Luận án Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng

Hát đối là một nét đẹp trong cưới xin của người Tày xưa nay. Người

hát đối (ông quan làng, bà pả mẻ) bên nhà trai và nhà gái dùng những vần

thơ để đối đáp với nhau tạo nên không khí vui vẻ, giàu giá trị truyền

thống. Những vần thơ ca ngợi công ơn sinh thành của cha mẹ, những lời

dặn dò cô dâu, chú rể trân trọng và kính nhớ tổ tiên. cùng với sự đức độ,

khả năng giao tiếp tốt của ông quan lang và bà pả mẻ là những giá trị, bài

học về văn hóa đặc biệt cần trân trọng và bảo lưu.

Tuy nhiên người dân, nhất là thanh niên hiện nay ưa thích những

bài hát hiện đại, những điệu nhạc nhảy tạo không khí sôi động và không

mặn mà nghe những bài thơ đối đáp. Hơn nữa, hiện nay hiếm thấy người

làm quan làng thuộc được nhiều bài thơ, nhất là ở những vị còn trẻ do bận

rộn mưu sinh không có thời gian học thơ truyền thống. Những lý do đó đã

tạo nên sự mai một văn hóa truyền thống nhanh chóng, đoàn nhà trai đến

nhà gái không còn bị ai trêu ghẹo chắn dây ngang cửa, đặt chậu nước nơi

bậc cầu thang. mà đi thẳng vào nhà.

