Luận án Hoạt động kinh tế hiện nay của người Hoa ở huyện Lục ngạn, tỉnh Bắc Giang

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. 12

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 12

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động kinh tế tộc người, hoạt động

kinh tế của người Hoa trên thế giới của các học giả nước ngoài. 12

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người Hoa tại

Việt Nam . 16

1.1.3. Tình hình nghiên cứu người Hoa tại tỉnh Bắc Giang. 24

1.2. Cơ sở lý thuyết. 29

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản. 29

1.2.2. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu. 38

1.3. Địa bàn nghiên cứu . 43

1.3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu. 43

1.3.2. Lịch sử định cư và đặc điểm dân số. 47

Chương 2: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY CỦA NGưỜI

HOA Ở HUYỆN LỤC NGẠN. 57

2.1. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp . 57

2.2. Trồng trọt. 59

2.2.1. Trồng lúa nước. 59

2.2.2. Làm vườn và cây ăn quả . 62

2.3. Chăn nuôi. 81

2.4. Lâm nghiệp . 82

2.4.1. Trồng rừng . 82

2.4.2. Quản lý và khai thác rừng trồng . 84

2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ người Hoa tại

Lục Ngạn . 85

Chương 3: KINH TẾ PHI NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY CỦA NGưỜI

