MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 7
1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 7
1.2. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu 22
1.3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết 23
Chương 2: ĐẢNG RA ĐỜI VÀ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ĐỐI
NGOẠI TỪ NĂM 1930 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 1939
25
2.1. Sự ra đời và hoạt động đối ngoại của Đảng từ năm 1930 đến
năm 1935
25
2.2. Hoạt động nâng cao vị thế của Đảng, đoàn kết với các Đảng
Cộng sản, đấu tranh vì hòa bình dân chủ từ năm 1936 đến tháng
8 năm 1939
54
Chương 3: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TRONG
CAO TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ THÁNG 9 NĂM 1939
ĐẾN THÁNG 8 NĂM 1945
71
3.1. Hoàn cảnh quốc tế và trong nước 71
3.2. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và hoạt động đối ngoại
của Đảng từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 8 năm 1945
77
Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 121
4.1. Nhận xét chung 121
4.2. Một số kinh nghiệm 134
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC 167
201 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động đối ngoại của đảng từ năm 1930 đến năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nắm lấy
chính quyền. Từ đây, Nhật trực tiếp cai trị ở Đông Dương.
Trong khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, ở
Việt Nam, cao trào kháng Nhật cứu nước sục sôi, chỉđợi thời cơ để vùng dậy.
Ngày 12-8-1945, được tin Nhật hàng Đồng minh, Hồ Chí Minh và Thường vụ
Trung ương họp quyết định lập tức phát động Tổng khởi nghĩa. Ngày 13-8,
Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa
toàn quốc, ra Lệnh khởi nghĩa. Nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền.
Chỉ trong 2 tuần lễ, ĐCSĐD đã lãnh đạo nhân dân vùng lên, đánh đổ
chính quyền địch ở các tỉnh, thành khắp cả nước. Đến cuối tháng 8, cuộc
tổng khởi nghĩa của nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn.
77
Có thể thấy, Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo ra tình thế và thời cơ mới
cho phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Ở
Viễn Đông, như nhận xét của Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Ban Chấp hành
QTCS, tháng 7-1939, “cơn lốc lớn đang làm biến đổi số mệnh của hàng trăm
triệu con người”[103, tr.169]. Để nắm bắt được thời cơ đó, ĐCSĐD cần có
những bước đi đúng đắn để xây dựng, phát triển lực lượng và cần đặc biệt chú ý
hoạt động đối ngoại.
3.2. SỰ CHUYỂN HƯỚNG CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI
NGOẠI CỦA ĐẢNG TỪ THÁNG 9 NĂM 1939 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 1945
3.2.1. Chủ trương về đối ngoại của Đảng
Trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và trong nước từ
khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, ngày 6-11-1939, Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ sáu được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định),
do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Hội nghị phân tích tính chất của
Chiến tranh thế giới thứ hai, vị trí của Đông Dương trong cuộc chiến tranh,
những chính sách của thực dân Pháp, thái độ của các giai cấp xã hội và đề ra
đường lối chính trị của cách mạng Đông Dương, cũng như quyết định thành lập
Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Để ứng phó với tình hình mới (sự có mặt của phát xít Nhật ở
Đông Dương), Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ bảy (ngày 6 đến
9-11-1940 tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Hội nghị phân tích tình hình
thế giới, tình hình Đông Dương, tình hình Đảng và các hội quần chúng, đưa ra
đường lối cho cách mạng tương ứng với tình hình mới. Nhìn chung, đường lối
đối ngoại của Đảng qua hai hội nghị đều thống nhất ở hai nội dung: đấu tranh
chống đế quốc xâm lược và liên hệ, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
- Đấu tranh chống đế quốc xâm lược
Trước khi Nhật vào, Đảng xác định đế quốc Pháp là kẻ thù mà cách mạng
phải đánh bại để giành độc lập. Nghị quyết Trung ương lần thứ sáu của Đảng có
đoạn nhận định:
78
Bây giờ tình thế đã đổi khác hẳn, đế quốc Pháp hiện giờ là một tên
thủ phạm đương phát động cuộc thế giới đế quốc chiến tranh.
Chính sách cai trị của Chính phủ Đalađiê đã hoàn toàn phản động
(phát xít hoá) Đế quốc Pháp còn, dân chúng Đông Dương chết.
