Luận án Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục các hình, bảng biểu

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH. 8

1.1. Vị trí, vai trò và chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh . 8

1.1.1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh . 8

1.1.2. Chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh . 13

1.2. Nội dung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh . 20

1.2.1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban

nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh . 20

1.2.2. Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Thủ trưởng cơ

quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh . 21

1.2.3. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh, nghị

quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện khi phát hiện có dấu hiệu trái với

Hiến pháp, pháp luật . 23

1.2.4. Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết . 24

1.3. Các yêu cầu và các yếu tố bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng

nhân dân tỉnh . 25

pdf176 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắm chắc các quy định của pháp luật, việc thực thi chính sách, pháp luật, nghị quyết của HĐND tỉnh ở địa phương, đơn vị; đánh giá khách quan về kết quả đạt được, tồn tại và các nguyên nhân và đóng góp ý kiến trao đổi thiết thực. Trong quá trình hoạt động giám sát, thẩm tra, Ban đã tham gia ngay từ đầu 69 với các cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết, qua đó Ban đã trực tiếp nêu những ý kiến phản biện, làm rõ những vấn đề còn có quan điểm khác nhau, thẳng thắn trao đổi để tìm ra phương án tối ưu nhất, góp phần hoàn thiện một bước các Tờ trình, đề án. Báo cáo của Ban trình HĐND tỉnh tập trung nêu nêu những vấn đề còn có ý kiến, quan điểm khác nhau, đồng thời thể hiện chính kiến của tập thể Ban với cơ sở pháp lý vững chắc và thái độ phản biện khoa học. Trên cơ sở đó, HĐND tỉnh thảo luận có trọng tâm, trọng điểm, giảm thời gian, những nghị quyết ban hành đảm bảo chất lượng, hiệu lực và đi vào cuộc sống. (Phụ lục 1) Bên cạnh đó, các thành viên Ban đã tăng cường đi cơ sở, gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của cử tri để phản ảnh kịp thời với HĐND tỉnh. Trong nhiệm kỳ, thành viên của Ban đã chất vấn 13 câu hỏi trực tiếp tại kỳ họp về nhiều vấn đề bức xúc trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo, cải cách thủ tục hành chính,. mà cử tri quan tâm. Qua chất vấn, UBND tỉnh và các ngành nội chính đã tiếp thu và có nhiều giải pháp khắc phục, được nhân dân ghi nhận. 2.2.2.3. Hoạt động giám sát của đại biểu HĐND Qua báo cáo của TTHĐND tỉnh và số liệu khảo sát thực tế cho thấy chất lượng của đại biểu HĐND tỉnh qua các nhiệm kỳ hoạt động ngày càng được nâng cao. Điều này cho thấy được khả năng thực hiện hoạt động giám sát của HĐND ngày càng được nâng cao. Đa số đại biểu HĐND tỉnh đã tham dự đầy đủ các kỳ họp của HĐND tỉnh, đã tập trung nghiên cứu các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết và báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh để có những thông tin cần thiết để tham gia thảo luận và biểu quyết. Các đại biểu chuẩn bị những ý kiến có chất lượng để phát biểu trong phiên thảo luận Tổ và thảo luận tại Hội trường, 70 chuẩn bị câu hỏi chất vấn tại kỳ họp, thể hiện rõ quan điểm của mình về những vấn đề nhất trí hoặc không nhất trí với báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết, nêu rõ quan điểm về ý kiến trả lời chất vấn của cơ quan chức năng. Về vấn đề chất vấn, nội dung chất vấn của các đại biểu đã cụ thể rõ ràng hơn. Thường là những vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế xã hội mà cử tri yêu cầu phải giải quyết. Các đại biểu cũng đã mạnh dạn dám nói thẳng nói thật, không nể nang, né tránh. Vì vậy, chất lượng chất vấn của các đại biểu đã được tăng lên góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tại kỳ họp. 2.2.3. Hoạt động giám sát chuyên đề Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh đã tổ chức 36 cuộc giám sát chuyên đề như: tình hình thực hiện các dự án trọng điểm phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh; việc thực hiện chương trình tái định canh, định cư trên địa bàn huyện A Lưới; tình hình, kết quả thực hiện quy hoạch đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015; việc thực hiện