HOA Ở HUYỆN LỤC NGẠN. 93

pdf216 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động kinh tế hiện nay của người Hoa ở huyện Lục ngạn, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều cùng chung thực hiện việc chuyển đổi cây trồng từ cây vải sang cây cam lòng vàng từ năm 2015 trở lại đây và có cách thức làm giống như nhau. Nhà nào cũng sử dụng ¼ đến ½ diện tích trồng cây ăn quả để trồng cây cam lòng vàng, còn lại chủ yếu là trồng vải. Quy trình lai tạo giống, chăm bón, cắt tỉa, thu hoạch được người Hoa thực hiện vào cùng thời điểm, cách làm tương tự nhau, cho ra sản lượng cây cam gần tương đương nhau. Điều này cho thấy đã có sự thống nhất giữa các hộ gia đình trong xã về quyết định chuyển đổi giống cây trồng, kỹ thuật và quy trình sản xuất giống cây mới trong phạm vi cộng đồng người Hoa tại huyện Lục Ngạn. Không giống như cây vải, các loại cây có múi được người Hoa trồng trong thời điểm hiện nay cần rất nhiều vốn đầu tư ban đầu. Việc trồng và lai tạo giống cam, bưởi mới đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để mua giống, mua phân, gio, thuốc trừ sâu, các loại thuốc tăng trưởng cho cây. Trong khi đó nguồn lợi nhuận thu được từ việc bán vải chỉ đủ để bà con người Hoa xoay vòng vụ vải sau và chi tiêu cho gia đình trong một năm. Do vậy, khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, rất nhiều hộ gia đình đã lựa chọn phương pháp thế chấp 79 tài sản, vay vốn ngân hàng. Số tiền vay để đầu tư cho vụ cam lòng vàng hoặc bưởi da xanh thông thường lên đến hàng tỷ đồng. Biểu 2.6: Tỷ lệ vay nợ tiền chi phí đầu vào để trồng cây có múi (Điều tra xã hội học 250 hộ dân người Hoa, tháng 5-2018) Qua biểu 2.6 có thể thấy rằng, hơn nửa số hộ gia đình người Hoa được hỏi phỏng vấn đã tìm đến phương án thế chấp tài sản để có tiền trang trải cho các chi phí bao gồm: giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...Trong khi đó phương án vay của người thân, người quen lại ít được sử dụng. Nguyên nhân chính được cho là anh em, họ hàng thân quen đều có cùng hoạt động nông nghiệp giống họ. Nghĩa là những người họ hàng cũng đều cần phải dùng tiền để trang trải cho việc chuyển đổi cây trồng giống như họ. Vì vậy việc vay nợ chủ yếu tập trung vào “vay ngân hàng”, sau đó là vay đến “người thân, người quen”. Việc vay vốn để đầu tư sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng từ vải sang các loại cây có múi được nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Lục Ngạn áp dụng. Qúa trình chuyển đổi này bắt đầu diễn ra mạnh mẽ từ năm 80 2013 trở lại đây, đã có thể đánh giá được mức độ thành công hoặc thất bại của các hộ gia đình khi mạnh dạn vay vốn làm ăn. Kết quả khảo sát cho thấy, trong số các hộ gia đình cùng vay vốn để đầu tư cho chuyển đổi giống cây trồng, số hộ thành công, đem lại nguồn lợi nhuận lớn, trả hết nợ và làm giàu thuộc về phần lớn các hộ gia đình người Hoa (62%). Tỷ lệ không thành công dẫn đến vỡ nợ, phá sản (21%) là của các dân tộc khác. Còn lại là tỷ lệ các hộ gia đình dân tộc khác có được thành công. Bảng 2.1: Thu nhập trung bình của các hộ gia đình trồng cam lòng vàng qua thống kê các năm 2015, 2016, 2017 STT Năm Thu nhập trung bình của các hộ người Hoa trồng cam xã Tân Lập, huyện Lục Ngạn 1 2015 70.000.000 2 2016 130.000.000 3 2017 150.000.000 (Nguồn: số liệu điều tra của nghiên cứu sinh vào tháng 6.2018) Giá cam lòng vàng hiện nay từ 65.000đ/kg đến 75.000.000đ/kg, trong khi đó vải Thiều được giá nhất là khoảng 40.000đ/kg. Trong một năm cây cam cho trái hai lần, trong khi cây vải chỉ ra quả một lần và chín cấp tập trong vòng 20 ngày đến một tháng. Nguồn lợi thu về từ cây cam và các loại