Đế quốc Pháp chết, dân chúng Đông Dương còn. [41, tr.536].
Bởi vậy, cuộc cách mệnh tư sản dân quyền do Mặt trận thống nhất dân tộc
phản đế Đông Dương thực hiện giải quyết trước hết chính là “Đánh đổ đế quốc
Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn phản động tay sai cho đế quốc và phản bội
dân tộc” với quan điểm “Đánh đuổi hải lục không quân của đế quốc Pháp ra khỏi
xứ, lập quốc dân cách mệnh quân”[41, tr.541,542]
Đường lối này được thể hiện một lần nữa trong chiến lược và chương
trình của Mặt trận thống nhất dân tộc giải phóng Đông Dương nêu trong
Con đường chính trị của ĐCSĐD trong cuộc Chiến tranh thứ hai: Về chiến
lược: “Cứ đập vào đế quốc chủ nghĩa Pháp, hay một đế quốc nào muốn
xâm lấn Đông Dương,vào Chiến tranh lần thứ hai này (đả đảo đế quốc chiến
tranh).” [41, tr.569]; Về chương trình: “1. Phản đối chiến tranh - đánh đổ
đế quốc chủ nghĩa Pháp cũng như đế quốc nào muốn nuốt đất Đông Dương.
4. Đuổi các hải lục không quân của các đế quốc ra khỏi đất đai, bờ biển
Đông Dương.” [41, tr.571]
Đặc biệt, từ Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, Đảng cũng nhận rõ nguy cơ
Pháp và Nhật hợp tác với nhau:
sự mưu mô đầu hàng thỏa hiệp với phát xít Nhật đã đặt ra trước mắt
vấn đề sống còn của các dân tộc Đông Dương. Bước đường sinh tồn
của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là
con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận
da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập.[41, tr.536]
Trong Chủ trương của người cộng sản đối với vụ bắt lính, Đảng dự phòng
cho tình huống xảy ra cuộc chiến tranh giữa đế quốc Nhật và Pháp để xâu xé
Đông Dương:
79
dân chúng Đông Dương không thể nào ủng hộ đế quốc Pháp,
tán thành “phòng thủ Đông Dương” chống phát xít Nhật, bởi vì phòng
thủ Đông Dương trong lúc này chỉ là phòng thủ quyền lợi cho đế quốc
Pháp. Tuy nhiên dân tộc Đông Dương cũng không thể bị những câu
“đồng chủng, đồng văn”, “tự trị, tự quyết” của bọn tay sai đế quốc
Nhật lừa gạt mà mở cửa rước bọn quân phiệt lùn về giày xéo giết hại
ta, xô lùa ta làm bia đỡ đạn cho chúng đánh cách mạng giải phóng của
dân tộc Trung Hoa và lan rộng đế quốc chiến tranh trên khắp Thái
Bình Dương. Trái lại, trong trường hợp ấy, muốn giữ gìn quê hương
xứ sở, muốn cứu vớt đồng bào, thì chỉ có phương pháp duy nhất là
nổi dậy đánh đổ đế quốc Pháp, đánh tan xâm lược của Nhật, làm cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc.[41, tr.577,578]
Từ khi Nhật vào Đông Dương, Nhật và Pháp bắt tay nhau đàn áp cách
mạng. Nhận thức được tình hình, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội
nghị lần thứ bảy và ra Nghị quyết. Theo đó, khẩu hiệu đầu tiên mà cuộc cách
mạng tư sản dân quyền Đông Dương thực hiện là: “Đả đảo đế quốc chủ nghĩa
Pháp, Nhật và các thế lực phản động ngoại xâm. Đả đảo phong kiến bản xứ phản
lại quyền lợi dân tộc.”[42, tr.68]. Hội nghị chủ trương lập Mặt trận dân tộc thống
nhất phản đế với Chương trình của Mặt trận có một điểm chính là đánh đổ đế
quốc Pháp, Nhật và những lực lượng ngoại xâm.[42, tr.79]. Phương pháp tuyên
truyền cổ động của Mặt trận có nhiều điểm nhấn mạnh việc chỉ ra bản chất của
Pháp và Nhật:
a) Vạch mặt bọn phản quốc Pêtanh, Đờcu, bọn phát xít Pháp, đày tớ của
Đức, Ý, Nhật, chịu trách nhiệm việc Pháp bại trận, và không được
khinh thường bọn ấy, lấy cớ rằng chúng sắp chết vì đế quốc chủ nghĩa
Pháp đã tan rã.
d) Vạch rõ chính sách Liên Á xỏ xiên của Nhật, những tội ác của
chúng ở ngay Đông Dương, chính sách cai trị thâm độc và tàn nhẫn
của chúng ở các thuộc địa Nhật.