pdf185 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c người nhà gái rải tiền lẻ được gọi là tiền qua cầu, đò. Nếu gặp một đám cưới khác đi ngược chiều, đoàn đưa dâu sẽ dừng lại để hai cô dâu mời nhau miếng trầu, đàn ông mời nhau điếu thuốc với ý nghĩa chúc phúc. Nếu không may gặp mưa, mọi người không được xin trú nhờ tại các ngôi nhà ven đường, chỉ được phép trú ở gốc cây bởi sợ hồn vía cô gái sẽ ở lại nhà này. Lễ cưới tại nhà trai Theo phong tục, giờ đón dâu vào nhà tốt nhất vào giờ dậu là khi trời vừa sẩm tối và gà chuẩn bị lên chuồng. Đây cũng là thời khắc quy tụ mọi sinh linh. Vì vậy, nếu đón dâu về sớm, đoàn phải đứng đợi cách xa nhà một đoạn. Về tới gần nhà trai, đoàn sẽ cử một người đi trước về báo cho mọi người biết. Bà đón cầm một chiếc ô mới đưa cho chú rể che cho cô dâu với hàm ý từ nay cô dâu sẽ được chồng và gia đình chồng bao bọc, che chở. Vào tới nhà, cô dâu đi thẳng vào buồng cưới trước đó đã được sửa sang với giường mới, chiếu mới. Những người khác mang của hồi môn đặt vào trong nhà. Bà đưa đi vào phòng cưới đưa cho cô dâu một chiếc đèn dầu mới, một bao diêm để châm lửa. Lửa được vặn cháy sáng với ý niệm về sự khởi đầu cho một cuộc sống mới tốt đẹp. Ở bên ngoài, đại diện hai bên gia đình mời nhau uống nước và trao đổi về đám cưới. Được một lúc, bà đưa dẫn cô dâu ra khỏi phòng cưới để cùng chú rể làm lễ gia tiên nhà trai. Đôi trẻ chắp tay trước ngực, đứng trước bàn thờ gia tiên trong khi ông đưa đứng bên nói to, dõng dạc đại ý xin tổ tiên chứng giám nay cô gái đã thành con dâu của gia đình, được 74 nhập hồn vía vào nhà trai. Sau đó, cô dâu cùng chú rể đi mời rượu ông bà, những người cao tuổi, bố mẹ, chú bác nhà trai. Cũng như ở nhà gá i, những người được mời rượu sẽ cho cô dâu một ít tiền mừng gói trong giấy đỏ với mong muốn rằng đôi trẻ có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Theo phong tục, đêm đầu tiên cô dâu và chú rể không ngủ chung phòng. Cô dâu thường ngủ cùng bà đưa và các phù dâu ở phòng cưới. Đêm đó, bà đưa sẽ kể cho cô dâu về nhiều chuyện trong đó có chuyện sinh hoạt nam nữ. Sáng sớm hôm sau, khi trời còn mờ tối, cô dâu và các phù dâu dậy đi lấy nước về đun sôi, bỏ lá thơm vào rồi đổ ra chậu bưng tới cho từng người theo thứ bậc gồm ông bà, bố mẹ chồng, ông đón, ông đưa, bà đón, bà đưa và những người có tuổi khác rửa mặt. Sau đó, mọi người cùng nhau ăn sáng. Bữa cơm kết thúc là lúc trời vừa sáng; ông đưa, bà đưa và phù dâu xin phép nhà trai ra về. Cô dâu chú rể sẽ tặng ông đưa, bà đưa và phù dâu một chút tiền gọi là hoàn phúc và một ít thịt và bánh chưng để họ mang về. Sáng ngày thứ 3 sau ngày cưới, đôi vợ chồng trẻ quay về nhà bố mẹ vợ làm lễ lại mặt. Đi cùng họ có thể có em gái hoặc con nhà chú bác. Lễ vật mang theo gồm rượu, thịt, gà và hai chiếc bánh chưng... Tất cả đồ lễ này được bày lên bàn thờ gia tiên nhà gái để trình báo về sự khởi đầu của một gia đình mới và mong được tổ tiên phù hộ. Sau đó, bố mẹ vợ sẽ làm cơm. Đây là bữa cơm chính thức đầu tiên của rể mới tại nhà gái. Buổi xế chiều, hai vợ chồng xin phép ra về, bố mẹ sẽ trao lại một phần lễ khi sáng con rể mang sang với quan niệm hoàn phúc. 2.1.7. Các trường hợp hôn nhân đặc biệt 2.1.7.1. Lấy rể về làm con trai Người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa rất xem trọng con trai bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng cơ bản là trách nhiệm duy trì nòi giống, 75 chăm sóc bố mẹ khi về già và thờ cúng tổ tiên Những gia đình chỉ sinh được con gái, không có con trai thường có hai cách nhận con trai. Thứ nhất là nhận con nuôi, thứ hai là tuyển rể rồi