cây có múi khác đang chiếm ưu thế áp đảo so với cây vải. Tuy nhiên, do đòi hỏi phải có sự chăm sóc cầu kỳ, thường xuyên nên không phải gia đình nào cũng có được nguồn lợi thu về từ cam. Và các hộ gia đình người Hoa với đặc tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó tìm tòi trong sản xuất đã thành công hơn các dân tộc khác trên cùng địa bàn để tìm được cách thức làm giàu từ các loại cây có múi. Có những hộ gia đình người Hoa “trúng vụ cam, vụ bưởi”, đã thu được lợi nhuận từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Cá biệt có những hộ gia đình thu về tiền tỷ sau thu hoạch. Sau mỗi vụ cam, vụ bưởi, nhiều hộ gia đình 81 người Hoa có thể xây được nhà, mua sắm thêm nhiều trang thiết bị đắt tiền trong gia đình. Đó cũng là lý do tại sao cây có múi được cho là loại cây làm giàu của các hộ gia đình người Hoa hiện nay ở huyện Lục Ngạn. 2.3. Chăn nuôi Bên cạnh việc trồng vải và cây có múi, người Hoa còn tham gia vào chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn sinh sống. Hiện nay toàn huyện Lục Ngạn có 12.106 con trâu, 5.476 con bò, đàn lợn 139.578 con, tổng đàn gia cầm ước đạt 2,1 triệu con, đàn dê 11.265 con; đàn ngựa 1.487 con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm 2017 đạt 24.605 tấn [84, tr.6]. Trong đó người Hoa tham gia chủ yếu vào việc chăn nuôi gà và vịt nhưng số lượng không nhiều. Các hộ gia đình người Hoa tại xã Tân Lập không đầu tư nhiều công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi, do vậy năng xuất còn thấp, chủ yếu đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp cho gia đình. Kết quả khảo sát 250 hộ gia đình người Hoa sinh sống tại xã Tân Lập và xã Đồng Cốc cho thấy, trung bình mỗi hộ nuôi từ 30 đến 50 con gà, vịt. Có một số hộ nuôi hơn 100 con gà, vịt nhưng số lượng các hộ có số lượng nuôi lớn như vậy rất ít. Gà nuôi chủ yếu là các giống gà ta, chắc thịt, trọng lượng nhỏ, sức đẻ trứng trung bình. Hầu hết các hộ gia đình người Hoa nuôi gà, vịt theo hình thức thả rông dưới tán cây vải. Hằng ngày gà được cho ăn thóc, ngô và tận dụng thức ăn trong vườn nhà. Vào những ngày lễ, Tết, nhiều hộ gia đình không có nhu cầu sử dụng thường đem ra chợ bán với mức giá từ 100 nghìn đồng đến 150 nghìn đồng/kg. Các hộ gia đình người Hoa có khảo sát hầu hết đều nuôi lợn để tăng thêm thu nhập vào cuối năm. Số lượng đàn lợn của các hộ người Hoa ở xã Tân Lập không nhiều. Lợn được nuôi trong chuồng, trên mảnh đất tận dụng của gia đình. Mỗi nhà thường nuôi từ 5 đến 20 con, một số ít hộ nuôi được 50 con trở lên. Cuối năm các hộ gia đình người Hoa thường bán lợn để thu về một khoản nhỏ từ 2 đến 10 triệu đồng. 82 Biểu 2.7: Thu nhập từ chăn nuôi ĐVT: nghìn đồng (Điều tra xã hội học 250 hộ gia đình người Hoa, tháng 5-2018) Các khoản thu này từ chăn nuôi thường được các hộ gia đình sử dụng vào việc trang trải cuộc sống hằng ngày, cho con đi học hoặc dùng để “đối nội, đối ngoại” trong họ hàng. Tuy nhiên, nguồn tiền thu được từ việc chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ đảm bảo cuộc sống hằng ngày cho người Hoa ở xã Tân Lập. Do vậy, họ không mấy mặn mà với việc đầu tư chăn nuôi gia súc và gia cầm tại địa phương. 