80
g) Vạch rõ tại sao Pháp hàng Nhật và giúp Nhật đánh Tàu.[42, tr.79,80]
Đảng nhận ra bản chất của đế quốc Pháp và Nhật khi chúng hợp tác với
nhau cũng như chỉ ra mâu thuẫn ngầm giữa hai đế quốc khiến chúng không thể
mãi hòa hoãn:
Chẳng qua bọn phản động Pháp trong lúc ngắc ngoải, muốn đem hơi
thở cuối cùng giúp cho đế quốc Nhật ra khỏi vũng bùn lầy Trung
Quốc, vì chúng biết rằng Nhật thất bại tức là đế quốc chủ nghĩa mất
một tên sen đầm bên Viễn Đông, mà Tàu thắng, tức là các dân tộc bị
áp bức thắng. Vả lại bọn tư bản cá mập ở thuộc địa mà Đờcu làm đại
biểu, muốn thoả hiệp với Nhật để tìm chỗ tiêu thụ hàng hoá, như cao
su, quặng, chính bọn Pêtanh, Đờcu cũng biết rằng chính sách đầu
hàng Nhật chỉ có thể hoà hoãn mối mâu thuẫn giữa hai đế quốc Pháp-
Nhật lúc này, nhưng dần dần sẽ đưa chúng đến chỗ chết. Nhưng chúng
đã tự biết không đủ sức chống nhau với Nhật để giữ nguyên vẹn lợi
quyền của chúng bên Đông Dương, nên chúng đành tự nguyện làm tên
đày tớ “trung thành” cho Nhật hoàng trên bán đảo Đông Dương này
để giúp Nhật phá cách mạng Tàu, dựa vào Nhật đặng đối phó với cách
mạng Đông Dương. Rồi một mặt chúng yêu cầu Đức, Ý giao thiệp với
Nhật để cho Pháp ở lại Đông Dương, giúp vào việc phát xít hóa Viễn
Đông và thế giới. Và chính Đức cũng muốn như thế. Và Đức đương
muốn cho Pêtanh bóc lột cái thuộc địa béo bở này để lấy tiền cung cấp
cho Đức đánh nhau với Anh.[42, tr.46]
Tóm lại, bất kỳ kẻ thù là Nhật hay Pháp, hay là cả hai, Đảng đều xác định
chỉ có dân tộc Đông Dương mới giải thoát được Đông Dương:
Sự thật đã bày ra đó, dân chúng Đông Dương không thể tin vào sức phòng
thủ của đế quốc Pháp đang ở trong thời kỳ phá sản nguy ngập, dân chúng
Đông Dương không còn mộng tưởng đến sự giúp đỡ của đế quốc Nhật
được. Chỉ có dân tộc Đông Dương mới giải thoát được Đông Dương.