nhận làm con trai. Cách thứ nhất ít thấy bởi quan niệm con nuôi không thực sự là con dù đôi khi người được nhận là con chú, con bác. Họ có câu: “dac bấu kin khẩu fằn, măn bấu chượng lục”, tức là đói cũng không ăn thóc giống, không sinh nở được cũng không nuôi con người khác. Cách thứ hai được thực hiện nhiều hơn bởi con gái là con đẻ, các cháu sinh ra sau này có quan hệ máu mủ gần gũi hơn con của con nuôi. Để có thể tìm được con rể tốt nhận làm con trai, trước hết người con gái phải nết na, có sức khỏe và cần cù chịu khó... Người được chọn làm con rể phải đạo đức tốt, tu chí và hòa nhã để có thể sống cùng gia đình nhà vợ. Thông thường nhà gái chú ý đến những gia đình có nhiều con trai, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu đất canh tác bởi chỉ vậy họ mới chịu nhận đi làm rể đời. Trong gia đình, chỉ con trai thứ mới được phép đi ở rể. Ngược lại, con gái cả thường được lấy chồng về ở với bố mẹ. Việc thỏa thuận, xin nhận rể đời thường mất thời gian dài trước khi có được sự đồng ý của nhà trai. Lễ cưới trong trường hợp này gần tương tự như đám cưới thông thường chỉ khác ở sự hoán đổi vị trí và vai trò giữa nhà trai và nhà gái. Ngày tổ chức lễ dạm, lễ hỏi, lễ cưới, nhà gái cử đại diện mang theo lễ vật sang nhà trai và lo chi trả cỗ cưới tổ chức tại nhà trai. Lễ cưới thường không được tổ chức trang trọng như đám cưới thông thường. Chú rể không dâng mẹ vợ tấm vải “bên ướt, bên khô” cũng như không có quà tặng cho các anh, chị, em nhà cô dâu Kết thúc lễ cưới ở nhà gái, chú rể xin phép bố mẹ vợ cùng các phù rể quay về nhà mình. Sáng hôm sau, cô dâu cùng em gái mang theo gánh lễ nhỏ sang nhà trai và đặt lên bàn thờ gia tiên làm 76 lễ trình báo xin phép cùng chồng về nhà mình. Sau đó, mọi người ăn cơm trưa, đến chiều muộn, hai vợ chồng quay trở lại nhà bố mẹ vợ. 2.1.7.2. Hôn nhân của những người góa vợ, góa chồng Theo quan niệm truyền thống, người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa thường chỉ thừa nhận kết hôn lần đầu và xem nhẹ kết hôn lần sau, coi đó chỉ là sự vá víu. Phụ nữ và đàn ông góa chồng, góa vợ sau 3 năm mới được tái hôn. Sau khi chồng mất, người vợ tiếp tục ở nhà chồng chăm sóc bố mẹ chồng và các con. Khi muốn đi bước nữa, tùy theo thỏa thuận, có thể mang theo con hoặc để cho bố mẹ chồng nuôi. Thường con trai lớn sẽ ở lại với ông bà, nhất là ở những gia đình chỉ có một con trai duy nhất nay đã qua đời. Khi đi tài sản cá nhân được mang theo, tài sản của chồng do anh em nhà chồng quản lý. Tuy là vậy, nhưng thực tế trước đây, hầu hết phụ nữ góa chồng chấp nhận sống một mình chăm con, hiếm có người tái hôn bởi họ đã được giáo dục từ nhỏ về đức tính cam chịu, sự chung thủy và bổn phận, trách nhiệm của người làm dâu, làm mẹ. Trong thời gian còn đang ở nhà chồng, nếu bị phát hiện có quan hệ tình cảm với một người đàn ông nào đó, họ sẽ bị anh em chồng mắng nặng lời, thậm chí đuổi ra khỏi nhà; dân bản thì dèm pha, xem thường. Hơn thế, bởi cuộc sống khép kín, cơ hội tìm hiểu một người đàn ông khác không có nhiều. Những người con trai còn trẻ tuổi, độc thân dù có yêu mến nhưng sợ mọi người dị nghị, chê bai yêu gái góa chồng cũng không dám tiến tới hôn nhân. Người có thể chấp nhận họ thường là đàn ông góa vợ, có hoàn cảnh tương đồng. Với đàn ông thì ngược lại, xã hội truyền thống trong một số trường hợp đặc biệt cho phép họ đa thê và nếu chẳng may bị góa vợ, họ có thể tái hôn là lẽ bình thường. Tùy theo độ tuổi, điều kiện kinh tế mà chọn vợ mới phù hợp, họ có thể có cơ hội lấy những cô gái chưa chồng và còn trẻ. 77 Tuy nhiên, dẫu có thế nào thì tái hôn vẫn được