2.4. Lâm nghiệp 2.4.1. Trồng rừng Rừng luôn được xem là vốn sinh kế quan trọng trong việc cung cấp lâm thổ sản cho cuộc sống của các hộ gia đình người Hoa. Từ những yêu cầu đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống, đồng bào người Hoa nơi đây rất quan tâm đến việc trồng, tu bổ và bảo vệ rừng. Các loại cây trồng chủ yếu là tre, nứa, mai phục vụ cho xây dựng nhà cửa, đan lát, rào vườn, các loại cây công nghiệp có Trám, Keo. 83 Trám và Keo là hai cây công nghiệp dài ngày tại đất Lục Ngạn được tài trợ bởi dự án của Cộng hòa Liên ang Đức. Trong đó nhà tài trợ hỗ trợ giống và phân bón cho người dân chăm sóc. Hàng năm người dân nhận được 2,2 triệu đồng trên một ha, dự án được hỗ trợ 3 năm liền từ khi cây con đến lúc phát triển thành cây trưởng thành. Người Hoa cũng tham gia tích cực vào dự án theo đúng với tỷ lệ được hỗ trợ của mỗi thôn. Có hai loại Trám được hỗ trợ là Trám Trắng và Trám Đen. Đặc tính của Trám Trắng dễ lên, sinh trưởng và phát triển tốt nhưng giá thành không cao. Trong khi đó Trám Đen khó trồng hơn, tỉ lệ sống thấp hơn Trám Trắng, nhưng giá thành cao. Số lượng các hộ tham gia vào dự án trồng Trám của Cộng hòa Liên bang Đức cụ thể như sau: Bảng 2.2: Số hộ ngƣời Hoa tham gia vào dự án trồng Trám tại xã Tân Lập (Nguồn: UBND xã Tân Lập cung cấp vào thời điểm tháng 5/2018) Thôn Số hộ ngƣời Hoa tham gia trồng rừng Tổng diện tích nhận trồng Trám của dự án (ha) Cà Phê 7 7,2 Đồng Con 1 3 2,1 Đồng Con 2 5 4,2 Đồng Con 3 8 4,0 Đồng Láy 8 5,0 Đồng Tâm 9 3,6 Hòa Ngoài 7 3,0 Hòa Trong 6 4,2 Khả Lã 1 6 4,5 Khả Lã 2 8 5,3 Khả Lã 3 11 8 Khả Lã 4 16 9,6 Khả Lã 5 12 6 Khuôn Vố 10 5 Lại Tân 7 3,9 Luồng 8 4,6 Tân Bình 9 5,3 Tân Hồng 12 7,8 Tân Thịnh 5 2,0 Trại Thật 14 8,5 84 Tuy nhiên, từ khi dự án trồng Trám của Cộng hòa Liên bang Đức hỗ trợ giống và cây trồng cho người dân đến nay thì việc thu hoạch do người dân tự túc lo. Điều đó có thể thấy rằng, hiệu quả của dự án chưa cao, dự án chưa bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân. Tính đến nay thu nhập của người dân từ việc trồng Trám và Keo manh mún và không ổn định. Thời gian thu hoạch khoảng 7 đến 8 năm thu hoạch một lần, một ha thu hoạch Keo được 15 triệu đồng. Việc thu hoạch Keo của người dân do người mua tự tìm đến vườn để liên hệ mua. Trước khi khai thác rừng Keo của người dân, người đi mua phải tự lo giấy tờ từ lâm trường và ban quản lý xã. Nếu đường khó khăn thì chủ vườn sẽ hỗ trợ người mua phí làm đường. Tuy nhiên, thu nhập từ trồng Trám và trồng Keo của các hộ gia đình người Hoa nơi đây bấp bênh và không hiệu quả. 2.4.2. Quản lý và khai thác rừng trồng Trong nhiều năm qua, việc giao đất giao rừng cho các hộ dân đã được lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, lãnh đạo huyện Lục Ngạn thực hiện nhằm nâng cao đời sống kinh tế cho bà con. Cộng đồng người Hoa sinh sống tại huyện Lục Ngạn cùng với các huyện khác như Sơn Động, Lục Nam và Yên Thế được giao chủ yếu là đất rừng để quản lý và khai thác. Mỗi năm thu nhập của các hộ dân trung bình từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Qúa trình quản lý và khai thác rừng trồng căn bản dựa vào ý thức chăm sóc, gìn giữ và thu hoạch có hiệu quả của từng hộ gia đình. Về cơ bản, hầu hết các hộ gia đình người Hoa ý thức rất rõ về vai trò của việc giữ rừng, đồng thời khai thác tài nguyên từ rừng để nâng cao thu nhập. Ngoài việc trồng các loại cây phổ biến theo chương trình, chính sách của Nhà nước. Nhiều hộ dân còn dọn dẹp những diện tích rừng trống, độ dốc thấp để trồng xem cây vải, cây ăn quả có múi, kết hợp chăn thả thêm gia cầm, gia súc dưới tán cây làm thành mô hình trồng trọt chăn nuôi khép kíp. Một xu hướng mới trong quản lý và khai thác rừng trồng của các hộ dân người Hoa là việc phát triển mô hình du lịch, thăm thú cảnh quan vườn 85 cây ăn quả, rừng cây kết hợp với các hồ, suối xung quanh môi trường sống. Một số địa điểm du lịch hiện có như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, chùa Am Vãi, đền Từ Hả vốn đã thu hút được khách du lịch trong nhiều năm qua. Trong những năm gần đây, chủ trường của UBND huyện Lục Ngạn là thúc đẩy phát triển các tour di lịch cảnh quan, tâm linh, trải nghiệm trong đó cảnh quan rừng được coi là một trong những yếu tố quan trọng cần được quản lý, khai thác hiệu quả. 2.