81
Cơ hội đã đến, dân chúng Đông Dương phải phát động ngay cuộc tiến
công cuối cùng để diệt trừ hết lũ đế quốc giết người cướp nước bất kỳ
Pháp hay là Nhật. [42, tr.84]
- Liên hệ, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
Liên hệ với phong trào cách mạng thế giới, tận dụng sự ủng hộ của lực
lượng tiến bộ toàn thế giới và ủng hộ sự nghiệp cách mạng của các dân tộc bị áp
bức bóc lột là nội dung xuyên suốt trong đường lối đối ngoại của Đảng từ khi ra
đời năm 1930.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khẳng định tầm quan trọng
của việc liên lạc với các lực lượng cách mạng toàn thế giới:
cuộc cách mệnh còn cần đến những lực lượng dự trữ gián tiếp như
vô sản Pháp, vô sản thế giới, Liên Xô, dân chúng thuộc địa và bán
thuộc địa. Trong cuộc tranh đấu với dân chúng Đông Dương, đế quốc
Pháp còn kéo các đế quốc khác hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp đồng minh
với nó để dẹp phong trào cách mệnh thì sự liên lạc đồng minh của các
dân tộc Đông Dương với các lực lượng cách mệnh giải phóng chống đế
quốc trên thế giới, với vô sản giai cấp thế giới, với thành trì cách mệnh
thế giới là Liên Xô, là một sự cần thiết không thể không có được, vì sự
đồng tình và ủng hộ cuộc cách mệnh thế giới có thể quyết định phong
trào cách mệnh trong xứ trong một phạm vi không phải nhỏ (kinh
nghiệm cách mệnh Tây Ban Nha và Trung Quốc).[41,tr.541]
Với Lào và Campuchia, Nghị quyết nêu ra việc thi hành quyền dân tộc tự
quyết ở một Đông Dương hoàn toàn độc lập:
Không một dân tộc nào có thể giải phóng riêng rẽ vì Đông Dương ở
dưới quyền thống trị duy nhất của đế quốc Pháp về mặt chính trị, kinh
tế và binh bị. Không có thể một bộ phận nào thoát khỏi nền thống trị
ấy mà chẳng liên quan đến cả toàn thể nền thống trị của đế quốc Pháp.
Sự liên hiệp các dân tộc Đông Dương không nhất thiết bắt buộc các
dân tộc phải thành lập một quốc gia duy nhất vì các dân tộc như
82
Việt Nam, Miên, Lào xưa nay vẫn có sự độc lập. Mỗi dân tộc có
quyền giải quyết vận mệnh theo ý muốn của mình, song sự tự quyết
cũng không nhất định nghĩa là rời hẳn nhau ra [41,tr. 541]
Trong nhiều tài liệu, Đảng nhấn mạnh việc coi phong trào cách mạng thế
giới là chỗ dựa cũng như tuyên truyền ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cách mạng:
“Tuyên truyền phản đối chiến tranh, chống chính trị chiến tranh, tuyên
truyền ủng hộ Xô Liên, ủng hộ Mặt trận thống nhất dân tộc giải phóng
Đông Dương.” [41, tr. 570]
huống hồ dân chúng Đông Dương không bị cô độc, bên cạnh mình
còn có dân chúng Pháp, dân chúng Nhật, dân chúng vĩ đại Trung
Quốc kháng Nhật, các dân tộc nhỏ yếu ở Đông Dương, vô sản giai cấp
thế giới và các dân tộc thuộc địa chống đế quốc, cùng với Liên Xô
thành trì cách mạng thế giới luôn luôn đó ủng hộ [41, tr. 578]
Sự tuyên truyền vận động chống cuộc chiến tranh phản cách mạng của đế
quốc đánh Liên Xô là một nhiệm vụ khẩn cấpChúng ta phải vận động
dân chúng Đông Dương, đặc biệt là những người binh lính, và những
người sắp ra lính ủng hộ Liên bang Xôviết, biểu đồng tình với Liên bang
Xôviết, quay súng lại đánh đổ bọn đế quốc cướp nước ta. [41, tr. 579]
Các khẩu hiệu tuyên truyền thường thấy là:
“Ủng hộ Liên bang Xôviết; ủng hộ cách mạng Pháp, cách mạng Tàu,
cách mạng thế giới.”[41, tr. 580]
“Đả đảo phát xít Nhật chực lấy Đông Dương đánh cách mạng Tàu!
Liên lạc với cách mạng Tàu và thế giới!
Bắt tay Liên bang Xôviết thành trì cách mạng!”[42, tr.14]
Tiếp đó, Nghị quyết Trung ương lần thứ bảy, bên cạnh việc chủ trương
“Liên minh với Liên bang Xôviết và ủng hộ Liên bang Xôviết.”[42, tr.71], còn
đặc biệt nhấn mạnh “ủng hộ cách mạng Tàu.” [42, tr.79]. Lúc này, cách mạng
Đông Dương và cách mạng Trung Quốc có chung kẻ thù là quân phiệt Nhật nên
83
Đảng chủ trương liên hiệp Mặt trận phản đế Đông Dương với Mặt trận kháng
Nhật ở Trung Quốc:
Muốn liên hiệp với Mặt trận kháng Nhật ở Tàu, trước hết hãy liên hiệp
ngay với những đoàn thể kháng Nhật của Hoa kiều ở Đông Dương.