xem là vá víu và vì vậy đám cưới thường được tổ chức nhỏ gọn. Có nhiều trường hợp người tái hôn chỉ làm vài ba mâm cơm mời người thân trong gia đình như một lễ ra mắt chính thức. 2.1.7.3. Trường hợp có thai trước khi cưới Người Tày có câu tục ngữ: “Dá đảy bươn chiêng pây cón bươn lảp”, tức là “chớ để tháng giêng đến trước tháng chạp”. Họ coi trọng trinh tiết của người con gái, xem thường hoặc chê bai những ai có quan hệ tình dục trước khi kết hôn. Trường hợp chửa hoang, con không biết mặt cha là đáng xấu hổ nhất, bị xã hội lên án. Cuộc sống của cô gái vì vậy sẽ luôn bị cộng đồng xa lánh, khiến bố mẹ, gia đình phải xấu hổ theo. Nếu thai nhi đó xuất phát từ tình yêu trai gái thì thường trong vòng hai tháng sẽ tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, “giá” của cô dâu sẽ không được như những cô gái còn trinh nguyên mà ở mức thấp hơn. Số tiền thách cưới giảm nhiều so với mức thông thường. Một số trường hợp nhà gái thậm chí không yêu cầu nhà trai phải chi phí bất cứ thứ gì. Họ cảm thấy xấu hổ và chấp nhận chịu thiệt thòi, xem việc không lấy tiền thách cưới, đồ lễ từ nhà trai như hình thức chịu phạt vì chưa biết dạy con cẩn thận. Trước khi cô dâu về nhà chồng, nhà trai sẽ mời thầy cúng tới làm lễ để giải xui với quan niệm rằng phụ nữ mang thai không ở nhà mình mà ở ngoài (đâu đó) luôn mang đến nhiều rủi ro, kém may mắn. 2.2. Những biến đổi trong hôn nhân 2.2.1. Biến đổi quan niệm kết hôn Trong bối cảnh đời sống kinh tế của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa chuyển biến nhanh chóng dẫn đến những thay đổi rõ ràng ở nhiều khía cạnh văn hóa, xã hội khác nhau thì giá trị hôn nhân truyền thống dường như không thay đổi nhưng với biểu hiện sắc thái khác. Hôn 78 nhân vẫn có ý nghĩa quan trọng với cuộc sống của mỗi người. Cha mẹ luôn mong con cái sớm trưởng thành, lập nghiệp, kết hôn rồi s inh con. Con, cháu là nguồn vui sống, niềm hạnh phúc của cha mẹ, ông bà. Trẻ em được cha mẹ, xã hội quan tâm nhiều hơn trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục với mong muốn sau này trưởng thành sẽ là công dân tốt, đóng góp nhiều hơn cho xã hội thay vì mục tiêu chính là chỗ nương tựa cho cha mẹ khi về già như trước đây. Một số gia đình chỉ sinh được con gái, không có con trai đã không cố gắng tìm mọi cách có con trai để có người nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên như trước đây. Sự thay đổi đó trước hết bởi Luật hôn nhân gia đình Việt Nam chỉ cho phép một vợ một chồng, cùng các chế tài ly hôn liên quan đến phân chia tài sản, con cái là rào cản khiến người chồng khó quyết định ly dị và tái hôn nhằm có được con trai. Bên cạnh đó, Luật bình đẳng giới qua công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đã tác động hữu hiệu, giảm thiểu quan niệm truyền thống phân biệt giới tính. Nhiều người cho rằng, con trai, con gái như nhau, con gái có thể chăm sóc tốt bố mẹ khi về già. Dẫu vậy, quan niệm cần có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên đã định hình và khó thay đổi trong tư duy phần lớn nam giới người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa. Trong quan niệm trước đây, hôn nhân ngoài mục đích sinh con cái, có người nối dõi tông đường thì còn để có thêm người lao động. Nhu cầu cần có thêm lao động, có người chăm sóc bố mẹ khi về già vẫn còn và tùy từng hoàn cảnh gia đình, nhu cầu này sẽ nhiều hay ít. Tuy nhiên, quan niệm về mục đích này ở người Tày, Phục Hòa hiện nay đã thay đổi sắc thái bởi hôn nhân là kết quả của tình yêu, hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc, trong đó có chăm sóc bố mẹ chồng