các kết luận thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra của thanh tra tỉnh trong các năm 2010 và 2015 ; công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý biên chế sự nghiệp giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh; tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh; công tác bảo tồn và trùng tu các công trình, dự án thuộc Quần thể di tích cố đô Huế giai đoạn 2015 – 2020; công tác phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh, công tác quản lý, điều hành hoạt động thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế trên sông Hương,... Bên cạnh giám sát chuyên đề, Thường trực, các Ban và các đại biểu HĐND tỉnh đã thực hiện hàng chục cuộc khảo sát thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, các vấn đề xã hội bức xúc, công luận quan tâm. 71 Ban kinh tế ngân sách Căn cứ Chương trình giám sát hàng năm được HĐND tỉnh thông qua, Ban đã lập chương trình, kế hoạch công tác một cách hợp lý, đảm bảo hoạt động giám sát được thực hiện chất lượng, hiệu quả cao. Ngoài các cuộc giám sát theo nghị quyết đề ra, Ban đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành nhiều cuộc giám sát khác để kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật, tình hình thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh; thẩm tra để xử lý những vấn đề phát sinh giữa 2 kỳ họp, phục vụ kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban đã chủ trì thực hiện 07 cuộc giám chuyên đề. Cụ thể: - Năm 2015, thực hiện 03 cuộc: (i) giám sát việc thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh; (ii) giám sát tình hình ô nhiễm môi trường và tiến độ di dời nhà máy xi măng Long Thọ; (iii) giám sát việc khai thác cát sạn trái phép trên sông Hương. - Năm 2016, giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện Nghị quyết số 12e/2016/NQ-HĐND ngày 24/7/2016 của HĐND tỉnh về việc qui hoạch đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. - Năm 2017, thực hiện 02 cuộc: (i) giám sát thực hiện Chương trình tái định canh, định cư các hộ dân ảnh hưởng bởi công trình hồ Tả Trạch; (ii) giám sát công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn tỉnh. - Năm 2018, giám sát việc thực hiện quy hoạch ba loại rừng theo Nghị quyết 8i/2010/NQCĐ-HĐND ngày 02/6/2018 của HĐND tỉnh về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2015 - 2025 Tất cả các cuộc giám sát chuyên đề mà Ban đã thực hiện đều là những chuyên đề có nội dung lớn, đối tượng rộng, địa bàn phức tạp, nên thời gian 72 tiến hành mỗi cuộc giám sát đều kéo dài, với hàng chục đơn vị được giám sát. Các báo cáo giám sát của Ban luôn tập trung đi sâu phân tích, đánh giá rõ những kết quả nổi bật; những tồn tại, hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách, chủ trương của nhà nước của các cấp, các ngành, các địa phương. Từ đó, đã đề xuất kiến nghị với các cấp, các ngành nhằm tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được; chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế để việc thực hiện các chính sách, chủ trương, quy định của nhà nước sớm được cải thiện, có chất lượng và hiệu quả cao hơn. Phần lớn các nhận định, kiến nghị của Ban qua kết quả giám sát đều được các cấp, các ngành tiếp thu, có giải pháp khắc phục. Một số điển hình như: - Qua giám sát thu gom xử lý rác thải, giám sát chương trình tái định cư đã nêu rõ những tồn tại, bất cập được phát hiện trong quá trình giám sát để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý, chấn chỉnh, khắc phục. Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chủ trì soạn thảo Đề án thu gom xử lý rác thải của tỉnh đến năm 2020 đã tiếp thu, đưa nhiều nội dung vào đề án trình HĐND tỉnh. - Báo cáo giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 12e của HĐND tỉnh về việc qui hoạch đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 đã được UBND tỉnh và các ngành, các cấp kịp thời tiếp thu, xử lý. UBND tỉnh đã có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối rà soát báo cáo tham mưu UBND tỉnh giải trình, tổ chức triển khai thực hiện các kiến nghị của Ban Kinh tế và Ngân sách; đồng thời chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành và các địa phương theo chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện các kiến nghị trong báo cáo giám sát của Ban... Ngoài ra, theo yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo Ban đã tham gia làm Phó Trưởng Đoàn giám sát tại 07 cuộc giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh gồm: (i) giám sát tình hình thực hiện chương trình 73 tái định canh, định cư trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2016 đến 2020; (ii) giám sát tình hình thực hiện các dự án trọng điểm về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh năm 2016; (iii) Giám sát việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế; (iv) giám sát tình hình thực hiện mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình trọng điểm thực hiện đề án đô thị theo Nghị quyết số 14d/NQ-HĐND ngày 23/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá V về việc thông qua đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; (v) giám sát tình hình, kết quả thực hiện chương trình tái định cư, xóa đói giảm nghèo cho cư dân thủy diện tỉnh Thừa Thiên Huế; (vi) giám sát công tác bảo tồn và trùng tu các công trình, dự án thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế giai đoạn 20015 - 2020; (vii) giám sát tình hình quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách địa phương cho việc mua sắm trang thiết bị dạy học của ngành giáo dục giai đoạn 2015 - 2018. Ban Văn hóa xã hội Hàng năm, căn cứ chương trình giám sát của HĐND tỉnh và chức năng nhiệm vụ của Ban, Ban đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề liên quan đến lĩnh vực văn hóa - xã hội, công tác dân tộc để đi sâu đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nghị quyết HĐND tỉnh ở một số chuyên đề cụ thể. Ngoài ra, Ban còn thực hiện các cuộc giám sát chuyên đề do các Ủy ban của Quốc hội yêu cầu. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban đã chủ trì giám sát và phối hợp giám sát 10 chuyên đề. Cụ thể: 74 Số TT Năm Nội dung giám sát, khảo sát Ban chủ trì Ban phối hợp 1 2015 Khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em từ năm 2008 - 2010 X 2 Khảo sát tình hình hoạt động các trường mầm non và biên chế giáo viên mầm non tại một số trương mầm non x 3 Giám sát công tác quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế trên sông Hương x 4 2018 Giám sát “việc thực hiện luật pháp, chính sách đối với thanh niên xung phong và thanh niên tình nguyện giai đoạn 2009 - 2015 ”. x 5 Giám sát kết quả triển khai đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” trong 02 năm 2010 và 2015 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. x 6 2017 Giám sát “việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại 7 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh”. x 7 2018 Giám sát về “công tác quản lý và hoạt động của các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn tỉnh. x 8 Giám sát về “công tác quản lý, vận hành và khai thác hệ thống bảo tàng, nhà trưng bày nghệ thuật trên địa bàn tỉnh”. x 9 Khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên X 10 2019 Giám sát tình hình thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến 2019 x Nhìn chung, các hoạt động giám sát, khảo sát chuyên đề của Ban thực hiện đúng kế hoạch, thời gian và nội dung đề ra. Kết thúc đợt giám sát, khảo sát, Ban đã xây dựng các báo cáo để đánh giá đúng trọng tâm, trọng điểm, khách quan, trung thực và nêu lên được những kết quả tích cực cũng như mặt hạn chế, có đề xuất, kiến nghị và đưa ra được các giải pháp để thực hiện để gửi cho HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan của Quốc hội. Từ đó, các kiến nghị của Ban được xem xét, giải quyết kịp thời. Ban pháp chế Căn cứ chương trình giám sát của HĐND tỉnh và chức năng nhiệm vụ 75 của Ban, hàng năm Ban đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc khảo sát, giám sát chuyên đề liên quan tình hình và kết quả chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính, nội chính, tư pháp trên địa bàn để đi sâu đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nghị quyết HĐND tỉnh ở một số chuyên đề cụ thể. Trong nhiệm kỳ, Ban đã chủ trì giám sát và phối hợp giám sát, khảo sát 15 chuyên đề (Phụ lục 2). Nhằm tạo sự chủ động cao, sau khi thông qua khung thời gian hoạt động trong năm, Ban đã có công văn thông báo nội dung, dự kiến thời gian tiến hành khảo sát, giám sát để các cơ quan, đơn vị biết, đưa vào lịch công tác, phân công lãnh đạo phụ trách, bố trí phòng ban chuyên môn tham mưu. Do đó, các cơ quan, đơn vị