Phải tổ chức ra những hội bạn của dân Tàu ở các nơi tập trung Hoa
kiều để dễ liên lạc với họ. Phải giúp cho Hoa kiều thống nhất các đoàn
thể kháng Nhật lại để tiện việc liên hiệp giữa Mặt trận phản đế Đông
Dương và Mặt trận kháng Nhật của Tàu. Ngoài ra phải tìm cách liên
lạc với Mặt trận nhân dân thống nhất kháng Nhật ở Tàu và chính phủ
kháng Nhật ở Tàu.[42, tr.81]
Trong mục Phương pháp tuyên truyền cổ động của Mặt trận, Nghị quyết
chủ trương ra một tờ báo làm cơ quan chung của Mặt trận, nội dung là:
b) Nói rõ cuộc vận động cách mạng của vô sản Pháp chống bọn phản
quốc, chống Đức quốc xã xâm lược, vai trò của ĐCS Pháp trong cuộc
giải phóng cho nước Pháp khỏi ách phát xít bên trong và bên ngoài.
e) Phải nói rõ chính sách phiêu lưu của Nhật, thực lực của Nhật đã
bị tiêu hao, phong trào cách mạng ở Nhật và các thuộc địa của nó,
phong trào phản chiến ngày một bành trướng ở các nơi ấy (đội quân
quốc tế kháng Nhật ở Hoa Bắc và Mãn Châu, trong đó có cả người
Nhật, người Mãn Châu, người Cao Ly, Đài Loan, Tàu,... “Phản chiến
đồng minh hội” ở Quế Lâm do Lục Địa Viên và binh lính Nhật hàng
Tàu tổ chức ra).
h) Chỉ rõ tại sao cách mạng Tàu sẽ thắng. [42, tr.79,80]
Lời kêu gọi các dân tộc Đông Dương của ĐCSĐD (1940) cũng có đoạn
viết: “Chỉ có cuộc tranh đấu của dân chúng Đông Dương bên cạnh nhân dân cách
mạng Trung Quốc mới bảo đảm được thắng lợi cuối cùng ... Cùng nhân dân Trung
Quốc phát động cuộc chiến tranh cách mạng chống giặc Lùn và giặc Thái. Diệt trừ
hết lũ phản bội dân tộc và bọn Việt gian thân Pháp, thân Nhật.”[42, tr.84]
84
Có thể thấy, dù nội dung tổng quát là liên hệ và ủng hộ phong trào cách
mạng thế giới không đổi, nhưng dựa theo tình hình thực tế mà đối tượng trọng
tâm của mối liên hệ và ủng hộ do Đảng đề ra có sự thay đổi qua các Hội nghị
Trung ương.
Đến Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương ĐCSĐD xác định
trong cuộc cách mạng Đông Dương, lực lượng phản cách mạng là hai đối tượng:
“1. Thống trị Pháp ở Đông Dương và bọn tay sai của chúng; 2. Phát xít Nhật và
bọn tay sai của chúng nó” [42, tr.118]. Xác định đúng kẻ thù có ý nghĩa lớn
trong đường lối cách mạng giải phóng dân tộc và thể hiện cách mạng Việt Nam
là một bộ phận của lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít:
“Cuộc cách mạng Đông Dương là một bộ phận cách mạng thế giới và giai
đoạn hiện tại là một bộ phận dân chủ chống phát xít. Bởi vì Pháp – Nhật hiện
nay là một bộ phận đế quốc xâm lược và là một bộ phận phát xít thế giới.” [42,
tr.114]. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
(gọi tắt là Việt Minh), dự kiến thành lập một Chính phủ nhân dân của Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
Về công tác đối ngoại (ngoại giao), chính phủ đó sẽ:
1. Hủy bỏ tất cả mọi hiệp ước mà Pháp đã ký với bất kỳ nước nào;
2. Tuyên bố các dân tộc bình đẳng và hết sức giữ hòa bình;
3. Kiên quyết chống tất cả các lực lượng xâm phạm đến quyền lợi của
nước Việt Nam;
4. Mật thiết liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên
thế giới [42, tr.150-151].