khi về già. 79 2.2.2. Biến đổi quyền quyết định hôn nhân, tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng Trước đây hôn nhân của người Tày ở huyện Phục Hòa theo hình thức “bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Bố mẹ quyết định chuyện hôn nhân của con dù có thể hỏi ý kiến con nhưng chỉ mang tính chất tham khảo. Nhiều cặp vợ chồng đến ngày cưới mới biết mặt nhau. Hiện nay, nam nữ được tự do yêu đương và có nhiều cơ hội gặp bạn khác giới như học cùng trường, thông qua giao lưu bạn bè đồng trang lứa, qua người thân, họ hàng hoặc qua các dịch vụ mạng internet, khi đi tham gia các lễ hội đầu năm... Đôi trẻ sau một thời gian tìm hiểu sẽ dẫn người yêu về nhà ra mắt bố mẹ, người thân và lắng nghe ý kiến đánh giá, nhận xét của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là của bố mẹ về bạn trai hoặc bạn gái của mình. Ý kiến của bố mẹ được xem trọng, nhiều trường hợp bố mẹ sau thời gian tìm hiểu nhân thân người yêu của con đã không đồng ý và con phải nghe theo. Tuy nhiên, về cơ bản, tư duy của các bậc cha mẹ người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa hiện nay là tôn trọng tình cảm của con. Bởi nên duyên phần nhiều xuất phát từ tình yêu nên những lựa chọn phần nhiều xuất phát từ cảm tính tuổi trẻ. Tuy vậy, có một số tiêu chuẩn của giới trẻ đem đến quyết định tiến tới hôn nhân. Trước hết là thước đo cho những biểu hiện bên ngoài như hình thức ưa nhìn, trang phục gọn gàng, đi đứng, nói năng đĩnh đạc, giao tiếp tốt, hòa đồng với mọi người sẽ dễ cuốn hút người khác phái. Yếu tố thứ hai giới trẻ vùng biên giới huyện Phục Hòa quan tâm ở người sẽ chọn làm bạn đời là nghề nghiệp. Nghề tốt nhất là công chức nhà nước, nghề y và kinh doanh bởi ổn định, có thu nhập tốt, có cơ hội thăng tiến và làm giàu, vì vậy, có thể đảm bảo kinh tế gia đình trong tương lai. 80 Giới trẻ cũng chú ý đến môn đăng hộ đối. Tuy nhiên, nếu gia đình phía nhà trai hoặc nhà gái có điều kiện kinh tế hơn, vị thế xã hội cao hơn, giới trẻ phần nhiều không vì vậy mà ngần ngại, từ bỏ ý định tiến tới hôn nhân như trước đây. Nhiều người thậm trí xem đó là cơ hội để thay đổi vị thế kinh tế, xã hội của bản thân và gia đình. 2.2.3. Biến đổi tuổi kết hôn Ngay từ năm 1959 khi đất nước còn trong chiến tranh, đời sống kinh tế của người dân còn nghèo nàn, phần nhiều người tham gia kết hôn khi còn rất trẻ, thường dưới 18 tuổi, đặc biệt ở vùng tộc người thiểu số thì Việt Nam đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình đầu tiên, ở đó quy định tuổi kết hôn ở nam là 20 tuổi và ở nữ là 18 tuổi trở lên. Từ đó đến nay, Luật Hôn nhân và gia đình đã có những thay đổi nhưng tuổi quy định kết hôn không thay đổi. Mốc tuổi đưa ra của luật từng bước làm thay đổi tuổi kết hôn trong thực tiễn xã hội và những năm gần đây được thực hiện tương đối triệt để tại các địa phương, tránh được tình trạng tảo hôn. Ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, từ năm 1991 đến nay, độ tuổi kết hôn theo chiều tăng dần. Giai đoạn đầu, từ năm 1991 đến năm 2000, sau khi chiến tranh biên giới kết thúc còn nhiều người kết hôn sớm hơn độ tuổi quy định. Từ sau năm 2000, do tác động từ Luật Hôn nhân và gia đình, độ tuổi kết hôn dần tăng. Ngoài ra, sau các bậc học phổ thông, nam, nữ thanh niên muốn đi làm, kiếm tiền ổn định kinh tế trước khi lập gia đình. Trong những năm gần đây, những mong muốn này lớn hơn, bởi vậy theo thống kê của Phòng Tư pháp huyện Phục Hòa năm 2015, tuổi kết hôn trung bình lần đầu ở nữ là 24.2 tuổi và nam là 26.2 tuổi. Một điều thú vị là khu vực biên giới huyện Phục Hòa dù trong phạm vi hẹp (6 xã, thị trấn) nhưng có sự chênh lệch độ tuổi kết hôn ở các xã, thị trấn. Ở xã Triệu Ẩu, xã vùng sâu của huyện Phục Hòa, tuổi kết hôn lần đầu ở nam là 28 tuổi và 81 nữ là 25 tuổi. Xã Mỹ Hưng gần trung tâm thị trấn huyện tuổi kết hôn lần đầu ở nam là 27, ở nữ là 25. Ở thị trấn Tà Lùng nơi có cửa khẩu quốc tế Tà Lùng thì tuổi kết hôn lần đầu ở nam là 26 tuổi và nữ là 24 tuổi; thị trấn Hòa Thuận trung tâm hành chính của huyện tuổi kết hôn lần đầu ở nam là 26 tuổi, ở nữ là 24 tuổi. Sự chênh lệch này đi ngược với suy luận quen thuộc rằng khu vực xa trung tâm thường có tuổi kết hôn sớm so với khu vực trung tâm. Tuy nhiên, nó phản ánh thực tế lao động việc làm và mức độ ổn định cuộc sống giữa các xã. Hiện nay mức sống của cư dân ở khu vực trung tâm, thị trấn huyện lị ở Phục Hòa cao hơn các xã vùng sâu, việc làm cũng dễ kiếm hơn vì vậy tâm lý nam nữ thanh niên ổn định và tự tin hơn trong việc lập gia đình. Những xã vùng sâu khó kiếm việc làm, mức thu nhập tại chỗ thấp, phải đi làm ăn xa nên nam nữ thanh niên muốn trì hoãn cho tới khi cảm giác có khả năng ổn định cuộc sống mới tự tin kết hôn. 2.2.4. Biến đổi nguyên tắc trong hôn nhân Luật Hôn nhân và gia đình có quy định cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Sau nhiều năm được các cấp chính quyền tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, giới trẻ ở huyện Phục Hòa cơ bản hiểu rõ. Tuy nhiên, họ đa phần tuân thủ theo phong tục, không kết hôn với người cùng họ. N.T.L (33 tuổi, người Tày, thị trấn Hòa Thuận) cho biết: “Người Tày trong cùng một họ tộc không kết hôn với nhau. Người Tày không có nhà thờ họ như người Kinh. Vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm mọi người trong họ đi tảo mộ với nhau. Họ gần gặp nhau thường xuyên thì biết, họ xa thì các ông sẽ nói với con cháu. Khi yêu ai, các ông sẽ hỏi yêu con nhà ai, có họ hay không”. Bởi 82 vậy, quy tắc ngoại hôn dòng họ cơ bản được thực hiện theo truyền thống tộc người. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, có một số trường hợp anh em trong cùng một họ lấy nhau. Ngay từ khi biết anh em cùng họ yêu nhau, người thân trong gia đình, họ hàng đã khuyên bảo, can ngăn nhưng căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, họ được phép kết hôn nên trước sự quyết tâm của đôi trẻ, gia đình vẫn tổ chức lễ cưới. Trong nguyên tắc cư trú sau hôn nhân trước đây, sau đám cưới, cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi sinh con đầu lòng, khi có việc cần thiết mới về nhà chồng. Hiện nay, sau đám cưới, giống như người Kinh, cô dâu ở lại nhà chồng và xác định là thành viên chính thức của gia đình chồng. 2.2.5. Biến đổi tính chất và hình thức hôn nhân 2.2.5.1. Biến đổi tính chất hôn nhân Như đã đề cập ở phần hôn nhân truyền thống, hôn nhân của người Tày được các nhà nghiên cứu nhận định mang tính chất mua bán khá rõ nét và trong cuộc mua bán thứ “hàng hóa” đặc biệt này, nhà trai đóng vai trò của kẻ mua, còn nhà gái chính là người bán (140, tr. 250). Tính chất này tiếp tục được duy trì ở người Tày vùng biên giới huyện Phục Hòa, đặc biệt số tiền dẫn cưới (tiền đầu) nhà trai mang sang nhà gái tăng nhanh trong những năm gần đây. Những năm 2010, số “tiền đầu” nhà trai mang sang nhà gái khoảng 10 triệu đồng, nhưng hiện nay khoảng 50 đến 60 triệu đồng. Lý do chủ yếu bởi người dân Phục Hòa có điều kiện kinh tế tốt hơn so với trước. Không ít gia đình nhà trai có kinh tế khá giả chủ động tăng số tiền dẫn cưới lên so với thỏa thuận trước đó với nhà gái với số tiền mang sang là 100 triệu đồng hoặc hơn. Cô dâu dùng số tiền này để mua sắm các vật