được giám sát không bị lúng túng, phối hợp tốt với nhau, giúp nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Các Đoàn giám sát, khảo sát do Ban thành lập đều mời đại diện Thường trực HĐND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh, đại diện các Ban HĐND tỉnh nếu nội dung giám sát có liên quan, đại diện Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử trên địa bàn, đại diện Thường trực HĐND, Ban Pháp chế HĐND cấp huyện (khi làm việc ở huyện), đại diện HĐND cấp xã (khi làm việc ở xã), Kết quả giám sát, khảo sát chuyên đề của Ban thể hiện qua các báo cáo giám sát, kịp thời cung cấp thông tin và kiến nghị để Thường trực, HĐND, UBND, TAND, Viện KSND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý, chỉ đạo, điều hành. Tác dụng, hiệu quả của việc khảo sát, giám sát đã có ý nghĩa tích cực, kịp thời đối với hoạt động chung của bộ máy chính quyền các cấp. Ban cũng quan tâm đến việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị của Ban đối với các cơ quan, đơn vị. Một số nội dung như vấn đề biên chế giáo dục bậc Tiểu học và THCS, Ban đã tiến hành chất vấn, chất vấn lại, tiến 76 hành giám sát việc thực hiện trả lời chất vấn, nên đã có tác dụng tốt trong việc sắp xếp lại trường, lớp, giảm số lượng lớn biên chế sự nghiệp giáo dục trong tỉnh. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Ưu điểm Nhiệm kỳ qua, từ những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình, HĐND tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Bám sát các quy định tại Luật Tổ chức HĐND & UBND năm 2003, Quy chế hoạt động HĐND các cấp năm 2005, hoạt động của HĐND ngày càng thể hiện vai trò của mình trong việc chuẩn bị và tổ chức các kỳ họp thường kỳ, chuyên đề và bất thường; chủ động phối hợp với UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN về với dân để trực tiếp, nắm tâm tư nguyện vọng của nhân dân; đưa ra HĐND bàn bạc, quyết định những nhiệm vụ kinh tế xã hội nhằm cụ thể hóa các nghị quyết của Tỉnh ủy, Chính phủ tỉnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tăng cường áp dụng các hình thức giám sát tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp, kiến nghị đối với UBND các vấn đề nổi cộm trong quá trình thực hiện nghị quyết của HĐND. Hiệu quả hoạt động của HĐND là thực hiện có hiệu quả chức năng quyết định và giám sát, trong đó, nghị quyết là sản phẩm của quá trình thực hiện các chức năng đó. Thực tiễn cho thấy rằng, các nghị quyết của HĐND tỉnh đã kịp thời cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội dung nghị quyết cơ bản bám sát với tình hình thực tế ở địa phương và có tính khả thi cao, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Hoạt động giám sát, khảo sát và thẩm tra của Thường trực HĐND và các Ban HĐND đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc ở địa 77 phương. Công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri; khiếu nại tố cáo của công dân được tăng cường và đem lại hiệu quả tích cực. Quan hệ giữa đại biểu dân cử với cử tri được cải thiện, niềm tin của cử tri đối với Đảng, Nhà nước được nâng lên. HĐND các cấp trên địa bàn đã từng bước phát huy vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. 2. Hoạt động HĐND nhiệm kỳ qua đã có những đổi mới và nâng cao, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội thời kỳ 2015 -2018. Tuy nhiên, đối chiếu với các quy định của pháp luật, hoạt động của HĐND vẫn bộc lộ những tồn tại cần sớm được khắc phục: Thứ nhất, việc triển khai nghị quyết của các cấp, các ngành có lúc thiếu đồng bộ, kịp thời và kiên quyết. Thứ hai, đến nay vẫn chưa ban hành đầy đủ các chính sách để thúc đẩy các lĩnh vực là thế mạnh của địa phương như phát triển du lịch, kinh tế đô thị, dịch vụ. đã ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương của HĐND. Thứ ba, việc chuẩn bị nội dung, tài liệu để HĐND xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương tại các kỳ họp tuy đã được cải tiến nhưng vẫn còn bị động, lúng túng. Mặc dù, hàng năm HĐND đều có chương trình xây dựng nghị quyết, Thường trực HĐND luôn tổ chức họp liên tịch sớm với các cơ quan hữu quan nhưng công tác chuẩn bị của một số cơ quan, đơn vị thuộc UBND còn chậm, chưa nghiên cứu sâu và kỹ các văn bản pháp luật, việc lấy ý kiến các đối tượng điều chỉnh của nghị quyết chưa được quan tâm đúng mức nên một số Tờ trình, dự thảo nghị quyết chất lượng còn hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND và việc gửi tài liệu cho đại biểu HĐND nghiên cứu trước theo thời gian luật định là 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. 