Để thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi Pháp – Nhật, Việt Minh hiệu triệu nhân
dân với khẩu hiệu hành động là “phản Pháp - kháng Nhật - liên Hoa - độc
lập”[42, tr.123]. Nhưng cũng xác định và phân biệt rõ nhân dân lao động các
nước và kẻ thù cần đánh đuổi (chỉ có phát xít). Tuyên ngôn của Mặt trận Việt
Minh (tháng 10-1941) viết: “Việt Minh cũng không quên kêu gọi dân chúng cần
lao Nhật Bản và những người Pháp dân chủ hãy cùng dân tộc Việt Nam thống
85
nhất hành động đánh đổ kẻ thù chung là phát xít Nhật và bọn Pháp gian” [42,
tr.461].
Từ việc Hội nghị lần thứ tám xác định phát xít Nhật- Pháp là kẻ thù của
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Dương, Đảng và Mặt trận Việt
Minh hiệu triệu nhân dân “đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp, Nhật”. Đảng và
Mặt trận Việt Minh đã có nhiều hành động thiết thực nhằm thực hiện nhiệm vụ
trọng tâm này.
3.2.2. Hoạt động đối ngoại của Đảng từ tháng 9 năm 1939 đến
tháng 3 năm 1945
Các hoạt động đối ngoại thời kỳ này tập trung vào những nội dung chính:
3.2.2.1. Hoạt động đấu tranh chống đế quốc xâm lược
Thực hiện đường lối chống đế quốc xâm lược đề ra trong Nghị quyết
Trung ương sáu và Nghị quyết Trung ương bảy, đảng bộ các nơi tích cực
lãnh đạo nhân dân chống giặc, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940)
và khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940).
Ngày 22-9-1940, quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân đội Pháp trên đường
thua chạy đã rút lui qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo
nhân dân nổi dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán
chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng (27-9-1940). Đội du kích
Bắc Sơn được thành lập và lớn dần lên. Nhưng sau đó, Nhật đã thỏa hiệp để Pháp
quay trở lại đàn áp, dồn dân, bắt giết cán bộ, đốt phá nhà cửa của nhân dân. Cuộc
khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại vào cuối năm 1940 nhưng đã để lại những bài học
quý báu về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng chính quyền và còn đặt nền móng cho
việc xây dựng căn cứ địa cách mạng với lực lượng vũ trang đầu tiên (sau này
phát triển thành Cứu quốc quân I).
Tháng 10-1940, quân Xiêm, được phát xít Nhật xúi giục, gây xung đột
dọc biên giới với Lào và Cam-pu-chia. Chiến tranh với Xiêm nổ ra, thực dân
Pháp bắt binh lính Việt Nam ra trận làm bia đỡ đạn. Nhân dân Nam Kỳ rất bất
bình, đặc biệt nhiều binh lính đã đào ngũ, hoặc bí mật liên lạc với Đảng bộ Nam
86
Kỳ. Trước tình thế cấp bách, Đảng bộ Nam Kỳ đã quyết định khởi nghĩa tuy
chưa được sự đồng ý của Trung ương Đảng. Nhận thấy thời cơ chưa chín muồi,
Trung ương Đảng ra lệnh hoãn, nhưng cán bộ truyền lệnh bị Pháp bắt nên
Nam Kỳ vẫn tiến hành khởi nghĩa. Theo kế hoạch đã định, cuộc khởi nghĩa vẫn
nổ ra vào đêm 22 rạng sáng 23-11-1940 ở hầu khắp các tỉnh Nam Kỳ.
Nghĩa quân triệt hạ một số đồn bốt giặc, phá nhiều đường giao thông, thành lập
chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng ở nhiều vùng thuộc các tỉnh Mỹ Tho,
Gia Định... Thực dân Pháp đã biết trước về kế hoạch nên ra lệnh giới nghiêm và
bủa lưới săn lùng các chiến sĩ cách mạng. Do thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, cơ
sở đảng bị tổn thất nặng. Dù thất bại nhưng đây là cuộc khởi nghĩa rộng lớn và
mạnh mẽ nhất so với các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp trước đó, để lại
những bài học quý báu về vấn đề chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang, chuẩn bị cho
ĐCSĐD những kinh nghiệm để thực hiện cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945.