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ ngƣời Hoa tại Lục Ngạn Các yếu tố được cho là có tác động đến mức thu nhập của nông hộ người Hoa tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Mô hình các yếu tố tác động đến thu nhập của nông hộ ngƣời Hoa tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Các giả thiết được đưa ra là các yếu tố: diện tích cây ăn quả (DTCAQ), công việc làm thêm (LT), quan hệ đồng tộc xuyên biên giới (QHĐT), trình độ học vấn (TĐHV) đều sẽ có những ảnh hưởng với mức độ khác nhau đến mức thu nhập của đại diện 250 hộ gia đình người Hoa sinh sống tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vào thời điểm năm 2018. 86 Đối với từng biến phụ thuộc, nghiên cứu này có cách mã hóa câu hỏi không giống nhau nhằm đa dạng hóa thông tin, xử lý những biến có nội hàm khá trừu tượng như “quan hệ đồng tộc”. Biến “quan hệ đồng tộc xuyên biên giới” hiện có những biến quan sát bao gồm: cùng huyết thống (Htg), cùng họ (Ho), cùng quê (Qu), cùng ngôn ngữ (Nng), cùng phong tục tập quán (PTTQ). Nhằm kiểm định sự tin cậy của các thang đo, 30 bảng hỏi thử nghiệm đã được kiểm chứng qua công thức đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha (α=Nρ/[1+ρ(N-1)]), kết quả thu được cho thấy không có những biến quan sát cần phải loại bỏ vì đã đạt được kết quả kiểm định >0.3. Bảng 2.3 : Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố trong biến quan hệ đồng tộc Nhân tố Biến quan sát Cronback’s Alpha if item Deleted Htg Cùng huyết thống 0,612 Ho Cùng họ 0,639 Qu Cùng quê 0,703 Nng Cùng ngôn ngữ 0,931 PTTQ Cùng phong tục tập quán 0,505 Để tiếp tục xem xét những mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhân tố khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân từ ngay từ ban đầu, tác giả luận án tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả cho thấy, hệ số KMO đạt giá trị 0,832 thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 cho thấy phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu. Sig arlett’s Test = 0.000 < 0.05 cũng cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp. Những nhân tố mới xuất hiện bao gồm X1 , X2, D5, D6, 87 Kết quả điều tra được xử lý trên phầm mềm SPSS 22.0. Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để tính toán mức độ tác động của các yếu tố. Mô hình phân tích có dạng: Y = B1X1 + B2X2 + B3D5 +B4D6 Trong đó: - Biến phụ thuộc Y là lựa chọn loại hình đào tạo. - B1, B2, B3, B4, là các hệ số Beta chuẩn trong phương trình hồi quy đa biến. - X1, X2, D5, D6, là các nhân tố mới sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA. Phương trình hồi quy đa biến trong nghiên cứu này không sử dụng đến phương trình hồi quy chuẩn do chỉ có thay đổi 01 biến độc lập “Phong tục tập quán” trong khi các biến độc lập được giữ nguyên. Nghiên cứu định tính được diễn ra bởi các cuộc phỏng vấn sâu đối với các chủ hộ có kinh tế phát triển điển hình và các chủ hộ có kinh tế chậm phát triển hơn. ảng hỏi trong nghiên cứu định tính được thiết kế 100% là câu hỏi mở, nội dung được khai thác triệt để thông tin về nhu cầu, loại hình đào tạo cho người Hoa trên địa bàn. Phỏng vấn sâu diễn ra tối thiểu 40 phút. Tổng cộng có 5 cuộc phỏng vấn đã được thực hiện, sao đó gỡ băng thủ công và ghi chép lại các nội dung chính để phân tích. Tại huyện Lục Ngạn có 2 xã là Tân Lập và Đồng Cốc có dân số trên 3000 người. Tổng số người tham gia trả lời câu hỏi là 250 người, đại diện cho 250 hộ dân. Số cá nhân tham