78 Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên những kết quả đó so với vị thế, chức năng và nhiệm vụ của HĐND cấp tỉnh thì vẫn còn thấp. Điều này thể hiện ở chỗ: việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện các kiến nghị đề xuất sau giám sát thiếu quyết liệt, thiếu liên tục, không sâu sát, nên vẫn còn hiện tượng sau giám sát đâu lại vào đấy; việc chất vấn trong các kỳ họp nhiều khi chưa đi đến quy kết trách nhiệm, chưa đưa ra các giải pháp khắc phục; đặc biệt các kiến nghị đề xuất của đoàn giám sát chưa được các đơn vị có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, nhưng đến nay HĐND vẫn thiếu biện pháp khắc phục. Chính vì vậy báo cáo kết quả giám sát của TTHĐND và các Ban hiện nay mới chỉ dừng lại ở số lượng các đoàn giám sát, nội dung được giám sát hoặc các vấn đề được phát hiện trong đợt giám sát, các kiến nghị đề xuất đã đưa ra còn giải quyết vấn đề đó như thế nào, mức độ đến đâu chưa được HĐND quan tâm nhiều. Điều đó đã dẫn đến một hệ quả trong thực tế về mặt chỉ tiêu kế hoạch giám sát khả năng đáp yêu cầu đề ra, nhưng mức độ đạt được mục đích trong hoạt động giám sát đang còn hạn chế. Công tác giám sát chưa đều, chủ yếu do Thường trực và các ban của HĐND tiến hành; Giám sát của TTHĐND giữa hai kỳ họp chưa thường xuyên. Giám sát đối với UBND và cơ quan tư pháp cấp huyện tại các huyện thí điểm không tổ chức HĐND còn hình thức. Việc tham gia hoạt động giám sát của các đại biểu còn hạn chế, chủ yếu mới giám sát tại kỳ họp; nội dung giám sát có lúc chưa sâu, chưa tập trung vào các vấn đề mang tính bức xúc ở địa phương, những vấn đề mà nhiều cử tri quan tâm. Kết luận của Đoàn giám sát đôi lúc còn sơ sài, chưa chỉ đúng căn nguyên, đúng trọng tâm vấn đề đề cập. Cũng có trường hợp kết luận của đoàn giám sát chưa được coi trọng, sự tiếp thu, khắc phục còn hạn chế. Ngoài ra, trong thực hiện giám sát vẫn còn 79 có sự né tránh, nể nang, ngại va chạm nên hiệu lực và hiệu quả giám sát của HĐND chưa cao. Ở một số kỳ họp HĐND tỉnh, công tác chuẩn bị của UBND và các ngành ở một số báo cáo, đề án còn chậm, do đó việc thu thập thông tin, giám sát, phản biện bị hạn chế, khó khăn cho công tác thẩm tra, phản biện dẫn đến chất lượng ban hành một số nghị quyết chưa cao, có nghị quyết tính khả thi còn thấp. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân - Nhận thức về vai trò giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Đại biểu HĐND của một số các cơ quan, tổ chức chưa cao. Hiện nay thực tế đang tồn tại tư tưởng xem nhẹ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của HĐND. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân vẫn còn xem HĐND là một cơ quan hoạt động mang tính hình thức, không có hiệu lực và hiệu quả. Nhận thức của chính các đại biểu về vai trò giám sát của HĐND vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động giám sát nói riêng và hoạt động của HĐND nói chung. - Một số Đại biểu HĐND chưa có đủ trình độ, năng lực và điều kiện để đảm đương công tác giám sát của HĐND Qua các báo cáo của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế qua hai nhiệm kỳ gần đây cho thấy trình độ học vấn và trình độ lý luận chính trị của đại biểu ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên về cơ bản trình độ pháp lý, sự hiểu biết sâu sắc về Hiến pháp, pháp luật, kiến thức quản lý nhà nước của nhiều đại biểu còn hạn chế. Đặc biệt kỹ năng giám sát nhìn chung còn yếu, vì vậy trong thực tế không ít đại biểu không biết sử dụng đúng quyền năng giám sát của mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động giám sát. Phần lớn đại biểu HĐND làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên họ rất ít có thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu nói chung và công tác giám sát nói 80 riêng, trong khi đó công việc giám sát đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Thường trực HĐND có 02 đồng chí hoạt động chuyên trách, các Ban của HĐND chỉ có trưởng ban hoặc phó ban hoạt động chuyên trách. Mặc khác Ủy viên thường trực của HĐND lại kiêm nhiệm luôn chức danh trưởng ban của ban Kinh tế và Ngân sách. Thành viên Ban ít, hoạt động kiêm nhiệm