Ngoài lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang, ĐCSĐD còn thông qua
Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế vận động nhân dân chống lại chính sách của
Pháp và Nhật. Chẳng hạn, trước sự kiện Pháp đàm phán cắt bảy vạn km2 đất
Miên, Lào cho Thái theo sự sắp xếp của Nhật, trên báo Giải phóng, số 1 ngày
25-3-1941, Mặt trận đã ra Hiệu triệu tranh đấu chống cắt đất dâng cho Xiêm La
để kêu gọi nhân dân “đoàn kết tranh đấu dùng hết cách phản đối giặc Pháp, giặc
Nhật gán gấp chia sẻ Đông Dương” [41, tr.453].
Trước những diễn biến mới của tình hình trong và ngoài nước, từ ngày 25
đến ngày 28-2-1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp để bổ sung thêm
những chính sách cho phong trào cách mạng của Việt Nam mà nội dung về
Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật-Pháp và Mặt trận dân chủ chống Nhật ở
Đông Dương là một vấn đề quan trọng. Ban Thường vụ xác định: “Kẻ thù
số một của dân tộc Đông Dương lúc này không phải là tất cả đế quốc chủ nghĩa
mà chỉ là đế quốc phát xít, đặc biệt là phát xít Nhật- Pháp” “Và tất cả các
lực lượng chống phát xít trên thế giới đều có thể giúp sức cho cách mạng
Đông Dương”. [42, tr.290-291]
87
Đảng nhận ra xu hướng Đờ Gôn trong những người Pháp ở Đông Dương,
những người đã chán cảnh làm đày tớ cho Nhật. Phong trào cách mạng sôi nổi ở
Pháp có nhiều ảnh hưởng đến một bộ phận những người Pháp ở Đông Dương.
Nếu quân Anh - Mỹ - Trung Quốc vào Đông Dương đánh Nhật thì hàng ngũ phát
xít Pháp ở Đông Dương sẽ có thể tan rã và một bộ phận sẽ quay ra phản Nhật.
Hoa kiều ở Đông Dương cũng bị phát xít Nhật - Pháp áp bức bóc lột nên
cũng mang tinh thần chống Nhật. Dù đang ngấm ngầm, song tuỳ theo tình thế
biến đổi (ví dụ quân Trung Quốc vào Đông Dương đánh Nhật), lực lượng này có
thể trở thành một lực lượng đáng kể.
Do đó, Hội nghị Thường vụ Trung ương đề ra đường lối: “Những người
cách mạng Đông Dương có thể và phải liên minh với các đảng phái chống phát
xít của người ngoại quốc ở Đông Dương (ví dụ Pháp và Hoa kiều) đặng thành
lập Mặt trận dân chủ chống Nhật ở Đông Dương” [42, tr.292]. Việc vận động
thành lập mặt trận này cần chú ý:
1. Phải phân biệt bọn Hán gian chính thức với hạng Hoa kiều bị bắt
buộc theo Uông Tinh Vệ, nhưng thực ra vẫn làm việc cho tổ quốc họ,
cũng như không thể coi tất cả người Pháp ở Đông Dương là Pháp gian
thân Trục. Nhưng đồng thời phải chống lại quan niệm sai lầm cho phát
xít Pháp còn nhân đạo hơn phát xít Nhật, và chống lại xu hướng đánh
giá quá cao Anh - Mỹ - Trung Quốc và phái Đờ Gôn hay ỷ lại vào
Liên Xô và mặt trận dân chủ chống phát xít xâm lược.
2. Phải coi việc tuyên truyền chống đế quốc chủ nghĩa Nhật là một việc
cần thiết vào bậc nhất. Song vạch rõ tội ác của Nhật và kêu gọi nhân
dân Đông Dương chống lại cũng chưa đủ, phải chú trọng cổ động binh
lính Nhật phản đối chính lệnh hà khắc của võ quan Nhật và giải thích
cho họ hiểu chỉ có cách hiệp lực với nhân dân Đông Dương đánh đổ
đế quốc chủ nghĩa Nhật mới mang lại cho họ nhân cách và tự do.
88
3. Phải chú trọng đến quyền lợi của Hoa kiều và của người Pháp và
nǎng ra truyền đơn cổ động họ. Nhưng đồng thời phải hết sức vạch rõ
tội ác của bọn phát xít Pháp và bọn Hán gian, Việt gian.