dụng cần thiết như chăn, màn, gối, xoong, bát đũa, tủ, tivi... mang sang nhà trai trong buổi 83 đón dâu về nhà chồng và chi trả cho cỗ cưới tổ chức tại nhà gái. Nhiều gia đình cô dâu có kinh tế khá giả, nhất là ở khu vực thị trấn Tà Lùng, Hòa Thuận đã cho con gái thêm tiền để mua xe máy, tặng trang sức quý trong ngày cưới. Chiếc xe máy bố mẹ tặng cho con gái thường có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Bởi vâỵ, bà N.V.T (sinh năm 1967, người Tày, Tà Lùng) cho rằng: “Con gái lấy chồng hiện nay phần nhiều lỗ vì bố mẹ thường phải cho thêm”. Trong quan niệm của người Tày vùng biên giới huyện Phục Hòa, số tiền dẫn cưới nhà trai mang sang nhà gái hàm chứa nhiều giá trị tinh thần hơn giá trị kinh tế. Bởi sau khi sau lễ dạm khoản “tiền đầu” thường được nhiều người quan tâm và hỏi gia chủ. Qua số “tiền đầu”, mọi người nhìn vào đó để so sánh và bình phẩm, đôi khi có thể khiến gia chủ cảm thấy không được thoải mái. “Tiền đầu” trở thành thước đo về giá trị của cô gái, ngầm tạo nên sự so sánh, ganh đua giữa các gia đình sắp có con gái lấy chồng. Ngược lại, trở thành nỗi lo lắng của phần đa các chàng trai sắp cưới vợ. Một số gia đình nhà trai có điều kiện kinh tế khó khăn sẽ phải vay mượn người thân, họ hàng tiền để lo khoản “tiền đầu” cho con trai cưới vợ. Theo đánh giá của nhiều người ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, số tiền dẫn cưới cao như vậy nhưng không phải quá lớn với các gia đình bởi họ đã có nhiều năm nỗ lực tích lũy chuẩn bị cho đám cưới của con trai. 2.2.5.2. Thay đổi hình thức hôn nhân Trong quan niệm truyền thống, người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa tuân thủ chặt chẽ hình thức hôn nhân một vợ một chồng, sau lễ cưới, đàn ông không được phép đi tìm phụ nữ khác và ngược lại. Trong cuộc sống hiện nay, khi không gian xã hội và các mối quan hệ xã hội mở rộng đã tạo cơ hội cho nhiều người có cơ hội ngoại tình. Bà N. T. T (53 84 tuổi, người Tày, thị trấn Hòa Thuận) cho rằng: “Trước đây chuyện ngoại tình hiếm khi xảy ra, hầu như không có thì nay thấy có nhiều trường hợp”. Trong bối cảnh đó, số lượng các cặp vợ chồng ly hôn cũng gia tăng. Theo Phòng Tư pháp huyện Phục Hòa, tính từ năm 2010 đến 2015, số lượng các cặp ly hôn tại một số xã, thị trấn như sau: tại thị xã thị trấn Hòa Thuận có 5 trường hợp, ở xã Đại Sơn có 3 trường hợp và thị trấn Tà Lùng có 5 trường hợp. Nguyên do dẫn tới ly được các cán bộ tư pháp của huyện đồng nhất cho rằng chủ yếu bởi chồng hay uống rượu, cờ bạc, không chịu làm ăn. Phụ nữ hiện nay mạnh mẽ hơn, có đủ khả năng đảm bảo cuộc sống sau ly hôn và đánh giá của dư luận ít hà khắc hơn, dễ thông cảm hơn về vấn đề này. Sau khi ly hôn, tài sản và con cái thường được chia đôi, con gái theo mẹ, con trai theo bố. 2.2.4. Biến đổi phong tục và nghi lễ hôn nhân 2.2.4.1. Biến đổi đồ lễ cưới và của hồi môn Trước đây, để tổ chức đám cưới, gia đình hai bên thường phải chuẩn bị trong thời gian dài, từ nuôi lợn, nuôi gà.... Ở nhà trai, trước ngày ăn hỏi nhà trai phải huy động người gói 200 - 400 chiếc bánh dày, ngày cưới nhờ người giã gạo làm 200 chiếc bánh chưng... Ở nhà gái, trước ngày cưới một thời gian dài cô dâu phải may chăn, đệm, quần áo, màn, gối... Hiện nay ở các thị trấn có những người chuyên làm bánh cho lễ ăn hỏi, lễ cưới... và các gia có con chuẩn bị cưới thường đặt mua tại đó. Những vật dụng khác như chăn, màn, xoong, bếp được mua tại các cửa hàng ở thị trấn hoặc sang Trung Quốc mua. Theo phong tục, hôm ăn hỏi nhà trai bánh dày sang nhà gái nhưng hiện nay được cho rằng có nhiều bất tiện ở công đoạn vận chuyển, nhà