là chủ yếu trong khi đó lại phải đảm nhiệm khối lượng công việc quá lớn vì vậy thời gian dành cho hoạt động giám sát không nhiều. Mặt khác, do hạn chế về cơ cấu đại biểu HĐND, hầu hết là cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước, cấp ủy và đoàn thể. Trong trường hợp này họ vừa là đại biểu với tư cách của cơ quan quyền lực nhà nước vừa là người đúng đầu cơ quan hành pháp thậm chí tư pháp nên rất khó đảm bảo tính khách quan và chính xác trong khi giám sát. - Các quy định của pháp luật cho hoạt động giám sát chưa thống nhất Mặc dù, hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND đã được sửa đổi, bổ sung khá nhiều nhưng chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, thiếu cụ thể, đặc biệt thiếu hẳn những chế tài, biện pháp xử lý sau giám sát đối với các chủ thể bị giám sát. Trước đây, chúng ta đã có Luật giám sát của Quốc hội nhưng HĐND thì chưa có, đến cuối năm 2015 mới có Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (ngày 1/7/2018 mới có hiệu lực) vì vậy, HĐND chưa có công cụ pháp lý đủ mạnh và hữu hiệu trong hoạt động giám sát của mình. - Sự phối hợp với UBMTTQVN tỉnh chưa nhịp nhàng. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa chức năng giám sát của HĐND tỉnh với chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc VN cùng cấp. Bởi vì chức năng giám sát và phản biện xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động tích cực và tạo điều kiện cho HĐND tỉnh thực hiện tốt hơn chức năng giám sát của mình. 81 - Sự thiếu tự tin và chưa quyết liệt Tư tưởng nể nang, ngại va chạm, biết nhưng không dám nói hoặc nói như thế nào để giữ hòa khí vẫn còn trong một số ít đại biểu HĐND. Thêm nữa, tính hình thức trong hoạt động của HĐND vẫn còn, cơ chế cho hoạt động giám sát của từng đại biểu chưa rõ ràng làm cho một số đại biểu HĐND thiếu tự tin và tin tưởng vào hoạt động HĐND và công tác giám sát của HĐND. - Về năng lực, trình độ của đại biểu HĐND Nội dung hoạt động HĐND và công tác giám sát của HĐND rất phong phú, đa dạng, có nhiều vấn đề mang tính nghiệp vụ chuyên sâu trong khi đa số các đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm, mỗi người chỉ có năng lực chuyên môn trong từng lĩnh vực chuyên ngành nhất định, kỹ năng thảo luận, đánh giá vấn đề còn hạn chế. Điều này gây khó khăn đáng kể cho hoạt động HĐND và công tác giám sát của HĐND. - Thiếu thông tin và thời gian Để các hoạt động HĐND và công tác giám sát của HĐND có chất lượng, việc nắm bắt thông tin nhiều chiều có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, điều kiện tiếp cận và cập nhật thông tin của các đại biểu HĐND còn nhiều bất cập, nhiều cuộc giám sát của HĐND còn thiếu thông tin, chỉ chủ yếu nghe báo cáo của cơ quan là đối tượng được giám sát sau đó đoàn giám sát kết luận, đánh giá. Từ đó có những cuộc giám sát chưa chỉ ra được đúng, sai và kiến nghị sâu sắc, thuyết phụcThời gian giám sát thông qua công tác thẩm tra các báo cáo, tờ trình do UBND tỉnh trình trước kỳ họp quá ngắn. Theo quy định hiện nay thì “trước khi khai mạc kỳ họp 10 ngày, dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án, tờ trình trình kỳ họp phải gửi đến Trường trực và các Ban HĐND để thẩm tra” và “tài liệu kỳ họp phải gửi đến đại biểu trước 5 ngày kể từ ngày khai mạc kỳ họp”. Theo đó thực tế các Ban của HĐND chỉ có 05 ngày để thẩm tra, không đủ thời gian để Thường trực và các Ban của 82 HĐND xem xét, thẩm tra và cho ý kiến, nhất là đối với các lĩnh vực thể hiện nhiều số liệu và các khoản mục mà không phải đại biểu nào cũng có thể hiểu rõ bản chất của các con số trong các báo cáo. Mặt khác đa số đại biểu HĐND là Lãnh đạo chủ chốt của các sở, ngành và UBND các huyện, thị nên rất bận rộn với công tác chuyên môn, thời gian dành cho hoạt động của HĐND còn ít. - Bất cập trong quy định về cơ quan giúp việc Theo quy định tại Nghị quyết số 545/2007/NQ-UBTVQH12, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND (gọi tắt là Văn phòng) có nhiệm vụ tham mưu, phục vụ hoạt động cho cả Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. Như vậy, địa vị pháp lý của Văn phòng chưa rõ ràng, không thuộc hệ thống nào. Vì chung trụ sở, hoạt động chung nên mọi người cho rằng Thường trực, các Ban và Văn phòng là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoat_dong_giam_sat_cua_hoi_dong_nhan_dan_tinh_thua_t.pdf
Tài liệu liên quan