4. Phải nhân những chuyện người Pháp ở Đông Dương bị Nhật cướp
bóc làm nhục mà chỉ cho họ biết đó là kết quả của chính sách hàng
Trục của bọn Pêtanh, Đờcu; và kêu gọi họ cùng nhân dân Đông
Dương chống lại phát xít Nhật và bọn Pháp gian phản quốc.
5. Phải đề nghị với Việt Minh kêu gọi các phái đảng chống Nhật của
người Pháp và Hoa kiều ở Đông Dương và vận động mở những cuộc
đàm phán với họ. Khi nào những cuộc đàm phán ấy có kết quả thì đề
nghị với họ phát biểu tuyên ngôn chung chống phát xít Nhật, Pháp, do
các đảng phái dân chủ cùng ký tên... [42, tr. 296, 297]
Ngoài ra, Ban Thường vụ còn dự báo diễn biến tình hình chiến tranh với khả
năng Chính phủ của phái Đờ Gôn lãnh đạo nước Pháp sau khi đánh bại phát xít. Khi
đó ở Đông Dương, quyền thống trị của Nhật-Pháp ở Đông Dương đã bị lật đổ (do
cách mạng Đông Dương hay cuộc phản công của Anh-Mỹ-Trung Quốc), sẽ có thể
xảy ra trường hợp Anh-Mỹ ủng hộ lập lại chính quyền của phái Đờ Gôn.
Đảng xác định:
Hiện nay, ta cần liên minh với phái Đờ Gôn để chống Nhật. Nhưng ta
không tán thành phái này lập một chính phủ thuộc địa để tiếp tục
chính sách đế quốc của Pháp ở Đông Dương. Nên ta hết sức tranh đấu
cho chính phủ cộng hoà dân chủ của nhân dân Đông Dương thành lập.
Đối với những người Pháp chống phát xít ở Đông Dương (cũng như
các kiều dân chống phát xít của các nước khác), chính phủ này sẽ bảo
đảm tính mệnh và tài sản cho họ và thừa nhận cho họ được quyền cư
trú và quyền tự do sinh hoạt ở Đông Dương.
Nhưng nếu một ngày kia, mặc dầu cuộc tranh đấu của chúng ta, một
chính phủ của phái Đờ Gôn cứ thành lập, thì Đảng ta phải lãnh đạo cho
quần chúng nhân dân tranh đấu, khiến cho chính phủ ấy phải là chính
89
phủ chống phát xít của người Pháp và người Đông Dương; nghĩa là bên
trong nó phải ban bố quyền tự do dân chủ rộng rãi cho quần chúng và
cương quyết diệt trừ những phần tử tay sai của Trục (phát xít Pháp,
Việt gian, Hán gian); bên ngoài, nó phải liên minh với Liên Xô và ủng
hộ cuộc kháng chiến của Trung Quốc.” [42, tr.313-314]
3.2.2.2. Tranh thủ mối quan hệ với Trung Quốc
Đầu tháng 10-1938, Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung Quốc trong bối cảnh
tình hình có nhiều thay đổi: ĐCS Trung Quốc lập lại Mặt trận thống nhất, hợp
tác với Quốc dân Đảng cùng chống Nhật. Theo đường dây của ĐCS Trung
Quốc, Người đi xuống Quảng Tây, tìm cách về gần Tổ quốc. Dừng chân tại Quế
Lâm (Quảng Tây), Nguyễn Ái Quốc, với bí danh Hồ Quang, làm việc tại Văn
phòng Bát lộ quân đồng thời tìm cách liên lạc với trong nước.
Vào khoảng nửa cuối tháng 11-1939, Nguyễn Ái Quốc tìm đường đi
Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Tại Côn Minh, BCH ở ngoài của ĐCSĐD đã
được lập lại, do đồng chí Phùng Chí Kiên phụ trách. Tin tức từ trong nước đến
Côn Minh rất đều đặn. Nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí trong Tỉnh ủy
Vân Nam, Người bắt được liên lạc với BCH ở ngoài của Đảng. Cuối tháng 2-
1940, Nguyễn Ái Quốc gặp đồng chí Phùng Chí Kiên.
Nghe tin Chính phủ Pê tanh đầu hàng phát xít
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoat_dong_doi_ngoai_cua_dang_tu_nam_1930_den_nam_194.pdf