gái muốn tặng bánh cho người thân thì phải chờ nhà trai mang sang và để thuận tiện hơn, nhà trai đưa tiền cho nhà gái thuê người làm bánh. Nhiều 85 gia đình thay bánh dày trong lễ ăn hỏi bằng bánh chưng vì cho rằng bánh chưng ngon hơn. Ngày cưới, nhà trai không còn dắt theo hai con lợn mang sang nhà gái, giống như với bánh dày, bánh chưng, số tiền mua lợn sẽ được tính tương đối để đưa cho nhà gái. Đồ lễ ăn hỏi hiện nay thường có hoa quả, kẹo, bánh (phu thê, cốm), thuốc lá... được đựng trong 3- 5 chiếc tráp tròn, màu đỏ giống như tráp cưới của người Kinh thường dùng. Ngoài các vật dụng không thể không có như chăn, màn, bát, đũa, xoong, bếp... đủ cho một gia đình nhỏ sử dụng, trong ngày cưới, cô dâu được bố mẹ tặng xe máy, trang sức quý mang theo về nhà trai. Số lượng đồ lễ, vật phẩm được cô dâu cùng nhà gái rình rang khuân về nhà trai nhiều hay ít phản ánh rõ số tiền dẫn cưới nhà trai đưa cho nhà gái và điều kinh tế của nhà gái. Theo bà Đ. T. N (54 tuổi, người Tày, thị trấn Hòa Thuận): “Đám cưới của L. năm ngoái, em nó được họ hàng tặng mười mấy cái nhẫn vàng, gia đình cho nó một cái khuyên vàng và tiền. Họ hàng tặng nhiều như vậy là vì khi nhà người ta có đám cưới, cô cũng tặng cho con họ như vậy”. Việc mời khách tới dự đám cưới không nhất thiết phải trước 9 ngày như trước đây, có thể muộn hơn bởi không ai còn mất thời gian chuẩn bị vật phẩm mang tặng đôi vợ chồng trẻ, tất cả được quy ra tiền và để vào phong bì. Thiếp cưới có màu đỏ in chữ song hỉ và có cùng mô típ với bất kỳ đám nào ở các địa phương khác hiện nay, chúng được cô dâu, chú rể tương lai và các thành viên trong gia đình đưa tận tay những người thân quen. Một số trường hợp người thân, bạn bè ở xa, họ mời cưới bằng cách gọi điện, nhắn tin. Trước ngày tổ chức lễ cưới, rạp cưới được dựng lên trước hiên nhà, giúp mở rộng không gian đón khách, làm thay đổi cảm quan quen thuộc của cuộc sống thường nhật để ai đi qua cũng có thể biết gia đình này sắp 86 hoặc đang có đám cưới. Rạp thường có mái che màu xanh, hồng, đỏ và những riềm vải sáng màu như màu trắng, màu hồng phủ dài xuống chân rạp, trên đó dán hoặc có nhiều hình chữ song hỉ, cặp uyên ương chim câu... Bàn, ghế trong rạp được bọc vải có sắc đỏ, được xếp thành các hàng ngang dành cho nhiều người ngồi. Xung quanh mỗi bàn bình quân có từ 6 đến 8 chiếc ghế. Trong rạp có hệ thống loa, màn hình tivi liên tục được bật các bài hát về tình yêu, nhạc nhảy với âm thanh lớn để cả bản có thể nghe thấy, giúp xóa tan không khí yên tĩnh và thay vào đó là không khí vui vẻ, hội hè. Trong hơn 10 năm trở lại đây, các gia đình phần nhiều thuê người chuyên nghiệp nấu cỗ cưới. Người nấu cỗ thuê tự mua thực phẩm, có thể nấu tại nhà họ rồi chuyển đến nơi tổ chức đám cưới hoặc mang đến một bãi đất trống gần rạp cưới để nấu... Mọi người cho rằng, chi phí để thuê nấu cỗ hiện không quá đắt so với tự nấu, các thành viên trong g ia đình, họ hàng nhờ vậy không còn phải tất bật, quần áo dính mùi dầu mỡ thức ăn mà được diện trang phục đẹp đi đi, lại lại giữa các bàn nước... nói chuyện hàn huyên với khách khứa tới tham dự đám cưới. 2.2.4.2. Biến đổi niềm tin hợp mệnh (xin lủc mỉnh) Trước đây, cô dâu gần như xa lạ với nhà trai bởi không có sự giao tiếp trước đó. Hiện nay, đôi trẻ trước khi kết hôn thường đưa người yêu về nhà, từng bước làm quen để rồi thành thân thiết với mọi thành viên trong gia đình. Theo phong tục, nhà trai vẫn xin nhà gái “bản lủc mỉnh” gắn với niềm tin tâm lin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hon_nhan_cua_nguoi_tay_o_vung_bien_gioi_huyen_phuc_h.pdf
Tài liệu liên quan