 tỷ đồng [19]. Có những bếp ăn cấp phát mỗi ngày trên 1.000 suất cơm, như: "Bếp ăn từ thiện phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang phục vụ 1.000 suất/buổi; nhà cơm phước thiện, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trung bình mỗi ngày cung cấp 1.200 - 1.500 suất cơm" [101, tr.97]. Giáo hội PGHH không chỉ quan tâm chia sẻ cho những đối tượng nghèo trong thời gian điều trị bệnh, mà còn quan tâm đến những người lao động nghèo, lao động vất vả trong mưu sinh. Từ đó mà các bếp ăn xã hội tại các thành phố và các khu công nghiệp được hình thành cùng với quá trình đô thị hóa ở TNB. Bên cạnh sự phồn hoa, sang trọng thể hiện sự giàu sang của cư dân trong thành phố cũng như ở các khu công nghiệp thì các bếp ăn này hướng tới những khu nhà "ổ chuột", "xóm nước đen". Đây là những đối tượng mà loại bếp ăn hướng tới để 86 phục vụ cho những người vô gia cư, nhỡ đường, nghèo khó cần sự giúp đỡ từng bữa ăn. Ngay cả những bếp ăn xã hội tại các thành phố, các khu công nghiệp phục vụ cho những người thu nhập thấp có nhu cầu ngày một tăng lên. Hiện có 6 bếp ăn xã hội tại các thành phố, khu công nghiệp phục vụ cho 11.300 lượt công nhân, người lao động giản đơn, bán vé số trong một ngày... Trong đó, có 2 bếp do Ban Trị sự tổ chức thực hiện, có 4 bếp phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ và Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo thực hiện [17]. Ngoài ra, Ban Trị sự PGHH cùng tín đồ tổ chức bếp ăn tình thương phục vụ cho những bệnh nhân và người nhà tại các cơ sở trị bệnh bằng thuốc Nam; cấp phát cơm, bún, bánh mì vào các ngày 14,15 và 29, 30 âm lịch hằng tháng với hàng chục điểm và mỗi ngày phục vụ khoảng 1.750 suất ăn. Đó là bếp ăn phục vụ miễn phí tại Bệnh viện Y học cổ truyền Kiên Giang, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An, Bệnh viện Đa khoa huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Tính đến năm 2018, tổng số bếp ăn tình thương là 49 bếp, trong đó: có 35 bếp ăn tổ chức tại các bệnh viện, 12 bếp ăn xã hội và có 02 bếp ăn khuyến học. Trong năm 2018 các bếp ăn đã phục vụ 6.076.067 suất ăn, với tổng kinh phí là 52.540.742.000đ (chi tiết xem bảng số 3.4). Như vậy, mô hình bếp ăn tình thương hoạt động rất hiệu quả, thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn và hoạn nạn. Đây là một trong những hoạt động thiết thực mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc cần được phát huy nhân rộng. Mô hình xe cứu thương miễn phí của PGHH: là một trong những mô hình do PGHH đã khởi xướng xây dựng trong những năm cuối thế kỷ XX. Hoạt động của mô hình này được sự tín nhiệm của đông đảo người dân trong vùng và từng bước khẳng định vị thế trong lòng mọi người. Mô hình được hình thành và trở thành phong trào lan tỏa từ những năm 2000, khi giao thông nông thôn từng bước được mở rộng và nâng cấp. Phương tiện đi lại bằng đường thủy được thay dần bằng đường bộ, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và thiết thực nên nhiều người hảo tâm tham gia, kẻ góp công, người góp của cùng với PGHH, trong đó có việc trang bị xe chuyển bệnh nhân miễn phí. Hoạt động xe chuyển bệnh nhân miễn phí có điều kiện thuận lợi hơn mô hình bếp ăn tình thương, bởi vì không cần nhiều nhân sự; số kinh phí dành cho hoạt động chủ yếu là trang bị phương tiện ban đầu (xe và các thiết bị phục vụ quá trình chuyển bệnh), còn việc duy trì hoạt động thường 87 xuyên chỉ cần một vài lái xe, một ít kinh phí xăng dầu, bảo trì xe, còn lái xe tham gia với tinh thần thiện nguyện không hưởng khoản trợ cấp nào. Xe chuyển bệnh nhân miễn phí vận hành với sự phối hợp của Ban Trị sự PGHH cơ sở với Hội Chữ thập đỏ xã (phường/thị trấn), mỗi bên cử người đại diện từ hai phía thành lập Ban Điều hành, quản lý hoạt động. Những người có lòng hảo tâm trực tiếp hoặc gián tiếp gửi tiền đóng góp Ban điều hành, các khoản thu, chi có sổ sách theo dõi rõ ràng, minh bạch. Không phân biệt giàu hay nghèo đều được phục vụ miễn phí (xăng, lái xe, phí cầu đường) cho những trường hợp đặc biệt bao gồm những gia đình có hoàn cảnh khó khăn; người mắc bệnh ung thư hoặc qua đời chuyển về quê an táng. Đối với những gia đình bệnh nhân có điều kiện kinh tế khá vẫn được phục vụ, nhưng chỉ nhận một phần chi phí "khoảng 100.000đ/lượt cho chuyến xe trong tỉnh, đi đến thành phố Hồ Chí Minh khoảng 600.000đ/lượt để hỗ trợ mua xăng dầu, phí cầu đường" [101, tr.102]. Theo quy định của Ban điều hành, nếu ai nhận tiền hay bất cứ thứ gì của thân nhân người bệnh không công khai rõ ràng sẽ bị kỷ luật và bị sa thải khỏi tổ. Đối với các lái xe thì làm công, không hưởng lương, thậm chí nhiều khi còn bỏ tiền cá nhân khi gặp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đó chính là những đốm lửa ấm áp, nhân ái lan tỏa trong cộng đồng, chính vì thế các tổ xe chuyển bệnh miễn phí khắp nơi được mọi người yêu quý. Nhận thấy được hiệu quả từ mô hình xe cứu thương miễn phí, nhiều bà con đã tích cực đóng góp tiền mua xăng, dầu cho xe hoạt động hoặc sửa chữa xe. Mô hình xe chuyển bệnh miễn phí của PGHH phối hợp với Hội chữ Thập đỏ có ý nghĩa rất thiết thực, được lan tỏa trong cộng đồng, do đó số lượng xe cứu thương tăng lên rất nhanh. Khi mô hình mới hoạt động chỉ có chưa đầy 10 chiếc, hầu hết là xe cũ, nhưng đến nay có gần 300 xe, với trên 150 ban điều hành rải đều ở các tỉnh có đông tín đồ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoat_dong_an_sinh_xa_hoi_cua_mot_so_ton_giao_noi_sin.pdf
Tài liệu liên quan