gia vào các nội dung của câu hỏi trong bảng hỏi từ 1000 – 1300 người được cho là đảm bảo tỷ lệ cho phép khái quát các nội dung nghiên cứu. Tỷ lệ giới tính trong bảng câu hỏi phát ra giữa nam/ nữ đạt: population/ sample đối với nam là 68.1%/ 67.4% và với nữ là 31.9%/ 32.6%. Do đó, nghiên cứu kết luận rằng mẫu là đại diện. Kết quả có ý nghĩa thống kê cho phép suy luận rằng các mối quan hệ chúng ta khám phá trong bài viết này cũng có mặt trong population mà nghiên cứu đề cập đến. ài viết sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ướng lượng Mô hình hồi quy tuyến tính nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ người Hoa tại huyện Lục Ngạn, tỉnh ắc Giang. Kết quả ước lượng được trình bày trong ảng 1: Kết quả ước lượng 88 Ghi chú: (**): có ý nghĩa ở mức 5%, (***): có ý nghĩa ở mức 1%, (*): có mức ý nghĩa 10%. Kết quả ước lượng cho thấy, mô hình có ý nghĩa khá cao (>1%) và chỉ ra nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ người Hoa. Trong tổng số 4 biến: diện tích cây ăn quả, làm thêm, quan hệ đồng tộc và trình độ học vấn thì có 3 biến là diện tích cây ăn quả, làm thêm, quan hệ đồng tộc nhận giá trị hơn 1%, mức có ý nghĩa tác động. Riêng biến trình độ học vấn lại không có giá trị đối với thu nhập của người Hoa nơi đây. Mô hình hồi quy này cũng đã giải thích được 45,21% ý nghĩa sự biến động của biến độc lập lên biến phụ thuộc. iến DIỆN TÍCH CÂY ĂN QUẢ đạt giá trị dương 1,478, điều này cho thấy diện tích trồng cây ăn quả của chủ hộ tính có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập của các hộ người Hoa tại huyện Lục Ngạn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi huyện Lục Ngạn từ năm 1995 trở về đây đã luôn đứng đầu cả nước về sản xuất vải thiều. Đây được coi là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của vùng Đông ắc Việt Nam. Ngoài ra, trong nhiều năm trở lại đây, người Hoa còn bắt đầu lai tạo nhiều giống cây có múi ở những địa phương khác đem về Lục Ngạn trồng như bưởi hồng da xanh, cam Cao Phong, cam lòng vàng, cam Vinh, quýt đường, hồng xiêm xoài Các hộ gia đình người Hoa tại Lục Ngạn có diện tích trồng cây ăn quả càng lớn thì thu nhập trung bình hằng năm của họ càng cao. “Cây ăn quả trong nhiều năm qua đã là cây thoát nghèo của bà con người Hoa chúng tôi” (PVS, nam, 54 tuổi, năm 2018). iến LÀM THÊM đạt giá trị 2,001***, là giá trị cao nhất trong số các Biến số Hệ số β Giá trị P Hằng số C 13,185*** 0,000 DTCAQ 1,478*** 0,000 LT 2,001*** 0,000 QHĐT 1,840*** 0,000 TĐHV 0,075*** 0,000 Số quan sát (N) 250 R2 0,4604 R2 điều chỉnh 0,4521 Giá trị kiểm định mô hình 0,0000 89 biến ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ người Hoa. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng, người Hoa ở huyện Lục Ngạn và nhiều dân tộc khác, sinh sống tại các tỉnh biên giới phía ắc Việt Nam có một nguồn thu tương đối cao so với mức thu nhập của họ là làm thuê xuyên biên giới với nhiều hình thức khác nhau. Thông qua người môi giới, người thân hoặc người đã từng đi làm thuê mà nhiều nhóm làm thuê xuyên biên giới đã di cư sang Trung Quốc làm thuê. Họ lao động dưới nhiều hình thức khác nhau: “So với việc đi làm thuê trong nước, mức thu nhập như hiện nay của lao động di cư xuyên biên giới là những con số rất hấp dẫn. Sau mỗi đợt làm thuê như vậy, họ có thể kiếm được 30 triệu đến 40 triệu đồng, đủ để giải quyết rất nhiều nhu cầu chi tiêu của gia đình. Nhiều cặp gia đình khi đi rủ theo cả vợ và chồng. Nếu họ chăm chỉ làm việc, sau một đợt đi lao động xuyên biên như thế, họ ít nhất cũng có được 50 triệu đồng. Trong khi đó, nếu chỉ làm thuê tại địa phương hoặc các tỉnh lân cận ở trong nước thì cùng thời gian đó họ cũng chỉ đem về được nhiều nhất là 20 triệu đồng”. (Kết quả PVS, Nguyễn Thu Trang, 2019) Với mức thu nhập hấp dẫn như vậy, đa số người Hoa thường đi làm thuê sau khi họ thu hoạch xong vải, sấy và bán hết hoặc cất trữ đủ. ắt đầu từ tháng 8, tháng 9 dương lịch cho đến khoảng gần Tết âm lịch, đa phần họ di cư sang Trung Quốc làm thuê để có khoản tiền chi tiêu vào cuối năm. Mức thu nhập của việc làm thêm đã thu hút phần lớn lao động tại đây. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là các lao động này di cư xuyên biên giới chủ yếu theo hình thức bất hợp pháp, ẩn chứa rất nhiều rủi ro. iến QUAN HỆ ĐỒNG TỘC cũng có chỉ số β là 1,840***, một chỉ số dương, tương đối cao để khẳng định rằng những người có cùng quan hệ đồng tộc với nhau thì có xu hướng di cư lao động xuyên biên giới dễ dàng hơn, tìm được việc làm thêm tại Trung Quốc nhanh hơn và an toàn hơn trong quá trình lao động. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Trang (2019), các nhóm lao động có quan hệ đồng tộc xuyên biên giới có được điều kiện sinh hoạt tốt hơn, ít bị quỵt tiền công hơn và ít phải lao động cực nhọc, vất vả hơn so với lao động không có quan hệ họ hàng, thân thích, cùng quê quán 90 với những người Trung Quốc sinh sống ở bên kia biên giới. Điều này được lý giải là bởi tâm lý tộc người của hầu hết các nhóm thiểu số ở Việt Nam đều có chung những lựa chọn giống nhau trong những hoàn cảnh tương tự. Xuất phát từ việc có chung đặc điểm về nhân chủng học, nhóm ngôn ngữ, cùng thực hành văn hóa dẫn đến sự “đồng cảm” về mặt văn hóa và xu hướng hình thành các nhóm có “nhận thức chung” giống nhau. Ngoài ra, riêng đối với tộc người Hoa, việc có cùng quan hệ, cùng quê quán hoặc cùng những thực hành văn hóa sẽ đem đến những mối quan hệ giúp đỡ nhau trong công việc làm ăn. Xuất phát từ tinh thần cố kết cộng đồng cao, người Hoa có điều kiện tìm việc hoặc thu nhập cao hơn so với các dân tộc khác cùng đi làm thêm tại Trung Quốc. Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng rất lớn của mối quan hệ đồng tộc xuyên biên giới trong thu nhập của người Hoa ở huyện Lục Ngạn, tỉnh ắc Giang. Riêng biến TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN trong nghiên cứu này đã không có ảnh hưởng đến thu nhập của người Hoa ở cấp hộ gia đình. Hầu hết các chủ hộ đều có trình độ học vấn dưới mức đào tạo cao đẳng, đại học. Có nhiều người chỉ hoàn thành bậc tiểu học và họ không thực sự quan tâm lắm đến nhu cầu đi học cao hơn nữa. Trong quá trình phỏng vấn, họ nói “mong muốn cho con cái đi học tiếng Trung Quốc để sau này làm phiên dịch cho thương lái Trung Quốc hoặc sang Trung Quốc làm công nhân trong các công ty” (PVS, nữ, 41 tuổi, 2018). Điều này càng khẳng định hơn việc giá trị của biến TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN chỉ đạt ở mức 0,075***. 91 Tiểu kết chƣơng 2 Kinh tế nông nghiệp của cộng đồng người Hoa tại huyện Lục Ngạn cơ bản ở cấp độ hộ gia đình, chú trọng vào trồng trọt, không phát triển mạnh ở lĩnh vực trồng lúa, chăn nuôi, ngư nghiệp. Các hộ gia đình gắn bó với nhau dựa trên cơ chế duy tình, xem trọng quan hệ làng xã, dòng họ, thân tộc nhằm mục đích tạo ra sản phẩm nông sản có giá trị, từng bước nâng cao kinh tế hộ. Đất ở và đất sản xuất là sản phẩm tư hữu giá trị mà mỗi gia đình đều tích lũy để canh tác. Các hộ gia đình thấy rất rõ vai trò của đất sản xuất. Qua nhiều thế hệ họ tích trữ và giữ gìn đất đai của gia đình nhưng đồng thời không vì thế mà gây mâu thuẫn, tranh giành nhau giữa các hộ gia đình người Hoa hoặc giữa người Hoa và các dân tộc khác. Kinh nghiệm sản xuất được lưu truyền giữa những người cùng họ, cùng dòng tộc. Việc sản xuất nông sản giữa các nhóm hộ được chia sẻ, bàn bạc và cùng nhau thực hiện. Dựa trên qua hệ sản xuất gắn bó, một mạng lưới giữa các nông hộ người Hoa đã được thiết lập và phát triển vững chắc. Hoạt động nông nghiệp của người Hoa tại huyện Lục Ngạn chủ yếu tập trung ở hoạt động trồng cây ăn quả lâu năm, bao gồm có trồng vải và các loại cây có múi như cam, bưởi... Hoạt động này chủ yếu phát triển mạnh mẽ từ năm 2005 và cho đến nay Lục Ngạn đã trở thành khu vực chuyên canh cây ăn quả lâu năm của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Người Hoa có nhiều bí quyết trong việc chăm sóc cây vải và lai tạo các giống cam, bưởi đặc sản từ nhiều vùng miền khác trên cả nước. Sau một thời gian dài trồng vải, người Hoa là những người đầu tiên mạnh dạn sử dụng ½ diện tích trồng cây ăn quả để trồng sang cây có múi. Hiện nay nhiều hộ gia đình người Hoa đã phát triển kinh tế từ hoạt động nông nghiệp này. Hiện nay, hoạt động nông nghiệp mang lại nguồn thu nhập chính đối với các hộ gia đình người Hoa tại huyện Lục Ngạn. Trong đó, trồng trọt là nguồn thu nhập cơ bản, đem lại sự ổn định về kinh tế cho 250 hộ gia đình người Hoa được khảo sát và phần lớn các hộ gia đình sinh sống tại Lục Ngạn. Quy mô và 92 các khoản đầu tư của người Hoa đối với các hoạt động trồng trọt chiếm ưu thế nhiều hơn so với các hoạt động chăn nuôi. Hầu hết hoạt động thương mại chủ yếu tập trung ở việc bán lẻ tại chợ, bán sỉ số lượng ít đến thị trường các tỉnh thành lân cận như Hà Nội, Hải Phòng và tập trung vào việc xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc. Thương lái Trung Quốc hàng năm sang Lục Ngạn để thu mua vải, vận chuyển qua các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai và Quảng Ninh để tiêu thụ. Sản lượng tiêu thụ vải hằng năm hầu hết phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Dựa vào quan hệ đồng tộc xuyên quốc gia, người Hoa tại Lục Ngạn đã tiếp cận dễ dàng hơn với thương lái Trung Quốc để bán vải mỗi khi vào vụ thu hoạch. Thương lái Trung Quốc cũng thường thuê người Hoa tại địa phương làm đầu mối thu mua vải trong ngày. Hoạt động thương mại xuyên biên giới này làm phong phú hơn nhiều hoạt động kinh doanh tại huyện Lục Ngạn, làm phát sinh nhiều vấn đề biến đổi văn hóa cần được nghiên cứu làm rõ. 93 Chƣơng 3 KINH TẾ PHI NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY CỦA NGƢỜI HOA Ở HUYỆN LỤC NGẠN 3.1 Kinh tế tiểu thủ công nghiệp và buôn bán hàng hóa 3.1.1. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp Bên cạnh những hoạt động nông nghiệp nổi trội như trồng cây ăn quả, người Hoa còn tham gia vào những hoạt động phi nông nghiệp tại địa phương. Mặc dù mức độ tham gia vào sản xuất, kinh doanh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của người Hoa không nhiều nhưng vẫn đem lại những giá trị sản xuất nhất định. Trên địa bàn huyện Lục Ngạn hiện nay có các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: làm mì gạo, sản xuất thùng xốp, đá cây, khai thác than, sản xuất gạch và may mặc. Người Hoa hiện nay tham gia vào hai lĩnh vực làm mì gạo và làm gạch, các hoạt động khác gần như khôn g tham gia. Trong năm 2017, tổng giá trị sản xuất của các ngành tiểu thủ công nghiệp tại huyện Lục Ngạn được miêu tả trong biểu đồ sau: Biểu 3.1: Giá trị sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại huyện Lục Ngạn tính đến 30/12/2017 (Nguồn: Thống kê từ “Báo cáo của UBND huyện Lục Ngạn về việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018”)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoat_dong_kinh_te_hien_nay_cua_nguoi_hoa_o_huyen_luc.pdf
Tài liệu liên quan